Search

31.12.22

CÓ ĐÓ, KHÔNG ĐÓ. KHÔNG CÓ, NHƯNG VẪN CÓ

Chuyện nhỏ che tối hiểu biết của ta về những chuyện lớn.
Ngũ uẩn che tối Giáo Pháp hoàn toàn,

và vì lẽ ấy ta lạc nẻo.
Ta phung phí thì giờ
mãi ngắm nhìn ngũ uẩn mà không thấy Giáo Pháp.
Mặc dầu to lớn hơn ngũ uẩn,
Giáo Pháp, ta xem hình như cát bụi.
...
Trích : Chứng đạo ca thiền sư Àcariya Mun Bhùridatto.


CÓ ĐÓ, KHÔNG ĐÓ. KHÔNG CÓ, NHƯNG VẪN CÓ
CÓ ĐÓ, KHÔNG ĐÓ. KHÔNG CÓ, NHƯNG VẪN CÓ




Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

28.12.22

ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ

chúng ta không có sai khi chúng ta nói rằng toàn bộ thế giới này chỉ là đường xưa lối cũ. 


Toàn bộ thế giới này chỉ là đường xưa lối cũ. Toàn bộ đời sống này chỉ là đường xưa lối cũ. Chúng ta đang lặp lại những thói quen mà chúng ta kế thừa từ tiền nhân. Chúng ta đang lặp lại thói quen, chúng ta đang đi lại con đường cũ của tiền nhân, tiền nhân là ai ta? Là bố mẹ là anh chị, là các bậc tiên hiền. Người Việt Nam nào dám phủ nhận trong người mình không có mấy ngàn năm văn hóa? Hiểu tôi nói không? Có người Việt Nam nào dám nói như vậy không? Có, ít nhiều mình cũng giữ lại trong người mình dấu vết của mấy nghìn năm văn hóa, trong đó có văn hóa Tàu, văn hóa Miên, văn hóa Việt, văn hóa Ấn, văn hóa Chàm.
Thế giới là những thói quen, thế giới là đường xưa lối cũ để người ta lặp lại những bước đi của người xưa. Thế giới này là những công trình được mọc lên từ đống tro tàn của quá khứ, từ những ngọn lửa hôm qua thì những hoa trái hôm nay nó mới được sinh sôi. Chúng ta đang đi trên những lối mòn mà chúng ta không biết. cái đó là tinh thần vừa là Đạo học vừa là Triết học của Phật giáo. Phật giáo nói rằng, mọi thứ luôn luôn ở trong tình trạng trôi chảy không ngừng. Cái sau nó thay thế cho cái trước, như một dòng chảy trên sông. Trường giang hậu lãng thôi tiền lãng trên con sóng ấy sóng sau đùa sóng trước và nhịp điệu đó nó được lăp đi lặp lại nhiều lần.
Nhịp điệu đó nó được lặp lại trên hai quy mô: quy mô lớn và quy mô nhỏ. Quy mô lớn đó chính là thế giới, là cộng đồng nhân loại, là các xã hội, đó là quy mô lớn. Còn quy mô nhỏ là sự lặp lại ở mỗi cá nhân thông qua các thói quen. Có hiểu không? Cho nên nếu mình nhìn kỹ lại là toàn bộ thế giới nó vận hành theo lối xưa, trong đó từng cá nhân đang từng bước lặp lại những lối xưa, mà tu hành là gì? Dầu chúng ta theo đạo nào không cần biết, cái chuyện đầu tiên đó là khi muốn phát triển đời sống tâm linh, chúng ta biết nghi ngờ con đường dưới chân của mình. Mình phải tự hỏi xem cái con đường dưới chân ấy, đúng, nó có thể là lối mòn, nhưng lối mòn ấy nó dẫn ta về đâu? Phải liên tục tra vấn, liên tục đặt dấu hỏi như vậy đó. Người ta nói một cách rất là thơ mộng rằng, mỗi tháng trời cho ta một cơ hội để tư duy mà bao nhiêu thế hệ nhân loại đã làm lơ cơ hội đó. Có nghĩa là mỗi lần trăng đầu tháng, mỗi vầng trăng sơ nguyệt, mỗi vầng trăng lưỡi liềm là một dấu hỏi treo trên bầu trời, mỗi lần nhìn thấy vầng trăng non trên bầu trời, tự hỏi mình : Con đường mình đang đi có đúng không? Cái lý tưởng mình đang theo đuổi có đúng không? Cái việc mình làm có đúng không? Cái đời sống của mình có vấn đề gì không? Tại sao chúng ta phải có những dấu hỏi đó? bởi vì đây chính là câu thần chú mà tất cả nhân loại phải nhớ, không riêng gì Đạo Phật, Đạo Chúa, Đạo Hồi, Đạo Ấn. Đây là câu thần chú tất cả chúng ta phải nhớ:
Vấn đề lớn nhất của chúng ta là không biết vấn đề nằm ở đâu.
...

ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ


Nguồn: bài giảng Hiện Hữu và Ly Khứ Duyên. Sư Giác Nguyên giảng.
Kalama tri ân bạn vuihtv ghi chép.
Nguồn ảnh: Kasahara May
---
ghi chú: Đó là nhà tù thứ 2.



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

26.12.22

THÂN KIẾN

Có bao giờ quí vị thấy mình bị nhốt trong cái tấm thân mấy chục ký này không? 


Con chim còn bay được chứ mình đâu có bay được. Cái tấm thân này chịu ảnh hưởng rất nhiều từ hấp lực của trái đất. Leo lên núi mình mới thấy, leo mệt lắm, tới được cái mõm đá nhìn xuống thì run lắm, sẩy chân một cái là tiêu. Nhiều lúc tôi nghĩ, trời ơi, có cái thân này làm chi. Nó đau, nó nhức, nó nóng, nó lạnh, nó đói, nó khát, nó mệt khi đi đứng, nó lạnh mùa đông nó nực mùa hè, nó ốm đau, mà mình biết trước là nếu không chết bất đắc kỳ tử thì trong vòng ít năm nữa nó bắt đầu giở trò, nó tê, nó nhức, nó thiếu chất này, nó dư chất kia. Nó đòi ăn, nó đòi ngủ, nó đòi nghỉ ngơi, nó đòi đi cầu, nó đòi đi tiểu. Mỗi lần đi tắm thấy ớn, mỗi lần đi vệ sinh mới gớm. Trước khi mình đi thì cái đống này nằm ở đâu? Thì ra nguyên đêm qua mình ngủ với nó. Nhờ nó khuất mình không có thấy, chớ hồi tối này mình lên giường ngáy pho pho với cái đống này. 
Răng miệng ba bốn ngày không vệ sinh là mùi dậy trời luôn. Nó đòi đánh răng, nó đòi rửa mặt, nó đòi tắm rửa, nó đòi mặc áo mặc quần, nó cần kiếng mát, nó cần đội nón, nó cần vớ, nó cần găng, nó cần khẩu trang, nó cần đủ thứ. Rồi nó ho hen, sổ mũi, tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt, đau tùm lum tà la từ trên xuống tới gót… chính vì nó bị bao nhiêu vấn đề thì ta phải giải quyết chừng ấy chuyện đối với nó. Trời cao đất rộng mà ta có làm được gì khi bị nhốt tù trong tấm thân này. 
Đó là nhà tù thứ nhất.
...
THÂN KIẾN



Nguồn: Nhật Ký Chép Bằng Kinh
Sư Giác Nguyên giảng.



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

22.12.22

KINH ĐẠI DUYÊN

...

Hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, giáo pháp Duyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy, và giáo pháp này đối với con hết sức minh bạch rõ ràng.


- Này Ananda, chớ có nói vậy! Này Ananda chớ có nói vậy! Này Ananda, giáo pháp Duyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy. Này Ananda, chính vì không giác ngộ, không thâm hiểu giáo pháp này mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn như một ổ kén, rối ren như một ống chỉ, giống như cỏ munja và lau sậy babaja (ba-ba-la) không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử.
...

KINH ĐẠI DUYÊN
KINH ĐẠI DUYÊN


Nguồn: Kinh Đại duyên (Mahànidàna sutta)
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt 
Nguồn ảnh: https://www.facebook.com/100063520173928/posts/512605140866821/


Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

19.12.22

VỊ NGỌT CỦA SẮC PHÁP

Đức Phật nói rằng khi đối với các vị ngọt của nó, thấy được vị đắng của nó và thấy được con đường ra khỏi nó.


Ngài nói thế nào là vị ngọt của Sắc pháp. Ngài nói “Này các tỳ kheo, các ngươi có bao giờ nhìn thấy người con gái 16 tuổi hay không. Từ da, tóc, răng, tướng đi tướng đứng của họ đều ở giai đoạn tuyệt hảo nhứt. Nhưng này các tỳ kheo. Đó mới là giai đoạn vị ngọt của nó thôi.
Đến vị đắng là khi nhan sắc đó đến xế chiều luống tuổi, chỗ nào ngày xưa bóng láng giờ nó nhăn nheo. Chỗ nào ngày xưa màu trắng giờ nó vàng ố đi, tóc đen giờ là tóc bạc. Ngài nói đó là giai đoạn về chiều đổ đốn, băng hoại của sắc pháp”.
Thế nào là sự xuất ly đối với sắc pháp Vị tỳ kheo sau khi thấy vị ngọt của các pháp, thấy được bề trái của các pháp vị này không ôm ấp nó. Đó chính là sự xuất ly đối với sắc pháp.





nguồn video: https://www.facebook.com/quypictrer.nguyen/videos/365558719075075/



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

16.12.22

DÂY TRÓI BUỘC

Một thời Đức Thế Tôn ở tại Sāvatthi. Tại đó Đức Thế Tôn đã gọi các Tỳ-kheo và nói như vầy:


“Này các Tỳ-kheo, khởi đầu của vòng luân hồi (sansāra) này là không thể khám phá ra được. Điểm bắt đầu không thể nêu rõ đối với các chúng sinh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc, phải lưu chuyển và xoay quanh trong vòng luân hồi (sansāra).
Ví như, này các Tỳ-kheo, có con chó bị trói bằng sợi dây xích và cột vào một cây cột hay cây cột trụ vững chắc. Nếu nó có đi, nó chỉ đi gần cây cột hay cây cột trụ ấy. Nếu nó có đứng,  nó chỉ  đứng gần cây cột hay cây cột trụ ấy. Nếu nó có ngồi, nó chỉ ngồi gần cây cột hay cây cột trụ ấy. Nếu nó có nằm, nó chỉ nằm gần cây cột  hay  cây cột trụ ấy.
Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, kẻ vô văn phàm phu xem sắc như vầy: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi.’, xem thọ…xem tưởng…xem các hành…xem thức như vầy: ‘Cái  này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi.’Nếu người ấy có đi, người ấy chỉ đi gần năm thủ uẩn này. Nếu người ấy có đứng, người ấy chỉ đứng gần năm thủ uẩn này. Nếu người ấy có nằm, người ấy chỉ nằm gần năm thủ uẩn này. Nếu người ấy có ngồi, người ấy chỉ ngồi gần  năm  thủ uẩn này.
“Do đó, này các Tỳ-kheo, các ông nên thường xuyên suy xét tâm của mình như sau:  ‘Trong một thời gian dài tâm này đã bị ô nhiễm   bởi tham, sân, và si.’ Này các Tỳ-kheo, do những phiền não của tâm mà chúng sinh bị ô nhiễm; với  sự thanh tịnh của tâm các chúng sinh được thanh tịnh.
Trong bài Kinh này cũng vậy, Đức Phật đã giải thích kẻ vô văn phàm phu với một  ví  dụ về con chó như sau: “Ví như, này các Tỳ-kheo, có con chó bị trói bằng sợi dây xích và cột vào một  cây  cột hay cây cột trụ vững chắc.” Con chó đó bị trói bằng sợi dây xích và cột vào một cây cột trụ chắc chắn, do đó không thể chạy đi đâu được. Cũng vậy, nếu một kẻ vô văn phàm phu có thân kiến, và tham ái mạnh mẽ, họ không thể nào thoát khỏi vòng tử sanh luân hồi. Tại sao? Bởi vì anh ta đã bị sợi dây xích thân kiến trói buộc và bị cột vào cột trụ vững chắc là năm thủ uẩn, bởi sợi dây tham ái.
Kẻ vô văn phàm phu xem năm thủ uẩn như vầy: “cái này là tự ngã của tôi,” một hình thức chấp thủ bằng thân kiến. 
Lại nữa họ xem năm thủ uẩn như vầy: “cái này là của tôi,” một hình thức chấp thủ bằng tham ái. 
Và họ xem chúng như “cái này là tôi,” một hình hức chấp thủ bằng ngã mạn. 
Vô minh luôn luôn phối hợp với ba loại chấp thủ này. Vô minh và thân kiến che đậy con mắt trí tuệ của anh ta lại. Chúng khiến cho anh ta không thể thấy được các pháp đúng như chúng thực sự là. Có thể nói thân kiến giống như sợi dây xích cột quanh cổ anh ta. Tham ái giống như sợi dây buộc anh ta vào cây cột trụ năm thủ uẩn. Dưới ảnh hưởng của thân kiến, tham ái và ngã mạn, anh ta thực hiện những nghiệp (kamma) thiện và bất thiện. Nghiệp lực của chúng, cắm rễ trong những phiền não này, có tiềm năng để tạo ra sự hiện hữu mới sau  khi chết. Khi đã có sự hiện hữu mới, thì già, đau, chết và sầu, bi, khổ, ưu, và não cũng sẽ xảy ra. Vì thế anh ta không thể thoát khỏi vòng luân hồi.
Bởi lẽ ấy Đức Phật mới nói: ““Do đó, này các Tỳ-kheo, các ông nên thường xuyên suy xét tâm của mình như sau: ‘Trong một thời gian dài tâm này đã bị ô nhiễm bởi tham, sân, và si.’ Này các Tỳ-kheo, do những phiền não của tâm mà   các chúng sinh bị ô nhiễm; với sự thanh tịnh của tâm các chúng sinh được thanh tịnh.

Nguồn: Kinh Gaddulabaddha Dây Trói Buộc-Bài Kinh Thứ Hai 
Tỳ Khưu PA-AUK TAWYA
DÂY TRÓI BUỘC
DÂY TRÓI BUỘC




Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

13.12.22

ĐƠN GIẢN LÀ TỐT NHƯNG ĐƠN GIẢN QUÁ LÀ BẬY

Trong Tăng Chi Bộ Kinh phần " 8 Pháp", Đức Phật dạy cho bà Gotami : Pháp môn nào mà mình càng đi theo mình càng được an lạc, đó là chánh pháp.

 

ĐƠN GIẢN LÀ TỐT NHƯNG ĐƠN GIẢN QUÁ LÀ BẬY



Pháp môn nào mà mình càng đi theo mình càng thích sống một mình, càng chán sợ đám đông, pháp môn nào làm cho mình càng trở nên dễ nuôi (chứ không phải dễ duôi), có nghĩa là sống sao cũng được, cái pháp môn nào càng theo mình càng trở nên tinh tấn, càng theo mình càng trở nên viễn ly, nhàn tịnh, thích thiền định, thì đó là pháp môn đúng. 
Còn pháp môn nào mà khi đi theo nó mình không có thay đổi, không có xê dịch được gì hết thì cẩn thận, phải cẩn thận cái đó. Bởi vì Đức Phật biết rõ, là khi Ngài tịch rồi, thì thầy bà nhiều như nấm sau mưa vậy đó, Ngài biết chuyện đó. Ngay cả thời Ngài còn tại thế đã đông rồi, nói chi lúc Ngài tịch. 
Cho nên muốn nói về Mạt pháp phải nói về Chánh pháp trước.
Cái đầu tiên của Chánh pháp là người đến với Đạo phải có lý tưởng đàng hoàng. Đó là lý tưởng chấm dứt sanh tử. 
Còn đến với Phật pháp mà để cầu công đức, quả báo nhân-thiên là không đúng. 
Cái thứ nhất là biết trăn trở, có lý tưởng. 
Cái thứ hai là vấn đề nhận thức, phải có khả năng nhận thức đúng đắn. 
Có nhận thức đúng thì mới có hành trì đúng. Đó là cái thứ ba của chánh pháp, là người Tăng Ni Phật tử hành trì đúng.

TĂNG NI PHẬT TỬ THỜI NAY CHIA RA NHIỀU PHE NHIỀU PHÁI NHƯNG MÌNH GOM LẠI THÀNH HAI NHÓM.


Một nhóm chuyên tâm đào bới, nghiên cứu, tham khảo chiều sâu chiều rộng chiều cao của giáo lý. 
Nhóm hai thì một là do tánh làm biếng, hai là do huệ căn mỏng nên lười học đạo, thích theo đường lối nào mà khỏi xài tới cái đầu, khỏi xài tới trí nhớ trí hiểu, họ thích cái đó. Tu vậy cho nó khỏe. Đó là nói về nhận thức. Mà hễ khi nhận thức nó hời hợt, nó sơ sài, nó đơn giản quá mức thì coi chừng nó bị thiếu. 
Ông Albert Einstein cha để thuyết tương đối, relative theory, ổng có nói một câu mà tôi rất là thích: "Đơn giản là tốt, nhưng đơn giản quá là bậy." 
Đơn giản là tốt, bởi vì đơn giản là không dư, không thừa, thì gọi là đơn giản. Nhưng đơn giản quá, gọi là "lacking of" là thiếu. Nhớ cái đó. 
Đơn giản là được, nhưng đơn giản quá là thiếu. Không có dư thì gọi là đơn giản, không có rườm rà rắc rối thì gọi là đơn giản. Nhưng hễ đơn giản quá thì coi chừng nó bị thiếu. 
Mình học đạo mà không học đủ, thì lấy gì mình hành? 
Nhưng cắm đầu làm con mọt sách một đời mà không hành trì mình thì chỉ là cái tủ Kinh, chỉ là cái bị, cái đãy để chứa kinh thôi. 
Tuy nhiên, đừng có nghe người ta chửi mấy cái đãy kinh, mấy cái tủ kinh rồi mình cũng trề môi "Ừ, tui hổng có ngu đâu." Thế là mình không thèm học gì hết. Người ta ít ra người ta còn là cái túi kinh, cái đãy kinh, còn mình là cái túi gạo, bịch bột thôi. 
Kẹt vậy đó. Đó là cái cực đoan phải tránh. Cả đời làm con mọt sách cũng sai, mà cả đời sợ kinh điển không dám lật ra nghiên cứu cũng là sai.

VÀ TỪ ĐÓ NÓ DẪN ĐẾN CÁI HÀNH TRÌ. HÀNH TRÌ CŨNG CHIA THÀNH HAI NHÓM. 


Nhóm một, hành trì để mà hướng đến sự buông bỏ. 
Còn nhóm hai, hành trì để mà có được cái này cái kia. Nhớ cái này. 
Có hai cách tu, cách tu một là để đắc cái này, để đắc cái nọ, còn cách tu thứ hai là tu để bỏ cái này, bỏ cái kia. 
Có rất đông người Tu nhắm đến chuyện đắc cái này, đắc cái kia, nay được phỉ lạc, mai thấy rợn người nhẹ bỗng, rồi có người cảm cảm làm như có hào quang hay gì đó ... Chính vì có những người họ tu với một sự câu chấp nặng nề như vậy cho nên mới có lời khuyên: "Tu là để buông, chứ không phải Tu là để đắc." 
Cái lời khuyên đó chỉ dành cho người nào họ khư khư câu chấp. Nhưng bất hạnh thay, cái lời khuyên này bị người ta hiểu lầm. Người ta cho rằng, tu là không cần hướng tới cái gì hết, cứ để tâm rỗng rang khơi khơi vậy đó. Hiểu vậy là sai.
Tôi nhắc lại, lý tưởng cao nhất của Đạo Phật là buông chứ không phải là nắm. Nhưng mà mình phải hiểu rõ chữ buông ở đây là buông cái gì và nắm ở đây là nắm cái gì. 
Nắm ở đây là khư khư mong mỏi được cái này, đắc cái kia - thì gọi là không nên. 
Và buông là buông cái phiền não, buông cái câu chấp. Chứ không phải buông là không màng tới giáo lý. Nghĩ vậy là sai. Các vị nhớ lại dùm tôi. 
Các vị biết đi xe đạp không? Cái tay mình nắm cái ghi-đông phải chặt chứ nắm lơi lơi là không được, phải nắm chặt để lúc cần mình bóp thắng. Nhưng mà nó chặt ở mức nào, và cái chân của mình mình phải thả lỏng mình mới đạp được. Chân mình phải thả lỏng mình mới đạp cái pedal được, nhưng phải thả lỏng ở mức độ nào; và cái tay mình nắm ghi-đông mình phải nắm mà nắm ở mức độ nào; thì mình mới điều khiển cái xe vận hành được. 
Người biết lội nói cái này họ hiểu liền. Người biết lội họ ngộ lắm. Khi họ lội mà hỏi họ "có gồng không?" họ nói không. Hỏi họ "có buông 100% không?" họ cũng nói không. "Không buông không gồng". Nhưng người biết lội họ biết thế nào là sự nỗ lực trong lúc bơi. 
Trong lúc bơi có ra sức hay không? Có, nhưng mà họ ra sức một cách uyển chuyển, một cách linh hoạt, một cách đúng mức, một cách hợp lý họ mới nổi lên mặt nước, họ mới di chuyển trên mặt nước được. 
Chứ còn nếu mình cứ khư khư mình nói xuống nước phải gồng cũng không đúng. Mà nói xuống nước buông 100% cũng không đúng. Nó phải là sự kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt, thông minh, hợp lý của cái của cái gọi là buông và nắm.

Sư Giác Nguyên Giảng Giải ( Chép Lại Bài Giảng Của Sư )



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

10.12.22

CÀNH VÀ NHÁNH

...

Xứ này âm thịnh dương suy.
Chánh pháp là mặt trời lớn nên khiến họ e ngại.
Họ chỉ có thể đón nhận cái gì êm mát như ánh trăng chẳng hạn. Ánh trăng cũng là ánh sáng mặt trời nhưng đã qua một miền trung chuyển.

...
Trích: Bóng nguyệt lòng trăng. - Chuyện phiếm thầy tu. Tác giả Toại Khanh .


CÀNH VÀ NHÁNH




Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

7.12.22

MỞ CỬA TRÁI TIM OPENING THE DOOR OF YOUR HEART TÁC GIẢ THIỀN SƯ AJAHN BRAHM

CON GIÒI VÀ ĐỐNG PHÂN


Có hai nhà sư cùng tu trong một tự viện và thương nhau như anh em ruột thịt. Sau khi lìa đời, hai sư tái sanh theo hai nẻo vì duyên nghiệp riêng của mỗi người. Sư em tái sanh làm thiên tử sống tự tại trên cõi trời. Một hôm nhớ bạn, sư em đi tìm. Sư tìm khắp mấy từng trời nhưng không thấy bạn. Xuống cõi người, sư cũng không thấy. Lục lạo thêm dưới các cõi ác để cầu may vì sư không tin bạn mình đến đỗi bị đoạ xuống đây. Nhưng sư em ngạc nhiên nhận ra bạn mình đang làm con giòi sống trong đống phân.
Thương bạn, vị thiên tử muốn cứu giòi ra khỏi cảnh khổ bất kể nghiệp của giòi. Ông đến đống phân gọi: 
“Này giòi, bạn có nhận ra tớ không? Chúng ta từng là bạn trong kiếp trước nè. Tớ đang làm thiên tử sống trên cõi trời và muốn đưa bạn lên cùng sống trên đó. bạn đi nha?” 
“Cám ơn bạn ,” giòi nói, 
“Có gì vui sướng trên cõi thiên mà bạn oang oang vậy? tớ đang rất hạnh phúc trong đống phân tuyệt diệu này.” 
“bạn không biết đó chớ,” vị thiên tử đáp rồi bắt đầu mô tả những kỳ diệu của thiên cảnh. 
“Trên đó có phân không, thưa bạn ?” giòi đặt thẳng vấn đề. 
“Dĩ nhiên là không,” vị thiên tử thật thà đáp. 
“Vậy tớ xin được từ chối.” Vừa nói giòi vừa chui vô đống phân. Nghĩ rằng giòi sẽ thích thú với thiên giới nếu được thấy tận mắt, vị thiên tử không nề hà đưa tay bới phân tìm giòi. Ông kéo giòi ra, nhưng giòi giãy giụa và la lớn: 
“Xin buông tớ ra. Đừng bắt cóc giòi!” Rồi giòi trơn vuột khỏi tay vị thiên tử, và chui trở vô đống phân. Vị thiên tử moi tìm lại và bắt được giòi lần thứ hai. Như lần trước giòi tiết chất nhờn, trở thành trơn chùi, lọt khỏi kẻ tay, và trốn dưới đống phân. Trì chí, vị thiên tử lặp lại lần thứ ba, thứ tư, …và thứ một trăm lẻ tám. Nhưng giòi đã gắn bó quá sâu đậm với đống phân rồi nên không muốn bỏ đi. Sau cùng vị thiên tử đành trở về thiên cung, tay không.

MỞ CỬA TRÁI TIM OPENING THE DOOR OF YOUR HEART TÁC GIẢ THIỀN SƯ AJAHN BRAHM
MỞ CỬA TRÁI TIM OPENING THE DOOR OF YOUR HEART TÁC GIẢ THIỀN SƯ AJAHN BRAHM






Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

4.12.22

LỜI ĐẮNG CHO CUỘC TÌNH

"Tôi đã hỏi 27 nhà lãnh đạo châu Âu liệu Ukraine có thể gia nhập NATO hay không, tôi hỏi một cách trực tiếp. Ai cũng sợ và không trả lời. Còn chúng tôi thì không sợ, chúng tôi không sợ bất cứ điều gì”, Tổng thống Zelensky nhấn mạnh.


1 Sau cuộc chiến này, đất nước Ukraine còn lại 1 chiếc bánh pizza bị bằm xẻ và những tài khoản nợ dài dằng dặc đổ lên đầu người dân gánh.
2 Những loạn lạc , ly tán , mạng sống của những gia đình, binh lính Ukraine đã đổ ra để làm gì.
3 Đất nước Ukraine mất đi 4 tỉnh Zaporizhzhia, Kherson, Lugansk và Donetsk có khả năng sẽ sáp nhập vào Nga.

nguồn ảnh: EPA-EFEUKRAINIAN PRESIDENTIAL PRESS SERVICE



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian
LỜI ĐẮNG CHO CUỘC TÌNH
LỜI ĐẮNG CHO CUỘC TÌNH


CHUYỆN VỀ SÓI, GIÒI VÀ RỒNG

Tí và Tèo là hai người bạn thân.


Biết Tèo hút thuốc lâu lâu Tí lại dúi cho Tèo cái bật lửa, đủ loại từ bật lửa Thống Nhất cho đến Big, rồi Zippo. Sinh nhật dúi bật lửa, hết tiền dúi bật lửa, lấy may kiếm hợp đồng mới. Số lượng cũng cả trăm cái rồi mà Tèo vẫn nghèo như xưa (xin lỗi mày Tí ạ).
Mấy năm trước Tí tặng Tèo chiếc Zippo hình con sói Tèo vui lắm. Sinh nhật năm nay Tí tặng Zippo có hình con rồng vàng, cả tuần rồi mà vẫn chưa thấy Tèo khoe trên FB (cay). Trước thì Tèo cũng thích ngoạ hổ tàng long, hổ báo cáo chồn lắm. Giờ chỉ thấy cái bật lửa này in hình con giòi là phù hợp. 
Thôi thì đành nghĩ tưởng nó là con giòi mỗi khi dùng vậy. Con giòi, 100% có thực, sống trọn vẹn nhất có thể của cuộc đời của một con giòi cố gắng sạch sẽ.
Cảm ơn Tí về món quà sinh nhật nhiều nhé .
CHUYỆN VỀ SÓI, GIÒI VÀ RỒNG



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

1.12.22

BÈ CỎ QUA SÔNG

Coi chừng: Dùng một cái tôi để thực hiện hành trình vô ngã. Cây búa dùng để phá hủy mọi thứ. Trừ chính nó.

BÈ CỎ QUA SÔNG



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian