Search

19.6.19

Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn tác giả Nikolai nosov

Phanblogs Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn tác giả Nikolai nosov

Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn tác giả Nikolai nosov
Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn tác giả Nikolai nosov

Đặng Thị Bích Hằng nhận xét về tác phẩm

Các cô các chú tí hon, đặc biệt là các chú, không giống các bác lùn râu bạc trong các truyện cổ xưa tí nào mà lại y hệt như con người chúng ta ngày nay, những người cực kỳ hoạt náo, lúc nào cũng hăng say lao động, đốn cây cưa gỗ, chế tạo ra những máy móc kỳ lạ, luôn luôn làm thơ, ca hát và khám phá ra những vùng đất đai mới mẻ

Tuổi thơ của thế hệ 7x và 8x đời đầu, ai không biết Mít Đặc. Mít Đặc và các bạn, mỗi người một cái tên ngộ nghĩnh, mỗi người một tính cách đã đem lại cho tuổi thơ tôi những ký ức tuyệt vời. Những câu thơ đáng yêu đây đó xuất hiện trong cuốn sách làm tôi nhớ mãi, nhớ hoài…
“Có chiếc bánh khoai mỡ
Dưới gối cậu Ngộ Nhỡ”….
Ngày bé, tôi từng ao ước có được cuốn sách này nhưng hoàn cảnh gia đình không cho phép, tôi phải mượn đọc và khi trả thì thật là buồn. Cảm ơn Nhà xuất bản Kim Đồng đã in một cuốn sách rất đẹp với hình ảnh minh họa của họa sĩ người Nga làm tăng thêm giá trị cuốn sách.

Lớp học Vui vẻ nhận xét về tác phẩm

Mít đặc và các bạn là một quyển chuyện rất hài hước và vui nhộn, trong đó có Mít Đặc, cậu ấy huyênh hoang tưởng mình giỏi nhưng thực ra cậu ấy chả biết làm gì cả, hay nghịch dại và nói dối bạn bè. Biết Tuốt thì cái dì cũng biết là bởi vì cậu đọc rất nhiều sách. Còn những cô chú khác ở Thành phố Hoa và thành phố Xanh đều có nét vui tính và những trò vui riêng, cả tính tình cũng khác nhau: Tịt Mũi thì nhút nhát, Tròn Xoay tham ăn đến nỗi có thể lăn tròn như một quả bóng, Nước đường thì chỉ mê nước ngọt có ga thôi, Cáu Kỉnh luôn nhăn nhó, còn họa sĩ Thuốc Nước suốt ngày vẽ say sưa…

Ngo Quynh nhận xét về tác phẩm

Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn tác giả Nikolai nosov
Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn tác giả Nikolai nosov
Trong những trang sách giàu tưởng tượng và tươi vui dí dỏm này, tác giả đã xây dựng nên một thế giới các cô các chú tí hon hết sức tinh nghịch và ngộ nghĩnh.

Truyện “Cuộc phiêu lưu của Mít Đặc” chính là cuộc phiêu lưu của tính cách với các nhân vật dễ thương Mít Đặc, Biết Tuốt, Cáu Kỉnh, Tròn Xoay, Nhanh Nhẩu, Ngộ Nhỡ, Chắc Chắn,….tại thành phố thần tiên với các khu phố được lấy theo tên các loài hoa. Mít Đặc nổi trội hơn hết bởi cách cậu thực hiện các đam mê của mình, rất bất chợt và rất ngẫu hứng – nhưng lại rất trẻ con, mau chán. Cậu cùng nhưng người bạn của mình đã đưa chúng ta đến với thế giới thần tiên tuyệt đẹp cùng chuyến phiêu lưu hấp dẫn, hài hước và cũng mang tính nhân văn với các bài học thiết thực cho trẻ em. Đó là tình bạn, sự đoàn kết, chia sẻ, cảm thông….Những câu nói rât hồn nhiên của các nhân vật được dịch giả chọn lọc và thể hiện cái tính chất phác của thiếu nhi.
Truyện mặc dù đã xuất bản từ năm 1945, nhưng theo tôi tính thời đại của nó vẫn còn hiện hữu mãi và là tác phẩm rất quý trong kho tàng truyện thiếu nhi thế giới.
Đây là môt trong những bộ truyện mà thế hệ 8x tôi rất say mê, tôi rất vui khi đón nhận truyện này vào trong kho thư viện của gia đình.

Mai Thị Mỹ Phượng nhận xét về tác phẩm


Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn tác giả Nikolai nosov
Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn tác giả Nikolai nosov

Một câu chuyện đưa người đọc lạc vào thế giới của các cô chú tí hon. Khi còn nhỏ, đọc quyển sách này, tôi cứ tưởng tượng mình là một cô bé tí hon cũng cưa trái cây bằng cái cưa 🙂 Giờ đọc lại, trí tưởng tượng của tôi vẫn còn bay bổng theo cậu bé Mít Đặc và Biết Tuốt.

Nghe mẹ kể về quyển sách, các con tôi rất hồi hộp và háo hức đợi chờ. Quyển sách này không đẹp bằng quyển sách tôi đã đọc khi tôi còn nhỏ. Tuy nhiên, sách này cũng khá đẹp, hình ảnh minh họa nhiều màu sắc. Các con tôi rất thích quyển sách này.

Nhã Phương nhận xét về tác phẩm

Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn tác giả Nikolai nosov
Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn tác giả Nikolai nosov
Qua những trang viết dí dỏm, tươi vui và giàu trí tưởng tượng, cộng thêm những minh hoạ sinh động, ngộ nghĩnh, nhỏ tuổi sẽ được bước vào một thế giới mới mẻ, kỳ lạ nhưng cũng rất gần gũi, thân quen qua Chuyện Phiêu Lưu Của Mít Đặc Và Các Bạn. Ôi không!Tôi làm sai rồi! Chính vì thế mà từ khi ra đời vào năm 1945 cho đến nay, tác phẩm mang tính giáo dục cao này của nhà văn người Ucraina, Nikolay Nosov, đã luôn cuốn hút được hàng chục triệu trẻ em trên khắp thế giới.

Quyển sách này đã ra đời lâu lắm rồi, gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người, trong đó có cả ba mẹ mình. Mình tìm mua quyển này đã rất lâu rồi, mới thấy Tiki có hàng bản này. Phải nói là mình cực kỳ thích luôn, chất liệu sách như hồi xưa nhưng đẹp hơn nhiều, phông chữ quá dễ thương, lại thêm hình minh họa đẹp như thơ nữa. Tiki giao hàng, đóng gói vô cùng cẩn thận và nhanh lẹ nữa.

Quỳnh Trân nhận xét về tác phẩm

Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn tác giả Nikolai nosov
Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn tác giả Nikolai nosov
Mít Đặc, nhân vật chính trong truyện, có nết tốt như rất ham hiểu biết, cái gì cũng muốn học: học nhạc, học vẽ, học làm thơ, học lái ôtô… Nhưng chỉ vì tội chú nông nổi, lười suy nghĩ nên học cái gì cũng chẳng thành công. Anh có sao không Chú cũng có nết xấu là đối xử không tốt với các bạn gái, hay nói khuếch khoác và thích chỉ tay năm ngón hơn là bắt tay vào làm việc. Anh có sao không. Thật là khó lường trước được điều gì sẽ xảy ra.. Thật là khó lường trước được điều gì sẽ xảy ra. Trái lại với Mít Đặc, Biết Tuốt là chú tí hon thông minh, hiểu biết rộng, chín chắn, đúng mực và Mắt xanh là cô tí hon điềm đạm, hoà nhã, có quan hệ bạn bè đúng đắn, đã thành thật giúp đỡ Mít Đặc nhận ra sai lầm trước đây của chú.

Đây là một quyển sách gắn liền với tuổi thơ của mình. Mình mua để nhớ về tuổi thơ. Cảm nhận đầu tiên là mình thích loại giấy của sách, ko dày ko mỏng nhưng nhìn rất đẹp. Nội dung vẫn thế vẫn là chú bé tí hon Mít Đặc. Tuy nhiên điều làm mình thất vọng là hình minh họa không đẹp như xưa. Quyển Mít Đặc ngày xưa của mình có bìa cứng, giấy dày, hình minh họa rất đẹp, chú bé Mít Đặc cũng như các bạn khác đều rất dễ thương.

Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn tác giả Nikolai nosov TXT
Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn tác giả Nikolai nosov PDF
Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn tác giả Nikolai nosov DOCX

Hai Vạn Dặm Dưới Biển tác giả Jules Verne

Phanblogs Hai Vạn Dặm Dưới Đáy Biển là một cuốn tiểu thuyết giả tưởng hiện đại không chỉ dành cho lứa tuổi thiếu nhi mà còn dành cho mọi thế hệ người đọc.


Hai Vạn Dặm Dưới Biển tác giả Jules Verne
Hai Vạn Dặm Dưới Biển tác giả Jules Verne

Giáo sư Aronnax cùng anh bạn giúp việc vui tính Conseil là những người say mê khám phá sinh vật biển. Họ đã quyết định khám phá bí mật của quái vật biển. Được sự giúp đỡ của anh chàng thợ săn cá voi siêu hạng Ned Land, họ đã sẵn sàng một cuộc đi săn mà không biết có bao điều nguy hiểm đang chờ đợi mình ở phía trước. Bất ngờ đến với họ khi phát hiện ra con cá voi khổng lồ làm bằng sắt, nhưng tất cả đều không kịp, họ bị bắt làm tù binh trên chiếc tàu của thuyền trưởng Nemo. Và bất đắc dĩ, họ phải tham ra chuyến hành trình trên biển dài ngày. Một thế giới kỳ thú của đại dương đã hiện ra cùng cuộc phiêu lưu của đoàn thám hiểm và thuyền trưởng Nemo: Tham gia chuyến đi săn dưới đáy biển, thoát khỏi cá mập nguy hiểm, chạy trốn những người thổ dân, khai thác kim cương dưới đáy biển, khám phá nhiều vùng đất mới và cuối cùng là mắc kẹt trong núi băng ở Bắc Cực…

Câu chuyện ly kỳ và hấp dẫn ngay từ lúc bắt đầu đến khi ta gấp sách lại sẽ khiến độc giả nhỏ tuổi thích thú, say mê. Nó xứng đáng là cuốn sách gối đầu giường cho những ai say mê khám phá. Sách được in màu, trình bày đẹp, có kèm tranh minh họa sinh động, nằm trong bộ truyện ngắn 12 cuốn Văn học kinh điển dành cho thiếu nhi.

Hai Vạn Dặm Dưới Biển tác giả Jules Verne TXT


Hai Vạn Dặm Dưới Biển tác giả Jules Verne PDF


Hai Vạn Dặm Dưới Biển tác giả Jules Verne DOCX



13.6.19

Totto Chan Cô bé bên cửa sổ tác giả Tetsuko Kuroyanagi

Phanblogs “Tottochan – Cô bé bên cửa sổ” mở ra cho người đọc một môi trường giáo dục đáng mơ ước. Đó là môi trường không thể tìm thấy ở đâu khác ngoài trường tiểu học Tomoe. Đặc biệt hơn nữa, khi tác giả Kuroyanagi Tetsuko đề cập tới cuốn tự truyện của mình : “Tôi không hư cấu một tình tiết nào. Tất cả đều là những sự kiện diễn ra và may thay, tôi nhớ được khá nhiều.” Chia sẻ đó đã chứng tỏ một điều rằng, Tomoe không phải là một nền giáo dục xa rời thực tế, mà đã trở thành đỉnh cao rực rỡ của một giai đoạn trong quá khứ.

Totto Chan Cô bé bên cửa sổ tác giả Tetsuko Kuroyanagi
Totto Chan Cô bé bên cửa sổ tác giả Tetsuko Kuroyanagi


Xuyên suốt tác phẩm, người đọc có thể thoải mái vui cười cùng Totto-chan nhưng cũng không thể không ngạc nhiên với những họat động thú vị lạ lùng do thầy Kobayashi khởi xướng cũng như nội quy trường học mà thầy đặt ra. Có lẽ ban đầu, nhiều người sẽ hoài nghi về tính hiệu quả của nó, song, cách 50 học sinh trường Tomoe ngày ấy trưởng thành và trở thành những con người ưu tú của đất nước, chính là minh chứng cho một cuộc “đại phẫu” nền giáo dục thành công của thầy Kobayashi.

Truyện nhưng không hẳn là truyện, cuốn sách như những mẩu nhật kí hằng ngày hết sức gần gũi. Tetsuko Kuroyanagi đặt độc giả vào chặng đường lớn lên cùng với cô bé Totto-chan, (từ những ngày mà nghề nào cũng thích, vẫy tay chào ban nhạc đường phố ngay cả khi ở trong lớp học, chui qua hàng rào thép mỗi ngày tới rách quần áo,còn tưởng người ta trồng được cổng trường,… cho đến những ngày tạm biệt trường Tomoe mà vẫn nhớ mãi câu nói của thầy hiệu trưởng: “Em thật là một cô bé ngoan!”) , khiến cho bản thân mỗi người như được trở về thơ ấu, với cùng những trò nghịch ngợm, những suy nghĩ còn non nớt ngô nghê. Từ đó, càng thêm đồng cảm với trẻ nhỏ, ngưỡng mộ thầy Kobayashi và khát kháo nền giáo dục Tomoe sẽ có thể hồi sinh thêm lần nữa.

“Tottochan – Cô bé bên cửa sổ” được viết bằng lối viết rất mộc mạc, dễ hiểu, như chính tâm tư của một cô bé 6 tuổi. Bởi vậy, cuốn sách sẽ không dành cho những ai muốn tìm kiếm sự độc đáo, trau chuốt trong ngôn từ. Trái lại, nó sẽ sẵn sàng trở thành bạn đồng hành của những người yêu nước Nhật bằng con người, nền giáo dục và bản sắc dân tộc không thể bị nhầm lẫn với bất kì quốc gia nào khác.

Bên cạnh bài học về sự lắng nghe, thấu hiểu trẻ nhỏ, tác phẩm cũng làm nổi bật lên tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bạn và cách đối xử tốt đẹp giữa người với người. Tottochan đã học được cách sống không phân biệt, kì thị bất kì ai, học cách tôn trọng tất cả mọi người ở mọi nghề, biết nhận thức rằng “ nhất tự vi sư, bán tự vi sư”… Mà tất cả điều ấy, đều đến theo một cách tự nhiên vô cùng.

tác giả Tetsuko Kuroyanagi


Kết
Kết thúc của cuốn sách, cũng là sự gợi nhắc về kết thúc của trường Tomoe dưới sự tàn phá của chiến tranh. Tiếc nuối có, cảm phục có, trân trọng cũng có, …đó là tâm lí chung của độc giả khi đọc hết cuốn sách này. Tuy nhiên trên tất cả, đây là cuốn sách đáng đọc nhất cho những ai đang muốn tìm hiểu về một nền giáo dục đặc biệt rất khác, cho những ai muốn đơn giản hóa tâm hồn bằng những điều trong trẻo, hoặc chỉ đơn thuần là tìm kiếm những kỉ niệm dung dị của tuổi thơ xưa cũ.

Một cuốn sách hay đến từ văn học Nhật Bản, chắc chắn sẽ làm hài lòng bạn đọc đến tận những trang cuối cùng.

Totto Chan Cô bé bên cửa sổ tác giả Tetsuko Kuroyanagi TXT
Totto Chan Cô bé bên cửa sổ tác giả Tetsuko Kuroyanagi DOCX
Totto Chan Cô bé bên cửa sổ tác giả Tetsuko Kuroyanagi PDF








7.6.19

Thương quá rau răm tác giả Nguyễn Ngọc Tư

Thương quá rau răm tác giả Nguyễn Ngọc Tư.


Thương quá rau răm tác giả Nguyễn Ngọc Tư




Ông Tư Mốt chỉ cái dải xanh mù mù trong mưa, bảo cù lao Mút Cà Tha kìa. Văn ờ, nói thấy xa quá chú ha. Ông cười, gạt ngang, xa gì, đây tới đó mấy hồi. Rồi chiếc xuồng máy nhỏ mong manh dập dờn đi trong giông gió. Người thành phố ngồi ngấm cái "mấy hồi" của ông già, mừng tủi thấy màu xanh cây cỏ cù lao đã thẫm trước mắt (mà sau mới biết mình mừng hụt).
Mưa dịu lại, hạt nhỏ rức nhưng gió mạnh lên, thổi xà quần, không biết đâu là chiều hướng. Ông Tư quăng cho Văn cái can nhựa còn ít xăng, bảo, tới khúc "mứt" nghen, coi chừng lật xuồng. Mà, có kịp coi gì, Văn thấy mình ngã ập xuống nước, hành lý trôi mất, lên tới bờ anh chỉ còn trụi trơ bộ đồ đang mặc. Ông Tư kè chiếc xuồng vô sau, giậm chân giậm cẳng bứt đầu gãi tóc như thể mình vừa lỡ tay làm nên cơn giông chiều nay. Bởi ông biết rằng, mưa gió kia, sóng nước mênh mông kia và cả màu chiều đang lịm dần kia sẽ làm cho người bác sĩ trẻ này thất vọng. Bác sĩ thứ sáu về làm việc ở trạm xá cù lao. Năm người trước đã ra đi, đi vì không chịu nổi thiếu thốn. Và buồn. 
Cù lao Mút Cà Tha nằm gần cuối sông Dài, trên nó một chút có một nhánh sông khác rẽ về phía mặt trời, rộn rịp được đoạn đó rồi thôi. Mút Cà Tha nằm hiu hắt, lâu lâu mới thấy bóng dáng một con tàu lớ ngớ chạy vào rồi lại tẽn tò quay ra vì lầm đường, vì không biết đằng sau cù lao, sông cụt. Ngó sông vắng vẻ quá trời buồn, nhìn cảnh cù lao còn buồn hơn. Buồn từ mùi ổi chín phảng phất trong vườn, từ giọng người ới lên một tiếng rồi bặt, dư âm còn thâm u trên các ngọn cây, tiếng cạo cơm cháy xa vẳng trong nắng chiều... Từ mé rừng mắm chống lở đất phía bên này, đi hết vườn cây này gặp được một căn nhà thì lại tiếp đến vườn cây trái khác. Cuối cùng là bãi bồi, dây khoai lang bò xùm xòa phủ kín đất. Bóng người ẩn hiện dọn cỏ dưới các gốc cây. Bên đường thấp thoáng nhiều nấm đất con con của những đứa trẻ kiệt sức vì bị đẹn mà chỉ được rơ miệng bằng cỏ mực, những đứa trẻ bệnh sốt xuất huyết chỉ chữa bằng cạo gió, uống nước mía lau, rễ tranh, những đứa trẻ mắc thương hàn bị thủng ruột vì tự do chạy ra vườn ăn ổi chua, ổi chát... Những gò đất ấy đã cũ mèm rồi, bây giờ người cù lao hiểu biết nhiều, nhưng vẫn còn chuyện rủi may, còn người bị rắn độc cắn, chết trên đường ra bệnh viện huyện. 

Hôm ấy, trưởng ấp Tư Mốt tuyệt vọng nắm chặt hơi thở cuối của ông bạn láng giềng trong tay, tuyệt vọng thấy nó tan đi, ông về nhà viết lên tường trạm xá "Cương quyết chỉ chết vì già". Nhân viên y tế nào mới về ngó câu khẩu hiệu ấy cũng cười, cũng thương. Nhưng rồi nửa khuya ngồi ăn mì gói, nghe cú kêu lẫn tiếng radio khọt khẹt (để chút âm thanh đấy cho đỡ quạnh), vạch đi vạch lại tờ báo cũ mèm, họ sực nhớ phải về quê lấy vợ, lấy chồng, sực nhớ vợ mình mới sinh, sực nhớ tội nghiệp ba má đã già... Và họ từ giã cù lao. Ông Tư Mốt ờ ờ ra chiều thông cảm, vẻ mặt cố tỏ ra không buồn nhưng hàm râu xuôi xị. 
Họ ngoắc đò đi rồi ông còn đứng mãi trên bến, nghĩ giận đám trẻ cù lao đã được học hành nhưng chẳng đứa nào chịu quay về. Nên ông bảo với bốn mươi ba nóc gia sống trên Mút Cà Tha, "Bất cứ người xứ lạ nào đến làm việc ở đất cù lao đều quý, mình phải đối xử cho tử tế, thiệt tử tế". 

Gặp Văn lần đầu tiên, ông nghĩ ngay, phải giữ thằng nhỏ này ở lại cù lao, thấy cái mặt buồn buồn, ngó bộ đàng hoàng. Ông nghĩ là mình có cách, không có gì sâu nặng bằng tình cảm người với người. Thì ông đã rịt chân mấy thầy cô giáo cho đám trẻ cù lao đấy thôi. Hôm Văn đến, bà con ôm lại cho một đống áo quần, góp gạo đổ vô thùng, câu cá đem rộng. Rồi mấy con cá ốm nhom, trắng dờ con mắt, lội vật vờ tới lui chờ hóa kiếp mà Văn vẫn còn ngợp trong mớ lời mời, hết nhà này đến nhà khác, bữa thì cháo vịt, cháo rắn, bữa khác tôm nướng, lươn um... Mà, trông Văn vẫn buồn, buồn chen giữa hai cái cười, nó tranh thủ cả khi Văn đưa ly rượu lên môi và để ly không xuống (còn lúc uống thì mặt Văn nhăn nhúm lại, vẻ buồn không rõ ràng). 
Hỏi làm sao buồn thì Văn cười, ủa, cháu có buồn gì đâu. Hỏi nhớ thành phố à, Văn cũng cười, không, thành phố có gì mà nhớ. Hỏi nghĩ sao mà tình nguyện về đất cù lao này, nghe tên Mút Cà Tha bộ không ớn sao, Văn (lại) cười, không, có nghĩ gì đâu, cháu chọn nơi nào hẻo lánh ít người... Nghe cái giọng như đời ta là lục bình, trôi đâu cũng được, càng xa càng tốt. Nhưng trưởng ấp Tư Mốt phải làm cho anh chàng hiểu đời anh có ý nghĩa với đất này như thế nào, thiếu anh người cù lao sống không nổi chớ chơi à. 
Buổi sáng có người chạy lại than nhức đầu, sổ mũi, buổi chiều thêm chứng chóng mặt, đau mình. Vài ba chị phụ nữ đỏ mặt thập thò ngoài cửa, trong bụng rủa thầm ông già Tư Mốt, đau bụng kinh cũng bắt đi trạm xá, mắc cỡ gần chết. Trưởng ấp tà tà dài theo xóm, thấy ai rảnh rỗi là kêu, đứng đó làm gì, sao hổng lại trạm xá cho bác sĩ người ta khám. 
Trời đất, bệnh gì mà khám chú Tư. Ông nói tỉnh bơ, khều khều bộ râu, "Có chớ sao không, hễ mày nhậu xỉn là ói, để vậy không tốt, lại kiếm thằng Văn đi". Mới đầu thì Văn không biết, nên thấy có bà cụ chống gậy lại bảo bác sĩ coi bệnh giùm, Văn hỏi bà bị gì, bà cười, tui suy nghĩ chưa ra. Thuốc hết, huyện chưa kịp gửi, Văn áy náy, tần ngần đưa mấy thứ B1, B6 cho con bệnh đau bao tử, uống xong, ông này phởn phơ đứng dậy, tươi rói bảo, trời đất ơi, thuốc chú mày quá chừng hay. Văn đâm ra lạ. Cho tới bữa đám con nít khiêng một thằng bé ở truồng lại, nhao nhác nói chim của thằng Út Chót bị còng kẹp rồi, nó sưng chù vù nè chú bác sĩ ơi. Văn mắc cười quá, hỏi sao tới nông nỗi vầy, thằng Út Chót khọm rọm lấy tay bụm chỗ đau, phều phào nói trong nước mắt, "Tại bác Tư biểu ai cũng phải đi khám cho chú bác sĩ vui, chú không bỏ về thành phố. Con đâu có bịnh, tính bắt còng kẹp chơi...". Văn chỉ kêu được hai tiếng trời ơi. Và anh hiểu tại sao ông già ấy lại quan tâm tới mình. Chiều nào ông cũng lại chỗ Văn, rủ rỉ rù rì. Ông biết giờ đó, bà mụ Năm, nhân viên thứ hai của trạm xá đã về nhà, có thể Văn thấy cô đơn. Ông kêu đám thanh niên lại chỗ Văn đàn hát tẳng tằng tăng, dẫn Văn đi câu cá hay soi ếch trong "mà". 
Văn tham gia nhiệt tình nhưng không tha thiết như người đi đường thấy vật lạ thì cầm lên, rồi lại bỏ xuống, đi tiếp. Có lần ông Tư hỏi nhà Văn ở khúc nào, Văn bảo ở chỗ ấy chỗ ấy mà trong bụng buồn cười, nghĩ nói cho có chứ chắc gì ông biết, nghe cái giọng như thể thành phố nhỏ bằng cù lao. Không ngờ ông biết thật, nói hồi giải phóng, trung đội ông đánh vô đường đó. Ban quân quản còn cấp cho ông căn nhà đằng trước có khoảng sân ngập tràn bông giấy rụng. 
Văn hỏi, rồi sao bác lại ra sống ở đây. Ông cười, vì cái đất này cần mình. Nói xong câu này, ông lén dò xét coi thằng nhỏ có bắt được cái ý nghĩa ngầm mà ông gửi gắm không, chỉ thấy Văn ngó lên trời, ngó xa xôi, hỏi nhìn gì, Văn ù ờ, bảo nhìn chim bay, không biết tụi nó bay tới đâu, về tận đâu. 
Trưởng ấp Tư Mốt thấy bất an, về nhà biểu con gái sớt nửa nồi bí hầm dừa bưng qua trạm xá. Con Nga dạ rồi tong tả đi. Nó thường được ông Tư sai bưng thức ăn đến trạm xá cho Văn. Nhiều nhất, thường nhất là món khoai luộc nóng hổi, thơm bừng. Bưng rổ khoai từ nhà đến chỗ Văn, khói mềm cả ống tay áo Nga. 
Trời trở chướng, gió ráo hanh nhưng nước lên, sân trước trạm xá ngập lênh láng, con Nga xắn quần quá gối lội qua, thấy Văn, nó thưa thẽ thọt "Ba em gửi anh ít khoai" rồi về. 
Lần sau, nó xắn quần thấp một chút, bảo ăn khoai đi anh. Sau nữa nó cứ để ống quần bết nước, lọng cọng đứng ngoài cửa, hai gò má rựng lên, gọi "Ăn khoai nè". Lúc đấy thì nói ít, thẹn thò nhưng ở lại lâu, dọn dẹp lăng xăng, quét trên quét dưới, bắc nồi cơm lên bếp, làm cá nấu canh chua trái giác, sung sướng thấy mình bận rộn giống hệt mấy nhỏ bạn mới lấy chồng (tụi con gái thường hay điên vậy, tới khi xà quần chồng con thật, lại than số mình cực như trâu). 
Rồi sực nhớ bếp ở nhà lạnh tanh, nó chạy về. Ông Tư ngồi trước cửa, giấu sự thắc thỏm (và một chút lưỡng lự, mình tạo điều kiện cho hai đứa gần gũi vầy có sao không ta). Cố tươi tỉnh, ông hỏi ngay, "Con Nga lo cho anh bay xong chưa ? Mắc gì mà mày cười suốt từ ngoài đường vào đây ?". 
Dạ, con Nga chối bay, con đâu có cười, tại ba má sanh cái miệng con vậy mà. Nói rồi nó chạy vô bếp, bâng khuâng cười thêm một hồi nữa... Chủ nhật, Văn mượn xe đạp chở con Nga đi chơi lòng vòng cù lao. Nga ngồi đằng sau, khép nép, sượng trân, sợ ai đó thấy hai đứa vầy, một hồi lại sợ không ai thấy, nó tiếc nuối chép miệng:

- Bữa nay người ta đi đâu hết trơn rồi cà, vắng dễ sợ. Quẹo qua quẹo lại, nói đất nói trời (chỉ thiếu nói lời thương yêu), cuối cùng hai đứa ra bãi đào khoai. Văn hỏi má Nga đâu, nó cười, chết rồi, chết hồi sanh em, chết trên xuồng. 
Văn về ngó cái khẩu hiệu ông Tư vẽ trên tường. Thấy nó đỏ như một lời thề. Bữa nọ Nga đem mấy cần xé ổi ra chợ huyện cân cho vựa thì gặp đám bạn Văn xốc xếch đứng trên bến. Nga cho quá giang về Mút Cà Tha (mà không hiểu sao trong bụng muốn nhận chìm xuồng cho tụi này bỏ ý định ra cù lao cho rồi). Ngồi dưới xuồng, ba thằng trai cứ khen Nga đẹp, nhìn là muốn ở lại đất cù lao này hoài, hai đứa gái bĩu môi, tủm tỉm cười, nói bữa nay dê thả tùm lum ngoài đường. Nga không để ý, những lời nói ngọt ngào càng không để ý. Xuồng cập bến, Nga xăm xăm đi trước dẫn đường, tong tả xộc vào phòng sau của trạm xá, cằn nhằn cử nhử, sao anh Văn bày tùm lum như vầy (cho tụi kia biết, ta đây đã thân thuộc với anh ấy đến mức nào). 
Văn từ nhà tắm vào, nước trên tóc còn rỏ tong tong. Năm người họ sà vô ôm, nhảy tưng tưng, nói tui nhớ ông em nhớ anh quá chừng. Văn ngợp thở vì cái mùi thành thị quen thuộc của nước hoa, của son, của phấn, của khói thuốc lá, của những hơi thở gấp, của sự chen chúc, xô đẩy nhau… Và những kỷ niệm ùa về, nhớ quán cà phê chỗ mình ngồi không, bây giờ đổi tên khác rồi. 
Văn sôi nổi hỏi, vậy con nhỏ phục vụ bốc lửa còn không. 
Còn, mà chi, tụi con gái ở Phố Xưa còn dữ dội hơn, nhớ bar đó không ? Nhớ không, nhớ không… Đã vầy đã khác. 
Mà Hương của mày có con rồi, mày đã quên chưa. 
Không khí chùng xuống. Một đứa bạn cười, kín đáo liếc ra đằng sau, giọng xủng xoảng như ly chén bể, "Sao anh không chịu để em bù vô nhỏ Hương, ra đây trốn tình chi cho cực, em nhớ anh thấy mồ". 

Đuôi mắt quét tận chỗ Nga, thấy con gái cù lao đứng thừ lừ. Nga nói thôi em về, luộc khoai đem qua anh Văn đãi bạn. Nga qua khoảng sân đầy nước thì có ông con trai chạy theo, lăng xăng nói trời ơi mát khủng khiếp, yên tĩnh tuyệt vời quá, cảnh thiệt là thơ mộng rồi hỏi, ủa, sao không thấy em gái nói gì. Nói gì bây giờ, Nga đi lẹ lẹ đằng trước, nỗi sợ cuộn lên, mong manh, Văn dễ tin lắm, hôm trước con chồn chạy ngang Nga nói con mèo Văn cũng tin, Nga bảo cây cỏ trên cù lao này đều do chim ỉa mà mọc lên Văn tưởng thiệt, bây giờ người ta nói yêu này yêu nọ, không biết Văn của mình có tin không. 

Nó cố kìm để khỏi kêu lên, trời ơi, sao người ta nói chuyện yêu thương dễ ợt, giòn rụm vậy cà. Bận quay lại trạm xá, Nga còn đi nhanh hơn, đầu nó có một mớ tro lá dừa đậu hồi thổi lửa. Anh chàng nọ rớt lại dọc đường. Bước vô cửa thấy ba bốn người nằm ngủ nghiêng ngủ ngửa, Nga nói ngay, "Ủa, anh kia chưa về hả, cha, ảnh ở đâu ta ? Em hổng có đi chung" (cho anh đừng suy diễn lung tung, rồi hiểu lầm lòng dạ em). 
Ngó bộ Văn không để ý, Nga nhẹ lòng, thở ra cái phù, hỏi, anh đang làm gì đó, Văn cười, coi nắng cù lao. Trời, nắng có gì mà coi, anh ? Hôm ấy Văn không trả lời, hôm sau không kịp trả lời vì Văn đưa bạn ra về rồi không trở lại. Lặng lẽ, như trốn chạy. 

Trưởng ấp Tư Mốt đứng ở trạm xá, thấy sau trước trống không, trong lòng nghe đau tiếc như vừa thua một ván bài lớn. Văn không từ giã ông một lời, để nói cháu về vì má cháu đang đau, hoặc cháu ra ngoài trung tâm y tế huyện một tí, rồi lên xe đi luôn cũng được, dù nhìn vào đôi mắt đang cụp xuống kia, biết người ta nói dối, dù trong tâm ông đã vẫy tay để chào xa mãi. Trong một thoáng, ông thấy mình chùng chình, vớ được khúc cây bình bát, ông chống vào đất.

Bên ngoài cái đất Mút Cà Tha dường như đã có sự thay đổi lớn. Thí dụ như con cá, lá rau, hạt gạo mến thương của người cù lao không ràng buộc được một con người (như đã từng rịt chân ông lại), thì cái bóng nhỏ nhoi của đứa con gái đang tuyệt vọng đứng ngóng chờ dưới bến không có ý nghĩa gì sao ? Tuyệt không đáng gì à ?

- Nguyễn Ngọc Tư

3.6.19

Những chuyện kỳ bí Ngôi nhà của những người tí hon Tác giả: R. L. Stine

Phanblogs Những chuyện kỳ bí Ngôi nhà của những người tí hon Tác giả: R. L. Stine
Lời bạt của Giáo sư Vũ Ngọc Khánh Đọc rồi, ta nghĩ…
Các em đã đọc xong cuốn truyện nhỏ rồi phải không? Em thấy những gì? Phải chăng đây đúng là câu chuyện lạ lùng của một ngôi nhà của những người tí hon.
Nếu em cho là phải, thì cũng… được thôi! Nhưng được mà chưa đúng. Thật ra chuyện trong sách là chuyện khoa học mà lại là khoa học vui đấy.

Những chuyện kỳ bí Ngôi nhà của những người tí hon Tác giả: R. L. Stine
Những chuyện kỳ bí Ngôi nhà của những người tí hon Tác giả: R. L. Stine

Chuyện vui thì rõ rồi. Em có thấy câu chuyện thật là sinh động, mà rất hợp với trẻ em. Chuyện trong nhà, chuyện thu dọn bàn ghế, sách vở, chuyện làm các món ăn, chuyện học hành ở lớp ở trường. Ít có một cuốn sách nào sôi nổi, linh hoạt như ông Stine đã kể cho chúng ta nghe. Rất hợp với đối tượng trẻ em, hợp với cả hoàn cảnh sinh hoạt của các em nữa.
Trẻ em thích sôi nổi, mà cũng thích ly kỳ. Kể chuyện ly kỳ mà phải khai thác kho tàng các truyện thần tiên hay truyện hoang đường quái đản thì cũng hay, nhưng khai thác ngay trong cuộc sống của các em, trong tâm hồn và tính khí của các em nữa, thì lại càng hấp dẫn. Cách viết của Stine là đi theo cái hướng ấy. Đọc truyện, em thấy gần gũi, tức là tác giả đã thành công rồi.
Còn sự ly kỳ nữa! Cần phải ly kỳ mới sinh động. Em đã có lần nào được đi xem những trò ảo thuật chưa? Các trò ảo thuật thường có những sự biến hóa khiến chúng ta ngạc nhiên mà thích thú. Có cả những sự ngạc nhiên đi đôi với sự kinh hoàng. Có những trò xiếc bỏ con người vào hòm, dùng dao đâm ngược đâm xuôi, khiến cho ta phải rùng rợn, nhưng sau cùng, con người làm vật thí nghiệm ấy vẫn cuối cùng hiện ra, không suy suyển gì cả. Vậy thì một cái bóng đèn va vào đầu, hàng chục cuốn sách va vào mặt, vào lưng v.v…, thì có gì là lạ! Ngay trong sách, tác giả đã nói cái gác của nhà này: “Thật sự là cả một bảo tàng ảo thuật” kia mà. Hai chị em Jill và Freddy, xem là điều kinh lạ, nhưng bà mẹ chỉ thấy đó là chuyện vật nhau, là trò tung hứng của trẻ em mà thôi! Còn ông bố thì lại thích chế giễu hơn. Ông đã đeo kính vào và bảo rằng qua cặp kính ông thấy bao nhiêu điều kỳ quặc. Cái tài của Stine là ở chỗ, tác giả đã dựng cảnh rất khéo, đã tưởng tượng rất tài tình, làm cho chúng ta cứ tưởng như là có thực.
Còn tại sao mà lại xảy ra lắm trò ảo thuật như thế, tại sao hai chị em Jill không phải là người tò mò như các khán giả xem xiếc, mà lại thành những nạn nhân bị xô đẩy trong các trò chơi? Điều này, thì sau này các em lớn lên, được học cao hơn, sẽ hiểu rõ. Nhưng bây giờ cũng có thể nói qua. Không phải là các vật trong sách. (các chú tí hon, các con yêu, con quỷ ngoác mồm v.v…) trong cõi vô hình đã đến trêu chọc đâu. Chính hai chị em Jill đã tạo ra chúng nó đấy. Các em về ở ngôi nhà mới này, yên chí đó là phố Kinh Hoàng, luôn luôn nghĩ rằng đang được sống với nỗi kinh hoàng ám ảnh. Chính từ đó mà có thể tưởng tượng ra, tự mình được gắn bó với những ảo giác nhất định. Sau này, được học nhiều hơn, chúng ta sẽ thấy đó là câu chuyện tự kỷ ám thị mà các nhà khoa học hay bàn đến. Sau những tự kỷ ám thị như thế, ta vẫn trở lại với đời thường, vẫn là ta như trước. Cái phố có ngôi nhà ấy mang tên là phố Kinh Hoàng, và nó có gây kinh hoàng thực, nhưng chỉ là qua ảo giác, hay qua ảo thuật mà thôi.
Như vậy đấy. Vậy xin mời các em đọc lại. Đọc lại rồi, xin chúc các em ngủ ngon.
Những chuyện kỳ bí Ngôi nhà của những người tí hon Tác giả: R. L. Stine
Những chuyện kỳ bí Ngôi nhà của những người tí hon Tác giả: R. L. Stine
Những chuyện kỳ bí Ngôi nhà của những người tí hon Tác giả: R. L. Stine
Những chuyện kỳ bí Ngôi nhà của những người tí hon Tác giả: R. L. Stine

Những chuyện kỳ bí Ngôi nhà của những người tí hon Tác giả: R. L. Stine PDF


Những chuyện kỳ bí Ngôi nhà của những người tí hon Tác giả: R. L. Stine TXT


Những chuyện kỳ bí Ngôi nhà của những người tí hon Tác giả: R. L. Stine DOCX