Search

10.8.21

NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG KỲ LẠ - TÁC GIẢ GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ

NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG KỲ LẠ - TÁC GIẢ GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ 


Một cựu tổng thống vùng Caribê bệnh tật, sống ẩn dật ở Geneva, được một tài xế xe cứu thương đầy tham vọng và bà vợ cứng đầu của anh ta làm bạn.


Anh chàng Margarito Duarte từ vùng rừng núi Andes xứ Colombia đến Rome với một cái hộp có hình dáng và kích thước của một cái đựng cây trung hồ cầm để dâng lên đức Giáo Hoàng những gì đựng trong đó.


Một người đàn bà mang chiếc nhẫn hình rắn với mắt màu ngọc bích kiểu Ai Cập và chỉ được biết qua cái tên cô Frieda do đám sinh viên châu Mỹ La tinh đặt cho, sống bằng nghề rao bán các giấc mộng của mình cho các gia đình giàu có.


Một cô ca sĩ Mễ Tây Cơ xinh đẹp trên đường về thành phố Barcelona, xe bị hỏng và do những ngẫu nhiên lạ lùng của số mệnh, đã phải kết thúc cuộc đời trong một bệnh viện tâm thần.


Ở Toscane, một gia đình đi nghỉ hè đến thăm m ột lâu đài thời Phục Hưng bây giờ do một nhà văn danh tiếng Venezuela sở hữu và đã gặp bóng ma của người chủ lâu đời mấy trăm năm trước, một hiệp sĩ đã tự tìm lấy cái chết thê thảm do tuyệt vọng vì tình.


Maria dos Prazeres, một thời từng là nàng kiều nữ giang hồ quyến rũ nhất ở Barcelona, nằm mộng thấy thần chết xuất hiện, vì thế bà ta bắt đầu hoạch định kế hoạch cho đám tang của chính mình.


Một góa phụ trang phục theo kiểu Thánh Francis, dong thuyền từ Argentina đến Rome để gặp đức Giáo Hoàng.


Một cậu thiếu niên điển trai vùng Caribê hóa điên nơi đất Tây Ban Nha.


Một cô gia sư người Đức đã hủy hoại mùa hè vì những qui luật khắt khe do cô đặt ra và rồi đã tự hủy hoại chính m ình.


Billy Sanchez mang bà vợ có bầu với vết thương trên ngón tay đeo nhẫn, đến nhà thương và rồi chẳng bao giờ thấy lại nàng.


Một lần nữa, qua tuyển tập truyện ngắn đầy lôi cuốn này, Gariel Garcia Marquez mời gọi chúng ta đi vào những thế giới uy nghiêm và huyền ảo đầy tính ma thuật, từ đó chúng ta trồi lên nhưng v ẫn mãi bị vương vấn bởi bao khoảng thời gian mông lung hòa quyện vào nhau.

NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG KỲ LẠ - TÁC GIẢ GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ

NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG KỲ LẠ - TÁC GIẢ GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ 



EBOOK NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG KỲ LẠ - TÁC GIẢ GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ


https://drive.google.com/file/d/1NFUPnYLnptJXBlXgOsc-GNMvSggNe2sz/view?usp=sharing

HIỆN HỮU

HIỆN HỮU


Mình thấy nước Mỹ nó là cái gì đó, nước Nhật, nước Đức, nước Thụy sĩ, nó là cái gì đó mình mới có ý định cư, mình xin cái quốc tịch. Chớ còn nếu mà cái đất nước đó mà mình thấy nó là Syria, nó là Li băng, nó là Iraq, nó là Campuchia, nó là một cái xứ Ethiopia, Somalia, Uganda ở bên Châu Phi đó, nếu mình thấy nó như vậy thì mình không có hứng thú mà nghĩ đến chuyện định cư lâu dài, một sự nghiệp trường kỳ ở những nơi chốn đó đâu quí vị, tui khẳng định như vậy. Chỉ khi nào mình thấy nó là Úc, nó là Mỹ, nó là Nhật, nó là Pháp, nó là Thụy sĩ, nó là một xứ Bắc Âu ngon lành nào đó thì mình mới có ý định cư.

HIỆN HỮU



Ở đây cũng vậy khi mà mình còn thấy cái thế giới này nó là cái gì đó còn có chỗ ngọt ngào, còn có chỗ tin cậy, tín nhiệm, trông đợi, hoài vọng được thì chúng ta mới còn có ý tưởng, mới còn có ý tưởng đi tìm kiếm cái gì trường hằng vĩnh cửu.
-TK Giác nguyên.
#Dukkha

QUÁN SÁT

QUÁN SÁT

Để nhìn được hemoglobin thì cần phải dùng đến kính hiển vi.
Để nhìn được các chùm tinh vân thì phải dùng đến kính viễn vọng.
Đấy gọi là công cụ hay còn gọi là trợ duyên: phải đủ khoa học, công nghệ, vật liệu, và tri thức để làm ra các công cụ đó.

QUÁN SÁT
QUÁN SÁT


Trước cái ngày mà các anh chưa có công cụ trong tay thì các anh coi như là hai cái vật thể đó 1 siêu to khổng lồ, một bé tí ti là không có. Là hoang đường.
Còn để quan sát được tam giới xa hơn nữa là 31 cõi thì cần đến công cụ là thiền quán với đủ duyên minh sát tuệ.


Nguồn ảnh: pixabay.com
#abhidhamma

TỨ BẤT TẬN - TỨ BẤT NĂNG

TỨ BẤT TẬN - TỨ BẤT NĂNG


Tứ Bất Tận : Bốn điều không nên đẩy đến cùng cực :


-Xử nhân bất tận tài (đối xử với ai cũng không nên bóc lột hết tài sản, của cải, tiền bạc kẻ khác mà phải để cho họ có cái gì để sống)

-Xử nhân bất tận lực (đối xử với người, không nên bóc lột hết khả năng, sức lao động của họ, biến họ thành thứ lao nô suốt đời cúc cung tận tụy phục vụ mình)

-Xử nhân bất tận tình (đối xử với người, không nên bắt buộc ai phải hết lòng hết da, phải trung thành tuyệt đối với mình, không được thân thương, cảm tình với bất cứ ai, ngoài mình)

-Xử nhân bất tận lý (đối xử với ai, không được chỉ cho cái lý của mình là hoàn toàn đúng mà không nhìn nhận phần nào cái lý của họ)


TỨ BẤT TẬN - TỨ BẤT NĂNG
TỨ BẤT TẬN - TỨ BẤT NĂNG


TỨ BẤT NĂNG : BỐN ĐIỀU KHÔNG NÊN, KHÔNG THỂ LÀM :


-Phú quí bất năng dâm (hiểu đơn sơ là : giàu sang thì không được dâm ô, đàng điếm, phung phí, hưởng lạc trác táng, đồi trụy,…)

-

-Bần tiện bất năng di (dù nghèo nàn, khổ sở cũng giữ gìn nhân phẩm, giá trị con người, không được dời đổi, đánh mất nhân cách của mình, không được làm những gì trái đạo đức, luân thường,…)

-Uy vũ bất năng khuất (trước cường quyền, bạo lực, không khiếp nhược, hèn hạ, quỳ lụy, cầu xin để trở thành nô lệ cho kẻ ác)

-Lý tưởng bất năng hoặc (không bị mê hoặc bỡi lý tưởng của ai như kẻ cuồng tín chủ nghĩa, cuồng tín tôn giáo. Cũng còn có nghĩa là không nên đem cái lý tưởng, cái ý kiến của mình để áp đặt, khống chế ai, bắt buộc phải tuân phục ý kiến mình, bài bác hết mọi ý kiến, lý lẽ nào trái với ý mình).

Nguồn: Sưu tầm

Nguồn ảnh: #Tenchu Rikimaru Shinkurou

TÂM XẢ TATRAMAJJHATTATĀ

TÂM XẢ #TATRAMAJJHATTATĀ

Trong trường hợp cần thiết, thì anh phải có khả năng thanh thản khi mà nghĩ về cái định nghiệp riêng của mỗi người.


Có nghĩa là ta thương họ cỡ nào đi nữa thì ta cũng không lo cho họ bằng cái thiện nghiệp của họ. Mà ta cũng không cần phải ghét ai bởi vì mỗi người đã có phần nghiệp ác của họ nó tự lo cho họ rồi. Họ đối phó với cái ác của họ là họ đã bở hơi tai rồi, tối tăm mặt mũi rồi, chứ cần gì mình ra tay.
Nên mình không cần phải ghét ai, cũng không cần mình phải ái luyến ai. Chuyện căn bản là mỗi người có cái nghiệp riêng.
Tâm Xả là như vậy đó.


TOẠI KHANH
Trích bài giảng ngày 23/06/2019 KTC.6.105 Hữu Bhava
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép
Nguồn ảnh: AP Photo/Eraldo Peres

TƯỞNG ĐIÊN ĐẢO

TƯỞNG ĐIÊN ĐẢO

—Này các Tỷ-kheo, có bốn tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo này. Thế nào là bốn?

—Này các Tỷ-kheo, có bốn tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo này. Thế nào là bốn
—Này các Tỷ-kheo, có bốn tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo này. Thế nào là bốn?



Trong vô thường, nghĩ là thường, này các Tỷ-kheo, đó là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo.
Trong khổ nghĩ là không khổ, này các Tỷ-kheo, đó là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo.
Trong vô ngã, nghĩ là ngã, này các Tỷ-kheo, đó là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo.
Trong không thanh tịnh, nghĩ là thanh tịnh, này các Tỷ-kheo, đó là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo.
.....
Kinh Tưởng Điên Đảo, Kinh Tăng Chi
HT Thích Minh Châu dịch
Aṅguttara #Nikāya
V. Phẩm Rohitassa 4.49

KHI NÀO CON HẾT KHỔ ?

KHI NÀO CON HẾT KHỔ ?


Này con rùa mù: Khi nào con hiểu khổ là gì và khởi lên ý hết muốn bơi lặn ngụp nữa thì sẽ hết khổ.

Này con rùa mù: Khi nào con hiểu khổ là gì và khởi lên ý hết muốn bơi lặn ngụp nữa thì sẽ hết khổ.

Này con rùa mù: Khi nào con hiểu khổ là gì và khởi lên ý hết muốn bơi lặn ngụp nữa thì sẽ hết khổ.


Khổ là :

Sự có mặt của những gì khó chịu.

Sự biến mất của những gì dễ chịu.

Sự phụ thuộc vào các điều kiện để hiện hữu.

#Dukkha

PHẬT PHÁP CHO SINH VIÊN (BUDDHA DHAMMA FOR STUDENTS)Tỳ kheo Phật Lệ - (Buddhadasa Bhikkhu)

CHÁNH PHÁP ĐƯỢC SO SÁNH VỚI ĐIỀU GÌ?

Ðức Phật nói: "Chánh Pháp có thể được so sánh với chiếc bè," Ngài đã dùng chữ chiếc bè, vì ngày xưa chiếc bè thường được xử dụng để vượt sang sông và cách giải thích Chánh Pháp như thế rất dễ hiểu. 
Nhưng lời ví dụ nầy mang một ý nghĩa thật quan trọng. 
Ta chẳng nên quá quyến luyến vào Chánh Pháp đến nổi quên cả chính mình, quá hảnh diện mình là "ông thầy", một nhà học giả, hay một bực trí thức học rộng. 
Nếu ta quên mất rằng Chánh Pháp chỉ như chiếc bè, các nguy cơ ấy sẽ lại nổi lên. 
Chánh Pháp là một chiếc bè, một phương tiện chuyên chở, để đưa ta sang đến bờ bên kia. 
Ðã đến bờ bên kia và bước chơn lên đất liền, ta chẳng điên khùng gì mà mang vác chiếc bè đi theo ta nữa. 
PHẬT PHÁP CHO SINH VIÊN (BUDDHA DHAMMA FOR STUDENTS)Tỳ kheo Phật Lệ - (Buddhadasa Bhikkhu)
PHẬT PHÁP CHO SINH VIÊN (BUDDHA DHAMMA FOR STUDENTS)Tỳ kheo Phật Lệ - (Buddhadasa Bhikkhu)


Ví dụ đó dạy ta phải biết nhận chân ra và xử dụng chánh Pháp như một phương tiện để đạt đến mục đích, chớ chẳng để chụp bắt và bám níu vào, cho đến mức quên cả chính mình đi. 
Nếu ta chẳng nhận chân ra nhiệm vụ thật sự của chiếc bè, chúng ta có thể giữ nó lại bên mình để phô trương hoặc để tranh cãi với kẻ khác. 
Ðôi khi nó lại còn được đem dùng để đua thuyền, thật là hao phí và vô dụng. 
Nó phải được xử dụng đúng theo chủ đích, để bơi sang sông, để vượt dòng nước. 
Kiến thức về Chánh pháp cần phải được xử dụng để vượt qua biển khổ. 
Nó chẳng nên được cầm giữ lại vì mục đích có hại, như để chiến đấu nhau bằng miệng lưỡi sắc bén như gươm, hoặc để tranh luận, hay được dùng như một tế vật để tôn thờ, lễ bái. 
Sau cùng, xin đừng chụp nắm và bám níu vào nó, để đến nổi khi đã sang bờ bên kia, bước chơn lên đất liền rồi mà vẫn còn muốn mang kè kè chiếc bè theo mình. 


nguồn: PHẬT PHÁP CHO SINH VIÊN (BUDDHA DHAMMA FOR STUDENTS) Tỳ kheo Phật Lệ - (Buddhadasa Bhikkhu) Thiện Nhựt Phỏng Dịch 
Nguyên tác Thái ngữ: "Lak Dhamma Samrab Nak Seuksa", 
Bản dịch Anh ngữ: "Buddha Dhamma For Students", của Rod Bucknell

PHẬT PHÁP CHO SINH VIÊN (BUDDHA DHAMMA FOR STUDENTS)Tỳ kheo Phật Lệ - (Buddhadasa Bhikkhu) . PDF