Search

26.12.19

Mắt Biếc tác giả Nguyễn Nhật Ánh

Mắt Biếc tác giả Nguyễn Nhật Ánh
Phanblogs Tức là thế này, từ đầu nhé là có 1 cái làng tên là Đo Đo. Làng đó bé và rất yên bình mà đẹp lắp. Có 1 rừng hoa gì đó màu tím tím đẹp dã man và 1 cái cây cổ thụ to vãi mọc ra ở giữa đường. Mà thôi kể luôn đến nhân vật chính nhé chứ phim Mắt Biếc chứ có phải Cây To đeo’ đâu mà lan man.

Mắt Biếc tác giả Nguyễn Nhật Ánh
Mắt Biếc tác giả Nguyễn Nhật Ánh

Có 1 thằng cu tên là Ngạn khoảng 6-7 tuổi. Trong khi lũ bạn đồng trang lứa với Ngạn vẫn đang độ tuổi ngây thơ, đi học còn ỉa con mẹ cả ra ghế thế mà Ngạn đã biết iu ròi đó nha. Ngạn thích 1 cô bé tên là Hà Lan. Hà Lan có đôi mắt to, đen, vừa to vừa đen, lúc nào cũng sáng quắc cả lên. Ngạn kết Hà Lan vãi đái.

Có lần con bé Hà Lan bị 1 thằng cu to bằng 2 thằng như Ngạn gộp lại rồi nhân 3 lần lên bắt nạt, xong bà ý ngồi khóc. Ái chà chà Ngạn nhìn thấy thế máu sĩ mới nổi lên thế là ông con chạy ra cà ngược lại thằng to to kia.
Nhưng mà vừa chửi nó đc 1 câu thì bị nó đấm cho phát vào mặt!! Ngạn còi, mặt bé bằng đúng 3 ngón tay chụm lại. Tay thằng kia thì nó to như cái quạt công nghiệp ý. Nó đấm Ngạn 1 phát, giữa ảnh! Ngạn ngã ngửa con mẹ ra đất trước mặt crush.

Cay quá mà đeo’ làm gì đc. Giờ ăn lại nó thì ko có cửa mà chẳng lẽ chịu nằm im thế thì nhục quá đi mất!! Thế là Ngạn lấy hết sức bình sinh cố chửi nó tiếp nhưng mà vừa há mồm ra đã bị nó đấm cho thêm mấy phát nữa tổ sư hãm lồ.n chưa!!

Hà Lan đứng đó nhìn. Chối. Trông nẫu quá. Nhìn ông Ngạn đang bị nó liên tục đánh vào avarta sốt hết cả ruột thế là con bé mới hét lên :”ỐI Ổ ÔI THẦY GIÁO ĐẾN KÌA THẦY GIÁO ĐẾN KÌA THẦY GIÁO ĐẾNNN!!!”.
Cả lũ nghe thấy mới ù té chạy, bỏ lại Ngạn nằm co quắp dưới đất với 1 nỗi uất hận. Nghĩ cay. Ko phải cay bọn đánh mình mà cay con ngã cây Hà Lan đeo’ hiểu sao ko hô lên ngay từ đầu đi mà để cho chúng nó đánh thằng bé bẹt cả mặt ra mới bắt đầu hô lên thế. Đồng đội L què.

Thôi nói chung là Ngạn cũng đã ăn điểm khi gây ấn tượng đầu với crush mặc dù trông thối vkl ra nhưng thôi ko sao. Méo mó có còn hơn ko.

Kể từ ấy thì Ngạn và HL đá cặp cùng với nhau. Ngạn thích HL lắm rồi nhưng mà ko dám nói. Chỉ dám đơn phương thôi. Yêu đơn phương ấy mà, kiểu tự đái vào chân mình ý, người ngoài thấy tởm nhưng bản thân cảm thấy thật là ấm-áp. No problem!
Xong rồi Ngạn còn về nhà nằng nặc đòi cưới HL, bà nội Ngạn nghe thấy thế mới cười. Biết là ông cháu mình chắc đeo’ gì đã có cửa nhưng mà thôi vẫn an ủi cho nó đỡ mè nheo:” Ừ, bà cũng muốn thế”.

Thời gian trôi nhoằng cái đã đến lúc 2 đứa lớn phổng phao. Ngạn lớn lên trông đẹp zai phết mà vẫn hơi còi. HL lúc lớn thì cũng xinh nhưng mà mắt vẫn cứ trợn trợn.

Lúc này là đến đoạn hãm lôn` của câu chuyện tình yêu đây này. Đang yên đang lành thì con bé HL bảo là sẽ lên phố trước để chuẩn bị đi học cấp 3 ô kìa?!! Ngạn nghe thấy giật hết cả mình nhưng mà thôi, buồn vl ra mà cũng chẳng làm gì đc. Đành chấp nhận, bảo:” Ừ Hà Lan lên đó trước đi rồi Ngạn lên sau”.

Buổi cuối cùng 2 đứa chia tay nhau, HL rủ Ngạn vào rừng chơi. Xong 2 đứa kéo nhau lên tít đỉnh đồi để ngồi tâm sự. Ngạn biết là sau hôm nay là 2 đứa sẽ phải xa nhau rồi nhưng mà vẫn cứ ngồi ì con mẹ ra chẳng nói năng gì cả. Chán thế. Ngồi 1 lúc HL định khều khều cho Ngạn hunn mình 1 phát như mà tổ sư đang lãng mạn thì ông Ngạn ngại quá hay sao mà giật lùi lại đm lộn hết cả ruột.
Khổ thân con bé HL cứ ngơ cả người ra, đã mất công bệ lên tít tận trên đồi rồi mà đéo hiểu sao nó lại cứ thế cơ. Hay chê tao xấu? Hay như nào? Như nào thì nổ luôn chứ đéo ai lại thái độ lồi lõm như thế công nhận ko?? Nghĩ cay.

Thế là thôi đéo hôn hít gì thì về nhà thôi chứ ngồi đây để mà làm lồ.n gì muỗi nó cắn cho nẫu hết cả ruột ra?

2 đứa về. Hôm sau HL lên phố. Ngạn vẫn ở nhà. Nhạt toẹt.

Thỉnh thoảng HL có về nhà thăm nhà thăm Ngạn. Mỗi 1 lần về con bé trông khạc hẳn. Xời đúng là lên phố trông chơi hẳn ra. Giọng điệu cũng khác. Ngạn cũng hơi bất ngờ vì thấy HL khác khác. Tổ sư mới lên phố đc vài bữa xong về quê nhìn cđg cũng chê chê. Ghét ghê vậy đó. Nhưng Ngạn vẫn chấp nhận trước sự thay đổi của HL. Ui cái tầm yêu rồi mà.

Ròi ròi đến lúc này thì Ngạn đã bắt đầu lên phố học. Thế là lại đc gần HL ròi he he.

HL ở nhờ nhà cô hay bà dì gì đó, Ngạn ở nhờ nhà ông cậu. Cách nhau chắc 1 đoạn bằng từ Bạch Mai lên Bờ Hồ thì phải cũng ko rõ nữa vì thấy chúng nó đưa đón nhau có 1 đoạn.

À xong rồi như này nhé. Chú của Ngạn có 1 ông con trai, tên là Dũng (Nhân danh bóng đêm tao đ.m thằng Dũng hl 1 phát). Cậu Dũng này thì chuẩn zai phố, trông đẹp zai, hư,có xe máy riêng, biết chơi đàn, tóc để dài vuốt vuốt trông rất chơi nhé. Nói chung ngon. Ngạn ở chung nhà với Dũng. (À Ngạn cũng biết chơi đàn và hát hò, cậu còn sáng tác cả nhạc định hát cho HL nghe nhưng mà chưa có dịp, với cả nhát, ko dám hát)

Thường thường thì Ngạn hay đạp xe đến đón HL đi học về. Đưa đưa đón đón đc vài buổi thắm thiết. Xong 1 hôm HL đến nhà Ngạn chơi, Dũng nhìn thấy, cưa con mẹ luôn.

Tức là thế này, Dũng trông xịn hơn Ngạn. Xe to hơn, đàn to hơn, người to hơn, cđg cũng to hơn. HL là gái quê mới lên phố ngu ngơ ko biết gì thấy Dũng cưa thì đổ uỵch phát. Xong.

Kể từ đấy HL đéo thèm ngồi xe đạp của Ngạn nữa mà thích trèo lên cưỡi xe của Dũng. Tất nhiên là công việc đón đưa nàng mỗi buổi tan trường từ giờ trở đi Dũng sẽ là người đảm nhiệm.

Ngạn cay lắm nhưng cũng ko biết làm gì cả vì ko có xe máy xịn như Dũng. Đành nhìn 2 đứa chúng nó chim chuột.

À, thêm 1 cái nữa, là tổ sư, Ngạn: Nhạt! Rất nhạt! Nhạt mà nó nhạt đ.m nhạt phát-rồ-cả-người-lên!! Đã nhạt lại còn nhát. Ngồi cạnh HL mà cậu chẳng hót đc câu gì nên hồn cả.

Bù lại, Dũng- hót như chim! Mà con gái thì lại yêu bằng tai các bạn biết rồi đấy. Dũng tìm hiểu và nắm bắt đc sở thích của HL, xem HL cần gì, muốn gì và thích gì.
Tất nhiên là Ngạn cũng biết HL thích gì những mà tổ sư xin nhắc lại là cậu ý NHẠT và NHÁT !! Nên ko dám thổ lộ tình cảm. Cứ lừ lừ lừ lừ trông mệt lòn quá đi mất.

Dũng hay oánh đàn hát nhạc Âu Mỹ và dẫn HL đi vũ trường nhảy đầm. Ngạn thì vẫn cứ ôm mấy cái bài hát tự sáng tác xong đeo’ bao giờ hát cho con bé nghe mà toàn tự ngồi lẩm bẩm 1 mình trông có chán ko?? Người ta thích nhạc remix mà ông toàn phang bolero thế có chết tôi ko? Thế này thì tán gái thế đéo nào đc hả?? Nói thì lại bảo mê tín.

Thôi chán quá chẳng buồn nói nữa. Tua nhanh đến đoạn 1 ngày Ngạn đã quyết định sẽ thổ lộ tình cảm với HL. Ngạn quyết định sẽ nói cho HL rằng: ANH YÊU EM !! ANH YÊU EM VÃI LỒ.N RA !!”. Ngạn sẽ nói cho cả thế giới này biết rằng: NGẠN-YÊU-HÀ-LAN!! Hú hú Hà Lan ơi anh yêu em !!

Ngạn quyết tỏ tình với HL. Nhưng mà hỡi ôi lòng người sao quá điêu ngoa chàng đâu có biết đc rằng trong lúc chàng đang đạp xe muốn bục mẹ cả ruột ra đến tìm nàng thì trong lúc ấy nàng và thằng chó kia đang phang nhau ầm ĩ ở 1 chỗ nào đó rồi!!

Đùng phát HL có chửa với thằng Dũng cái đit. con mẹ cuộc đời ơi?!

HL chửa. Dũng té. Ngạn vẫn ba ngơ đeo’ biết mình nên làm gì.

Vào thời ấy thì kiểu cũng chưa lắm bệnh như bây giờ ấy. Bố mẹ ko sợ con mình tịt nên phải cưới trước rồi mới đc phép chửa. Nên việc HL dính bầu trước là 1 điều gì đó ko thể chấp nhận đc.

HL phải đổi cảnh đi ở nhà khác ko đc ở nhà bà cô kia nữa vì sợ hàng xóm dị nghị. Ngạn biết chuyện, vẫn chấp nhận thăm nom HL và tiếp tế. Khổ thân thằng bé. Ngày HL đẻ cũng là ngày mà thằng ch.ó Dũng kia cưới con mẹ con khác. Bạc thật đấy...

HL đẻ đc 1 cô con gái đặt tên là Trà Long. Trộm vía em. Trà Long giống mẹ y hệt. Sau 1 thời gian chăm lo cho HL, Ngạn về quê để làm thầy giáo. HL vẫn ở trên phố và mở 1 cửa hàng may.

Bé con Trà Long đc 2 tuổi thì HL gửi về quê cho bà ngoại nuôi. Ngạn lúc này cũng ở quê thấy thương con bé con quá thế là suốt ngày tíu tít nó. 2 chú cháu hay đi với nhau như 2 bố con vậy.

Thỉnh thoảng HL ở phố bơm máu về cho mẹ nuôi con, cho bà nuôi cháu. Ngạn thì vẫn ở quê làm thầy giáo. Vẫn đéo có cảnh gì. Vẫn chăm lo gián tiếp cho bé Trà Long như con ruột.

Thời gian trôi qua Trà Long lớn phổng phao, đẹp cũng ngang pheo mẹ. Ngạn vẫn thế, chẳng già đi tí nào. Chắc tại form người còi thì thường trẻ lâu.

Đây này, lúc này mới dã man đây này. Trà Long lớn 1 cái thế là quay ra yêu con mẹ cả chú Ngạn luôn aaaaaaaaaaaaaAAAAAAAAAAAA Phắc kinh shiết!!!????? LÒN QUÈ GÌ VẬY???????? Đ.Ụ MÁ NỨNG L HẢ????? TRỜI XANH ƠI NGÓ XUỐNG MÀ XEM ĐÂY NÀY!!! Tổ sư con bé yêu cả người đã-và vẫn-đang- yêu mẹ nó luôn nhé!!

Rồi 1 hôm, Trà Long chính thức gạ đit. chú Ngạn. Êu ôi viết đến đây mà tao đỏ hết cả mặt rồi đây này tại sao lại có thể thế đc nhỉ ???? Sao thế?? Ngạn hoảng quá viết vội bức thư rồi ù té chạy mất hút!! Sợ vãi lồ.n ra !!

Ngay ngày hôm sau Ngạn mua vé tàu té ngay lập tức. Để lại con bé Trà Long bơ vơ ở quê. Dã man thực sự.

Lúc này thì HL mới về thăm nhà và biết chuyện, đọc bức thư Ngạn viết để lại cho Trà Long. Trong thư, Ngạn trích đoạn:” Tình yêu của chú mãi mãi chỉ dành cho mẹ con đó là Hà Lan, chú thực sự đéo thể yêu thêm nổi con bánh bèo nào nữa!!”.

Lúc này HL mới chợt nhận ra người yêu mình – và mình nên yêu – đó chính là Ngạn.
Nhưng mà muộn con mẹ nó rồi, Ngạn đã lên tàu đi mất. Hà Lan đuổi theo, nhưng chịu. Ngạn đi tàu, chạy bằng máy. HL đi bộ, máy chạy bằng cơm, đuổi vào mắt/

Thế là thôi hết phim.

Haiz… Cuộc tình buồn, trớ trêu, chỉ vì 1 bà thì vô tư vô tâm và 1 ông thì nhát gái vleu đeo’ làm ăn đc gì cả.

Thôi, nói chung chốt hạ lại cá nhân mình đánh giá đây là 1 bộ phim rất hay và đáng xem của nền điện ảnh VN. Yếu tố drama vừa đủ mà ko bị lan man, cảnh quay rất đẹp và nhạc phim cực kì art, ko quá nhảm nhí mà vẫn có rất nhiều phân cảnh gây cười.

Thế thôi nhỉ, dài quá rồi..
-
Trần Bơm

Mắt Biếc tác giả Nguyễn Nhật Ánh TXT


Mắt Biếc tác giả Nguyễn Nhật Ánh PDF


Mắt Biếc tác giả Nguyễn Nhật Ánh DOCX




15.12.19

CHIẾC ÁO CŨ TÁC GIẢ: MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH

CHIẾC ÁO CŨ- TÁC GIẢ MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH 

CHIẾC ÁO CŨ TÁC GIẢ: MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH



Câu chuyện được kể lại từ thời Phật giáo Thiền tông hưng thịnh, tức là thời đại Kiếm Thương (Kamukara), trong khoảng thế kỷ XII và XIII ở Nhật Bản.


Khi Ô-chu từ giã tông phái Nhật Liên của Nhật Liên thượng nhân (Nichiren Shonin), thì mái tóc đã điểm hoa râm, chàng quay lưng ngọn núi Phú Sĩ bạc đầu, xuyên qua mấy rừng hoa anh đào để đi vào miền xuôi.Vai với bọc hành lý đơn giản, đầu chiếc nón rộng vành che kín khuôn mặt, từng bước một chậm rãi như chúa lạc đà, chàng đi mấy ngày đêm ròng rã, chỉ dành đôi chút nghỉ ngơi.

- Kia rồi!

Chàng ngước mặt lên khẽ thốt. Chiếc cổng trúc vàng và hai bụi thục quỳ nổi hoa tím đã hiện ra. Đằng sau lối sỏi trắng điểm hoa cỏ li ti có bóng người gầy cao chống trượng đứng.

Chàng quỳ gộp hai đầu gối xuống trong tư thế của một môn sinh thiền gia:

- Bạch Thầy, giọng chàng xoắn xít, nôn nao biểu lộ một cảm xúc tuôn trào - thầy vẫn còn mạnh.

Người gầy cao chống trượng đứng, không quay lại. Một đám mây bạc ửng màu lưu hoàng trôi qua đầu cây tuyết tùng. Buổi sáng có những tia nắng ấm và có mưa nhẹ lay bay...

- Anh lại bỏ áo? Anh đến chào tôi rồi hẳn làm một cuộc ra đi mới hả Ô-chu?

Giọng người gầy cao chống trượng đứng, nói trầm ấm và không biểu lộ một tình cảm nào.

- Đã bỏ áo? Dạ bạch thầy, không, con không bỏ áo. Không bao giờ.

Người gầy cao chống trượng đứng, đột ngột quay lại, cúi xuống hom hem nhìn chàng. Ký ức của lão thiền sư trở về...

Người gầy cao chính là thiền sư Đạo Nguyên (Dogen) năm đó đã 83 tuổi. Và kia là vị đệ tử trưởng của lão thiền sư, pháp danh Ô-chu (Oju Shonin) cách ba mươi năm về trước. Ngài còn nhớ rõ như in, người thanh niên với chiếc cằm vuông vức, trán phẳng và cao, đôi mắt xanh to nhưng sâu thẳm ẩn dưới hàng chân mày sắc mạnh như một vệt dao. Người học trò này thông minh, tuyệt vời thông minh, nhưng nóng nảy. Trong các buổi giảng tập kinh điển, luận bàn giáo lý, đôi mắt y sáng rực rực, giọng hăm hở, dồn dập, náo nức; ngôn ngữ, chữ nghĩa trôi chảy cuồn cuộn như sông dài; lý lẽ minh chứng xác thực, sắc bén như lưỡi kiếm xuyên nước. Ba trăm môn sinh không ai tranh luận nổi với chàng dẫu là một điểm nhỏ về giáo lý. Nơi thiền phòng bao giờ chàng cũng là người đến trước mà ra sau. Học Pháp không biết mỏi mệt. Hành thiền không biết mỏi mệt. Tuy thế, lão thiền sư Đạo Nguyên bao giờ cũng lắc đầu: “ba mươi năm nữa, ba mươi năm nữa”. 

Vì sao vậy? Lão thiền sư Đạo Nguyên lại nghĩ tiếp, y khó mà thấy được cái bình thường tâm. Y không bao giờ an tâm mà làm các công việc nhỏ nhặt như bổ củi, gánh nước, tưới rau, quét sân, nhổ cỏ... Y là con người của đại sự kia, kẻ gánh vác những công việc lớn lao trong trời đất; sứ mệnh của y phải là cái gì tương tự như tát cạn bể đông, quảy càn khôn trong cái đãy ta bà. Mỗi lần thượng tọa quản chúng hay Thượng tọa tri sự giao cho y những công việc chân tay thì khuôn mặt của y mới thiểu não làm sao. Y thường nói: ”gánh một núi sách lên Hy-mã-lạp-sơn còn dễ chịu hơn cái việc lượm lá, quét sân”. Sự khát khao về chân lý đạo bừng bừng bốc lửa trong ý chí của y. Thế nên, y không chịu được đời sống một môn sinh tầm thường. Vì vậy y khoác áo du tăng hành cước đi từ núi cao đến rừng thấp. Cuộc từ giã hôm ấy là một buổi sáng mờ sương, lão thiền sư đã ân cần trao cho chàng một chiếc áo cũ: “Thầy không có gì để kỷ niệm trước lúc con ra đi. Đây là chiếc áo cũ năm xưa thầy cho, con bỏ đi, nay thầy đã khâu vá lại. Con đừng quên nó nhé”. Đã lâu lắm rồi, lão thiền sư nghe y bỏ áo rồi xin nhập một tu viện. Lại bỏ áo. Lại lên đường đến một thung lũng của các đạo sĩ Yogi nghe đâu ở tận miền Bắc hải đạo. Một ngày mùa đông, tuyết ngập khe suối, các hoang đạo những vũng nước đóng băng, chàng dẫm qua mười hai ngọn núi, mười bảy làng sơn cước, đêm khuya trở về gõ cửa. Lão thiền sư tiếp chàng ngay nơi tẩm phòng, đốt lên một lò sưởi, hâm lại ấm trà, lấy ra một gói kẹo thảo mộc. Câu chuyện âm thầm giữa thầy cũ và trò xưa chẳng ai biết, chẳng ai hay. 

Mờ sáng hôm sau, người lữ khách không biết mỏi mệt ấy lại ra đi, lại lên đường, con đường nhiêu khê vô định, vai vẫn với bọc hành lý đơn giản dạo nào: “Bạch thầy ạ, con chưa thể dừng chân được. Sinh tử là định mệnh hối thúc không rời. Tri thức con phóng vọt tới đằng trước như một con ngựa bất kham. Nó không cần biết vực thẳm hay thảo nguyên, quê xưa hay đất trích. Bạch thầy ạ, tuy thế con còn có chiếc áo cũ của thầy, giáo huấn, nhắc nhở con mỗi khi lầm lỡ. Nó vẫn còn đây. Nó vẫn còn đây”. Chàng mỉm cười xa xôi, diệu vợi, vỗ vào bọc hành lý bạc màu rồi cúi đầu bước qua khung cửa thấp, đội tuyết lâm hành.

Mùa hoa anh đào cách đây đâu đã hai mươi năm, lão thiền sư nghe tin chàng đang thọ giáo với một pháp sư người Trung Hoa tại miền cực nam đảo Trường Kỳ. Không lâu sau lại tham học với một thiền sư người Đại Hàn tại Ko-chi. Và cứ thế, nào là giảng sư Tích Lan, hòa thượng tiến sĩ người Miến Điện... Sở học sau đó, không biết chàng đã tiến bước đến chân trời nào - hay là không còn chân trời thì cũng vậy - mà chàng lại phất áo ra đi, từ bỏ con đường vi vút chông chênh của duy lý để đắm mình trong khí hậu của chơn ngôn Mật giáo tại Đông Tự (Toji) phía nam Kyoto. Lửa ngàn đời lại âm ỉ thiêu đốt, đẩy chàng từ kinh đô lên núi non vùng tây bắc Akita, ăn rễ trái cây, sống đời khổ hạnh.Từ giả núi khổ hạnh, chàng về Đông Kinh đăng đàn thuyết pháp. Chàng rống tiếng sư tử trước mười ngàn thính chúng cử tọa gồm tăng lữ và môn sinh các tu viện, thiền viện, Phật học viện... Người ta bàng hoàng, bủn rủn, tê dại trước ngôn ngữ sấm chẻ và đôi mắt thu hút ma quái của chàng. Buổi giảng pháp đầu tiên đã vang đến cung đình. Thủ lãnh các tông phái, các pháp sư, luận sư tìm đến, dưới sự chủ tọa của thái tử Khải Nguyên (Koen), chàng lần lượt đánh bại Tịnh Độ tông mà đại biểu là Thân Loan thượng nhân (Shiren Shonin) sau đó là Nhất Biến thượng nhân (Ippen Shonin), một nhà sư lang thang tiếng tăm lừng lẫy không hẳn Chân tông không hẳn Tịnh Độ. Rồi lần lượt những cao sĩ của Phật giáo quý tộc, Thiên Thai, Pháp Tướng, Luật, Tam Luận, Hoa Nghiêm, Thành Thật... đều bị rớt đài. Chàng giương cao ngọn cờ hưng khởi của Thiền tông, mà chàng gọi là Thiền tông tịch mặc. Trong lúc thái tử Khải Nguyên muốn dành mọi vinh quang cho vị pháp sư siêu việt thì chàng đã mất tích. Nghe nói Nhật Liên thượng nhân đã mất (1282), và mong chàng là người kế vị giáo chủ. Và bây giờ ....

- Anh hãy nói đi! Vị lão sư quay lưng ngồi lên chiếc giả đôn bằng đá trắng, nói dịu dàng - không phải là nói cái kinh qua mà nói cái còn lại, cái đọng lại!

Ô-chu ngước đầu lên, tròng mắt phản chiếu nước mặt hồ xanh trong lặng lẽ. Y cởi bọc hành lý đặt dưới chân đức thầy già nua rồi lấy ra chiếc áo cũ, chiếc áo chàm nâu đã bạc mầu còn nguyên nếp gấp, những tấm vá vụng về đã long những sợi chỉ vàng. Y nhìn thật lâu vào đấy đầy xúc động.

- Bạch thầy ạ, đây là chiếc áo cũ năm xưa, bây giờ còn muốn mặc lại, xin thầy cho phép.

Giọng chàng như lạc hẳn đi.

Đôi mắt lão thiền sư rớm lệ. Có lẽ là những hạt nước mắt đầu tiên và cũng là những hạt nước mắt cuối cùng.

- Con có nói gì nữa không, Ô-chu? Tóc con đã bắt đầu điểm muối sương rồi.

- Dạ!

Im lặng.

- Con không nói gì ư?

- Dạ!

Lại im lặng.

Một con chim vành khuyên mỏ đỏ hót một tiếng hót lảnh lót xao động không gian. Một cơn gió nhẹ nhặt mấy cành hoa anh đào ném tung thành vài con bướm lượn. Một cánh rơi nằm trên manh áo cũ. Lão thiền sư mỉm cười cúi xuống bắt bỏ lên lòng bàn tay:

- Ba mươi mùa hoa anh đào đã qua đi rồi, thuở còn từ giã nơi này. Thời gian qua đi nhưng hoa nở hoa tàn thì vẫn vậy.

Lão thiền sư ngước nhìn trời. Đám mây bay qua đầu cây tuyết tùng giờ lại long lanh màu hổ phách. Ngài chống gậy chậm rãi bước đi. Nhìn theo dáng hạc gầy guộc của thầy, Ô-chu liên tưởng đến một đỉnh núi đá cô liêu. Và chàng là con sông dài cuồn cuộn chảy về khơi. Ai ngờ con sông trở lại.

Trai đường rộng mênh mông, mấy trăm môn sinh ngồi tỉnh tọa giây lát trước khi vào bữa ăn sáng bằng cháo ngũ cốc. Họ đã tụng Phật hiệu xong - Namo Sak-ya-mu-ni Bud-dha - tiếp theo là lời quán tưởng. Giọng tụng thoát khung cửa lớn ùn ùn tỏa ra chao động cả khoảng không gian còn đọng hơi sương. Lão thiền sư lọc cọc đầu gậy trúc đột ngột đi vào với một trung niên tóc đã điểm hoa râm.

- Các con thân mến! Rồi lão thiền sư vỗ nhẹ lên vai Ô-chu - Hôm nay thầy giới thiệu với các con một môn sinh mới xin nhập viện. Thầy đã cho y thọ trì Tam quy và Bát quan trai giới. Pháp danh là Ô-chu. Các con hãy sống thuận thảo tương ái tương kính lẫn nhau, lấy Lục hòa, Tứ nhiếp làm trọng.

Mấy trăm đôi mắt tò mò, thú vị hoặc lãnh đạm nhìn người đàn ông lớn tuổi, lớn tuổi hơn cả những vị thượng tọa cao hạ ở đây. Nhưng người y sao rừng rú thế? Ở nơi cái thân thể lực điền, mày thô mắt cứng không tìm thấy một nét văn nhược thì học hành cái gì! Cuốc đất thôi! Y lại khoác lên người chiếc áo thô cũ, quá cũ, vá đùm, vá chụp trông chẳng được mắt chút nào.

- Thượng tọa Quản chúng, Thượng tọa Tri luật, Thượng tọa tri sự, Thượng tọa Giáo thọ đâu? Tiếng lão thiền sư yếu, thanh nhưng sắc mạnh.

Cuối trai phòng, bốn vị Thượng tọa đồng đứng dậy, chấp tay ngang ngực.

- Các thầy đã biết bổn phận nhất định của mình là phải làm gì đối với một tân môn sinh.

- Dạ.

Lão thiền sư lẳng lặng nhìn quanh một vòng rồi từ từ bước ra cửa. Chiếc bóng cao lênh khênh, màu áo khói hương như tan lẫn trong sương, chỉ còn vọng lại đều đặn tiêng gậy trên lối sỏi.

- Lại đây, lại đây, người bạn đạo.

- Lối này, lối này.

- Chiếu này, chỗ này!

- Chỗ anh là chỗ cuối cùng kia, người em út!

- Mới vào chùa mà ra vẻ sư cụ nhỉ?

- Một trăm gánh nước, ha ha, bài học nhập môn hạng bét cơ đấy!

- Quét một ngàn giỏ lá hoa anh đào, ông bạn già. Mòn vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp cái chổi, phải biết!

- “Cù” thế!

Tiếng tiếp tiếng, câu tiếp câu chen lẫn xen lộn ồn ào. Một tiếng bảng mộc vang lên.

- Chư đệ, chư đệ, hãy im lặng.

- Chư đệ, chư đệ, chớ quên mình, chớ phóng dật!

Trai đường im lặng trở lại.


Người ta rất ngạc nhiên về vị môn sinh mới. Suốt ngày y rất ít nói, lặng lẽ như chiếc bóng của mình. Y không tỏ vẻ cố gắng lắm nhưng hoàn tất dễ dàng các công việc được giao phó. Y làm không chậm, không nhanh, đôi khi rất chậm, đôi khi rất nhanh, bao giờ cũng toát ra cái vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng, êm ả, dẫu cho cái thân thể to lớn nặng nề. Người ta không thấy y trầm tư, thiền định, không mơ mộng và buồn phiền. Đôi khi y ngâm khe khẽ một vài câu thơ cổ, một vài câu kệ với âm thanh phát ra ư ử trong cổ họng, không ai nghe được. Đặc biệt, cái trầm tĩnh của y đến độ làm cho người ta lạnh mình. Chuyện kể rằng, lão thiền sư cho phép y làm cái cốc rạ phía sau hốc núi, cách chỗ của thiền sư một con suối nhân tạo và một hòn giả sơn. Hôm kia, cốc phát hỏa do một môn sinh nướng khoai sơ ý gây nên. 

Về đến nơi thì chỉ còn một đống tro. Vị môn sinh kia áy náy bối rối đến tội nghiệp. Ô-chu mỉm cười mà rằng: “Vậy chớ sau đó thầy có ăn khoai được không, hay là nó đen thui?” Người ta chơi nghịch đốt giải áo của chàng trong lúc chàng nghỉ trưa. Chàng ngồi dậy thì đám lưng đã cháy một mảng. Chàng bị bỏng nặng mà không hề than một tiếng. Chàng đã không biết giận ai mà lại hay cười. Chàng mỉm cười với mọi sự. Mỉm cười với tất cả “lính cũ bắt nạt lính mới”. Mỉm cười với mọi công việc nặng nề, hôi hám mà người ta đùn cho chàng. Ở đâu mà không thế. Chàng rất ít nghỉ ngơi, ai hỏi lý do, chàng nói: “Ngay chính nơi công việc, ta luôn luôn tìm được sự nghỉ ngơi”. Những công việc tay chân và thiên nhiên là sự nghỉ ngơi của chàng, sự nghỉ ngơi thiêng liêng nhất mà không phải tuổi nào cũng thấy được, người nào cũng hiểu được. Do vậy, trong công việc, chàng làm với tất cả lòng đam mê và sự sáng tạo. Trong thiên nhiên, sự hiện hữu của muôn loài, muôn vật, chàng nhìn ngắm với sự mới lạ trong từng giây từng khắc, với trọn tâm hồn của mình.

Sáu tháng sau, Thượng tọa Giáo thọ kêu chàng lên:

- Chú chấp tác mọi công việc đều tốt, rất tốt. Thượng tọa tri sự yêu cầu tôi bắt đầu dạy giáo lý cơ bản cho chú. Nhưng trước khi vào chương trình, tôi phải biết sơ về trình độ, hầu dọn cho chú một chương trình giáo lý riêng biệt thích hợp. Muốn vậy, chú phải trả lời những câu hỏi của tôi. Chú đi tu đã lớn tuổi, chú đến với Phật giáo quá muộn màng. Chú biết đấy. Vậy thì chú biết gì về Phật không? Nghĩa là tôi muốn hỏi, chú đã biết Phật là gì chưa?

“Lão tân môn sinh” lúng túng ra mặt, khẽ nhìn vị “Thượng tọa bác học” rồi lại cúi đầu xuống.

Đọc được tia mắt ấy, Thượng tọa Giáo thọ cố gắng diễn giải:

- Chú chỉ cần nói ra cái ý niệm. Không, chả cần, chữ “ý niệm” rắc rối khó hiểu - Thượng tọa nhăn mày - Hay là thế này vậy, chữ “Phật” gợi cho chú hình ảnh nào; phải, hình ảnh, cái hình ảnh thiêng liêng hoặc gần gũi mà chú đã bắt gặp được trong đời sống của mình. Phải rồi, chú nói đi, Phật là gì nào?

Quả thật, chàng lạ lùng, ngạc nhiên trước câu hỏi này. Phật là gì nhỉ? Ở nơi cái ngôn ngữ tối tăm và u ám của con người, có chỗ nào diễn tả chân xác nhất? Đầu óc Ô-chu làm việc thật nhanh, như chiếc đèn cực sáng quét qua một lượt mấy cánh rừng ngôn ngữ. Qua gần năm cổ ngữ và mười ngoại ngữ khác nhau, chàng không tìm ra từ thích hợp. Những chữ, những chữ hiện tuần tự thứ lớp như cuốn phim tốc quay và chàng chụp bắt với đôi mắt của loài cú. Thế nhưng, Phật là gì? Ồ! Phật là gì nhỉ?

Và thế là Ô-chu thiểu não lắc đầu.

- Chú không biết! Thượng tọa Giáo thọ thở dài. Phật mà chú không biết là gì, thì xin lỗi... đi tu vậy là cuồng tín mất thôi. Ôi, tín mà không có trí là hỏng rồi!

Ô-chu cũng thở dài. Biết sao được.Thầy Giáo thọ quở phiền chàng là phải lắm. Ôi, rõ ràng là không thể nói Phật là gì. Nói ra là hỏng mất thôi.

- Pháp là gì? Thượng tọa Giáo thọ đưa mắt thương hại hỏi tiếp - dẫu chú không biết Phật là gì, nhưng tôi vẫn hy vọng là chú biết Pháp, biết được cái chân lý mà từ đó, chú đoạn bỏ đời sống cư sĩ áo trắng tục lụy và tối tăm để về với ánh sáng đạo. Pháp là gì? Tôi đã cố gắng tìm kiếm nơi chú một hiểu biết tối thiểu, như gạn cát tìm vàng. Pháp là gì? Bạn thân mến, Pháp là gì nào?

Pháp là gì? Ô-chu chợt mỉm cười. Chàng biết rõ cái đó trong tâm. Chàng đã cùng hít thở, đi đứng với nó. Nhưng biết nói làm sao nhỉ? Ôi, sao ngôn ngữ loài người nó nghèo nàn đến thế?

Trong lúc cố gắng tìm kiếm, cân nhắc, bất chợt chàng thấy một cánh thảo lan thò nụ hoa vàng từ sau gộp đá nâu.

- Kìa, Thượng tọa - Chàng rối rít đưa tay chỉ - Một nụ thảo lan, có phải không? Là một nụ thảo lan! Ôi! Đẹp làm sao!

- Cái gì? Vị Giáo thọ sư quắt mắt - Chú nói cái gì? Chú nói kìa một nụ hoa vàng, một nụ thảo lan, là quái gì? Thượng tọa giáo thọ bốc giận - Đấy là ngôn ngữ thiền sư “rởm” chú ạ! Ai cũng có thể nói được một nụ hoa vàng, đẹp lắm, xưa quá rồi. Thôi đi, “nởm” ạ!

Thượng tọa Giáo thọ đứng bật dậy, thu vội sách vở trên bàn.

- Chú hãy trở về trình diện lại với Thượng tọa tri sự, kiếp này chú không tu huệ được đâu, chỉ tu phước thôi. Hãy cố gắng tích lũy công đức trong lao tác, trong đời sống phục vụ Tam Bảo. Công đức kia sẽ hộ trì, dắt díu chú. Con đường này tuy chậm, nhưng chắc chắn và vững vàng, hợp với khả năng của chú. Tôi cầu nguyện Phật lực gia hộ cho chú...

Ra đến cửa rồi, Thượng tọa Giáo thọ quay lại nhìn chàng một hồi lâu:

- Chiếc áo vải thô của chú đã cũ quá rồi. Chú không có cha mẹ, bà con, họ hàng thân thích gì cả sao?

- Dạ không ạ!

- Vậy thì để tôi đề nghị lên Thượng tọa Quản chúng, Đại đức Thủ quỷ may cho chú một vài bộ áo quần cho tiện việc chấp tác. Chiếc áo kia cũ quá rồi đấy!

Ô-chu mỉm cười:

- Thôi Thượng tọa ạ! Chiếc áo này cũ nhưng còn chắc chắn hơn cả bao gai. Nếu biết vá víu cho khéo thì cũng có thể dùng được lâu. Chỉ có cái là bàn tay của đệ tử thô tháo, vụng về thôi.

Thượng tọa Giáo thọ nhìn hai bàn tay chai sạn, u nần, kệch cỡm của Ô-chu, cười thành tiếng:

- Phải rồi, chú sinh ra không phải là để học, để ngồi trên những chiếc ghế vàng son lộng lẫy của pháp sư, giảng sư...

Ba hồi chuông trống bát-nhã rộn ràng vang lên đánh thức sự tịch mịch của đêm sương. Đèn đuốc bất chợt được đốt sáng khắp đó đây.

- Thầy đã tịch rồi!

Tin truyền rất nhanh. Tất cả môn sinh đã tụ về lố nhố đứng cung kính, ủ rủ trước cốc của lão thiền sư Đạo Nguyên. Không một tiếng động. Lát sau tiếng niệm Phật hiệu thầm thì rồi lan ra, lan ra mãi. Các vị Thượng tọa cao hạ và chức sắc quỳ thành vòng tròn xung quanh thiền sàng, chấp tay lên ngực, có đôi vị rưng rưng như cố kìm giữ tiếng nấc.

Lão thiền sư Đạo Nguyên không bệnh, không báo trước mà lặng lẽ ra đi. Ngài ngồi kia, trong thế kiết già phu tọa, khuôn mặt tỏa sáng niềm an lạc, nhưng thần thức giờ đã tiêu diêu ở cõi đầy hào quang và ánh sáng nào.

Phần ngài thế là xong. Nhưng còn người nối hậu? Y pháp chưởng giáo ngài đã truyền lại cho ai chưa? Đấy là câu hỏi lởn vởn trong đầu óc của mọi người.

Không ai tìm ra di chúc, một lời giáo huấn tối hậu nào. Thật là khó xử đây. Thượng tọa Quản chúng một đời hỷ xả, niên trưởng và đạo hạnh. Thượng tọa Tri sự một đời phục vụ, hạ lạp cao và vô vàn công đức. Thượng tọa Tri luật, niên cao lạp lớn, gương mẫu cho chúng, nghiêm minh và thanh tịnh. Thượng tọa Giáo thọ dẫu hạ lạp ít hơn chút đỉnh, trẻ tuổi nhưng một đời ít ngủ, ít ăn, chăm lo hàng trăm lớp giảng huấn, hàng chục trình độ khác nhau; lại nữa, là người suốt thông Tam Tạng, là linh hồn tri thức, kiến thức cho viện.

Sau lễ nhập tháp ba ngày, một buổi họp giới hạn được tổ chức, nơi đây chỉ gồm các Tỷ-kheo chức sắc hoặc từ năm hạ trở lên. Bốn nhóm thân hữu, đệ tử hoặc cảm tình với bốn vị thượng tọa tranh luận cho phe phái của mình. Ai cũng có thể đưa ra những dẫn chứng chính đáng và cụ thể nhất.

Ban đầu thì ngôn ngữ khiêm cung, nhã nhặn, đến lúc chẳng ai chịu thua ai, tranh luận biến thành tranh cãi rồi trở nên sôi nổi, gay cấn, ồn ào. Một vài cánh tay giận dữ đưa lên cao. Một vài đôi mắt đã gườm gườm bốc khói. Những tiếng bảng mộc không ngớt vang lên.

- Chư đệ, chư đệ, im lặng nào!

- Chư đệ, chư đệ, chớ phóng dật, chớ quên mình!

Nhưng vô ích. Ở đây đã có rất nhiều loại ngựa non háu đá, gà tơ mới mọc cựa...

Trong lúc ở thiền đường xảy ra cuộc tranh luận thì ở sau hốc núi có một bóng đen lặng lẽ luồn qua các vòm cây đến ngôi tháp mới. Bóng đen quỳ trước cửa tháp từ canh gà đầu tiên đến lúc sao Mai vừa mọc. Y đứng dậy giũ sương trên áo rồi lảo đảo thắp ba nén nhang. Sương mù đầy đục cả trời, gió hiu hiu buốt lạnh. Quày qua lối cũ, đến cổng trúc vàng, bụi thục quỳ, y dừng lại. Ánh trăng hạ tuần nhợt nhạt trong màn sương trắng. Tiếng một con cú rúc lẻ loi. Y đưa mắt một vòng. Lát sau y quảy đãy ta bà lần theo lối sỏi khuất dưới chân đồi.

Đấy là Ô-chu, chàng lặng lẽ từ giã thiền viện, nhẹ nhàng, âm thầm và cô liêu hơn cả kẻ từ giã cuộc đời. Chàng đến một động đá, trịnh trọng khoác chiếc áo cũ lên người rồi an nhiên kiết già tịch diệt, trên môi còn nở nụ cười bất diệt. Qua ánh sáng mờ từ cửa động hắt vào, người ta đọc được từ lưng chiếc áo cũ mấy dòng chữ chân phương, đôn hậu, bút tích không thể lầm lẫn của lão thiền sư quá cố:

“Y Pháp Bất Y Nhân
Y Nhân Bất Y Pháp
Nhân Pháp Liễu Mật Thâm
Mạc Cầu, Phi Thủ Trước”

Tạm dịch nghĩa:
Nương theo pháp, chẳng nương theo người
Nương theo người, chẳng nương theo Pháp
Người, pháp rõ nguồn căn
Chẳng cầu chẳng ôm giữ.

(Thiền tông đời thứ hai, Kiếm Thương hưng khởi, Đạo Nguyên Tỷ-kheo; phụng truyền đệ tử trưởng đắc pháp đời thứ ba là Ô-chu).

Thế là Pháp, Nhân đã cùng tịch diệt với nhau trong động đá. Cho nên hiện nay, phái này đã không còn truyền thừa. Chuyện kể rằng một trăm tám mươi năm sau, di tích này vẫn còn. Một thiền sư nghệ sĩ vô danh trong khi sơn thủy hành cước ghé qua đây, biết chuyện của người xưa, xúc cảm làm một bài thơ nét chữ long phượng, dường như còn mãi đời đời nơi vách đá:

“Thầy là đỉnh núi cô liêu ngàn đời tịch mặc,
Trò là con sông dài cuồn cuộn bỏ núi ra khơi
Còn đây áo cũ ngậm ngùi
Còn đây biển núi nụ cười an nhiên.”
(Minh Đức Triều Tâm Ảnh) 


Nguồn: facebook.com/coivecondo CHIẾC ÁO CŨ Minh Đức Triều Tâm Ảnh

13.12.19

Google Ads Freelance- Lính đánh thuê Online tinh nhuệ

Phanblogs Google Ads Freelance- Lính đánh thuê Online tinh nhuệ

https://google-ads-freelance.business.site/



CHÚNG TÔI KHÔNG GIỚI HẠN BẢN THÂN

Từ ZERO TO HERO.    Đừng chần chừ hãy đặt lịch với chúng tôi để tư vấn về sản phẩm, dịch vụ của bạn đang và sẽ có kế hoạch kinh doanh.
Google Ads Freelance không giới hạn bản thân trong những khuôn khổ cố định nào, mà luôn đặt ra những mục tiêu và thử thách mới. Bằng việc chỉ tập trung vào mảng Dịch vụ Quảng cáo Google Adwords khi mới thành lập, Google ads Freelance đã mở rộng thêm nhiều dịch vụ mới như:
    1. Quảng cáo Google Shopping, Google Tìm kiếm
    2. Quảng cáo Facebook,
    3. Youtube ads và 
    4. Thiết kế website cho doanh nghiệp (Hiện chúng tôi đang là đối tác của Haravan, Chili, Sapo).
    5. Thiết kế bộ nhận dạng thương hiệu cốt lõi và nhận diện văn phòng cơ bản.

Phanblogs Google Ads Freelance- Lính đánh thuê Online tinh nhuệ


Phanblogs Google Ads Freelance- Lính đánh thuê Online tinh nhuệ

Tất cả những điều đó đều nhằm mang đến cho khách hàng những hiệu quả tốt nhất và hoàn thiện nhất.Chúng tôi nhận tư vấn định hướng xây dựng phát triển sản phẩm, dịch vụ  online tiềm năng cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp.




9.12.19

Đặt giá thầu hiệu quả hơn bằng cách sử dụng CPA mục tiêu

Phanblogs Đặt giá thầu hiệu quả hơn bằng cách sử dụng CPA mục tiêu


Chiến lược đặt giá thầu CPA mục tiêu tự động đặt giá thầu để giúp bạn nhận được nhiều lượt chuyển đổi nhất có thể với mức giá mỗi chuyển đổi (CPA) mục tiêu mà bạn đã đặt. Một số lượt chuyển đổi có thể có chi phí cao hơn hoặc thấp hơn so với mục tiêu của bạn. Bất kỳ mức điều chỉnh giá thầu thiết bị nào không được đặt thành -100% đều sẽ bị xóa khi bạn áp dụng các nội dung đề xuất này cho chiến dịch. Số lượt chuyển đổi và giá mỗi chuyển đổi có thể sẽ thay đổi nếu bạn sử dụng chiến lược CPA mục tiêu.

Nhận được nhiều chuyển đổi hơn với mức CPA thấp hơn hoặc tương tự bằng cách sử dụng một chiến lược giá thầu hoàn toàn tự động

Đặt giá thầu hiệu quả hơn bằng cách sử dụng CPA mục tiêu
Đặt giá thầu hiệu quả hơn bằng cách sử dụng CPA mục tiêu

Được đề xuất vì tài khoản của bạn có đủ dữ liệu chuyển đổi để hưởng lợi từ chiến lược đặt giá thầu CPA mục tiêu. Chiến lược này có thể sử dụng dữ liệu từ tất cả các chiến dịch của bạn để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động


Bật chiến lược CPA mục tiêu để sử dụng các tính năng sau:

Các cải tiến đối với công nghệ máy học: Công nghệ máy học của Google tự động tối ưu hóa giá thầu của bạn cho những khách truy cập dựa trên khả năng họ thực hiện hành động chuyển đổi
Các hoạt động tối ưu hóa trong phiên đấu giá: Tối ưu hóa cho số lượt chuyển đổi trong từng phiên đấu giá riêng lẻ bằng cách sử dụng các tín hiệu như đối tượng, vị trí, thời gian trong ngày, v.v.
Hiệu suất tốt hơn: Nhận được nhiều lượt chuyển đổi hơn với mức giá mỗi chuyển đổi tương tự







5.12.19

Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới tác giả haruki murakami

Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới tác giả haruki murakami

 
“Ở đây”, tôi nói và gõ ngón tay vào đầu mình. “Chúng sống trong đầu anh. Cả một đàn.”
“Anh nói kiểu biểu tượng?”
“Không, không, hoàn toàn không phải biểu tượng. Chúng sống trong đầu anh, đó là sự thực. Có một người đã phát hiện ra hộ anh.”
“Nghe thú vị đấy. Kể tiếp cho em nghe đi!”
“Chẳng thú vị gì đâu”
“Nhưng em thích nghe!”
“Ở tận đáy của ý thức hệ có một dạng như cái lõi mà người ta không cảm nhận được bằng giác quan. Trong trường hợp anh, đó là một thành phố với một dòng sông chảy qua và được bao bọc bởi một bức tường thành cao xây bằng gạch. Dân trong thành phố không thể ra ngoài. Chỉ có đàn thú một sừng được rời thành phố. Như những tờ giấy thấm, chúng hút hết các bản thể của người dân và chuyển ra ngoài thành. Vì vậy người dân trong thành phố không có bản thể, không có chính mình. Anh sống trong thành phố ấy – đúng hơn là sẽ sống trong đó. Không thể nói thêm điều gì nữa, chính anh cũng chưa được tận mắt nhìn thấy thành phố.”
“Một câu chuyện rất độc đáo”, cô nói.

Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới tác giả haruki murakami
Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới tác giả haruki murakami

Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới được xây dựng bằng các chương xen kẽ nhau, với hai câu chuyện được kể lại dưới góc nhìn của hai nhân vật xưng “tôi”. Câu chuyện thứ nhất diễn ra tại Tokyo, một toán sư được mời đến làm việc cho một nhà khoa học lập dị đang nghiên cứu dự án điều khiển âm thanh trong tự nhiên. Toán sư này là người làm cho Hệ thống, một tổ chức rộng lớn chuyên bảo vệ dữ liệu, đối lập với nó là Nhà máy – tổ chức của các ký hiệu sư chuyên xâm nhập dữ liệu. Ngoài Nhà máy, bọn ma đen – những sinh vật ghê rợn sống trong bóng tối cũng thèm khát chiếm hữu công trình của nhà khoa học nọ. Để chống lại, toán sư nhận nhiệm vụ mã hóa dữ liệu bằng phương pháp đặc biệt nhất của Hệ thống – sử dụng các tầng ý thức sâu mà chính anh cũng không tự nhận biết được. Bất ngờ nhà khoa học biến mất, anh không còn cách nào khác là dấn thân vào cuộc phiêu lưu dưới lòng đất hòng tìm ra ông, trước thời điểm “thế giới lụi tàn”.

Bối cảnh của câu chuyện thứ hai là một vùng đất kỳ lạ được gọi là Chốn tận cùng thế giới. Được bao quanh bởi bức tường thành chỉ có chim bay qua được, con người ở vùng đất này sống lặng lẽ, không khổ đau, không lo lắng, vì họ đã bỏ lại cái bóng của mình ngoài tường thành. Nhân vật “tôi” có nhiệm vụ là đọc các “giấc mơ xưa” tại thư viện, nhưng do mới tách ra khỏi cái bóng của mình chưa lâu, anh vẫn còn khả năng gợi lại ký ức, vẫn cảm thấy bất an trong xứ sở hoàn hảo này. Anh đứng trước hai lựa chọn, hoặc dấn thân vào những hiểm nguy vô hình để tìm đường thoát ra, hoặc ở lại và vĩnh viễn từ bỏ tâm hồn mình, một khi cái bóng đã chết hẳn…

Hai nhân vật có liên quan gì đến nhau, chốn tận cùng thế giới nằm ở đâu, và thế giới lụi tàn sẽ dẫn đến điều gì? Những câu hỏi siêu hình về số phận, về bản sắc con người trong xã hội bị thống trị bởi các tổ chức bí hiểm đầy sức mạnh – là chủ đề quen thuộc mà Murakami sẽ tiếp tục sử dụng trong Biên niên kí chim vặn dây cót, Kafka bên bờ biển… Một tác phẩm khoa học giả tưởng, truyện trinh thám và bản tuyên ngôn của chủ nghĩa hậu hiện đại kết hợp trong cuốn tiểu thuyết dung lượng đồ sộ. Murakami đã hợp nhất Đông - Tây, bi - hài, sự thờ ơ và lòng trắc ẩn, ngôn ngữ lóng thông tục và các tư tưởng triết học siêu hình trong câu chuyện đặc sắc về toán sư 35 tuổi li hôn trong hành trình đi xuống thế giới ngầm mang màu sắc Kafka dưới lòng Tokyo hiện đại. Kết quả là Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới với những tưởng tượng sáng tạo phóng túng và một trạng thái lắng đọng sâu xa của tâm thức, góp phần tạo nên thành công lớn làm gia tăng đáng kể lượng độc giả của Haruki Murakami trên toàn thế giới. Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới đã được trao giải văn học Tanizaki uy tín của Nhật Bản.

Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới tác giả haruki murakami pdf


Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới tác giả haruki murakami txt


Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới tác giả haruki murakami docx