Hành (samskaraskandhah): Có hai nghĩa:
- Thiên lưu: Các pháp luôn biến dịch, trôi chảy mãi như một dòng nước nên gọi là hành.
- Tạo tác: Mọi hành động của thân, khẩu, ý đều là sự tạo tác nên gọi là hành.
Hành uẩn: Những tạo tác của tâm, như thiện ác, tốt xấu... Nó chính là tư tâm sở (cetana), nhân tố quyết định nghiệp, vì tưởng mới chỉ là ý nghĩ, còn khi quyết định làm, hành động thuộc về hành.
Có hai loại hành: Thân hành sai thì gây tội lỗi, oan trái, kết nghiệp. Tâm hành sai thì lẫn lộn giả với chân, thiện với ác, khổ với vui, thường với vô thường.
Trong Ngũ uẩn Thí dụ kinh nói về tính chất của hành như sau:
“ Các Tỳ kheo, lại như một người vào rừng tìm gỗ tốt thấy một cây chuối to đẹp thật thẳng, bèn đốn cây xuống, cắt ngọn và lá đi bóc từng lớp lớp vỏ đi để tìm gỗ tốt, nhưng tìm không thấy cái lõi cứng chắc của cây đâu cả”.
Chính vì không tìm được lõi cứng nên cây chuối này là không thật và cũng không có gì bền vững cả.
Sư Ajahn Chah trong một bài giảng có nói: Các ông đã từng nhìn thấy nước chảy chưa? ... Các ông đã bao giờ nhìn thấy nước đứng yên chưa? ...
Nếu tâm của các ông yên bình, nó sẽ giống như dòng nước chảy trong sự đứng yên. Đó! Các ông chỉ từng nhìn nước chảy hoặc nước đứng yên, phải vậy không? Nhưng các ông chưa giờ nhìn thấy nước chảy trong sự đứng yên.
Ngay tại đó, ngay tại nơi suy nghĩ của các ông không thể cuốn các ông đi, cho dù là nó an bình, các ông vẫn có thể phát triển trí tuệ. Tâm của các ông sẽ giống như dòng nước chảy, nhưng nó vẫn đứng yên. Nó như thể gần như là đứng yên, tuy vậy nó lại đang chảy. Vì vậy, tôi gọi nó là ''nước chảy đứng yên''. Trí tuệ có thể sinh khởi tại đây.
Trong kinh đại bát Niết Bàn Thế Tôn có dạy: Này các Tỷ-kheo, nay Ta khuyên dạy các ngươi: “Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật”.- Ðó là lời cuối cùng Như Lai.
Nguồn: Tổng hợp
Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian