Search

29.1.15

Hội sấp và ngửa

Phanblogs

Vượt định kiến bằng Lăng Ba Vi Bộ

Mục lục.

1. Hội xu ngửa
2. Từ ngữ dùng để phỉ báng, xưa và nay
3. Đập đầu vào tường mãi, một trong hai thứ sẽ vỡ
4. Đồng hồ nguyên tử ở bệnh viện phụ sản
5. Bọn cướp biển và hiện tượng ấm toàn cầu
6. Shakespeare và một triệu con khỉ
7. Từ công ty đoán giá chứng khoán đến hợp tác xã đánh đề
8. Khi những con giun đất hiển linh
9. Vượt định kiến bằng Lăng Ba Vi Bộ
10. Được làm vua, thua làm … chú thích
    1. Hội xu ngửa.Tương truyền rằng, nhà vua ở một vương quốc vĩ đại nọ rất yêu khoa học. Tên miền của vương quốc này là NN. Ông ta muốn tìm hiểu cơ động học của tiền xu vào những đêm nguyệt thực, vì đây là những đêm thiên địa dung hòa, vũ trụ tiết lộ bí mật của nó. Cứ mỗi lần nguyệt thực, ông yêu cầu mỗi người dân thảy một đồng xu xem nó sấp hay ngửa. Sau một thời gian, dân chúng cũng nhiễm tinh thần yêu chân lý của nhà vua, và họ đưa ra những mô hình dự đoán sấp ngửa. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, mô hình tầm mô hình.
      Hiệp hội mười đồng xu ngửa ra đời trong hoàn cảnh ấy. Mô hình dự đoán của hiệp hội này rất đơn giản: các đồng xu thảy trong một đêm nguyệt thực luôn ra mặt ngửa. Vương quốc nọ có khoảng 100 triệu dân. Hiệp hội mười đồng xu ngửa có trên dưới 100 nghìn thành viên. Họ có cả một website tên là “xungửa.còm” rất đông khách vãng lai. Tất cả các đồng xu thảy bởi 100 nghìn thành viên này trong 10 lần nguyệt thực gần đây nhất đều cho ra mặt ngửa, vị chi là 1 triệu đồng xu ngửa. Các trải nghiệm của họ hoàn toàn nhất quán với mô hình. Họ lý luận rằng xác suất mà cả một triệu đồng xu đều ngửa là một phần 2 lũy thừa một triệu. Mà 2 mũ 130 thôi đã nhiều hơn tổng số nguyên tử trên toàn vũ trụ rồi. Do đó lý thuyết của họ không thể nào sai!
      Trời sinh cả Du lẫn Lượng. Song song với họ, còn có hiệp hội mười đồng xu úp, rồi điều tra census thường niên của nhà vua cho thấy còn có cả hiệp hội hiệp hội năm ngửa, năm sấphiệp hội sấp ngửa năm lầnhiệp hội sấp sấp ngửa ngửa sấp hai lần, và cỡ chừng 1019 hiệp hội khác. Các hiệp hội này tranh cãi nhau chí tử, sắp sửa bạo loạn đến nơi.
      Ông vua nọ rất buồn, cố gắng đứng ra hòa giải. Phụng thiên thừa mệnh, hoàng đế chiếu rằng: đến 7 đêm nguyệt thực kế tiếp, tự thân vua sẽ thảy đồng xu, và hiệp hội nào đoán đúng cả 7 đồng xu sẽ là kẻ chiến thắng, hội trưởng sẽ được phong chức quốc sư, tiền tài quyền lực không bút nào tả xiết, kể cả các tay bút sừng sỏ nhất của Minh Biện (nghĩa là không sừng sỏ gì lắm). Nguyệt thực thì mỗi năm có từ 0 đến 3 lần, phải chờ đến 5 năm sau kết quả mới được công bố. Kết quả là: còn đến cả chục hiệp hội đoán đúng cả 7 đồng xu! Ông vua thấy thế buồn quá ngã vật ra chết lăn quay cù quày, ôm xuống tuyền tài cái mộng giải thích cơ động học đồng xu. Mặc dù chẳng hội nào chiếm được chức thái sư, kể từ ngày đó, các hiệp hội này danh tiếng nổi như cồn, trở thành các trường phái nghiên cứu môn cơ động học đồng xu đêm nguyệt thực mà hiện nay có rất nhiều môn đệ tử trên toàn thế giới.
    2. Từ ngữ dùng để phỉ báng, xưa và nay.Đó là chuyện xưa. Ngày nay, ở một quốc gia khác với tên miền VN, cũng có nhiều môn phái lớn. Chỉ hơi khác là các mặt đồng xu ở quốc gia này được in nhiều thứ hơn là sấp/ngửa:
      Đồng xuNgửaSấp 1 Mũi tẹt Mũi tẹt hơn 2 Làm cho Tuổi Trẻ Làm cho Thanh Niên 3 Thi Đại Học được ≥ 13.5 điểm (vừa đậu!) Thi Đại Học được < 13.5 điểm 4 Sinh ra trong gia đình khá giả Sinh ra trong gia đình nghèo 5 Bố mẹ cho genes tốt Bố mẹ không cho genes tốt 6 Sinh bên này vĩ tuyến 17 Sinh bên kia vĩ tuyến 17 7 Cao trên 1 mét 45 Cao dưới 1 mét 45 8 Vòng ngực trên 72cm Vòng ngực dưới 72cm 9 Cha mẹ đặt tên là Lê Văn Kiểm Cha mẹ đặt tên là Tăng Minh Phụng 10 … … Và hiệp hội mười xu ngửa trong quốc gia này có tên rất lạ là hiệp hội èo lít. Những người còn nhớ văn hóa vương quốc NN cổ xưa không thể hiểu được tại sao mười xu ngửa trong quốc gia VN lại được gọi là èo lít, chắc là cần thương hiệu mới vì sợ vi phạm tác quyền. Nhưng khác nhau chỉ về tên gọi, còn hiện tượng thì vẫn như ở NN: các hiệp hội vào In Tờ Lét phỉ nhau chí tử. Thậm chí thành viên các hiệp hội còn dùng những từ như “ngu”, “dốt”, “cộng sản”, “chống cộng Bolsa”, “hèn”, “đểu”, vân vân, để gọi nhau.
      Hồi xưa ở vương quốc NN người ta hay chửi nhau: “mày là cái đồ sấp ngửa ngửa sấp sấp”.
    3. Đập đầu vào tường mãi, một trong hai thứ sẽ vỡ.Trong vương quốc VH, xu ngửa = nhà xuất bản nhận in bản thảo, xu sấp = nhà xuất bản từ chối in bản thảo.
      Năm 1995, một phụ nữ người Anh nộp bản thảo của mình và nhận được 12 đồng xu sấp liên tục. Thay vì gia nhập hội một tá xu sấp, bà ta thử thêm xu mười ba và lần này là xu ngửa từ nhà xuất bản Bloomsbury. Đồng xu ngửa này cũng xém nữa là sấp nếu không nhờ một cô bé 8 tuổi tên Alice Newton, con gái của giám đốc Bloomsbury, đã đọc chương một và đòi bố cho xem chương hai. Tuy nhận in, một biên tập viên của Bloomsbury gợi ý rằng phụ nữ nọ nên đi tìm việc khác vì viết sách trẻ em rất ít tiền. Người phụ nữ đó tên là Joanne Rowling. Bản thảo đánh trên máy đánh chữ có tựa đề “Harry Potter và hòn đá của Triết Gia”. Đồng xu ngửa số 13 biến Rowling thành người đầu tiên trong lịch sử thế giới trở thành tỉ phú tiền đô nhờ viết sách, và là người giàu thứ 1062 trên thế giới, theo tạp chí Forbes.
      Chỉ trong phạm vi sách trẻ em, bản thảo quyển And To Think That I Saw It On Mulberry Street nhận được khoảng 27, 28 đồng xu sấp. Đó là bản thảo đầu tay của Theodor Seuss Geisel, được biết nhiều hơn qua cái tên Dr. Seuss. Phần còn lại là lịch sử. Trong top 100 các sách thiếu nhi bán chạy nhất mọi thời đại, 16 quyển là của Dr. Seuss. Ông viết khoảng 60 sách thiếu nhi, bán được cỡ 220 triệu bản.
      Thế nhỡ những người như Rowling và Dr. Seuss gia nhập hội mười xu sấp hơi sớm một chút thì sao?
      Một tác giả Mỹ đã nhận toàn xu sấp, và tự tử chết. Mẹ ông ta đem một bản thảo đến nhà văn Walker Percy và Percy giúp đem in. Bản thảo nọ là quyển A Confederacy of Dunces. Tác giả đã chết tên là John Kennedy Toole. Năm 1981, tiểu thuyết này được có mỗi … giải Pulitzer.
      Trong thế giới điện ảnh (ĐA), xu ngửa = phim có lời nhiều, xu sấp = phim lời ít. Các hội sấp ngửa tương tự như thế giới VH nhiều không kể xiết. Xem thêm The Drunkard’s Walk: How Randomness Rules Our Lives có nhiều ví dụ.
    4. Các bệnh viện phụ sản có đồng hồ nguyên tửChiêm tinh học là một giáo phái xu ngửa có truyền thống vài nghìn năm. Các tín đồ tin rằng giờ/ngày/tháng/năm sinh và vị trí trăng sao có thể dùng để đoán vận mệnh, tính cách cá nhân và các sự kiện xã hội. Không ít nghiên cứu khoa học đã cho thấy chiêm tinh học đoán chính xác bằng với … đoán bừa, ví dụ xem mấy bài này trên tờ Nature và các tham khảo từ đó:
      Shawn Carlson. “A double-blind test of astrology“. Nature, 318, 419 – 425 (05 December 1985).
      John Maddox, Defending Science Against Anti-Science, Nature, 368:185, 1994.
      Hoặc gần đây hơn, các nhà khoa học đã ghi lại hành trình cá nhân của 2000 người sinh trong khoảng vài phút của nhau, hồi đầu tháng 3 năm 1958, mà theo chiêm tinh học thì họ sẽ có “số phận” tương tự. Họ đánh giá khoảng 100 đặc điểm, bao gồm chỉ số IQ, nghề nghiệp, sức khỏe tinh thần, khả năng nghệ thuật, toán học, khoa học, thể thao, khả năng đọc, viết, vân vân. Đây là tất cả các đặc điểm mà chiêm tinh học khẳng định có thể “đoán” dùng hồ sơ khai sinh. Kết quả là Chiêm Tinh Học hoàn toàn sai (uniformly negative).
      Tín đồ chiêm tinh học cãi: “cách nhau vài phút là làm số phận khác nhau lắm rồi“. Thế nhưng nếu bạn đi xem chiêm tinh gia đoán số phận thì họ sẽ vui lòng lấy dữ liệu ngày giờ sinh rất không chính xác mà bạn đưa ra. Bạn có bao giờ đi một cái bệnh viện phụ sản mà ở đó có đồng hồ nguyên tử, hay đồng hồ caesium chưa? Mà đồng hồ nguyên tử cũng chỉ đúng đến 1 phần 10 mũ 10 giây thôi.
      Vả lại, kể cả khi có đồng hồ nguyên tử thì tính giờ sinh từ lúc nào nhỉ? Ông bố đứng bên cạnh cầm đồng hồ (nguyên tử) quả lắc, nhăm nhăm thấy bà mụ vừa lấy con mình ra là … bấm ngay à? Nếu thò cái đầu ra thì có gọi là “ra đời” chưa? Nếu phải ra ngoài hẳn thì mới tính vào giờ sinh thì những đứa bé chết trong các ca sinh khó khăn là không có “số mệnh” à? Còn những đứa bé phải mổ thì tính giờ sinh thế nào?
      Lý luận như trên của tín đồ chiêm tinh thuộc về vương quốc tất cả các đồng xu hai mặt đều ngửa. Đoán kiểu nào cũng đúng, bằng chứng ngược kiểu gì cũng sai. Trong vương quốc này, hiệu ứng Forer được thấy ở khắp nơi. Năm 1948, nhà tâm lý học Bertram R. Forer đưa cho sinh viên của ông một bộ câu hỏi xác định cá tính (personality test). Sau khi các sinh viên trả lời bộ câu hỏi xong, thì mỗi sinh viên nhận được một bản “đánh giá cá tính” dựa trên các câu trả lời của bản thân sinh viên họ. Mỗi sinh viên sẽ chấm điểm bản đánh giá cá tính của bản thân mình xem đúng hay sai, điểm từ 0 (hoàn toàn sai) đến 5 (hoàn toàn đúng). Các bản đánh giá cá tinh này được các sinh viên cho điểm trung bình 4.26: rất ấn tượng!
      Chỉ có một vấn đề nhỏ: Ferer đã phát cho tất cả các sinh viên cùng một bản đánh giá cá tính mà ông chép lại từ các horoscopes. Bản đánh giá cá tính này có nội dung như sau:
      You have a need for other people to like and admire you, and yet you tend to be critical of yourself. While you have some personality weaknesses you are generally able to compensate for them. You have considerable unused capacity that you have not turned to your advantage. Disciplined and self-controlled on the outside, you tend to be worrisome and insecure on the inside. At times you have serious doubts as to whether you have made the right decision or done the right thing. You prefer a certain amount of change and variety and become dissatisfied when hemmed in by restrictions and limitations. You also pride yourself as an independent thinker; and do not accept others’ statements without satisfactory proof. But you have found it unwise to be too frank in revealing yourself to others. At times you are extroverted, affable, and sociable, while at other times you are introverted, wary, and reserved. Some of your aspirations tend to be rather unrealistic.
      Các chiêm tinh gia là các nhà tâm lý đại tài, nhưng khả năng dự đoán tương lai của họ thì bằng với khả năng bệnh viên phụ sản Từ Dũ có đồng hồ nguyên tử trên từng giường đẻ.
      Vài chục năm trước, một người Tây Ban Nha trúng sổ số độc đắc. Chuỗi số độc đắc kết thúc bằng con số 48. Rất tự hào về “thành tựu” của mình, ông ta tiết lộ bí mật: “tôi nằm mơ thấy số 7 trong 7 đêm liền, mà 7 lần 7 là 48, do đó tôi tìm mua các số kết thúc bằng 48, nhờ đó trúng độc đắc”. Ông này có thể bầu làm vua của vương quốc các đồng xu 2 mặt ngửa. Xem
      Stanley Meisler, Spain lottery — Not even war stops it. Los Angeles Times, Dec 30, 1977.

Hội sấp và ngửa Hội sấp và ngửa

    1. Bọn cướp biển và hiện tượng ấm toàn cầu Năm 2005, ban giáo dục tiểu ban Kansas đòi dạy Intelligent Design — một thông điệp tôn giáo giả danh khoa học — trong các trường phổ thông. Để minh họa cho tính nhố nhăng của lý luận của ban giáo dục, Bobby Henderson đã làm một cái chart so sánh tổng số cướp biển và nhiệt độ toàn cầu (xem ảnh), và sau đó thành lập đại giáo phái Quỷ Mì Ý Bay có đến vài chục triệu tín đồ (để chế diễu ban giáo dục nọ). Chúng ta sẽ bàn về giáo phái Quỷ Mì Ý Bay trong một dịp khác, điều ta cần là cái chart giảm cướp biển thì tăng nhiệt độ toàn cầu ở trên.
      Một giáo phái xu ngửa có rất nhiều tín đồ có tên là Objectivism. Giáo chủ là Ayn Rand, với Alan Greenspan là một (cựu) giáo dân. Sau vụ khủng hoảng tài chính lần này, Greenspan thừa nhận:
      “I made a mistake in presuming that the self-interests of organizations, specifically banks and others, were such as that they were best capable of protecting their own shareholders and their equity in the firms.”
      Greenspan, 82, who relinquished leadership of the Fed just two years ago, said the collapse of the sub-prime mortgage industry — and the vast, mostly hidden trade in derivative financial instruments it spawned — exposed a “flaw” in his categorical reliance on free markets.
      Khoan xét đến việc Objectivism là đúng hay sai (tín đồ của họ bảo vệ tới cùng, cho rằng Greeenspan không phải là free marketeer thật sự), trong riêng thế giới của Greenspan thì năm nay cướp biển không giảm mà quả đất vẫn ấm lên.
    2. Shakespeare và một triệu con khỉĐịnh lý vô hạn các con khỉ đại khái nói rằng, cho thật nhiều các con khỉ gõ lung tung vào các bàn phím, thì với xác suất cực gần với 1, chúng sẽ gõ được Hamlet của Shakespeare. Ta có thể chứng minh điều này bằng lý thuyết xác suất không khó khăn gì.
      Trong một hội nghị năm 1996, Robert Wilensky nói:
      Chúng ta từng nghe bảo rằng một triệu con khỉ ngồi ở một triệu bàn phím có thể gõ toàn bộ các tuyệt tác của Shakespeare. Bây giờ, may nhờ có Internet, ta biết rằng điều này không đúng sự thật.
      Con khỉ đang gõ bài này thấy rất nhột.
      Các nhà nghiên cứu tại trường đại học Plymouth ở Anh đã thí nghiệm hồi năm 2003: bỏ một máy tính vào chuồng khỉ ở vườn thú Paignton ở Tây Nam nước Anh. Bọn khỉ lấy đá đập tán loạn vào máy tính; sau đó thì tiểu tiện, đại tiện vào bàn phím, cuối cùng mới gõ một đống chữ S, và vài chữ A, J, L, M, cho ra 5 trang sản phẩm. Mike Phillips, một trong số các nhà nghiên cứu này, nói: “rõ ràng tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ của khỉ“.
      Gạt đùa bỡn sang một bên. Định lý khỉ thật sự nói rằng, bất kỳ cái gì — nếu tồn tại — thì dù hiếm hoi đến mấy mà có đủ người tìm thì tìm vẫn ra. Thậm chí không cần một “chiến lược” tìm kiếm gì cả. Các con khỉ chỉ gõ loạn cào cào lên thôi. Bỏ một cây kim lên bãi cát. Một người vốc 10 nắm cát bất kỳ thì khả năng tìm ra kim trong đó là không tưởng. Nhưng nếu có một triệu người, mỗi người vốc 10 nắm cát bất kỳ, thì nhiều khả năng là tìm được kim. Khi độ hiếm hoi giảm xuống (đến không hiếm hoi) thì tổng số khỉ cần thiết sẽ giảm xuống. Nếu một nửa bãi cát có kim thì chỉ cần một gã vốc một nắm cát là đủ.
      Nếu một gã nào đó trong một triệu gã tìm kim bãi cát ở trên mà tìm được kim thì không phải hắn có công năng đặc dị gì. Con khỉ gõ được Hamlet thì vẫn là con khỉ. Điểm này được Taleb lập đi lập lại trong hai quyển Fooled by Randomness và The Black Swan. Chỉ cần sự ngẫu nhiên, một vài mutual funds sẽ có những thời điểm lời khủng khiếp, một vài cá nhân sẽ có những thành công vượt bực (Bill Miller của Legg Mason Capital Management chẳng hạn).
      Những hội sấp ngửa “sống sót” trong vương quốc NN là hoàn toàn ngẫu nhiên, có thể chứng minh được bằng lý thuyết xác suất.
    3. Từ công ty đoán giá chứng khoán đến hợp tác xã đánh đề
    4. Mỗi sáng chủ nhật, bạn nhận được một email từ công ty Đoán Giá Xì Tốc Inc. dự đoán giá chứng khoán của AT&T tuần tới sẽ tăng hay giảm. Email này để minh chứng là họ nói đúng, và nói với bạn rằng nếu bạn trả cho họ 100USD, họ sẽ gửi dự đoán tuần kế tiếp cho. Hơn thế nữa, công ty Đoán Giá Xì Tốc Inc. sẽ bồi hoàn toàn bộ 100USD nếu họ đoán sai. Hấp dẫn chưa?
      Bạn chưa tin tưởng lắm, vì sợ họ lừa đảo gì đó. Tuần sau, bạn thấy họ đã đoán đúng tuần trước, và lại nhận được một email y chang như thế. Họ đoán đúng liên tục 7 tuần liền! À ha. Chắc công ty này (CEO tên là NQH) phải sở hữu thiên tài đoán giá xì tốc. Đến đây thì bạn tin sái cổ. Xác suất đoán ngẫu nhiên mà trúng 7 lần liên tục là 1/128, rất thấp!
      Công ty đó có “thiên tài” thế này. Tuần đầu tiên họ gửi email đến 128 người, một nửa số đó đoán stock tăng, một nửa đoán stock giảm. Tuần sau họ chỉ gửi email đến 64 người mà lượt email đầu đã đoán trúng! Cứ thế 7 tuần liền. Dĩ nhiên, họ không chỉ gửi ra 128 emails mà sẽ gửi 128 triệu email. Nếu chỉ 1/100 số người nhận “7 lần đoán trúng” này bị lừa, cho họ 100USD, thì họ đã kiếm được 10 triệu USD trong 7 tuần. Chẳng qua, bạn tin “thiên tài” của họ vì bạn chỉ có bằng chứng “khẳng định” cái thiên tài đó mà không biết về các bằng chứng phủ định. Tất cả các thành viên hội xu ngửa trong vương quốc NN đều mắc phải lỗi này, gọi là lỗi “thiên kiến khẳng định” (confirmation bias).
      Báo Tuổi Trẻ ngày 30/8/2008 đưa tin sau đây:
TT (TP.HCM) – Chiều 30-8, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C14) – Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và đồng loạt thực hiện lệnh khám xét nhà riêng, bắt tạm giam sáu người về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng này là những mắt xích quan trọng trong đường dây lừa đảo kết quả xổ số kiến thiết (XSKT) có qui mô trên toàn quốc vừa bị lực lượng C14 phối hợp với Công an tỉnh Quảng Bình triệt phá vào tháng tám vừa qua. Trước đó đã có bốn người khác liên quan trong đường dây này bị khởi tố, bắt tạm giam cùng hành vi lừa đảo. Theo điều tra, những người trong đường dây này đã mạo danh người của công ty XSKT các địa phương, khu vực trên toàn quốc, hằng ngày gọi điện thoại cho hàng ngàn người ở khắp các tỉnh thành và cho mỗi người một con số. Chúng quả quyết đó là số “trúng” do công ty XSKT “làm” và yêu cầu người được cho nên mua (vé số) hoặc đánh đề lô số đó. Cứ mỗi tên trong đường dây có nhiệm vụ điện thoại hơn 100 người/ngày và cho mỗi người một số theo thứ tự từ số 00 đến số 99.
    1. Khi những con giun đất hiển linh
Bộ mặt trên sao Hỏa 1976
      Năm 1986, phi thuyền Viking I bay quanh sao Hỏa chụp ảnh. Qua vùng Cydonia phi thuyền này đã chụp được một vùng đồi núi mà dưới bóng sáng tối trong giống mặt người (giống một Pharaoh Ai Cập). Ảnh này lại được các conspiracy theorists vẽ ra 

đủ thứ lý thuyết lăng nhăng

       cộng với cả phim ảnh và talk shows. Dưới đây lả ảnh chụp hồi 2001:
Bộ mặt trên sao Hỏa 2001
      Các nhà khoa học ở NASA 

thấy thích thú về bức ảnh … rồi thôi

      , vì họ có nhiều việc quan trọng để làm.Trong một mớ hỗn mang rộng lớn, bao giờ cũng có các góc nhỏ có một trật tự nào đó. Hiện tượng này xuất hiện rất nhiều trong 

phương pháp xác suất

      , theo nghĩa của Paul Erdos, khi ta chứng minh rằng trong một không gian mẫu đủ lớn thì các local patterns sẽ tồn tại. Nhìn mãi lên mây sẽ thấy một số đám mây trông giống con rồng, con chó, con … giun đất. Không hiểu tại sao đến bây giờ người ta không viết truyền thuyết về con giun đất hiển linh.
      Trong mớ hỗn mang nhân quả của hiện tượng ấm toàn cầu, cái “trật tự” cướp biển giảm làm tăng nhiệt độ quả đất không dùng để kết luận ra cái gì được hết!
  1. Vượt định kiến bằng Lăng Ba Vi BộHội viên hội xu ngửa đã có mô hình sai vì họ khái quát hóa từ một vài “mẫu” địa phương. Nhiều định kiến xuất phát từ cùng một lỗi như thế. Ai đó gặp vài anh Việt Kiều rồi kết luận Việt Kiều ở Mỹ làm nails đánh bài. Người khác gặp vài anh du học sinh rồi kết luận du học sinh Việt Nam ở bẩn và không biết xem bóng bầu dục. Thử tưởng tượng Rowling kết luận, sau 12 lần bị từ chối, rằng Harry Potter sẽ không bao giờ được nhận xuất bản.
    Những đồng xu trong vương quốc NN được ném độc lập với nhau. Trong cuộc sống chúng ta thường gặp các đồng xu xâu lại với nhau thành chuỗi bằng một sợi dây vô hình nào đó. Người Bắc có nhiều bạn bè người Bắc, Người Nam có nhiều bạn bè người Nam, họ giúp nhau thắt chặt những định kiến vùng miền. Kết quả của đồng xu kế tiếp “correlate” chặt chẽ với đồng xu trước. Gia đình ba mẹ tin vào chiêm tinh học sẽ tiêm nhiễm cho con niềm tin này. Đồng xu của em bé vừa ra đời đã có mặt nặng mặt nhẹ.
    Giả sử ta có một ly nước chanh, có đường ở dưới nhưng chưa khuấy lên, thì không thể nếm nước trên bề mặt (cho dù nếm cả ngụm) để kết luận là ly nước không có đường. Đầu tiên phải khuấy nó lên. Tiếc rằng, trên thực tế thì không thể “khuấy” Việt Kiều không làm nail và Việt Kiều làm nail rồi mới làm bạn ngẫu nhiên với họ. Nhưng điều có thể làm là nếm ly nước ở nhiều chỗ: bên phải một cái, dưới đáy một cái, bên trái một cái, v.v. Phương pháp này trong lý thuyết xác suất gọi là phương pháp Monte Carlo. Nhưng làm bạn với Việt Kiều Cali, New York, Chicago, Ithaca, v.v. một cách ngẫu nhiên như thế cũng rất khó vì giới hạn Vật Lý. Có thể phần nào giải quyết tình trạng này bằng Markov Chain Monte Carlo, gọi nôm na là Lăng Ba Vi Bộ.
  2. Được làm vua, thua làm … chú thíchMột phần không nhỏ những gì diễn ra trong cuộc sống và xã hội là kết quả của sự ngẫu nhiên (NN). Trong một miền hỗn mang to lớn, nếu nhìn vào một góc nhỏ nào đó ta có thể tìm được một trật tự nhất định. Trật tự đó chẳng có ý nghĩa gì ghê gớm.
    Không thể đánh giá con người hay sự vật/việc chỉ dùng kết quả thành bại được. Sẽ là một lỗi logic cơ bản nếu bài này kết luận rằng tất cả thành bại đều do ngẫu nhiên (vì các loại ví dụ kể trên chỉ là một số đồng tiền ngửa ủng hộ luận điểm này!!!). Dĩ nhiên tài năng có ảnh hưởng đến kết quả, nhưng con người có xu hướng đánh giá thấp vai trò của sự ngẫu nhiên.
    Sẽ có ít định kiến hơn nếu chúng ta hiểu ý nghĩa của xác suất, không bước trên lối mòn định sẵn mà cần “Lăng Ba Vi Bộ” tìm Thiên Nga Đen.
    Nếu thi thoảng có gặp nhiều xu sấp, thì không nên gia nhập hội xu sấp ngay. Đây là lý do tại sao những người kiên trì thường thành công, thiên tài có thể “tu luyện” được. Ngược lại, Einstein cảnh báo rằng: “định nghĩa của sự điên rồ là làm một thứ lập đi lập lại mà mong đợi kết quả khác nhau“.
    Cuối cùng: thế nhỡ đâu tất cả những gì nhân loại chứng kiến/đo đạc được cho đến nay đều là xu ngửa thì sao? Nhỡ đâu ba định luật Newton và sự tiến hóa sinh vật cũng là xu ngửa. Đây là vấn đề qui nạp (induction) của David Hume, vượt quá khuôn khổ bài viết. Rất hy vọng có thể quay lại đề tài này trong một bài viết tới.
    nguồn :http://www.procul.org/blog/2008/10/26/





22.1.15

Thời xa vắng tác giả Lê lựu

Thời xa vắng tác giả Lê lựu


Mười hai ngày, đêm ngồi đặt ngón tay trỏ giữ kim cho khỏi chệch ven và nhìn từng giọt nước, giọt máu rơi từ chiếc bình giốc ngược xuống ống dẫn một cách chậm chạp đều đều, trên dưới sáu mươi giọt một phút, nhanh quá thì sốc mà chậm thì hoặc là bị tắc, hoặc không đủ độ nước, độ kháng tố cho cơ thể. Từng giọt, từng giọt, hàng chục lít nước và máu chảy vào cái thân thể của con; anh không được lơ là, không được phép bỏ qua một giọt nước, giọt máu chảy nhanh hơn hoặc chậm lại so với sự điều chỉnh ban đầu của hộ lý. Cho đến năm năm sau anh vẫn không hiểu tại sao suốt cả mười hai ngày đêm ấy anh đã không hề chợp mắt một giờ. Năm năm sau vẫn còn cảm thấy đau khổ, mỗi lần người ta lách kim vào thái dương, vào trán, vào hai cổ chân tìm ven của con. Thằng bé chỉ còn như con mèo ốm. Mỗi lần không tìm thấy ven, rút kim ra, máu lại ứa ra theo. Cái cô ý tá mặt béo xị xuống như cái bị, ngón tay như quả chuối mắn chọc vào đầu con người ta hàng chục lần làm vỡ hết ven vẫn không thấy.

Xót ruột quá Sài kêu lên: ”Chị ơi, chị xem... thế nào... hay là...“ -”Các ông, các bà sợ con đau sao không để ở nhà mà chữa“. Năm năm sau vẫn thấy rùng mình hoảng sợ về những ngày ấy. Đến nỗi, chợt nghe thấy ai nói ở đâu có tiếng ”ỉa chảy“ là ngừời giật thót như bị đánh bất ngờ. Châu chỉ hoảng hốt ngất đi trong đêm cấp cứu con. Những ngày sau cô vẫn vào ngồi cùng chồng bên bàn tiếp nước. Cô giữ kim hộ Sài lúc anh đi ăn cơm, đi ra sau hoặc thèm thuốc quá ra quán nước làm hơi thuốc lào. Đêm, Sài bắt vợ phải về nghỉ để anh trông con. Nếu không có những ngày tiếp theo sau đêm cấp cứu ấy có lẽ không có dịp nào để anh có thể xoa dịu được nỗi giận dữ của cả gia đình nhà vợ. Trước người ta yêu anh vì anh chịu khó, thật thà, chất phác. Dù có láu cá nhưng vẫn là cái láu cá của anh nhà quê, chưa thể là sự lọc lõi xảo trá. Người ta thương, vì anh ngờ nghệch dại dột, trước người vợ từng trải khôn ngoan. Đến bây giờ, ngay lúc bình tĩnh nhất, mọi người vẫn có thêm một ấn tượng nữa về anh. Đấy là sự ngu. Đã là thằng ngu ai cũng có quyền khinh bỉ, coi thương


Thời xa vắng là một tiểu thuyết tiêu biểu trong đời viết văn của nhà văn Lê Lựu. tác phẩm ôm chứa một dung lượng lớn chặng đường lịch sử 30 năm oai hùng của dân tộc, từ buổi lập nước đến lúc giải phóng toàn bộ đất nước [cần dẫn nguồn]. lịch sử được khái quát bằng tiểu thuyết thông qua số phận của anh nông dân Giang Minh Sài: học giỏi, là niềm hy vọng, tự hào của cả gia đình và dòng họ.Nhưng cũng chính niềm tự hào đó cũng đã đặt lên vai cậu bé Sài một thứ áp lực vô hình, lúc nào cũng phải học phải làm theo những điều mà mọi người xung quanh cho là "tốt nhất". Lấy vợ cũng phải do cha mẹ chọn, ngủ với vợ cũng vì để tránh cái án kỷ luật làm ô nhục danh tiếng gia đình.... Là một người lính với vẻ ngoài thô mộc, khô khan nhưng thục chất ben trong con người Sài lại là một người đang vùng vẫy với niềm khao khát được yêu, được sống với cảm xúc thực sự của mình.Hơn nữa tác phẩm còn có nhiều tầng nhiều lớp với nhưng trăn trở rất đáng suy ngẫm của tác giả.

Trong Chân dung và đối thoại, Trần Đăng Khoa viết, ngay từ khi ra đời cuốn sách đã gây ra một tiếng vang lớn vượt quá sức tượng của tác giả. cuốn sách đã để lại một dấu ấn trong Văn học Việt Nam cuối thế kỷ 20 và trong lòng độc giả.

Thời xa vắng tác giả Lê lựu
Thời xa vắng tác giả Lê lựu

18.1.15

Của Chuột Và Người tác giả John Steinbeck

Của Chuột Và Người tác giả John Steinbeck “Của chuột và người”, viết vào khoảng năm 1933 muốn nêu lên cảnh trớ trêu của những số phận trong xã hội đương thời là:

Từ ước muốn đến hiện thực người ta đều vấp phải những hoàn cảnh, những trở ngại cay đắng của đời thường, không thể nào thực hiện được. Những nhân vật trong cuốn “Của chuột và người” này đều là nhân chứng của câu thơ của Robert Burns mà John Steinbeck lấy làm chủ đề tư tưởng: “Những dự tính hoàn hảo của chuột và người thường không thực hiện được”
Của Chuột Và Người tác giả John Steinbeck
Của Chuột Và Người tác giả John Steinbeck



Nhân vật và cái vô thức trong tiểu thuyết "Của chuột và người" của John Steinbeck 1. John Steinbeck và tác phẩm Của Chuột và Người 1.1. John Steinbeck (1902-1968), nhà văn Mỹ, người đoạt giải Nobel văn chương năm 1962, sinh trưởng trong một gia đình trung lưu ở thị trấn Salinas, một thị trấn trù phú trong thung lũng con sông Salinas, bang California, cách bờ biển Thái Bình Dương khoảng hai nhăm dặm, nơi mà sau này ông đã sử dụng làm bối cảnh cho những tác phẩm nổi tiếng của mình. Trong gia đình cha là thủ quỹ của thị trấn, mẹ là giáo viên, từ nhỏ John Steinbeck đã được nuôi dưỡng trong nếp sống bình an, mực thước của giới tiểu tư sản thành thị Mĩ lúc bấy giờ. Tốt nghiệp trung học khi Đại chiến I kết thúc, một năm đi làm việc ở nhiều nơi, năm 1919, John Steinbeck ghi tên theo học tại trường đại học Stanford. Sau sáu năm học ở ba khoá học khác nhau, chưa tốt nghiệp, ông dời trường đại học đến New York lao động và khởi nghiệp văn chương. Thất bại với nghề viết văn ở New York, ông trở lại California làm nghề gác vườn, trông coi ngôi nhà lẻ loi gần hồ Tahoe, nơi ông viết thành công tác phẩm đầu tiên Chén vàng (1929). Từ đây cho đến năm viết tác phẩm cuối cùng, Nước Mĩ và Người Mĩ (1966), John Steinbeck gắn bó với nghiệp văn chương và đã để lại hơn 10 tiểu thuyết, nhiều truyện ngắn, các vở kịch, phóng sự, kí…

Dù không được xếp là nhà văn hàng đầu của văn học hiện đại Mĩ nhưng với sự nghiệp văn chương của mình, John Steinbeck vẫn được coi là một trong những nhà văn tạo nên Thời đại tiểu thuyết Mĩ (thuật ngữ này đã được giới phê bình văn học Mĩ chấp nhận, chỉ nền tiểu thuyết Mĩ khoảng từ 1930 đến 1940)(1). Và mặc dầu sau này, trong cuộc đời John Steinbeck có những hành động khó lý giải và cũng khó tha thứ, như việc cho con trai sang tham chiến tại Việt Nam, bản thân ông, cuối năm 1966 đầu năm 1967, cũng sang Việt Nam cổ vũ cho cuộc chiến (vì hành động này, dư luận đã đòi tước bỏ giải Nobel văn chương của John Steinbeck), vẫn không thể phủ nhận tài năng văn chương của ông. John Steinbeck được đánh giá cao vớiTrong trận đánh bất phân thắng bại (1936), Của Chuột và Người (1937), Chùm nho phẫn nộ (1939), các tác phẩm không chỉ phản ánh được những vấn đề nóng bỏng của hiện thực Mĩ khoảng thời gian 1930-1940 mà còn chuyển tải được những vấn đề có tính vĩnh cửu của con người. 1.2. Đối với phần đông độc giả, không chỉ ở Mĩ, tác phẩm quan trọng nhất của John Steinbeck bao giờ cũng vẫn là cuốnChùm nho phẫn nộ (1939) - tác phẩm mà hầu như sự nổi tiếng đã gắn với lịch sử của nước Mỹ. Nhưng đối với những nhà nghiên cứu văn học, tác phẩm đáng kể nhất, bền vững nhất, tiêu biểu nhất của John Steinbeck lại là cuốn Của Chuột và Người(Of Mice and Men) xuất bản trước Chùm nho phẫn nộ hai năm, năm 1937. Căn cứ vào những bài nghiên cứu phê bình về tác phẩm của John Steinbeck, chưa có một tác phẩm nào của ông lại được đón nhận một cách nồng nhiệt, ngay từ khi mới xuất bản, như cuốn Của Chuột và Người. Một trong những nhà phê bình khó tính, Tetsumaro Hayashi, người đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm của John Stenbeck, đã gọi Của Chuột và Người “là cái khuôn mẫu kỳ diệu nhất của nghệ thuật tiểu thuyết Mĩ trong thập niên 1930- 1940”(2). Sau khi xuất bản không lâu, tác phẩm đã được chính John Steinbeck phóng tác thành kịch. Đến nay, đầu thế kỷ XXI, tại Mĩ, Của Chuột và Người vẫn được xem là cuốn tiểu thuyết kinh điển, được chọn đưa vào giảng dạy trong các trường trung học ở nhiều bang. Của Chuột và Người là một tiểu thuyết ngắn gồm sáu chương với sáu cảnh tương ứng, kể về ba ngày trong cuộc đời của hai công nhân nông nghiệp George Milton và Lennie Small, trong một nông trại hẻo lánh vùng Salinas, California. 

George Milton nhỏ bé, lanh lẹn còn Lennie Small to lớn, khờ khạo. Hai người không gia đình, nhà cửa, gắn bó thân thiết với nhau, lang thang làm thuê trong các nông trại. Họ nuôi một ước vọng chung: làm thuê, tiết kiệm, dành tiền mua một mảnh đất, có ngôi nhà nhỏ, “thích làm gì tuỳ theo ý mình, không bị ai làm phiền”. Lennie khổng lồ nhưng trí óc trì độn, có một sở thích kỳ quặc là vuốt ve những con vật có lông mịn hoặc đồ vật mượt mà, nhưng những vật yêu quý thường bị sức mạnh của Lennie, trong lúc thích thú cực độ, vô tình làm chết. Trước khi đến Soledad, ở Weed, vì thích vuốt ve cái áo đỏ của một cô gái mà Lennie đã bị hiểu lầm, khiến George và Lennie phải chạy trốn trong đêm. Ở Soledad, hai người được nhận vào làm thuê. Tại đây, họ gặp những người cũng lang thang làm thuê: Slim, một anh chàng tinh ranh; Candy, một người già lão làm thuê; Crooks, người nài ngựa da đen tàn phế… Curly, con trai chủ trại, vốn là kẻ ưa đánh nhau, ghét những người to lớn hơn mình, đã khiêu khích và đánh Lennie. 
Để tự vệ, Lennie đã bóp nát một bàn tay của Curly. Cô vợ Curly, một người lẳng lơ thường la cà tán tỉnh đám đàn ông, bị cuốn hút bởi sức mạnh cường tráng và sự thật thà của Lennie đã tìm cách quyến rũ anh chàng. Vào chiều chủ nhật vắng vẻ, trong lúc Lennie trốn xuống nhà kho để vuốt ve chú chó con yêu quý thì cô vợ Curly xuất hiện. Cô nàng kể lể nỗi cô đơn của mình và tỏ ý cảm thông với Lennie khi nhìn thấy con chó đã chết. Cuối cùng anh chàng khờ khạo cũng tâm sự về sở thích của mình và đồng ý vuốt ve mái tóc của cô ta. Thích thú, Lennie vuốt mạnh. Cô ta sợ hãi kêu toáng lên khiến Lennie kinh khiếp đến mất cả ý thức, lấy tay bịt miệng cô ta và lắc mạnh, quá tay, vợ Curly gãy cổ chết. Lennie bỏ trốn đến nơi mà trước đó, để đề phòng, George đã chỉ cho biết làm nơi hẹn gặp nếu có chuyện bất trắc. Phát hiện ra xác cô vợ Curly, George biết ngay cái gì đã xảy ra. Curly huy động mọi người tìm bắt Lennie. George vội vã đến nơi hẹn và trong lúc kể về cái trang trại trong tưởng tượng, George đã rút súng bắn vào gáy Lennie. Sau đó, Slim rủ George đi xuống thị trấn uống rượu. 2. Nhân vật và cái vô thức Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm Của Chuột và Người và tất nhiên có nhiều cách lý giải khác nhau về tác phẩm. Khám phá nhân vật trong tác phẩm này từ tầng sâu vô thức, chúng tôi muốn lý giải hành động của nhân vật để thêm một cách hiểu. Peter Lisca, trong công trình John Steinbeck- Tự nhiên và huyền thoại đã nhận xét: John Steinbeck đã dùng nhiều hình ảnh trong tự nhiên để miêu tả nhân vật Lennie. Quả thật, Lennie hiện lên như một sinh vật. 
Khi Lennie uống nước từ vũng nước sau lùm cây: “Anh ta uống ừng ực từng ngụm, phì cả ra mũi như con ngựa”(3). Và khi anh ta trở lại bờ sông ở cuối tiểu thuyết: “ Lennie xuất hiện sau một lùm cây và tiến lên lặng lẽ như một con gấu đang bò”. John Steinbeck mô tả Lennie uống nước: “Lặng lẽ Lennie bước lại gần bờ nước. Nó quỳ xuống và uống nước, môi khẽ chạm vào mặt nước. Đột nhiên sau lưng có tiếng xào xạc, nó ngẩng phát đầu lên, mắt chăm chú nhìn và tai lắng nghe cho đến khi nhận ra con chim nhỏ vừa bay qua. Ngay lập tức, nó lại cúi xuống tiếp tục uống” (tr.100). Rõ ràng, Lennie mang chức năng thể hiện mức độ cái vô thức, hồn nhiên nguyên thuỷ nhất. 
Ở Lennie, chỉ có hai trạng thái: thoả mãn và sợ hãi. Thoả mãn và sợ hãi hoàn toàn bản năng. Trạng thái thoả mãn tập trung vào ham thích duy nhất, và rất kỳ cục, được vuốt ve bất kỳ một vật mịn hoặc con gì có lông mịn, mượt mà. Anh ta thích như vậy và thoả mãn sở thích ngay cả bằng xác của một con chuột chết mà không cần giải thích, chỉ đơn giản là anh ta thích. Hành động đó khiến George, một người đầy ý thức không bao giờ hiểu nổi. Điều quan tâm duy nhất của Lennie trong cuộc sống hiện tại không phải là kiếm miếng cơm, manh áo như ta tưởng mà là được vuốt ve con chó con trong đàn chó của Slim. Và trong ước mơ có trang trại riêng cùng George, Lennie không mơ ước gì khác ngoài việc được nuôi thỏ vì “thỏ lớn hơn chuột có thể vuốt ve nó mà không dễ chết như chuột”. 
Con người có một sở thích vuốt ve những vật mềm mại, mịn màng ấy lại sở hữu một sức khoẻ vô địch. Đối với tất cả những vật yêu thích mà anh ta có trong tay, sau một hồi ve vuốt, đến lúc thích thú đến tột đỉnh, anh ta thường vô tình bóp chết, nghiền nát chúng. 
Lennie là con người bản năng, tự nhiên như một sinh vật. Bản năng tuyệt đối nhưng anh ta không phải sinh vật, anh ta là con người, vì vậy anh ta lạc lõng, không thể thích nghi với xã hội con người. Khi phát hiện ra mình đã giết chết vợ Curly, anh ta không thể hiểu nổi vì sao, giống như không hiểu vì sao con chó con yêu quý lại có thể chết một cách dễ dàng như vậy. Lennie mơ hồ nhận ra: “Mình làm bậy mất rồi… Anh George sẽ không cho mình nuôi thỏ nữa”. Có lẽ đây là một lần hiếm hoi Lennie có chút ý thức, song nó lại chỉ xuất hiện khi hành động đã hoàn tất. Không làm chủ được hành động của bản thân, Lennie là nhân vật có ý nghĩa biểu tượng “tượng trưng cho nhân loại chúng ta, con người không bao giờ làm chủ được hành động của mình và thường giết hại sự vật mình yêu thích”(4). Lennie chính là biểu hiện cái vô thức ở cấp độ thứ nhất, cấp độ mà Freud gọi là Tự ngã (Id). Lennie hoàn toàn không có ý thức. Mục đích duy nhất trong cuộc sống của anh ta là thoả mãn các ham muốn bản năng và các khoái cảm, không cần biết đến các hậu quả. Thậm chí, không cần biết đến giá trị thiện hay ác và cả đạo đức nữa. 
Trái với Lennie, Goerge được miêu tả là một người lanh lẹn, sắc sảo, đầy ý thức. John Steinbeck miêu tả mối tình cảm của Lennie và George như là một mối tình cảm đẹp đẽ, hiếm hoi trong một thế giới mà “người ta hay dè chừng lẫn nhau”. Mối quan tâm chăm sóc của George đối với Lennie được hiểu là vì trách nhiệm (George hứa với dì của Lennie, Clara, sẽ chăm sóc Lennie) đồng thời cũng vì tình cảm của George giành cho người bạn khờ khạo. Tuy nhiên, nhân vật này dường như vượt khỏi tầm kiểm soát của tác giả. 
Nhà nghiên cứu William Goldhurst khi phân tích Của Chuột và Người đã xem hành động bắn chết Lennie của Goerge ở cuối tác phẩm như là một biểu hiện cao nhất của một tình cảm anh em trong thế giới đầy thù hận và bất trắc. Vì theo William Goldhurst, để tránh cho Lennie khỏi một cái chết trong một cuộc hành hình thảm khốc bởi bàn tay của Curly, kẻ đang thù hận Lennie, George mang đến cho bạn mình một cái chết nhẹ nhàng, tự tay bắn chết Lennie. Từ cách nhìn nhận như vậy, William Goldhurst cho rằng: “Tác phẩm không bi quan. Lennie chết, ước mơ về một trang trại riêng không trở thành hiện thực, Steinbeck vẫn hướng người đọc đến hình ảnh George và Slim, hai người đàn ông đi cùng với nhau từ bờ sông, nơi câu chuyện vừa xảy ra”(5). Không riêng William Goldhurst mà nhiều nhà nghiên cứu khác cũng có cách nhìn tương tự. Các nhà nghiên cứu này hoàn toàn có lý. Có thể hiểu như vậy. Song, nếu đọc kỹ văn bản, độc giả kỹ tính sẽ nhận thấy thực ra George không hề đơn giản trong mối quan hệ với Lennie và cuộc sống. 
Qua các chi tiết, ta thấy dường như George luôn điều khiển hành động của Lennie. Một người có ý thức điều khiển hành động của một người mang sức mạnh thể chất vô địch nhưng hoàn toàn không có khả năng làm chủ hành động - ta có thể định danh đó là kẻ lợi dụng. Tuy nhiên, George không đơn giản là kẻ lợi dụng. 
George cố gắng sử dụng Lennie để chế ngự một cõi khác trong tâm thức, những cái mà anh ta đang dồn nén, dấu kín. Nó được bộc lộ qua hành động của Lennie. Vì thế, những hành động của Lennie như là sự mở rộng của chính George, bộc lộ xung động vô thức trong George. Có thể thấy rõ điều này qua hành động Lennie đánh Curly ở nhà ở của các công nhân làm thuê. Ngay từ khi mới gặp Curly, George đã bày tỏ sự căm ghét của mình đối với Curly. Anh ta thổ lộ: “Tao ngờ rằng chính tao sẽ gặp rắc rối với nó” (tr.37). George cũng ngay lập tức căm ghét vợ Curly và gán cho cô ta một loạt những
từ: “chó cái”, “cái cạm bẫy người” (tr.32). Lennie trở thành công cụ để George trừng trị Curly và tiêu diệt vợ anh ta. Như vậy, bước đầu có thể khẳng định không chỉ Lennie cần George mà George cũng cần có Lennie. Đã có lúc, George giải thích với Slim: “Tôi chẳng có gia đình thân thiết. Tôi thấy dân làm thuê trong trại cũng thường đi một mình như thế. Không hay ho chút nào cả. Họ không có niềm vui nào hết. 
Tất cả họ đều trở nên dữ tợn. Họ chỉ nghĩ tới đánh nhau… Tôi biết đi với Lennie hay bị rắc rối nhưng mà mình lại quen rồi, thiếu nó cũng thấy không ổn” (tr.59). Rõ ràng, George gắn bó với Lennie không phải vì tình cảm cũng không phải vì trách nhiệm với lời hứa. George ý thức được sự cần thiết có Lennie nhưng vẫn che giấu mục đích thực sự của mối quan hệ này. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đây, chúng ta vẫn không giải thích một cách thoả đáng hai câu hỏi tại sao George lại coi khinh vợ Curly đến vậy và tại sao George lại giết Lennie ở cuối tác phẩm? Đây là vấn đề mà bản thân John Steinbeck cũng không giành quyền đưa ra câu trả lời. Người đọc chỉ có thể tìm được câu trả lời qua lời nói, hành động, thái độ của nhân vật đối với chính bản thân anh ta, với các nhân vật khác và với cuộc sống xung quanh. 
Từ đầu tác phẩm, ta thấy Lennie được miêu tả như là cái bóng của George. George và cái bóng của anh ta cứ tồn tại như vậy cho tới khi cô vợ Curly xuất hiện. Lần gặp đầu tiên, sau khi cô ta đi khỏi, giữa George và Lennie đã có phản ứng khác nhau. Có thể nói, đây là cuộc đối thoại mà qua đó George tự bộc lộ con người mình. “Geogre trùm cái nhìn lên Lennie: - Mẹ kiếp! Đồ đĩ thoã - Anh ta nói - Thật là một thứ đáng cho thằng Curly mang về làm vợ. - Cô ấy đẹp quá đi chứ - Lennie bênh vực. - Đúng. Đẹp! Có gì phơi ra hết rồi. Thằng Curly cũng chẳng lạ gì. Tao cá là chỉ hai mươi đôla là nó đi ngay. Lennie vẫn nhìn ra cửa nơi cô ta vừa đi khỏi: - Trời, cô ấy đẹp quá! Anh ta mỉm cười ngưỡng mộ. George thoáng nhìn bạn và rồi túm lấy một tai Lennie, kéo mạnh:
- Nghe tao đây, đồ con hoang điên rồ - Anh ta nói một cách giận dữ - Đừng có nhìn vào con chó cái ấy. Tao không cần biết nó nói gì hay nó làm gì. Thứ nọc độc này tao đã thấy nhiều nhưng chưa bao giờ thấy một thứ đáng sợ hơn nó. Hãy tránh xa nó ra. Lennie cố gỡ tai mình ra khỏi tay George: - Anh George, tôi không làm gì cả. - Đúng. Mày chưa làm cái gì bậy cả. Nhưng khi con đó đứng ở cửa kia kìa, phơi đùi ra, thì mày không dời mắt khỏi nó. - Tôi không nghĩ xấu gì cả. Tôi thề đấy. - Tốt. Hãy tránh xa nó ra vì tao đã thấy nó là cái cạm bẫy người. Để mình thằng Curly chui vào là đủ rồi…” (tr.30). Không có một lời phân tích, giải thích hay bình luận nào của John Steinbeck. Cả đoạn văn chỉ là miêu tả và ghi lại đối thoại. Thoạt tiên người đọc dễ nhầm tưởng những lời cảnh báo, mắng nhiếc Lennie là xuất phát từ sự lo lắng cho Lennie nhưng lắng nghe kỹ ta thấy không phải vậy. Bao trùm lên đó là nỗi sợ hãi của George. Không phải sợ vợ Curly hay sợ mất Lennie mà là nỗi sợ hãi bản thân. Thái độ khinh ghét vợ Curly xuất phát từ một điểm khác nằm ngoài ý thức của George. Sự tự tin và công khai quyến rũ của vợ Curly đã thức dậy tính dục trong George, thách thức nhân cách của anh ta, đẩy anh ta vào nghi ngờ chính bản thân mình. Ý thức không kiểm soát được cái vô thức đã bị gợi dậy một cách mạnh mẽ, khi bắt gặp ánh mắt ngưỡng mộ biểu lộ sự say mê rất bản năng của Lennie giành cho vợ Curly, George đã bùng lên sự căm ghét cô ta. Anh ta đã phản chiếu sự bất lực của mình trước cái vô thức qua cái bóng là Lennie. Với Lennie, vợ Curly cũng giống như con thỏ hay chuột, một con vật đẹp, mượt mà để vuốt ve chứ không hề gợi bản năng giới tính. Điều này càng được khẳng định ở cuối tác phẩm khi vợ Curly tìm cách quyến rũ Lennie trong nhà chứa cỏ, anh ta chỉ muốn vuốt ve mái tóc của cô ta giống như vuốt ve bộ lông của con chó nhỏ. Với George thì khác. Thái độ giận dữ, giọng điệu căm tức của anh ta là cái vỏ bề ngoài của những xung động vô thức. Lời nói của anh ta đã đọc lên hết những điểm hẫp dẫn thân xác của vợ Curly, thứ mà anh ta gọi là “nọc độc” anh ta “chưa thấy bao giờ”. Đó là lời tự thú của George. Sự giận dữ vô lý với Lennie giúp anh ta giải toả phần nào những xung động đó. Cảnh báo, mắng nhiếc Lennie thực chất là để trấn an, xua đuổi cái vô thức
về cõi của nó. Rõ ràng George là một nhân vật ích kỉ. Cái mà Freud gọi là Bản ngã (Ego) trong anh ta đã không kiểm soát được cái vô thức (Id). Cái tôi ích kỉ được che dấu dưới một tình bạn thân thiết tự nhiên. Đến đây thì không thể nói Lennie cần anh ta mà chính anh ta cần Lennie. Anh ta cô đơn như tất cả mọi nhân vật khác trong tác phẩm nhưng anh ta có được cái bóng của mình để ẩn nấp. George không tìm được nơi chia sẻ nào tin cậy hơn một người bạn khờ khạo là Lennie. Sự bao bọc, bảo vệ cho Lennie trước hết là vì bản thân George. Vì vậy, sự căm ghét với vợ Curly không phải bởi cô ta là hiểm họa đối với Lennie mà vì chính George. 
Cô ta đã làm thay đổi George. Từ đây, phần vô thức trong George luôn tìm cách vượt ra khỏi nơi bị giấu kín. Điều này hé mở cho chúng ta lý giải tại sao anh ta lại giết Lennie ở cuối tác phẩm. Trong suốt câu chuyện, ở nhiều thời điểm khác nhau, George đã thể hiện sự kìm nén xúc cảm tình dục. Khi Whit rủ George xuống thị trấn đến nhà chứa của mụ Suzy, George đã hỏi rất kỹ về chuyện giá cả các khoản rượu, gái… cuối cùng tuyên bố mình đến đó “chỉ để mua whisky thôi” vì “bọn tớ muốn để dành tiền mua trang trại”. Sự công khai bản năng giới tính của vợ Curly đã làm đảo lộn bản tính tự nhiên khắc khổ của George. Sự xuất hiện của cô gái cũng gợi George hướng về cuộc sống tự do đã ám ảnh anh ta từ lâu. 
Đó không phải là cuộc sống cùng Lennie trong trang trại mơ ước mà họ thường xuyên nói tới mà là cuộc sống trong vài lần bực bội Lennie, không kìm nén được, George đã thoáng bộc lộ: “có một mình sống dễ dàng và có thể có bạn gái nữa”. Cuộc sống tự do cho riêng mình, có bạn gái, không có Lennie, mới là ao ước thực của George. Giọng điệu “bùng nổ”, “từ ngữ được tuôn ra tự nhiên” khi nói về tự do không có Lennie cho thấy điều đó. Nó bị kìm nén. Ước mơ về trang trại cùng Lennie chỉ là giấc mơ hão huyền, là kịch bản để anh ta giữ chân người bạn khờ khạo. Đôi khi, bị ám ảnh về cuộc sống tự do riêng dày vò, George đã thể hiện sự căm ghét Lennie đến cực độ: “George lớn giọng, nói như hét: Đồ con hoang điên khùng, mày đưa tao vào khốn khổ đến hết đời mất” (tr.10). Như vậy, một mặt George thấy sự cần thiết có Lennie, mặt khác anh ta cảm nhận Lennie là chướng ngại trên con đường đi đến cuộc sống tự do riêng mình. Khi cái vô thức trong một chừng mực nào đó vẫn kiểm soát được thì Lennie vẫn cần thiết với anh ta và ngược lại. Cuối cùng, Lennie mang đến một hoàn cảnh cho phép George giải thoát bản thân anh ta khỏi giấc mơ đất đai hão huyền và trách nhiệm với người bạn thiếu khả năng ý thức.
Như vậy, hành động bắn chết Lennie của George cũng là tất yếu. Đó là hệ quả lôgic, là sự vận động tâm lý của con người. John Steinbeck đã thể hiện sự vận động biện chứng của con người bằng việc tường thuật. Cảnh nối cảnh, hành động tiếp nối hành động. George thoạt đầu xuất hiện là một người làm việc để đạt được giấc mơ sở hữu đất đai, dần dần anh ta trở thành người phá hoại giấc mơ đó bằng cách tham gia vào nó mà biết chắc không bao giờ trở thành hiện thực. Sau cùng, cuộc sống nơi trang trại của Curly, sự có mặt của vợ Curly đã gợi dậy mạnh mẽ cái vô thức khiến George hướng tới một cuộc sống cho cá nhân. Và khi cơ hội đến, George đã tự mình giải thoát khỏi cái bóng, giành tự do. Tuy vậy, George là nhân vật không đơn giản nên trong hành động giết Lennie anh ta vẫn có những xung đột dữ dội. 
Hành động giết Lennie được kể một cách chi tiết với nhịp điệu chậm. Căn cứ vào đối thoại, thoạt đầu, ta thấy George dường như không có ý định giết Lennie. Anh ta thuyết phục Curly: “Nghe tôi, Curly, thằng đó nó điên khùng. Đừng giết nó. Nó không hiểu nó làm cái gì đâu” và thăm dò Slim: “Mình không thể bắt nó về đây và nhốt nó lại sao? Nó không bình thường mà, Slim. Nó chỉ vô tình mà, không phải ác ý đâu” (tr.97). Ngay cả khi George đã ngồi với Lennie và kể cho Lennie nghe về trang trại tưởng tượng như bao lần đã kể, người đọc cũng không thể biết thêm chút nào tâm trạng và ý định của George. Nhiều độc giả đoán định rằng đôi bạn sẽ cùng nhau trong cuộc chạy trốn mới như họ đã từng chạy trốn khỏi Weed. Vì thế, hành động bắn Lennie của George ngay sau đó là hành động bất ngờ với rất nhiều người. Tuy nhiên, nếu chú ý hơn vào đối thoại sau, ta sẽ có một cảm nhận khác. “- Nếu có một thân một mình, tao có thể sống dễ dàng. George nói giọng nhợt nhạt, buồn tẻ. - Tao có thể có việc làm và không bao giờ gặp rắc rối. Lennie nói: - Tiếp đi… và cuối tháng thì…. - Cuối tháng tao có thể lĩnh năm chục đồng và… rồi kiếm lấy một em… Anh ta lại dừng lại”( tr.99).
Cái gì đang diễn ra trong George? Có thể chính anh ta cũng không biết cái gì đang diễn ra trong bản thân nhưng có điều chắc chắn sau câu nói trên và một thoáng dừng lại đó đã có sự thay đổi trong George. 
Cuộc sống tự do có thể có nếu không vướng bận Lennie đang trở thành hiện thực. Cái vô thức đã hối thúc hành động. Không còn do dự. Cả đoạn đối thoại sau đó George không còn giọng “nhợt nhạt, buồn tẻ”, nhát gừng nữa mà liên tiếp như cuốn Lennie vào thiên đường tưởng tượng. Giữa lúc Lennie đang say mê nhất với những chú thỏ trong tâm trí thì George “nâng khẩu súng lên, nắm chặt và dí nòng súng vào sau gáy Lennie. Tay anh ta run bần bật, nhưng ngay lập tức, mặt anh ta nghiêm lại và tay giữ chặt. Anh ta bóp cò” (tr.102). Người kể chuyện hầu như không lui vào nội tâm nhân vật mà để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành động. George tự nói cái cách mà anh ta đang sống trong sự vận động tự nhiên của anh ta. 
Trong bản thân anh ta luôn diễn ra xung đột giữa cái bản năng và ý thức. Bằng hành động bắn Lennie, anh ta nói lên sự lựa chọn của mình. Ở đây, nói như Backhtin, tác giả đã trao quyền cho nhân vật mà không giành quyền nói lời cuối cùng. Có thể John Steinbeck không (cũng có thể có) chủ động đưa cái vô thức vào thể hiện nhân vật nhưng rất tự nhiên cái vô thức đã được thể hiện trong sáng tác của ông, đặc biệt là trong Của Chuột và Người. Khám phá nhân vật từ tầng sâu vô thức, ta thấy rõ ràng Goerge là một nhân vật vô cùng phức tạp, như bất kỳ con người nào trên thế gian này. Nhà văn đã thể hiện con người một cách chân thực nhất. Ngoài tất cả những ý nghĩa của tác phẩm mà các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, qua nhân vật Lennie và George ta còn có thể thấy một ý nghĩa khác, Của Chuột và Người là câu chuyện về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong bản thân mỗi con người, cuộc chiến mà chính John Steinbeck đã gọi là “cuộc đấu tranh vĩnh cửu của con người”, “trong cuộc chiến bất phân thắng bại”. George đã rất nhọc nhằn trong cuộc chiến nhưng anh ta thành công hay thất bại? Câu trả lời đã có nhưng cũng có thể còn nhiều câu trả lời khác từ phía độc giả. 
Nằm trong dòng chảy chung của văn học hiện đại thế giới thế kỷ XX, sáng tác của John Steinbeck cũng có nhiều cách tân, tiểu thuyết Của Chuột và Người là một tiêu biểu. Lối kể chuyện mà người kể chuyện không trực tiếp bộc lộ thái độ, thản nhiên trong việc miêu tả, không lui vào nội tâm nhân vật chỉ tả và ghi lại sự việc cho phép người đọc khám phá tác phẩm từ nhiều góc độ, đem đến cho tác phẩm nhiều tầng bậc ý nghĩa
Đây là một trong số những cuốn sách khó đọc và đáng để đọc
-      Mình sẽ nuôi một con sữa - George tiếp - lẽ mua được cả một con heo một đàn gà... trong vườn trồng một khu cỏ linh lăng.
-   Cho thỏ ăn - Lennie thét lên.

-   Cho thỏ ăn - George gặp lại.
-   chính tôi được lo cho thỏ.
-   Ừ, chính mày được lo cho thỏ. Lennie hít khoái trá.
-   mình sống như chủ trại.
-   Ừ.
Lennie quay đầu lại. Không Lennie à. Mày nhìn ra kia kìa, trên mặt sông ấy đấy hình như mình thấy được cái trại thật rồi nhé!
Lennie tuân lời, George đưa tầm mắt xuống khẩu súng.
Bây giờ tiếng người bước trong âm cây đã rõ. George quay lại nhìn về phía tiếng chân.
-  Anh kể tiếp  đi, anh George  à.


Chừng nào thì mình mua được à?
-   Cũng sắp rồi.
-   Hai anh em mình.
-    hai anh em mình. Rồi mọi người đều tử tế với mày. Mình sẽ không còn bị rắc rối nữa. Mình rồi không làm phiền nhiễu ai cả, không trộm cắp ai cả.
Lennie nói:
-    Anh George à, vậy tôi cứ tưởng anh giận tôichớ.
-    Không - Geolge trả lời - không giận, Lennie à. Tao không gin mày đâu. Tao cũng chưa bao giờ giận mày cả, bây giờ cũng vy. Tao muốn mày hiu rõ là vy.