Search

20.3.24

Thư viện SMP tập hợp các sách Pháp bảo

Thư viện SMP tập hợp các sách Pháp bảo được ad phát hành miễn phí trên Google Play ở đây để mọi người tiện tham khảo, tải về (epub, mobi, pdf).

Thư viện SMP tập hợp các sách Pháp bảo được ad phát hành miễn phí trên Google Play ở đây để mọi người tiện tham khảo, tải về (epub, mobi, pdf).

nguồn: Saigon Meditation Project (SMP) – Tỉnh thức mỗi ngày

 
  1. Tuyết giữa mùa hè
    – Google Play: https://tinyurl.com/vfms2hs
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng mobi
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  2. Snow in the summer
    – Google Play: https://tinyurl.com/26r9eh78
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng mobi
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  3. Ngôi nhà chánh niệm
    – Google Play: https://tinyurl.com/35kyxkyv
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng mobi
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  4. Không thể sống thiếu thiền
    – Google Play: https://tinyurl.com/28h26txa
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng mobi
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  5. Hai thực tại
    – Google Play: https://tinyurl.com/3mer5cbs
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng mobi
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  6. Thiền cho người mới bắt đầu
    – Google Play: https://tinyurl.com/yaes85de
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng mobi
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  7. Bài chú giải Kinh Mangala Sutta
    – Google Play: https://tinyurl.com/3k2bkb6t
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng mobi
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  8. Nổi loạn và tự do
    – Google Play: https://tinyurl.com/5n7cb6cs
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng mobi
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  9. Sự bình an không gì lay chuyển
    – Google Play: https://tinyurl.com/bdh27p5m
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng mobi
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  10. Cuộc đời là một trường học
    – Google Play: https://tinyurl.com/hzwderpu
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng mobi
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  11. Kinh Kalama
    – Google Play: https://tinyurl.com/4wu4b9dw
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng mobi
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  12. Sức mạnh của chánh niệm
    – Google Play: https://tinyurl.com/hyypwyum
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  13. Sự tha thứ và lòng khoan dung
    – Google Play: https://tinyurl.com/hyypwyum
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  14. Thái độ tiêu cực:
    – Google Play: https://tinyurl.com/hyypwyum
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  15. Cách thực hành pháp:
    – Google Play: https://tinyurl.com/hyypwyum
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  16. Sức mạnh của sự hoài nghi và thiền chánh niệm (vipassana):
    – Google Play: https://tinyurl.com/zc3vsxm7
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  17. Những nguyên lý để sống hạnh phúc
    – Google Play: https://tinyurl.com/4s78nnd6
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  18. Chúng ta sống vì điều gì?
    – Google Play: https://tinyurl.com/2p9hbkkp
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  19. Bản đồ hành trình tâm linh
    – Google Play: https://tinyurl.com/3xjae6fw
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  20. Cuộc đời là một hành trình tâm linh
    – Google Play: https://tinyurl.com/bdfrjzbt
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  21. Trái tim thiền Phật giáo
    – Đặt trước sách miễn phí trên Google Play tại: https://tinyurl.com/2s3b8jw4. Sách sẽ được chính thức phát hành vào tháng 04/2024
  22. Sự cho đi và Tình thương yêu
    – Google Play: https://tinyurl.com/4y2pz8zd
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  23. “Lấy tâm mình làm bạn của chính mình”
    – Google Play: https://tinyurl.com/2pf3n54h
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  24. Hãy kết nối với mọi người và bản thân mình một cách đúng đắn
    – Google Play: http://tinyurl.com/y32puma4
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  25. Sức khoẻ – Tài sản quý giá nhất của con người
    – Google Play: http://tinyurl.com/25tx9rhz
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói
  26. Lòng bi mẫn – Tâm bi
    – Google Play: http://tinyurl.com/2rs5ds76
    – Tải về định dạng epub
    – Tải về định dạng pdf
    – Nghe sách nói



Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

TUỆ GIÁC SUNLUN SAYADAW (MYINGYAN)

TUỆ GIÁC SUNLUN SAYADAW (MYINGYAN)


Dưới đây là những câu trả lời về Phật Pháp và trí tuệ giác ngộ của Ngài Sunlun Sayadaw cho những câu hỏi của Ngài Yay-Lai Sayadaw ở Meik-Hti-Lar. Khi trả lời những câu hỏi này, Ngài Sunlun vẫn còn là một Sa-di bán thế xuất gia và lúc đó chỉ được gọi là sư Shin Kavi. Nguyên do của cuộc hội thoại này là bởi ngài Yay-Lai Sayadaw muốn kiểm chứng khả năng tuệ giác của Sa-di Shin Kavi. Ngài không trực tiếp đến gặp mặt mà chỉ cử hai người cư sĩ là ông U Pyo Thar và ông U Ba San thay Ngài đến vấn đạo.

Hỏi : Cái gì đã tạo nên tam giới ?

Đáp : Chính là tham ái.

Hỏi : Hạt giống của 3 Hành là gì ?

Đáp : Đó chính là Vô Minh.

Hỏi : Hành nói gọn là sao thưa Ngài?

Đáp : Chỉ là thiện nghiệp, ác nghiệp.

Hỏi : Xin nói ngắn gọn về đau khổ và hạnh phúc ?

Đáp : Nói đơn giản thì nhân thiện và quả thiện chính là hạnh phúc và nhân cá quả ác chính là đau khổ. Nhưng nói rốt ráo thiện ác nhân quả đều khổ cả.

Hỏi : Nhưng rõ ràng thưa Ngài, Thế Tôn có nói đến hạnh phúc nhân thiên kia mà ?

Đáp : Trong cách nhìn của thế giới Tục Đế thì chuyện đó có thật, nhưng trong cái nhìn Chân Đế thì mọi sự không phải vậy.

Hỏi : Nói như vậy thì không có ai sa đọa hay sanh thiên phải không?

Đáp : Trong cái nhìn Chân Đế thì không có ai siêu đọa.

Hỏi : Nhưng khổ ưu và hỷ lạc thì sao thưa Ngài?

Đáp : Trong Chân Đế có khổ ưu và hỷ lạc nhưng không có ai bị khổ ưu hay được hoan hỷ.

Hỏi : Vậy cái gì cảm nhận những thứ cảm thọ đó ?

Đáp : Chỉ có Danh và Sắc.

Hỏi : Vậy theo Ngài thì ta nên nói sao về giới sát sanh?

Đáp : Cả người giết lẫn đối tượng bị giết đều chỉ là Danh sắc.

Hỏi : Nếu nói không có ai thì sao có thể bảo rằng kẻ sát sanh có thể bị đọa địa ngục ?

Đáp : Chính Danh Sắc làm việc sát sanh (cắt đứt mạng quyền tức sức sống của năm uẩn nào đó) và chúng tạo ra khối Danh Sắc khác chịu khổ ở địa ngục. Trong việc làm thiện hay giải thoát cũng cứ vậy mà hiểu.

Hỏi : Xin nói rõ hơn về người ác, người thiện ở đời?

Đáp : Gọi là người ác hay thiện chỉ đơn giản là trong khối Danh Pháp nào có nhiều tâm sở thiện hay ác và Sắc Pháp có bị điều khiển hay sử dụng bởi Danh Pháp thiện ác đó hay không.

Hỏi : Chánh Kiến là sao thưa Ngài?

Đáp : Mù tịt về Danh Sắc thì không gọi là chánh kiến được.

Hỏi : Có sự quan hệ nào giữa Ba-la-mật và trí tuệ về Danh Sắc?

Đáp : Chắc chắn phải có, vấn đề là ít nhiều, sâu cạn rộng hẹp mà thôi.

Hỏi : Như vậy trí tuệ về Chân Đế là tuyệt đối cần thiết phải không Ngài ?

Đáp : Tôi nói ông nghe cái này, ông vốn đã có trí tuệ Tục Đế từ vô lượng kiếp rồi mà nay ông vẫn vậy. Nhưng nếu trước đây ông chỉ cần một lần thành tựu trí tuệ Chân đế thì hôm nay tôi không còn dịp thấy ông.

Hỏi : Con nghe hình như Tục Đế hay Chân Đế đều được gọi là sự thật (sacca) nhưng sao Ngài lại có vẽ coi nhẹ Tục Đế ?

Đáp : Tục Đế chỉ là cái võ màu mè của Chân Đế. Chỉ Chân Đế mới đúng là sự thật rốt ráo.

Hỏi : Dựa vào cái gì và từ lúc nào một người được gọi là Chánh Kiến thưa Ngài?

Đáp : Chỉ có người dứt hẳn Tà Kiến và Hoài Nghi mới có thể được xem là Chánh Kiến.

*
SUNLUN SAYADAW sư Shin Kavi



Ngài Nyaung Lunt đến gặp sư Kavi để vừa vấn đạo vừa giảo nghiệm. Như nhận ra dụng ý này, sư Kavi đã lễ phép dặn dò Ngài Sayadaw một câu :

- Bạch Ngài, trong cuộc nói chuyện này, trước khi trả lời những câu hỏi của ngài con xin ngài tự phân định rõ cái gì thuộc pháp Hiệp thế và cái gì thuộc pháp Siêu thế. Xác định rõ rồi thì chúng ta sẽ dễ dàng nói chuyện hơn.

Sau đây là phần vấn đáp giữa Sư Shin Kavi (Sunlun Sayadaw sau này) và ngài Nyaung-Lunt :

Hỏi : Sư có thể nói cho tôi nghe chút ít về 5 tầng thiền Hiệp Thế được không ?

Đáp : Tôi không có học nhiều, xin ngài cho phép tôi nói chuyện bằng thứ ngôn ngữ của tôi.

Hỏi : Sư thấy sao tiện thì thôi.

Đáp : Theo chỗ tôi hiểu thì ngài đang hỏi tôi về đối tượng của Thiền Chỉ. Tầng thiền nào cũng vậy, chỉ đơn giản là sự chú tâm vào cảnh. Lần đầu tiên 5 Triền Cái vắng mặt, 5 chi thiền có đủ, ta gọi đó là Sơ Thiền. Tiếp theo sau đó chi thiền mất dần, cảnh cũng vi tế dần thì ta gọi là Nhị, Tam, Tứ, Ngũ thiền. Hành giả lúc đó có thể nói là hình người nhưng da thịt của chim hạc : Nhìn vẫn như cũ nhưng nhẹ nhàng và an lạc hơn.

Hỏi : Xin ngài nói rõ hơn một chút được không ?
Đáp : Thiền Samatha chỉ là sự gom tâm vào cảnh. Tâm càng an, thì thân càng lạc. Lúc còn nặng nề chút ít thì ta gọi là Sơ thiền, ở mức không thể cao hơn nữa thì ta gọi là Ngũ thiền.

Hỏi : Ngài có cách trả lời thật lạ, nhưng tôi hiểu rồi. Và xin hỏi thêm là đối tượng của tầng Hư Không Vô Biên là Chân Đế hay Tục Đế ?

Đáp : Dĩ nhiên là Tục Đế.

Hỏi : Vậy đối tượng của Thức Vô Biên Xứ ?

Đáp : Trường hợp này là cảnh Chân Đế.

Hỏi : Còn cảnh của Vô sở Hữu Xứ thì sao ?

Đáp : Cảnh này là cảnh Tục Đế.

Hỏi : Vậy còn cảnh của tầng Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ ?

Đáp : Là cảnh Chân Đế.

Hỏi : Sư có thể nói giùm cách thức bỏ tầng thiền Vô Sắc thấp để lên tầng cao hơn ?

Đáp : Ở trình độ thiền định Sắc Giới, người ta phải hướng tâm đến tầng thiền cao hơn cái mình đang chứng để nâng cấp tầng thiền từ thấp lên cao. Nhưng ở các tầng thiền Vô sắc thì ngược lại : Hành giả phải nhìn lại cái cũ, tầng thiền mà mình đang có để nhàm chán nó rồi nhờ vậy mà chứng đắc tầng thiền cao hơn.

Có một điều lạ lùng mà thú vị, sư Kavi như mọi người đều biết thì là một người mù chữ, nhưng những người trò chuyện với sư lại thường nghe sư trích dẫn Tam tạng với câu mở đầu này "Trong kinh điển nói rằng". Lần đó ngài Nyaung Lunt Sayadaw đã dành trọn hai ngày để vấn đạo sư Kavi. Ngài không phải người thuộc lòng Tam Tạng nên đã kín đáo ghi lại hết những trích dẫn của sư Kavi rồi sau đó về chùa dò lại từng chỗ thấy đều chính xác. Điều độc đáo hơn nữa là thông qua sư Kavi, ngài hiểu ra thêm những kinh nghiệm thiền định mà xưa nay chỉ đọc trên mặt chữ thì khó bề hiểu ra.

Trích : Kinh Nghiệm Tuệ Quán Qua Các Dòng Thiền Miến Điện - Quyển 1
Dịch giả : Sư Giác Nguyên 

ghi chú: 165




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều