Lược Sử Tôn Giáo của Richard Holloway Góc nhìn đa chiều về khái niệm “Tôn giáo”
Đã bao giờ bạn thắc mắc rằng bản chất của Tôn Giáo là tốt hay xấu? hay Chúa có thật sự tồn tại? Tôi cũng vậy, chí ít là đã từng; ấy là khi tôi chưa hiểu biết gì về tôn giáo. Bản thân tôi là người có xu hướng vô thần nên tôi cũng không quan tâm lắm về những khái niệm này. Cho đến khi, tôi có cơ hội đọc cuốn Lược Sử Tôn Giáo của ông Richard Holloway. Dường như mọi tư tưởng về tôn giáo xưa nay của tôi đã thay đổi khá nhiều và có vài sự ngộ nhận lớn trong quá trình đọc.
Cuốn sách này là tổng hợp các tôn giáo thiết yếu trên toàn thế giới, kèm theo đó là bối cảnh khái quát, những câu chuyện mang tính biểu tượng của tôn giáo như Paul trên con đường tới Damascus, Tất-đạt-đa Cồ-đàm trải qua sự kiện Tứ Cảnh,… Nếu bạn là một sinh viên bình thường, chưa từng có những khái niệm rõ ràng về tôn giáo như tôi thì cuốn sách này là một sự bổ sung kiến thức đáng kể về phạm vi kiến thức “Tôn giáo”. Và trong trường hợp, bạn đang để ý một cô nào đó cũng thuộc các đạo của Thiên Chúa, tôi nghĩ cuốn này cũng giúp ích ít nhiều trong việc hiểu hơn về đức tin của cổ và sẽ tạo ấn tượng tốt với cổ vì cổ sẽ nghĩ rằng bạn cũng có quan tâm nhiều đến tín ngưỡng của cổ. ^^
Để cho rõ ràng, tôi sẽ liệt kê điểm Thích và Chưa Thích của cuốn sách:
2. Điểm Thích
– Lối văn gảy gọn, xúc tích, khách quan hơi hướng “vô thần” – và đây cũng là điểm tôi thích nhất vì tôi không muốn phải đọc cuốn sách mà viết bởi một con chiên sùng đạo nào đó đâu.
– Cung cấp các kiến thức nền tảng theo thứ tự, không bị lúng túng, mất thời gian để tìm hiểu kiến thức bên ngoài cuốn sách.
– Phân bố các chương dễ theo dõi (Tuy cuốn này chỉ có 300 trang nhưng được chia những 40 chương, phù hợp cho những bạn đọc kiểu “nhỏ giọt” và tất nhiên nếu bạn thuộc tuýp đọc marathon thì vẫn cảm giác được sự liền mạch giữa các chương.).
– Bìa đẹp.
3. Điểm chưa Thích
– Dần về các chương sau, lối viết “vô thần” càng rõ, tôi không biết đây có phải là ý đồ của tác giả hay không. Nhưng với cách viết có hơi mỉa mai, thì những bạn theo Đạo Thiên Chúa có thể sẽ thấy bị đụng chạm.
– Về các nhánh của Đạo Thiên Chúa được viết chi tiết, nhưng những đạo khác như Thần Đạo, Đạo Nho,… thì viết hơi vắn tắt, có lẽ một phần là vì sức ảnh hưởng của các Đạo Thiên Chúa lớn nhất nên tác giả hơi thiên vị về nó.
Thông qua Lược Sử Tôn Giáo, Richard Holloway đã cho tôi thấy góc nhìn của ông về thế giới Tôn giáo đa màu: bạo lực, chính trị, sự khao khát và niềm tin mãnh liệt.
Quay trở lại hai câu hỏi đầu, vậy tôi có nhận được câu trả lời sau khi đọc xong cuốn sách? Thật ra thì nó còn hơn cả thế, đó chính là điều tôi ấn tượng nhất về cuốn sách. Nó thay đổi cách mà tôi nhìn nhận về tôn giáo, sự khác nhau giữa những ngày đầu và thời điểm hiện tại. Sau khi đọc xong, tôi, từ một thằng “vô thần” đã thành một người “vô thần biết điều hơn”…
“Bản chất của Tôn Giáo là tốt hay xấu?” “Chúa có thật sự tồn tại?”
4. Lời kết
Cuốn sách chứa đựng kiến thức nền tảng về các tôn giáo tồn tại trên thế giới và góc nhìn đa chiều của Richard Holloway về sự thay đổi tôn giáo của từ xưa cho đến thời điểm hiện tại. Sẽ là một cuốn sách bổ ích cho những bạn muốn bắt đầu tìm hiểu về Tôn Giáo.
Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian