Search

29.4.09

Gái miền Nam vs gái miền Bắc

Gái miền nam nó yêu mình, mình là ông chủ. Đúng kiểu xuất giá tòng phu. Mình đi làm vất vả về muộn, say xỉn, nó chạy ra ngọt ngào: anh đi làm về có mệt không. Anh ăn gì, uống gì.

Gái bắc, nó yêu mình, nó sở hữu mình luôn. Đi làm về muộn 15 phút, mặt nó như cái mâm. 
Gái miền Nam vs gái miền Bắc
Gái miền Nam vs gái miền Bắc


Gái nam mình xỉn, nó chăm mình nôn mửa các kiểu
Gái bắc mình xỉn, nó gọi đt cho bạn mình để kiểm tra đi đâu, mình xỉn, nôn mửa, thì kệ mình.

Gái nam nó không đòi hỏi nhiều trách nhiệm. Yêu và cưới tự nhiên như không.
Con gái bắc, mình cầm tay nó là nó coi như mình có trách nhiệm với nó cả đời. Thế mới tệ chứ.

Gái miền nam gần như không có khái niệm bình đẳng giới.
Gái bắc thì lại bình đẳng quá. Nhiều khi không biết ai là tướng trong gia đình.

Gái bắc mà có chồng tòng teng, nó cắt ... luôn. Cắt xong rồi ngồi khóc hu hu.
Gái nam mà có chồng tòng teng. Nó đến phang con kia bét nhè luôn. Xong về nhà vẫn thờ chồng như một, chả vấn đề gì.

Gái bắc mà ko hài lòng về chồng, ví dụ chồng lăng nhăng. Đến cơ quan kể um với chị em đồng nghiệp. Chị em xúm lại “Bỏ mẹ nó đi, cần đ’o gì”. Bình đẳng giới mà
Gái nam thì không có khái niệm không hài lòng về chồng.

Nhưng gái nam, nó là bồ mình, nó là vợ mình, mình phải lo cho nó đến tận răng. Tức là mình làm ăn ngày càng phải tấn tới. Mình sa cơ lỡ vận, nó chạy luôn.
Gái bắc, mình sa cơ, nó đi bán rau, bán cháo để nuôi mình

Giấc mơ con đè nát cuộc đời con

Một phong tục kinh điển khi đứa trẻ thôi nôi là người lớn bưng cái rổ lại trước mặt nó để nó chọn… nghề, để coi nó sẽ cầm món nào trong đó, gương lược, kéo, viết, cây búa, cuốn sách hay là cục đất. Một câu hỏi gần như… kinh điển của các ông ba bà mẹ, khi đứa trẻ biết chuyện trò ríu ran, rằng sau này con thích làm nghề gì. Chiều qua, trên đường từ trường về, đứa trẻ hớn hở khoe, mai mốt lớn lên con đi bán xôi gà. Bán xôi gà thì sẽ được ăn xôi gà đã đời luôn.

Má nó nghe buồn, bán xôi gà dãi nắng dầm mưa, suốt ngày long đong ngoài đường phố, vui sướng gì hả con ơi ?

Bà nội nó nghe buồn, cứ ước trong nhà có đứa làm bác sỹ, không thì làm thầy giáo cũng được, ra đường trẻ nít nó kêu thầy ơi thầy à không oai sao ?

Ba nó nghe buồn, đời ba lắt xắt bán buôn, mong có con cho làm cán bộ nhà nước, giàu thì chưa biết, nhưng chắc chắn là sống ổn định, không lo bữa no bữa đói.

Đứa trẻ chín tuổi, không hiểu tại sao người lớn lại tiu nghỉu khi nghe dự định của nó. Với nó, mọi mơ ước đều bình đẳng với nhau, vui như nhau, không phân biệt thấp cao. Bạn nó có đứa thích lái máy bay bay lên trời. Có đứa đòi tham gia đội đặc nhiệm siêu nhân. Có đứa thích làm công an bắt cướp. Nó chọn bán xôi gà vì công an, phi công, hay siêu nhân gì thì xong việc rồi cũng muốn ăn xôi gà.

Cũng may là có bà ngoại là vỗ tay cười mừng, bà nói cháu bà mơ ước bán cá bán rau bà cũng vui. Ước mơ tự bản thân nó đẹp rồi, không có ước mơ xấu, lại càng không có ước mơ sang, ước mơ hèn. Bán xôi gà, hay làm giám đốc ngân hàng thì cũng hồn hậu đáng quý như nhau khi chúng vẫn còn nằm trên mảnh đất mang tên mơ ước. Bán xôi gà cũng có cái hạnh phúc đặc biệt của bán xôi gà, bà ngoại nói tỉnh bơ.

Như bà ngoại đã từng mơ ước làm họa sỹ truyền thần nhưng suốt đời gắn bó với nghề may áo bà ba, vui vẻ thấy người ta đẹp lên nhờ bàn tay khéo léo của mình.

Như chú kia biết đâu đã từng ước mơ làm kỹ sư, nhưng lẽ gì lẽ khác, chú ấy đi bán cơm chiên. Sáng nay ta đói bụng quá và ta nhớ tới chú.

Như chị nọ biết đâu đã từng mơ làm hoa hậu, nhưng cuối cùng chị đi bán dừa tươi, và ta luôn trông ngóng, chờ đợi chị đẩy xe dừa ướp lạnh trong cái nắng lửa tháng Tư tuôn ngui ngút.

Như anh kìa biết đâu đã từng mơ làm bác sỹ, nhưng cuộc đời đưa đẩy khiến giờ anh an ủi những thương tổn của con người theo kiểu khác, anh làm công nhân trồng cây, trồng hoa, tỉa tót, tắm tưới chúng xum xuê trên những ngã đường.

Và khi ta thèm một tô bún riêu, cần một cái chổi rơm, muốn sơn lại mảng tường cũ… luôn có người sẵn sàng chờ để làm những công việc đó. Họ có thể đã từng mơ ước làm giám đốc, chủ tịch, hay chỉ giản dị, “muốn bán bún riêu để ăn bún riêu cho đã đời luôn…” .

Ngoại nói hay ho như trên báo, dù vậy, cả nhà vẫn buồn. Họ hy vọng thời gian sẽ làm thằng nhỏ thay đổi ước mơ, trẻ con vội thèm mau chán mà. Và một bữa nhân dịp nép bên lề nhường đường cho đoàn xe công vụ có còi hụ đi qua, thằng nhỏ nói lớn lên con muốn làm bộ trưởng, làm bộ trưởng oai thiệt oai như cái bác ngồi trong xe kia.

Lần này thì cả bà ngoại cũng buồn, bà ngoại sợ thằng cháu theo đuổi tận cùng hiện thực hóa ước mơ đó, nó sẽ làm ảnh hưởng, biến chuyển số phận của hàng trăm, triệu con người. Một chữ ký, một cái phẩy tay, một lời nói lơ đãng vô tình, một sơ sót nhỏ của nó cũng làm vất vơ ngơ ngác một đám đông. Họ sướng thì không nói gì, nhưng nhiều khi thằng cháu bà làm họ khổ…
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con.


END


26.4.09

Các bạn TTVNOL đáp lễ "người anh em Trung Hoa" về clip CQ 88

China invaded Spratly islands of Vietnam (real footage 1988)

Clip được quay bởi Trung Quốc trong trận CQ 88 tại Trường Sa mới được đăng trên Youtube đã gây phẫn nộ trong cộng đồng Việt. Các bạn TTVNOL đã biến đau thương thành hành động. Và đây là kết quả. Thanks!





Backup video
Nguồn : Link hay.com


END

22.4.09

Sự cô đơn

Nếu có một thời điểm nào đó trong cuộc sống, mà chúng ta cần phải và nên bị dúi xuống bùn lầy tăm tối, tốt nhất hãy chọn lúc 18-25 tuổi

lúc mà bạn có cả sức khoẻ lẫn sự dẻo dai; cả hưng phấn lấn thất vọng; cả niềm tin sắt đã lẫn sự ngoan cố mù quáng; cả sự hiểu biết bằng bản năng và trực giác chưa bị pha tạp lẫn sự tăm tối vì mơ hồ nhận thấy những lực cản của xã hội. Nghĩa là có tất cả mà lại chẳng có gì vững chắc. Lúc ấy là lúc có cả một tiềm năng - cái năng lực tiềm ẩn trong từng cử động, từng quyết định nhỏ, cái khả năng có thể nhảy rất dài, vượt rất xa, thay đổi cả thế giới; hoặc là cái nguy cơ trượt xa khôn cùng xuống vực sâu của tăm tối, kiệt quệ, u uất và rệu rã.
Sự cô đơn Tuổi trẻ - tự bản thân nó đã là một tài sản, tự bản thân nó đã hàm chứa ánh sáng và hạnh phúc, khi bị dúi xuống bùn, cơ hội để nó vẫn toả sáng và thăng hoa sẽ lớn hơn so với khi bạn già đi. Lúc đó là lúc phép thử còn màu nhiềm, con tốt đỏ trong tay có thể còn phong Hậu; bạn có thời gian làm hậu thuẫn và chân trời vẫn còn gợi nhiều thôi thúc. Còn khi bạn đã lớn tuổi hơn, những xây xước đằng trước sẽ làm cho bạn ngần ngại, nếu bạn bị dúi xuống bùn thì rất có thể bạn sẽ tặc lưỡi nằm đó một mình, hoặc sẽ cố gắng vùng vẫy sao cho người khác cũng vấy bẩn lem luốc giống với bạn. Tuổi trẻ có một thứ vốn ngầm rất đáng quý mà không phải ai cũng biết: sự cô đơn. Trái tim là một giống loài dễ hư hỏng. Nếu nó được no đủ, nó sẽ đổ đốn ngay lập tức. Hạnh phúc làm cho con người ta mềm yếu, người ta vui tươi với mọi thứ, người ta quên mất việc phải làm, người ta còn bắt đầu tặc lưỡi nhiều hơn với những thói quen xấu. Tình yêu là một giống dây leo khó chiều. Nó cần được thử thách và bị tấn công. Nếu bạn mớm cơm cho nó hàng ngày, chăm sóc nó quá no đủ, nó sẽ chết yểu. Cô đơn ơi, tên của mi hàm chứa nghị lực. Nhưng sự cô đơn này không đơn thuần là “một mình” theo nghĩa đen của đúng từ này. Cô đơn là một trang thái tổng hoà rất đặc trưng của tuổi trẻ. Cô đơn vì thấy mình quá bé nhỏ, và ngộp thở trước sự rộng lớn của vũ trụ, của hàng hà tinh tú trên đầu mỗi đêm hè ta ngẩng lên. Cô đơn vì thấy mình bất lực trước một sinh vật ngang bằng mình, tồn tại cạnh mình, cần cho mình mà mình không sao sở hữu nổi nó. Cô đơn vì thấy có quá nhiều tiếng gọi mà không biết sẽ đi đâu. Cô đơn vị sự giằng xé giữa những ước mơ thời bé và những thực tế vừa mới đến. Cô đơn vì vừa buồn bã, vừa kiêu hãnh và khoái trá đi lại tung tăng, ngạo ngược trong thế giới riêng của mình, chỉ thỉnh thoảng hào phóng mời vào một hai vị khách, rồi lại mời họ ra ngoài để ta đóng cửa lại. “Hạnh phúc làm con người mềm yếu và quên mất việc phải làm”. Rất nhiều người đã nói thế. Rất nhiều người đã được dạy cần cảnh giác với hạnh phúc. Nhưng “việc phải làm” ấy là để làm gì, nếu không phải để mang lại hạnh phúc? Và mục đích cuối cùng của mọi việc là gì nếu không phải hạnh phúc? Vì thế có lẽ chăng nên nuôi dưỡng trái tim như nuôi con mèo dùng vào việc bắt chuột: để mặc nó đói, nó sẽ phải tìm đường săn mồi. Con mèo đói đến lúc săn được mồi đã quá hao sức vào việc săn, đã quá đói, nên nuốt vội con chuột mà quên mất hưởng thụ thành quả. Và con chuột (hạnh phúc) chui tuột vào dạ dày mà chẳng để lại dư vị gì. Trái tim là một con mèo, đừng thử thách hay tấn công nó nhiều quá. Nó sẽ tự tìm được một khoảnh sân để duỗi dài sưởi nắng. Trong cái sân nắng ây, có lẽ cô đơn không phải là người bạn tốt. Cô đơn - tên của nó hàm chứa sợ hãi. Bởi dù theo nghĩa nào đi chăng nữa, cô đơn có nghĩa là khoanh riêng mọt vùng đất cho mình, đặt tên cho nó là “tôi”, rồi xây lên một thành trì bao bọc. Mà đã xây thành, có nghĩa là đứng trước nỗi sợ xâm lăng. Cô đơn - tên của nó hàm chứa khổ đau. Bởi để giữ thành, thì phải chiến đấu. Nếu không giữ được đó là khổ đau. Nếu giữ được, thì một mình trong cái chiến thắng hoang tàn đó, chiến thắng trở nên 3 lần vô nghĩa. Cô đơn - tên của nó hàm chứa mất mát. Khi đã xây nên một thành trì khoanh thế giới của mình lại, có nghĩa là đã đánh mất thế giới bên ngoài kia. Mặc dù vậy, cô đơn dường nhu là một trạng thái mặc định cho mọi người. Tuy nhiên, cũng như một đưa trẻ chỉ lớn nếu cai sữa để ăn cơm, một người trẻ phải chối bỏ và thoát khỏi sự cô đơn để lớn lên. Nhưng trước khi chối bỏ, người đó phải ý thức được nó. Ngày xưa có một câu chuyện về người cha trong ngày sinh nhật của đứa con 3 tuổi. Đứa con khư khư giữ những quà tặng, không cho các bạn chơi cùng. Người cha quyết định dạy con mình biết chia sẻ bằng cách giật đồ chơi khỏi tay đưa con cho những đứa khác. Có một điều mà người cha đó quên: trước khi học cách chia sẻ, đứa bé phải học cách sở hữu. Người ta không thể cho đi cái gì người ta không có. Cũng vậy, người ta không thể thoát khỏi bức tường mà người ta không nhìn thấy.
Sự cô đơn Thời gian để tự ý thức đó có thể là rất lâu. Để kiêu hãnh về thế-giới-riêng-tư không thể lặp lại của mình. Để thù địch với tất cả những gì không phải là nó. Để chiến đấu bảo vệ nó. Để thấy nó là chật hẹp và quyết tâm thoát khỏi. Thoát khỏi không có nghĩa là đánh mất, không có nghĩa là để cho thế giới của mình bị xâm lăng bời thế giới ngoại lai. Thoát khỏi có nghĩa là cho đi, là đem cái thế giới riêng tư ấy chia sẻ và hợp nhất với những thế giới khác thành một thế giới rộng lớn hơn. Thoát khỏi, có nghĩa là học cách sống với các sinh vật ngang bằng mình, tồn tại với mình, cần cho mình mà không đòi hỏi phải sở hữu. Những giấc mơ, khi đó, không mất đi. Chúng chỉ ít viển vông hơn. Khi đó người ta không còn mơ tung cánh giang hồ. Cô đơn có thể do khách quan hoặc chủ quan, nếu do khách quan thì đó quả thật là sự sợ hãi, khổ đau và mất mát. Nêu như cô đơn do tự ta tìm đến, nó sẽ không còn là sự sợ hãi khổ đau hay mất mát nữa. Nó sẽ là nơi mà thực sự cảm thấy an toàn, một nơi yên tĩnh vô cùng, nơi mà ta có thể bình tâm đánh giá mọi việc trên thế gian này, nơi mà ta có thể nhận thức được cái hay, cái dở …, và cũng có thể là nơi để tâm hồn ta chìm vào quên lãng. Và chính nhũng thời điểm như vậy, chúng ta sẽ cảm thấy lớn hơn rất nhiều, sẽ thay đổi cách nhìn của chúng ta về thế giới xung quanh, và sẽ trở nên hoàn thiện hơn rất nhiều.