Search

31.7.23

Đề thi năm nay nói chung là vừa sức

OKLA CON NHÉ

Đề thi năm nay nói chung là vừa sức



Đề thi năm nay nói chung là vừa sức các bạn và quá sức con bố ạ.
Con làm sai có một câu, mấy câu kia con không làm.

Ghi chú: 152


Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

29.7.23

NHỮNG GIỜ PHÚT KHÓ KHĂN

NHỮNG GIỜ PHÚT KHÓ KHĂN

Khi bạn không có lòng từ và sự yêu thương để rải cho người khác. Thì vẫn còn một cách để rải tâm từ đó là hãy tâm niệm: mong cho mọi chúng sinh đừng ai bị như tôi lúc này.



Khi bạn không có lòng từ và sự yêu thương để rải cho người khác. Thì vẫn còn một cách để rải tâm từ đó là hãy tâm niệm: mong cho mọi chúng sinh đừng ai bị như tôi lúc này.

Nguồn ảnh: Saostar
Ghi chú: 171


Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

23.7.23

8 NHÂN DUYÊN KHIẾN ĐỊA ĐẠI CHẤN ĐỘNG

8 NHÂN DUYÊN KHIẾN ĐỊA ĐẠI CHẤN ĐỘNG

8 NHÂN DUYÊN KHIẾN ĐỊA ĐẠI CHẤN ĐỘNG



...
Lúc bấy giờ, Tôn giả Ānanda suy nghĩ: “Thật là kỳ diệu! Thật là hy hữu! Ðại địa chấn động, đại địa rung động như vậy, ghê rợn, tóc lông dựng ngược và sấm trời vang dậy. Do nhân gì, do duyên gì đại địa chấn động như vậy?”. Rồi Tôn giả Ānanda đến tại chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, thật là kỳ diệu! Bạch Thế Tôn, thật là hy hữu! Ðại địa chấn động, đại địa rung động như vậy, ghê rợn, tóc lông dựng ngược và sấm trời vang dậy. Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì đại địa chấn động như vậy?
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni liền thuyết: Này Ānanda, có tám nhân, có tám duyên khiến đại địa chấn động. Thế nào là tám?
- Nhân duyên thứ 1:
Này Ānanda, đại địa này thiết lập trên nước, nước ở trên gió và gió ở tại hư không. Này Ānanda, đến thời đại phong khởi lên, gió lớn khi thổi làm nổi sóng nước, và khi nước nổi sóng thì quả đất rung động. Ðó là nhân thứ nhất, duyên thứ nhất khiến đại địa chấn động. 

- Nhân duyên thứ 2:
Lại nữa, này Ānanda, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn có thần thông, tâm được chế ngự, hay hàng chư Thiên có đại thần thông, có đại uy lực; những vị này quán địa tánh có hạn, quán thủy tánh vô lượng, vị ấy có thể khiến quả đất này rung động, chuyển động mạnh. Ðó là nhân thứ hai, duyên thứ hai khiến đại địa chấn động. 
- Nhân duyên thứ 3:
Lại nữa, này Ānanda, khi vị Bồ-tát ở cõi Tusitā (Ðâu-suất) từ bỏ thân, chánh niệm tỉnh giác, nhập vào mẫu thai, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Ðó là nhân thứ ba, duyên thứ ba khiến đại địa chấn động. 
- Nhân duyên thứ 4:
Lại nữa, này Ānanda, khi vị Bồ-tát chánh niệm tỉnh giác, ra khỏi mẫu thai, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Ðó là nhân thứ tư, duyên thứ tư khiến đại địa chấn động. 
- Nhân duyên thứ 5:
Lại nữa, này Ānanda, khi Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, khi ấy quả đất rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Ðó là nhân thứ năm, duyên thứ năm khiến đại địa chấn động. 
- Nhân duyên thứ 6:
Lại nữa, này Ānanda, khi Như Lai chuyển bánh xe Pháp, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Ðó là nhân thứ sáu, duyên thứ sáu khiến đại địa chấn động. 
- Nhân duyên thứ 7:
Lại nữa, này Ānanda, khi Như Lai chánh niệm tỉnh giác, từ bỏ, không duy trì mạng sống, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Ðó là nhân thứ bảy, duyên thứ bảy, khiến đại địa chấn động. 
- Nhân duyên thứ 8:
Lại nữa, này Ānanda, khi Như Lai nhập vô dư y Niết-bàn, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Ðó là nhân thứ tám, duyên thứ tám khiến đại địa chấn động. 
Này Ānanda, do tám nhân này, tám duyên này khiến đại địa chấn động.

Kinh Đại Bát Niết Bàn
ghi chú 150

Hình ảnh chấn động được ví như lúc con voi lên xuống thuyền.




Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

20.7.23

NHÀM CHÁN

NHÀM CHÁN

Chiếc ổ khoá được thiết kế để bất kỳ ổ nào mở đúng cũng vào được. 12 duyên khởi cũng vậy.


...
Tôi nói hoài: Hôm nay các vị có tí tiền, tôi biết, vì nếu mà các vị không có tiền, không có sức khỏe thì làm sao các vị có điều kiện để vào đây nghe? Không, tôi không tin. 
Bây giờ các vị phải đi đạp xích lô, phải đi bán vé số, phải đi bán hàng rong, bán kẹo kéo, ai tốt giọng thì vừa bán vừa hát, giờ này phải quần quật ở hàng quán, đêm hôm mưa gió ráng đi bán cho hết xấp vé số, bán hết rổ bánh cam, bánh còng, hết cái thùng bánh giò thì hơi sức đâu mà các vị vào đây để mà nghe pháp? 
Hôm nay các vị có thời gian mà ngồi nghe live trực tiếp như thế này tôi cũng tin là các vị ít nhiều cũng có điều kiện các vị mới vào đây, nhưng mà khổ một nỗi là kêu tu tập tuệ quán thì phải xét lại. Bởi vì có người họ chán đời quá, mệt mỏi quá thì cũng muốn có chỗ để sống chánh niệm, sống chậm lại, nhưng rồi thì sao? Nếu anh không hiểu rằng anh là ai, tại sao anh phải tu tập tuệ quán? Cứu cánh cao nhất mà anh hướng đến là cái gì? Sẽ có một ngày khi sự buồn chán qua đi, anh sẽ quay trở về con người cũ của anh.
...

Trời mưa trời gió xạc xào, có ông thợ mộc quẩy bào quẩy cưa,
Xạc xào trời gió trời mưa, có ông thợ mộc quẩy cưa quẩy bào.
Ổng cứ quẩy hoài vậy đó, đại khái như vậy.


Trích bài giảng KTC.7.39 Sự Thù Diệu
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép
Ghi chú : 165

Chiếc ổ khoá được thiết kế để bất kỳ ổ nào mở đúng cũng vào được. 12 duyên khởi cũng vậy.




Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

17.7.23

KINH KALAMA

KINH KALAMA

KINH KALAMA



Trong Kinh Kalama: Có một lần, đức Phật đi ngang qua bộ lạc của người Kalama. Nghe danh tiếng của Phật, người dân của bộ lạc này tìm đến đảnh lễ và hỏi Phật: 
- Có một số đạo sư khác đi ngang qua đây. Nhưng người nào cũng làm sáng tỏ, và ca tụng quan điểm của chính mình, nhưng lại bài xích, khinh miệt, chê bai, và xuyên tạc quan điểm người khác. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân, "Trong những vị đạo sư này, ai nói sự thật, ai nói dối?"

Đức Thế Tôn trả lời:
- Trong những trường hợp như thế, đương nhiên là các Ông có những nghi ngờ và có những phân vân! 
Này các ông, các ông đừng tin một điều gì vì phong văn. 
Đừng tin một điều gì vì nó là tập quán lưu truyền. 
Đừng tin một điều gì vì được nhiều người nhắc đi nhắc lại.
Đừng tin một điều gì vì đó là bút tích của thánh nhân. 
Đừng tin một điều gì vì đó là thói quen đã có từ lâu. 
Đừng tin một điều gì do ta tưởng tượng và lại nghĩ rằng do một thần linh nào đó khai thị cho ta. 
Đừng tin một điều gì vì đó là do các thầy có uy tín dạy. 
Nhưng này các Ông, khi nào tự mình chứng nghiệm và biết rõ như sau: 


"Các việc này là bất thiện; các việc này là đáng chê; các việc này bị các người có tuệ giác chỉ trích; các việc này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau," thời này các ông, hãy từ bỏ chúng! 
Và ngược lại, khi nào tự mình chứng nghiệm và biết rõ như sau:
"Các pháp này là thiện; Các pháp này là không có tội; Các pháp này được người có trí tán thán; Các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc," thời này các ông, hãy cố gắng thực hành để tự đạt đến và an trú trong hạnh phúc!

Nguồn: KINH KALAMA
Thiền sư Sayadaw U Jotika
Người dịch: Sư Tâm Pháp
https://thuvienhoasen.org/.../R1.../kinh-kalama.pdf
Nguồn ảnh: đang cập nhật.
Ghi chú: 150



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

14.7.23

PHẬT GIÁO SƠ THỜI KHÁC VỚI THERAVADA ĐIỂM NÀO TÁC GIẢ: BHIKKHU SUJATO

PHẬT GIÁO SƠ THỜI KHÁC VỚI THERAVADA ĐIỂM NÀO TÁC GIẢ: BHIKKHU SUJATO


Dịch giả: Nguyên Giác Nguyên tác: How Early Buddhism Differs From Theravada A Handy Checklist Bhikkhu Sujato (2022)
PHẬT GIÁO SƠ THỜI KHÁC VỚI THERAVADA ĐIỂM NÀO TÁC GIẢ: BHIKKHU SUJATO


...

Sau cùng, chúng ta đều phải tự trách nhiệm cho niềm tin của chúng ta, và quý vị tận cùng rồi phải tự tìm hiểu Chánh Pháp. 

 
Không phải tôi nói ra những gì quý vị nên tin hay nên tu tập. Nhưng khi tôi khởi sự tiến trình học, phải mất tới nhiều năm và đã trải qua nhiều con đường sai chệch để tìm cách hiểu những vấn đề này, do vậy tôi đưa ra các điểm ghi chú ngắn này với hy vọng chúng sẽ giúp làm êm xuôi tiến trình đó cho một số người. 

Tôi đã có một chút cố gắng để dò theo sự tiến hóa lịch sử của các từ ngữ và ý tưởng. Đây là một bản liệt kê, không phải một luận đề. Tôi cũng không nỗ lực vào sâu với sự phức tạp của các bài kinh xoay quanh những vấn đề này, mà phần nhiều trong đó lại có nhiều cách diễn giải.  

Tôi cũng không thảo luận về các ý tưởng hiện đại, thí dụ như “duyên khởi chỉ trong một kiếp người” (“one lifetime dependent origination”) hay là “định nhẹ” (“jhāna-lite”), vì không thấy các khái niệm này trong các bài Kinh Sơ Thời và cũng không trong truyền thống Theravada.  Cần nhớ rằng một số hình thức hiện đại của Phật Giáo, trong đó họ không công nhận có tái sinh, không công nhận Niết Bàn, và không công nhận tăng đoàn tu trong tự viện, chỉ trong vài thập niên đã tách xa ra khỏi lời dạy của Đức Phật, xa hơn các tông phái đã chệch ra khỏi lời Phật dạy trong nhiều thiên niên kỷ.
 
Chúng ta không nên ngạc nhiên rằng các truyền thống đã dần dà thay đổi. Và nếu chúng ta gom lại thành một danh sách dài, hiển nhiên là rất nhiều. Nhưng đừng quên, các truyền thống cũng có trách nhiệm duy trì Chánh Pháp và làm cho khả dụng để chúng ta thực tập. Và các truyền thống cũng giữ gìn nhiều phương diện của Chánh Pháp mà [các phương diện] này không dễ được thu gọn về các lý thuyết đơn giản: một cách hiện hữu hay là tinh thần giáo pháp, một ý thức về giới hạnh, một sự tôn kính Đức Phật và lời ngài dạy.
 

Nhiều điểm này đã được tranh luận tích cực trong các truyền thống Phật giáo, và tôi thực sự đã học về các điểm [tranh luận] đó từ những người thực tập và các học giả truyền thống. Chúng ta phê phán chỉ từ lòng yêu thương và tôn kính, với niềm tin rằng một truyền thống sinh động là một truyền thống có khả năng mang sức sống mới.

....
nguồn: https://thuvienhoasen.org/a37343/ban-liet-ke-phat-giao-so-thoi-khac-voi-theravada-diem-nao

PHẬT GIÁO SƠ THỜI KHÁC VỚI THERAVADA ĐIỂM NÀO: PDF

PHẬT GIÁO SƠ THỜI KHÁC VỚI THERAVADA ĐIỂM NÀO: TXT




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

MIỀN TRUNG CHUYỂN

MIỀN TRUNG CHUYỂN


MIỀN TRUNG CHUYỂN


Có người không hiểu Phật, than Phật giáo tiêu cực, nói toàn chuyện không vui. 
Từ đó Tăng ni chỉ được nhớ tới trong những ngày buồn như đám tang, cúng thất, cầu an cho người sắp đi. Rồi thì người ta còn đi xa hơn, xuống thấp hơn một tí, là khi nói đến Tăng ni là họ tưởng ngay đến những người mất sạch, một cọng tóc cũng không có. Thậm chí họ cho mình cái quyền châm chọc khiếm nhã khi nhìn thấy Tăng ni đâu đó. Một chuyện mà có uống mật gấu họ cũng không dám làm đối với những người thế tục cạo trọc.
Có người không hiểu Phật, bảo Phật giáo Nguyên thủy là cục bộ, cũ kỹ, đóng khung, thiếu năng động. Rồi thì tự cho mình sứ mệnh làm mới mọi thứ. Có những cái mới đáng xem là tối tân hiện đại, nhưng cũng có những cái mới chỉ là thứ sản phẩm nửa chim nửa chuột, vừa đủ tạo ra một loài dơi.
Có người không hiểu Phật, đọc đâu đó về cái gọi là thời Mạt Pháp rồi thì nỗ lực làm cái việc mà họ gọi là bảo vệ chánh pháp bằng tất cả phương cách thế tục nhất. Nói như ai đó, Phật giáo cần được hiểu đúng chứ không cần đến một vành đai sắt tự vệ. Chánh pháp là những gì rất thật, như nắng gió, mưa sương, luôn cần được thấu đáo chứ không cần ai bảo vệ theo cách làm rào đuổi gà. Hiểu được thiên nhiên cũng là bảo vệ thiên nhiên. Không bị ngộ nhận thì Phật pháp tự dưng hưng phát. Lo ngọn quên gốc là một chuyện đáng buồn cho nhiều người hôm nay.
Có người không hiểu Phật, trách Phật pháp không có những phát minh khoa học, trách Phật im lặng về những vấn đề nóng bỏng mà khoa học hiện đại đang cố tìm hiểu. Gì mà quanh năm bốn mùa cứ Lục Căn, Tam Độc, Tam Học, Tứ Đế. Chán chết được!
Có người không hiểu Phật, cho rằng thiếu nghi thức màu mè thì không thể quyến rũ quần chúng. Thế rồi những phương tiện thầy thím kia chỉ đem về cho Phật giáo những chuyên gia xin xăm thích nhang khói nhưng luôn lẩn tránh những cơ hội văn kinh thính pháp. Họ sợ nghe giảng như ai kia sợ thần chú!
Có người không hiểu Phật, cho rằng cứu cánh Niết-bàn gì mà buồn quá đỗi. Cái họ cần đến là một nơi chốn thơm ngát mát mẻ có thể tung tăng vọng niệm, hoặc thanh cao hơn một tí là có chỗ để họ ngồi… tụng kinh!
Có người không hiểu Phật, than các pháp môn tu hành truyền thống khô khan quá. Họ bày biện nhiều trò nghe qua đã thấy hấp dẫn. Có điều là sau mấy chục năm tu vui kiểu đó, một ngày kia họ phát hiện mình vẫn đứng yên ở chỗ xuất phát.
Có người không hiểu Phật, than lời Ngài có vẻ khó theo, bèn tự kiếm ra một con đường xem chừng ngắn hơn, dễ dàng hơn, dễ hiểu hơn. Cuối đời, họ giật mình ngó lại, mình chẳng còn là một Phật tử nữa, món duy nhất còn giữ lại được chỉ là cái pháp danh sư phụ đặt cho ngày trước. Nhìn lên ảnh tượng Thế Tôn họ bỗng thấy xa lạ quá chừng!

Vậy thì trong mấy mươi năm hoằng pháp, đức Phật đã nói những gì? Nói kiểu ỡm ờ thì Ngài chẳng từng nói một câu nào hết. Nếu nói cận nhân tình một chút thì suốt cuộc độ sinh đức Phật chỉ nói đến hai chuyện: Cái gì là khổ đau và thế nào là con đường thoát khổ.


Chưa thấy được việc trầm luân sinh tử là một gánh nặng thì có bôn ba, đôn đáo cách mấy cũng quẩn quanh trong những hình thức hiện hữu cách này hay cách khác. 
Nhà Phật gọi đó là samsāra – tức là hành trình của những tái hiện, trùng phục, lặp lại những thứ đã diễn ra từ vô thủy như những bèo bọt trên sóng nước. 
Chưa thấy được lý tưởng căn bản của đường tu là thấu suốt, buông bỏ và lợi tha thì mọi đạo lộ đều có thể là những lối mòn quẩn quanh. 
Chưa thấy chán ngán những trò đùa hí lộng của nhân gian thì người ta vẫn còn đắm lụy những thứ màu mè trẻ con không thật sự cần thiết cho hành trình trưởng thành của bản thân. 
Bao nhiêu bày vẽ, bay nhảy, tô điểm, thêm thắt đều chỉ làm mất thời gian trước cái gọi là nội dung Phật pháp ấy.
Nguồn: Deva Dhamma
Ghi chú: 161



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

13.7.23

ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM PDF

ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM (Phiên bản dạng PDF)

ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM (Phiên bản dạng PDF)


A. TAM TẠNG PALI - BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT


I. LUẬT TẠNG


I.1. Phân tích giới bổn. 914 trang, 84.6 MB
I.2. Hợp phần, Tập yếu. 1502 trang, 140.4 MB
*

II. KINH TẠNG


II.1. Trường bộ. 668 trang, 68.1 MB
II.2. Trung bộ. 1246 trang, 117.5 MB
II.3. Tương ưng bộ. 1432 trang, 127.4 MB
II.4. Tăng chi bộ. 1424 trang, 171.2 MB
II.5. Tiểu bộ
II.5.1. Tiểu bộ I. 1348 trang, 94.6 MB
. Tiểu Tụng
. Pháp Cú
. Kinh Phật Tự Thuyết
. Kinh Phật Thuyết Như Vậy
. Kinh Tập
. Chuyện Thiên Cung
. Chuyện Ngạ Quỷ
. Trưởng Lão Tăng Kệ
. Trưởng Lão Ni Kệ
II.5.2. Tiểu bộ II. 1264 trang, 111.6 MB
. Chuyện Tiền Thân (1-438)
II.5.3. Tiểu bộ III. 1484 trang, 118.7 MB
. Chuyện Tiền Thân (439-547)
II.5.4. Tiểu bộ IV. 1218 trang, 125.3 MB
. Đại Diễn Giải
. Tiểu Diễn Giải
. Phân Tích Đạo
II.5.5. Tiểu bộ V. 1268 trang, 115.0 MB
. Thánh Nhân Ký Sự
. Phật Sử
. Hạnh Tạng
. Milinda Vấn Đạo
*

III. VI DIỆU PHÁP TẠNG (Abhidhamma, A-tỳ-đàm, Vô tỷ pháp, Thắng pháp).


III.1. Bộ Pháp Tụ: 
III.2. Bộ Phân Tích: 
III.3. Bộ Nguyên Chất Ngữ: 
III.4. Bộ Nhân Chế Định: 
III.5. Bộ Ngữ Tông: 
III.6. Bộ Song Đối: 
III.7. Bộ Vị Trí
III.7.1. Bộ Vị Trí, quyển 1&2: 
III.7.2. Bộ Vị Trí, quyển 3&4: 
III.7.3. Bộ Vị Trí, quyển 5&6: 
*-----*

B. HÁN TẠNG - BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT


I. LUẬT TẠNG


II. 1. Luật Ma-ha Tăng-kỳ (Mahāsaṅghika)
Tập 1: 
Tập 2: 
Tập 3: 
Tập 4: 

II.2. Luật Tứ Phần.

Tập 1: 
Tập 2: 
Tập 3: 
Tập 4: 
Tập 5: 
Tập 6: 
Tập 7: 
https://tinyurl.com/3734bjv3 (Tổng mục lục)
*

II. KINH TẠNG


II.1. Trường A-hàm. 581 trang, 50.8 MB
II.2. Trung A-Hàm. 1641 trang, 143.5 MB
II.3. Tạp A-Hàm. 1784 trang, 211.6 MB
II.4. Tăng Nhất A-Hàm. 1122 trang, 105.3 MB
*

III. LUẬN TẠNG


III.1. A-tỳ-đạt-ma Tập Dị Môn Túc Luận
III.2. A-tỳ-đạt-ma Pháp Uẩn Túc Luận
III.3. Thi Thiết Luận
III.4. A-tỳ-đạt-ma Thức Thân Túc Luận
III.5. A-tỳ-đạt-ma Giới Thân Túc Luận
III.6. A-tỳ-đạt-ma Phẩm Loại Túc Luận
III.7. A-tỳ-đạt-ma Phát Trí Luận
*-----*
nguồn: chú Binh Anson

https://budsas.blogspot.com/2023/07/tam-tang-pali-ban-dich-tieng-anh.html



Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

Vi Diệu Pháp Sơ Đẳng- Hoà Thượng Tiến Sĩ Bửu Chánh biên soạn

Vi Diệu Pháp Sơ Đẳng- Hoà Thượng Tiến Sĩ Bửu Chánh biên soạn


Kính thưa Chư Tôn Đức Tăng, quý Cô Tu Nữ cùng toàn thể quý Phật tử
Chúng con xin trân trọng gửi đến quý vị món quà pháp bảo trọn bộ năm quyển VI DIỆU PHÁP SƠ ĐẲNG do Ngài Hoà Thượng Tiến Sĩ Bửu Chánh biên soạn và chúng con trình bày lại bằng SƠ ĐỒ CHI PHÁP.
Xin trân trọng tri ân chị Kim Nhung và em Tina Nguyễn đã hết lòng hỗ trợ trong việc dò chi pháp và lỗi chính tả trong quá trình làm sách. Xin tri ân tất cả cả bạn đạo đã ủng hộ và khích lệ tinh thần cho Nguyên Như trong thời gian qua.
Mong rằng bộ sách nhỏ này có thể giúp được những chư vị mới tiếp cận môn học uyên thâm của Đức Thế Tôn hầu thăng tiến trên con đường giải thoát khổ đau và thành tựu đạo quả.

Nguyên Như kính bút 
Vi Diệu Pháp Sơ Đẳng- Hoà Thượng Tiến Sĩ Bửu Chánh biên soạn



LINK SÁCH 
📍 VI DIỆU PHÁP SƠ ĐẲNG TẬP I
📍 VI DIỆU PHÁP SƠ ĐẲNG TẬP II 
📍 VI DIỆU PHÁP SƠ ĐẲNG TẬP III 
📍 VI DIỆU PHÁP SƠ ĐẲNG TẬP IV 
📍 VI DIỆU PHÁP SƠ ĐẲNG TẬP V 
📍 VI DIỆU PHÁP SƠ ĐẲNG TRỌN BỘ 




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

11.7.23

TIỀM MIÊN: ANUSAYĀ CA ME SAMUGGHĀTAṂ GACCHISSANTI

TIỀM MIÊN: ANUSAYĀ CA ME SAMUGGHĀTAṂ GACCHISSANTI


TIỀM MIÊN: ANUSAYĀ CA ME SAMUGGHĀTAṂ GACCHISSANTI


samugghātaṃ gacchissanti có nghĩa là chặt đứt, cắt đứt, đốn tận gốc. Anusaya đây là phiền não.
Phiền não là sao? phiền não có 3:

VITIKKAMAKILESA: 


là phiền não bộc phát qua thân, khẩu ai nhìn cũng thấy.

PARIYUTTHANAKILESA: 


là phiền não trong dạng ý nghiệp, chỉ đương sự và người có thần thông mới biết. 
Thí dụ bây giờ tôi đang bực mình thì chỉ trời biết. Tôi đang nhăn răng tôi cười nè nhưng mà trong bụng tôi đang nổi điên lên, thì lúc đó chính tôi tôi biết, tôi biết tôi đang sân và cái người có thần thông cũng biết là tôi đang sân, đang bực mình.
Hoặc tôi cũng y áo trang nghiêm thế này nhưng mà tôi nhìn một cái gì đó tôi thích, thì người ta đâu biết tôi đang thích cái gì, họ thấy y áo trang nghiêm, mắt lim dim lim dim thế này, thì lúc đó chính tôi, tôi là đương sự tôi biết mình đang sống bằng phiền não và người có thần thông họ nhìn vô, họ biết cái ông này đang phiền não.
Nhưng mà cái phiền não thứ ba mới mệt. 

Phiền não thứ ba này là ANUSAYĀKILESA:


tức là phiền não trong cái dạng tiềm tàng khi ngộ sự mới xuất hiện, mới lộ diện.
Phiền não thứ nhứt là phiền não bộc phát qua thân, khẩu, ai nhìn vô cũng thấy; như thấy tôi đang sát sanh, tôi đang chửi bới, tôi đang đâm chém, v v ... cái phiền não đó ai nhìn cũng thấy.
Phiền não thứ hai chỉ có trong tâm tôi, chỉ có một mình tôi và người có thần thông họ biết thôi. 
Phiền não thứ ba là dạng tiềm tàng. Tức là chỉ khi nào ngộ sự nó mới lộ diện.
Mình thấy một người đi chùa mặc áo dài thướt tha, nhu mì. "Trời ơi, mặt nó hiền từ." Nó lim dim, nó chắp tay, nó ngoan hiền, nó đi thướt tha, chánh niệm, từ tâm tràn đầy. Nhưng chỉ cần nó liếc mắt lên mà nó thấy một người khác đi chung với chồng nó là rồi. Là nó xăn tay áo lên, là nó cầm guốc nó xử người ta liền. 
Thí dụ như vậy. Hoặc là một người mình thấy trí thức như vậy, kiếng cận như vậy, ăn nói nhỏ nhẹ như vậy, mà chỉ cần một cái quyền lợi hay cái danh dự, cái sĩ diện của họ mà bị tấn công, bị chà đạp là họ cũng nổi cơn lên liền. Bằng cấp bác sĩ, kỹ sư cỡ nào đi nữa tới lúc đó là tự nhiên nó quên sạch hết. Đấy, mà trong khi trước đó thì không có gì hết. Thì cái lúc mà không có gì hết, lúc đó phiền não của họ trong cái dạng "Anusayā", gọi là phiền não tiềm tàng.
Ở Việt Nam mình nó có một cái chữ rất là kỳ, đó là chữ ngủ ngầm. Chữ này không hề có trong tiếng Việt nam. Ngủ ở đây là nằm ngủ, còn ngầm ở đây có nghĩa là kín khuất. Cái chữ này chỉ có ở trong Phật giáo Nam tông Việt Nam mà thôi. 
Bởi vì tiềm là kín đáo, giống như tiềm thủy đỉnh, hoặc là tiềm tàng, tiềm ẩn, còn miên là ngủ. Hai cái chữ "tiềm miên" này thật ra nó cũng không có trong văn chương thế tục. Bởi vì sao? Vì nó được dịch sát từ chữ Anusayā, chữ này chỉ trong kinh Phật mới có. Từ cái chữ Anusayā dịch qua tiếng Hán Việt là "tiềm miên", và từ cái chữ tiềm miên thì người Việt Nam mình bèn dịch ra là ... "ngủ ngầm". 
Những người đi chùa lâu năm họ tưởng cái chữ đó là tiếng Việt Nam. Tôi xin thưa với các bố, cái chữ đó chỉ có những người trong Nam Tông Việt Nam mình xài thôi. Chớ còn không có cái ngôn ngữ nào, từ ngữ nào trong tiếng Việt Nam mình mà có xài chữ "ngủ ngầm". Mặc dù bây giờ đi chùa quen nghe nên mình hiểu nói cái gì. Đúng ra cái đó phải dịch là "phiền não tiềm tàng", chớ còn cái đó mình dịch là "ngủ ngầm" nghe nó kỳ dữ lắm, nó rất là kỳ.
...
Nguồn: bài giảng Sư Toại Khanh https://www.toaikhanh.com/read.php?doc=201908201040&lan=vn
nguồn ảnh: (ảnh minh hoạ  phim Kiếm Vũ) 
ghi chú: 171



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

8.7.23

4 A-TĂNG-KỲ VÀ 100 NGÀN ĐẠI-KIẾP TRÁI ĐẤT

4 A-TĂNG-KỲ VÀ 100 NGÀN ĐẠI-KIẾP TRÁI ĐẤT

4 A-TĂNG-KỲ VÀ 100 NGÀN ĐẠI-KIẾP TRÁI ĐẤT



Mỗi khi có Đức-Phật nào xuất hiện trên thế gian, Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama đều đến hầu đảnh lễ Đức-Phật ấy và được thọ ký xác định thời gian còn lại sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.
Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha được Đức-Phật Dīpaṅkara đầu tiên thọ ký xác định thời gian còn lại 4 A-TĂNG-KỲ VÀ 100 NGÀN ĐẠI-KIẾP TRÁI ĐẤT nữa sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama. 
Và Đức-Bồ-tát tỳ-khưu Jotipāla, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, được Đức-Phật Kassapa cuối cùng thọ ký xác định thời vị-lai, ngay trong Bhaddakappa KIẾP TRÁI ĐẤT này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.
Trong suốt 4 A-TĂNG-KỲ VÀ 100 NGÀN ĐẠI-KIẾP TRÁI ĐẤT, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama trải qua vô số kiếp bồi bổ cho đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama. 

GIẢI VỀ A TĂNG KỲ 


Một hôm có vị tỳ-khưu bạch với Đức Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, một a-tăng-kỳ là bao lâu? Phật giải rằng: không thể nói là bao nhiêu năm được, chỉ ví dụ cho hiểu thôi.
Theo trong Tam tạng (quyển 32 chương 86), ví dụ như có một khối đá vuông vức một do tuần (16 cây số) trong một trăm năm có một vị Thiên xuống, lấy tấm lụa thật mỏng quét khối đá ấy, rồi cách một trăm năm sau cũng quét như thế, cho tới khi nào khối đá ấy bằng mặt đất thì mới gọi là một a-tăng-kỳ. 
Hoặc ví dụ như một cái thùng vuông vức một do tuần đầy hột cải, trong một trăm năm mới có một vị Thiên tới lấy ra một hột, rồi cách một trăm năm sau lấy ra một hột nữa, lần lượt như thế cho đến khi lấy hết những hột cải trong thùng ấy mới gọi là a-tăng-kỳ.

GIẢI VỀ ĐẠI-KIẾP TRÁI ĐẤT:


Đại kiếp gồm có bốn là kiếp thành, kiếp trụ, kiếp hoại, kiếp không.
Bắt đầu từ khi quả địa cầu cấu tạo lên đầu tiên như bọt nước rồi dần dần đặc lại như bột và cứng như đất thật lâu, không thể kể được là bao nhiêu năm tháng nhưng chưa có ai ở (sanh) trên mặt địa cầu gọi là kiếp thành.
Bắt đầu từ khi có một người đầu tiên sanh vào quả địa cầu cho tới khi người ta sanh ra vô số như hiện nay gọi là kiếp trụ.
Bắt đầu từ khi trên mặt địa cầu không còn ai ở (sanh) nữa cho tới khi nước bể cả khô khan vì sức nóng của ánh thái dương rồi cháy luôn quả địa cầu đi gọi là kiếp hoại.
Bắt đầu từ khi quả địa cầu đã tiêu hoại chỉ còn khí hư, u u, minh minh, không không vô cùng vô tận cho tới khi cấu tạo nên quả địa cầu khác gọi là kiếp không.
Bốn kiếp kể trên đây nhập lại thành 1 đại kiếp
Tuổi của Trái Đất tính đến hiện tại được ước tính là 4,54 tỷ năm và đang ở giai đoạn trụ kiếp trái đất.
Tuổi của vũ trụ đã ra đời từ khoảng 13,8 tỷ năm và không xác định đang ở giai đoạn vũ trụ kiếp nào thành trụ hoại không.

Googol hay còn gọi là google, nó là con số rất lớn, có giá trị bằng 10^100 (10 mũ 100)
A tăng-kỳ là con số khoảng 10^140 (10 mũ 140).
Nguồn bài viết: đang cập nhật.
Hình ảnh được cung cấp bởi p2722754 từ Pixabay
ghi chú: 125



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

5.7.23

KHẮC CHÂU CẦU KIẾM

KHẮC CHÂU CẦU KIẾM

KHẮC CHÂU CẦU KIẾM



Ngày trước, có một người ngồi thuyền qua sông, lúc thuyền ra đến giữa sông, anh ta không cẩn thận đánh rơi chiếc kiếm ở bên hông xuống nước. Thanh kiếm lập tức chìm xuống lòng sông mất dạng.
Người này mới vội vàng khắc một số lên mạn thuyền đánh dấu, rồi tự đắc nói: “Kiếm của tôi chính là từ chỗ này mà rơi xuống nước đây.”
Thuyền đi mãi đi mãi, cuối cùng cũng thấy được bờ bên kia. Người nọ cuống cuồng từ chỗ mạn thuyền có vết khắc mà nhảy xuống sông tìm kiếm. Bạn nghĩ xem, anh ta làm sao có thể tìm ra kiếm của mình đây?
Đây là một câu truyện thành ngữ rất nổi tiếng của Trung Quốc, tên gọi: “Khắc châu cầu kiếm” (Châu ở đấy chính là chỉ chiếc thuyền). Câu thành ngữ ám chỉ những suy nghĩ, hành động quá khờ dại, không thực tế, không hiểu quy luật biến hóa, phát triển của cuộc sống.. nói về người cố chấp, đầu óc hẹp hòi nhưng chỉ cho ý kiến của mình là đúng, không chịu suy xét, tìm hiểu sự việc.

Câu chuyện về anh chàng khắc chu cầu kiếm có xuất xứ từ thiên Sát Kim, sách Lã Thị Xuân Thu 《 吕氏春秋 • 察今》 của Lã Bất Vi.

Ghi chú 142



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

2.7.23

MẤT CHỖ NÀO TÌM CHỖ ĐÓ

MẤT CHỖ NÀO TÌM CHỖ ĐÓ

MẤT CHỖ NÀO TÌM CHỖ ĐÓ


Nếu bạn biết rằng tốt xấu, đúng sai đều nằm trong bạn thì bạn không cần tìm kiếm chúng ở nơi nào khác. Chỉ cần tìm ở nơi mà chúng khởi sinh. 
Nếu bạn không làm như vậy thì chẳng khác nào mất vật ở nơi này lại tìm nơi khác. Mất ở nơi nào phải tìm nơi đó, dầu cho lúc đầu bạn không tìm ra đi nữa thì bạn cũng hãy tiếp tục tìm kiếm ở nơi mà bạn đánh rơi. Nhưng thông thường bạn đánh mất vật ở chỗ này lại đi tìm chỗ khác. Làm như thế thì bao giờ mới tìm được vật bị mất? Hành động thiện hay ác đều nằm bên trong bạn. Cứ cố gắng kiên trì liên tục tìm kiếm ngay trong tâm bạn thì một ngày nào đó nhất định bạn sẽ tìm được.

Nguồn: Chỉ Là Một Cội Cây thiền sư Ajahn Chah.
---

Này các Tỷ kheo, sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đâu, khi an trú thì an trú ở đâu? 
Ở đời, sắc gì thân ái, sắc gì khả ái? Ở đời con mắt là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy. 
Ở đời cái tai … ở đời mũi … ở đời lưỡi … ở đời thân … ở đời ý là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở  đấy
...
Này các Tỷ kheo, sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đâu, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đâu? 
Ở đời các sắc gì thân, các sắc gì ái, sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

- Kinh đại niệm xứ
Ghi chú: 132



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian