THE SYMPATHIZER (CẢM TÌNH VIÊN) TÁC GIẢ NGUYỄN THANH VIỆT
Là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn người Mỹ gốc Việt, Nguyễn Thanh Việt. Tác phẩm đã giành giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 2016
The Sympathizer cũng được trao giải hoặc lọt vào vòng tuyển chọn cuối cùng của nhiều giải thưởng văn học khác như giải Giải tiểu thuyết đầu tay của Center for Fiction, giải Tiểu thuyết xuất sắc của Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ, giải PEN/Faulkner và giải của báo Los Angeles Times, và được đưa vào trên 30 danh sách "Sách của năm", trong đó có danh sách của The New York Times, The Guardian, The Wall Street Journal, Slate.com, Amazon.com và The Washington Post.
THE SYMPATHIZER (CẢM TÌNH VIÊN) TÁC GIẢ NGUYỄN THANH VIỆT |
Nội dung:
The Sympathizer kể về một điệp viên hai mang cộng sản trốn thoát sang Los Angeles. Anh ta xâm nhập và theo dõi một nhóm người miền Nam Việt Nam. Nhân vật chính trong tiểu thuyết có cha Pháp, mẹ Việt, lúc nhỏ bị khinh bỉ vì là con lai, lớn lên đi du học Mỹ, trở về làm đại úy trong quân đội Việt Nam Cộng hòa, sau đó vượt biên đến Mỹ nhưng thực tế là cảm tình viên cộng sản.Truyện mở đầu vào năm 1975 ở Sài Gòn, khi cảm tình viên cùng bạn thân là Bốn được lệnh của cấp trên dàn cảnh ám sát một nhà báo cũng từng là du học sinh Mỹ nhưng có tư tưởng phản chiến. Cái chết được dàn dựng như là vì tình, vì cướp. Cuối tháng 4 năm 1975, cảm tình viên sắp đặt chuyến trực thăng cuối cùng đảm bảo tính mạng ông Tướng Việt Nam Cộng hòa và Bốn; khi đang di tản, dưới làn đạn bắn vào nơi đáp trực thăng, vợ con của Bốn đã tử vong cùng nhiều người khác.Tại Los Angeles, ông Tướng và các sĩ quan cũ dưới quyền xuống tinh thần, vỡ mộng với xã hội phương Tây trong khi vị thế của họ ngày càng giảm. Ông Tướng quyết định mở quán rượu phục hồi danh dự, nhưng dưới sự toan tính và phân biệt đối xử tồn tại trong xã hội Hoa Kì, ông lên kế hoạch thành lập đội quân gồm những người tị nạn "muốn hồi hương" để nổi loạn ở quê hương. Kế hoạch được CIA cùng vài dân biểu Mỹ ủng hộ. Việt kiều, dù là cựu chiến binh hay không, đều treo đồng hồ luôn chỉ giờ Sài Gòn.Là gián điệp hai mặt, cảm tình viên theo dõi tất cả các sinh hoạt của cộng đồng Việt kiều. Bằng những bức thư dùng mật mã hoặc viết bằng loại mực không hiện chữ, các hoạt động của ông Tướng, hội Cựu chiến binh Việt Nam Cộng hòa, các chương trình gây quỹ, các phong trào hỗ trợ kháng chiến chống Cộng... đều được báo về cho cán bộ tên Mẫn. Cảm tình viên một lần nhận lời mời tư vấn cho bộ phim Hollywood về Chiến tranh Việt Nam tên The Hamlet, đứng trước cơ hội được thể hiện nhiều bộ mặt của cuộc chiến và tạo tiếng nói cho người Việt trong bộ phim lịch sử, làm việc tại Philippines, anh ta không thể truyền đạt được trong bộ phim có xu hướng lãn mạn hơn về phía người Mỹ, một trái bom nổ sớm còn xém lấy mạng của người cảm tình viên.Sau khi phục hồi từ vụ việc, chống lại lời kêu gọi tiếp tục nằm vùng tại Hoa Kỳ của cán bộ Mẫn, cảm tình viên quyết định cùng quân tị nạn về nước. Trong chiến dịch nổi loạn, anh ta gần như cứu được mạng của Bốn nhưng lại đưa cả hai vào ngục tù sau khi bị bắt giữ.Trong trại cải tạo, cảm tình viên viết những bảng tự kiểm của mình với một cán bộ chính ủy, thay vì những lời những người cộng sản muốn nghe, anh ta viết cầu kì về những sự kiện dẫn đến việc bị bắt tù. Cảm tình viên viết về hai mặt của cuộc chiến, anh ta viết về kỷ niệm buồn về thời trẻ mà không có cha hay lần đầu thủ dâm của mình, anh ta cảm thông với nhiều khía cạnh của cuộc xung đột phức tạp đã chia đất nước làm hai. Tự nhận mình là một người cộng sản, một người của cách mạng, anh ta nhận biết tình bạn của mình với những người đáng lẽ ra là kẻ thù, hiểu được các chiến sĩ chiến đấu dũng cảm vì quê nhà. Khi những bảng tự kiểm của anh bị từ chối, anh ta được đưa ra trước Cán bộ chính ủy. Người Cán bộ giấu mặt đó lộ diện là sếp của anh, người giao nhiệm vụ và là cầu nối. Điều đó không giúp anh thoát khỏi những tra tấn để cải tạo. Cảm tình viên phải tự thú về tội tuân thủ và tra tấn nữ đặc công cộng sản, tham gia việc giết chết cha mình trong vô thức. Cuối cùng anh ta phải học từ Mẫn rằng cuộc cách mạng chiến đấu cho độc lập và tự do có thể khiến mọi thứ không còn quan trọng nữa, sự quên mình đáng giá hơn độc lập và tự do. Đầu năm 1979, cảm tình viên bỏ nước ra đi sang Mỹ, đem theo hàng trăm trang giấy tự kiểm điểm viết trong thời gian bị giam. Tác phẩm kết thúc với cảm tình viên đang ở giữa những thuyền nhân lênh đênh trên biển.
Có thể bạn muốn xem:
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Vui lòng viết Tiếng Việt. Có dấu.
Nhận xét luôn luôn được kiểm tra trước khi xuất bản. :). Vì vậy bạn đừng cố SPAM
Cảm ơn bạn