THÊM VÀ BỚT
...Bây giờ mình nói người theo Phật đi!
Nếu mình thấy chết rồi là hết, trở về đất, đá, cây cỏ thì không còn gì để nói, nhưng giả định như mình thấy đằng sau cái chết còn có cái gì đó dầu mình không rõ lắm, nhưng mình cũng ngờ ngợ lỡ nó có thì sao? Thì cái ngờ ngợ như vậy đó thì trong Kinh gọi là Paralokavajjabhayadassavī nghĩa là người biết ưu tư, trăn trở, biết bận tâm cái chuyện đằng sau cái chết (Paraloka là đời sau kiếp khác).
Chứ mình sống cái kiểu hiện sinh, bất chấp, biết bây giờ thôi, thì thôi tôi không có gì để nói. Đến với đạo Phật chuyện đầu tiên là anh phải có cái thao thức nhất định về thân phận, về kiếp đời nhân sinh của anh cái đã mà theo trong Kinh gọi đó là cái nhận thức đầu tiên là “Khổ Đế”:
Thấy rằng sự hiện hữu của mình là sự vô vị, tẻ nhạt, vô nghĩa, vô ích, chẳng qua mình ham thích cái này cái kia thì mình thấy nó quan trọng chứ nếu mà nói rốt ráo theo Kinh thì do tiền nghiệp đời trước mà bây giờ mình phải có mặt ở một cái không gian, hoàn cảnh, môi trường sống (gồm nơi chốn mình ở, người thường xuyên gặp gỡ), khuynh hướng tâm lý nào đó.
Nghĩa là, khi đã vào trong một cảnh giới, môi trường sống, điều kiện sống và không gian sinh hoạt nào đó mà mình thích, ghét, quan tâm, thờ ơ, hờ hững cái gì,..thì chính vì cái
(1 ) khuynh hướng tâm lý đó + (2) tiền nghiệp + (3) môi trường sống, 3 cái này nó mới khiến cho mình thích cái này, ghét cái kia, mà hễ mình thích ghét cái gì thì mình thấy cái đó quan trọng.
Mình có những cái thích, ghét để mà suốt một đời này mình trốn chạy và theo đuổi rồi mình tưởng đâu là hay nhưng thật ra thì mình không khác con ruồi chỗ nào hết! Nó mang thân phận con ruồi với những những đặc điểm sinh hoạt và đặc trưng sinh học thì nó phải có những cái nó thích và ghét, y như mình vậy, mình cũng đói ăn, khát uống, giao phối và tự vệ,..có bao nhiêu đó! Con thú cũng có bấy nhiêu đó, cũng đói ăn, khát uống, giao phối và tự vệ, hết!
Ở đây cũng vậy, nhận thức đúng đắn là việc rất quan trọng. Bởi vì nếu không có nhận thức đúng đắn thì tất cả chúng ta đều giống nhau ở một điểm chung, một cái mẫu số chung, đó là sanh ở đâu là chết dí, chết bẹp ở đó!
...
- Trích bài giảng Kinh Chánh Kiến. Sư Toại Khanh giảng. Người ghi chép: (chưa rõ).
Ghi chú: 155.
Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều