Search

21.7.11

Cách thay bông và bấc cho zippo

PhanblogsDẫu biết zippo là bật lửa rất bền nhưng có ngày rồi em nó cũng dở chứng(bật chỉ phực rồi tắt hoặc lửa cháy nhưng chập chờn rồi từ từ lụi mất)đây là lúc chúng ta cần phải bảo dưỡng cho em nó.Trong bài này tôi xin đề cập đến vấn đề thay bông và bấc cho zippo để chiếc zip của chúng ta mãi cháy như lúc ban đầu.


Xin hướng dẫn như sau,đây là cách được tôi yêu thích nhất:
Đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị 1 số dụng cụ cần thiết như:1 ít bông,1 chiếc bấc mới,kéo,nhíp.
Sau đó tháo tung em nó ra,gỡ bỏ phần bông và bấc cũ:
Làm sạch sẽ buồng đốt bằng bông tẩm xăng zippo:
Luồn bấc mới vào ruột zip theo chiều từ buồng đốt xuống:lúc này nên để chiều cao tim chỉ bằng nửa chiều cao buồng đốt
Chúng ta bắt đầu chèn bông,lưu ý miếng bông đầu tiên là 2 miếng.Theo hình:
Lúc này ta bắt đầu uốn chiếc bấc,lưu ý khi uốn tránh làm bấc bị gấp khúc bấc dẫn xăng sẽ ko tốt:
Chèn thêm 1 miếng bông nữa sau khi uốn bấc:
Lúc này ta nên điều chỉnh độ cao của bấc bằng 1 chiếc nhíp.lưu ý ta nên để chiều cao của bấc bằng lỗ thông gió cao nhất của buồng đốt:
Sau khi điều chỉnh xong ta chèn thêm bông:
và ráp hoàn tất:
Việc cần làm của chúng ta giờ là chỉnh bấc sao cho chiếc zip có ngọn lửa đẹp nhất,nên kiếm 1 que tăm xỏ ngang lỗ thông gió của chiếc zip trong quá trình chỉnh bấc để tránh ko làm bấc bị gấp ngay tại cổ:
Và ta bắt đầu chỉnh bấc bằng 1 que sắt mỏng đã được uốn cong như hình.Ta tì đầu của que sắt vào cổ bấc và chỉnh:
Sau khi chỉnh xong ta sẽ dc như thế này(nhìn qua lỗ thông gió):
Và bây giờ là công việc cuối cùng,châm xăng và thưởng thức ngọn lửa
Yêu cầu ngọn lửa cháy cao khoảng trên 5cm đứng im và không giảm chiều cao trong vòng 1 phút.:

Chúc tất cả các bạn thành công!!!!

 


















Chuyện bật lửa Zippo của Hồ Tĩnh Tâm

Chuyện bật lửa Zippo của Hồ Tĩnh Tâm




ZIPPO CỦA HỒ TĨNH TÂM




MỖI CÁI ĐỀU GẮN VỚI MỘT KỈ NIỆM KHÓ QUÊN


VÀ TẤT NHIÊN... TẤT CẢ ĐỀU LÀ ZIPPO CỦA KỈ NIỆM

CHUY ỆN ZIPPO VÀ TÔI
Hồ Tĩnh Tâm

Tôi nhìn thấy zippo lần đầu tiên tại một cánh rừng ở Atopo nước Lào.
 Lúc đó chúng tôi dừng chân ở một binh trạm phía Tây Trường Sơn. Ăn cơm trưa xong, hầu hết anh em trong trung đội đều mắc võng nằm ngủ, còn tôi lại một mình lủi vô rừng, hy vọng sẽ khám phá được điều gì đó mới lạ. Đang đi, tôi chợt nhìn thấy hàng loạt biển báo CÓ MÌN. CẤM VÀO. Tôi đang đứng lớ ngớ, chưa quyết sẽ đi tiếp sang phải hay sang trái, bỗng nghe có tiếng nói:

- Lính mới ngoài Bắc vào hả? Sợ thì theo tôi. Trong ấy nhiều thứ hay lắm.

Một người lính xuất hiện, sau lưng đeo cái ba lô lép xẹp. Anh ta nói tiếp.

- Tớ đang đi tìm đường sữa đây. Hút với tớ điếu thuốc nhé!

 Anh ta lôi trong túi ra một gói rubi đỏ, búng lòi ra một điếu mời tôi, rồi lại thọc tay vào túi quần. Nghe keng một tiếng nhỏ mà thanh, phát ra từ ngay chỗ túi quần bên phải, tôi thấy người lính đưa lên cái bật lửa vỏ bằng inox sáng loáng, với ngọn lửa cháy rất đẹp.

Thấy tôi tỏ ra ngạc nhiên, anh ta nói:

- Zippo đấy. Zippo chiến lợi phẩm trận Iadrang. Nó bắn tớ lủng phổi. Tớ tước được của nó cái zippo. Mấy năm rồi mà còn mới toanh nhé. Vô giá nhé. Mẹ khỉ cái thằng Mẽo, trong người chỉ có cai zippo là quý.

 Tôi còn nhớ rất rõ cảm giác của tôi lúc ấy, nghĩa là lúc tôi ngẩn người ra, nhìn chăm chắm vào cái bật lửa nhãn hiệu USA của Mĩ. Sao mà nó đẹp và tuyệt thế không biết. Cái bật lửa vỏ bằng nhôm của Trung Quốc, người ta mới bổ sung cho chúng tôi, cùng với cái đèn pin cũng vỏ bằng nhôm của Trung Quốc, tự nhiên chẳng còn nghĩa lý gì, mặc dù lúc được cấp phát, tôi sướng rên cả người.

 Khi cùng với anh cựu binh đi sâu vào bãi mìn, tôi mới biết, cứ nơi nào có biển cấm nguy hiểm chết người, vì có mìn, có bom nổ chậm, y như rằng ở đó có kho quân nhu, kho lương thực thực phẩm, hoặc là kho súng đạn. Việc dùng dao găm cạy nắp thùng gỗ, nẫng lấy vài hộp sữa, vài bao đường, vài tút thuốc lá, chẳng có gì là khó. Rừng rộng mênh mông, của cải ngoài Bắc đưa vào, nhiều không biết cơ man nào mà kể. Hậu cần chiến tranh mà lại. Nhưng với tôi lúc đó, đường sữa để mà làm gì, người ta phát cho chúng tôi cả đống, kể cả bột lòng đỏ trứng gà và lương khô. Vỗ béo lính tráng để vào trận mà. Thành ra, khi đi theo người lính, tôi chỉ nghĩ tới cái zippo, nghĩ tới việc, làm sao kiếm được một cái zippo.

 Vâng. Kể từ khi gặp những người thương binh đang trên đường ra Bắc, tôi thấy hầu như ai cũng có bật lửa zippo, đèn pin cổ ngoéo, bi đông inox của Mĩ. Những thứ đó, chứng tỏ họ là cựu binh, là vàng đã qua thử lửa. Mãi hai ngày sau, thông qua tay Hoành Hà Bắc, tôi mới tậu được cho mình một cái zippo thật sự, với giá năm đồng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cọng thêm tấm hình chân dung nhỏ xíu của Phụng. Là Hoành gạ gẫm mua được của một tay thanh niên Lào. Nếu không nhờ có tấm hình của Phụng, chắc chắn mười đồng, chứ hai mươi đồng, Hoành cũng không thể mua được cai zippo ấy.

Hoành nói:
- Có thằng Lào Lùm đến đổi mật ong lấy gạo, nó có cái zippo, mà em gạ tới mười đồng nó cũng không bán. Em thấy nhiều thằng đổi ảnh người yêu lấy gà rừng, hay là anh cho em tấm hình bạn gái của anh, em gạ nó xem.

 Phụng là bạn học cùng khoa Trắc địa với tôi ở trường đại học Mỏ - Địa chất, tấm hình ấy là tấm duy nhất tôi đem theo vào Nam , dù tiếc đến cách mấy, máu đam mê zippo của tôi cũng mạnh hơn. Và cuối cùng… cái zippo cũng đã nằm trong túi của tôi.

 Sau này, khi miền Nam giải phóng, mãi tới gần cuối năm 1976, tôi mới được nghỉ phép về Hà Nội thăm nhà. Tất nhiên là tôi có ba lô dù của Mĩ, bi đông inox của Mĩ, đèn pin cổ ngoéo của Mĩ, và cả zippo chính cống của lính bộ binh Mĩ. Tất cả tôi đều cho bạn bè, vì tôi làm gì có thứ quà nào khác, ngoài những thứ góp nhặt qua các trận đánh. Và cũng từ sau lần về phép ấy, tôi không thể kiếm được cho mình một cái zippo nào khác. Cuộc chiến đã đi qua, muốn có zippo thì phải mua, mà tôi làm gì dư dả tới mức xài sang, dùng bật lửa zippo Hoa Kì. Người Việt lúc này đã biết chơi zippo như chơi tem, chơi hoa kiểng, chơi chim, chơi cá. Ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, đã thấy xuất hiện các câu lạc bộ zippo; người ta bắt đầu lùng sục sưu tầm zippo, như là kỉ niệm của một thời- thời của những cuộc hành quân zippo, khói lửa mịt mù các làng xóm Miền Nam .

 Bạn thử hình dung. Nếu bạn có một cai zippo, trên vỏ có khắc tên của người lính Hoa Kì với số quân của họ, mà người lính đó, bây giờ là giáo sư tiến sĩ của Nasa, là thượng nghị viện của Hoa Kì, là anh hùng không quân vũ trụ, là trưởng một nhóm nghiên cứu tại thung lũng silicon ở San francisco… Chà, giá của nó sẽ là sự thèm thuồng của tất cả zippoger, bạn có dám bán không. Tôi chỉ nói thế này, mãi tới năm 1980, khi tôi đi thực tập dạy học ở Long Xuyên, biết tôi khoái zippo như khoái sưu tầm sách vở, Mai Thị Giúp đã kiếm ở đâu đó, hay mua ở đâu đó, gởi tặng cho tôi một cái zippo có số quân hẳn hòi, thế mà ai đó đã nỡ lòng chôm mất của tôi. Không nói thì bạn cũng biết là tôi buồn đến ngần nào. Người ta quý mình, người ta mới tặng cho mình, vậy mà mình lại làm mất.

Từ khi mất cái zippo là quà tặng của Giúp, tôi không còn dám nghĩ tới zippo nữa, mặc dù mỗi lần về thăm nhà ở Sài Gòn, tôi vẫn hay lội bộ tha thẩn trên vỉa hè đường Lê Lợi, lẩn thẩn đứng ngắm những cái zippo cũ kĩ, được bày bàn chung với các miếng thẻ bài của lính, các cây kèn armonica và kèn melodia. Lạ thế, những người bán kèn lại hay bán zippo; hình như zippo với kèn armonica và kèn melodia có sợi dây liên hệ nào đó. Không tin, bạn cứ ra vỉa hè đường Lê Lợi ở quận nhất sẽ thấy. Zippo và kèn armonica. Zippo và kèn melodia. Cuối cùng là… zippo và tôi, mặc dù tôi không hề có cái zippo nào trong túi.

 Thế rồi đùng một cái, chú em trai của tôi, sau khi xuống thăm một chiến hạm của hạm đội 7 Hoa Kì, đã đem về tặng tôi một cái zippo USA chính cống. Nó là zippo được sản xuất theo đơn đặt hàng của hải quân Hoa Kì, vỏ bằng đồng, màu vàng, có in hình chiếc hàng không mẩu hạm 76, với dòng chữ USS RONALD REAGAN CVN 76 ở phía trên, và thêm dòng chữ Peace through Strength ở phía dưới. Khi chú em tặng tôi cái zippo này, cụ thân của tôi đã lấy vỏ đựng cái máy nhắn tin MOTOROLA tặng cho tôi. Từ đó tôi đeo dính nó bên người. Ai hỏi mượn bật lửa, tôi cũng tự tay bật lửa châm thuốc cho họ. Đơn giản thôi, người Việt thường có thói quen mượn bật lửa châm thuốc, rồi nhét luôn vào túi quần của mình. Nó là cái bật lửa ga bằng mủ, giá một vài ngàn thì không sao, còn đây là cái zippo của hải quân Hoa Kì, sản xuất theo đơn đặt hàng hẳn hòi, lại chính em trai tặng ông anh cơ mà. Tôi sợ nhất là ai đó lấy cớ mượn zippo của tôi đem đi đâu đó, chẳng hạn đi nhóm bếp, đi đốt rác; họ thường lấy cớ như vậy, mượn rồi không chịu trả, tôi phải chạy đi tìm, phải cương quyết lắm mới đòi lại được. Sợ nhất là mấy ông bạn có chức tước, hỏi mượn xem một chút, rồi nhét ngay vào túi quần với một câu gọn lỏn: “kỉ niệm nhé!”. Kỉ niệm thế nào được. Nó là kỉ niệm của tôi, ai lại đi xin vật kỉ niệm của người khác. Bạn thấy đấy, tôi phải nói thật nghiêm túc, họ mới chịu trả lại; và chắc chắn họ nghĩ, tôi chẳng đáng để làm bạn với họ, khi mà tôi dám nói, anh giàu thế, ra siêu thị mà mua, vài trăm chứ vài triệu cũng có cả đấy. Vâng, vì zippo mà mất đoàn kết như chơi.

 Thế rồi tôi bị té xe, văng bắn lên cao hơn cả mét, ngã quật xuống lòng đường bất tỉnh. Khi tỉnh dậy trong bệnh viện, sau khi khâu mười bốn mũi, nhìn thấy nhà văn Trần Thôi, tôi đã hỏi: “có thấy cái zippo của tao không?’. Nghe Trần Thôi nói không, tôi cầm chắc là đã mất. Thế nhưng phước tổ ba đời cho tôi, ai đó đã lượm cái zippo bị văng trên đường, nhét vào túi sau trong cái xắc cốt bằng da của tôi.

 Thế rồi tới lượt Ngọc Hiệp bị té xe. Sau cú té trời giáng ấy, Ngọc Hiệp bị chấn thương, nặng tới mức phải ngồi xe lăn. Cám ơn trời đất cứu sống chồng, vợ Ngọc Hiệp là Ngọc Hải, đã làm một buổi tiệc rất lớn, thết đãi bạn bè. Chúng tôi vui với nhau từ trưa tới tận chín giờ tối. Khi tôi về tới nhà, mới biết trong cái túi da hiệu motorola, không có cái zippo của hải quân Hoa Kì mà chú em đã tặng. Nhớ là khi ra về, tôi có ghé quán Cây Mai uống cà phê, tôi đã gọi điện nhờ Nguyệt Hồng chạy ra quán hỏi giùm. Nghe Nguyệt Hồng trả lời là không thấy, tôi lại gọi cho Ngọc Hải, Ngọc Hải cũng trả lời là không thấy, bấy giờ tôi hoàn toàn thất vọng, nghĩ rằng ai đó quá thích đã mượn và không trả lại cho tôi.

 Vài ngày sau, tôi viết bài chia tay với cái zippo, mà tôi từng quý nó biết mấy. Để đỡ trống vắng cho cái túi da motorola, tôi đã mua một cái zippo Trung Quốc, giá tám mươi ngàn bỏ vào; nhưng điều đó, chỉ làm cho tôi nhớ cai zippo chính cống của hải quân Hoa Kì hơn. Có lẽ thấu hiểu nỗi niềm của tôi, Chung Ny ở New york , đã mua tặng tôi một cái zippo, nhờ người chị đem về cho tôi. Và lạ lùng hơn nữa, đúng một năm, sau ngày cái zippo bị mất, vào một buổi tối, khi tôi đang ngồi gõ bàn phím, Ngọc Hải gọi điện cho tôi, nói rằng, có phải cái zippo màu vàng là của anh không, hôm nay em dọn bàn thờ nhìn thấy nó. Ôi trời. Thì ra cô em gái của Ngọc Hải, đã mượn cái zippo của tôi để đốt nhang, rồi bỏ luôn trên bàn thờ. Nó nằm ở đấy một năm ròng, vậy mà bật lên vẫn cháy. Đó là ngọn lửa của zippo USS RONALD REAGAN  CVN 76.

Thế rồi con gái tôi, từ Toyhachi bên xứ sở hoa anh đào về thăm nhà, cháu mua cho tôi rất nhiều quà, nhưng tôi thích nhất là hai thứ. Thứ nhất là cái áo phóng viên  với rất nhiều túi ngoài, túi trong, có thể nhét vào đó đủ thứ đồ đạc cần thiết, cho việc vừa đi vừa tác nghiệp. Và thứ hai… tất nhiên là một cái zippo thứ thiệt, hiệu Spiral+Heart. Vậy là gia tài của tôi đã có ba cái zippo nhãn hiệu USA chính cống. Chừng đó, coi như tôi đã có một bộ sưu tập nho nhỏ, rất dễ thương.

 Còn bây giờ, đồng hành với tôi là cái zippo MOTOR HARLEY-DAVIDSON CYCLES, Mộng Thúy mua từ Thụy Sĩ đem về vào dịp Tết Canh Dần. Không nói thì các bạn cũng biết, nó là vô giá. Bởi vậy, bao giờ quá vui với bạn, tôi cũng đều nói, tụi mày nhớ nhắc tao cái zippo nhen, mất nó là tao không viết lách gì được đâu; với tao, nó là báu vật từ Dietikon của Zuerich xứ Switzerland đấy.

Nhiều lần tôi đã đặt cả mấy cái zippo lên bàn ngồi ngắm một cách ngơ ngẩn, và nghĩ rằng, có dịp, mình sẽ khắc tên những người tặng mình lên đấy. Kỉ niệm mà. Tất cả đều là những kỉ niệm đẹp, với con gái, với em trai, và với bạn bè.

Tôi và zippo.
Zippo và tôi và bạn tôi.

1.7.11

Có nên đánh đòn con ?

Phanblogs Chuyện này có không ít ý kiến trao đổi và quan điểm khác nhau
Có ý kiến cho rằng tuyệt đối không được đánh đòn con
Có ý kiến cho rằng "thương cho roi cho vọt"
Có ý kiến cho rằng chỉ có ba mẹ mới tự tay đánh đòn con, còn người khác - chẳng hạn như cô giáo - không có quyền làm việc đó.Quan điểm của bạn thế nào Mời các bạn chia sẻ !


 
Tuổi thơ là thời gian đẹp nhất của mỗi con người, ngập tràn hạnh phúc,chơiđùa,được thương yêu và đầy ắp những ước mơ hoài bão tương lai
Thếnhưng trong mắt của đứa trẻ 5 tuổi này thì tuổi thơ không hề tươi đẹp.Hằng ngày khuôn mặt của em phải thường xuyên ăn những cái tát, bụng thìchịu những cú đấm và tay chân thì bị quất bởi những làn roi
Tuổi thơnhìn ngắm bạn bè chơi đùa vui vẻ trong khi mình thì bị giam cầm trongnhững song cửa suốt ngày Ngày xưa mình cũng lãnh không ít roi mây
Học cuối cấp 2 rồi vẫn nằm sấp xuống giường nghe Ba hỏi tội
Rồi đến phiên mình lấy tư cách chị Hai, cũng nhịp roi mây với mấy đứa em nhỏ hơn một vài tuổi
Rồi cũng nhờ mấy cây roi mây ấy mà chị em mình giờ ai nấy nên người.Khi nghe chuyện bên Tây bên Mỹ "đánh đòn con nít nó gọi 911 Police đến còng tay", mình tự an ủi "thôi thì con nít người ta văn minh từ trong bào thai" Nói thế để thấy mình vẫn ủng hộ chuyện đánh đòn con và cũng ủng hộ nhà trường cùng mình giáo dục con
Vấn đề là đánh đòn như thế nào Nguyên tắc : 1) Không đánh con để trút giận, mà đánh con để con hiểu đó là hình phạt
Do đó, chỉ đánh con khi bình tĩnh
2) Việc đánh con cũng phải được thỏa thuận từ trước rõ ràng : Tội gì thì bị đòn và bị bao nhiêu roi3) Không đánh lung tung, tùy tiện, dễ gây thương tích
Chỉ đánh ở mông & dùng roi trơn, mảnh
Đánh vừa đủ đau để con nhớ chứ không đánh cho con "chừa" vì hoảng sợ 4) Khi đánh con phải giải thích rõ ràng, nêu rõ tội trạng, con phải "tâm phục khẩu phục"
5) Đừng tạo thói quen hễ bực mình là đánh con chát chát vô tay, như thế con sẽ "lờn đòn" và mất hết tác dụng của chuyện đánh phạt
Ngoài ra, ăn đòn kiểu đó xong con chẳng biết mình phạm tội gì cả!Còn với nhà trường, hãy nói rõ quan điểm của mình với cô giáo, rằng phụ huynh có đồng ý cho thầy cô đánh con mình không Nếu cho phép thì chỉ dánh trong trường hợp nào Đánh ra sao Đừng để đến khi nghe con méc là cô đánh con thì mới nóng ruột phản ứng thì cũng không hay
Ý kiến các bạn thế nào Rất mong được các bạn chia sẻ.Trong một cuộc khảo sát gần đây, người ta thấy rằng 41% các bậc cha mẹ đánh đòn khi con mình đánh người khác
Theo nhà xã hội học Murray Atraus (trung tâm Family Research Laboratory – ĐH New Straus) thì: các bậc cha mẹ này đã dạy con hai điều:1
Đánh người khác là việc làm xấu.2
Không xấu nếu đánh người làm việc xấu.
Thực tế khảo sát cho thấy thanh thiếu niên sẽ dễ dàng có các hành động phạm pháp, nghiện rượu, trầm cảm, tự tử, sử dụng chất kích thích, thất nghiệp … nếu bị đánh đập
Vậy có nên chăng khi nhà nước ban hành đạo luật ngăn cấm việc đánh đập con cái trong mọi hoàn cảnh Những người ủng hộ luật cấm đánh con cho rằng việc này sẽ đưa mọi người đến một xã hội an bình; và vẫn còn có những phương cách khác để dạy con cái thay vì dùng roi vọt
Nhưng những phương pháp đó có thực sự hiệu quả Có tác dụng lâu dài không Câu trả lời là lúc có, lúc không; và không có gì đảm bảo chắc chắn cả.Có thể khi còn trẻ, bạn tin rằng đánh con là một cách giáo dục tốt, nhưng rồi khi đã dày dạn kinh nghiệm hoặc khi về già, bạn sẽ nhận thấy rằng đánh con hầu như không đưa đến hậu quả gì
Đó là chưa kể đến những trường hợp roi vọt bị lạm dụng, trở thành bạo lực gia đình, gây hậu quả nghiêm trọng cho hành động, tâm lý và lối sống của con cái
Thế nhưng ông bà ta vẫn thường nói “thương cho roi cho vọt” cơ mà Phải chăng câu nói này không còn phù hợp với thời đại ngày nay nữa KHÔNG
Hãy nhớ, nếu có thể dạy bảo con cái bằng lời khuyên và những phương pháp giáo dục không đòn roi thì không có gì tốt hơn
Nhưng nếu bạn thấy rằng chỉ có đánh đòn mới có thể làm trẻ tốt hơn lên, thì bạn hãy thi hành việc này một cách thích hợp – nghĩa là đừng để cảm xúc nóng giận lấn lướt, và bạn chỉ đánh con nhằm mục đích giúp trẻ nhận ra sai lầm và sữa chữa, chứ không xem đó là cách thể hiện quyền lực để con cái phải vâng lời
Sau đây là một vài hướng dẫn dành cho bạn:* Chỉ nên thỉnh thoảng đánh đòn: vì khi bị đánh nhiều, con bạn sẽ “lờn” đòn (dạn đòn) và việc đánh đòn sẽ không còn tác dụng nữa.* Áp dụng việc đánh đòn có vẻ hữu hiệu đối với những đứa con cứng đầu, dễ bị kích động, quậy phá quá mức…* Đánh bằng tay (khi con bạn còn nhỏ), hoặc dùng roi (khi con bạn đã lớn) nhưng chỉ đánh vào mông và đánh ít, vì không phải mục đích của bạn là cho con một bài học nhớ đời
Đừng quất túi bụi, dễ gây ra hậu quả đáng tiếc.* Đánh ngay lập tức: để cơn giận gia tăng, bạn có thể sẽ đi quá trớn.Và phải ghi nhớ rằng luôn luôn đi kèm việc đánh đòn với việc phân tích lỗi lầm, đưa ra lời dạy bảo cương quyết và hậu quả.Nghiên cứu phát hiện các em nhỏ bị đánh trước tuổi lên 6 thì học giỏi hơn ở trường và cũng lạc quan hơn vào cuộc sống so với những em không bao giờ bị cha mẹ thượng cẳng chân hạ cẳng tay, Telegraph cho biết.Nghiên cứu này có thể làm những người bảo vệ quyền lợi của trẻ em giận dữ, bởi họ thường lập luận rằng việc trừng phạt thân thể có thể gây ảnh hưởng lâu dài tới tâm thần của trẻ.Marjorie Gunnoe, giáo sư tâm lý tại Đại học Calvin ở Michigan, Mỹ, cho biết, nghiên cứu của bà cho thấy không có đủ bằng chứng để phủ nhận quyền tự do của cha mẹ trong việc quyết định việc trừng phạt con cái.Nghiên cứu đã hỏi 179 thiếu niên về mức độ họ thường bị đánh khi còn nhỏ, và tuổi bị đánh lần cuối cùng."Tôi nghĩ đánh đòn là một công cụ nguy hiểm, nhưng cũng có những lúc cần đến công cụ nguy hiểm đó
Chỉ có điều bạn không nên dùng chân tay trong mọi việc mà thôi"
Các câu trả lời sau đó được so sánh với thông tin mà các thiếu niên này cung cấp, về những hành vi mà họ chịu ảnh hưởng từ việc đánh đòn, như chán đời, yêu sớm, bạo lực và trầm cảm.Kết quả là, những người bị đánh đòn trước 6 tuổi thể hiện tốt hơn trong tất cả các mặt tích cực, và không tồi tệ hơn trong những mặt tiêu cực so với những người không ăn đòn bao giờ.Những thiếu niên bị cha mẹ đánh ở tuổi từ 7 đến 11 cũng thành công hơn ở trường học so với nhóm trẻ không bị cha mẹ đụng đến bao giờ, nhưng lại kém hơn trong một số mặt tiêu cực, như hay đánh nhau hơn.Tuy nhiên, nhóm bạn trẻ khẳng định họ vẫn bị đánh đến bây giờ thì ghi điểm thấp nhất so với tất cả các nhóm khác.Gunnoe tìm thấy rất ít khác biệt trong kết quả giữa hai giới hay giữa các nhóm chủng tộc khác nhau.Các nghiên cứu trước kia lập luận rằng việc đánh đòn trẻ có thể dẫn đến những rối loạn hành vi, như hung hăngĐánh cũng phải học Cha mẹ hãy chỉ sử dụng sự trừng phạt thân thể trong những trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn trẻ làm điều gì đó tự gây nguy hiểm cho bản thân: chơi dao, nghịch lửa, sờvào các thiết bị điện Khi đó, nếu có đánh, ta cũng cần giải thích cho trẻ hiểu rằng điều trẻ làm là nguy hiểm, và chỉ đánh vào những bộ phận không gây nguy hiểm trên cơ thể trẻ: bàn tay, mông
Không nên đánh khi trẻ biếng ăn, nếu đánh,tới bữa ăn trẻ sẽ sợ và ám ảnh
Không nên đánh nếu trẻ vô ýlàm hư hỏng đồ đạc, vì như thế, trẻ sẽ cảm thấy đồ đạc quantrọng hơn con người Cần cho trẻ hiểu trẻ bị phạt về lỗi gì, chỉ có lỗi đó đáng bị phạt chứ không phải toàn bộ conngười trẻ đáng bị "ăn đòn".Cha mẹ cũng cần học cách kiềm chế cảm xúc,ngay cả khi phạt trẻ cũng vậy
Hoàn toàn không nên bột phát sự nóng giận và không để cho trẻ nhận thấy người lớn đang trút sự giận dữ lên cơ thể của trẻ
Mục đích của bạn không phải là cho con một bài học nhớ đời mà muốn nhắc con nhớ,hành động sai trái nào cũng sẽ có những hình phạt tương xứng, vì thế cần biết điểm dừng và nhìn ra cái sai của mình, bạn đừng nhắm mắt, quất con túi bụi Nên đe con ngay khi con có lỗi để con nhớ, khôngn nên dồn hay đánh không đúng lúc, hoặc quá giới hạn
Và bạn cũng cần ghi nhớ rằng luôn luôn đi kèm việc đánh đòn với việc chỉ cho trẻ thấy lỗi lầm, phân tích nguyên nhân, hậu quả của sai lầm ấy rồi đưa ra lời dạy bảo cương quyết
Trong quá trình đánh trẻ, cần hướng cho trẻ vào việc lắng nghe bạn phân tíchđúng sai chứ không quá tập trung vào những cái roi sắp giáng xuống thân xác trẻTốt nhất, hãy dạy bảo con cái bằng lời khuyên và những phương pháp giáo dục không đòn roi
Nhưng nếu bạn thấy rằng chỉ có đánh đòn mới có thể làm trẻ tốt hơn lên, thì bạn hãy thi hành việc này một cách thích hợp


Hàn Bá Du ở với mẹ rất hiếu thảo, mỗi khi ông lầm lỗi bà mẹ lại bắt ông cúi xuống đánh thật đau! Mặc dù bị mẹ đánh đau, nhưng Hàn Bá Du không hề khóc… Rồi có một lần ông phạm lỗi, mẹ lại bắt ông cúi xuống mà đánh, mẹ đánh không đau nhưng ông cứ khóc suốt… Bà mẹ lấy làm lạ, hỏi: “Vì sao ngày trước mẹ đánh đau như thế mà con không khóc Nay mẹ đánh nhẹ mà con lại khóc” Hàn Bá Du gạt nước mắt thưa rằng: “Ngày trước mẹ đánh đau, con không khóc vì con biết mẹ còn khoẻ mạnh! Nay mẹ đánh con không đau, con khóc vì con biết mẹ đã già yếu lắm rồi! Không còn sức đánh con, cũng như không còn ở trên thế gian này với con bao lâu nữa! Vì thế con mới khóc!”.