Search

29.5.23

Những Bài Giảng Kinh Tương Ưng Tập 2

Sự nhiệt tình đón nhận của độc giả với cuốn sách Những Bài Giảng Kinh Tương Ưng tập I đã khích lệ chúng tôi cho ra mắt tập II.

Table of Contents TOÀN TẬP CÁC BÀI GIẢNG KINH TẠNG Những Bài Giảng Kinh Tương Ưng Tập 2

LỜI NÓI ĐẦU 4
Bài giảng ngày 6-8-2014 CHƯƠNG 2. TƯƠNG ƯNG THIÊN TỬ 5
Bài giảng ngày 7-8-2014 MĀGHA (Māghasutta) 19
Bài giảng ngày 9-8-2014 PAÑCĀLACANDA (Pañcālacaṇḍasutta) 33
Bài giảng ngày 12-8-2014 NHẬT THIÊN TỬ (Suriya) 46
Bài giảng ngày 14-8-2014 VENDU (Veṇḍusutta) 60
Bài giảng ngày 16-8-2014 KAKUDHA (Kakudhasutta) 79
Bài giảng ngày 19-8-2014 SERI (Serīsutta) 90
Bài giảng ngày 21-8-2014 CÁC NGOẠI ĐẠO SƯ (Nānātitthiyasāvakasutta) 110
Bài giảng ngày 23-8-2014 TỰ BẢO HỘ (Attarakkhitasutta) 124
Bài giảng ngày 26-8-2014 II. PHẨM THỨ HAI 141
Bài giảng ngày 28-8-2014 CHIẾN TRANH (Paṭhamasaṅgāmasutta) 151
Bài giảng ngày 2-9-2014 PHẨM THỨ BA 166
Bài giảng ngày 4-9-2014 CHƯƠNG 4. TƯƠNG ƯNG ÁC MA 183
Bài giảng ngày 6-9-2014 CHƯƠNG 5. TƯƠNG ƯNG TỶ KHEO NI 206
Bài giảng ngày 9-9-2014 CHƯƠNG 6. TƯƠNG ƯNG PHẠM THIÊN 219
Bài giảng ngày 13-9-2014 Sáng hôm nay mình sẽ học trở lại bài kinh bị dang dở hôm trước. 231
Bài giảng ngày 16-9-2014 CHƯƠNG 7. TƯƠNG ƯNG BÀ LA MÔN 253
Bài giảng ngày 18-9-2014 AHIMSAKA (Ahiṃsakasutta) 263
Bài giảng ngày 20-9-2014 PHẨM CƯ SĨ 278
Bài giảng ngày 23-9-2014 MĀNATTHADA (Mānatthaddhasutta) 297
Bài giảng ngày 25-9-2014 NAVAKAMMIKA (Navakammikasutta) 301
Bài giảng ngày 27-9-2014 CHƯƠNG 8. TƯƠNG ƯNG TRƯỞNG LÃO VANGISA 320
Bài giảng ngày 1-10-2014 SĀRIPUTTA (XÁ-LỢI -PHẤT) 340
Bài giảng ngày 2-10-2014 CHƯƠNG IX. TƯƠNG ƯNG RỪNG 360
Bài giảng ngày 4-10-2014 NĀGADATTA (Nāgadattasutta) 378
Bài giảng ngày 7-10-2014 CHƯƠNG 10. TƯƠNG ƯNG DẠ XOA 394
Bài giảng ngày 14-10-2014 PUNABBASU (Punabbasusutta) 407
Bài giảng ngày 16-10-2014 ALAVA (Āḷavakasutta) (tt) 425
Bài giảng ngày 18-10-2014 NGỌN CỜ (Dhajaggasutta) 439
Bài giảng ngày 21-10-2014 DHAJAGGAM: NGỌN CỜ ( tt) 455


Vẫn như mọi khi, trước hết chúng tôi xin được nói lời tri ân Sư Giác Nguyên và xin thưa cùng độc giả rằng bản ghi chép này không bao giờ có thể chuyển tải hết những câu từ, ý tứ mà Sư đã giảng và tất nhiên bản ghi chép này cũng không thể thay thế hoàn toàn cho những buổi pháp thoại online trên group Vietheravada (paltalk). Vì vậy, dù rằng có cuốn sách cầm trên tay, vẫn mong quí độc giả đừng quên nghe lại bài pháp thoại của Sư được lưu trữ trên trang web www.vietheravada.net. Chỉ khi nghe lại, quí vị mới có thể cảm nhận được bối cảnh của buổi giảng, thần thái của giảng sư và những tinh hoa Phật pháp mà Sư muốn truyền đạt.

Cảm ơn chị Diệu Nghiêm, em Bảo Hương, Thy Lam đã yểm trợ tinh thần lẫn vật chất và luôn tiếp lửa cho nhiều lúc mỏi mệt trong quá trình ghi chép lê thê nhiều năm tháng này. Cuối cùng, cảm ơn hai con gái Cát Tường và Diệu Tường – động cơ thúc đẩy mạnh mẽ nhất cho việc ghi chép này – đã đọc bản thảo, góp ý và luôn đồng hành trong mọi thời khắc cần thiết. Cuốn sách này được ra đời trong những ngày tháng rất đỗi bận rộn với sự chào đời của cháu ngoại Khải Như, vì vậy sai sót ắt là khó tránh khỏi, với tinh thần hết sức cầu thị, chúng tôi mong độc giả hoan hỉ góp ý giùm để 4 tập còn lại được hoàn chỉnh hơn.
Nha Trang, tháng 6 năm 2017
Nhị Tường

Những Bài Giảng Kinh Tương Ưng -Tập 2 TK Giác Nguyên (giảng) Nhị Tường (ghi).docx


Full bộ : https://drive.google.com/drive/u/1/folders/1zTid5PgFfbeatK2DIweEXqoCrR5DHmPC


Những Bài Giảng Kinh Tương Ưng Tập 2




Có liên quan:


Tuyển tập Toại Khanh- Sư Giác Nguyên.
LÃNG MINH:Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh.
Đò ơi Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh.
CÀNH VÀ NHÁNH.
Sư Giác Nguyên.
THỦY THƯỢNG PHIÊU.
VỤN VỠ.
TÂM XẢ TATRAMAJJHATTATĀ.
kinh Bàhiya.
KINH ĐẠI DUYÊN.
LỤC ĐẠI CHÂN KINH TỲ KHEO GIÁC NGUYÊN.
Từ Bi Hỷ Xả là gì.
CHUYỆN CON RÙA MÙ VÀ BÀI TOÁN XÁC SUẤT.
GÁNH NẶNG CỦA TƯỞNG UẨN.
BỐN TIÊU CHÍ NÓI CỦA CHƯ PHẬT.
NHƯ LAI KHÔNG TRANH LUẬN VỚI ĐỜI, CHỈ CÓ ĐỜI ....
ĐIỂM TỰA PHÙ DU.
KINH NGƯỜI VỤNG THUYẾT.
ĐOẠN NÀO BUỒN TA BỎ BỚT CHO VUI.
Ganh tị và bỏn xẻn.
PHẬT NIẾT BÀN. .
VI DIỆU PHÁP NHẬP MÔN.


Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

NHỮNG BÀI GIẢNG KINH TƯƠNG ƯNG TK GIÁC NGUYÊN (GIẢNG) NHỊ TƯỜNG (GHI)

NHỮNG BÀI GIẢNG KINH TƯƠNG ƯNG TK GIÁC NGUYÊN (GIẢNG) NHỊ TƯỜNG (GHI) 

NHỮNG BÀI GIẢNG KINH TƯƠNG ƯNG TK GIÁC NGUYÊN (GIẢNG) NHỊ TƯỜNG (GHI)
Table of Contents
Thay lời giới thiệu (Những Bài Giảng Kinh Tương Ưng) 3
Bài giảng ngày 22-5-2014 CHƯƠNG 1. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN l. PHẨM CÂY LAU 6
Bài giảng ngày 23-5-2014 GIẢI THOÁT (Vimokkhasutta) 21
Bài giảng ngày 24-5-2014 ĐƯA ĐẾN ĐOẠN TẬN (Upanīyasutta) 34
Bài giảng ngày 25-5-2014 BAO NHIÊU PHẢI CẮT ĐOẠN (Katichindasutta) 45
Bài giảng ngày 26-5-2014 TỈNH GIÁC 61
Bài giảng ngày 27-5-2014 KHÔNG LIỄU TRI 67
Bài giảng ngày 28-5-2014 II. PHẨM VƯỜN HOAN HỶ VƯỜN HOAN HỶ (Nandanasutta) 85
Bài giảng ngày 29-5-2014 KHÔNG AI BẰNG CON (Natthiputtasamasutta) 99
Bài giảng ngày 1-6-2014 AM TRANH 126
Bài giảng ngày 3-6-2014 XÚC CHẠM (Phusatisutta) 145
Bài giảng ngày 4-6-2014 CHẾ NGỰ TÂM 159
Bài giảng ngày 5-6-2014 NƯỚC CHẢY Sarasuttaṃ 171
Bài giảng ngày 7-6-2014 IV. PHẨM QUẦN TIÊN CON SƠN DƯƠNG 185
Bài giảng ngày 8-6-2014 XAN THAM 198
Bài giảng ngày 23-6-2014 CHÚNG KHÔNG PHẢI (Nasantisutta) 209
Bài giảng ngày 9-7-2014 8. MIẾNG ĐÁ VỤN. (8. Sakalikasutta) 220
Bài giảng ngày 10-7-2014 V. PHẨM THIÊU CHÁY THIÊU CHÁY 231
Bài giảng ngày 11-7-2014 BẬC HOÀN TOÀN Anomasutta 252
Bài giảng ngày 12-7-2014 TRỒNG RỪNG ((Vanaropasutta) 268
Bài giảng ngày 13-7-2014 XAN THAM (Maccharisutta) 280
Bài giảng ngày 14-7-2014 KHÔNG GIÀ 293
Bài giảng ngày 17-7-2014 PHI ĐẠO 305
Bài giảng ngày 19-7-2014 VII. PHẨM THẮNG DANH Nāmasutta 318
Bài giảng ngày 22-7-2014 TRIỀN PHƯỢC Bandhanasutta 330
Bài giảng ngày 26-7-2014 CỖ XE (tt) Rathasutta 348
Bài giảng ngày 29-7-2014 KHỦNG BỐ Bhītāsutta 364
Bài giảng ngày 31-7-2014 TÔN CHỦ Issariyasutta 375
Bài giảng ngày 02-8-2014 LƯƠNG THỰC 9. Pātheyyasutta 388


Thay lời giới thiệu (Những Bài Giảng Kinh Tương Ưng)


Cuốn sách này ghi lại toàn bộ nội dung thuyết giảng bản Tương Ưng Bộ Kinh tại lớp Vietheravada (hệ thống paltalk); giải thích từng bài trong kinh theo bản Pāḷi bằng cách chú thích chữ khó và giảng nghĩa dựa trên Sớ Giải Pāḷi (Aṭṭhakathā)
Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org. Tất nhiên là mọi sự đều vô thường nên những địa chỉ này một ngày nào đó có thể không còn hợp lệ.

Tôi chỉ là một thính giả tình cờ, bỗng một ngày nghe được những bài giảng của sư Giác Nguyên. Những đoản văn cô đọng, cổ ngữ khó hiểu bí ẩn, nằm im ỉm trong bộ kinh dày, bỗng như trở mình thành một thước phim 3D hiện rõ ra trước mắt với khung cảnh Đức Phật thuyết pháp cho thính chúng trong từng đối tượng, từng thời điểm, từng bối cảnh, qua lời giảng nói của sư Giác Nguyên. Người nghe sẽ cảm nhận rõ ràng, đây thật sự là giáo pháp của Như Lai, một giáo pháp vượt ngoài thời gian, thiết thực trong đời sống hiện tại, dẫn ta đến trạng thái an lạc giữa kiếp nhân sinh đầy phiền não này. Không muốn pháp bảo này mãi mãi nằm trong nghĩa địa của Google dưới dạng âm thanh khó khăn cho người tìm kiếm, nên bèn chép lại những bài giảng này, mong lưu lại chút gì hữu ích cho nhân gian, để kỷ niệm một lần góp mặt trầm luân trong cuộc.

Cuốn sách Những Bài Giảng Kinh Tương Ưng này không khó đọc dù có rất nhiều khái niệm, thuật ngữ khó hiểu. Với kiến thức Phật pháp uyên thâm, vốn dụng ngữ phong phú và cách giảng dạy liên hệ gần gũi với đời thường, sư Giác Nguyên giống như một người dẫn chuyện đưa chúng ta đi vào thế giới của Phật pháp một cách dễ dàng, người lớn nghe những huyền thoại trong bài giảng cũng thích thú giống như những đứa trẻ nghe người bà người mẹ kể chuyện cổ tích, người sơ cơ sẽ dần dần nâng cao tầm hiểu biết về Phật học, hoặc ít ra cũng có một khái niệm cơ bản để tự mình tìm tòi học thêm, và nơi đây cũng là một thư viện cho các bậc thức giả mở rộng thêm tầm hiểu biết về những triết lý sâu sắc nằm sâu trong bản kinh. Cuốn sách này phù hợp với mọi đối tượng miễn là thích đọc sách và làm việc với chữ nghĩa. Người đọc cuốn sách này sẽ không ít lần nhìn lại và tự vấn mình đã rốt ráo trong việc học cho đúng sách và tu cho đúng cách hay vẫn còn dễ duôi và phí hoài những năm tháng được mang thân làm người.

Vì là ghi lại từ văn nói sang văn viết nên chắc chắn không thể nào trọn vẹn, mà trên đời này liệu có gì tuyệt đối, mong độc giả lượng thứ.

Xin đảnh lễ và tri ân Sư Giác Nguyên, dù với biết bao nhiêu chướng duyên trong cuộc sống như bệnh duyên, thay đổi trú xứ, thời tiết ấm lạnh, khó khăn vật thực, v.v... nhưng Sư vẫn ròng rã miệt mài duy trì lớp học online suốt ba năm để những bài giảng được có mặt trên khắp thế giới này. Xin cảm ơn các anh chị Diệu Nghiêm, Ais Lynn, N Mai Trần, Thy Lam, Tín Hạnh, Alain Bảo, Chân Đức, Hữu Phúc, Vijjā Thiên Nhân, Ryan Nong và những admin khác của lớp học, đã đồng hành ngày đêm bất kể sự trở ngại vì các múi giờ sớm khuya khác nhau để thâu âm và lưu giữ nhật ký buổi giảng; cảm ơn sự góp mặt của những học viên thường xuyên giúp cho lớp học luôn được ấm áp và cuối cùng rất cảm ơn người bạn đạo Bảo Hương đã đọc bản thảo, yểm trợ tinh thần lẫn vật chất để những cuốn ghi chép này được ra đời. 


Nha Trang, ngày 11 tháng 11 năm 2015
Người ghi chép
Nhị Tường 

Những Bài Giảng Kinh Tương Ưng TK Giác Nguyên (giảng) Nhị Tường (ghi)


https://drive.google.com/drive/folders/1zTid5PgFfbeatK2DIweEXqoCrR5DHmPC?usp=sharing


Những Bài Giảng Kinh Tương Ưng -Tập 1 TK Giác Nguyên (giảng) Nhị Tường (ghi).docx


https://docs.google.com/document/d/1ZtXA6Csqw-PMqMfqILYwHrGxMLzZfPJ4/edit?usp=sharing&ouid=104167641700529659665&rtpof=true&sd=true





Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian