Search

29.9.14

Thị xã vùng biên tác giả Mai Ngữ

Thị xã vùng biên tác giả Mai Ngữ

Nhà văn Mai Ngữ (1918 - 2005), tên thật là Mai Trung Rạng. Bút danh: Mai Lý, Thuận Lý, Linh Đa.
Nơi sinh: An Hải - Hải Phòng.

Ông sinh trưởng trong một gia đình, một dòng họ đời nối đời hiển đạt. Khi vừa học sang năm thứ tư bậc thành chung, Mai Ngữ bỏ học về quê tham gia tổ chức thanh thiếu niên cách mạng. Năm 1947, ông tòng quân vào Trung đoàn 42, Đại đoàn 320 làm công tác tuyên huấn, làm đội trưởng Văn công, làm phóng viên báo Vệ quốc quân, báo Chiến sĩ Liên khu 3.

Hòa bình lập lại (1954), Mai Ngữ về làm phóng viên báo Quân đội nhân dân rồi được tăng cường sang Bộ Văn hóa làm biên tập ở xí nghiệp phim VN, ở báo Văn nghệ, ở Nhà xuất bản Văn học, ở Hội Nhà văn. Cuối năm 1966, chiến tranh chống Mỹ trở nên ác liệt, Mai Ngữ cùng một số nhà văn khác vào phục vụ quân đội.
Tôi nắm tay Huy lần cuối cùng. Tôi quay người nhìn lại phía trước, tối mù mịt và gió cứ thổi thốc vào mặt. Cứ thế tôi bước đi, chân bập bõm trong đám nương. Khoảng mười lăm phút sau, tôi mới lần ra tới cây cột mốc. Nó đây rồi!
Thị xã vùng biên tác giả Mai Ngữ
Thị xã vùng biên ,Mai Ngữ

Tôi ngồi hẳn xuống ôm lấy cái cột mốc xi măng chênh vênh trên lưng chừng đồi. Sau lưng tôi là Tổ quốc, là đất nước thân yêu. Tôi quay đầu nhìn lại một lần nữa mảnh đất đã sinh ra tôi, chẳng có gì khác ngoài một màu đen của đêm tối. Bên kia cũng mù mịt như vậy… Bằng mắt thường chẳng làm sao có thể phân biệt được ranh giới giữa hai nước, đâu là đất nước của mình, đâu là của người. Nhưng chỉ với linh cảm, và với trái tim, lúc này tôi thấy rõ nơi tôi vừa ra đi trời hửng sáng và đất ấm chân người.

Khi tôi tụt xuống lòng con suối cạn, hai tay lần lần những tảng đá lổn nhổn, hai chân mò mẫm tìm đương, tôi có cảm giác như mình đang chui vào một cái hầm rất sâu và rất dài. Cứ thế mà đi… Tôi đang là một người lính trên đường ra trận tuyến, con đường suối cạn này rất giống như một chiến hào. Đã là người lính thì chỉ có xông lên và chiến thắng…






21.9.14

Almanach Những Nền Văn Minh Thế Giới

Almanach - Những nền văn minh thế giới ra mắt lần đầu năm 1996, là cuốn sách cung cấp nhiều tri thức phong phú của nền văn minh nhân loại. 

Hàng triệu bản sách đã đến với độc giả khắp nơi, nhận những đánh giá tích cực bởi nhiều tri thức hữu ích. 20 năm trôi qua, thế giới phát triển, có thêm nhiều thành tựu, khám phá mới. Tổng công ty Sách Việt Nam quyết định tái bản có bổ sung cuốn Almanach - Những nền văn minh thế giới.

Sách Almanach - Những nền văn minh thế giới

Sách Almanach - Những nền văn minh thế giới




Về dung lượng, cuốn sách tái bản sẽ có 3.216 trang, tăng thêm 985 trang. Trong đó có 256 trang phụ bản ảnh màu và 729 trang nội dung. Hội đồng biên soạn huy động tới 800 tác giả cùng các cộng tác viên thực hiện nội dung cho cuốn sách tái bản sắp tới.
Cuốn sách sẽ bổ sung thêm một số mục như Bảo tàng, Thư viện nổi tiếng thế giới, Những trường đại học nổi tiếng thế giới... Mục Vũ trụ và thế giới thiên hà vô tận khám phá những điều mới lạ về vũ trụ như: Thiên hà giãn nở, lỗ đen, hành tinh, tiểu hành tinh, đĩa bay, thiên thạch, con người khám phá được gì trên các hành tinh ngoài trái đất... Sách cũng có thêm mục Các châu lục, đại dương và những vẻ đẹp kỳ diệu của trái đất. Trong đó giới thiệu những dãy núi cao nhất, những dòng sông dài nhất, biển, hồ rộng nhất và những cảnh đẹp nhất trên trái đất... Bên cạnh đó, các tác giả cũng bổ sung thêm nhiều thành tựu khoa học của con người tính đến năm 2013.

Đặc biệt, ấn phẩm mới sẽ dành một phần để giới thiệu về lịch sử, vai trò của tổ chức Liên hiệp quốc một cách hệ thống và chi tiết trong sự phát triển văn minh của loài người.

Almanach - Những nền văn minh thế giới đưa độc giả đi qua 8 nền văn minh thế giới và 161 quốc gia. Cuốn sách chứa đựng lượng thông tin đa dạng, phong phú, các đề mục, vấn đề được sắp xếp một cách hệ thống. Các tác giả không đi vào lý luận trừu tượng, cũng không khái quát nội dung chung chung mà đưa ra những con số, thông tin cụ thể. Ngay từ lúc mới ra mắt,Almanach - Những nền văn minh thế giới đã trở thành một hiện tượng, được sự đón nhận của công chúng. Các đơn vị thông tấn nước ngoài như Đài BBC, Washington Post, New York Times cũng đưa tin bình luận về cuốn sách. Trong thời đại các công cụ tìm kiếm trên Internet phát triển như ngày nay, cuốn sách vẫn mang lại nhiều giá trị hữu ích khi tập hợp một nguồn tri thức lớn và chuẩn xác.

Almanach Những Nền Văn Minh Thế Giới.pdf

Cuốn Sách Hoàn Hảo Về Ngôn Ngữ Cơ Thể

Cuốn Sách Hoàn Hảo Về Ngôn Ngữ Cơ Thể


Cuốn sách này dành tặng cho những ai có thị lực tốt nhưng không nhìn thấy được bản chất sự việc bằng đôi mắt của mình."
Cuon sach hoan hao ve ngon ngu co the


Tác giả Allan và Barbara Pease là hai chuyên gia nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực giao tế nhân sự và ngôn ngữ cơ thể.

Qua "Cuốn Sách Hoàn Hảo Về Ngôn Ngữ Cơ Thể" này, bạn sẽ được cung cấp những điều cần thiết để có thể nhận biết các cảm nghĩ mà người khác đang cố giấu. Theo cách đơn giản nhất, các tác giả đã hướng dẫn khá toàn diện những vấn đề:

* Cách tạo ấn tượng tốt đẹp với người khác

* Cách nhận biết một người đang nói dối

* Cách khiến người khác hợp tác với mình

* Cách tham dự phỏng vấn và thương lượng hiệu quả

* Cách chọn bạn đời tâm đầu ý hợp




Cuốn Sách Hoàn Hảo Về Ngôn Ngữ Cơ Thể .pdf
https://drive.google.com/file/d/0B0hPR4sOzdAOUjVKM0h6T3NscVk/view?usp=sharing&resourcekey=0-RNfCNA38Yr3lt9IkXTBsGA


Đèn cù,Trần Đĩnh

Phanblogs

DEN-CU-Tran-Dinh-quyen-2.pdf

Quý vị phải lắng yên nghe bài Đèn Cù. Tự mình hát lên, hát cho thấm thía vào lòng, cho những câu dân ca văng
vẳng trong đầu trong khi đọc Đèn Cù của Trần Đĩnh. Khen ai khéo vẽ (ối a) đèn cù. Voi giấy (ối a) ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh… Voi giấy (ối a) ngựa giấy, vòng quanh nó chạy tít mù. Đèn Cù, cũng gọi là đèn kéo quân, là một trong số đèn Trung Thu, đồ chơi cho trẻ em và cho cả người lớn. Quý vị sẽ dần dần nhìn thấy hoạt cảnh xã hội Việt Nam những hình nhân voi giấy, ngựa giấy tít mù nó chạy vòng quanh trên màn ảnh đèn cù trong hơn nửa thế kỷ. Trong đó có Trần Đĩnh. Một nhân chứng, một người tham dự trong đám Voi giấy (ối a) ngựa giấy lần lần hồi tưởng lại những cảnh cùng nhau chạy vòng quanh (ối a) tít mù. Nhiều tác giả đã viết về xã hội miền Bắc Việt Nam dưới chế độ cộng sản, dưới dạng hồi ký, tiểu thuyết, biện thuyết và lý luận, vân vân. Đèn Cù nổi bật lên trong tủ sách đó. Nếu không phải là kho chứng liệu quan trọng và đầy đủ nhất thì đây là cuốn sách đọc lý thú nhất. Rất nhiều chuyện mới nghe lần đầu. Rất nhiều chuyện cũ được nhìn dưới con mắt khác, thấy những khía cạnh chưa ai từng thấy. Quý vị sẽ cười, sẽ khóc, sẽ thắc mắc, sẽ dằn vặt, thao thức, kinh tởm, giận dữ, sót thương, khi bị cuốn theo những Voi giấy (ối a) ngựa giấy chạy quanh trong cái đèn cù.
Đèn cù,Trần Đĩnh

Dưới cái tựa Đèn Cù, Trần Đĩnh gọi cuốn sách này là “truyện tôi.” Đọc xong thì hiểu tại sao tác giả không gọi nó là một “hồi ký” hay “tự truyện,” những loại văn quen thuộc khi người ta kể chuyện cuộc đời mình đã sống. Cuốn sách không viết theo phong cách hồi ký hay tự truyện, khi người viết có sẵn một bản đồ để viết theo, một mục tiêu muốn đạt tới. Đây cũng không phải là tiểu thuyết, tác giả không kể những chuyện mình tưởng tượng ra. “Truyện tôi” là một thể loại văn suôi mới, do Trần Đĩnh tạo ra. Mai mốt có thể sẽ không còn ai viết “truyện tôi” nữa. Mà có ai viết thì chăc chắn cũng không viết giống như Trần Đĩnh. Đèn Cù là một cuốn sách độc đáo.

Trần Đĩnh vốn là một thi sĩ, loại người thích sáng tạo ngôn ngữ, bầy đặt, đùa rỡn, vui chơi với ngôn ngữ. Đẽo gọt, mài rũa, “như thiết như tha, như trác như ma,” rùng mình sảng khoái hay quằn quại đau khổ với ngôn ngữ. Trước khi gia nhập tòa soạn báo Sự Thật, ở chiến khu Việt Bắc vào năm 1949, tuổi 19, ông đã viết báo rồi. Nhưng cuốn sách này tuyệt nhiên không dùng lối văn viết báo. Nhà báo không ai mở đầu một bài bằng mấy chữ: “Viết này vất vả,” rồi chấm câu. “Lười là rõ,” lại chấm câu. Cái khí văn đó tràn suốt tác phẩm. Có thể gọi đó là Khí văn Trần Đĩnh. Cũng như chúng ta có thể nhận ra Khí văn Phùng Quán, Khí văn Thanh Tâm Tuyền, vân vân, các thi sĩ có lúc viết văn suôi. Nó riêng biệt, văn đó đúng là người, mỗi người một vẻ.



Nhưng Trần Đĩnh vẫn giữ nguyên cái đức của người viết báo, là kể sự thật, kể những chuyện thật. Ông dùng một lối viết mà đọc tới đâu người ta cũng cảm thấy ngay: Đây là những chuyện thật, sự thật được bày ra, sự thật ròng, như thịt xương còn sống, tàu lá còn xanh, như gỗ mộc không sơn phết. Những suy tư, thao thức của tác giả được trình bày riêng, bên ngoài các sự kiện. Người viết không thêm thắt tình cảm, suy tư, phê phán, như thêm mắm muối, tiêu, hành, vào cho món ăn thêm mùi vị

Hết trích.

Đèn cù,Trần Đĩnh .docĐèn cù,Trần Đĩnh .pdfDEN-CU-Tran-Dinh-quyen-2.pdf

17.9.14

10 vạn câu hỏi vì sao

10 vạn câu hỏi vì sao Tại sao có loài thực vật thích ánh sáng Mặt trời, có loại thực vật thì thích bóng râm?

Phanblogs 10 vạn câu hỏi vì sao

Phanblogs 10 vạn câu hỏi vì sao




Không biết các bạn có chú ý đến không, một mặt hướng nam và một mặt hướng bắc của nhà, sườn phía Nam và sườn phía Bắc của núi cao nhận được lượng ánh sáng Mặt trời khác nhau. Ánh sáng Mặt trời ở sườn nam được chiếu trực tiếp, hơn nữa chiếu cả ngày tới tối, do đó thực vật sống trên phần núi này sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt độ cao; ánh sáng Mặt trời ở sườn bắc được chiếu xiên, những thực vật sống trên phần núi này sẽ nhận được ít ánh sáng và nhiệt lượng. Ngoài ra, lượng nước, độ ẩm, nhiệt độ, hướng gió, gió theo mùa và điều kiện hoàn cảnh khác của hai sườn nam và bắc cũng không hoàn toàn giống nhau.
Do ánh sáng, lượng nước, hướng gió, nhiệt độ khác nhau, làm cho sự sinh trưởng lâu dầi của thực vật ở sườn nam và sườn bắc cũng có tính cách không giống nhau. Nói một cách đơn giản, loài thực vật sinh trưởng ở sườn nam thích ánh sáng Mặt trời, nhà thực vật học gọi đó là thực vật dương sinh như tùng, sam, dương, liễu, hoè. Loài thực vật sinh trưởng lâu dài ở sườn bắc thì thích bóng râm, do đó người ta gọi chúng là thực vật âm sinh, như vân sam, lãnh sam, ngọc châm. Đây là kết quả do thực vật sống lâu dài trong môi trường khác nhau. Tính cách đặc thù thích dương thích âm này vốn không thể hình thành được trong một thời gian ngắn. Nhưng cho dù hình thành nên tính cách như thế này hoặc như thế kia cũng không thể thay đổi một cách tuỳ tiện được. Bởi vì để chúng càng thích hợp hơn với điều kiện sống ở sườn nam và sườn bắc, trong hình thái phần ngoài và cấu tạo sinh lý bên trong đều có sự biến đổi. Vậy thì, hình thái bên ngoài và cấu tạo sinh lý bên trong của thực vật thích dương và thực vật thích âm có sự khác biệt gì? Sự khác biệt rõ ràng nhất là phần lá. Chất là của thực vật thích ánh sáng là hơi dày và thô ráp, trên mặt lá có lớp chất sừng hoặc chất sáp có thể chống chọi với ánh sáng Mặt trời, lỗ khí thường nhỏ và dày, chất diệp lục tương đối ít nhưng số lượng tương đối nhiều. Đặc trưng cấu tạo lá của thực vật thích dương có thể đảm bảo cho lá có thể lợi dụng tốt năng lượng Mặt trời dưới sức chiếu của Mặt trời, trong trường hợp thiếu ánh sáng Mặt trời, cũng có thể tiến hành tác dụng quang hợp nhất định. Cấu tạo lá của thực vật thích âm và thực vật thích dương hoàn toàn tương phản nhau, lá thường to mà mỏng, chất sừng không phát triển, tế bào thân lá và lỗ khí tương đối ít, có khe hở tế bào tương đối phát triển. Số lượng diệp lục của lá ít hơn một nửa so với thực vật thích dương, nhưng hình dáng của lá hơi to. Như thế có lợi trong môi trường ẩm ướt, tối tăm cũng có thể hấp thụ và lợi dụng ánh sáng Mặt trời yếu ớt.
Ảnh hưởng của ánh sáng Mặt trời đối với sự sinh trưởng và phát dục của thực vật thực ra là rất lớn, do tác dụng của ánh sáng, không chỉ hình thái và sinh lý phần lá của thực vật thích ánh sáng và thực vật thích bóng râm có sự khác biệt rõ ràng, mà chính là cùng một loại thực vật, sinh trưởng trong môi trường đầy ánh sáng Mặt trời và môi trường râm mát thì biến hoá sinh thái của lá cũng rất lớn. Ví dụ, cây sinh trưởng trên mặt đất trống trải thì tán cây rộng lớn và phát triển; Sinh trưởng trong rừng rậm thì tán cây nhỏ hẹp và cao chót vót. Thậm chí có lúc lá trên cùng một cây do nhận được ánh sáng khác nhau mà tính cách biểu hiện ra của chúng cũng khác nhau, như lá trên ngọn cây hoặc mặt ngoài cây do nhận được nhiều ánh sáng chiếu, phần lá này liền biểu hiện ra đặc trưng của lá thích ánh sáng, còn lá phần dưới tán hoặc ở bên trong do thiếu sự chiếu sáng của ánh sáng, do đó chúng mới biểu hiện ra đặc trưng của lá thích bóng râm. Ví dụ như cây đinh hương, hoè tây, trên cùng một cây có thể xuất hiện lá thích ánh sáng và lá thích bóng râm.
Trong thực vật có loài thích ánh sáng, có loài thích bóng râm, chủ yếu được tạo thành do sự chiếu thẳng và chiếu xiên của ánh sáng Mặt trời, do điều kiện hoàn cảnh sinh trưởng khác nhau. Nhưng, có thể khẳng định một điểm, bất luận thực vật có hình dạng như thế nào, nếu không có một tia sáng thì dù cho là thực vật thích ánh sáng hay thực vật thích bóng râm thì đều không sống được.

Động vật sa mạc tồn tại như thế nào?

Động vật muốn tồn tại trong sa mạc thì phải có ít nhất hai khả năng. Một là khả năng đi lại, bởi vì đất cát bất cứ lúc nào cũng có thể chôn vùi chúng; hai là khả năng trữ nước, vì khi rời khỏi nước thì bất kỳ sinh vật nào cũng chỉ còn con đường chết.
Về cả hai phương diện trên thì loài thằn lằn có thể coi là một điển hình sống mãnh liệt: Phần trước tứ chi của chúng mở ra thành màng lớn, chống đỡ cho cơ thể đi lại thoải mái trên cát. Khi màn đếm buông xuống, lớp sương mù bao phủ, cơ thể và mắt của thằn lằn liền dùng khả năng tối đa để tập hợp những giọt sương. Ngoài ra cái lưỡi dài của nó còn có thể liếm sương trước mắt rất linh hoạt và khéo léo, giống như cái gạt nước trên ôtô vậy.
Về phương thức vận động, rắn lao “nhập gia tuỳ tục” bằng một kiểu di chuyển không giống ai: Để ngăn chặn bị các hạt cát chôn vùi bất cứ lúc nào, nó cong người sang trái, phải hết mức để tăng diện tích tiếp xúc với đất cát, và hình thành nên thói quen vận động nghiêng.
Về khả năng trữ nước, thằn lằn đuôi vểnh có những đặc điểm để thu gom các giọt nước tối đa. Mỗi khi sương xuống, nó lại bò lên đỉnh cồn cát, quay lưng về phía có sương từ biển thổi tới, đuôi của nó vểnh lên cao, làm cho thân của nó nghiêng sang một bên, khi sương mù gặp cơ thể lạnh buốt của con vật thì sẽ ngưng tụ thành những giọt nước, chạy men theo lưng trượt vào miệng thằn lằn.
Không chỉ dừng lại ở những đặc điểm này, động vật sa mạc mỗi con đều có một phương pháp tồn tại riêng, chẳng hạn có loài chuyên sống phụ thuộc vào thực vật. Một số thường ngày giấu mình trong các hang cát, khi mưa sương xuống thì lập tức bò lên mặt đất, sử dụng toàn thân để hứng sương.

10 vạn câu hỏi vì sao? ebook .pdf