Search

16.5.21

Cây đầu rồng không thể là cây sala

Cây đầu rồng không thể là cây sāla và chúng ta cũng không nên nhầm lẫn giữa hai loại cây này vì chúng hoàn toàn là hai giống cây khác nhau.


Cây sāla nở vào mùa nóng và lâu lâu mới có hoa, sự kiện cúng dường khi hoa nở ra để đón mừng Bồ-tát đản sanh và cúng dường đức Thế Tôn trước khi viên tịch thì rõ ràng sự kiện hoa nở là một dịp hiếm thấy. Ngược lại, cây đầu lân thì hoa quanh năm suốt tháng. Vì lẽ đó, chúng ta cần thay đổi cách nhìn của mình trong bao nhiêu năm qua. Sāla huyền thoại ngày ấy không bao giờ được nhầm lẫn với cây đầu lân mà bao nhiêu thế hệ truyền nhau cùng nhầm.


CỘI SĀLA HUYỀN THOẠI

Tháng Tư lại về, người con Phật háo hứng đón chào một mùa Phật lịch[1] mới. Rằm tháng Tư là một trong những lễ hội Phật giáo quan trọng và có ý nghĩa vô cùng đặc biệt với hàng đệ tử Phật. Vì chính vào ngày này, Thái tử Siddhattha ra đời nơi ngự uyển Lumbini của hai dòng tộc nội ngoại. Rồi sau ba mươi lăm năm sau, cũng vào ngày trăng tròn tháng Tư, Bồ-tát Gotama chứng đắc Tam minh[2] và đạt thành quả Chánh đẳng chánh giác (Sammāsambuddha) dưới cội cây Assattha[3], trở thành vị Giác ngộ vĩ đại của toàn cõi nhân thiên. Năm tám mươi tuổi, sau bốn mươi lăm năm hoằng pháp độ sanh, đức Thế Tôn Gotama đã viên tịch Níp-bàn tại khu rừng của tộc Mallā ở Kusinārā. Suốt tám mươi năm, Thế Tôn đã cống hiến toàn bộ cuộc đời mình để đem hương vị bất tử, vị ngọt của giải thoát đến cho nhân thiên, những chúng sanh hữu duyên được giác ngộ. Nói về cuộc đời của đức Phật thì không thể bút nào, truyện nào hoặc bộ phim kinh điển nào có thể diễn tả hết được ân đức vĩ đại của một bậc vĩ nhân như Ngài.

Rằm tháng Tư lại về, những tín đồ Phật giáo lại đón chào đại lễ Tam hợp để kỷ niệm ba sự kiện lớn và tưởng nhớ đến ân đức của đức Phật. Vào những dịp này, chúng ta đến các chùa, sẽ rất dễ thấy, nếu không nói là đã quá phổ biến, hình ảnh hoàng hậu Māyā đứng vịn cội cây và Bồ-tát đản sanh ra khi ấy liền đi bảy bước với bài kệ “Thiên thượng thiên hạ…” bất hủ. Hoặc là hình ảnh đức Thế Tôn viên tịch Níp-bàn dưới tàn song long thọ chẳng hạn. Có thể nói, toàn bộ cuộc đời của Thế Tôn, Ngài luôn gắn bó với hình ảnh của thiên nhiên, rừng núi, cội cây mà thôi. Đã có nhiều cội cây được ghi danh vào trong kinh điển nhưng nếu mà nói thì cội Sāla chỉ đứng thứ nhì, sau cội Bồ-đề mà thôi, về sức ảnh hưởng lớn trong Phật giáo. Trong ba sự kiện của đại lễ Tam hợp thì đã có hai sự kiện liên quan đến cây Sāla, chỉ duy nhất sự kiện Bồ-tát thành đạo là dưới cội Bồ-đề mà thôi. Chính vì thế, bài viết hôm nay xin được đề cập đến cội Sāla huyền thoại này.

Trong Trường Bộ Kinh[4], đức Phật đã giảng về một số phương pháp thông thường khi một vị đại Bồ-tát đản sanh khác với một phàm phu bình thường, tức loài người chúng ta. Chẳng những đức Phật Cồ-đàm (Gotama) trong thời hiện tại mà chư Phật trong quá khứ như đức Phật Tỳ-bà-thi (Vipassī), đức Phật Thi-khí (Sikhī), đức Phật Tỳ-xá-bà (Vesabhū), đức Phật Câu-lưu-tôn (Kakusandha), đức Phật Câu-na-hàm (Konāgamana), đức Phật Ca-diếp (Kassapa)… cũng có một số hiện tượng siêu xuất giống nhau khi các Ngài vừa giáng sanh ra khỏi bào thai của các thân mẫu. Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các Ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác; các Ngài đều giáng sanh dưới gốc cây giữa thiên nhiên bao la; các Ngài đều từ hông mẹ bước ra và tuyên bố các Ngài là bậc tối thượng trong tam giới; các Ngài đều có hảo tướng với ba mươi tướng tốt và tám mươi tướng phụ và thông điệp của các Ngài ở đời là cứu khổ cho chúng sanh. Đức Phật diễn tả cụ thể phương pháp đản sanh của chư Phật trong quá khứ và hiện tại qua hình ảnh đầy màu sắc của Bồ-tát Tỳ-bà-thi và thân mẫu của Ngài.

Phần Nidānakathā[5] (Thuyết Duyên Luận) mở đầu của Chú giải Chuyện tiền thân Jātaka-aṭṭhakathā được xem như là một bài nghiên cứu đề cập khá chi tiết về lịch sử cuộc đời của đức Phật trong hệ thống Tam tạng kinh điển Pāli ghi lại rằng: Hoàng hậu Mahāmāyā ngự đến một cây Sāla có thân to, đầy hoa đang nở rộ. Khi đứng đưa cánh tay phải lên, thì cành cây tự nhiên sà xuống, bà đưa tay nắm lấy cành cây với tư thế dáng đứng rất đẹp và rất vững vàng. Liền lúc ấy, hoàng hậu trở dạ, các cung nữ lập tức che màn xung quanh nơi đang đứng[6]; khi ấy, đức Bồ-tát cao quý đản sinh ra đời khỏi lòng hoàng hậu Mahāmāyā một cách nhẹ nhàng, thảnh thơi với bàn chân phải bước xuống trước, ví như một vị pháp sư rời khỏi pháp tòa. Khi ấy, là vào ngày thứ sáu, ngày trăng tròn tháng Vesākha (nhằm ngày rằm tháng Tư) năm 623 trước tây lịch, đúng mười tháng trụ thai trong lòng mẹ.

Như đã nói, cũng vào ngày trăng tròn tháng Tư, khi Thế Tôn được tám mươi tuổi thọ, chuyến hành trình cuối cùng của Ngài, Thế Tôn đã viên tịch Níp bàn dưới hai cội Sāla trong rừng ở Kusinārā. Kinh điển ghi lại rằng: đức Thế Tôn lên đường qua bờ bên kia sông Hiraññavatī, đến ở Kusinārā – Upavatama – rừng Sāla của dòng họ Mallā. Khi Phật và các vị Tỳ-khưu đến rừng cây sāla thì trời đã xế chiều. Thế Tôn bảo Đại đức Ānanda:

– Này Ānanda, hãy trải chỗ nằm, đầu hướng về phía Bắc giữa hai cây sāla. Này Ānanda, Ta nay mệt mỏi, muốn nằm nghỉ.

Đại đức Ānanda vâng lời Thế Tôn, trải chỗ nằm, đầu hướng về phía Bắc giữa hai cây sāla. Và Thế Tôn nằm xuống, về phía hông bên phải, như dáng nằm con sư tử, hai chân để lên nhau chánh niệm và giác tỉnh.

Lúc bấy giờ, cây sāla trổ hoa trái mùa, tràn đầy cành lá. Những đóa hoa này rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường Ngài. Những thiên hoa Maṇḍārava từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường Ngài. Bột trời chiên đàn từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường Ngài, nhạc trời trên hư không trổi dậy để cúng dường Như Lai. Thiên ca trên hư không vang lên để cúng dường Như Lai.

Rồi Như Lai nói với Đại đức Ānanda:

– Này Ānanda, các cây sāla song thọ tự nhiên trổ hoa trái mùa tràn đầy cành lá, những đóa hoa này rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Những thiên hoa Maṇḍārava từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Bột trời chiên-đàn từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Nhạc trời trên hư không trổi dậy để cúng dường Như Lai. Thiên ca trên hư không vang lên để cúng dường Như Lai. Nhưng, này Ānanda, như vậy không phải kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường hay lễ kính Như Lai. Này Ānanda, nếu có Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng. Do vậy, này Ānanda, hãy thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp và hành trì đúng Chánh pháp.[7]

Một hình tượng cây đi vào huyền thoại như thế đó mà có lẽ một điều vô cùng đáng tiếc là rất nhiều, có thể nói là đa số, những người con Phật chúng ta đều bị nhầm lẫn và vẫn muốn được nhầm lẫn chứ không chịu thay đổi. Đó chính là cây sāla huyền thoại mà chúng tôi đang nói đến. Đa số những hình ảnh chúng ta trưng bày về việc đản sanh và viên tịch đều sử dụng hình cây sāla “fake” chứ thật ra không phải là cây sāla kinh điển nói đến.

Cây sāla fake ấy tên thật là cây đầu lân, còn gọi là ngọc kỳ lân, hàm rồng; tên khoa học là Couroupita Guianensis. Loại cây này phổ biến trong khu rừng tân nhiệt đới, đặc biệt là ở lưu vực sông Amazon. Nó có nguồn gốc ở Guyana (Nam Mỹ). Ngày nay cây này có thể tìm thấy ở Ấn Độ, miền nam dãy núi Hy Mã Lạp, và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á. Cây đầu lân là một loại cây thân gỗ, cây có thể cao tới 30-35m. Hoa ra từ thân cây, suốt từ gốc lên, chùm hoa dài ra liên tục có thể tới 3m. Quả lớn tròn to đường kính quả 15–24 cm, có 200-300 hạt trong một quả. Quả cây đầu lân có tính kháng sinh, kháng nấm, sát khuẩn và có tác dụng giảm đau. Cây được sử dụng để chữa bệnh cảm lạnh và đau dạ dày. Nước uống làm từ các lá được sử dụng để chữa bệnh da, và Shamans (ở Nam Mỹ) đã được sử dụng ngay cả bộ phận của cây để điều trị bệnh sốt rét. Bên trong quả có thể khử trùng vết thương và lá non chữa đau răng. Tuy nhiên, tại Sri Lanka, Thái Lan và một số quốc gia Phật giáo khác thì cây sāla thường bị nhầm lẫn với cây đầu lân này, cũng như với cây vô ưu (Saraca asoca hoặc cây Asoka). Do đó, tại các chùa chiền cũng thường trồng cây ngọc kỳ lân, đầu lân hay hàm rồng. Một sự hiểu lầm thật đáng tiếc là như vậy. Mình đem một loại cây không liên quan đến đức Phật để gán ghép cho nó thành một huyền thoại thì không đáng như vậy đâu.

Nếu ai đã từng hành hương về xứ Phật, đến đảnh lễ nơi Thánh tích Kusinārā, địa điểm đức Phật đã viên tịch Níp-bàn thì sẽ thấy được những cây sāla của Ấn Độ như thế nào. Khác hoàn toàn với cây đầu lân sāla fake nhé. Cây sāla chính hiệu tên thật là Shorea Robusta, là một loài cây gỗ trong họ Dipterocarpaceae. Đây là một loại cây ở Ấn Độ, vùng miền nam dãy núi Hy Mã Lạp. Về sau sāla được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á, và ngày nay là một loại cây được trồng để cung cấp gỗ.

cây sala thấy lá ,cây sala giá bao nhiều ,hình ảnh cây sala ,có nên trồng cây sala trước nhà ,cây sala có tác dụng gì ,bán cây sala ở hà nội ,cần bán cây sala ,bán cây sala có thụ

Trong kinh điển, cây sāla được gọi theo phiên âm là cây ta-la và có thể tìm kiếm trong một số bài kinh hoặc chú giải. Ví dụ như là đức Phật từng lấy ví dụ một người muốn vượt qua sông, người đó cầm một cây búa sắc bén đi vào rừng. Rồi thấy một cây sāla lớn, cao, thẳng, còn tươi, không có lồi lõm. Người đó đốn cây, tỉa cành lá và làm cho thân cây trơn tru và gọt đẽo với con dao, bào cho sạch thân cây ấy. Sau đó, người ấy đem cây ấy xuống sông để vượt qua sông. Chắc chắn rằng thân cây ấy không thể giúp người ấy vượt qua sông được vì người đó không biết cách đẽo thuyền, chỉ đẽo bên ngoài chứ không đẽo bên trong để tạo thành chiếc thuyền.[8]

cây sala thấy lá ,cây sala giá bao nhiều ,hình ảnh cây sala ,có nên trồng cây sala trước nhà ,cây sala có tác dụng gì ,bán cây sala ở hà nội ,cần bán cây sala ,bán cây sala có thụ

Hoặc là trong kinh Ví dụ cái cưa, đức Phật sử dụng cây sāla để thuyết giảng cho chư Tỳ-khưu như sau:

Chư Tỷ-kheo, cũng như gần một thôn làng hay thị trấn nhỏ, có ngôi rừng cây sāla lớn, ngôi rừng bị các cây leo y lan bao phủ. Có một người đến khu rừng này, muốn lợi ích cho ngôi rừng, muốn hạnh phúc, muốn an ổn khỏi các ách phược cho ngôi rừng. Người ấy chặt đứt các nhành cây cong thiếu hẳn sinh lực, vất chúng ra khỏi ngôi rừng, dọn dẹp trong rừng sạch sẽ. Người ấy săn sóc kỹ lưỡng các nhánh cây tala thẳng thắn, khéo mọc. Chư Tỷ-kheo, sau một thời gian, ngôi rừng như vậy được trưởng thành, hưng thịnh, lớn mạnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các Ngươi hãy từ bỏ bất thiện, hãy nỗ lực đối với các thiện pháp, như vậy các Ngươi mới thành tựu sự trưởng thành, hưng thịnh, lớn mạnh trong Pháp và Luật này.[9]

Kinh pháp cú, đức Phật cũng từng thuyết rằng:

Yassa accan­ta­dussil­yaṃ, māluvā sāla­mi­vottha­taṃ;

Karoti so tathattānaṃ, yathā naṃ icchatī diso.

Ví như dây leo māluva trùm lên cây sāla, người có giới tồi tệ quá mức tạo ra cho bản thân điều mà kẻ thù mong muốn gây ra cho người ấy.[10]

Trong một kiếp nọ, Bồ-tát từng được sanh làm một vị thọ thần ở rừng cây sāla. Khi ấy, thiên vương Vessavaṇa vừa được Thiên chủ Sakka đưa lên ngôi nên thiên vương cho phép các thần cây tự chọn trú xứ cho mình. Thần cây Bồ-Tát khuyên bà con mình chọn trú xứ xung quanh trú xứ của mình để tạo nên một khóm rừng. Nhưng có một số chọn những cây mọc một mình giữa khoảng trống. Khi có một cơn giông thổi qua rừng thì những cây trơ trọi một mình bị trốc gốc, còn cây đứng thành nhóm không bị hề hấn gì. Do đó mới nói là sức mạnh của sự đoàn kết là như vậy.[11]

Một thuở nọ, Licchavī Bhaddiya đến yết kiến và đàm đạo với đức Phật rồi nói với Thế Tôn rằng: các ngoại đạo đồn Thế Tôn là người biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử ngoại đạo. Đức Thế Tôn đã giảng giải cho Licchavī Bhaddiya một bài pháp và kết luận rằng:

Này Bhaddiya, nếu thế giới cùng với chư Thiên, Māra, Phạm thiên, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người được huyễn thuật dụ dỗ này cám dỗ, để đoạn tận các pháp bất thiện, để đầy đủ các pháp thiện, như vậy chúng được hạnh phúc an lạc trong một thời gian dài! Này Bhaddiya, nếu các cây sāla to lớn này được huyễn thuật dụ dỗ này cám dỗ, để đoạn tận các pháp bất thiện, để đầy đủ các pháp thiện, như vậy tất cả cây sāla to lớn này được hạnh phúc an lạc trong một thời gian dài nếu chúng có thể suy nghĩ được, còn nói gì với con người![12]

Rừng cây sāla có lẽ rất phổ biến vào ngày xưa, vì chúng ta có thể thấy cuộc đàm đạo của các vị Tôn giả Sāriputta (Xá-lợi-phất), Tôn giả Mahā Moggallāna (Ðại Mục-kiền-liên), Tôn giả Mahā Kassapa (Ðại Ca-diếp), Tôn giả Anuruddha (A-na-luật-đà), Tôn giả Revata (Ly-bà-đa) và Tôn giả Ānanda. Chư vị gặp gỡ nhau vào đêm rằm trăng sáng, cây Sāla trổ hoa cùng khắp, hương trời như được tỏa rộng khắp nơi. Từng vị, từng vị đưa ra quan kiến của mình về đức hạnh của một vị Tỳ-khưu như thế nào mới có thể được gọi là vị Tỳ-khưu có thể làm sáng chói khu rừng Gosiṅga[13]. Loại cây có hương hoa này, đôi khi còn được dùng làm vật thực. Gia chủ Ugga đã từng nấu món cháo từ hoa cây sāla và cúng dường đến đức Thế Tôn[14]. Cho đến giờ, cây sāla vẫn là một nguồn thực vật cung cấp gỗ ở Ấn Độ. Tinh dầu từ hạt cây sāla được sử dụng cho đèn và chất nhựa của nó còn được sử dụng như một loại thuốc, hoặc để tạo mùi thơm và một loại nước hoa gọi là dammar ở tiếng Hindi. Bơ làm từ Sāla được chiết xuất từ hạt, có thể được sử dụng thay thế ca-cao trong sản xuất Chocolate.

Như vậy, có thể nhận định rằng, cây đầu rồng không thể là cây sāla và chúng ta cũng không nên nhầm lẫn giữa hai loại cây này vì chúng hoàn toàn là hai giống cây khác nhau. Cây sāla nở vào mùa nóng và lâu lâu mới có hoa, sự kiện cúng dường khi hoa nở ra để đón mừng Bồ-tát đản sanh và cúng dường đức Thế Tôn trước khi viên tịch thì rõ ràng sự kiện hoa nở là một dịp hiếm thấy. Ngược lại, cây đầu lân thì hoa quanh năm suốt tháng. Vì lẽ đó, chúng ta cần thay đổi cách nhìn của mình trong bao nhiêu năm qua. Sāla huyền thoại ngày ấy không bao giờ được nhầm lẫn với cây đầu lân mà bao nhiêu thế hệ truyền nhau cùng nhầm.

cây sala thấy lá ,cây sala giá bao nhiều ,hình ảnh cây sala ,có nên trồng cây sala trước nhà ,cây sala có tác dụng gì ,bán cây sala ở hà nội ,cần bán cây sala ,bán cây sala có thụ

Về nguyên nhân vì sao? Có thể sự nhầm lẫn này bắt nguồn từ thế kỷ 17, khi người Bồ Đào Nha đem giống cây đầu lân từ Nam Mỹ trồng tại nhiều nơi ở đảo Sri Lanka. Từ đó, giống cây đầu lân được đem trồng tại nhiều chùa ở xứ đảo này, các chùa khác trong vùng Đông Nam Á, và các chùa ở Việt Nam cũng không ngoại lệ. Giống cây này trở nên phổ thông vì dễ trồng, lớn nhanh, thích hợp với khí hậu ẩm ướt miền nhiệt đới, và trổ hoa có màu sắc hình thù đẹp mắt.

Thôi thì, nếu không biết mình sai thì không sao, chứ biết sai mà không sửa thì mới là có vấn đề. Hy vọng rằng mùa đại lễ Tam hợp này sẽ giúp ích cho một số vị biết được một vài điều mới và cũng như là món quà Pháp dành gửi tặng cho tất cả quý vị.

Kính chúc một mùa Vesak thật an lạc và nhiều hỷ lạc.

Mong thay!

Vesak 2017

Bhik. Samādhipñño Định Phúc


Nguồn tham khảo:

– Hình ảnh từ Internet

– Website của Tỳ-khưu S.Dhammika (http://sdhammika.blogspot.com)

– Facebook của Dr. Binh Anson và website Phật giáo (http://budsas.net/sala/ index.htm)


[1] Tính từ thời gian đức Phật viên tịch Níp-bàn. Nghĩa là ngày rằm tháng Tư thì Phật lịch sẽ bước sang một năm mới.
[2] Tam minh: Túc mạng minh (Pubbenivāsānussatiñāṇa), Thiên nhãn minh (Dibbacakkhuvijjjā) và Lậu tận minh (Āsavakkhayañāṇa).
[3] Tên thật của cây Bồ-đề là Assattha, nhưng vì đức Bồ-tát đã đạt thành Phật quả dưới cội cây này nên sau đó cây assattha được gọi là cây Bồ-đề – Bodhirukkha.
[4] D.ii.14 (Mahāpadānasutta).
[5] JA.i.53
[6] “Trong khi các người đàn bà khác, hoặc ngồi, hoặc nằm mà sanh con, mẹ vị Bồ-tát sanh vị Bồ-tát không phải như vậy. Mẹ vị Bồ-tát đứng mà sanh vị Bồ-tát” – D.ii.14 (Mahāpadānasutta).
[7] D.ii.136 (Mahāparinibbānasutta).
[8] A.ii.200 (Saḷhasutta).
[9] M.i.125 (Kakacūpamasutta).
[10] Dhp.162
[11] JA.i.328f (Rukkhadhammajātaka).
[12] A.ii.193 (Bhaddiyasutta).
[13] M.i.212 (Mahāgosiṅgasutta).
[14] A.iii.49 (Manāpadāyīsutta).


CỘI SĀLA HUYỀN THOẠI

CỘI SĀLA HUYỀN THOẠI

CỘI SĀLA HUYỀN THOẠI

CỘI SĀLA HUYỀN THOẠI

cây sala thấy lá ,cây sala giá bao nhiều ,hình ảnh cây sala ,có nên trồng cây sala trước nhà ,cây sala có tác dụng gì ,bán cây sala ở hà nội ,cần bán cây sala ,bán cây sala có thụ

CỘI SĀLA HUYỀN THOẠI


Nguồn: https://spunno.wordpress.com/2017/04/29/coi-sala-huyen-thoai/