Nửa kia của Hitler tác giả Eric Emmanuel Schumitt
Nửa kia của Hitler Eric Emmanuel Schumitt |
“Người ta đi từ Adolf qua bản sao của hắn như chuyển từ tiếng cười qua tiếng khóc, từ nghiêm trọng qua đùa cợt, từ hòa bình qua chiến tranh... Ở giao điểm những quỹ đạo đó, nơi hài kịch và bi kịch gặp nhau, nhà văn đã dành chỗ cho những khái niệm triết học thích hợp (đất nước/quốc gia, tình yêu/tình bạn, thói vị kỷ/dĩ ngã vi trung) để soi tỏ phần bóng tối giấu trong tim con người. Trên thực tế, dù bị nguyền rủa hay là thánh thiện, biết chấp nhận “phần của người khác” trong việc tạo nên hình ảnh và số phận chính mình đã là thuận lợi để mở ra đối thoại dân chủ về những chiều sâu đen tối của độc thoại cực quyền.
"Một bài học mà nhân loại không bao giờ ngừng suy ngẫm.”
– Amazon.fr
“Cũng như mọi chiêm nghiệm về cái Ác, cuốn sách xứng đáng được ta dành trọn sự quan tâm.”
– Le Figaro Littéraire
Tác giả Eric-Emmanuel Schmitt sinh năm 1960 tại Lyon (Pháp). Ông viết cuốn sách đầu tiên vào năm 11 tuổi, và vở kịch đầu tiên vào năm 16 tuổi. Ông đã học Đại học Sư phạm phố Ulm, bảo vệ luận án tiến sỹ triết học năm 1986, sau đó làm giảng viên triết học. Eric-Emmanuel Schmitt đã xuất bản hàng chục tác phẩm được đánh giá cao.
Giới thiệu
Năm 1972, nhà khí tượng học Lozen đã tổ chức một hội thảo có tên “Khả năng dự báo: liệu một con bướm vỗ cánh ở Braxin có gây nên một cơn lốc xoáy ở Texas?”. Hội thảo đã thổi bùng ngọn lửa tranh cãi vốn đã âm ỉ từ cuối thế kỷ XIX xung quanh việc: nếu giá trị của một tham số đầu vào thay đổi, dù là cực nhỏ, liệu nó có gây ra những kết quả hoàn toàn trái ngược hay không? Nói cách khác, một nguyên nhân nhỏ có thể gây ra một hậu quả lớn hay không? Lý thuyết này được biết đến với tên gọi “hiệu ứng cánh bướm”. Ví dụ được nhiều người biết đến là câu nói nổi tiếng của Benjamin Franklin: Vì cái đinh tuột nên móng ngựa bị tuột Vì cái móng tuột nên con ngựa sảy chân Vì con ngựa sảy chân nên chiến binh sa cơ. Vì chiến binh sa cơ nên thua trận Vì thua trận nên mất tự do Tất cả chỉ vì một cái đinh ngựa tầm thường.
Trong văn học và nghệ thuật, đã có nhiều tác giả khai thác lý thuyết này khi cho ra đời những tác phẩm với mệnh đề nguyên thủy: nếu... thì... Tác giả Eric-Emmanuel Schmitt cũng nằm trong số này. Trong khoảng thời gian hơn một chục năm, Eric-Emmanuel Schmitt đã trở thành một trong những tác giả tiêu biểu của nền văn học Pháp và là một trong những tác giả Pháp đương đại được đọc và dịch nhiều nhất ở nước ngoài. Cho tới nay, ông đã thực hiện mười bốn vở kịch, hai khảo luận, sáu tiểu thuyết, hai bản dịch
opera của Mozart và một kịch bản phim. Năm 1994, vở kịch Người khách lạ của ông được nhận giải Molière. Năm 2000, cuốn Phúc Âm theo Pilate được nhận Giải thưởng lớn của độc giả tạp chí Elle. Năm 2001, Viện hàn lâm Pháp tặng Giải thưởng lớn về sân khấu cho toàn bộ các tác phẩm của ông.
Eric-Emmanuel Schmitt sinh năm 1960 tại Lyon. Ông viết cuốn sách đầu tiên vào năm mười một tuổi và vở kịch đầu tiên vào năm mười sáu tuổi. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm phố Ulm, ông bảo vệ luận án tiến sĩ triết học năm 1986, sau đó làm giảng viên triết học. Năm 1991, vở kịch Đêm Valognes của ông đã được đoàn kịch Royal Shakespeare Company chọn trình diễn. Năm 1993, vở kịch thứ hai Người khách lạ, nói về cuộc gặp gỡ không tưởng giữa nhà phân tâm học Freud và Chúa trời, được giới phê bình và công chúng đón nhận nồng nhiệt. Từ đó, Eric-Emmanuel Schmitt đi từ thành công này đến thành công khác. Cuốn Oscar và bà Áo Hồng giữ vị trí thứ mười bốn trong số các cuốn sách bán chạy nhất năm 2003 và đưa Eric-Emmanuel Schmitt vào danh sách những tác giả đương đại Pháp được đọc nhiều nhất trên thế giới.
Eric-Emmanuel Schmitt đã chọn viết các tác phẩm của mình để những người trí thức và cả những người bình dân đều tìm được điều gì đó thú vị. Nhiều nhân vật nổi tiếng đã được ông đưa vào tác phẩm của mình như: Sigmund Freud trong vở kịch Người khách lạ, Diderot trong Chàng phóng đãng, Ponte Pilate, Jesus Christ và Judas trong Phúc Âm theo Pilate, Hitler trong Nửa kia của Hitler, Mozart trong Đời tôi và Mozart. Tôn giáo cũng là chủ đề ưa thích của Eric-Emmanuel Schmitt: ông đã đề cập đến đạo Phật, Thiên chúa, Hồi, Do Thái và tâm linh học trong nhiều tác phẩm của mình. Lịch sử, triết học, phân tâm học cũng là những yếu tố thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm của ông. Hiện Eric-Emmanuel Schmitt sống và làm việc tại Bỉ. Các thông tin chi tiết về ông được đăng tải đầy đủ bằng tiếng Anh và tiếng Pháp trên trang web cá nhân của ông: http://www.eric-emmanuel-schmitt.com
Trong tác phẩm mà chúng tôi chọn dịch là Nửa kia của Hitler, Eric-Emmanuel Schmitt đặt vấn đề: Điều gì sẽ xảy ra nếu ngày 8 tháng Mười năm 1908, Adolf Hitler trúng tuyển Học viện Mỹ thuật Viên? Từ đó, hàng loạt câu hỏi có thể được đặt ra: Liệu Chiến tranh thế giới thứ hai có xảy ra?
Liệu cuộc đại đồ sát dân Do Thái có xảy ra? Nhà nước Israel vẫn sẽ được thành lập?
Chiến tranh Đông Dương có nổ ra?...
Mỹ có trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới? Liệu Chiến tranh lạnh có xảy ra?...
Dòng chảy lịch sử của cả thế giới có thể đã khác đi nếu vào giây phút ấy Ban giám khảo của Học viện Mỹ thuật Viên quyết định nhận thí sinh Adolf Hitler vào trường.
Qua hơn 600 trang sách, người đọc được song song theo dõi cuộc đời của hai nhân vật: Adolf H. và Hitler. Một Adolf H. được
nhận vào trường Mỹ thuật và trở thành một họa sĩ siêu thực tài danh ở Paris. Một Hitler bị đánh trượt và trở thành kẻ cầu bơ cầu bất, lang thang khắp thành Viên. Trong khi Adolf H. thực hiện được giấc mơ nghệ sĩ của mình, kết bạn với những họa sĩ tài năng và giàu lòng nhân ái, cùng lúc có hàng loạt tình nhân, thì Hitler phải vật lộn hàng ngày để kiếm tiền ăn và trả tiền trọ, không có bạn bè nào khác ngoài một tên lưu manh, lừa đảo. Kết bạn với một người đồng tính, vào đời với một cô gái người Séc, được nhà phân tâm học Freud - một người Do Thái - giải thoát khỏi phức cảm Œdipe - nguyên nhân làm cậu bất tỉnh nhân sự mỗi khi nhìn thấy thân thể đàn bà, Adolf H. hoàn toàn là một con người nhân bản. Hitler bị ruồng bỏ, tránh xa quan hệ nam nữ, buộc phải nói dối để tạo nên hình ảnh mình là sinh viên trường Mỹ thuật và bắt đầu tiếp xúc với khái niệm chủng tộc thượng đẳng, một Hitler tuyệt vọng nhưng vẫn tiêu đến đồng tiền cuối cùng để xem opera của Wagner.
Bước ngoặt trong cuộc đời của hai nhân vật xảy ra vào năm 1914.
Adolf H. trải qua những nỗi ghê rợn của Thế chiến thứ nhất cùng với những người bạn, còn Hitler với một con chó. Adolf H. bị cái chết rình rập hàng ngày và biết đến nỗi đau tột cùng khi người bạn thân hy sinh, Hitler nhận ra rằng mình được thế lực siêu nhiên bảo vệ nên lao vào chiến đấu hăng say đến mức cuồng dại. Adolf H. ra khỏi chiến tranh với một tình yêu say đắm với xơ Lucie hiền dịu,
Hitler ra khỏi chiến tranh với một huân chương cao cấp, một vinh dự hiếm hoi đối với một hạ sĩ giao liên, và lòng căm thù người Do Thái - những người mà y cho là nguyên nhân thất bại của Đế chế Đức.
Con người là gì? Người cha nói. Con người được hình thành từ một loạt chọn lựa và hoàn cảnh. Không ai có quyền thay đổi hoàn cảnh, nhưng ai cũng có quyền chọn lựa
Tôi nghĩ là có hai loại quái vật trên cõi đời này: những kẻ chỉ nghĩ đến mình và những kẻ chỉ nghĩ đến người khác. Nói khác đi những kẻ khốn nạn vị kỷ và những kẻ khốn nạn vị tha. Heinrich thuộc loại thứ nhất bởi nó đặt sự sung sướng và thành công của mình lên trên tất cả. Tuy vậy, dù có gây hại đến đâu, nó cũng không bao giờ gây nhiều hậu quả như những kẻ thuộc nhóm thứ hai.Những kẻ khốn nạn vị tha gây nên những thiệt hại nghiêm trọng hơn bởi không gì có thể làm chúng dừng lại được, cả lạc thú, cả sự no nê, cả tiền bạc lẫn danh vọng. Tại sao vậy? Bởi vì những kẻ khốn nạn vị thachỉ nghĩ đến người khác, chúng vượt khỏi ranh giới của cái khốn nạn riêng mình