Phanblogs
Ngồi uống nước chè với sư phụ tán gẫu chuyện đời, chuyện nghề. Sư phụ bảo: Xã hội mình đang bị lệch chuẩn hay nói đúng hơn là chẳng có chuẩn nào nên tất cả đang ra sức bạo hành lẫn nhau.
Lấy ví dụ, vụ các em bé bị 2 cô "bảo mẫu" bạo hành ở Thủ Đức. Dư luận xã hội sôi sùng sục chửi 2 cô này.
Khi cơn giận gần hạ nhiệt thì người ta quay ra chửi đám nhà báo kền kền khi chụp ảnh 2 cô bảo mẫu.
Chửi mấy tay phóng viên là kền kền chán, người ta quay ra chửi tay nào đã "chụp ảnh nhóm phóng viên chụp ảnh" 2 cô bảo mẫu.
Chửi bảo mẫu, chửi phóng viên, chửi báo chí, chửi người chụp ảnh... chưa hả, người ta quay ra chửi cả các vị phụ huynh của đám trẻ bị bạo hành là tại sao con bị lâu thế mà không biết, trách nhiệm làm cha, làm mẹ ở đâu?
Chửi đối tượng cụ thể chán, họ quay sang chửi cả đám đông đã chửi 2 bảo mẫu.
Và chốt lại, cái stt này cũng có ý chửi những đứa đã chửi.
Vậy thì chúng ta chẳng đang bạo hành nhau là gì?
Đoạn này copy từ ĐÂY
Sự căm thù không hoàn toàn gắn liền với ngu xuẩn nhưng nó luôn là thứ tốt nhất để lợi dụng đám đông ngu xuẩn
Thông thường không nhiều người có động lực hành động để thay đổi mọi thứ tốt hơn nhưng động lực của sự căm thù họ có thể bất chấp tất, làm mù cả lý trí
Hành động man rợ không tự nhiên trở nên TỐT ĐẸP bởi hành động man rợ của người khác
Nhân vụ hai bảo mẫu bạo hành trẻ em ở Việt Nam đang gây phẫn nộ trong dân chúng và tính nhân văn của xã hội đối với những người phạm tội.
Đây là một trong những hình ảnh về tên tử tù Kang Ho Sun, kẻ giết người hàng loạt nổi tiếng ở Hàn Quốc cuối năm 2008. Tên này đã hiếp rồi đốt xác của 10 phụ nữ (bao gồm cả vợ và mẹ vợ).
Mặc dù Kang Ho Sun đáng ngàn lần chết và cuối cùng hắn cũng bị tử hình nhưng không có bức ảnh nào xuất hiện trên báo chí cho thấy khuôn mặt thật của hắn.
Một xã hội pháp trị thì những kẻ phạm tội đã có pháp luật trừng trị đích đáng, không đến lượt người dân phải gào thét đòi trả thù một cách man rợ.
Việc không công khai khuôn mặt của tội phạm sẽ giúp cho kẻ phạm tội còn có con đường sống sau khi đã phải chịu tội.
Lòng căm thù không chỉ dễ lấn át lý trí mà nó đè bẹp những giá trị tốt đẹp bên trong của mỗi con người. Nó không đơn giản nằm ở chỗ lòng căm thù đó ĐÚNG hay SAI mà nó quan trọng ở chỗ bạn đang nuôi dưỡng mầm ác trong tâm hồn và có tính lan truyền mạnh mẽ (cũng giống hành vi tốt) và chắc chắn bạn sẽ gặt hái nó trong tương lai sớm
nguồn : http://beoth.blogspot.com/2013/12/ai-ang-bao-hanh-ai-ki-1.html
Search
5.12.13
Tất cả phải xếp hàng chờ, trong khi tôi đang suy nghĩ, đi chơi với trùm cuối, hay thậm chí là đi ỉa.
Phanblogs
Mấy tuần nay tôi chủ động không đọc VnExpress, mặc dù trước đây mỗi ngày tôi đều vào trang này vài lần, mỗi lần mất độ tầm 5-10', lướt hết các bài trên trang chính, xem một hai bài trong số đó. Tôi có vài thói quen còn tốn nhiều thời gian hơn việc đọc báo, nên hồi nào giờ tôi không quan tâm đến thói quen này cho lắm.
Nhưng gần đây tôi phát hiện ra mặc dù việc đọc VnExpress chỉ mất vài phút, nhưng mà có khi những thông tin tiếp nhận trong vài phút đó làm tôi bận tâm cả ngày. Tôi có cảm giác đầu tôi như là cái thùng rác, người ta bỏ vào cái gì tôi sẽ nhai ngấu nghiếng cái đó cho đến khi người ta bỏ vào một thứ khác.
Có những khi vài ngày liền tôi không xem tin tức và thấy rất sướng khi ai đó nhắc đến một chuyện "động trời" mới xảy ra mà tôi không biết gì hết, vì tôi biết là tôi đã dành tất cả thời gian và tâm trí cho những việc quan trọng và thú vị hơn nhiều lần so với việc chạy theo các sự vụ mới nhất, chẳng liên quan gì đến mình.
Ngược lại tôi thấy đầu mình căng ra, không suy nghĩ được gì nữa, mỗi khi dành quá nhiều thời gian theo dõi tin tức, nhất là những tin tiêu cực hay vô thưởng vô phạt, chẳng liên quan gì đến cuộc sống của tôi. Điều duy nhất mà tôi có thể nghĩ đến những lúc như vậy là: trời ơi sao mình có thể phí phạm thời gian như thế.
Tôi thấy người ta hay nói là báo chí bây giờ xuống cấp, giật tít để câu khách là chính, thông tin thì ít mà xì-căng-đan thì nhiều, v.v. Tôi chẳng trách báo chí nói chung hay VnExpress nói riêng. Tôi thấy họ chỉ bán những thứ mà tôi và nhiều người khác muốn mua mà thôi. Nếu không còn ai muốn xem loại tin mà họ đang đăng thì tự khắc họ sẽ phải thay đổi, nếu không muốn trở nên thừa thãi. Thành ra thay vì trách báo chí sao toàn đăng tin dở, tôi thấy tự mình phải không đọc những tin đó trước đã.
Bài học đơn giản tôi rút ra được gần đây là học cách suy nghĩ phải bắt đầu bằng việc chủ động chọn chủ đề để đọc và suy nghĩ. Đừng bao giờ bị động để người ta nhét vào đầu mình cái gì thì nhét.
Có những suy nghĩ và hành động tưởng như là chủ động, nhưng khi nhìn rõ hơn thì tôi thấy không phải như thế. Ví dụ như những lúc "cộng đồng mạng xôn xao". Tôi có cảm giác như cộng đồng mạng chỉ có mỗi một việc là ngồi chờ tin mới, rồi xôn xao, xôn xao. Xôn xao chưa kịp hết tin này thì lại có tin mới khác, lại xôn xao, xôn xao. Tôi chẳng muốn cuộc sống và suy nghĩ của mình cứ bị xôn xao vì những tác động bên ngoài như vậy.
Tôi cũng chẳng muốn bị cuốn vào các cuộc tranh cãi không có hồi kết, mà rồi đến cuối cùng ai lại về nhà nấy, chẳng giải quyết được gì. Đôi khi tôi tự hỏi, những người đã bỏ ra bao nhiêu đó thời gian để cãi nhau vì cuốn sách của Huyền bây giờ họ đang làm gì? Bao nhiêu thời gian và công sức đó, rốt cuộc rồi họ đã thu được cái gì? Tôi không muốn mình trở thành những con thiêu thân như thế.
Tôi không muốn suy nghĩ hay làm một chuyện gì đó chỉ vì nó đang là "mốt", hay đang "hot". Nếu ngày mai nó không còn thời sự nữa thì sao? Đương nhiên trong vài ba trăm câu chuyện như thế thì cũng sẽ có một vài vấn đề đáng lưu tâm, vì chúng có tác động lâu dài đến cuộc sống của tôi cũng như những người mà tôi quan tâm và những chuyện mà tôi muốn làm. Có thể tôi sẽ để lỡ chúng. Nếu đây là cái giá để có thể suy nghĩ và làm việc tập trung trong một thời gian dài, tôi nghĩ nó cũng đáng.
Tôi không muốn suy nghĩ hay làm một chuyện gì đó chỉ vì nó đang là "mốt", hay đang "hot". Nếu ngày mai nó không còn thời sự nữa thì sao? Đương nhiên trong vài ba trăm câu chuyện như thế thì cũng sẽ có một vài vấn đề đáng lưu tâm, vì chúng có tác động lâu dài đến cuộc sống của tôi cũng như những người mà tôi quan tâm và những chuyện mà tôi muốn làm. Có thể tôi sẽ để lỡ chúng. Nếu đây là cái giá để có thể suy nghĩ và làm việc tập trung trong một thời gian dài, tôi nghĩ nó cũng đáng.
--
Smartphone và Internet là hai phát minh vĩ đại đã thay đổi toàn thế giới và cuộc sống của tôi, nhưng chúng cũng làm cho tôi rất dễ bị phân tâm và bội thực thông tin. Một thời gian rất dài mỗi sáng thức dậy việc đầu tiên tôi làm là mở điện thoại lên xem email. Đang đi đâu hay làm gì tôi cũng muốn xem email. Tôi biết là thói quen này chẳng đem lại lợi ích gì, mà chỉ làm cho tôi mất tập trung và làm giảm chất lượng cuộc sống của tôi, nhưng tôi vẫn không bỏ được.
Thế rồi một chuyện may mắn xảy ra. Điện thoại của tôi mau hết pin quá, tôi coi trên mạng thì người ta kêu là nêu tắt chức năng auto-sync đi. Tôi thử tắt, đúng là điện thoại dùng được lâu hơn, nhưng hay nhất là tôi không còn bị dính vào nó như trước đây nữa. Không có auto-sync trong đầu tôi cũng không còn câu hỏi "Không biết nãy giờ có email gì quan trọng không?", mà tôi biết chắc sẽ dẫn đến câu trả lời "Hay là mở ra xem thử chút". Điện thoại không còn là chiếc cửa thần kỳ của Đô-rê-mon để ai cũng có thể bất thình lình xuất hiện và làm cho cuộc sống và suy nghĩ của tôi bị đứt ra từng khúc.
Không auto-sync nghĩa là tôi sẽ không thấy email ngay tức khắc. Ban đầu tôi cũng lo ngại chuyện này có khi cũng ảnh hưởng đến công việc, khi tôi không thấy những email khẩn cấp. Nhưng nghĩ kỹ hơn thì email có bao giờ được dùng cho những chuyện khẩn cấp đâu! Nếu ai đó cần tôi ngay tức khắc, họ sẽ không gửi email mà sẽ gọi điện thoại. Tôi cũng không đăng nhập vào các công cụ chat nữa. Nếu ai muốn gửi tin tức thời, họ có thể gửi SMS hoặc gọi điện thoại.
Tóm lại VnExpress phải chờ, email phải chờ, Facebook cũng phải chờ. Tất cả phải xếp hàng chờ, trong khi tôi đang suy nghĩ, đi chơi với trùm cuối, hay thậm chí là đi ỉa.
http://vnhacker.blogspot.com/2013/11/toi-uu.html