Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức. Hiển thị tất cả bài đăng

17.11.15

Phân tích nội dung của chuẩn bị đàm phán

Phanblogs Phân tích nội dung của chuẩn bị đàm phán? Cho ví dụ minh họa 

Bài Làm :

 Đàm phán là quá trình 2 hoặc nhiều bên có những lợi ích chung và lợi ích xung đột, cùng nhau tìm ra và thống nhất 1 giải pháp để giải quyết vấn đề.


VD minh họa như sau : Công ty TNHH BÔ LÔ BA LA VIỆT NAM có nhu cầu trở thành nhà phân phối độc quyền sản phẩm Bánh Bèo của nhà sản xuất là hợp tác xã BA LA BÔ LÔ. Việc đàm phán được thể hiện qua quá trình thương lượng và chỉnh sửa, ký kết hợp đồng phân phối sản phẩm giữa hai bên Bên A ( NXS) và bên B ( Cty BÔ LÔ BA LA)

Bước 1 Chuẩn bị đàm phán
Chuẩn bị là công việc quan trọng và cần thiết trước khi làm bất cứ điều gì. Đối với đàm phán, chuẩn bị còn là công việc thiết yếu để đàm phán thành công. Chuẩn bị giúp cho người đàm phán sự tự tin cần thiết khi đàm phán. Ngược lại, nếu không chuẩn bị hoặc chuẩn bị không chu đáo sẽ khiến người đàm phán bị động, bộc lộ điểm yếu và có thể rơi vào thế bất lợi.
Chuẩn bị đàm phán bao gồm các công việc cụ thể sau:
I) Xác định các mục tiêu đàm phán
Một trong những nguyên nhân đàm phán thất bại đó là vì xác định sai mục tiêu hoặc đặt mục tiêu không khả thi. Do vậy cần xác định đúng mục tiêu đàm phán của mình là gì.
a)     Xác định nhu cầu: Đàm phán là để thoả mãn một nhu cầu nào đó vì vậy hiểu rõ nhu cầu cũng chính là cơ sở cho việc xác định mục tiêu đàm phán. Người đàm phán cần hiểu rõ mình thực sự cần gì. Cần phân biệt rõ những điều mình cần với những điều mình muốn.
Bảng dưới đây chỉ rõ các mong muốn và nhu cầu của bên B ( công ty TNHH BÔ LÔ BA LA). Chúng ta sẽ phân tích các vấn đề trong VD minh họachuẩn bị đàm phán trên vai trò Mr P giám đốc công ty TNHH BÔ LÔ BA LA

Mong Muốn
Nhu cầu
Ký kết được hợp đồng phân phối
Phát triển thị trường, tạo thêm lợi nhuận, sản phẩm và việc làm cho công ty
Phân phối độc quyền miền Bắc
Giảm cạnh tranh, tăng sự ổn đinh, lợi thế phát triển thị trường trong tương lai
Chiết khấu cao trên 30% - 50%
Tăng lợi nhuận
Doanh số cam kết kiêu thụ / năm thấp
Giảm áp lực công việc
Hợp đồng trên 2 năm
Độ ổn định của thị trường, công việc
Miễn phí vận chuyển hàng hóa cho bên B
Giảm chi phí
Hợp đồng ký trước tháng 12/2015
Cần 1 đến 2 tháng để chuẩn bị hậu cần, nhân sự, làm thương hiêu , quảng cáo. Và đích ngắm tung hàng vào dịp tết Âm lịch

Theo như nhận đinh của Mr P thị trường miền Bắc chưa có sự cạnh tranh nhiều về mặt hàng này. Khả năng phát triển là có : Xét các điều kiện trên nếu các doanh nghiệp nào đáp ứng được các điều kiện cung cấp mặt hàng như trên đều có thể tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng với bên B. Không phải duy nhất NSX BA LA BÔ LÔ đáp ứng được
Như vậy xác định đúng nhu cầu thực sự giúp người đàm phán không mất định hướng trong quá trình đàm phán và linh hoạt hơn trong việc tìm ra các giải pháp thoả mãn nhu cầu.
•           Xác định các phạm vi đàm phán: Việc tất cả các mong muốn đều được đáp ứng thường hiếm khi xảy ra. Trong đàm phán, mong muốn của chúng ta thường bị giới hạn bởi mong muốn của đối tác đàm phán. Luôn nhớ, đàm phán là quá trình trao đổi lợi ích giữa các bên vì vậy người đàm phán cần chuẩn bị trao đổi.
Chuẩn bị trao đổi nghĩa là phải xác định được mức độ nhượng bộ trong mỗi mong muốn và những mong muốn nào có thể hy sinh, những mong muốn nào thì không thể. Để làm được điều đó cần phải xác định phạm vi các mong muốn của mình
Xác định phạm vi cho các mong muốn của mình: Là xác định giới hạn trên và giới hạn dưới. Chúng ta sẽ ngưng đàm phán nếu vượt qua giới hạn đó.



Ví dụ: Chúng ta xác định phạm vi mong muốn về hợp đồng của Mr P như sau
Mong muốn
Tối thiểu
Lý tưởng
Tối đa
Ký kết được hợp đồng phân phối
Ký kết được hợp đồng phân phối
Ký kết được hợp đồng phân phối
Ký kết được hợp đồng phân phối, thêm 2 mã SP từ Bên B
Phân phối độc quyền miền Bắc
Phân phối độc quyền miền Hà Nội
Phân phối độc quyền miền Bắc
Phân phối độc quyền miền Cả nước
Chiết khấu cao trên 30% - 50%
30%
50%
70%
Doanh số cam kết kiêu thụ / năm thấp
500 triệu
200 triệu
800 triệu
Hợp đồng trên 2 năm
1 năm
2 năm
3 năm
Doanh số cam kết kiêu thụ / năm thấp
500 triệu
200 triệu
800 triệu
Miễn phí vận chuyển hàng hóa cho bên B
Bên A chịu 50% chi phí vận chuyển
Bên A chịu 80% chi phí vận chuyển
Bên A chịu 100% chi phí vận chuyển
Hợp đồng ký trước tháng 12/2015
28/11/2015
18/10/2015
18/11/2015
•           Phân loại các mong muốn: Có thể chia các mong muốn thành 3 nhóm sau:
o          Thiết yếu: Những mong muốn nhất định phải được đáp ứng.
o          Quan trọng: Những mong muốn cần được đáp ứng.
o          Có thì tốt: Những mong muốn có thể bỏ qua mà không ảnh hưởng nhiều.



Ví dụ: Phân loại mong muốn các yêu cầu của Mr P như sau:

Thiết Yếu
Chiết khấu cao trên 30%
Hợp đồng từ 1 năm trở lên
Hợp đồng ký trước tháng 12/2015
Quan trọng
Phân phối độc quyền miền Bắc
Có thì tốt
Miễn phí vận chuyển hàng hóa cho bên A
Doanh số cam kết kiêu thụ / năm thấp
Các yêu cầu đặt ra cũng như việc phân loại tầm quan trọng của mỗi yêu cầu sẽ rất khác nhau ở các doanh nghiệp khác nhau. Đối tác đàm phán cũng có thể có những yêu cầu và cũng phân loại chúng.
II) Thu thập thông tin đàm phán
Thông tin là tài sản quan trọng nhất trong đàm phán vì nó mang đến cho người đàm phán những lợi thế trong quá trình đàm phán và giúp cho người đàm phán tự tin hơn khi đánh giá đúng những đề nghị của đối tác cũng như những thông tin mà họ đưa ra.
Có nhiều cách thu thập thông tin:
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Thông tin từ các nhà cung cấp hoặc các trung gian môi giới.
Kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp.
Các thông tin người đàm phán cần biết xoay xung quanh vấn đề đàm phán như: giá cả, chất lượng, chủng loại, thời gian giao nhận, nhà cung cấp, người mua, các yêu cầu đưa ra có khả thi không…
Kết quả của việc thu thập thông tin là giúp được người đàm phán:
Đánh giá tính khả thi của các yêu cầu và điều chỉnh mục tiêu. Lựa chọn một hoặc một vài đối tác đàm phán.

III) Xác định các phương án thay thế
Xác định được các phương án khác nhau có thể thoả mãn nhu cầu của doanh nghiệp
Các bước để xây dựng phương án thay thế tốt nhất là:
•           Bước 1: Nghĩ ra càng nhiều phương án thay thế càng tốt Ví dụ: Nếu không đàm phán được mặt hàng Bánh Bèo với bên A, liệu có mặt hàng nào của bên A đáp ứng được nhu cầu của bên B lúc này ? Có chắc rằng bên A là sư lựa chon duy nhất lúc này hay còn bên C nào khác đáp ứng được nhu cầu hiện tại của bên B
•           Bước 2: Lựa chọn những phương án triển vọng nhất và biến chúng thành hiện thực. Ví dụ: Gần đây bên C cũng nổi lên một mặt hàng tương ứng về mảng thực phẩm chức năng là bánh không bèo, liệu phương án đó có thay thế trong trường hợp không đàm phán thành công với bên A. Mà bên B đang cần hàng để phục vụ dịp tết âm lịch ?
•           Bước 3: Đánh giá xem phương án thay thế nào là tốt nhất: Để đánh giá cần có tiêu chí đánh giá chính là mức độ đáp ứng nhu cầu của mỗi phương án. VD: sau khi suy xét và tinh toán thấy rằng chi phí triển khai với bên A nếu thành công là 25 triêu. Kỳ vọng lãi ròng 6 tháng là 60 triệu. Chi phí triển khai với bên C nếu thành công là 15 triệu. Kỳ vọng lãi ròng 6 tháng là 30 triệu. Trường hợp xấu nhất Mr P vẫn chọn bên nào thành công trước trong đàm phán để có hàng tung dịp tết, tạo công việc cho nhân viên.
Trong thực tế, các nhà đàm phán thường quá chú trọng việc đàm phán mà quên xem xét những phương án thay thế cho cuộc đàm phán đó. Hiểu được giá trị của phương án thay thế tốt nhất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó không chỉ giúp người đàm phán tránh được những cuộc đàm phán không cần thiết mà còn giúp họ tránh được những thoả thuận bất lợi. Ngoài ra phương án thay thế tốt nhất còn là cơ sở khách quan để biết được khi nào thì nên rút lui.

IV) Tìm hiểu về đối tác đàm phán
Sau khi đã chọn được đối tác đàm phán, doanh nghiệp cần tìm hiểu các thông tin về đối tác đàm phán. Chưa hẳn có càng nhiều thông tin thì càng tốt mà quan là phải có những thông tin cần thiết. Những thông tin quan trọng có thể là:
•           Mục tiêu đàm phán của họ tình hình tài chính, doanh số của họ trong thời gian gần đây,…?
Mr P đã có thông tin về NSX QT . Sản lượng bình quân một tháng của họ là 2 tấn bánh bèo. Như vậy họ đáp ứng tốt về nguồn cung sản phẩm.
•           Phương án thay thế tốt nhất của đối tác nếu không đạt được thoả thuận là gì?
Nếu việc đàm phán không thành công bên A kỳ vọng bên B chuyển thành mua đứt bán đoạn điều này cũng là một khả năng để ngỏ để làm dữ liệu trong đàm phán leo thang.
•           Các thành viên tham gia đàm phán (Ai? Làm gì? có nhiều kinh nghiệm không? Có phải là những nhà đàm phán chuyên nghiệp không? Có vai trò gì? Có quyền ra quyết định không? Thói quen, sở thích của họ?...)
Việc quyết định hợp đồng này của bên A là do chủ tịch NSX đứng ra đàm phán và toàn quyền quyết đinh. Đây là một thuận lợi nhưng cũng là khó khăn cho bên B.
Hiện nay bên A đang thừa nguyên liệu và thiếu đầu ra, các đối tác của A là các đại lý nhỏ lẻ, độ phủ ước tính 30% cả nước v v.
Bên Achưa biết gì về bên B vì vậy cần giới thiệu cụ thể về năng lực của bên B để làm cơ sở đàm phán cân bằng .

•           Đối tác đàm phán có biết gì về doanh nghiệp mình không? Có thể tìm kiếm các thông tin về đối tác thông qua:
•           Hỏi đối tác.
•           Tìm hiểu các cuộc đàm phán tương tự của đối tác trong quá khứ.
•           Tình hình hoạt động hiện tại của đối tác đàm phán.
•           Những thông tin thị trường có liên quan đến đối tác đàm phán.
 Thường thì chúng ta sẽ không thể biết tất cả các thông tin về đối tác đàm phán, do vậy chúng ta sẽ phải đưa ra những giả định dựa trên kinh nghiệm của mình hoặc dựa trên những nguồn thông tin sẵn có. Trên cơ sở những thông tin về mục tiêu đàm phán của đối tác, đối chiếu với mục tiêu đàm phán của mình để dự đoán những vấn đề đàm phán.
V).Xác định chiến lược và chiến thuật đàm phán
Phải xác định một chiến lược cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra. Những việc cần phải làm:
•           Thành lập đoàn đàm phán
Đàm phán có thể diễn ra giữa hai cá nhân hoặc hai nhóm. Những cuộc đàm phán lớn, vấn đề phức tạp đòi hỏi sự tham gia của nhiều người. Lợi thế có được với một nhóm đàm phán là:
o          Kiến thức của nhóm rộng hơn và khả năng đa dạng hơn.
o          Các thành viên có thể đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau, thậm chí đóng những vai trò khác nhau.
o          Tuy nhiên, nhóm đàm phán cũng có những bất lợi như: phối hợp không ăn ý, mâu thuẫn giữa các thành viên. Do đó khi lập nhóm đàm phán cần phải chú ý:
         Nếu nhóm đàm phán quá lớn, việc phối hợp sẽ trở nên khó khăn hơn. Nhưng nếu nhóm đàm phán quá nhỏ, các thành viên trong nhóm sẽ bị phân tán trong nhiều vai trò và nhiệm vụ khác nhau.
         Nên lựa chọn các thành viên trong nhóm có các kỹ năng, khả năng và kinh nghiệm bổ sung lẫn nhau.
         Phải phân công rõ vai trò và nhiệm vụ của từng thành viên
         Các thành viên phải tin tưởng lẫn nhau
Các thành viên trong một đoàn đàm phán thường đảm nhận một trong ba vai trò cơ bản sau:
o          Vai trò lãnh đạo: Người đảm nhận vai trò này thường là trưởng đoàn đàm phán và thường đảm nhận nhiệm vụ: điều khiển cuộc thảo luận, đưa ra đề xuất trọn gói, đề nghị trao đổi các điều kiện, đề nghị tạm dừng đàm phán.
o          Vai trò tổng kết (gây khó khăn): Người đóng vai trò này luôn cảnh giác với những gì đối tác nói hay làm và thường đảm nhận các nhiệm vụ như: Đặt câu hỏi cho phía đối tác, giải thích những thắc mắc của đối tác để làm rõ vấn đề, tóm tắt những nội dung thảo luận vào những thời điểm thích hợp, “câu giờ” để cho người lãnh đạo có thời gian suy nghĩ, đảm bảo cuộc đàm phán đi đúng hướng, không bỏ qua bất kỳ 1 ý kiến nào, bảo vệ mục tiêu.
o          Vai trò quan sát (tạo thuận lợi): Người đóng vai trò này sẽ thúc đẩy việc đạt được thoả thuận và hiểu quan điểm của đối tác. Những nhiệm vụ mà người này thường đảm nhận bao gồm: theo dõi cuộc thảo luận, lắng nghe, ghi chép, phán đoán những sự thật bị che dấu trong quá trình đàm phán và giữ yên lặng.
Khi phân công vai trò cho các thành viên, cần cân nhắc sự phù hợp giữa khả năng và nhiệm vụ mà họ phải đảm nhận. Để nhóm đàm phán phối hợp hiệu quả, các thành viên trong nhóm đàm phán cần được chuẩn bị kỹ năng đàm phán cũng như những hiểu biết về vấn đề đàm phán.
•           Chuẩn bị chương trình và nội dung đàm phán
Xây dựng chương trình cụ thể những việc cần phải làm, những vấn đề sẽ đề cập, thời gian cho mỗi nội dung sẽ giúp các bên đàm phán chủ động trong quá trình đàm phán. Để không xảy ra những tranh cãi giữa các bên đàm phán, chúng ta nên soạn thảo chương trình rồi đề nghị đối tác điều chỉnh, bổ sung. Sau đó các bên sẽ cùng thống nhất chương trình làm việc cụ thể.
•           Những chiến thuật sẽ sử dụng trong đàm phán
Chiến thuật là những hành động, là cách chúng ta đối phó với đối tác đàm phán. Một chiến thuật thường liên quan đến hoàn cảnh và bối cảnh của từng cuộc đàm phán cụ thể chứ không có một chiến thuật cho mọi cuộc đàm phán. Nhưng tất cả các chiến thuật đều phải bổ sung và phù hợp với chiến lược. Một số chiến lược thường được sử dụng như:
o          Nếu là người bán, đề nghị cao sau đó giảm từ từ. Nếu là người mua, đề nghị thấp sau đó tăng dần.
o          Không cường điệu về mình và sản phẩm.
o          Khi đạt được thoả thuận về một vấn đề, nhanh chóng chuyển qua vấn đề khác.
o          Giữ lời hứa.
o          Biết tạm ngừng đúng lúc.
o          Không bao giờ nhượng bộ một cách vô điều kiện.
o          Nhượng bộ từ từ và ngày càng ít hơn.
o          Để cho đối tác có cảm giác họ đã đạt được 1 thoả thuận tốt.
o          Thay đổi giá.
o          Sử dụng thời gian làm vũ khí thương lượng.
o          Hứa với đối phương một cách chung chung đề giành ưu thế.
o          Không gây áp lực.
o          Ghi chép tỉ mỉ.
o          Xây dựng các biểu mẫu để văn bản của minh có vẻ chính thống.
o          Lấy chính sách của công ty làm công cụ thương lượng.
o          Sẵn sàng chấp nhận những rủi ro đã lường trước.
o          Chỉ có một sự lựa chọn.
o          …
Theo nhận đinh của Mr P. Đây là một hợp đồng nhỏ, Lợi thế thuộc về bên B. Nên việc đàm phán nên triển khai gọn nhẹ bằng một buổi trực tiếp trao đổi thông tin giữa hai bên và một buổi còn lại để hoàn thành các thủ tục về giấy tờ.
Số lượng người đàm phán mỗi bên 2 người 1 phó giám đốc ( người trực tiếp đàm phán)  và 1 thư ký người quan sát, ghi nhận và tổng hợp thông tin.
Việc đàm phán dựa trên nguyên tắc thỏa thuận tình cảm, không cứng nhắc. Mở lối cho cả hai bên về những hợp đồng trong tương lai.



VI) Một số chuẩn bị khác
Ngoài ra chúng ta cũng nên chú ý tới việc chuẩn bị một số các công việc khác như: địa điểm đàm phán, vị trí trên bàn đàm phán, phong cách đàm phán và các tài liệu cần thiết…
Trong thời gian đàm phán chú ý đến phong cách dễ gần, cầu thị và hợp tác. Tránh sang trong và cứng nhắc.
Bên cạnh đó bên B cũng cần chú ý các giấy tờ , hành lang pháp lý đối với sản phẩm đang đàm phán của bên A. Tránh những rủi ro và phát sinh về trách nhiệm luật phát trong tương lai.
VII) Kết luận :
Kỹ năng đàm phán là sự tổng hòa của kỹ năng nhân sự và kỹ năng tư duy. Để đàm phán thành công cần có các kiến thức cơ bản về giao tiếp, am hiểu về tâm lý học, và nhiều lĩnh vực khác. Ngoài ra, đàm phán cũng cần đến kinh nghiệm. Người đàm phán giỏi như chú tắc kè hoa, luôn biết biến mình để phù hợp với môi trường xung quanh. Người đàm phán phải cứng như đá và mềm như ngọn cỏ. Vì vậy các nhà quản trị phải tích lũy dần kiến thức và kinh nghiệm, nắm được những nguyên tắc cơ bản để có thể trở thành nhà đàm phán giỏi và chuyên nghiệp. Việc chuẩn bị giai đoạn trước đàm phán có tinh chất quyết đinh 50% vào thành công của việc đàm phán.
Cổ nhân có câu Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng. Còn trong đàm phán“biết địch biết ta trăm trận không thua là thành công”




5.10.15

Dân di cư, dân tị nạn, xin tị nạn là như thế nào ?

Phanblogs Dân di cư, dân tị nạn, xin tị nạn là như thế nào ? 

Hình ảnh bé Aylan Kurdi, 3 tuổi chết trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ gây ám ảnh về sự tàn khốc của khủng hoảng tị nạn.
Hình ảnh những con người sống trong sự bẩn thỉu nhơ nhuốc tại các bến tàu Budapest, hay ngày ngày mạo hiểm trèo qua hàng rào thép ở biên giới Hungary, hoặc vạ vật qua ngày ở Calais, Pháp đã tràn ngập trên báo đài suốt nhiều tháng nay. Thế nhưng, chỉ đến khi hình ảnh xác em bé Syria nằm trên bờ biển Bordun tại Thổ Nhĩ Kỳ được công bố, người ta mới thực sự quan tâm đến khủng hoảng tị nạn đang xảy ra bấy lâu nay.


Nhưng có một vấn đề, bạn có phân biệt được rõ thế nào là dân nhập cư, dân tị nạn và người xin tin nạn? Những từ này đang được sử dụng không nhất quán và thường bị nhầm lẫn. Bài viết sau sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát nhất về 3 bộ phận những người rời bỏ quê hương đi tìm miền đất mới này.

1. Dân di cư
Theo định nghĩa, dân nhập cư là bộ phận những người chuyển đến định cư tạm thời, hoặc vĩnh viễn từ một khu vực, quốc gia tới một nơi khác sinh sống. Có rất nhiều lý do để người ta di cư, ví dụ như một người đi tới lao động tại địa phương khác, hoặc muốn tìm đến một địa phương tốt hơn cho việc phát triển công việc, những người này gọi là "Di dân kinh tế". Bên cạnh đó, còn có những người di cư vì lý do gia đình, lý do học tập... Còn có những người di cư vì mục đích chạy trốn tranh chấp hoặc trốn khỏi hoàn cảnh bị ngược đãi, nhóm người sẽ được gọi là "dân tị nạn".




Làn sóng di cư bùng nổ tại các nước nghèo.

Mặc dù cụm từ "dân di cư" từng mang ý nghĩa trung lập, thế nhưng trong thời gian gần đây cụm từ này dần bị biến tướng, mang ý nghĩa xấu với mục đích công kích và rất nặng mùi thành kiến. Tháng 8 năm nay, những người vượt Địa Trung Hải đến một vùng đất khác sẽ không còn được tính là "dân di cư" nữa, bởi theo thống kê của Liên hợp quốc, phần lớn người chết đuối khi cố tiến vào bờ biển Châu Âu đều là người chạy trốn chiến sự, ngược đãi và đói nghèo.

Tranh cãi cũng nổ ra khi người ta bắt đầu đem so sánh về mặt thuật ngữ giữa hai cụm từ "dân di cư" và "dân nhập cư". Ý nghĩa chung của từ di cư là hành động chuyển tới định cư tại một địa phương khác, trong khi "nhập cư" lại có phạm trù ý nghĩa nhỏ hơn, chỉ là một người chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác với mục đích sinh sống vĩnh viễn.

Theo thống kê từ Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), ước tính trong năm 2013 đã có tới 232 triệu người, tương đương 3,2% dân số thế giới sống ngoài quốc gia nơi họ sinh ra. Tỷ lệ di cư trong nước tại các quốc gia cũng ngày càng tăng mạnh.

2. Dân tị nạn
Một người được tính là dân tị nạn khi họ buộc phải rời bỏ quốc gia đang sinh sống nhằm mục đích chạy trốn khỏi chiến tranh, sự ngược đãi, hoặc thảm họa thiên nhiên. Năm 1951, Công ước về vị thế của người tị nạn ra đời, chỉ rõ định nghĩa về thế nào là một người tị nạn, quyền lợi của họ ra sao và nghĩa vụ pháp lý của họ là gì.

Theo Công ước, định nghĩa về người tị nạn là: " Một người có sự sợ hãi có cơ sở bị ngược đãi vì những lý do chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, hoặc do là thành viên của một nhóm xã hội cụ thể nào đó, hay vì quan điểm chính trị, đang ở ngoài đất nước mà người đó có quốc tịch và không thể, hoặc, do sự sợ hãi như­ vậy, không muốn tiếp nhận sự bảo vệ của quốc gia đó; hoặc người không có quốc tịch đang sống ở ngoài quốc gia mà trước đó hä đã từng cư trú do kết quả của những sự kiện đó mà không thể, hoặc do sự sợ hãi, mà không muốn trở lại quốc gia đó."




Dân tị nạn tập trung bên ngoài ga tàu hỏa Budapest chờ một chuyến đi tới các nước Châu Âu khác.

Không một thời điểm nào trong lịch sử lại chứng kiến cảnh nhiều người buộc phải rời khỏi tổ ấm của mình tìm một vùng đất mới để tránh chiến tranh, ngược đãi hơn thời điểm hiện tại. Theo số liệu từ Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc, số người phải rời khỏi nơi sinh sống tính đến cuối năm 2014 đã chạm tới con số 59.5 triệu người, trong khi 1 thập kỷ trước con số đó chỉ là 37.5 triệu người, chủ yếu do động đất núi lửa, khủng hoảng chính trị, quân sự gia tăng tại các nước Châu Phi, Trung Đông, Châu Âu, Châu Á.

Một trong những hệ quả rõ ràng nhất trong việc xung đột leo thang trên thế giới đó là người dân tại các nước bất ổn buộc phải tìm những biện pháp liều lĩnh nhất để thoát khỏi quốc gia mình đang sinh sống tới một vùng đất mới, phổ biến nhất là sử dụng thuyền băng qua đại dương. Ít nhất đã có 2000 người chết khi cô băng qua Địa Trung Hải tới các nước Châu Âu trong năm 2015.

3. Người xin tị nạn
Đây là những người đang đệ đơn tới một quốc gia để xin được tị nạn và đang đợi quyết định chính thức từ chính quyền nước nộp đơn sẽ chấp nhận hay từ chối họ. Nếu đơn xin tị nạn bị từ chối, hoặc người đệ đơn không thỉnh cầu được hưởng sự bảo vệ trong lúc chờ quyết định khác, họ sẽ phải tự nguyện rời khỏi nước sở tại trở về quốc gia mà họ mang quốc tịch, hoặc sẽ bị buộc phải về nước. Thông thường, khi tình hình quốc gia chưa có chuyển biến tốt, việc trở về này sẽ rất nguy hiểm.




Rất nhiều người bị bác đơn xin tị nạn tại Anh.





Một điều quan trọng khác, những người xin tị nạn đã từng có tiền án sử dụng hộ chiếu giả, hoặc cố tình trốn khỏi đất nước thông qua đường du lịch sẽ không có nhiều cơ hội được chấp thuận đơn xin tị nạn. Gia đình cậu bé Aylan chính là một trường hợp tiêu biểu cho việc bị từ chối đơn xin tị nạn. Chị gái của anh Abdullah, cô Teema Kurdi đã tài trợ cho gia đình 4 người tới Canada tị nạn và đoàn tụ với mình, tuy nhiên do một số sự phức tạp trong tình hình Thổ Nhĩ Kỳ, visa đã không đến tay gia đình Syria. Đây chính là nguyên nhân khiến họ phải liều lĩnh sử dụng thuyền cao su vượt Địa Trung Hải, mong tới được đảo Kos, Hi Lạp nhưng không may gặp bi kịch khi chỉ mới ra khơi được 4 phút.




Những người thất bại trong việc xin tị nạn tại các quốc gia buộc phải sử dụng các biện pháp tiêu cực nhất để thoát khỏi quốc gia đang sinh sống.

Theo các báo cáo, quốc gia có nhiều người xin tị nạn nhất là Đức, với khoảng 173.000 người nộp đơn. Mỹ đứng thứ hai với 121.000 đơn xin tị nạn được gửi đến, trong khi đó con số này ở Anh là 31.300 người, chiếm khoảng 0.24% dân số đảo quốc sương mù. Cuối năm 2014, tại Anh tổng cộng có 117.161 người tị nạn, 36.383 đơn xin tị nạn đang chờ giải quyết và 16 người không rõ vị thế.

Phần lớn số người tị nạn sẽ ở lại quốc gia mà họ tới, cũng có nghĩa là 86% số người tị nạn đang "trọ" tại các nước đang phát triển.


21.9.14

Đèn cù,Trần Đĩnh

Phanblogs

DEN-CU-Tran-Dinh-quyen-2.pdf

Quý vị phải lắng yên nghe bài Đèn Cù. Tự mình hát lên, hát cho thấm thía vào lòng, cho những câu dân ca văng
vẳng trong đầu trong khi đọc Đèn Cù của Trần Đĩnh. Khen ai khéo vẽ (ối a) đèn cù. Voi giấy (ối a) ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh… Voi giấy (ối a) ngựa giấy, vòng quanh nó chạy tít mù. Đèn Cù, cũng gọi là đèn kéo quân, là một trong số đèn Trung Thu, đồ chơi cho trẻ em và cho cả người lớn. Quý vị sẽ dần dần nhìn thấy hoạt cảnh xã hội Việt Nam những hình nhân voi giấy, ngựa giấy tít mù nó chạy vòng quanh trên màn ảnh đèn cù trong hơn nửa thế kỷ. Trong đó có Trần Đĩnh. Một nhân chứng, một người tham dự trong đám Voi giấy (ối a) ngựa giấy lần lần hồi tưởng lại những cảnh cùng nhau chạy vòng quanh (ối a) tít mù. Nhiều tác giả đã viết về xã hội miền Bắc Việt Nam dưới chế độ cộng sản, dưới dạng hồi ký, tiểu thuyết, biện thuyết và lý luận, vân vân. Đèn Cù nổi bật lên trong tủ sách đó. Nếu không phải là kho chứng liệu quan trọng và đầy đủ nhất thì đây là cuốn sách đọc lý thú nhất. Rất nhiều chuyện mới nghe lần đầu. Rất nhiều chuyện cũ được nhìn dưới con mắt khác, thấy những khía cạnh chưa ai từng thấy. Quý vị sẽ cười, sẽ khóc, sẽ thắc mắc, sẽ dằn vặt, thao thức, kinh tởm, giận dữ, sót thương, khi bị cuốn theo những Voi giấy (ối a) ngựa giấy chạy quanh trong cái đèn cù.
Đèn cù,Trần Đĩnh

Dưới cái tựa Đèn Cù, Trần Đĩnh gọi cuốn sách này là “truyện tôi.” Đọc xong thì hiểu tại sao tác giả không gọi nó là một “hồi ký” hay “tự truyện,” những loại văn quen thuộc khi người ta kể chuyện cuộc đời mình đã sống. Cuốn sách không viết theo phong cách hồi ký hay tự truyện, khi người viết có sẵn một bản đồ để viết theo, một mục tiêu muốn đạt tới. Đây cũng không phải là tiểu thuyết, tác giả không kể những chuyện mình tưởng tượng ra. “Truyện tôi” là một thể loại văn suôi mới, do Trần Đĩnh tạo ra. Mai mốt có thể sẽ không còn ai viết “truyện tôi” nữa. Mà có ai viết thì chăc chắn cũng không viết giống như Trần Đĩnh. Đèn Cù là một cuốn sách độc đáo.

Trần Đĩnh vốn là một thi sĩ, loại người thích sáng tạo ngôn ngữ, bầy đặt, đùa rỡn, vui chơi với ngôn ngữ. Đẽo gọt, mài rũa, “như thiết như tha, như trác như ma,” rùng mình sảng khoái hay quằn quại đau khổ với ngôn ngữ. Trước khi gia nhập tòa soạn báo Sự Thật, ở chiến khu Việt Bắc vào năm 1949, tuổi 19, ông đã viết báo rồi. Nhưng cuốn sách này tuyệt nhiên không dùng lối văn viết báo. Nhà báo không ai mở đầu một bài bằng mấy chữ: “Viết này vất vả,” rồi chấm câu. “Lười là rõ,” lại chấm câu. Cái khí văn đó tràn suốt tác phẩm. Có thể gọi đó là Khí văn Trần Đĩnh. Cũng như chúng ta có thể nhận ra Khí văn Phùng Quán, Khí văn Thanh Tâm Tuyền, vân vân, các thi sĩ có lúc viết văn suôi. Nó riêng biệt, văn đó đúng là người, mỗi người một vẻ.



Nhưng Trần Đĩnh vẫn giữ nguyên cái đức của người viết báo, là kể sự thật, kể những chuyện thật. Ông dùng một lối viết mà đọc tới đâu người ta cũng cảm thấy ngay: Đây là những chuyện thật, sự thật được bày ra, sự thật ròng, như thịt xương còn sống, tàu lá còn xanh, như gỗ mộc không sơn phết. Những suy tư, thao thức của tác giả được trình bày riêng, bên ngoài các sự kiện. Người viết không thêm thắt tình cảm, suy tư, phê phán, như thêm mắm muối, tiêu, hành, vào cho món ăn thêm mùi vị

Hết trích.

Đèn cù,Trần Đĩnh .docĐèn cù,Trần Đĩnh .pdfDEN-CU-Tran-Dinh-quyen-2.pdf

17.9.14

10 vạn câu hỏi vì sao

10 vạn câu hỏi vì sao Tại sao có loài thực vật thích ánh sáng Mặt trời, có loại thực vật thì thích bóng râm?

Phanblogs 10 vạn câu hỏi vì sao

Phanblogs 10 vạn câu hỏi vì sao




Không biết các bạn có chú ý đến không, một mặt hướng nam và một mặt hướng bắc của nhà, sườn phía Nam và sườn phía Bắc của núi cao nhận được lượng ánh sáng Mặt trời khác nhau. Ánh sáng Mặt trời ở sườn nam được chiếu trực tiếp, hơn nữa chiếu cả ngày tới tối, do đó thực vật sống trên phần núi này sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt độ cao; ánh sáng Mặt trời ở sườn bắc được chiếu xiên, những thực vật sống trên phần núi này sẽ nhận được ít ánh sáng và nhiệt lượng. Ngoài ra, lượng nước, độ ẩm, nhiệt độ, hướng gió, gió theo mùa và điều kiện hoàn cảnh khác của hai sườn nam và bắc cũng không hoàn toàn giống nhau.
Do ánh sáng, lượng nước, hướng gió, nhiệt độ khác nhau, làm cho sự sinh trưởng lâu dầi của thực vật ở sườn nam và sườn bắc cũng có tính cách không giống nhau. Nói một cách đơn giản, loài thực vật sinh trưởng ở sườn nam thích ánh sáng Mặt trời, nhà thực vật học gọi đó là thực vật dương sinh như tùng, sam, dương, liễu, hoè. Loài thực vật sinh trưởng lâu dài ở sườn bắc thì thích bóng râm, do đó người ta gọi chúng là thực vật âm sinh, như vân sam, lãnh sam, ngọc châm. Đây là kết quả do thực vật sống lâu dài trong môi trường khác nhau. Tính cách đặc thù thích dương thích âm này vốn không thể hình thành được trong một thời gian ngắn. Nhưng cho dù hình thành nên tính cách như thế này hoặc như thế kia cũng không thể thay đổi một cách tuỳ tiện được. Bởi vì để chúng càng thích hợp hơn với điều kiện sống ở sườn nam và sườn bắc, trong hình thái phần ngoài và cấu tạo sinh lý bên trong đều có sự biến đổi. Vậy thì, hình thái bên ngoài và cấu tạo sinh lý bên trong của thực vật thích dương và thực vật thích âm có sự khác biệt gì? Sự khác biệt rõ ràng nhất là phần lá. Chất là của thực vật thích ánh sáng là hơi dày và thô ráp, trên mặt lá có lớp chất sừng hoặc chất sáp có thể chống chọi với ánh sáng Mặt trời, lỗ khí thường nhỏ và dày, chất diệp lục tương đối ít nhưng số lượng tương đối nhiều. Đặc trưng cấu tạo lá của thực vật thích dương có thể đảm bảo cho lá có thể lợi dụng tốt năng lượng Mặt trời dưới sức chiếu của Mặt trời, trong trường hợp thiếu ánh sáng Mặt trời, cũng có thể tiến hành tác dụng quang hợp nhất định. Cấu tạo lá của thực vật thích âm và thực vật thích dương hoàn toàn tương phản nhau, lá thường to mà mỏng, chất sừng không phát triển, tế bào thân lá và lỗ khí tương đối ít, có khe hở tế bào tương đối phát triển. Số lượng diệp lục của lá ít hơn một nửa so với thực vật thích dương, nhưng hình dáng của lá hơi to. Như thế có lợi trong môi trường ẩm ướt, tối tăm cũng có thể hấp thụ và lợi dụng ánh sáng Mặt trời yếu ớt.
Ảnh hưởng của ánh sáng Mặt trời đối với sự sinh trưởng và phát dục của thực vật thực ra là rất lớn, do tác dụng của ánh sáng, không chỉ hình thái và sinh lý phần lá của thực vật thích ánh sáng và thực vật thích bóng râm có sự khác biệt rõ ràng, mà chính là cùng một loại thực vật, sinh trưởng trong môi trường đầy ánh sáng Mặt trời và môi trường râm mát thì biến hoá sinh thái của lá cũng rất lớn. Ví dụ, cây sinh trưởng trên mặt đất trống trải thì tán cây rộng lớn và phát triển; Sinh trưởng trong rừng rậm thì tán cây nhỏ hẹp và cao chót vót. Thậm chí có lúc lá trên cùng một cây do nhận được ánh sáng khác nhau mà tính cách biểu hiện ra của chúng cũng khác nhau, như lá trên ngọn cây hoặc mặt ngoài cây do nhận được nhiều ánh sáng chiếu, phần lá này liền biểu hiện ra đặc trưng của lá thích ánh sáng, còn lá phần dưới tán hoặc ở bên trong do thiếu sự chiếu sáng của ánh sáng, do đó chúng mới biểu hiện ra đặc trưng của lá thích bóng râm. Ví dụ như cây đinh hương, hoè tây, trên cùng một cây có thể xuất hiện lá thích ánh sáng và lá thích bóng râm.
Trong thực vật có loài thích ánh sáng, có loài thích bóng râm, chủ yếu được tạo thành do sự chiếu thẳng và chiếu xiên của ánh sáng Mặt trời, do điều kiện hoàn cảnh sinh trưởng khác nhau. Nhưng, có thể khẳng định một điểm, bất luận thực vật có hình dạng như thế nào, nếu không có một tia sáng thì dù cho là thực vật thích ánh sáng hay thực vật thích bóng râm thì đều không sống được.

Động vật sa mạc tồn tại như thế nào?

Động vật muốn tồn tại trong sa mạc thì phải có ít nhất hai khả năng. Một là khả năng đi lại, bởi vì đất cát bất cứ lúc nào cũng có thể chôn vùi chúng; hai là khả năng trữ nước, vì khi rời khỏi nước thì bất kỳ sinh vật nào cũng chỉ còn con đường chết.
Về cả hai phương diện trên thì loài thằn lằn có thể coi là một điển hình sống mãnh liệt: Phần trước tứ chi của chúng mở ra thành màng lớn, chống đỡ cho cơ thể đi lại thoải mái trên cát. Khi màn đếm buông xuống, lớp sương mù bao phủ, cơ thể và mắt của thằn lằn liền dùng khả năng tối đa để tập hợp những giọt sương. Ngoài ra cái lưỡi dài của nó còn có thể liếm sương trước mắt rất linh hoạt và khéo léo, giống như cái gạt nước trên ôtô vậy.
Về phương thức vận động, rắn lao “nhập gia tuỳ tục” bằng một kiểu di chuyển không giống ai: Để ngăn chặn bị các hạt cát chôn vùi bất cứ lúc nào, nó cong người sang trái, phải hết mức để tăng diện tích tiếp xúc với đất cát, và hình thành nên thói quen vận động nghiêng.
Về khả năng trữ nước, thằn lằn đuôi vểnh có những đặc điểm để thu gom các giọt nước tối đa. Mỗi khi sương xuống, nó lại bò lên đỉnh cồn cát, quay lưng về phía có sương từ biển thổi tới, đuôi của nó vểnh lên cao, làm cho thân của nó nghiêng sang một bên, khi sương mù gặp cơ thể lạnh buốt của con vật thì sẽ ngưng tụ thành những giọt nước, chạy men theo lưng trượt vào miệng thằn lằn.
Không chỉ dừng lại ở những đặc điểm này, động vật sa mạc mỗi con đều có một phương pháp tồn tại riêng, chẳng hạn có loài chuyên sống phụ thuộc vào thực vật. Một số thường ngày giấu mình trong các hang cát, khi mưa sương xuống thì lập tức bò lên mặt đất, sử dụng toàn thân để hứng sương.

10 vạn câu hỏi vì sao? ebook .pdf


12.7.13

Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ

Phanblogs
Steve Jobs đã qua đời vào sáng 5/10/2011, khiến cả thế giới bàng hoàng thương tiếc. Trước đây 6 năm, trong phát biểu tại lễ tốt nghiệp ở Đại học Stanford năm 2005,  ông đã tâm sự về thân thế, sự nghiệp, tình yêu và cái chết. Đó là một trong những bài diễn văn đặc biệt và đáng cho chúng ta suy ngẫm.
Tôi rất vinh dự được có mặt tại lễ phát bằng tốt nghiệp của các bạn ngày hôm nay tại một trường đại học danh giá bậc nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng tốt nghiệp đại học.
Nói một cách trung thực nhất thì thực ra, tôi chưa bao giờ học đại học. Ngày hôm nay, tôi muốn kể cho các bạn nghe ba câu truyện đã từng xẩy ra trong cuộc đời tôi. Chỉ như vậy thôi, không có gì to lớn, chỉ đơn giản là ba câu truyện. 
“Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ“

Câu chuyện thứ nhất là về việc kết nối những dấu chấm

(Connecting the dots – nối những dấu chấm từ hàng vạn cái chấm hỗn độn - để thấy con đường mình sẽ phải đi)
Tôi đã bỏ học chỉ sau sáu tháng theo học trường cao đẳng Reed, tôi lưu lại đó tạm thời trong vòng 18 tháng nữa trước khi tôi chính thức rời trường Reed.
Tại sao tôi lại bỏ học?
Tôi đã bắt đầu điều đó khi tôi mới được sinh ra. Mẹ ruột của tôi là một nữ sinh viên trẻ, độc thân và bà đã quyết định cho tôi đi làm con nuôi. Bà thực sự muốn tôi được làm con nuôi của những người đã tốt nghiệp đại học. Vì thế, tất cả mọi chuyện đã được sắp đặt để tôi trở thành con nuôi của một cặp vợ chồng luật sư. Tuy nhiên, tất cả chuyện đó đã bị thay đổi ở phút cuối cùng khi tôi vừa cất tiếng khóc chào đời, họ đã đổi ý và muốn nhận một đứa bé gái làm con nuôi chứ không phải tôi.
Chính vì thế, bố mẹ nuôi của tôi hiện giờ đã nhận được một cú điện thoại vào lúc nửa đêm hỏi có muốn nhận tôi, một đứa bé trai được sinh ra không mong đợi, làm con nuôi hay không. Bố mẹ tôi đã trả lời rằng tất nhiên rồi. Tuy nhiên, sau đó, mẹ ruột của tôi biết được mẹ nuôi tương lai của tôi chưa tốt nghiệp đại học và bố nuôi của tôi chưa tốt nghiệp trung học, bà đã từ chối ký vào giấy tờ giao nhận con nuôi. Một vài tháng sau bà mới đồng ý khi bố mẹ nuôi của tôi hứa sẽ cho tôi đi học đại học.
17 năm sau, tôi cũng vào đại học, nhưng tôi đã rất ngây thơ khi chọn một trường đại học danh giá ngang hàng với Stanford. Tất cả tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi đã phải dành để đóng học phí cho tôi. Sau sáu tháng, tôi chẳng thấy được ích lợi gì của việc học đại học. Tôi chẳng có một câu trả lời nào về việc tôi sẽ làm gì với cuộc đời của mình và cũng chẳng tin rằng trường đại học có thể giúp tôi trả lời câu hỏi đó. Tôi đã tiêu tất cả tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi dành dụm phòng khi về hưu vào trường đại học. Vì vậy tôi đã quyết định bỏ học và tin tưởng rằng rồi mọi chuyện cũng sẽ tốt đẹp thôi. Tại thời điểm đó, mọi việc dường như có vẻ rất khó khăn nhưng khi nhìn lại, tôi lại thấy rằng đó là một quyết định đúng đắn nhất của tôi. Giây phút mà tôi bỏ học, tôi đã từ bỏ những môn học mà tôi không hề thích, thay vào đó, tôi bắt đầu tìm hiểu những môn học khác có vẻ như thú vị hơn rất nhiều.
Mọi chuyện không diễn ra nhẹ nhàng một chút nào. Tôi không có phòng trọ vì thế, tôi phải ngủ nhờ dưới sàn nhà trong phòng trọ của các bạn tôi. Tôi kiếm tiền mua đồ ăn bằng 5$, tiền công trả lại các chai Coca-cola và mối tuần tôi đi bộ 7 dặm qua phía bên kia thành phố để có được một bữa ăn ngon ở trại Hare Krishna. Tôi rất thích những món ăn ở đó. Sau này, tôi mới biết được rằng những gì mà tôi đã phải trải qua khi cố gắng theo đuổi niềm đam mê của mình là vô giá. Tôi sẽ lấy một ví dụ cho các bạn:
Có lẽ ở thời điểm đó, trường Reed là trường duy nhất của cả nước giới thiệu nghệ thuật viết chữ đẹp. Ở tất các các khu học xá, tất cả các poster, tiêu đề của tất cả các tranh vẽ đều được viết tay rất đẹp. Vì tôi đã thôi học và không phải tham gia vào những khóa học bắt buộc thông thường nên tôi đã quyết định tham gia khóa học nghệ thuật viết chữ đẹp.
Tôi học cách viết các chữ có nét ở chân, những biến đổi về khoảng cách giữa các nét chữ, học cách trình bầy một bản in lớn sao cho đẹp. Tôi nhận thấy rằng đây là một môn học mang tính nghệ thuật, lịch sử và đẹp một cách tinh vi mà khoa học không thể làm được.
Những thứ đó dường như chẳng có ý nghĩa thực tế gì cho cuộc sống của tôi. Tuy nhiên, 10 năm sau này, khi chúng tôi đang thiết kế thế hệ đầu tiền của máy tính Machintosh, tất cả những điều đó dường như lại trở lại với tôi và chúng tôi đã thiết kế để cài đặt tất cả những mẫu chữ đó vào máy tính, Machintosh là máy tính đầu tiên có những mẫu chữ nghệ thuật rất đẹp. Nếu như tôi không tham gia vào khóa học đó ở trường thì Mac sẽ chẳng bao giờ có nhiều phông chữ như vậy. Kể từ khi Windows copy những mẫu chữ đó của Mac thì không có một máy tính cá nhân nào không có những phông chữ đó. Nếu tôi không bỏ học và không tham gia vào khóa học viết chữ đẹp thì tất cả các máy tính cá nhân bây giờ có thể chẳng có được chúng. Tất nhiên là khi tôi đang ở trường đại học thì tôi không thể kết nối những điểm mốc đó khi nó còn đang ở tương lai phía trước. Nhưng 10 năm sau thì những điều đó rất, rất rõ ràng.
Một lần nữa tôi muốn nói với các bạn rằng, chúng ta không thể biết những điểm mốc có nối kết với nhau trong tương lai không, các bạn chỉ có thể biết những điều đó khi nhìn lại mà thôi. Vì thế, các bạn hãy tin tưởng rằng, theo một cách nào nó, những điểm mốc sẽ nối kết với nhau trong tương lai của bạn. Các bạn cũng cần phải tin vào một số thứ khác như: sự quyết tâm, vận mệnh, cuộc sống, nhân quả hoặc bất cứ cái gì. Phương pháp đó chưa bao giờ làm tôi thất vọng và nó đã tạo ra những thay đổi trong cuộc sống của tôi.
Câu chuyện thứ hai của tôi là về tình yêu và sự mất mát.
Tôi đã rất may mắn khi tôi đã muốn bắt đầu làm việc từ rất sớm. Woz và tôi đã bắt đầu những trang đầu tiên cho lịch sử của Apple trong gara của bố mẹ tôi khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ để sau 10 năm, từ chỗ chỉ có 2 người, trong cái gara bé nhỏ, Apple đã phát triển thành một công ty trị giá 2 tỷ đô la Mỹ với hơn 4000 nhân viên. Một năm trước đây, chúng tôi vừa mới bỏ đi sáng tạo đầu tiên của mình, máy tính Macintosh và tôi vừa mới bước sang tuổi 30. Sau đó, tôi bị sa thải.
Làm sao mà bạn lại có thể bị sa thải bởi một công ty mà bạn đã sáng lập ra nó ? Oh, khi mà Apple đã phát triển lớn hơn, tôi đã thuê một người mà tôi đánh giá là có khả năng cùng tôi lãnh đạo công ty.
Khoảng một năm gì đó, tình hình có vẻ rất khả quan. Nhưng sau đó, quan điểm của chúng tôi về tương lai bắt đầu khác nhau, thậm chí chúng tôi còn trở nên bất hòa. Khi có mối bất hòa đó xẩy ra giữa chúng tôi, hội đồng quản trị đã đứng về phía anh ta, và tôi, ở tuổi 30, đã bị sa thải một cách rất rõ ràng. Những điều mà tôi theo đuổi trong suốt cuộc đời đã biến mất, chúng đã bị phá hủy.
Trong một vài tháng, tôi đã thực sự chẳng biết phải làm cái gì. Tôi cảm giác rằng mình đã làm cho những thế hệ đi trước tôi thất vọng và rằng tôi đã đánh rơi lá cờ khi nó đã được chuyền đến tay tôi.
Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi cho việc cư xử không hay của mình. Tôi đã thua một cách rõ ràng và thậm chí, tôi đã có ý định bỏ cuộc. Nhưng có một cái gì đó bắt đầu chậm chậm sáng lên trong tôi. Tôi vẫn rất yêu quý những gì tôi đã tạo ra. Sự việc xẩy ra ở Apple có thay đổi tình yêu đó một chút nhưng trong tôi, tình yêu ấy vẫn còn. Chính vì thế, tôi đã quyết định bắt đầu lại.
Ngay lúc đó tôi không nhận thấy, nhưng sau này, tôi mới biết rằng việc tôi bị Apple sa thải hóa ra lại là một việc tốt đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Gánh nặng của sự thành công đã được thay thế bằng ánh sáng của sự bắt đầu mới tuy không có điều gì chắc chắn. Tôi đã để cho mình tự do bước vào một quãng đời đầy những sáng tạo của cuộc đời mình.
Trong khoảng 5 năm sau đó, tôi đã bắt đầu xây dựng công ty NeXT và một công ty khác tên là Pixar. Tôi gặp và đã yêu một người phụ nữ tuyệt vời, chính là vợ tôi sau này. Pixar đã sáng tạo ra phim truyện hoạt hình máy tính đầu tiên trên thế giới, câu chuyện đồ chơi. Hiện tại, nó đã trở thành xưởng phim hoạt hình thành công nhất trên thế giới. Một sự kiện thay đổi đáng ghi nhớ đã xẩy ra khi Apple mua NeXT, tôi trở lại Apple, những kỹ thuật mà NeXT đã phát triển trở thành nguồn sinh khí cho thời kỳ phục hồi của Apple.
Tôi và Laurene cũng có một gia đình hạnh phúc.
Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng tất cả những điều đó sẽ chẳng bao giờ xẩy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Đó là một viên thuốc đắng nhưng tôi chắc bệnh nhân sẽ rất cần đến nó.
Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn.
Công việc sẽ chiếm phấn lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kỳ một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ.
Câu chuyện thứ ba của tôi là về cái chết.
Khi tôi 17 tuổi, tôi đã đọc được một câu châm ngôn như sau: Nếu bạn sống mỗi ngày đều như ngày cuối cùng của cuộc đời mình, một ngày nào đó bạn sẽ hoàn toàn tin tưởng rằng bạn đã đúng.
Câu châm ngôn đó đã để lại ấn tượng rất sâu trong tôi và kể từ đó, trong suốt 33 năm qua, tôi luôn nhìn vào gương mỗi buổi sáng và tự hỏi mình: nếu ngày hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời tôi, tôi sẽ muốn làm gì và tôi chuẩn bị làm gì hôm nay? Và nếu trong nhiều ngày, câu trả lời vẫn là “không” thì tôi biết, tôi cần phải thay đổi điều gì đó.
Suy nghĩ rằng mình sắp chết chính là điều quan trọng đã động viên tôi tạo ra cơ hội lớn cho cuộc đời mình. Bởi vì tất cả mọi điều từ sự kỳ vọng của mọi người vào bạn, tất cả mọi niềm tự hào cho đến nỗi sợ phải đổi mặt với sự xấu hổ hay thất bại, tất cả sẽ biến mất khi bạn phải đổi mặt với cái chết. Khi đó, chỉ còn lại điều gì thực sự quan trọng.Ý nghĩ rằng chúng ta đang đối mặt với cái chết, khi chúng ta sắp chẳng còn gì nữa, là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh khỏi việc chúng ta cảm thấy sợ hãi khi sắp đánh mất đi thứ gì đó.
Chẳng có lý do gì để bạn không lắng nghe sự mách bảo của trái tim mình.
Khoảng một năm trước đây tôi đã bị chẩn đoán là bị ung thư. Tôi đã chụp cắt lớp lúc 7:30 sáng và trên phim hiện rõ ràng một khối u trong tuyến tụy. Thậm chí tôi chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Các bác sỹ nói với tôi rằng đây là một dạng của ung thư và bệnh này không chữa được, rằng tôi nên chuẩn bị tinh thần mình sẽ chỉ sống được từ 3 đến 6 tháng nữa thôi. Bác sỹ của tôi khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại các công việc của mình, đó là cách họ nói khi khuyên bệnh nhân chuẩn bị cho cái chết. Điều đó có nghĩa là hãy về và sử dụng mấy tháng còn lại để nói với các con bạn những gì mà bạn dự định sẽ nói với chúng trong khoảng mười năm tới. Điều đó cũng có nghĩa là hãy cố gắng kín đáo để gia đình bạn có thể chấp nhận điều này một cách dễ dàng hơn. Điều đó có nghĩa là bạn hãy nói lời vình biệt.
Tất cả mọi ngày tôi đều sống với sự chẩn đoán đó. Sau đó, vào một buổi tối, tôi tiến hành kiểm tra sinh thiết, họ đút một cái ống qua cổ họng tôi, luồn sâu xuống dạ dày, sâu xuống ruột, ấn một cái kim vào tuyến tụy của tôi để lấy mẫu một số tế bào của khối u. Khi đó, tôi rất bình thản, nhưng vợ tôi, người có mặt lúc đó đã kể với tôi rằng khi các bác sỹ phân tích những tế bào đó dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện ra rằng đây là một trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng cách phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại.
Đó là cảm giác mà tôi đã có khi phải đối mặt với cái chết và tôi cũng hy vọng tôi sẽ còn cái cảm giác đó một vài thập kỹ nữa. Khi đã từng trải qua điều đó, tôi có thể nói với các bạn một cách chắn chắn hơn là chỉ đơn thuần nhắc đến cái chết như là một điều hữu ích nhưng chỉ hoàn toàn là một nội dung mang tính trí tuệ mà thôi.
Không ai muốn chết. Thâm chí những người muốn được lên thiên đàng cũng không muốn chết chỉ vì muốn được lên đó. Và cái chết là cái đích mà tất cả chúng ta đều phải đến, không ai trong chúng ta thoát khỏi nó. Và đó là cách mà nó phải diễn ra bởi lẽ cái chết chính là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống. Đó chính là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại đi những người già để mở đường cho những người trẻ. Ngay lúc này, các bạn đang là những người trẻ tuổi, nhưng sẽ không lâu nữa, khi các bạn tốt nghiệp, rồi trở nên già đi, và sẽ bị loại bỏ.
Tôi xin lỗi vì có vẻ như tôi hơi xúc động nhưng điều đó là sự thật.
Thời gian của các bạn là có hạn, vì thế đứng lãng phí để sống cho một cuộc đời ai đó. Đừng nhốt mình trong những tín điều nào đó, sống như vậy là sống bằng suy nghĩ của những người khác. Đừng để quan điểm của những người khác làm mờ nhạt đi quan điểm của chính bản thân bạn.
Điều quan trọng nhất là bạn hãy dũng cảm đi theo sự mách bảo của trái tim và trực giác của mình. Bằng cách nào đó, chúng biết rõ bạn thực sự muốn trở thành cái gì. Những điều khác chỉ là thứ yếu.
Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách kỳ lạ được xuất bản với cái tên Cẩm nang toàn thế giới, cuốn sách này giống như kinh thánh của thế hệ chúng tôi. Người sáng tạo ra cuốn sách này là Steward Brand, một nghiên cứu sinh ở Menlo Park, cách đây không xa. Anh ta đã tạo ra nó bằng cảm giác đầy tính thi sỹ của mình. Thời điểm đó là vào cuối thập kỷ 60, trước khi có máy tính cá nhân và máy tính sách tay. Tất cả cuốn sách được đánh bằng máy chữ, cắt bằng kéo và bằng máy ảnh. Nó giống như trang Google trên giấy vậy, 35 năm trước khi có trang Google. Nó thực sự mang tính duy tâm, được tạo ra từ những công cụ tinh xảo và những ý tưởng vĩ đại.
Steward và các đồng sự của ông đã xuất bản một số tập của Cẩm nang toàn thế giới và sau đó, họ xuất bản tập cuối cùng. Thời gian đó vào khoảng giữa những năm 70 và tôi chỉ bằng tuổi các bạn bây giờ. Ở trang bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường vùng nông thôn trong ánh bình minh, điều mà bạn có thể tìm thấy sự an bình nếu bạn là người ưa mạo hiểm. Bên dưới tấm ảnh có dòng chữ:
“Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ“
Đó là lời tạm biệt của họ khi kết thúc cuốn sách. “Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ” Và tôi luôn cầu chúc điều đó cho chính mình. Ngày hôm nay, các bạn đã tốt nghiệp và chuẩn bị bước vào con đường mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.

Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ.
Cảm ơn các bạn rất nhiều