Search

27.12.20

HÃY HỌC CÁCH KIẾM TIỀN TỪ WEBSITE SAU ĐÓ HÃY ĐÒI HỎI WEBSITE RA TIỀN HAY KHÔNG

WEBSITE CÓ BAO NHIÊU CÁCH KIẾM TIỀN?


Trước tiên, chúng ta phải suy xét cho rõ kiếm tiền này là kiếm tiền gì. Kiếm tiền thì nó có thể phân ra làm các loại:
– Giảm chi phí quảng cáo (cũng là kiếm tiền)
– Tăng hiệu quả quảng cáo (thay vì bỏ 1 đồng ra được 1 đơn, giờ là 2 đơn, cũng là kiếm tiền)
– Tăng đơn hàng tự nhiên (như ở trên có nói, cũng là free traffic và ra tiền)
– Tăng lượng traffic tự nhiên (nhờ SEO, cũng là kiếm tiền)
– Tận dụng hệ sinh thái, công cụ phễu để kiếm khách hàng (tạo ra Leads cũng là kiếm tiền)
…..
Và rất nhiều dạng kiếm tiền khác. NHƯNG, quan trọng là mình là người kinh doanh, mình không phải là người làm Marketing, và quan điểm của mình “tôi bỏ ra 1 đồng thì tôi phải kiếm về 1.5 đồng hoặc nhiều hơn” —–> việc bỏ 10-20tr vào website hình như nó hơi cấn cấn, nó không đem lại tiền mà chỉ thấy bỏ ra.
Website…. chắc chắn phải có website trong thời kỳ Marketing online nở rộ như này. Cơ mà cũng hàng trăm người thuê website 10-20-30…50 triệu xong để đó cả vài tháng trời, hoặc thậm chí hơn nữa năm cũng chẳng thấy có mống khách nào trên web, lâu lâu chọt được 1 2 khách gì đó rồi thôi… Vì sao phải tốn hàng chục triệu đồng để thiết kế một cái Web mà k đem lại lợi nhuận???

Rất nhiều người tưởng rằng bỏ 10-20tr làm một cái web xong thì mọi thứ nó sẽ ổn lên, đơn hàng sẽ tăng trưởng nhiều hơn… nhưng thực sự không phải vậy, rất nhiều vấn đề gặp phải:
– Website làm xong rất tệ, hình ảnh, bố cục fail, nhìn chán không chịu được… đã vừa xấu mà lại còn vừa giống các website thời 5-10 năm trước…
– Website làm xong còn chẳng search được trên Google, search đúng từ khóa mà có khi cũng chẳng lên
– Website chậm rì. Khách tới cửa hàng, mình giới thiệu web cho khách xong khách vào chậm quá chẳng thèm coi nữa luôn
– Website chẳng có miếng traffic hay khách hàng nào… phí hết cả tiền
….
Nếu ai đang gặp các trường hợp trên, hãy inbox ngay cho mình nhé…. à quên group không cho bán hàng :V Đùa đấy, vì hầu như 80% người làm kinh doanh chuyển từ offline qua online đều phải gặp các trường hợp này nhất là vào lúc mới bắt đầu chuyển đổi. NHƯNG, Webiste vẫn là thứ BẮT BUỘC PHẢI LÀM, chỉ là chúng ta chưa hiểu được các kết quả kinh doanh mà nó mang lại. Hãy cùng tìm hiểu về giá trị của Website trước khi quyết định mần nó nhé.

HÃY HỌC CÁCH KIẾM TIỀN TỪ WEBSITE SAU ĐÓ HÃY ĐÒI HỎI WEBSITE RA TIỀN HAY KHÔNG





WEBSITE LÀ NGỒI NHÀ & CỬA HÀNG CỦA MÌNH TRÊN ĐẠI LỘ ONLINE


Rất nhiều người bỏ hàng tỷ đồng để thuê và xây dựng 1 trụ sở, cửa hàng với mong muốn đem lại doanh thu ổn định cho mình… nhưng lại “ngần ngại” khi chi 10tr để làm 1 cái website?
Hãy làm 1 bài toán phân tích, 1 cửa hàng Offline thì đem đến kết quả gì?
– Hàng ngày lượng khách hàng đi qua đi lại —> tăng nhận diện, bán hàng
– Có một địa chỉ để khách hàng thấy uy tín
– Tùy biến cửa hàng theo ý mình, tạo phong cách riêng
– Là nền móng của sự phát triển theo thời gian
Và thực chất thì doanh thu vẫn tăng đó, vẫn có khách hàng đó… nhưng dần dần khách hàng đã chuyển đổi sang nền tảng online hết rồi. Họ không đi bộ ngoài đường để thấy cửa hàng offline nữa, họ đang đi trên đại lộ online, dạo bước qua các shop, các store trên con đường mang tên Facebook, Google, Youtube…. và chúng ta chẳng có căn nhà nào trên các con đường đó???
Việc xây dựng căn nhà của mình trên nền tảng Online là yếu tố tiên quyết hàng đầu, dù bạn không chạy quảng cáo, không viral… ít nhất hãy có 1 địa điểm để người dùng có thể tìm thấy bạn khi cần.
VD: Khách hàng đi ngang qua cửa hàng offline, khách hàng thấy video, bài viết có logo của bạn được chia sẻ hoặc chạy ads trên mạng. Sau đó họ thầm nghĩ “thương hiệu ATP Academy là gì ta, để lên Google search thử, để lên Facebook search thử”… và xong chẳng thấy gì cả, cả page lẫn website … vậy thì họ có muốn mua hàng của bạn không?
Một ví dụ cụ thể hơn. Bạn bỏ ra 10tr để chạy quảng cáo Facebook, 10tr sẽ tiếp cận được khoảng 20.000 – 100.000 khách hàng tùy ngành nghề và cách chạy
, 100.000 người trung bình sẽ ra được 100 – 200 đơn hàng, vậy 99.000 người còn lại thì họ sẽ làm gì? sẽ có 1 cơ số lớn người làm các công chuyện như trên, lên Google tìm kiếm thông tin về chúng ta, website của chúng ta và…. wow chẳng có thông tin gì cả, hoặc toàn là WEBSITE CỦA ĐỐI THỦ. —-> mất đi 1 cơ số đơn lớn, thay vì bỏ 10tr được 300-400 đơn thì giờ chúng ta lại bỏ đi ~ 50% đơn chỉ vì không có WEBSITE… ờ mây zing gút chóp marketing.


DÙ KHÔNG CHẠY QUẢNG CÁO GOOGLE HAY LÀM SEO… CÓ WEBSITE ĐI RỒI TÍNH.
WEBSITE TRONG HẺM HAY MẶT TIỀN?


(sự khác biệt về Content và Marketing)
Làm web bao gồm rất nhiều yếu tố, thiếu 1 yếu tố nào cũng sẽ khiến cho website không ra tiền hoặc rất kém ra tiền. Các yếu tố đó là:
– Content
– Marketing
Nếu bạn nghĩ, chỉ cần Marketing cho website tốt thì sẽ có tiền… đúng, chính xác là sẽ ra đơn hàng đó nhưng nếu nhìn lại.. có content ngon nữa thì tỉ lệ ra đơn lại tăng gấp nhiều lần. Và quan trọng hơn, nếu bạn nghĩ làm Content cho thật hay thì sẽ có đơn hàng… no no no, làm content cho hay vào thì có ai xem không? Chẳng có ai xem cả… vì có quảng cáo đâu mà có người thấy được content?
Nhà offline thì có nhà mặt tiền, nhà hẻm… Nhà trên Online cũng vậy, có nhà này nhà kia… và quan trọng để có thể lên được mặt tiền đó là chúng ta phải biết quảng cáo, mà quảng cáo cho website thì nó là SEO và Google Adword. Có quảng cáo rồi thì mới có khách thấy, có khách thấy thì mới có đơn… đừng hỏi vì sao làm website xong mà chẳng ra được đồng nào… vì có quảng cáo đâu
.

HÃY HỌC CÁCH KIẾM TIỀN TỪ WEBSITE… SAU ĐÓ HÃY ĐÒI HỎI WEBSITE RA TIỀN HAY KHÔNG WEBSITE TỰ NÓ ĐÃ GIÚP TĂNG DOANH SỐ


Thực vậy, nếu bạn có 1 website đẹp, nó sẽ tự giúp bạn ra tiền nhờ cộng hưởng quảng cáo… ngược lại, một website xấu sẽ từ từ làm mất khách của bạn đi khi nào mà bạn không hay. Làm quảng cáo, kinh doanh thì nó là 1 tổ hợp từ nhiều cái, nhưng all những cái đó đều quy lại 1 mối là phục vụ khách hàng.

MỘT WEBSITE XẤU LÀ ĐANG KHÔNG TÔN TRỌNG THẨM MỸ NGƯỜI DÙNG.


Một trường hợp khách làm website của Minh cách đây không lâu. Họ là 1 spa dạng thiên nhiên, họ có 8 chi nhánh Spa phủ khắp ở các quận và vùng ven TP HCM. Họ đầu tư cả nhiều tỷ bạc cho việc Decor các chi nhánh làm sao cho có phong cách giống thiên nhiên, thân thiện với người dùng. Câu hỏi đặt ra là, bạn dám bỏ hàng tỷ bạc ra để đầu tư Decor văn phòng để tạo ra trải nghiệm người dùng tốt nhất, nhưng Website của bạn…. cực kì tệ, lúc đó các câu chuyện sẽ diễn ra như sau:
– Khách hàng lâu năm muốn tìm lại địa chỉ của bạn và search tên website của bạn xong, họ nhìn vào website đây là thập niên 2000 chứ k phải 2020, website như kiểu chợ búa, không có chuyên nghiệp hay tôn trọng ánh mắt người dùng xíu nào —-> tâm trạng khách hàng chùn xuống…. và họ quên đi những gì họ đang tính làm là tìm kiếm thông tin để quay lại sử dụng dịch vụ spa —> mất khách
Thực sự, khi bạn đã có 1 website đẹp đẽ và chuẩn chỉnh, tất cả những kênh quảng cáo của bạn đều được hưởng ké sức mạnh vì… 1 website đẹp và hoành tráng là minh chứng của 1 đơn vị uy tín. Dù họ có tiếp cận chúng ta qua nền tảng online hay offline thì họ cũng sẽ có một trải nghiệm website tuyệt vời —-> tăng sự chăm sóc về tinh thần cho khách hàng, tạo thêm uy tín cho khách hàng, tăng tỉ lệ chốt đơn cho nhân viên sales, tăng khả năng viral quảng cáo cho nhân viên marketing…. quá nhiều lợi ích chỉ từ website… và chúng ta cân đo đong đếm 5tr hay 10tr để làm cái website đó??? Chưa mất 50-100tr là may rồi, Decor cửa hàng tốn vài tỷ mà 5-10tr lại đắn đo suy nghĩ…. (và thực tế thì muốn có website đẹp nó phải là 15-20tr trở lên nha Minh sẽ có bài phân tích về vấn đề này để mọi người hiểu hơn… ĐI THUÊ LÀM WEB NHƯ NÀO CHO ĐÚNG… cmt phát đi cho Minh có tinh thần :v)

CHÚNG TA PHẢI HIỂU VỀ BẢN CHẤT CỦA WEBSITE VÀ YẾU TỐ KINH TẾ CỦA NÓ.


Như những gì đã thấy ở trên, Website sẽ giúp chúng ta kiếm lại tiền bằng nhiều cách, và đôi khi chúng ta không thể đo đạt được điều đó. Để đánh giá được hiệu quả của việc Marketing thì chúng ta phải có các con số, và con số đo đạt của website đó chính là TRAFFIC (người dùng click vào website). Ví dụ
– Bạn bỏ ra 10tr chạy quảng cáo Facebook, bạn thu về được đơn hàng Facebook thì không nói rồi, bạn có thêm 500-1000 người vào website (họ search thương hiệu của bạn và click vào bạn) thì 1000 traffic đó đáng giá bao nhiêu tiền?
Lưu ý: giá trị trung bình cho 1 click nếu chạy Google Ads sẽ là 500-1000 đồng nếu đó là từ khóa dạng kiến thức, 10.000-20.000-100.000 và hơn thế nữa nếu là từ khóa mua hàng (ví dụ như từ khóa “hút bể phốt” có thể lên tới 200.000 1 click)
—-> từ khóa thương hiệu khi khách hàng search thì nó được tính là từ khóa “mua hàng”, vì khi khách hàng search thương hiệu để tìm hiểu là họ đã muốn mua hàng lắm rồi —-> 1 lượt search tính trung bình là 2000-5000đ, 1000 lượt search là 2.000.000 – 5.000.000
—-> Bạn đã kiếm thêm được ~5.000.000 tiền quảng cáo mỗi tháng, 12 tháng là 60tr…. và chỉ với việc này thì bạn làm website đã lời rồi @@
Ngoài ra, việc có được traffic sẽ còn góp phần rất lớn cho công cuộc “quảng cáo” đa kênh, vì website là một kênh hứng tất cả traffic đổ về từ mọi nguồn.

WEBSITE LÀ PHỄU CUỐI CỦA HỆ SINH THÁI


Thực sự website là một miếng ván, hớt hết trơn hết trọi mọi khách hàng từ all kênh đổ về.
+ Chuyển đổi khách hàng từ kênh ads Facebook, Zalo, Tik tok…
+ Chuyển đổi khách hàng từ kênh SEO
+ Chuyển đổi khách hàng từ kênh email marketing
+ Chuyển đổi khách hàng từ kênh Free traffic
Và quan trọng nhất, chúng ta có thể LÀM MỌI THỨ với website để khách hàng có một trải nghiệm tuyệt vời đối với Content cũng như thương hiệu. Có thể hiểu rằng khi khách hàng trải nghiệm Content quảng cáo trên Facebook, Zalo, Tik Tok thì họ sẽ bị bó buộc vào các guồng Content nhất định như dạng text, video… các hành động CMT, Like, Share, Inbox… Mặc dù các hoạt động này vẫn rất phù hợp và tối ưu cho Ads nhưng chúng ta không thể tùy biến bất cứ thứ gì… chỉ làm trên 1 khuôn mẫu cho sẵn vì đây là 1 đơn vị bên thứ 3.
Mặt khác, Website là một kênh riêng, một ngôi nhà riêng của mỗi người. Chúng ta hoàn toàn có thể chỉnh sửa tùy ý những giao diện trên website để giúp tối đa hóa content, tăng tỉ lệ chuyển đổi. ví dụ:
– Chỉnh sửa giao diện tổng thể, màu sắc tổng thể: cái này cực kì quan trọng. Khi chạy ads facebook thì dù ngành gì chúng ta cũng có 1 tông màu nhất định, nhưng với giao diện website thì những yếu tố nghệ thuật đều có thẻ được chỉnh sửa, từ đó tăng “trải nghiệm người dùng” nhiều hơn
– Chỉnh sửa các bố cục và điểm nhấn: Nếu xét theo công thức Aida, sau khi làm cho khách hàng chú ý xong thì đến các giai đoạn khiến khách hàng thích thú, khao khát và mua hàng. Diễn giải điều đó trên nền tảng quảng cáo bên thứ 3 sẽ rất khó để làm được. Với website thì bạn hoàn toàn có thể thêm popup giảm giá, điền form, click button v.v…
– Chat trực tiếp trên website: hoàn toàn có thể biết được là khách đang ở page nào, link nào. Ví dụ khách đã vào trang thanh-toan rồi thì khi mình thấy, cứ việc chat gửi stk bụp bụp là xong
– …..
Và quan trọng hơn hết, Website sẽ gắn được PIXEL ở nhiều nguồn khác nhau. Hay nói đơn giản hơn, ví dụ bạn đang chạy quảng cáo ở nhiều kênh Facebook, Tik Tok, Zalo, Youtube, Google Ad…. chỉ cần khách hàng đổ từ các kênh quảng cáo đó VỀ WEBSITE… thì họ sẽ dính tiếp quảng cáo của mình ở all các kênh còn lại. Ví dụ: chạy quảng cáo facebook, khách đổ về landing page website… sau đó khách vào các website khác sẽ dính Google Adword, hoặc khách vào youtube cũng sẽ dính Ads quảng cáo của mình (cơ chế pixel)


ĐỔ TẤT CẢ TRAFFIC TỪ ALL KÊNH VỀ WEBSITE QUẢ LÀ QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG ĐẮN. 


Kể cả khi mình đi kéo traffic bằng cách share tài liệu, khách về website của mình thì vẫn dính tiếp quảng cáo :v (tip trick free traffic be bé)… và remarketing dựa trên những ai đã vào website thì giá sẽ rẻ hơn nhiều rồi :3

Nguồn: https://vietnambusinessinsider.vn/lam-website-ton-vai-chuc-trieu-nhung-khong-kiem-duoc-nghin-nao-17675.html

Bạn có cần một chuyên gia SEO không?

Search Engine Optimization (SEO) Starter Guide

Cẩm nang này dành cho đối tượng nào?

Nếu bạn sở hữu, quản lý, kiếm tiền hoặc quảng bá nội dung trực tuyến qua Google Tìm kiếm thì hướng dẫn này là dành cho bạn. Bạn có thể là chủ sở hữu của một doanh nghiệp đang phát triển, quản trị viên của nhiều trang web, chuyên gia SEO trong một đại lý web hoặc một chuyên gia SEO tự học đam mê về cơ chế Tìm kiếm: hướng dẫn cũng dành cho bạn. Nếu bạn quan tâm đến việc có được kiến thức tổng quan đầy đủ về những khái niệm cơ bản của SEO theo phương pháp hay nhất của chúng tôi thì thực sự bạn đã đến đúng chỗ. Hướng dẫn này sẽ không cung cấp bí quyết nào có thể giúp trang web của bạn được tự động xếp hạng đầu tiên trong Google (rất tiếc!), nhưng chúng tôi hy vọng việc làm theo các phương pháp hay nhất được nêu dưới đây sẽ giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và hiểu nội dung của bạn hơn.

Tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm (SEO) thường là việc thực hiện các sửa đổi nhỏ với các phần trên trang web của bạn. Khi được xem riêng lẻ, những thay đổi này có thể trông như là những cải tiến tăng thêm, nhưng khi được kết hợp với các hoạt động tối ưu hóa khác, chúng có thể có tác động đáng kể đến trải nghiệm người dùng và hiệu suất của trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm không phải trả tiền. Có thể bạn đã quen thuộc với nhiều chủ đề trong cẩm nang này bởi đây đều là những thành phần thiết yếu của mọi trang web. Dù vậy, có thể bạn vẫn chưa vận dụng tối đa những chủ đề đó.

Bạn nên xây dựng một trang web mang lại lợi ích cho người dùng, và mọi hoạt động tối ưu hóa đều phải nhằm mục đích cải thiện trải nghiệm người dùng. Một trong những người dùng đó là một công cụ tìm kiếm giúp người dùng khác khám phá nội dung của bạn. Tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm là công việc nhằm mục đích giúp các công cụ tìm kiếm hiểu và trình bày nội dung. Trang web của bạn có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn trang web ví dụ của chúng tôi và cung cấp nội dung rất khác biệt, nhưng các chủ đề tối ưu hóa chúng tôi thảo luận dưới đây thường áp dụng cho các trang web thuộc mọi quy mô và hình thức. Chúng tôi hy vọng cẩm nang này sẽ đem lại cho bạn một số ý tưởng mới về cách cải thiện trang web của mình. Chúng tôi cũng rất mong nhận được câu hỏi, phản hồi và câu chuyện thành công của bạn qua Diễn đàn trợ giúp của Google dành cho quản trị viên trang web1

Chúng tôi hy vọng bạn sẽ thích nội dung và mong nhận được phản hồi cũng như tích hợp phản hồi của bạn thông qua Diễn đàn hỗ trợ Google

Vui lòng lưu hoặc in hướng dẫn một cách có trách nhiệm và chia sẻ lại hướng dẫn: hãy cùng nhau nâng cao chất lượng web.

Chúc bạn đọc thật vui!

Ký tên,
Nhóm phụ trách chất lượng tìm kiếm của Google




Bạn có cần một chuyên gia SEO không?


Nội dung

  • Bắt đầu
  • Giúp Google tìm thấy nội dung của bạn
  • Cho Google biết những trang mà bạn không muốn Google thu thập dữ liệu
  • Giúp Google (và người dùng) hiểu nội dung của bạn
  • Quản lý sự xuất hiện của bạn trong kết quả tìm kiếm trên Google
  • Tổ chức phân cấp trang web
  • Tối ưu hóa nội dung
  • Tối ưu hóa hình ảnh
  • Xây dựng trang web thân thiện với thiết bị di động
  • Quảng bá trang web
  • Phân tích hiệu suất tìm kiếm và hành vi người dùng
  • Phụ lục: Những URL liên kết được sử dụng trong cẩm nang này

Bắt đầu

Bảng thuật ngữ

Dưới đây là một bảng thuật ngữ ngắn về các thuật ngữ quan trọng được sử dụng trong hướng dẫn này:
  • Chỉ mục – Google lưu trữ tất cả trang web mà Google biết trong một chỉ mục riêng. Mục nhập chỉ mục cho mỗi trang mô tả nội dung và vị trí (URL) của trang đó. Lập chỉ mục là khi Google tìm nạp, đọc và thêm một trang vào chỉ mục: Hôm nay, Google đã lập chỉ mục một số trang trên trang web của tôi.
  • Thu thập dữ liệu - Quá trình tìm kiếm các trang web mới hoặc cập nhật. Google phát hiện ra các URL bằng cách theo liên kết, đọc sơ đồ trang web và nhiều cách khác. Google thu thập dữ liệu trên web, tìm kiếm các trang mới rồi lập chỉ mục các trang đó (khi thích hợp).
  • Trình thu thập dữ liệu - Phần mềm tự động thu thập dữ liệu (tìm nạp) các trang trên web và lập chỉ mục các trang đó.
  • Googlebot – Tên gọi chung của trình thu thập dữ liệu của Google. Googlebot liên tục thu thập dữ liệu trên web
  • SEO – Tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm: quá trình cải thiện trang web của bạn để phù hợp hơn với các công cụ tìm kiếm. SEO cũng là chức danh của người làm công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: Chúng tôi vừa tuyển một nhân viên SEO mới để cải thiện sự hiện diện của chúng tôi trên web.

Trang của bạn có xuất hiện trên Google không?

Xác định xem trang web của bạn có trong chỉ mục của Google hay không – Thực hiện thao tác tìm kiếm "site:" cho URL của trang chủ của bạn. Nếu bạn thấy kết quả hiện ra thì nghĩa là trang web của bạn đang có trong chỉ mục. Ví dụ: thao tác tìm kiếm "site:wikipedia.org" sẽ trả về các kết quả như sau2.

Nếu trang web của bạn không có trong Google - Dù Google thu thập dữ liệu hàng tỷ trang nhưng vẫn không thể tránh được việc một số trang web bị bỏ sót. Khi trình thu thập dữ liệu của chúng tôi bỏ sót một trang web thì thường là do một trong các nguyên nhân sau:

  • Trang web không được liên kết tốt từ các trang khác trên web
  • Bạn vừa chạy một trang web mới và Google chưa có thời gian thu thập dữ liệu trang đó
  • Thiết kế của trang web khiến Google khó thu thập dữ liệu nội dung trang một cách hiệu quả
  • Google nhận được thông báo lỗi khi cố thu thập dữ liệu trang web của bạn
  • Chính sách của bạn chặn không cho Google thu thập dữ liệu trang web

Làm thế nào để đưa trang web của tôi lên Google?

Bạn có thể dễ dàng thêm trang web của mình vào kết quả tìm kiếm của Google mà không mất phí. Thậm chí bạn không cần gửi trang web đó cho Google. Google là một công cụ tìm kiếm hoàn toàn tự động sử dụng trình thu thập dữ liệu web để liên tục khám phá web và tìm các trang web để thêm vào chỉ mục của chúng tôi. Trên thực tế, phần lớn các trang web xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của chúng tôi không được gửi theo cách thủ công để đưa vào chỉ mục, mà được hệ thống tìm thấy và tự động thêm vào khi chúng tôi thu thập dữ liệu trên web. Tìm hiểu cách Google khám phá, thu thập dữ liệu và phân phát các trang web.3

Chúng tôi đưa ra nguyên tắc quản trị trang web4 để hướng dẫn bạn cách tạo một trang web thân thiện với Google. Dù không có gì đảm bảo rằng trình thu thập dữ liệu của chúng tôi sẽ tìm thấy một trang web nào đó, nhưng việc tuân thủ những nguyên tắc này có thể giúp trang web của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của chúng tôi.

Google Search Console cung cấp các công cụ giúp bạn gửi nội dung cho Google và theo dõi hiệu suất của bạn trên Google Tìm kiếm. Nếu bạn muốn, Search Console thậm chí có thể gửi cho bạn thông báo về các vấn đề nghiêm trọng mà Google gặp phải với trang web của bạn. Đăng ký sử dụng Search Console5.

Dưới đây là một số câu hỏi cơ bản để bạn tự hỏi về trang web của mình khi bắt đầu.

  • Trang web của tôi có đang hiển thị trên Google không?
  • Tôi có phân phối nội dung chất lượng cao cho người dùng hay không?
  • Doanh nghiệp địa phương của tôi có đang hiển thị trên Google không?
  • Nội dung của tôi có truy cập dễ dàng và nhanh chóng trên tất cả các thiết bị không?
  • Trang web của tôi có bảo mật không?

Bạn có thể tìm thêm thông tin cơ bản tại http://g.co/webmasters6

Nội dung còn lại của tài liệu này là những chủ đề được sắp xếp để hướng dẫn bạn cải thiện trang web của mình cho phù hợp với các công cụ tìm kiếm. Bạn có thể truy cập vào http://g.co/WebmasterChecklist để tải bản in các mẹo sử dụng dưới dạng một danh sách kiểm tra ngắn.7

Bạn có cần một chuyên gia SEO không?

Một chuyên gia SEO ("tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm") là một người được đào tạo để làm công việc cải thiện khả năng hiển thị của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Bằng cách làm theo cẩm nang này, bạn sẽ có đủ kiến thức để tối ưu hóa một trang web. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân nhắc việc thuê một chuyên gia SEO để giúp bạn kiểm tra các trang của mình.

Quyết định thuê SEO là một quyết định quan trọng có thể cải thiện trang web của bạn và tiết kiệm thời gian. Đảm bảo nghiên cứu các lợi thế tiềm năng của việc thuê SEO cũng như các thiệt hại mà một SEO tắc trách có thể gây ra cho trang web của bạn. Nhiều SEO và các hãng và cố vấn viên khác cung cấp các dịch vụ hữu ích cho các chủ sở hữu trang web, bao gồm:

  • Xem lại nội dung hoặc cấu trúc trang web của bạn
  • Trợ giúp kỹ thuật về phát triển trang web: ví dụ: lưu trữ, chuyển hướng, trang lỗi, sử dụng JavaScript
  • Phát triển nội dung
  • Quản lý các chiến dịch phát triển doanh nghiệp trực tuyến
  • Tìm kiếm từ khóa
  • Đào tạo SEO
  • Tư vấn chuyên môn trong các thị trường và vùng địa lý cụ thể

Trước khi bắt đầu tìm kiếm một SEO, bạn nên trở thành một khách hàng được đào tạo và làm quen với cách hoạt động của công cụ tìm kiếm. Bạn nên xem hết toàn bộ cẩm nang này, đặc biệt là những tài nguyên dưới đây:

  • Nhập môn về Google: Cách Google thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và phân phát các trang web8
  • Nguyên tắc quản trị trang web của Google9
  • Cách tuyển nhân viên SEO10

Nếu đang dự định thuê SEO, bạn nên làm càng sớm càng tốt. Thời điểm thích hợp nhất để thuê SEO là khi bạn đang cân nhắc việc thiết kế lại trang web, hoặc dự định chạy một trang web mới. Bằng cách đó, bạn và SEO của bạn có thể đảm bảo rằng trang web của bạn được thiết kế thân thiện với công cụ tìm kiếm ngay từ đầu. Tuy nhiên, một nhân viên SEO giỏi cũng có thể giúp cải tiến trang web hiện có.

Để xem thông tin phân tích chi tiết giúp bạn xác định mức độ cần thiết phải thuê nhân viên SEO và những điều cần lưu ý, bạn có thể đọc bài viết "Bạn có cần nhân viên SEO không" trên Trung tâm trợ giúp11

Giúp Google tìm thấy nội dung của bạn

Bước đầu tiên để đưa trang web của bạn lên Google là đảm bảo rằng Google có thể tìm được trang web đó. Cách tốt nhất để làm điều đó là gửi sơ đồ trang web. Sơ đồ trang web là một tệp trên trang web của bạn nhằm cung cấp thông tin cho các công cụ tìm kiếm về những trang mới hoặc đã thay đổi trên trang web. Tìm hiểu thêm về cách tạo và gửi sơ đồ trang web12.

Google cũng tìm các trang thông qua liên kết từ các trang khác. Hãy xem phần Quảng bá trang web của bạn ở phần sau trong tài liệu này để tìm hiểu cách thúc đẩy mọi người tìm thấy trang web của bạn.

Cho Google biết những trang mà bạn không muốn Google thu thập dữ liệu

Những phương pháp hay nhất

Đối với những thông tin không nhạy cảm, hãy dùng tệp robots.txt để chặn quá trình thu thập dữ liệu không mong muốn

Tệp "robots.txt" cho công cụ tìm kiếm biết họ có thể truy cập và thu thập dữ liệu các phần trên trang web của bạn hay không. Tệp này phải được đặt tên là "robots.txt" và được đặt trong thư mục gốc của trang web. Có thể công cụ tìm kiếm vẫn thu thập được dữ liệu từ những trang bị robots.txt chặn. Vì vậy, đối với những trang có thông tin nhạy cảm, bạn nên sử dụng một phương thức an toàn hơn.

Hình ảnh hiển thị vị trí thích hợp của tệp robots.txt.

Có thể bạn không muốn Google thu thập dữ liệu của một số trang vì những trang này có thể không hữu ích cho người dùng nếu nằm trong kết quả tìm kiếm của công cụ tìm kiếm. Nếu bạn muốn ngăn không cho các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu các trang của mình, Google Search Console có một trình tạo robots.txt thân thiện để giúp bạn tạo tệp này. Xin lưu ý rằng nếu trang web của bạn sử dụng tên miền phụ và bạn muốn một số trang nhất định không được thu thập dữ liệu trên một tên miền phụ cụ thể, bạn sẽ phải tạo tệp robots.txt riêng cho tên miền phụ đó. Để biết thêm thông tin về tệp robots.txt, bạn nên đọc hướng dẫn này về cách dùng tệp robots.txt tại Trung tâm trợ giúp dành cho quản trị viên trang web13.

Tham khảo một số cách khác để ngăn nội dung xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.14

Những điều nên tránh:

  • Đừng để Google thu thập dữ liệu các trang kết quả tìm kiếm nội bộ của bạn. Người dùng không thích việc đã nhấp vào một kết quả tìm kiếm nhưng chỉ đến được một trang kết quả tìm kiếm khác trên trang web của bạn.
  • Cho phép thu thập dữ liệu các URL được tạo do dịch vụ proxy.

Đối với thông tin nhạy cảm, hãy sử dụng những phương pháp an toàn hơn

Robots.txt không phải là cách thích hợp hoặc hiệu quả để chặn các tài liệu mật hoặc nhạy cảm. Robots.txt chỉ hướng dẫn cho những trình thu thập dữ liệu đang hoạt động bình thường rằng các trang này không dành cho các trình đó, nhưng tệp không ngăn máy chủ của bạn phân phối các trang đó đến một trình duyệt yêu cầu chúng. Một lý do là các công cụ tìm kiếm vẫn có thể tham chiếu các URL bạn đã chặn (chỉ hiển thị URL không kèm theo tiêu đề hoặc đoạn trích) nếu có liên kết đến những URL đó trên Internet (chẳng hạn như nhật ký liên kết giới thiệu). Ngoài ra, những công cụ tìm kiếm không tuân thủ hoặc lừa đảo mà không thừa nhận Tiêu chuẩn loại trừ robot có thể không tuân theo hướng dẫn trong tệp robots.txt của bạn. Cuối cùng, một người dùng tò mò có thể kiểm tra các thư mục hoặc thư mục con trong tệp robots.txt của bạn và đoán URL của nội dung mà bạn không muốn họ nhìn thấy.

Trong những trường hợp này, hãy sử dụng thẻ noindex nếu bạn chỉ muốn trang không xuất hiện trong Google nhưng không ngại việc bất kỳ người dùng nào có liên kết đều có thể truy cập vào trang. Tuy nhiên, để được bảo mật thật sự, bạn nên sử dụng các phương pháp ủy quyền thích hợp, như yêu cầu mật khẩu người dùng hoặc gỡ bỏ trang hoàn toàn khỏi trang web của bạn.

Giúp Google (và người dùng) hiểu nội dung của bạn

Cho phép Google xem trang của bạn giống như cách người dùng vẫn xem

Khi thu thập dữ liệu trên một trang, Googlebot sẽ thấy trang này theo cách mà người dùng bình thường thấy được15. Để hiển thị và lập chỉ mục tối ưu, luôn cho phép Googlebot truy cập vào các tệp JavaScript, CSS và hình ảnh được sử dụng trên trang web của bạn. Nếu tệp robots.txt của trang web không cho phép thu thập dữ liệu những phần tử này, tệp sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng xấu đến cách các thuật toán của chúng tôi hiển thị và lập chỉ mục nội dung của bạn. Điều này có thể dẫn đến xếp hạng dưới mức tối ưu.

Hành động được đề xuất:

  • Sử dụng công cụ kiểm tra URL16. Công cụ sẽ cho phép bạn biết chính xác cách Googlebot nhìn thấy và hiển thị nội dung của bạn và cũng sẽ giúp bạn xác định và khắc phục một số vấn đề lập chỉ mục trên trang web của mình.

Tạo những tiêu đề trang chính xác và riêng biệt

Thẻ <title> cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm biết chủ đề của một trang cụ thể là gì. Thẻ <title> phải được đặt trong thành phần <head> của tài liệu HTML. Bạn nên tạo tiêu đề riêng biệt cho mỗi trang trên trang web của mình.

Đoạn mã HTML hiển thị thẻ tiêu đề

Tạo tiêu đề và trích đoạn nội dung thu hút trong kết quả tìm kiếm

Nếu tài liệu của bạn xuất hiện trên một trang kết quả tìm kiếm, thì nội dung của thẻ tiêu đề có thể xuất hiện trong dòng đầu tiên của phần kết quả (nếu bạn chưa nắm rõ các thành phần của kết quả tìm kiếm trên Google, hãy tham khảo video phân tích các thành phần trong kết quả tìm kiếm17)

Tiêu đề cho trang chủ có thể liệt kê tên trang web/doanh nghiệp của bạn và có thể bao gồm các thông tin quan trọng khác như vị trí thực tế của doanh nghiệp hay một vài sản phẩm hay dịch vụ chính của doanh nghiệp.

Những phương pháp hay nhất

Mô tả chính xác nội dung của trang

Chọn một tiêu đề tự nhiên và truyền đạt chủ đề của nội dung trang một cách hiệu quả.

Những điều nên tránh:

  • Chọn tiêu đề không liên quan đến nội dung trên trang.
  • Sử dụng tiêu đề mặc định hoặc chung chung như "Không có tiêu đề" hoặc "Trang mới số 1".

Hãy tạo tiêu đề riêng biệt cho từng trang

Mỗi trang trên trang web của bạn nên có một tiêu đề riêng biệt để giúp Google biết trang này khác biệt với những trang khác như thế nào. Nếu trang web của bạn sử dụng các trang dành riêng cho thiết bị di động, hãy nhớ sử dụng các tiêu đề hay trên các phiên bản dành cho thiết bị di động.

Những điều nên tránh:

  • Sử dụng một tiêu đề chung cho tất cả các trang hoặc một nhóm lớn các trang trên trang web của bạn.

Hãy sử dụng tiêu đề ngắn nhưng sinh động

Tiêu đề có thể ngắn mà vẫn giàu thông tin. Nếu tiêu đề quá dài hoặc bị coi là ít liên quan, Google có thể chỉ hiển thị một phần tiêu đề hoặc một tiêu đề được tạo tự động trong kết quả tìm kiếm. Google cũng có thể hiển thị các tiêu đề khác nhau tùy thuộc vào truy vấn của người dùng hoặc thiết bị dùng để tìm kiếm.

Những điều nên tránh:

  • Sử dụng các tiêu đề quá dài không hữu ích cho người dùng.
  • Chèn các từ khóa không cần thiết trong thẻ tiêu đề của bạn.

Sử dụng thẻ meta "mô tả"

Thẻ meta mô tả của trang cung cấp cho Google và các công cụ tìm kiếm khác phần tóm tắt nội dung của trang. Tiêu đề của trang có thể là một vài từ hoặc một cụm từ, trong khi đó thẻ meta mô tả trang có thể là một hoặc hai câu hay thậm chí một đoạn văn ngắn. Giống như thẻ <title>, thẻ meta mô tả được đặt trong phần tử <head> của tài liệu HTML của bạn.

Đoạn mã HTML hiển thị thẻ mô tả <meta></meta>

Ưu điểm của thẻ meta mô tả là gì?

Thẻ meta mô tả có vai trò quan trọng vì Google có thể sử dụng những thẻ này làm trích đoạn nội dung cho các trang của bạn. Xin lưu ý rằng chúng tôi nói "có thể" bởi vì Google có thể chọn sử dụng một phần thích hợp của văn bản hiển thị trên trang của bạn nếu phần đó phù hợp với truy vấn của người dùng. Việc thêm các thẻ meta mô tả vào mỗi trang luôn là một phương pháp tốt trong trường hợp Google không thể tìm thấy một văn bản phù hợp để sử dụng trong đoạn trích. Trên Blog trung tâm cho quản trị viên trang web có các bài bổ ích về việc cải thiện trích đoạn nội dung bằng thẻ meta phù hợp hơn18 và trích đoạn nội dung hay hơn cho người dùng19. Chúng tôi cũng có một bài viết hữu ích trên Trung tâm trợ giúp về cách tạo tiêu đề và đoạn trích chất lượng20.

Ví dụ về kết quả tìm kiếm là liên kết toàn màu xanh cho "thiệp bóng chày"

Những phương pháp hay nhất

Tóm tắt chính xác nội dung của trang

Viết một đoạn mô tả mà sẽ vừa cung cấp thông tin vừa gây hứng thú cho người dùng nếu họ nhìn thấy thẻ meta mô tả của bạn dưới dạng đoạn trích trong kết quả tìm kiếm. Mặc dù không có chiều dài tối thiểu hoặc tối đa cho văn bản trong thẻ meta mô tả, bạn nên đảm bảo rằng thẻ đủ dài để được hiển thị đầy đủ trong Tìm kiếm (xin lưu ý rằng người dùng có thể thấy các đoạn trích có kích thước khác nhau tùy thuộc vào cách và nơi họ tìm kiếm) và chứa tất cả thông tin liên quan mà người dùng sẽ cần để xác định xem trang có hữu ích và thích hợp với họ hay không.

Những điều nên tránh:

  • Viết một thẻ meta mô tả không liên quan đến nội dung trên trang.
  • Sử dụng các mô tả chung chung như "Đây là một trang web" hoặc "Trang về thiệp bóng chày".
  • Chỉ sử dụng từ khóa trong mô tả.
  • Sao chép và dán toàn bộ nội dung của tài liệu vào thẻ meta mô tả.

Hãy sử dụng nội dung mô tả riêng biệt cho từng trang

Việc sử dụng thẻ meta mô tả khác nhau cho mỗi trang giúp cả người dùng và Google, đặc biệt là trong các tìm kiếm mà người dùng có thể xem nhiều trang trên miền của bạn (ví dụ: các tìm kiếm sử dụng toán tử site:). Nếu trang web của bạn có hàng ngàn hoặc thậm chí hàng triệu trang, việc tạo thẻ meta mô tả theo cách thủ công có lẽ không khả thi. Trong trường hợp này, bạn có thể tự động tạo các thẻ meta mô tả dựa trên nội dung của mỗi trang.

Những điều nên tránh:

  • Sử dụng một thẻ meta mô tả chung cho tất cả các trang hoặc một nhóm lớn các trang trên trang web của bạn.

Sử dụng thẻ tiêu đề để nhấn mạnh những đoạn văn bản quan trọng

Hãy sử dụng những tiêu đề có ý nghĩa để biểu thị các chủ đề quan trọng và góp phần tạo cấu trúc phân cấp cho nội dung. Nhờ đó, người dùng sẽ dễ dàng hơn khi khám phá tài liệu của bạn.

Những phương pháp hay nhất

Hãy tưởng tượng bạn đang viết một bản thảo

Tương tự như việc viết một bản phác thảo cho một tài liệu lớn, hãy suy nghĩ về những điểm chính và điểm phụ của nội dung trên trang và quyết định vị trí thích hợp để sử dụng các thẻ tiêu đề.

Những điều nên tránh:

  • Đặt văn bản trong các thẻ tiêu đề mà sẽ không hữu ích trong việc xác định cấu trúc của trang.
  • Sử dụng thẻ tiêu đề trong khi các thẻ khác như <em> và <strong> có thể thích hợp hơn.
  • Thay đổi bất thường từ một kích thước thẻ tiêu đề sang kích thước khác.

Đừng lạm dụng thẻ tiêu đề trên trang

Hãy sử dụng thẻ tiêu đề ở vị trí thích hợp. Quá nhiều thẻ tiêu đề trên một trang có thể gây khó khăn cho người dùng trong việc đọc lướt qua nội dung và xác định nơi một chủ đề kết thúc và một chủ đề khác bắt đầu.

Những điều nên tránh:

  • Sử dụng quá nhiều thẻ tiêu đề trên một trang.
  • Tiêu đề quá dài.
  • Chỉ sử dụng các thẻ tiêu đề để tạo kiểu cho văn bản chứ không phải để tạo cấu trúc.

Thêm mã đánh dấu dữ liệu có cấu trúc

Dữ liệu có cấu trúc21 là mã mà bạn có thể thêm vào các trang trên trang web của mình để mô tả nội dung cho các công cụ tìm kiếm, giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của trang. Từ những hiểu biết đó, công cụ tìm kiếm có thể hiển thị nội dung của bạn theo những cách hữu ích (và bắt mắt) trong kết quả tìm kiếm. Điều này sẽ giúp bạn thu hút khách hàng phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Hình ảnh hiển thị kết quả tìm kiếm được tăng cường bởi số sao đánh giá bằng cách sử dụng dữ liệu có cấu trúc.

Ví dụ: nếu bạn có một cửa hàng trực tuyến và đánh dấu một trang sản phẩm riêng lẻ, điều này sẽ giúp chúng tôi hiểu rằng trang này có sản phẩm xe đạp, mức giá và đánh giá của khách hàng. Chúng tôi có thể hiển thị thông tin đó trong đoạn trích cho kết quả tìm kiếm về các truy vấn liên quan. Chúng tôi gọi đây là "kết quả nhiều định dạng".

Ngoài việc sử dụng đánh dấu dữ liệu có cấu trúc cho kết quả nhiều định dạng, chúng tôi có thể sử dụng đánh dấu này để cung cấp kết quả liên quan bằng các định dạng khác. Ví dụ: nếu bạn có một cửa hàng thực sự, việc đánh dấu thời gian mở cửa cho phép khách hàng tiềm năng tìm được bạn vào đúng thời điểm họ cần bạn và cho họ biết liệu cửa hàng của bạn mở cửa hay đóng cửa vào thời điểm tìm kiếm.

Kết quả Google Tìm kiếm về các cửa hàng kem, hiển thị kết quả nhiều định dạng được tạo nhờ dữ liệu có cấu trúc.

Bạn có thể đánh dấu nhiều mục liên quan đến doanh nghiệp của mình:

  • Sản phẩm bạn đang bán
  • Vị trí doanh nghiệp
  • Video về sản phẩm hoặc doanh nghiệp
  • Giờ mở cửa
  • Danh sách sự kiện
  • Công thức
  • Biểu trưng của công ty và nhiều nội dung khác!

Truy cập trang web của chúng tôi dành cho nhà phát triển để tham khảo danh sách toàn bộ những loại nội dung được hỗ trợ22.

Bạn nên sử dụng dữ liệu có cấu trúc với đánh dấu ghi chú bất kỳ được Google hỗ trợ để mô tả nội dung của mình. Bạn có thể thêm đánh dấu vào mã HTML trên các trang hoặc sử dụng những công cụ như Công cụ đánh dấu dữ liệu23 và Trình trợ giúp đánh dấu24 (xem phần Các phương pháp hay nhất để tìm hiểu thêm về các công cụ).

Những phương pháp hay nhất

Kiểm tra đánh dấu của bạn bằng công cụ kiểm tra Kết quả nhiều định dạng

Sau khi đã đánh dấu nội dung, bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra Kết quả nhiều định dạng của Google25 để đảm bảo không có sai sót trong quá trình triển khai. Bạn có thể nhập URL của nội dung hoặc sao chép HTML thực tế có chứa đánh dấu.

Những điều nên tránh:

  • Sử dụng đánh dấu không hợp lệ.

Hãy sử dụng Công cụ đánh dấu dữ liệu

Nếu muốn thử dùng đánh dấu có cấu trúc mà không phải thay đổi mã nguồn của trang web, bạn có thể sử dụng Công cụ đánh dấu dữ liệu. Đây là một công cụ miễn phí được tích hợp trong Search Console và hỗ trợ một tập con các loại nội dung.

Nếu bạn muốn có sẵn mã đánh dấu để sao chép và dán vào trang của mình, hãy thử công cụ Trình trợ giúp đánh dấu.

Những điều nên tránh:

  • Thay đổi mã nguồn của trang web khi bạn không chắc chắn về việc triển khai đánh dấu.

Hãy theo dõi hiệu suất của các trang có đánh dấu

Các báo cáo về kết quả nhiều định dạng26 trong Search Console cho bạn biết chúng tôi đã phát hiện bao nhiêu trang thuộc trang web của bạn có chứa một đánh dấu cụ thể, số lần các trang này xuất hiện trong kết quả tìm kiếm và số lần người dùng nhấp vào các trang này trong 90 ngày qua. Báo cáo cũng liệt kê các lỗi chúng tôi phát hiện được.

Những điều nên tránh:

  • Thêm dữ liệu đánh dấu không hiển thị cho người dùng.
  • Tạo đánh giá giả mạo hoặc thêm các đánh dấu không liên quan.

Quản lý sự xuất hiện của bạn trong kết quả tìm kiếm trên Google

Khi bạn sử dụng đúng dữ liệu có cấu trúc trên trang của mình, những trang đó sẽ đủ điều kiện đáp ứng nhiều tính năng đặc biệt trong kết quả của Google Tìm kiếm, bao gồm sao đánh giá, trang kết quả được trang trí đẹp mắt và nhiều tính năng khác. Xem thư viện các loại kết quả tìm kiếm mà trang của bạn có thể đủ điều kiện hiển thị.27

Tổ chức phân cấp trang web

Hiểu cách các công cụ tìm kiếm sử dụng URL

Các công cụ tìm kiếm cần một URL riêng cho mỗi phần nội dung để có thể thu thập dữ liệu và lập chỉ mục nội dung đó cũng như để giới thiệu người dùng đến nội dung. Nội dung khác nhau - ví dụ: các sản phẩm khác nhau trong cửa hàng - cũng như nội dung sửa đổi - ví dụ như bản dịch hoặc phiên bản cho các khu vực khác nhau - cần sử dụng các URL riêng biệt để được hiển thị đúng cách trong tìm kiếm.

URL thường được chia thành nhiều phần riêng biệt:

protocol://hostname/path/filename?querystring#fragment

Ví dụ:

https://www.example.com/RunningShoes/Womens.htm?size=8#info

Google khuyên rằng tất cả các trang web nên sử dụng https:// khi có thể. Tên máy chủ là nơi trang web của bạn được lưu trữ, thường có cùng một tên miền mà bạn sử dụng cho email. Google phân biệt giữa các phiên bản "www" và "không phải www" (ví dụ: "www.example.com" hoặc chỉ là "example.com"). Khi thêm trang web vào Search Console, bạn nên thêm cả phiên bản http:// và https://, cũng như các phiên bản "www" và "không phải www".

Đường dẫn, tên tệp và chuỗi truy vấn xác định nội dung nào từ máy chủ của bạn được truy cập. Ba phần này phân biệt chữ hoa chữ thường, vì vậy "FILE" sẽ dẫn đến một URL khác với "file". Tên máy chủ và giao thức không phân biệt chữ hoa chữ thường nên chữ hoa hay chữ thường không quan trọng.

Một phân đoạn (trong trường hợp này là "#info") thường xác định phần của trang mà trình duyệt cuộn tới. Do nội dung thường giống nhau bất kể phân đoạn là gì nên công cụ tìm kiếm thường bỏ qua mọi phân đoạn được sử dụng.

Khi đề cập đến trang chủ, dấu gạch chéo sau tên máy chủ là không bắt buộc vì đều dẫn đến cùng một nội dung ("https://example.com/" sẽ giống như "https://example.com"). Đối với đường dẫn và tên tệp, dấu gạch chéo sẽ được xem là một URL khác (báo hiệu tệp hoặc thư mục), ví dụ: "https://example.com/fish" sẽ không giống với "https://example.com/fish/".

Việc di chuyển trong trang là một vấn đề quan trọng đối với các công cụ tìm kiếm

Việc di chuyển trong một trang web rất quan trọng trong việc giúp khách truy cập nhanh chóng tìm thấy nội dung họ muốn. Di chuyển cũng có thể giúp các công cụ tìm kiếm biết được nội dung mà quản trị viên web nghĩ là quan trọng. Mặc dù kết quả tìm kiếm của Google được cung cấp ở cấp độ trang nhưng Google cũng muốn biết vai trò của một trang trong toàn bộ trang web.

Ví dụ về phân cấp trang hữu ích cho một trang web.

Lên sơ đồ di chuyển dựa trên trang chủ của bạn

Tất cả các trang web đều có trang chủ hoặc trang "gốc", thường là trang được truy cập nhiều nhất trên trang web và là điểm khởi đầu cho di chuyển đối với nhiều khách truy cập. Trừ khi trang web của bạn chỉ có một số ít trang, bạn nên suy nghĩ về cách khách truy cập di chuyển từ một trang chung (trang gốc của bạn) đến một trang chứa nội dung cụ thể hơn. Bạn có đủ số trang về một chủ đề cụ thể nào đó để nên tạo một trang mô tả các trang liên quan này không (ví dụ như trang gốc -> danh sách chủ đề liên quan -> chủ đề cụ thể)? Bạn có hàng trăm sản phẩm cần được phân loại theo nhiều trang danh mục và danh mục phụ không?

Sử dụng "danh sách breadcrumb"

Một breadcrumb (tập hợp liên kết phân cấp) là một hàng các đường liên kết nội bộ ở đầu hoặc cuối trang, cho phép khách truy cập nhanh chóng di chuyển trở lại phần trước hoặc trang gốc. Nhiều đường dẫn sử dụng trang chung nhất (thường là trang gốc) làm liên kết đầu tiên, ngoài cùng bên trái và liệt kê các phần cụ thể hơn ở bên phải. Bạn nên sử dụng mã đánh dấu dữ liệu có cấu trúc cho breadcrumb28 khi hiển thị breadcrumb.

Trang web có danh sách đường dẫn thể hiện phân cấp trang hiện tại.

Tạo trang sơ đồ di chuyển đơn giản cho người dùng

Trang sơ đồ di chuyển là một trang đơn giản trên trang web của bạn hiển thị cấu trúc trang web và thường bao gồm danh sách phân cấp các trang trên trang web. Khách truy cập có thể vào trang này nếu họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các trang trên trang web của bạn. Mặc dù các công cụ tìm kiếm cũng sẽ truy cập trang này để thu thập dữ liệu đầy đủ về các trang trên trang web của bạn, trang này chủ yếu dành cho người truy cập.

Những phương pháp hay nhất

Tạo một hệ thống cấp bậc phân trang tự nhiên

Hãy giúp người dùng dễ dàng chuyển từ nội dung chung sang nội dung cụ thể hơn mà họ muốn trên trang web của bạn. Thêm các trang sơ đồ di chuyển khi thích hợp và tích hợp các trang này một cách hiệu quả trong cấu trúc liên kết nội bộ của bạn. Đảm bảo tất cả các trang trên trang web của bạn có thể truy cập được thông qua các liên kết và người dùng không phải sử dụng chức năng "tìm kiếm nội bộ" mới tìm thấy các trang đó. Liên kết đến các trang liên quan, khi thích hợp, để cho phép người dùng khám phá nội dung tương tự.

Những điều nên tránh:

  • Tạo web hoặc liên kết di chuyển phức tạp, ví dụ: liên kết mọi trang trên trang web của bạn đến mọi trang khác.
  • Chia nhỏ nội dung của bạn quá đà (và vì thế phải mất 20 lần nhấp chuột mới truy cập được nội dung từ trang chủ).

Hãy sử dụng văn bản để di chuyển trong trang

Khi bạn kiểm soát được hầu hết thao tác di chuyển giữa các trang trên trang web của mình qua các đường liên kết văn bản, các công cụ tìm kiếm sẽ có thể thu thập dữ liệu và nắm được trang web của bạn dễ dàng hơn. Khi sử dụng JavaScript để tạo trang, hãy sử dụng các thành phần "a" với URL là giá trị thuộc tính "href" và tạo tất cả mục trong trình đơn khi tải trang thay vì chờ người dùng tương tác.

Những điều nên tránh:

  • Tạo sơ đồ di chuyển dựa hoàn toàn vào hình ảnh hoặc hình ảnh động.
  • Yêu cầu tập lệnh hoặc xử lý sự kiện dựa trên plugin để di chuyển trong trang web29

Hãy tạo một trang sơ đồ di chuyển cho người dùng và sơ đồ trang web cho công cụ tìm kiếm

Tạo một trang sơ đồ di chuyển đơn giản cho toàn bộ trang web của bạn (hoặc các trang quan trọng nhất nếu bạn có hàng trăm hoặc hàng nghìn trang) để người dùng sử dụng. Tạo một tệp sơ đồ trang web XML để đảm bảo các công cụ tìm kiếm có thể khám phá các trang mới và cập nhật trên trang của bạn, trong đó liệt kê tất cả các URL liên quan cùng với ngày sửa đổi cuối cùng của nội dung chính trên URL.

Những điều nên tránh:

  • Để trang sơ đồ di chuyển của bạn trở nên lỗi thời với các liên kết bị hỏng.
  • Tạo một trang sơ đồ di chuyển đơn giản liệt kê các trang nhưng không tổ chức chúng, ví dụ như theo chủ đề.

Hãy hiển thị những thông tin hữu ích lên các trang 404

Đôi khi, người dùng sẽ truy cập một trang không tồn tại trên trang web của bạn khi theo một liên kết bị hỏng hoặc nhập sai URL. Việc sử dụng một trang 404 tùy chỉnh30 để hướng dẫn người dùng quay lại một trang đang hoạt động trên trang web của bạn có thể cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng. Trang 404 của bạn nên chứa một đường liên kết đưa người dùng quay về trang gốc và cũng có thể cung cấp thêm những đường liên kết tới nội dung có liên quan hoặc phổ biến trên trang web của bạn. Bạn có thể sử dụng Google Search Console để tìm nguồn của những URL gây ra lỗi "not found" (không tìm thấy)31.

Những điều nên tránh:

  • Cho phép các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục trang 404 của bạn (đảm bảo rằng máy chủ web của bạn được cấu hình để cung cấp mã trạng thái HTTP 404 hoặc - trong trường hợp trang web của bạn dựa trên JavaScript - bao gồm một thẻ meta robot noindex khi có yêu cầu về các trang không tồn tại).
  • Chặn việc thu thập dữ liệu trang 404 bằng cách sử dụng tệp robots.txt.
  • Chỉ cung cấp thông báo chung chung như trang "Không tìm thấy", "404" hoặc không cung cấp trang 404 nào.
  • Sử dụng một thiết kế cho trang 404 không phù hợp với phần còn lại của trang web.

Các URL đơn giản truyền đạt thông tin nội dung

Việc tạo danh mục và tên tệp mang tính mô tả cho các tài liệu trên trang web của bạn không chỉ giúp bạn tổ chức trang web tốt hơn mà còn tạo các "URL thân thiện hơn" cho những người muốn liên kết đến nội dung của bạn. Khách truy cập có thể cảm thấy e ngại trước các URL cực kỳ dài và khó hiểu chứa ít từ dễ nhận biết.

Các URL như URL hiển thị trong hình sau có thể gây nhầm lẫn và không thân thiện.

URL cho trang có tên trang dạng số không hữu ích.

Nếu URL của bạn có ý nghĩa, người dùng có thể thấy URL hữu ích và dễ hiểu hơn trong các ngữ cảnh khác nhau.

URL hiển thị tên trang hữu ích và dễ đọc.

URL được hiển thị trong kết quả tìm kiếm

Cuối cùng, hãy nhớ rằng URL đến một tài liệu thường được hiển thị trong một kết quả tìm kiếm trong Google bên dưới tiêu đề tài liệu.

Google rất hiệu quả trong việc thu thập dữ liệu tất cả các loại cấu trúc URL ngay cả khi chúng khá phức tạp, nhưng việc dành thời gian để làm đơn giản tối đa các URL của bạn là một phương pháp tốt.

Những phương pháp hay nhất

Sử dụng từ có nghĩa trong URL

Các URL có từ ngữ liên quan đến nội dung và cấu trúc trang web của bạn sẽ thân thiện hơn cho khách truy cập đang di chuyển trên trang web của bạn.

Những điều nên tránh:

  • Sử dụng URL dài với các thông số và ID phiên truy cập không cần thiết.
  • Chọn tên trang chung chung như "trang1.html".
  • Sử dụng quá nhiều từ khóa như "bongchay-thiep-bongchay-thiep-thiepbongchay.htm".

Hãy tạo một cấu trúc thư mục đơn giản

Sử dụng cấu trúc thư mục tổ chức nội dung của bạn tốt và giúp khách truy cập dễ dàng để biết vị trí của họ trên trang web của bạn. Hãy thử sử dụng cấu trúc thư mục của bạn để chỉ ra loại nội dung có tại URL đó.

Những điều nên tránh:

  • Tạo cấu trúc nhiều thư mục phụ lồng vào nhau như ".../dir1/dir2/dir3/dir4/dir5/dir6/page.html".
  • Sử dụng tên thư mục không liên quan đến nội dung trong đó.

Hãy cung cấp một phiên bản của mỗi URL để truy cập một tài liệu

Để ngăn người dùng liên kết tới các phiên bản khác nhau của cùng một URL (điều này có thể chia nhỏ danh tiếng của một nội dung cho nhiều URL), bạn hãy tập trung sử dụng và tham chiếu đến một URL trong cấu trúc và liên kết nội bộ của các trang. Nếu bạn thấy mọi người đang truy cập cùng một nội dung thông qua nhiều URL, thì bạn có thể xử lý bằng cách thiết lập lệnh chuyển hướng 30132 để chuyển từ các URL không được ưa thích sang URL chính. Nếu không thể chuyển hướng, bạn cũng có thể sử dụng URL chính tắc hoặc yếu tố liên kết rel="canonical"33.

Những điều nên tránh:

  • Định cấu hình để các trang từ tên miền phụ và thư mục gốc truy cập vào cùng một nội dung, ví dụ: "domain.com/page.html" và "sub.domain.com/page.html".

Tối ưu hóa nội dung

Làm cho trang web của bạn thú vị và hữu ích

Việc tạo nội dung hấp dẫn và hữu ích có thể ảnh hưởng đến trang web của bạn nhiều hơn bất kỳ yếu tố nào khác được thảo luận ở đây. Người dùng sẽ biết nội dung hữu ích khi đã xem nội dung đó và có thể sẽ muốn hướng người dùng khác đến đó. Người dùng có thể làm điều này thông qua các bài đăng trên blog, dịch vụ truyền thông xã hội, email, diễn đàn hoặc các phương tiện khác.

Tin đồn truyền miệng hoặc tự nhiên là điều giúp xây dựng uy tín trang web của bạn với cả người dùng và Google và hiếm khi xuất hiện nếu không có nội dung chất lượng.

Việc tạo nội dung mới thú vị có thể tạo liên kết từ các trang web khác.

Nắm được nhu cầu của người đọc (và đáp ứng nhu cầu đó)

Hãy suy nghĩ về những từ mà người dùng có khả năng sẽ sử dụng để tìm kiếm phần nào đó trong nội dung của bạn. Người dùng quen thuộc với chủ đề có thể sử dụng các từ khóa khác nhau trong các cụm từ tìm kiếm của họ so với những người chưa biết nhiều về chủ đề đó. Ví dụ: một người hâm mộ bóng đá lâu năm có thể tìm kiếm từ [fifa], là từ viết tắt cho Liên đoàn Bóng đá Quốc tế, trong khi một người hâm mộ mới có thể sử dụng một truy vấn chung chung hơn như [trận bóng đá loại trực tiếp]. Việc dự đoán những khác biệt trong hành vi tìm kiếm và tính đến các khác biệt này trong khi viết nội dung của bạn (sử dụng kết hợp các cụm từ khóa) có thể cho kết quả tốt. Google Ads cung cấp một Công cụ lập kế hoạch từ khóa34 tiện lợi để giúp bạn khám phá các biến thể từ khóa mới và xem lượng tìm kiếm gần đúng cho mỗi từ khóa. Ngoài ra, Google Search Console còn cho bạn biết những cụm từ tìm kiếm phổ biến khiến trang web của bạn xuất hiện và những cụm từ tìm kiếm đem lại nhiều người dùng nhất cho trang web của bạn qua Báo cáo hiệu suất35.

Hãy xem xét việc tạo một dịch vụ mới hữu ích mà không trang web nào khác cung cấp. Bạn cũng có thể viết một nghiên cứu nguyên bản, đưa một tin tức thú vị hoặc tận dụng cơ sở người dùng riêng của mình. Các trang web khác có thể thiếu tài nguyên hoặc chuyên môn để làm những việc này.

Những phương pháp hay nhất

Viết những văn bản dễ đọc

Người dùng thích những nội dung được trình bày tốt và dễ đọc.

Những điều nên tránh:

  • Viết văn bản cẩu thả với nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp.
  • Nội dung được trình bày kém hoặc vụng về.
  • Nhúng nội dung văn bản trong hình ảnh và video: người dùng có thể muốn sao chép và dán văn bản và công cụ tìm kiếm không thể đọc được văn bản đó.

Hãy sắp xếp các chủ đề một cách rõ ràng

Sẽ luôn hữu ích nếu bạn tổ chức nội dung của mình để khách truy cập biết được nơi một chủ đề nội dung bắt đầu và một chủ đề khác kết thúc. Việc chia nhỏ nội dung của bạn thành các phần hoặc nhóm hợp lý giúp người dùng tìm thấy nội dung họ muốn nhanh hơn.

Những điều nên tránh:

  • Chèn một lượng lớn văn bản về các chủ đề khác nhau lên một trang mà không có đoạn, tiêu đề phụ hay phân chia bố cục.

Hãy tạo nội dung mới và độc đáo

Nội dung mới sẽ không chỉ thu hút khách truy cập hiện tại của bạn quay lại mà còn mang lại khách truy cập mới.

Những điều nên tránh:

  • Việc sửa lại (hoặc thậm chí sao chép) nội dung hiện có sẽ mang lại ít giá trị bổ sung cho người dùng.
  • Đưa các nội dung giống hệt hoặc gần giống nhau trên khắp trang web của bạn.

Tìm hiểu thêm về nội dung trùng lặp36

Hãy tối ưu hóa nội dung cho người dùng của bạn chứ đừng chỉ tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm

Việc thiết kế trang web của bạn dựa vào nhu cầu của khách truy cập và đồng thời đảm bảo các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng truy cập trang web thường cho kết quả khả quan.

Những điều nên tránh:

  • Chèn nhiều từ khóa không cần thiết nhằm vào các công cụ tìm kiếm nhưng gây phiền toái hoặc vô nghĩa đối với người dùng.
  • Sử dụng những khối văn bản đem lại ít giá trị cho người dùng, chẳng hạn như việc sử dụng "các lỗi chính tả thường thấy khiến người dùng truy cập vào trang này".
  • Đánh lừa người dùng bằng cách ẩn văn bản37 nhưng lại hiển thị văn bản đó cho công cụ tìm kiếm.

Hành động sao cho người dùng tin tưởng bạn

Người dùng sẽ cảm thấy thoải mái khi truy cập trang web của bạn nếu họ cảm thấy rằng trang web đáng tin cậy.

Một trang web có uy tín tốt sẽ đáng tin cậy. Hãy xây dựng danh tiếng về chuyên môn và uy tín trong một lĩnh vực cụ thể.
Hãy cung cấp thông tin về người phát hành trang web cũng như cung cấp nội dung và mục tiêu của trang. Các trang web mua sắm và các trang web giao dịch tài chính khác nên có thông tin rõ ràng và thỏa đáng về dịch vụ khách hàng để giúp người dùng giải quyết vấn đề. Các trang web tin tức nên cung cấp thông tin rõ ràng về người chịu trách nhiệm đưa tin.

Việc sử dụng các công nghệ thích hợp cũng rất quan trọng. Nếu trang thanh toán trên một trang web mua sắm không có kết nối an toàn, thì người dùng không thể tin tưởng vào trang web đó.

Làm cho người dùng thấy rõ rằng trang web của bạn có chuyên môn và thông tin xác thực

Chuyên môn và tính xác thực của một trang web làm tăng chất lượng của trang. Hãy đảm bảo rằng nội dung trên trang web của bạn được những người có chuyên môn tạo hoặc chỉnh sửa. Ví dụ: việc cung cấp nguồn từ chuyên gia hoặc một người có kinh nghiệm có thể giúp người dùng biết rằng các bài viết có tính chuyên môn cao. Bạn cũng nên trình bày lại quan điểm đã được đa số đồng thuận trong các trang về chủ đề khoa học nếu có một quan điểm như vậy.

Cung cấp lượng nội dung phù hợp cho chủ đề của bạn

Nếu muốn tạo nội dung chất lượng cao, bạn sẽ cần bỏ công sức đáng kể liên quan đến ít nhất 1 trong 4 yếu tố sau: thời gian, nỗ lực, chuyên môn và tài năng/kỹ năng. Nội dung phải thực sự chính xác, trình bày rõ ràng và đầy đủ. Ví dụ: nếu bạn mô tả trang của mình là một trang công thức, hãy cung cấp một công thức hoàn chỉnh dễ thực hiện, thay vì chỉ cung cấp nguyên liệu hoặc mô tả cơ bản về món ăn.

Những điều nên tránh:

  • Cung cấp không đủ nội dung cho mục đích của trang.

Tránh hiển thị quảng cáo gây mất tập trung

Chúng tôi coi việc hiển thị quảng cáo trên trang là điều bình thường. Tuy nhiên, bạn không nên để quảng cáo làm người dùng mất tập trung hoặc ngăn họ xem nội dung trang web. Ví dụ: quảng cáo, nội dung bổ sung hoặc trang xen kẽ (các trang hiển thị trước hoặc sau nội dung bạn muốn xem) gây khó khăn khi sử dụng trang web. Tìm hiểu thêm về chủ đề này.38

Những điều nên tránh:

  • Hiển thị quảng cáo gây mất tập trung trên các trang của bạn.

Sử dụng liên kết một cách hợp lý

Viết văn bản liên kết hợp lệ

Văn bản liên kết là văn bản hiển thị trong một liên kết. Văn bản này cho người dùng và Google biết một ít thông tin về trang bạn đang liên kết. Các liên kết trên trang của bạn có thể là nội bộ, nghĩa là liên kết trỏ tới các trang khác trên trang web của bạn, hoặc bên ngoài, là những liên kết dẫn đến nội dung trên các trang web khác. Trong cả hai trường hợp này, văn bản liên kết của bạn càng tốt thì càng dễ dàng để người dùng di chuyển và Google biết được trang bạn đang liên kết về nội dung gì.

Biểu đồ đề xuất văn bản liên kết hữu ích trên trang web của bạn.

Với văn bản liên kết thích hợp, người dùng và công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng hiểu được nội dung trên các trang liên kết nói về cái gì.

Những phương pháp hay nhất

Chọn văn bản mang tính mô tả

Văn bản mà bạn sử dụng cho một liên kết nên cung cấp ít nhất một ý tưởng cơ bản về chủ đề của trang liên kết.

Những điều nên tránh:

  • Viết văn bản liên kết chung chung như "trang", "bài viết" hoặc "nhấp vào đây".
  • Sử dụng văn bản không liên quan đến chủ đề hoặc nội dung của trang liên kết.
  • Sử dụng URL của trang làm văn bản liên kết trong hầu hết các trường hợp, mặc dù chắc chắn có những trường hợp URL này được sử dụng một cách chính đáng, chẳng hạn như nhằm mục đích quảng bá hoặc tham chiếu địa chỉ trang web mới.

Hãy viết những đoạn văn súc tích

Cố gắng viết văn bản ngắn nhưng mang tính mô tả - thường là một vài từ hoặc một cụm từ ngắn.

Những điều nên tránh:

  • Viết văn bản liên kết dài, chẳng hạn như một câu dài hoặc đoạn văn bản ngắn.

Hãy định dạng đường liên kết để người dùng dễ dàng nhận ra

Giúp người dùng dễ dàng phân biệt giữa văn bản thông thường và văn bản trong liên kết của bạn. Nội dung của bạn trở nên kém hữu ích hơn nếu người dùng bỏ lỡ các liên kết hoặc vô tình nhấp vào chúng.

Những điều nên tránh:

  • Sử dụng CSS hoặc kiểu văn bản làm cho liên kết giống như văn bản thông thường.

Hãy nghĩ đến cả văn bản liên kết cho liên kết nội bộ

Bạn thường có thể nghĩ về việc liên kết đến trang web bên ngoài, nhưng việc chú ý hơn đến văn bản được sử dụng cho liên kết nội bộ có thể giúp người dùng và Google di chuyển trong trang web của bạn tốt hơn.

Những điều nên tránh:

  • Sử dụng văn bản liên kết có quá nhiều từ khóa hoặc quá dài chỉ dành cho công cụ tìm kiếm.
  • Tạo các liên kết không cần thiết và không hữu ích cho người dùng trong việc di chuyển trên trang web.

Hãy cẩn thận với trang mà bạn liên kết đến

Bạn có thể chuyển một phần uy tín trang web của mình cho một trang web khác khi liên kết đến trang đó. Đôi khi người dùng có thể tận dụng điều này bằng cách thêm liên kết đến trang web của riêng họ trong phần nhận xét hoặc bảng tin của bạn. Hoặc đôi khi bạn có thể đề cập đến một trang web theo cách tiêu cực và không muốn chuyển một phần uy tín nào cho trang đó. Ví dụ: hãy tưởng tượng rằng bạn đang viết một bài đăng trên blog về chủ đề spam nhận xét và muốn nhắc đến một trang web đã spam nhận xét trên blog của mình gần đây. Bạn muốn cảnh báo người khác về trang web đó và vì thế bạn bao gồm liên kết đến trang trong nội dung của mình. Tuy nhiên, bạn chắc chắn không muốn chuyển cho trang đó một phần duy tín của bạn từ liên kết. Đây sẽ là thời điểm tốt để sử dụng nofollow.

Một trường hợp ví dụ khác trong đó thuộc tính "nofollow" có thể hữu ích là liên kết tiện ích con. Nếu bạn đang sử dụng tiện ích con của bên thứ ba để làm phong phú thêm trải nghiệm trên trang web của mình và thu hút người dùng, hãy kiểm tra xem tiện ích có chứa bất kỳ liên kết nào mà bạn không định đặt trên trang web cùng với tiện ích hay không. Một số tiện ích có thể thêm đường liên kết đến trang web của bạn nhưng đường liên kết đó không đúng với lựa chọn của bạn và có thể chứa văn bản liên kết mà bạn không kiểm soát được trong vai trò quản trị viên trang web. Nếu không thể xóa đường liên kết không mong muốn khỏi tiện ích đó, bạn có thể vô hiệu những đường liên kết này bất cứ lúc nào bằng thuộc tính "nofollow". Nếu bạn tạo một tiện ích cho chức năng hoặc nội dung mà mình cung cấp, hãy nhớ đưa thuộc tính nofollow cho các đường liên kết vào đoạn mã mặc định.

Cuối cùng, nếu bạn muốn người dùng không theo đường liên kết nào trên một trang, bạn có thể thêm thẻ <meta name="robots" content="nofollow"> vào trong thẻ <head> của trang đó. Bạn có thể tìm hiểu thêm về thẻ meta robots trên Blog dành cho quản trị viên trang web39.

Chống bình luận vi phạm/gian lận bằng "nofollow"

Khi bạn đặt "nofollow" hoặc "ugc" làm giá trị cho thuộc tính "rel" của một đường liên kết, Google sẽ hiểu rằng bạn không muốn một số đường liên kết trên trang web của mình được dùng để đi theo hoặc dùng để chuyển danh tiếng của trang của bạn cho trang được liên kết đến. Để không đi theo một đường liên kết, bạn phải thêm rel="nofollow" hoặc một thuộc tính cụ thể hơn, chẳng hạn như "ugc", vào thẻ định vị của liên kết như dưới đây:

<a href="http://www.example.com" rel="nofollow">Văn bản liên kết ở đây</a>

hoặc:

<a href="http://www.example.com" rel="ugc">Văn bản liên kết ở đây</a>

Bạn nên sử dụng mẹo này khi nào? Nếu trang web của bạn có một blog cho phép nhận xét công khai, các liên kết trong những nhận xét đó có thể chuyển uy tín của bạn cho các trang mà bạn có thể ngần ngại trong việc ủng hộ. Khu vực nhận xét blog trên các trang rất dễ bị spam nhận xét. Việc không theo các liên kết do người dùng thêm đảm bảo rằng bạn không chuyển uy tín mà bạn đã rất vất vả mới đạt được cho một trang web spam.

Hình minh họa về bình luận dùng của người có chứa các liên kết bên ngoài.

Hãy tự động thêm "nofollow" vào các cột bình luận và bảng tin

Nhiều gói phần mềm blog tự động sử dụng thuộc tính nofollow cho nhận xét của người dùng, nhưng thường thì bạn vẫn có thể chỉnh sửa các gói phần mềm không có tính năng này theo cách thủ công Lời khuyên này cũng áp dụng cho các khu vực khác trong trang web của bạn mà có thể chứa nội dung do người dùng tạo, chẳng hạn như sổ lưu bút, diễn đàn, bảng thông báo, danh sách liên kết giới thiệu, v.v. Nếu bạn sẵn sàng đảm bảo về nội dung trên các liên kết do bên thứ ba thêm vào (ví dụ: nếu người nhận xét được tin cậy trên trang web của bạn) thì không cần phải sử dụng nofollow trên các liên kết. Tuy nhiên, việc liên kết tới các trang web mà Google coi là spam có thể ảnh hưởng đến uy tín của trang web. Trên Trung tâm trợ giúp quản trị viên trang web có nhiều mẹo khác để tránh bình luận vi phạm hoặc gian lận40, chẳng hạn như sử dụng hình ảnh xác thực (CAPTCHA) và bật tính năng kiểm duyệt nhận xét.

Hình minh họa về cửa sổ bật mở CAPTCHA

Tối ưu hóa hình ảnh

Sử dụng hình ảnh HTML

Sử dụng các phần tử hình ảnh HTML để nhúng hình ảnh vào nội dung của bạn.

Các phương pháp hay nhất

Sử dụng các phần tử HTML <img> hoặc <picture>.

Đánh dấu HTML có nghĩa sẽ giúp trình thu thập thông tin tìm và xử lý hình ảnh. Khi sử dụng phần tử <picture>, bạn cũng có thể chỉ định tùy chọn cho nhiều kích thước màn hình để hình ảnh có thể thích ứng. Bạn cũng có thể sử dụng thuộc tính loading="lazy" trên hình ảnh để giúp người dùng tải trang nhanh hơn.

Những điều nên tránh

Sử dụng CSS để hiển thị những hình ảnh mà bạn muốn Google lập chỉ mục.

Hãy sử dụng thuộc tính "alt"

Sử dụng tên tệp mang tính mô tả và mô tả thuộc tính alt cho hình ảnh. Thuộc tính "alt" cho phép bạn chỉ định văn bản thay thế cho hình ảnh nếu không thể hiển thị được hình ảnh vì một lý do nào đó.

Hình minh họa thể hiện tính hữu ích của văn bản alt tốt cho một hình ảnh.

Tại sao bạn nên sử dụng thuộc tính này? Nếu người dùng đang xem trang web của bạn bằng cách sử dụng công nghệ trợ giúp, chẳng hạn như trình đọc màn hình, nội dung của thuộc tính alt sẽ cung cấp thông tin về hình ảnh.

Một lý do khác là nếu bạn đang sử dụng hình ảnh dưới dạng liên kết, văn bản alt cho hình ảnh đó sẽ được xử lý tương tự như văn bản của liên kết. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng quá nhiều hình ảnh cho các liên kết trong sơ đồ di chuyển trên trang web của mình nếu các liên kết văn bản có thể có cùng mục đích. Cuối cùng, việc tối ưu hóa tên tệp và văn bản thay thế của bạn giúp các dự án tìm kiếm hình ảnh như Google Tìm kiếm hình ảnh dễ dàng hiểu hình ảnh của bạn hơn.

Những phương pháp hay nhất

Sử dụng văn bản thay thế và tên tệp ngắn gọn nhưng mang tính mô tả

Giống như nhiều phần khác của trang là mục tiêu của việc tối ưu hóa, tên tệp và văn bản alt sẽ hữu ích nhất khi ngắn gọn nhưng mang tính mô tả.

Những điều nên tránh:

  • Sử dụng tên tệp chung chung như "image1.jpg", "pic.gif", "1.jpg" nếu có thể—nếu trang web của bạn có hàng nghìn hình ảnh, bạn có thể muốn xem xét việc đặt tên hình ảnh theo cách tự động.
  • Viết tên tệp quá dài.
  • Chèn quá nhiều từ khóa vào văn bản alt hoặc sao chép và dán toàn bộ câu.

Hãy cung cấp văn bản thay thế khi sử dụng hình ảnh làm đường liên kết

Nếu bạn quyết định sử dụng hình ảnh dưới dạng liên kết, hãy điền văn bản alt của hình ảnh để giúp Google hiểu thêm về trang bạn đang liên kết. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang viết văn bản cho một liên kết văn bản.

Những điều nên tránh:

  • Viết văn bản alt dài quá dài mà có thể bị coi là spam.
  • Chỉ sử dụng liên kết hình ảnh cho việc di chuyển trên trang web của bạn.

Giúp các công cụ tìm kiếm tìm được hình ảnh của bạn

Sơ đồ hình ảnh trên trang web41 có thể cung cấp cho Googlebot thêm thông tin về những hình ảnh có trên trang web của bạn. Điều này làm tăng khả năng người dùng tìm thấy hình ảnh của bạn trên trang kết quả Tìm kiếm hình ảnh. Cấu trúc của tệp này tương tự với tệp XML cho sơ đồ trang web dành cho các trang web của bạn.

Sử dụng định dạng hình ảnh chuẩn

Sử dụng loại tệp thường được hỗ trợ - Hầu hết các trình duyệt đều hỗ trợ các định dạng hình ảnh JPEG, GIF, PNG, BMP và WebP. Việc sử dụng phần mở rộng của tên tệp khớp với loại tệp cũng là một ý tưởng tốt.

Xây dựng trang web thân thiện với thiết bị di động

Thế giới ngày nay rất ưa chuộng thiết bị di động. Hầu hết mọi người đang tìm kiếm trên Google bằng cách sử dụng thiết bị di động. Phiên bản dành cho máy tính để bàn của trang web có thể khó xem và sử dụng trên thiết bị di động. Do đó, việc thiết kế trang web dành cho thiết bị di động là điều quan trọng đối với sự hiện diện trực tuyến của bạn. Trên thực tế, từ cuối năm 2016, Google đã bắt đầu các thử nghiệm về việc chủ yếu dựa vào phiên bản di động của nội dung trang web42 để xếp hạng, phân tích cú pháp dữ liệu có cấu trúc và tạo trích đoạn nội dung.

Tìm hiểu sự khác biệt giữa các loại thiết bị

  • Điện thoại thông minh - Trong tài liệu này, cụm từ "thiết bị di động" chỉ điện thoại thông minh, chẳng hạn như các thiết bị chạy Android, iPhone hoặc Windows Phone. Các trình duyệt trên thiết bị di động tương tự như trình duyệt trên máy tính để bàn vì cũng có thể hiển thị nhiều loại thông số HTML5 mặc dù kích thước màn hình nhỏ hơn và trong hầu hết các trường hợp hướng màn hình của trình duyệt là dọc.
  • Máy tính bảng - Chúng tôi coi máy tính bảng là thiết bị thuộc loại riêng, vì vậy khi nói về thiết bị di động, chúng tôi thường không bao gồm máy tính bảng. Máy tính bảng thường có màn hình lớn hơn, có nghĩa là trừ khi bạn cung cấp nội dung được tối ưu hóa cho máy tính bảng, bạn có thể cho rằng người dùng mong muốn trang web của bạn có giao diện giống như trên trình duyệt dành cho máy tính để bàn chứ không phải dành cho điện thoại thông minh.
  • Điện thoại đa phương tiện - Đây là điện thoại có trình duyệt có thể hiển thị các trang được mã hóa để đáp ứng tiêu chuẩn XHTML, hỗ trợ HTML5 Markup, JavaScript/ECMAScript nhưng có thể không hỗ trợ một số API mở rộng theo tiêu chuẩn HTML5. Đây là đặc điểm thường thấy của trình duyệt trên hầu hết điện thoại hỗ trợ 3G nhưng không phải điện thoại thông minh.
  • Điện thoại phổ thông - Trên những điện thoại này, trình duyệt không có khả năng hiển thị các trang web dành cho máy tính để bàn thông thường được mã hóa bằng HTML tiêu chuẩn. Điều này bao gồm các trình duyệt chỉ hiển thị cHTML (iMode), WML, XHTML-MP, v.v.

Các đề xuất của chúng tôi nhắm tới điện thoại thông minh, nhưng chúng tôi cũng khuyến khích chủ sở hữu trang web áp dụng những đề xuất này cho điện thoại đa phương tiện và điện thoại phổ thông khi phù hợp.

Chọn một chiến lược di động

Có nhiều cách để làm cho trang web của bạn tương thích với thiết bị di động và Google cũng hỗ trợ nhiều phương pháp triển khai:

  • Thiết kế web đáp ứng43 (Nên dùng)
  • Phân phối động44
  • Dùng URL riêng biệt45

Sau khi đã tạo ra một trang web hỗ trợ thiết bị di động, bạn có thể sử dụng công cụ Kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động của Google46 để xem các trang trên trang web của bạn có đáp ứng những tiêu chí để được gắn dán "Thân thiện với thiết bị di động" trên các trang kết quả của Google Tìm kiếm hay không. Bạn cũng có thể xem Báo cáo về khả năng sử dụng trên thiết bị di động trong Search Console41 để khắc phục những vấn đề về khả năng sử dụng trên thiết bị di động đang ảnh hưởng đến trang web của bạn.

Nếu trang web của bạn phân phối rất nhiều nội dung tĩnh (như bài đăng trên blog hoặc trang đích của sản phẩm) trên nhiều trang, hãy cân nhắc triển khai những nội dung này bằng cách sử dụng AMP48 (Accelerated Mobile Pages). Đó là một tính năng đặc biệt của HTML để đảm bảo rằng trang web của bạn luôn nhanh và thân thiện với người dùng và có thể được nhiều nền tảng tăng tốc hơn nữa, bao gồm Google Tìm kiếm.

Định cấu hình trang web dành cho thiết bị di động để trang có thể được lập chỉ mục chính xác

Bất kể bạn đã chọn cấu hình nào để thiết lập trang web dành cho thiết bị di động của mình, có những điểm chính mà bạn cần lưu ý:

  1. Nếu bạn sử dụng Phân phối động hoặc có một trang web dành cho thiết bị di động riêng, hãy báo cho Google biết khi trang được định dạng cho thiết bị di động (hoặc có trang tương đương được định dạng cho thiết bị di động). Điều này giúp Google cung cấp nội dung của bạn cho người dùng tìm kiếm trên thiết bị di động trong kết quả tìm kiếm một cách chính xác.
  2. Nếu bạn đang sử dụng Thiết kế web đáp ứng, hãy sử dụng thẻ meta name="viewport" để cho trình duyệt biết cách điều chỉnh nội dung. Nếu bạn sử dụng Phân phối động, hãy sử dụng tiêu đề Vary HTTP để thông báo về thay đổi của mình tùy thuộc vào tác nhân người dùng. Còn nếu đang sử dụng các URL riêng biệt, hãy thông báo về mối quan hệ giữa hai URL bằng thẻ <link> với các phần tử "rel="canonical "và rel="alternate".
  3. Tiếp tục thiết lập để Google có thể thu thập dữ liệu tài nguyên. Việc chặn các tài nguyên trang có thể khiến Google không hiểu đầy đủ về trang web của bạn. Điều này thường xảy ra khi tệp robots.txt của bạn chặn truy cập vào một số hoặc tất cả tài nguyên trang. Nếu Googlebot không có quyền truy cập vào tài nguyên của trang, chẳng hạn như CSS, JavaScript hoặc hình ảnh, chúng tôi có thể không phát hiện ra rằng trang được xây dựng để hiển thị và hoạt động tốt trên trình duyệt dành cho thiết bị di động. Nói cách khác, chúng tôi không thể phát hiện ra rằng trang này "thân thiện với thiết bị di động" và do đó không cung cấp trang đúng cách cho người dùng tìm kiếm trên thiết bị di động.
  4. Tránh những lỗi phổ biến gây phiền toái cho khách truy cập trên thiết bị di động, chẳng hạn như hiển thị video không thể phát được (ví dụ: sử dụng video Flash làm nội dung quan trọng trên trang).
  5. Những trang cho thiết bị di động cung cấp trải nghiệm không tốt cho người tìm kiếm có thể bị giảm hạng hoặc hiển thị kèm cảnh báo trong kết quả tìm kiếm trên thiết bị di động. Trải nghiệm như vậy bao gồm nhưng không giới hạn ở những quảng cáo xen kẽ toàn trang49 trên thiết bị di động gây cản trở trải nghiệm người dùng.
  6. Cung cấp đầy đủ chức năng trên tất cả các thiết bị. Người dùng thiết bị di động mong muốn thấy chức năng - chẳng hạn như việc đăng nhận xét và đánh dấu địa điểm - và nội dung giống nhau trên thiết bị di động cũng như trên tất cả các thiết bị khác mà trang web của bạn hỗ trợ. Ngoài nội dung văn bản, hãy đảm bảo rằng tất cả hình ảnh và video quan trọng đều được nhúng và có thể truy cập được trên thiết bị di động. Đối với công cụ tìm kiếm, hãy cung cấp tất cả dữ liệu có cấu trúc và các siêu dữ liệu khác - chẳng hạn như tiêu đề, mô tả, phần tử liên kết và các thẻ meta khác - trên tất cả các phiên bản của trang.
  7. Đảm bảo dữ liệu có cấu trúc, hình ảnh, video và siêu dữ liệu mà bạn có trên trang web dành cho máy tính để bàn cũng được sử dụng trên trang web dành cho thiết bị di động.

Những phương pháp hay nhất

  • Kiểm tra các trang cho thiết bị di động bằng công cụ Kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động50 để xem liệu Google có cho rằng trang web của bạn hoạt động tốt trên thiết bị di động hay không.
  • Nếu bạn sử dụng URL riêng biệt đối với các trang cho thiết bị di động, đừng quên kiểm tra cả URL cho thiết bị di động và URL cho máy tính để xác nhận rằng Google có thể nhận dạng và thu thập những dữ liệu được chuyển hướng.

Để tìm hiểu thêm, hãy xem hướng dẫn của Google về tính thân thiện với thiết bị di động.51

Quảng bá trang web của bạn

Mặc dù hầu hết các liên kết đến trang web của bạn sẽ được thêm vào dần dần khi mọi người khám phá nội dung của bạn thông qua tìm kiếm hoặc các cách khác và liên kết đến nội dung, Google hiểu rằng bạn muốn cho người khác biết về nỗ lực bạn đã bỏ ra với nội dung của mình. Việc quảng bá hiệu quả nội dung mới của bạn sẽ giúp những người quan tâm đến cùng chủ đề khám phá nội dung nhanh hơn. Như với hầu hết các nội dung được đề cập trong tài liệu này, việc thực hiện những đề xuất này một cách cứng nhắc thực ra có thể gây hại đến uy tín trang web của bạn.

Một bài đăng blog trên trang web của riêng bạn thông báo cho khách truy cập của bạn biết rằng bạn đã thêm một tính năng mới là một cách hay để truyền tin về nội dung hoặc dịch vụ mới. Các quản trị viên web khác theo dõi trang web hoặc nguồn cấp dữ liệu RSS của bạn cũng có thể đăng lại tin này.

Việc nỗ lực quảng bá công ty hoặc trang web của bạn ngoại tuyến cũng có thể mang lại cho bạn thành quả. Ví dụ: Nếu bạn có một trang web kinh doanh, hãy đảm bảo rằng URL của trang xuất hiện trên danh thiếp, tiêu đề thư, áp phích, v.v. Bạn cũng có thể gửi bản tin định kỳ qua thư cho khách hàng để thông báo cho họ về nội dung mới trên trang web của công ty.

Nếu bạn điều hành một doanh nghiệp địa phương, việc thêm thông tin vào phần Google Doanh nghiệp của tôi52 sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng khi họ sử dụng Google Maps và tìm kiếm trên web.

Ví dụ về kết quả Google Tìm kiếm hiển thị kết quả nhiều định dạng cho các cửa hàng thực.

Những phương pháp hay nhất

Tìm hiểu về các trang web truyền thông xã hội

Các trang web được xây dựng dựa trên tương tác của người dùng và chia sẻ đã giúp việc cung cấp nội dung thích hợp cho nhóm người dùng quan tâm trở nên dễ dàng hơn.

Những điều nên tránh:

  • Cố gắng quảng bá từng phần nội dung nhỏ mà bạn mới tạo. Hãy chọn những nội dung lớn và thú vị.
  • Dính líu trang web của bạn vào các mưu đồ53 mà trên những dịch vụ đó, nội dung của bạn được đưa lên vị trí hàng đầu một cách giả tạo.

Hãy tiếp cận những người trong cộng đồng có liên quan đến trang web của bạn

Có thể có một số trang web cũng nói về chủ đề tương tự như của bạn. Việc trao đổi với các trang web này thường có lợi. Các chủ đề nóng trong phân khúc nhỏ hoặc cộng đồng của bạn có thể tạo ý tưởng bổ sung về nội dung hoặc cách xây dựng một nguồn lực cộng đồng tốt.

Những điều nên tránh:

  • Gửi yêu cầu liên kết spam đến tất cả các trang web có liên quan đến chủ đề của bạn.
  • Mua các liên kết từ một trang web khác với mục đích vượt qua PageRank.

Phân tích hiệu suất tìm kiếm và hành vi người dùng

Phân tích hiệu suất tìm kiếm

Các công cụ tìm kiếm lớn, trong đó có Google, cung cấp công cụ miễn phí cho các quản trị viên trang web để họ phân tích hiệu suất của trang web trên công cụ tìm kiếm đó. Tại Google, công cụ đó là Search Console54.

Search Console cung cấp hai loại thông tin quan trọng: Google có tìm được nội dung của tôi không? Hiệu suất của tôi như thế nào trong kết quả của Google Tìm kiếm?

Việc sử dụng Search Console sẽ không giúp trang web của bạn được ưu tiên. Tuy nhiên công cụ này có thể giúp bạn xác định các vấn đề mà nếu được giải quyết có thể giúp trang web có hiệu suất tốt hơn trong kết quả tìm kiếm.

Với dịch vụ này, quản trị viên web có thể:

  • Xem các phần của trang web mà Googlebot gặp sự cố khi thu thập dữ liệu
  • Thử nghiệm và gửi sơ đồ trang web
  • Phân tích hoặc tạo tệp robots.txt
  • Xóa các URL đã được Googlebot thu thập dữ liệu
  • Xác định miền ưa thích của bạn
  • Xác định các vấn đề với thẻ meta mô tả và tiêu đề
  • Biết những lệnh tìm kiếm hàng đầu dùng để truy cập một trang web
  • Tìm hiểu cách Googlebot xem các trang
  • Nhận thông báo về những hành vi vi phạm nguyên tắc chất lượng và yêu cầu xem xét lại trang web

Dịch vụ Bing Webmaster Tools của Microsoft55 cũng cung cấp các công cụ miễn phí cho quản trị viên trang web.

Phân tích hành vi của người dùng trên trang web của bạn

Nếu bạn đã cải tiến quá trình thu thập dữ liệu và lập chỉ mục trang web của mình bằng cách sử dụng Google Search Console hoặc các dịch vụ khác, có lẽ bạn đang tò mò về lưu lượng truy cập đến trang web. Các chương trình phân tích web như Google Analytics là một nguồn có giá trị để tìm thông tin chi tiết về lưu lượng truy cập. Bạn có thể sử dụng những chương trình đó để:

  • Nhận thông tin chi tiết về cách người dùng truy cập và thao tác trên trang web của bạn
  • Tìm hiểu nội dung phổ biến nhất trên trang web
  • Đo lường tác động của các tối ưu hóa bạn đã thực hiện đối với trang web, chẳng hạn như việc thay đổi các thẻ meta mô tả và tiêu đề có cải thiện lưu lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm hay không?

Đối với người dùng thành thạo, thông tin mà gói phân tích cung cấp, kết hợp với dữ liệu từ các tệp nhật ký máy chủ, có thể cung cấp thông tin hoàn chỉnh hơn về cách khách truy cập tương tác với tài liệu của bạn (chẳng hạn như các từ khóa bổ sung mà người tìm kiếm có thể sử dụng để tìm trang web của bạn).

Tài nguyên khác

Blog trung tâm dành cho quản trị viên trang web56
Xem thông tin mới nhất trên Blog trung tâm của chúng tôi dành cho quản trị viên trang web. Bạn có thể tìm được thông tin về những nội dung cập nhật của Google Tìm kiếm, tính năng mới trên Search Console và rất nhiều thông tin khác.

Diễn đàn trợ giúp dành cho quản trị viên trang web57
Đăng câu hỏi về các vấn đề mà trang web của bạn gặp phải và tìm mẹo để tạo trang web chất lượng cao trên diễn đàn về sản phẩm cho quản trị viên trang web. Trên diễn đàn này có rất nhiều cộng tác viên giàu kinh nghiệm, trong đó có những Cộng tác viên hàng đầu58 và đôi khi còn có cả nhân viên của Google.

Twitter của Google dành cho quản trị viên trang web59
Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật những tin tức và tài nguyên giúp bạn tạo nên một trang web chất lượng cao.

Kênh YouTube của Google dành cho quản trị viên trang web60
Xem hàng trăm video hữu ích được tạo cho cộng đồng quản trị viên trang web và được chính nhân viên của Google giải đáp các thắc mắc của bạn.

Cách hoạt động của Google Tìm kiếm61
Xem cơ chế hoạt động đằng sau mỗi lần bạn tìm kiếm trên Google Tìm kiếm. Bạn sẽ biết được nhiều điều rất thú vị!

Get Your Business Online62
Đăng ký một trang web miễn phí nếu bạn có một doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ. GYBO là dự án hợp tác giữa Google và Homestead để giúp các doanh nghiệp nhỏ đăng ký một trang web miễn phí trong vòng một năm.

Phụ lục: Những URL liên kết được sử dụng trong cẩm nang này

Các URL sau được tham chiếu trong hướng dẫn này:

  1. https://g.co/WebmasterHelpForum
  2. https://www.google.com/search?q=site:wikipedia.org
  3. https://support.google.comwebmasters/answer/70897
  4. https://developers.google.com/search/docs/advanced/guidelines/webmaster-guidelines
  5. https://search.google.com/search-console
  6. http://g.co/webmasters
  7. http://g.co/WebmasterChecklist
  8. https://developers.google.com/search/docs/beginner/how-search-works
  9. https://developers.google.com/search/docs/advanced/guidelines/webmaster-guidelines
  10. https://www.youtube.com/watch?v=piSvFxV_M04
  11. https://developers.google.com/search/docs/beginner/do-i-need-seo
  12. https://developers.google.com/search/docs/advanced/sitemaps/overview
  13. https://developers.google.com/search/docs/advanced/robots/intro
  14. https://support.google.com/webmasters/topic/4598466
  15. https://webmasters.googleblog.com/2014/05/understanding-web-pages-better.html
  16. https://support.google.com/webmasters/answer/9012289
  17. https://www.youtube.com/watch?v=MOfhHPp5sWs
  18. http://googlewebmastercentral.blogspot.com/2007/09/improve-snippets-with-meta-description.html
  19. https://webmasters.googleblog.com/2017/06/better-snippets-for-your-users.html
  20. https://developers.google.com/search/docs/advanced/appearance/good-titles-snippets
  21. https://developers.google.com/search/docs/guides/intro-structured-data
  22. https://developers.google.com/search/docs/guides/search-gallery
  23. https://www.google.com/webmasters/tools/data-highlighter
  24. https://www.google.com/webmasters/markup-helper/
  25. https://search.google.com/test/rich-results
  26. https://support.google.com/webmasters/answer/7552505
  27. https://developers.google.com/search/docs/guides/search-gallery
  28. https://developers.google.com/search/docs/data-types/breadcrumbs
  29. https://developers.google.com/search/docs/advanced/guidelines/rich-media-files
  30. https://developers.google.com/search/docs/advanced/crawling/custom-404-pages
  31. http://googlewebmastercentral.blogspot.com/2008/10/webmaster-tools-shows-crawl-error.html
  32. http://support.google.com/webmasters/answer/93633
  33. https://developers.google.com/search/docs/advanced/crawling/consolidate-duplicate-urls
  34. https://ads.google.com/home/tools/keyword-planner/
  35. https://support.google.com/webmasters/answer/7576553
  36. https://developers.google.com/search/docs/advanced/guidelines/duplicate-content
  37. https://developers.google.com/search/docs/advanced/guidelines/hidden-text-links
  38. https://www.thinkwithgoogle.com/marketing-resources/better-ad-standards/
  39. https://webmasters.googleblog.com/2007/03/using-robots-meta-tag.html
  40. https://developers.google.com/search/docs/advanced/guidelines/prevent-comment-spam
  41. https://developers.google.com/search/docs/advanced/sitemaps/image-sitemaps
  42. https://webmasters.googleblog.com/2016/11/mobile-first-indexing.html
  43. https://developers.google.com/search/mobile-sites/mobile-seo/responsive-design
  44. https://developers.google.com/search/mobile-sites/mobile-seo/dynamic-serving
  45. https://developers.google.com/search/mobile-sites/mobile-seo/separate-urls
  46. https://search.google.com/test/mobile-friendly
  47. https://www.google.com/webmasters/tools/mobile-usability
  48. https://www.ampproject.org/
  49. https://webmasters.googleblog.com/2016/08/helping-users-easily-access-content-on.html
  50. https://search.google.com/test/mobile-friendly
  51. https://developers.google.com/search/mobile-sites/
  52. https://www.google.com/business/
  53. https://developers.google.com/search/docs/advanced/guidelines/link-schemes
  54. https://www.google.com/webmasters/tools/home
  55. https://www.bing.com/toolbox/webmaster
  56. https://support.google.com/webmasters/go/blog
  57. https://g.co/WebmasterHelpForum
  58. http://www.google.com/get/topcontributor/
  59. http://twitter.com/googlewmc
  60. http://www.youtube.com/GoogleWebmasterHelp
  61. http://www.google.com/insidesearch/howsearchworks/thestory/index.html
  62. http://www.gybo.com/