Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn Toại Khanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Toại Khanh. Hiển thị tất cả bài đăng

29.5.24

Một số bài chép lại của sư Toại Khanh ( Giác nguyên)

Định Hướng Tu Học Ở Kālāma Đường lối hoạt động của thiền đường Kālāma sẽ nằm gọn trong các tiêu chí sau:


Trong tinh thần "thờ Phật không thờ Tổ", Kālāma không thần tượng hay rập khuôn theo bất cứ truyền thống nào (như Pa Auk, Shwe Oo Min, U Pandita, Mahasi, Mogok...). Hành giả đến đây sẽ có dịp tìm hiểu (pháp học) và thực tập (pháp hành) cả Định học (tức Samatha) và Tuệ học (tức Vipassana). Kālāma sẽ lần lượt cung thỉnh các thiền sư bản xứ (từ các truyền thống khác nhau) hướng dẫn từng thể tài một trong mỗi khoá tu 10 ngày. Chẳng hạn hành giả sẽ chuyên tu pháp môn Từ Tâm trong khóa 1, tiếp theo là 10 ngày chuyên tu đề mục Thể Trược, 10 ngày cho riêng đề mục Quán Niệm Sự Chết, 10 ngày cho riêng đề mục Niệm Phật,... và đương nhiên, nội dung cốt lõi của Kālāma vẫn luôn là từng Niệm Xứ trong 4 Niệm Xứ. Nghĩa là sau hơn chục khoá tu học ở Kālāma, hành giả sẽ không còn xa lạ với 40 đề mục thiền Chỉ (Samatha) và 36 đề mục Tuệ quán (Vipassana). Sau đó, hành giả có thể đi đâu cũng tự tu được.

Trên danh nghĩa là thiền đường, nhưng một nửa tinh thần Kālāma vẫn là kiến thức giáo lý. Mỗi ngày ở Kālāma sẽ có 2 tiếng tìm hiểu về Vipassana với các bộ kinh luận căn bản như Visuddhimagga, Vibhanga và Sớ giải, Patisambhidamagga và Sớ giải...Đặc biệt là một số bài kinh chọn lọc như Meghiyasutta, kinh Đại Niệm Xứ, kinh Đại Duyên cùng với phần Sớ giải. Người hướng dẫn phần giáo lý này trước mắt sẽ gồm ít nhất 4 vị sư người Việt từ VN và hải ngoại.

Trung tâm Kālāma không đặt nặng việc ngồi lâu trong các buổi thiền toạ. Hành giả có thể tùy sức ngồi lại với đại chúng bao lâu cũng được. Điều quan trọng nhất ở đây là khả năng chánh niệm trong sinh hoạt lớn nhỏ. Từ đó dẫn đến kết quả căn bản là hành giả ở đây chỉ nói và làm những gì thật sự cần thiết. Bớt nói và giảm hẳn các sinh hoạt vô ích cũng được xem là những thành tựu lớn trong việc tu học.

Một số bài chép lại của sư Toại Khanh ( Giác nguyên)



Một số bài viết của sư Toại Khanh ( Giác nguyên) nguồn : https://toaikhanh.com/



Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều