Search

22.11.08

Tấm lòng

Ngày hôm nay - ngày Chủ Nhật, tâm trạng tôi thật sự nặng nề và bế tắc?!! Ko như những gì tôi nghe, ko giống những gì tôi nghĩ, và rất khác những gì tôi tưởng tượng... chính tôi đã đi gặp bà. Bà ở trong một con hẻm nhỏ, ghập ghềnh và chật hẹp đến nỗi tôi chỉ có thể để xe ở ngoài mà đi bộ vào. Nơi đó ko fải là 1 căn nhà, mà trông như 1 cái chòi xiêu vẹo được chắp vá.

Một bà cụ nhỏ thó, lưng còng và ốm yếu bước ra. Tôi khóc. Ko thể nói được lời nào. Cứ thế, tôi chỉ khóc.
Các bức vách của căn nhà còn nguyên vết tích của gạch vữa, vậy mà hàng tháng nơi ấy móc túi của bà tận 500 ngàn. Bà bảo chúng tôi lên căn gác nhỏ của bà để xem nơi bà ngủ. Chiếc cầu thang gỗ ko tay vịn, với cặp mắt mờ và đôi chân yếu, bà tựa lưng vào tường và cứ thế bước lên, bước xuống. Ngay cả tôi còn ko đảm bảo cho sự an toàn của mình khi bước lên trên những mảnh gỗ ấy.
Căn gác nhỏ, ọp ẹp, hớ hênh và tạm bợ. Tôi đã bắt đầu quen với việc chế ngự cảm xúc, vậy mà đôi khi mắt vẫn cay cay vội vàng nhìn qua hướng khác.
...
Ko trò chuyện được lâu, vì bà phải đi bán lúc 13h. Vậy đó, ngày này qua ngày khác, bà ra khỏi nhà lúc 13h trưa và trở về khi đã 23h đêm. Sống với gió, với nắng, với mưa ngần ấy năm trời nên sức khỏe của bà bây giờ cũng mong manh lắm. Nhưng bà chỉ mong cái lưng hết nhức, cái chân hết đau, để bà còn đi bán kiếm tiền nuôi những đứa cháu.
Chia tay bà, tôi về nhà trong nỗi băn khoăn nghẹn ngào.
20h, tôi tìm đến chỗ bà bán. Bà quá nhỏ bé lặng lẽ trước sự ồn ào xô bồ của phố xá và con người nơi đây. Tôi thấy một vài bạn trai ngồi xung quanh bà. Họ chỉ lặng lẽ nhìn cho đến khi tôi xuất hiện. Tôi đã vui hơn khi được gặp bà và tưởng như đã chế ngự được cái cảm xúc trẻ con ban sáng. Nhưng... chỉ nói được câu thứ 2 tôi lại khóc. Anh thanh niên ấy lặng lẽ nhìn tôi.

Chúng tôi nhìn nhau và cùng nhìn bà. Hỏi thăm anh mới biết, cũng nhờ một vài bài viết nào đó trên blog mà anh tìm đến bà...

Từ 13h cho đến khi gặp tôi, bà chỉ bán được 10 ngàn.
Tôi ngồi bên bà suốt buổi tối. Xe cộ qua lại quá đông, đèn xe chiếu sáng làm tôi nhòe cả mắt, huống chi bà. Nhiều anh thanh niên dừng xe, dâng đôi bàn tay lễ phép biếu bà 10 ngàn. Những chị phụ nữ ghé mua mà ko cần tiền thối.
Tối nay tôi biết bà rất vui, vì bà cứ nhờ tôi đếm đi đếm lại 250 ngàn mà bà đã ko tin đó là số tiền bà kiếm được. Bà vui, tôi vui. Bà cười, tôi khóc.
Ngồi được một lúc thì có người phụ nữ tới lấy tiền bánh. Hôm nay bà bán được 38 cái và fải trả cho họ 95 ngàn. Bà ko lời 1 xu. Họ, kiếm tiền trên cái khổ của người khác.
21h30 bà ngủ gục, tôi giục bà về vì "hôm nay bà bán được nhiều rồi" nhưng tôi biết bà sẽ ko về. Bà làthế, cứ tẩn mẩn ngồi đó, cho đến khi phố xá vắng vẻ đìu hiu.
Chia tay bà, tôi bước đi mà lòng nặng nề quá!
Rất mong mọi người hãy cùng chia sẽ với tôi về hoàn cảnh của bà cụ, người mà bất cứ ai cũng muốn gọi thân thương là Ngoại. Hãy đóng góp với chúng tôi để giúp đỡ bà nhé.
Những hình ảnh của ngoại
Để chụp được tấm ảnh này, ngoại phải chịu đau để đứng dậy vì lưng ngoại đau lắm
Chỗ ngủ của ngoại
"Ngoại chụp có đẹp ko con", bà đã hơn 90 tuổi :(
Ngoại chỉ có thể ngồi như thế này, và ngoại đã ngồi như thế này suốt 10 tiếng ngoài đường trên chiếc ghế nhựa nhỏ

Mắt ngoại gần như mù, ko thấy, ko phân biệt được đồ và tiền. Ai mua gì, đưa bao nhiêu nói mấy nhiêu để ngoại biết mà thối lại

 
Cái bao đẹp quá, ngoại vuốt lại cho thẳng
Cháu gái nuôi gọi ngoại là cố, bé ngoan ngoãn và lễ phép, đang học lớp 1. Hằng ngày vào chùa bán nhang kiếm tiền phụ ngoại. Hôm nay bé vui vì có nhiều quần áo đẹp :)
Dì 2, con gái nuôi của ngoại, 70 tuổi, sức khỏe yếu nên dì cũng chỉ bán nhang và ở nhà lo cơm nước, giặt giũ cho ngoại.
Con bé 7 tuổi kêu bà bằng Cố không cha không mẹ, bà thương. Thằng cháu bị tâm thần chỉ ăn ở ngoài đường, còn có gì ngon đem về đều dành cho bà hết, bà không nỡ bỏ. Bà nói "bà mong được chết ở ngoài đường để tụi nhỏ không thấy bà lúc ấy..."
Tôi nghẹn... Lấy vội cuộn khăn giấy của bà...
Bà đi bán vì gia đình nhỏ của bà, 1 gia đình không có ai là ruột thịt, chỉ vì tình thương giữa người với người mà nên 1 gia đình. Và bà vẫn muốn góp công sức dù tuổi đã già sức đã cạn.
Tôi muốn được ngồi thêm với bà để bà tâm sự, nhưng thời gian bà đi bán đã sắp đến... Tạm biệt bà & chắc chắn tôi sẽ gặp lại bà.
Trưa...
Gần 2h mưa bắt đầu trút. Tôi nghĩ đến bà. Thay vội cái áo, lấy thêm cây dù, tôi vội vã chạy ngay đến chỗ bà bán. Tôi lại nghẹn.
Bà ngồi đó, co ro trong cây dù chỉ đủ che cho hàng hoá & nửa tấm thân cong cong của bà. Tôi gửi xe & ngồi với bà, trên lề đường, xe cộ qua lại, mưa vẫn rơi...
Tôi nói với bà muốn mua hết số hàng bà bán để bà về sớm nghỉ ngơi hôm nay. Bà nói không được, bà đã dặn chú xe ôm 11h tối lại đón, bà không muốn chú ko có tiền tối nay, cuộc sống chú vất vả lắm.
Rồi bà lấy bánh cho tôi, bà nói bánh của bà ngon lắm, loại tốt, bà bán không lấy lời nhiều như người ta. Ngoài bánh ra, bà còn bán chuối nướng. Bà bán giùm chị kia, "tội nghiệp nó lắm, ba mươi mấy tuổi mà phải một mình bươn chải nuôi chồng con & gia đình chồng. Bà bán giùm chứ không lấy lời."
Bà ngồi trên chiếc ghế nhựa, có tấm lót mỏng mà theo bà là tấm nệm. Bà mỏi lưng lắm chứ vì chẳng có chỗ dựa, nhưng "bà ráng chịu".
Tôi ngồi cùng bà cả 1 buổi chiều, lúc mưa lúc tạnh lúc lại mưa. Tôi cảm nhận rằng bà vui lắm, vì bà kể rất nhiều chuyện cho tôi nghe, tâm sự những ước muốn của bà và cả khuyên nhủ tôi cách sống. Cuối mỗi câu chuyện, bà nói "bà buồn!", nhưng bà lại cười với tôi. Nụ cười của số phận.
Tôi khuyên bà vào viện dưỡng lão, vì ở đó bà sẽ có bè bạn, có cô y tá chăm sóc cho bà. Bà lắc đầu nguầy nguậy, bà muốn đi bán để có tiền nuôi cháu và bà muốn buổi tối được nằm trên chiếc giường nhỏ trên gác trong không gian yên tịnh.
Khách đến mua hàng bà không phải vì cái bánh cái kẹo, mà chính là muốn cho bà tiền. Bà không biết bao nhiêu tiền đâu, vì bà không thấy, bà hỏi tôi & cám ơn những người ấy. Tôi giúp bà gói bánh mà nước mắt rơi chẳng hay, vì cảm động. Có chị thấy tôi vậy, cũng lau vội nước mắt và thăm hỏi hoàn cảnh của bà. Tôi biết rằng vẫn có người tốt trên đời này.
Rồi cũng đến lúc tôi phải trở về với gia đình, tôi trả bà về lại với cuộc sống mưu sinh như thường ngày của bà, thui thủi bên cái bánh cái kẹo, với đồng tiền nhân ái & với cả nắng... gió... mưa...
Đường về tấp nập, mà tôi cứ thấy mãi dáng gầy cong cong của bà trên góc nhỏ con đường. Mưa đã tạnh, mà mắt tôi vẫn thấy cay xè như ngàn giọt mưa bắn vào.
Tôi biết, còn nhiều người như bà lắm...

Bà ngồi 1 góc rất nhỏ trên lề đường, trước cổng chính của Trung tâm Triển lãm Hoàng Văn Thụ. Các bạn có thể chạy ngang qua để thấy hoàn cảnh đáng thương của bà hãy giúp đỡ bà.

Ko viết nữa, xem hình thôi nhé, mọi người sẽ cảm nhận sâu sắc hơn và thấy rằng cuộc sống của chúng ta vẫn còn rất may mắn và hạnh phúc.
Ngoại nhỏ bé lắm, nếu ko zoom máy ảnh thì từ khoảng cách ấy tôi ko thể thấy đc Ngoại
Có người đang mua hàng của Ngoại

Ngoại hỏi "sao con chụp hình Ngoại hoài vậy?". Tôi trả lời "vì Ngoại rất đẹp"

Trời lại mưa, tôi chụp hình từ góc nhìn của Ngoại
Mưa, Ngoại cầm dù và chỉ lo bánh bị ướt
Ngoại che bánh kỹ lắm, chứ Ngoại thì sao cũng được. Cái nón lá của Ngoại ướt sũng, đội vào hay bị ngứa đầu
Mâm bánh của Ngoại đây. Bịch chuối nướng Ngoại bán dùm người ta, ko lời 1 xu, còn đồ của Ngoại là snack, bánh tuyết, chewing gum, đậu phộng, hột dưa. Hầu như những người mua bánh của Ngoại đều là những người hảo tâm, còn ko, thì chẳng ai muốn dừng xe để ăn những món này
Ngồi dưới mưa, Ngoại khoe tôi hôm qua được anh thanh niên tốt bụng nào đó cho cái máy đọc kinh Phật của Úc. Ngoại khen đồ Úc xịn nhất, nhưng cái máy đọc tiếng Úc nên Ngoại ko hiểu. Lâu lâu Ngoại lấy ra nghe cho đỡ buồn
Khoảng 18h30, mưa nặng hạt. Tôi có thêm một người bạn đồng hành, Nga đi làm về là ra chỗ bà ngay, chúng tôi cùng che cho bà, cùng ướt và cùng lạnh. Bà hài hước "mưa ko fải là trời hành đâu con, mà là tiền hành. Trời mưa vẫn ráng ngồi bán để kiếm tiền thì là tiền hành chứ gì nữa". Ngoại rất lạc quan Ngoại biết ko?
Tối thế này ai thấy được Ngoại?
Thật sự chẳng thấy gì cả, chỉ là 1 cây dù. Vậy mà Ngoại vẫn ráng ngồi bán đến tận 11g đêm
Mưa nhòe đường phố, nhòe ánh điện và nhòe luôn cả Ngoại.

Ngoại ngồi ngay Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc tế, đường Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh. Rất mong mọi người khi có dịp đi ngang qua, hãy dừng xe mua giúp Ngoại cái bánh hoặc đơn giản chỉ là trò chuỵên, vì Ngoại ngồi 1 mình buồn lắm.

Các bạn ở thành phố Hồ Chí Minh ơi hãy bắt đầu thôi
END

11.11.08

Đạo Đức Kinh - Lão Tử Theo Bản dịch tiếng Anh của: Stan Rosenthal

Đạo Đức Kinh - Lão Tử Theo Bản dịch tiếng Anh của: Stan Rosenthal


Có một vật hỗn độn mà thành trước cả trời đất. Nó yên lặng, vô hình, đứng một mình mà không thay đổi vĩnh cửu, vân hành khắp vũ trụ không ngừng, có thể coi nó nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết tên nó là gì, tạm đặt tên cho nó là đạo.

Đạo trời không tranh mà khéo thắng, không nói mà khéo đáp, không gọi mà vạn vật tự tới, bình thản vô tâm mà khéo mưu tính mọi việc. Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt.

Lời nói chân thật thì không hoa mỹ, lời nói hoa mĩ thì không chân thật. Người thiện thì không cần phải biện giải [vì hành vi tốt rồi], người nào phải biện giải cho mình là người "không thiện". Người biết thì không nói, người nói là người không biết.

Người ta sinh ra thì mềm yếu mà khi chết thì cứng đơ. Thảo mộc sinh ra thì mềm dịu mà khi chết đi thì lại khô cứng.
Cho nên cứng mạnh là cùng loài với chết, mềm yếu là cùng loài với sống. Vì vậy binh mạnh thì không thắng, cây cứng thì bị chặt. Cứng mạnh thì phải ở dưới, mềm yếu lại được ở trên.

Mạnh mẽ về dám làm [tức quả cảm, cương cường] thì chết, mạnh mẽ về không dám làm [tức thận trọng, nhu nhược] thì sống. Hai cái đó cùng là mạnh mẽ, mà một cái thì được lợi, một cái lại bị hại; ai mà biết được tại sao trời lại ghét cái đó [quả cảm, cương cường]?

Người nào hứa một cách dễ dàng quá thì khó tin được, người nào cho việc gì cũng dễ làm thì sẽ gặp nhiều cái khó. Cho nên người hiểu đạo coi việc gì cũng khó mà rốt cuộc không gặp cái gì khó.Cái có từ cái không mà ra. Không có nghĩa là không có gì cả nhưng phải có cái gì thì mới có cái không có.

Cái gì an định thì dễ nắm, giòn thì dễ vỡ, nhỏ thì dễ phân tán. Ngăn ngừa sự tình từ khi chưa manh nha, trị loạn từ khi chưa thành hình.

Cây lớn một ôm, khởi sinh từ một cái mầm nhỏ; đài cao chín tầng khởi đầu từ một sọt đất, đi xa ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân.
Người ta làm việc , thường gần tới lúc thành công thì lại thất bại, vì không cẩn thận như lúc ban đầu, dè sau như trước thì không hỏng việc.

Người hiểu đạo trị thiên hạ theo chính sách vô vi, giữ thái độ điềm đạm. Xem cái nhỏ cũng như cái lớn, cái ít như nhiều, lấy đức báo oán. Giải quyết việc khó từ khi còn dễ, thực hành việc lớn từ khi còn nhỏ [vì việc khó trong thiên hạ khởi từ chỗ dễ, việc lớn khởi từ nhỏ]. Cho nên thánh nhân trước sau không làm việc gì lớn mà thực hiện được việc lớn.

Đạo lớn bị bỏ rồi mới có nhân nghĩa, mưu trí xuất hiện rồi mới có trá ngụy, gia đình bất hòa rồi mới sinh ra hiếu từ, nước nhà rối loạn rồi mới có tôi trung.

Trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm; thánh nhân bất nhân, coi trăm họ như chó rơm [Luật thiên nhiên không có tình thương của con người, cứ thản nhiên, vô tâm với vạn vật, mùa xuân tươi tốt, mùa đông điêu tàn...].
Khoảng giữa trời đất như cái ống hơi; hư không mà không kiệt, càng chuyển động hơi lại càng ra. Càng nói nhiều lại càng khốn cùng, không bằng giữ sự hư tĩnh.

Muốn cho vật gì thu rút lại thì tất hãy mở rộng nó ra đã. Muốn cho ai yếu đi thì tất hãy làm cho họ mạnh lên đã. Muốn phế bỏ ai thì tất hãy đề cử họ lên đã. Muốn cướp lấy vật gì thì tất hãy cho đã. Hiểu như vậy là sâu kín mà sáng suốt. Vì nhu nhược thắng được cương cường.

Ngũ sắc làm cho người ta mờ mắt; ngũ âm làm cho người ta ù tai; ngũ vị làm cho người ta tê lưỡi, ruỗi ngựa săn bắn làm cho lòng người ta mê muội, vàng bạc làm cho hành vi người ta đồi bại. Cho nên bậc đắc đạo cầu no bụng mà ko cầu vui mắt, bỏ cái xa xỉ, đa dục mà chọn cái chất phác, vô dục. Bậc đắc đạo bận áo vải thô mà ôm ngọc quý trong lòng.

Trời đất trường cửu. Sở dĩ trời đất trường cửu được là vì không sống riêng cho mình, nên mới trường sinh được.
Vì vậy thánh nhân [người đắc đạo] đặt thân mình ở sau mà thân lại được ở trước, đặt thân mình ra ngoài mà thân mới còn được. Như vậy chẳng phải vì thánh nhân không tự tư mà thành được việc riêng của mình ư ?

Người quân tử gặp thời thì mặc áo gấm mà ngồi xe ngựa, không gặp thời thì mặc áo vải thô mà đi chân đất.

Không trọng người hiền để dân không tranh, không quý của hiếm để dân không trộm cắp, không phô bày cái gì gợi ham muốn, để lòng dân không loạn.
Chính trị của thánh nhân là làm cho dân lòng thì hư tĩnh, bụng thì no, không ham muốn, không tranh giành, xương cốt thì mạnh.
Khiến cho dân không biết, không muốn mà bọn mưu trí thì không dám hành động. Theo chính sách vô vi thì mọi việc đều trị.

Không học thì không phải lo. Càng theo học thì mỗi ngày dục vọng, "hữu vi" càng tăng, theo đạo thì mỗi ngày dục vọng càng giảm, vô vi càng tăng.

Ta có ba vật báu mà ta ôm giữ cẩn thận, một là lòng nhân ái, hai là tính tiết kiệm, ba là không dám đứng trước thiên hạ. Vì nhân ái mà sinh ra dũng cảm, vì tiết kiệm mà sinh ra sung túc, rộng rãi, vì không dám đứng trước thiên hạ mà làm chủ được thiên hạ.

Nếu không nhân ái mà mong được dũng cảm, không tiết kiệm mà mong được rộng rãi, không chịu đứng sau mà tranh đứng trước người thì tất hỏng việc. Trời muốn cứu ai thì cho người đó lòng nhân ái để tự bảo vệ, lấy lòng nhân ái mà giúp người đó.

Người sáng suốt nghe đạo thì gắng sức mà thi hành, người bình thường nghe đạo thì nửa tin nửa ngờ, người tăm tối nghe đạo thì cười rộ. Nếu không cười thì đạo đâu còn là đạo nữa ?

Nước là vật cực mềm mà lại thắng được vật cực cứng là đá [nước chảy đá mòn]. Nước là vật cực kì mềm mại, nó luôn tìm chỗ thấp mà tới [khiêm nhường], ngày đêm chảy không ngừng, bốc lên thì thành mưa, chảy xuống thì thành sông rạch, thấm vào lòng đất để nuôi vạn vật. Tự nó không ngừng biến đổi, lại sinh ra mọi loài. Nó không tranh với ai, lựa chỗ thấp mà tới, gặp cái gì cản thì nó uốn khúc mà tránh đi, cho nên đâu nó cũng tới được.

Vật gì bén nhọn thì dễ gẫy. Ráng giữ cho chậu đầy hoài, chẳng bằng thôi đi; con dao cố mài cho bén nhọn thì lại không bén lâu.
Vàng ngọc đầy nhà, làm sao mà giữ nổi ? Giàu sang mà kiêu căng là tự rước họa vào thân.

Ba mươi nan hoa cùng qui vào 1 cái bánh, nhưng chính nhờ khoảng trống không trong cái bánh mà xe mới dùng được. Nhồi đất sét để làm chén bát, nhưng chính nhờ cái khoảng trống không ở trong mà chén bát mới dùng được. Đục cửa, cửa sổ để làm nhà, chính nhờ cái trống không đó mà nhà mới dùng được.
Vậy ta tưởng cái "có" [bánh, chén bát, nhà] có lợi cho ta mà thực ra cái "không" mới làm cho cái "có" hữu ích.

Người đời được vinh hay bị nhục thì lòng sinh ra rối loạn, sợ vạ lớn thì sinh ra rối loạn. Tại sao vinh, nhục thì lại sinh ra rối loạn ? Là vì vinh thì được tôn, nhục thì bị hèn; được thì lòng rối loạn [mừng rỡ mà!]; mất thì lòng rối loạn [rầu rĩ mà!]; cho nên mới bảo là vinh, nhục sinh ra rối loạn. Vậy phải làm sao ? Chúng ta sỡ dĩ sợ vạ lớn là vì chúng ta có cái thân. Nếu chúng ta quên cái thân mình đi, thì còn sợ gì lòng sinh ra rối loạn nữa ?!
Cho nên kẻ nào coi trọng sự hy sinh thân mình cho thiên hạ, thì có thể tin cậy vào kẻ đó được.

Ai có thể đang đục mà lắng xuống để từ từ trong ra ? Ai có thể đang hư tĩnh mà phát động để lần lần sinh động lên ? Người nào giữ được đạo ấy thì không tự mãn, không cố chấp, cũng không tự ái. Vì vậy nên mới có thể bỏ cái qua cái cũ mà chấp nhận cái mới được.

Kẻ đứng 1 chân thì không thể đứng được lâu, kẻ xoạc chân ra thì không thể đi được, kẻ tự biểu hiện mình thì không bao giờ chói lọi, kẻ tự kể công thì không có công, kẻ tự phụ thì chẳng khuyên bảo được ai, kẻ vẽ rắn thêm chân thì không trường cửu. Thái độ đó được ví như đồ ăn thừa, những ung nhọt ai ai cũng ghét.

Ai cũng cho cái đẹp là đẹp do đó mà phát sinh ra quan niệm cái xấu; ai cũng cho cái thiện là thiện do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái ác. Tại sao con người thích cái đẹp mà lại không thích cái xấu ? Là vì "có" và "không" sinh ra lẫn nhau, "dễ" và "khó" tạo nên lẫn nhau, cao thấp dựa vào nhau mà tồn tại ...

Kẻ biết người là người khôn, kẻ tự biết mình là người sáng suốt. Thắng được người là có sức mạnh, thắng được mình là kiên cường. Kẻ biết thế nào là đủ là người giàu; kẻ gắng sức là người có chí. Kẻ nào ko rời bỏ những điều trên thì sẽ được lâu dài, chết mà không mất là trường thọ.

Hồn nhiên, vô tư, vô dục như đứa trẻ mới sanh là có đức dày, ai cũng yêu quý, muốn đạt như vậy không phải là dễ. Đứa trẻ mới sinh độc trùng ko chích, mãnh thú không ăn thịt, ác điểu ko vồ. Xương yếu gân mềm mà tay nắm rất chặt, suốt ngày gào hét mà giọng ko khản, như vậy là khí cực hòa.

Dứt thánh hiền, bỏ mưu trí dân lợi gấp trăm; dứt nhân bỏ nghĩa, dân lại hiếu từ; dứt trí xảo bỏ lợi, không có trộm giặc.

Ba cái đó (thánh trí, nhân nghĩa, xảo lợi) vì là cái văn vẻ bề ngoài không đủ để trị dân nên phải bỏ; khiến cho dân quy về điều này: ngoài thì mộc mạc, trong thì giữ sự giản phác, giảm tư tâm bớt dục vọng mới là tích cực.

Dạ (giọng kính trọng) khác với ơi (giọng xem thường) bao nhiêu ? Thiện với ác khác nhau như thế nào ? Cái mọi người sợ ta không thể không không sợ. Việc học rộng lớn thay, không sao hết được.

Mọi người hớn hở như hường bữa tiệc lớn, như mùa xuân lên đài; riêng ta điềm tĩnh, không lộ chút tình ý gì như đứa trẻ chưa biết cười, rũ rượi mà đi như không có nhà để về. Mọi người có thừa, riêng ta như thiếu thốn, lòng ta ngu muội, đần độn thay ! Mọi người đều có chỗ để dùng, riêng ta ngoan cố mà bỉ lậu. Riêng ta khác người mà quý mẹ của muôn loài (tức đạo)

Vạn vật tuần hoàn, âm cực dương sinh, lúc sinh lúc tử, trăng tròn trăng khuyết. Vạn vật biến đổi rồi trở lại cái bản thể của nó (trở về với đạo). Từ xưa đến nay, đạo tồn tại hoài, nó sáng tạo ra vạn vật. Chúng ta do đâu biết được bản chất vạn vật ? Đó là do đạo.

Thánh nhân ôm giữ lấy đạo làm phép tắc cho thiên hạ. Không tự biểu hiện cho nên mới sáng tỏ, không tự cho là phải nên mới chói lọi, không tự kể công nên mới là có công, không tự phụ cho nên mới hơn người. Chỉ vì không tranh với ai nên không ai tranh với mình được.

Người xưa bảo: "Cong (chịu khuất phục) thì sẽ được bảo toàn", đâu phải hư ngôn! Nên chân thành giữ vẹn cái đạo mà về với nó. Trong trời đất có bốn cái lớn mà người là một. Người bắt chước trời, trời bắt chước đạo, đạo bắt chước tự nhiên.

Ít nói thì hợp với đạo. Cho nên gió lốc không thể thổi suốt buổi sáng, mưa rào không suốt ngày. Ai làm nên những cái ấy? Chính là do trời đất. Trời đất còn không thể lâu được, huống hồ là con người ?

Vì binh khí là vật bất tường (chẳng lành, gây họa), ai cũng ghét cho nên người giữ đạo không dùng binh khí. Bất đắc dĩ phải dùng đến nó, mà dùng đến thì điềm đạm là hơn cả. Thắng cũng không cho là hay, nếu cho là hay tức là thích giết người. Kẻ nào thích giết người thì không trị được thiên hạ.

Việc lành thì trọng bên trái, việc dữ thì trọng bên phải. Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử.

Đạo Đức Kinh - Lão Tử Theo Bản dịch tiếng Anh của: Stan Rosenthal




Đạo Đức Kinh (bản dịch của cụ Nguyễn Hiến Lê)
https://drive.google.com/file/d/1N1p73uW6Y5tllbIKDm1LZytdHX3FDRJK/view?usp=sharing

XEM THÊM:

Mâu thuẫn tôn giáo Do Thái giáo VS Kito giáo VS Hồi giáo.
ıạl ɔợưƃu ĩɥƃu và làm khác đi.
Khung Cửa Hẹp tác giả Andre Gide.
Quê hương những đêm chờ sáng tác giả Tiến sĩ Alan ....
Hỏi đáp về ma quỷ (phi nhân) trong phật giáo.
Mật Mã Tây Tạng Tác Giả Hà Mã trọn bộ 10 tập.
Totto Chan Cô bé bên cửa sổ tác giả Tetsuko Kuroyanagi.
Nói với tuổi 20 tác giả Thích Nhất Hạnh.
Nửa kia của Hitler tác giả Eric Emmanuel Schumitt.
Quảy Gánh Băng Đồng Ra Thế Giới tác.
Phía sau nghi can X tác giả Higashino Keigo.
Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn tác giả ....
Tuyển tập Toại Khanh- Sư Giác Nguyên.
LÃNG MINH:Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh.
Tỳ Khưu Chơn Tín.
NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG KỲ LẠ - TÁC GIẢ ....
Phanblogs Nửa đời trước của tôi tự truyện của Ái Tân Giác La Phổ
Danh sách 50 cuốn sách cần đọc dịch giả Thái bá tân.
Thích nhất hạnh ebook.
1Q84 Haruki Murakami.
hachiko chú chó đợi tác giả luis prats.
THE SYMPATHIZER (CẢM TÌNH VIÊN) TÁC GIẢ ....
Pippi Tất Dài tác giả Astrid Lindgren.
Chuyện con mèo dạy hải âu bay tác giả Luis Sepúlveda.
NGƯỜI BÁN HÀNG VĨ ĐẠI NHẤT THẾ GIỚI TÁC GIẢ OG ....
Hương rừng Cà Mau tác giả Sơn Nam.
ĐOẠN NÀO BUỒN TA BỎ BỚT CHO VUI.
Một ngày của Ivan Denisovich Aleksandr Solzenisyn.
Chiếc áo lặn và con bướm tác giả Jean Dominique Bauby.
Hỏi đáp về ma quỷ (phi nhân) trong phật giáo.