Search

23.12.11

Sinh con năm rồng 2012

Phanblogs
Phanblogs Nhiều cặp vợ chồng đang tìm mọi cách để có được chú “rồng vàng”, nghĩa là những đứa trẻ được sinh ra từ ngày 23.1.2012 đến ngày 10.2.2013. 
Đua nhau “bắt rồng”

Đua nhau “bắt rồng”
Tuổi Nhâm Thìn (2012) mang mệnh Trường Lưu Thủy (nước sông dài). Rồng gặp nước có thể nói là biểu tượng tốt, chính vì vậy nếu được khai thác hết tiềm năng thì hoàn toàn có thể “vùng vẫy” và thành đạt trong xã hội
Theo quan niệm truyền thống, con Rồng thường tượng trưng cho sự may mắn và tinh thông nhất trong 12 con giáp. Rồng là biểu tượng của danh dự, quyền lực và sự lỗi lạc, nó cũng còn mang hàm nghĩa đây là… con trời. Bởi vậy, chuẩn bị bước sang năm 2012, rất nhiều ông bố bà mẹ có mong muốn “săn” được một “rồng con”.bắt Rồng vào tháng 2, 3 âm lịch là tốt nhất (thăng quan tiến chức, giầu có không lường, hạnh phúc gia đạo), Trong 2 tháng này thì tháng 3 tốt hơn tháng 2 vì là tháng 3 là tháng của Rồng. Tốt kém hơn chút là tháng 7 và 8. Được coi là tháng Mưa gió bão bùng, Rồng tha hồ bay lượn, vờn mây, quấn thủy, nhất là tháng 8 âm (nhưng kém hạnh phúc gia đạo). Tháng tệ nhất là tháng 11 và 12, Rồng Tuyết dễ bị cô đơn, ghẻ lạnh nên cần tránh sinh con tháng này. Tháng tang tóc nhất lại là tháng 1 bởi Long Hổ tranh Bá.
Các tháng còn lại là 456,9,10 nói chung là gia đạo bất an vì Rồng hoặc đối tác hôn nhân không chung thủy.
Chọn năm sinh con hợp tuổi bố mẹ là điều ai cũng mong muốn, không chỉ vì sự tốt đẹp cho con cái mà còn là phúc lộc cho cả gia đình. Chính vì vậy, những năm Dê Vàng, Lợn Vàng hay Trâu Vàng khiến tỷ lệ sinh con tăng vọt bởi ai cũng nghĩ rằng đó là năm tốt. Nhưng có thật sự là ai sinh vào năm đó cũng tốt không? Hãy nghiên cứu Ngũ Hành, Thiên Can và Địa Chi để tìm ra câu trả lời hợp lý.

Chọn năm sinh con hợp tuổi bố mẹ dựa theo Ngũ Hành

Ngũ Hành của bản mệnh là yếu tố đầu tiên được xem xét đến khi chọn năm sinh con. Quy luật tương sinh tương khắc của Ngũ Hành rất đơn giản và dễ nhớ:
  • Kim sinh Thủy – Thủy sinh Mộc – Mộc sinh Hỏa – Hỏa sinh Thổ – Thổ sinh Kim
  • Kim khắc Mộc – Mộc khắc Thổ – Thổ khắc Thủy – Thủy khắc Hỏa – Hỏa khắc Kim
ngũ hành


Như vậy, khi sinh con cần lựa chọn năm sinh để con không khắc với bố mẹ và ngược lại. Ví dụ: Bố mệnh Kim, mẹ mệnh Hỏa thì có thể chọn con sinh năm có bản mệnh Thổ là hợp tương sinh nhất.
Thông thường con khắc bố mẹ gọi là Tiểu Hung, bố mẹ khắc con là Đại Hung, nếu không tránh được Hung thì nên chọn Tiểu Hung sẽ đỡ xấu rất nhiều.

Chọn năm sinh con hợp tuổi bố mẹ dựa theo Thiên Can

Thiên Can (hay còn gọi là Can) là cách đánh số theo chu kỳ 10 năm (Thập Can) của người Trung Hoa cổ. Can cũng phối hợp được với Ngũ Hành và Âm Dương:
Can Năm Hành Âm – Dương
Giáp Cuối cùng là 4 (94,04,14…) Mộc Dương
Ất Cuối cùng là 5 (95,05,15…) Mộc Âm
Bính Cuối cùng là 6 (96,06,16…) Hỏa Dương
Đinh Cuối cùng là 7 (97,07,17…) Hỏa Âm
Mậu Cuối cùng là 8 (98,08,18…) Thổ Dương
Kỷ Cuối cùng là 9 (99,09,19…) Thổ Âm
Canh Cuối cùng là 0 (00,10,20…) Kim Dương
Tân Cuối cùng là 1 (01,11,21…) Kim Âm
Nhâm Cuối cùng là 2 (02,12,22…) Thủy Dương
Quý Cuối cùng là 3 (03,13,23…) Thủy Âm
Trong Thiên Can có 4 cặp tương xung (xấu) và 5 cặp tương hóa (tốt), làm cơ sở để lựa chọn năm sinh phù hợp:
4 cặp tương xung (xấu) 5 cặp tương hóa (tốt)
  • Giáp xung Canh
  • Ất xung Tân
  • Bính xung Nhâm
  • Đinh xung Quý
  • Giáp – Kỷ hoá Thổ
  • Át – Canh hoá Kim
  • Bính – Tân hoá Thuỷ
  • Đinh – Nhâm hoá Mộc
  • Mậu – Quý hoá Hoả
Như vậy, năm sinh của con sẽ có thể dùng Thiên Can để so với bố mẹ dựa vào các cặp tương xung và tương hóa. Nếu Thiên Can của con và bố mẹ có tương hóa mà không có tương xung là tốt, ngược lại là không tốt. Ví dụ: Bố sinh năm 1979 (Kỷ Mùi), mẹ sinh 1981 (Tân Dậu), con sinh 2010 (Canh Dần) thì bố mẹ và con không có tương xung cũng như tương hóa và ở mức bình thường.

Chọn năm sinh con hợp tuổi bố mẹ dựa theo Địa Chi

Địa Chi (hay còn gọi là Chi) là cách đánh số theo chu kỳ 12 năm (Thập Nhị Chi) và nói đơn giản là 12 con giáp cho các năm. Chi từng được dùng để chỉ phương hướng, bốn mùa, ngày, tháng, năm, giờ ngày xưa và Chi gắn liền với văn hóa phương Đông.

Khi xem hợp – xung theo Chi, có các nguyên tắc cơ bản sau:

  • Tương hình (12 Địa Chi có 8 Chi nằm trong 3 loại chống đối)
  • Lục xung (6 cặp tương xung)
  • Tương hại (6 cặp tương hại)
  • Lục hợp (các Địa Chi hợp Ngũ Hành)
  • Tam hợp (các nhóm hợp nhau)
Tương hình Lục xung Tương hại
  • Tý chống Mão;
  • Dần, Tỵ, Thân chống nhau;
  • Sửu, Mùi, Tuất chống nhau.
  • Hai loại tự hình: Thìn chống Thìn, Ngọ chống Ngọ.
  • Dậu và Hợi không chống gì cả.
  • Tý xung Ngọ (+Thuỷ xung + Hoả)
  • Dần xung Thân (+ Mộc xung + Kim)
  • Mão xung Dậu (-Mộc xung -Kim)
  • Thìn xung Tuất (+Thổ xung +Thổ)
  • Tỵ xung Hợi (-Hoả xung -Thuỷ)
  • Tý hại Mùi
  • Sửu hại Ngọ
  • Dần hại Tỵ
  • Mão hại Thìn
  • Thân hại Hợi
  • Dậu hại Tuất.
Thông thường để đơn giản trong Tương Hình, Lục Xung, người ta thường ghép thành 3 bộ xung nhau gọi là Tứ Hành Xung:
  • Dần – Thân – Tỵ – Hợi
  • Tí – Dậu – Mão – Ngọ
  • Thìn – Tuất – Sửu – Mùi
Tuy nhiên cũng không hoàn toàn chính xác. Ví dụ: Dần và Hợi không xung, Mão và Ngọ không xung, Ngọ và Dậu không xung, Tí và Dậu không xung, Thìn và Mùi không xung, Thìn và Sửu không xung.
Lục hợp Tam hợp
  • Tý-Sửu hợp Thổ
  • Dần-Hợi hợp Mộc
  • Mão-Tuất hợp Hoả
  • Thìn-Dậu hợp Kim
  • Thân-Tỵ hợp Thuỷ
  • Ngọ-Mùi: Thái dương hợp Thái âm.
  • Thân-Tí-Thìn hoá Thuỷ cục
  • Hợi-Mão-Mùi hoá Mộc cục
  • Dần-Ngọ-Tuất hoá Hoả cục
  • Tỵ-Dậu-Sửu hoá Kim cục.
Như vậy, nếu dựa theo Địa Chi, việc chọn năm sinh, tuổi sinh cần chọn Lục Hợp, Tam Hợp và tránh Hình, Xung, Hại. Ví dụ: Bố tuổi Dần thì tránh con tuổi Thân, Tỵ, Hợi sẽ tránh được Xung của Địa Chi.
Nói tóm lại, lựa chọn năm sinh con để hợp tuổi bố mẹ có thể dựa vào Ngũ Hành, Thiên Can hoặc Địa Chi, cũng có thể dựa vào cả 3 yếu tố trên và lựa chọn phương án tốt nhất. Tuy nhiên, các yếu tố này cũng chỉ là một phần trong cuộc đời con người, cũng có nhiều trường hợp bố mẹ khó chọn được 1 dải năm để sinh con hợp tuổi do vậy không nên nhất thiết phải chọn năm để sinh, còn rất nhiều yếu tố khác như môi trường, xã hội, gia đình… hay kể cả về lý số cũng còn yếu tố Tử Vi để xem hung cát.




Năm 2012, nhâm thìn thì mạng thủy chuẩn là sinh vào mùa Đông và Thu
Bản mệnh
Vượng
Tướng
Hưu
Tử
Kim
Thu
Tứ Quý
Đông
Xuân
Hạ
Mộc
Xuân
Đông
Hạ
Tứ Quý
Thu
Thuỷ
Đông
Thu
Xuân
Hạ
Tứ Quý
Hoả
Hạ
Xuân
Tứ Quý
Thu
Đông
Thổ
Tứ Quý
Hạ
Thu
Đông
Xuân
 Tứ Quý là các tháng 3, 6, 9, 12.
Mùa xuân : 1-3 ; mùa hạ: 4-6; thu: 7-9; Đồng: 10 - 12
(Lưu ý là tính theo âm lịch)
Trong đó, nếu bản mệnh được Vượng và Tướng là được mùa sinh. Nếu phạm Hưu, Tù, Tử là bị lỗi mùa sinh và Tử là bị phạm nặng nhất. Ví dụ :
Người sinh năm Giáp Thân mệnh Tuyền Trung Thuỷ, nếu sinh vào mùa Đông, mùa Thu là được mùa sinh. Sinh vào mùa Hạ hoặc Tứ Quý là lỗi mùa sinh.
Trong thuật Tử Vi - môn thuật số xem về mệnh vận con người, chúng ta bắt gặp khái niệm “được mùa sinh”. Đó chính là cách so sánh Ngũ Hành bản mệnh của đương số với tháng sinh. Nếu Ngũ Hành của bản mệnh được sinh vượng thì có nghĩa là đương số được mùa sinh, tức bản mệnh gia tăng phần tốt đẹp. Trái lại, nếu Ngũ Hành bản mệnh bị suy tử thì đương số bị lỗi mùa sinh, tức là bản mệnh bị giảm thiểu phần tốt đẹp. Yếu tố trên xuất phát từ học thuyết Ngũ Hành, mỗi Hành Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ đều vượng, tức là mạnh mẽ phát triển ở một thời điểm trong năm và suy yếu ở những thời điểm khác. Cụ thể như sau :
Tuy nhiên, cần nói thêm rằng yếu tố được mùa sinh chỉ là một trong những nhân tố nhỏ để xét đoán vận mệnh, cũng không nên quá coi trọng điều này.
 Sinh trai hay gái theo 8 quẻ - Bát quái có 8 quẻ: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Thì trong đó có 4 quẻ Dương là: Càn, Khảm, Cấn, Chấn và 4 quẻ Âm là: Tốn, Ly, Khôn, Đoài.
 

Muốn biết sinh con trai hay con gái thì trước tiên phải biết tuổi của người chồng theo âm lịch . Tuổi của người vợ theo âm lịch . Và tháng thụ thai theo âm lịch , để đối chiếu với 1 trong 8 quẻ trên, để biết là sẽ sinh con trai hay con gái.
- Nếu tuổi chẵn: 20, 22, 24…hoặc 30, 32, 34…
- Hay tháng thụ thai là tháng chẵn: 2, 4, 6, 8, 10, 12 thì kẻ 2 vạch ngắn - - (hào âm).
- Nếu tuổi lẻ: 21, 23, 25…hoặc 31, 33, 35…
- Hay tháng thụ thai là tháng lẻ: 1, 3, 5, 7, 9, 11 thì kẻ 1 vạch dài __ (hào dương).
- Khi vạch các hào thì nhớ vạch hào Âm ( - - ) hoặc hào Dương ( __ ), ứng với tuổi của người chồng ở trên cùng , tuổi của người vợ ở dưới cùng , còn tháng thụ thai thì vạch ở giữa . Nhớ tính tuổi chồng và tuổi vợ vào năm tháng thụ thai, theo tuổi âm lịch.
- Nếu các vạch tạo thành quẻ Dương: Càn, Khảm, Cấn, Chấn thì sẽ sinh con trai.
- Nếu các vạch tạo thành quẻ Âm: Tốn, Ly, Khôn, Đoài thì sẽ sinh con gái.
Ví dụ 1:
- Tuổi của người chồng theo âm lịch là 31 tuổi, là tuổi lẻ thì vạch một hào dài __ (hào dương) ở trên cùng. Tuổi của người vợ theo âm lịch là 26 tuổi, là tuổi chẵn thì vạch 2 vạch ngắn - - (hào âm), ở dưới vạch đã kể của người chồng.
- Tháng thụ thai là tháng 4 (chẵn) thì vạch 2 vạch ngắn - - (hào âm), ở giữa 2 vạch của chồng và vợ . Ta có quẻ Cấn (con trai). Muốn biết tượng của 8 quẻ thì xem hình phía trên.
Ví dụ 2:
- Tuổi của người chồng tính theo âm lịch là 32 tuổi, là tuổi chẳn thì vạch 2 hào ngắn - - (hào âm). Tuổi của vợ tính theo âm lịch lúc đó là 28 tuổi, là tuổi chẵn vạch 2 vạch ngắn - - (hào âm), ở dưới vạch đã kể của người chồng.
- Tháng thụ thai là tháng 12 (chẵn), thì vạch 2 vạch ngắn - - (hào âm) ở giữa 2 vạch của chồng và vợ . Ta có quẻ Khôn (con gái).
Ví dụ 3:
- Tuổi của người chồng tính theo âm lịch là 38 tuổi, là tuổi chẳn thì vạch 2 hào ngắn - - (hào âm). Tuổi của vợ tính theo âm lịch lúc đó là 33 tuổi, là tuổi lẻ thì vạch 1 một hào dài __ (hào dương) ở dưới vạch đã kể của người chồng.
- Tháng thụ thai là tháng 10 (chẵn), thì vạch 2 vạch ngắn - - (hào âm) ở giữa 2 vạch của chồng và vợ . Ta có quẻ Chấn (con trai).
- Nếu cách tính trên thấy rắc rối thì tính theo cách rút gọn như sau:
Xem tuổi cha và mẹ là tuổi chẵn hay tuổi lẻ theo âm lịch ( Chẳn: 20, 22, 24…hoặc: 30, 32, 34…Lẻ: 21, 23, 25…hoặc: 31, 33, 35…). Xem tháng thụ thai là chẳn hay lẻ ( Chẳn: 2, 4, 6, 8, 10, 12. Lẻ: 1, 3, 5, 7, 9, 11) rồi sẽ tính ra ngay:
2 chẵn 1 lẻ = con tra i ( Gồm các quẻ: Chấn, Cấn, Khảm ).
2 lẻ 1 chẵn = con gái ( Gồm các quẻ: Tốn, Đoài, Ly ).
Nhưng nếu 3 chẵn = con gái ( Quẻ Khôn ).
Nếu 3 lẻ = con trai ( Quẻ Càn).
Ví dụ: cha là 30 tuổi (chẵn), mẹ là 29 tuổi (lẻ), người mẹ mang thai tháng 7 (lẻ). Vậy sẽ sinh bé gái.
(Chú ý: Khi kiểm tra cách tính này với em bé đã sinh để chiêm nghiệm, thì thường hay tính sai về tháng thụ thai, cho nên ngày xưa tính tháng sanh trước rồi đếm ngược lại 10 tháng (dù không đủ 10 tháng nhưng vẫn tính đủ). Ví dụ em bé sinh ra tháng 5 đếm ngược lại tháng 5 là 1, tháng 4 là 2,…đến tháng 8 là đủ 10, tức tháng 8 người mẹ thụ thai. Để kiểm tra và chiêm nghiệm những em bé đã sinh).
Đây là cách tính theo Âm Dương lịch bát quái, rất đúng. Ở trên, ba số chẵn tức là quẻ khôn (thuần âm = đứa bé gái có nữ tính rất mạnh), còn ba số lẻ tức quẻ càn (thuần dương = đứa bé trai có nam tính rất mạnh).
Vì thế vợ chồng muốn sanh trai hay gái nên dựa vào phương pháp trên để tính. 
Từ nguyên thủy, Thượng Đế tạo ra người đàn ông trước, dựa theo hình dáng của chính Ngài. (Xin tạm cho như vậy. Vì có người tin Thượng Đế là đàn bà và Ngài tạo ra đàn bà trước, song để thoả mãn lòng tự đắc của quý ông, nên Ngài đã khiến đàn ông nghĩ mình được tạo ra trước). Sau đó, thấy con trai Ngài bơ vơ cô độc, Thượng Đế bèn làm một cuộc giải phẫu lồng ngực cấp tốc, lấy một xương sườn của người đàn ông, đem gọt nắn thành một người đàn bà cho làm bạn với người đàn ông. Khỏi cưới xin lôi thôi! Như thế theo ý của Thượng Đế, cứ mỗi người con trai sinh ra thì có một người con gái cũng được sanh ra... đâu đó. Cái công thức đơn giản ấy đã được Tạo Hóa áp dụng sát nút. Trên thực tế, tỉ lệ phái mạnh, sống lâu, sống khỏe, tức phái... con gái là 51% và tỉ lệ phái yếu, nay ốm mai đau, chết yểu dài dài, tức phái... con trai là 49%. Oái ăm thay, Thượng Đế có khi ngủ quên, để vài cặp vợ chồng làm một hơi năm bảy mạng con gái, lúc thức dậy, để bù đắp, Ngài vội cho vài gia đình khác sản xuất một lèo năm bảy trự cu tèo.
Không tin là Thượng Đế có lúc lãng trí đến thế, từ ngàn xưa (sớm nhất có thể ghi lại được qua các nền văn minh Trung Hoa, Ai Cập, Hy Lạp), các con cái Ngài đã tìm mọi lý do để giải thích cho chuyện sinh trai hay sinh gái, và tìm đủ cách hầu sửa chữa những lỗi lầm của Ngài. Vì là chuyện của Trời Đất, người ta trước hết cho rằng mặt trời, mặt trăng, tinh tú, sao sa, thậm chí đến hướng gió thổi đều có ảnh hưởng đến chuyện sinh trai hay gái. Theo Aristotle, trong mùa gió Bấc, con trai sanh ra nhiều hơn, ngược lại, khi có gió Nồm, con gái sinh ra nhiều hơn. Còn khi gió bão thì sinh con gì, Ngài Aristotle chưa nghĩ tới. Aristotle tin rằng đàn bà cung cấp chất liệu (matter) còn đàn ông cung cấp năng lực (power) trong việc cấu tạo thai nhi. Ông còn cho rằng phái giống của thai nhi đã được định sẵn trong những hình nhân nhỏ nhỏ (animacules) được sản xuất bởi người cha, trong khi người mẹ chỉ đóng vai trò nuôi những hình nhân tí xíu nầy thành người. Để bổ túc thêm cho Aristotle, các nhà... chăn cừu ngày xưa còn đưa ra hệ luận, Bấc hay Nồm chưa đủ, muốn có cừu đực thì gió phải đi từ bên phải lên hướng Bắc, còn muốn có cừu cái thì gió phải tà tà từ bên trái xuống hướng Nam! Từ đó, ta tạm suy ra:
1. Công thức một: "Đón gió chờ thời". Khi nào gió đổi hướng là giờ ta hành động. Vấn đề là phải chọn hướng cho đúng. Quý vị ở Miami hay gặp bão (hurricane), hoặc quý vị ở Texas hay có lốc (tornado) thì luật nầy không áp dụng được.
Liên hệ đến gió mùa, ta có thể nhắc đến một định luật nữa:
2. Công thức hai: Muốn sinh con trai thì nên thử vào mùa Thu hoặc mùa Đông.
Luật nầy dựa trên sự quan sát của bác sĩ Slatis thuộc trường đại học Magill, Motreal. Theo ông vào mùa Hè số con trai sinh ra nhiều hơn con gái. Quý vị ở Bắc cực, Nam cực, hoặc sa mạc Sahara, Phi châu không dùng được luật nầy.
Ngoài ra, cũng theo quý vị chăn bò ở Ấn độ, sức hút của mặt trời, mặt trăng, và các vì sao có ảnh hưởng đến việc sinh trai hay gái. Vì lẽ, tinh dịch của người đàn ông, như đàn bà, cũng lên xuống như thủy triều vậy đó. Nếu sự thụ thai nhân tạo (!!!) của các chị bò cái được làm vào lúc xế chiều thì có nhiều hy vọng sinh ra bò đực!


3. Công thức ba: Muốn sanh con trai thì nên thử vào lúc xế chiều, giờ tan sở. Quý vị ở Bắc Cực hay Nam cực mỗi năm chỉ có được một lần để thử, vì tại hai nơi ấy ngày dài đến 6 tháng lận! 
rồng mẹ


KHOA HỌC THƯỜNG THỨC
 1. Tuổi tác: thống kê cho thấy người mẹ trên 35 sinh nhiều bé gái hơn bé trai. Vì thế muốn có con trai thì nên thử càng sớm càng tốt quý vị ạ.
2. Nghề nghiệp: hình như giới y sĩ và nhất là các vị y sĩ đánh thuốc mê trong phòng mổ có khuynh hướng sanh gái nhiều hơn trai. Tôi có một người quen là bác sĩ gây mê, có bốn con gái. Lúc về hưu non ở tuổi 52, ông hứng chí sinh ra một cu tèo. Quý đồng nghiệp nào nằm trong diện này thì nên đổi nghề, đi câu cá, đánh golf, vừa đỡ nhức đầu vì “y khoa điều hành” (managed care) vừa dễ sanh con trai hơn.
3. Nhiệt độ: cơ thể quý ông càng mát mẻ thì càng dễ sanh con trai. Ăn mặc chật chội, tắm sona, jacuzzi nhiều quá sẽ làm giảm tinh trùng nhất là giảm số tinh trùng đực Y liễu yếu đào tơ, hậu quả là sinh gái nhiều hơn trai. Luật nầy có vẻ đi đúng với công thức số hai ở phần trên.
4. Thuốc trị ung thư: cũng có tác dụng diệt tinh trùng, nhất là tinh trùng đực Y. Tuy nhiên, nếu có muốn con gái lắm, cũng chẳng nên đi uống thuốc trị ung thư làm chi cho mệt.
5. Chế độ ăn uống: người mẹ trong tình trạng thiếu dinh dưỡng sẽ có khuynh hướng sanh gái nhiều hơn trai. Có lẽ vì lý do này, ở các xứ như Rawanda, Ấn Độ, nạn đói hoành hành nhưng người ta vẫn cứ sinh đẻ ào ào. Và cũng có lẽ Tạo Hoá đã nghĩ đến chuyện này để nhân loại có thể tồn tại đến ngày nay. Đàn bà mới là người quyết định việc duy trì nòi giống, không phải đàn ông, ba đồng một mớ, bán sale không ai thèm mua. Tuy nhiên, độc giả của bài viết này cũng không nên nghe lời xúi bậy của bác sĩ mà đi tuyệt thực thì khổ lắm.
Ngoài ra, hai bác sĩ Canada, Joseph Stolkowski và Jaques Lorrain, vào năm 1982 đã đề xướng chế độ ăn uống với nhiều chất vôi calcium, ít muối và potassium khi muốn có con gái. Còn muốn con trai thì bớt chất vôi, nhiều muối và potassium. Chế độ ăn uống này phải kéo dài tối thiểu 6 tuần mới có hiệu quả. 
Bắt rồng ?
KHOA HỌC ỨNG DỤNG: PHƯƠNG PHÁP SHETTLES
 1. Muốn có trứng tốt, người vợ trước tiên phải lo chữa lành các bệnh nhiễm trùng âm đạo. Nhiễm trùng âm đạo sẽ làm khó có con. Đồng thời, cần giữ gìn sức khoẻ tổng quát, ăn uống điều độ và thể dục thường xuyên. Và mỗi ngày, nên uống một viên thuốc bổ đa sinh tố trong có chứa chất Folic Acid.
2. Muốn có tinh trùng tốt, người chồng nên cai thuốc lá, rượu. Xuất tinh cứ 3 tới 4 ngày một lần là vừa. Trước ngày giao hợp để có con, phải kiêng khoảng 5 ngày. Có thể uống sinh tố C 500 mg mỗi ngày hoặc ăn nhiều trái cây có sinh tố C.
3. Điều quan trọng nhất là biết canh ngày rụng trứng. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của người vợ ít nhất 3 tháng. Chu kỳ phải đều mới dễ có con. Mỗi lần kinh ra, cần ghi rõ ngày đầu tiên có kinh, và tính xem có bao nhiêu ngày giữa hai chu kỳ kinh nguyệt. Thường thường, ngày rụng trứng bằng số ngày trung bình của chu kỳ trừ đi 14. Lấy thí dụ, chu kỳ kinh nguyệt là 30 ngày thì ngày rụng trứng sẽ nhằm ngày thứ 16 của chu kỳ. Bạn có thể thử nước nhờn âm đạo bắt đầu một hai ngày trước thời điểm trứng rụng. Theo phương pháp Billings, vào ngày trứng rụng, do ảnh hưởng của kích thích tố estrogen, chất nhờn âm đạo sẽ dẻo, mỏng và trong như lòng trắng trứng gà. Bạn có thể đo thân nhiệt mỗi buổi sáng trước khi ra khỏi giường. Thường, trước ngày trứng rụng, thân nhiệt sẽ giảm đi từ 0.1 đến 0.4 độ F, sau đó nhanh chóng tăng lên 0.5 đến 1 độ F. Gần đây, bạn có thể thử nước tiểu bằng thuốc thử tìm lúc trứng rụng (ovulation detection kit): bắt đầu thử nước tiểu mỗi sáng, từ hai ngày trước ngày dự liệu rụng trứng. Bạn nên đếùn hiệu thuốc Tây mua một hộp thuốc thử (hai nhãn hiệu tôi thích dùng là Ovukit One Step và Clear Plan Easy). Khi nước tiểu đổi màu xanh đậm bằng với màu chuẩn, là bạn có thể sắp rụng trứng trong vòng 24 đến 36 giờ.
Tuy vậy không có phương pháp nào chắc chắn cả. Tôi còn nhớ một câu hỏi trong kỳ thi hậu chuyên môn về hiếm muộn: làm thế nào để biết chắc là người phụ nữ đã rụng trứng? Câu trả lời đúng: chỉ khi nào người ấy có bầu vào cuối tháng thì mới biết là người ấy đã rụng trứng!
4. Theo lý thuyết, đàn ông sản xuất hai loại tinh trùng: X (cái) và Y (đực). Bác sĩ Shettles cho rằng, tinh trùng đực Y thường nhỏ hơn, yếu hơn, nhưng nhanh hơn so với các chị, em gái X của chúng, to béo, phục phịch, và tà tà hơn. Dựa trên sự hiểu biết này, có nhiều cách bạn có thể làm để tăng khả năng sinh gái hay trai theo ý muốn.
Giao hợp càng gần với ngày rụng trứng càng dễ sanh con trai, vì tinh trùng đực nhanh chân hơn sẽ đến gặp trứng trước. Như vậy, giao hợp trước khi trứng rụng 3 ngày, sẽ dễ sanh gái, ngược lại, giao hợp dưới 2 ngày và trong ngày trứng rụng, dễ sanh trai.
Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy chỉ trong vòng 15 phút sau khi giao hợp, tinh trùng đã đến được noãn sào (ovary) với tỉ lệ tinh trùng đực và cái ngang nhau!
Nồng độ pH của âm đạo cũng quan trọng trong việc chọn lựa phái tính. Môi trường acid thường thích hợp hơn cho tinh trùng cái (con gái thích chanh chua mà lị!). Ngược lại tinh trùng đực thích môi trường kiềm. Bác sĩ Shettle khuyên nên rửa âm đạo bằng nước dấm (1, 2 thìa trong một lít nước) trước khi giao hợp, nếu muốn sanh gái. Còn muốn có quý tử thì nên pha dung dịch baking soda. Ít thôi, 1/2 thìa nhỏ trên một lít nước là đủ. Cái khó là pha cho đúng nồng độ, vì có phụ nữ có chất nhờn âm đạo nhiều acid hoặc kiềm hơn người khác. Xin hãy thử, vài lần trật thế nào cũng một lần trúng!
5. Tư thế và độ sâu “nhập nội” cũng quan trọng theo lý thuyết của Shettles. Càng nông phía ngoài âm đạo, môi trường càng nghiêng về phía acid. Nếu xuất tinh gần cổ tử cung, tinh trùng đực sẽ càng gần trứng, do đó sẽ dễ sinh con trai hơn. Như thế, “nhập nội” cạn nhiều phần sẽ sinh ra gái, còn “nhập nội” sâu sẽ dễ sinh trai. Vấn đề là làm sao biết bao sâu? Bao sâu thì đủ??? Shettles khuyên “tư thế truyền đạo” (missionary style) thích hợp cho con gái, và “tư thế cửa hậu” (rear entry, doggy style) hợp với con trai! Theo sự hiểu biết của khoa học hiện nay, tốc độ bơi lội của các cô chú tinh trùng đáng được thưởng huy chương vàng thế vận hội, một vài phân đường âm đạo có sá gì với mấy cô chú?!
6. Sự khoái cảm (orgasm) của người phụ nữ đóng vai trò quan trọng. Khi người đàn bà khoái cảm tuyệt đỉnh (climacteric orgasm), chất nhờn có nhiều kiềm tính, dễ sanh trai hơn. Vì thế, muốn sinh gái, người đàn bà không được khoái cảm. Cấm tuyệt. Không ăn gian! (Khó lắm).
7. Quân số tinh trùng rất quan trọng cho việc chọn lựa phái tính. Quân số càng cao thì càng dễ sanh con trai (?). Shettles khuyên nhủ ba điều sau đây:
a. Khi muốn có con trai, các ông nên nhịn 3-4 ngày cho đến một ngày trước ngày rụng trứng là thời điểm giao hợp. Còn muốn có con gái thì cứ ngày một cho và ngưng tại thời điểm 3 ngày trước khi trứng rụng. (Có lẽ vì thế xác suất có con gái là 51%, so với 49% cho con trai!)
b. Muốn có con trai thì quý ông nên mặc quần... xà lỏn. Lý do đã nói ở trên. Tuy nhiên, muốn có con gái thì Shettles KHÔNG khuyên mặc quần chật như xì líp. (Thế thì mặc cái gì đây?)
c. Ngoài ra, muốn sinh con gái thì quý ông nên đi tắm nước nóng trước giờ động phòng. Còn muốn có con trai thì ở dơ một chút cũng không sao. (Đừng tắm nước lạnh, nó cụt hứng mất!)
8. Trước giờ lâm chiến, muốn có con trai thì người đàn ông nên uống một ly cà phê... sữa đá để làm hăng tiết vịt mấy trự tinh trùng đực. (Làm như tinh trùng cái không biết ghiền cà phê hoặc bị lãnh cảm với cà phê chắc!)
Một cách tóm tắt:

Gái hay trai. Chỉ hai là đủ.
A. Muốn có con trai:
- Ăn ngọt. Không ăn chua hoặc thực phẩm lên men.
- Giao hợp TRONG ngày rụng trứng. Tinh trùng đực bơi lẹ hơn tinh trùng cái nhưng chết sớm hơn tinh trùng cái. Tinh trùng cái nặng nề và chậm chạp, sẽ tới sau và không thụ tinh trứng được. Cụ thể hơn, nếu hai lằn gạch của đồ thử nước tiểu xanh đậm bằng nhau thì nên đợi khoảng 36 tới 48 tiếng đồng hồ sau mới nên gần nhau.
- Trong ngày dự định quan hệ, nên súc rửa âm đạo với môi trường kiềm. Pha 9 gram muối trong một lít nước, hoặc 9 gram bicarbonate (baking soda) trong một lít nước.
B. Muốn có con gái:
- Không ăn mặn. Nên ăn chua, trái cây, yaourt, uống sữa.
- Giao hợp TRƯỚC ngày rụng trứng. Tinh trùng đực sẽ chết sớm hơn tinh trùng cái, nên vào giờ trứng rụng, số lượng tinh trùng cái sẽ nhiều hơn tinh trùng đực. Cụ thể hơn, nếu hai lằn gạch của đồ thử nước tiểu xanh đậm bằng nhau thì nên giao hợp trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
- Trong ngày dự định sẽ giao hợp, nên súc rửa âm đạo với nước pha dấm hoặc nước cốt chanh. Một tách dấm trong 9 tách nước (90%), hoặc một muỗng cà phê nước cốt chanh trong một lít nước.
Sau hết Shettles khuyên cứ thử từ 3 đến 6 tháng như vậy, khi nào quen tay nghề thế nào cũng được như ý muốn!!! Theo ông, xác suất thành công cho con gái là 70-75%, và 75-80% cho con trai. 
KHOA HỌC HIỆN ĐẠI
 Nói là hiện đại, song xác suất cũng không khá hơn các nhà "khoa học nông thôn" là mấy.
1. Dùng lực ly tâm:
Đây là phương pháp đề nghị bởi bác sĩ Ronald Ericson của Gametrics, Ltd., dùng phân tách tinh trùng đực và cái, được nhiều trung tâm hiếm muộn trên khắp nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới áp dụng. Tinh trùng từ người chồng sẽ được cho lội qua các lớp albumin có tỉ trọng khác nhau và tăng dần từ trên xuống đưới.
Tinh trùng cái mang nhiễm sắc thể X, nặng hơn, sẽ chìm xuống dưới, ngược lại, tinh trùng đực nhẹ hơn, bơi lơ lửng phía trên. Tinh trùng lựa chọn sẽ được bơm vào tử cung của người vợ vào thời điểm trứng rụng. Xác suất thành công cho con gái là 72% và cho con trai là 78%.


* Những câu hỏi thường đặt ra về việc chọn lựa phái tính:
Có bao nhiêu em bé sinh ra bằng phương pháp chọn lựa phái tính?
Có rất nhiều em bé trên thế giới đã được sinh ra bằng phương pháp này.
Em bé sinh ra có bất thường hay không?
Không. Tỉ lệ trẻ bị tật bẩm sinh không tăng cao so với thụ thai tự nhiên.
Bác sĩ có bảo đảm là tôi sẽ sanh con trai hay gái tuỳ theo ý muốn?
Dùng phương pháp này không bảo đảm 100% sẽ sanh con với phái tính theo ý muốn.
Sẽ mất bao lâu tôi mới có thai được?
Trung bình một phụ nữ sẽ mất khoảng 3 lần mới đạt kết quả. Tuy nhiên, có người thành công sớm hơn và có người trễ hơn. Sự thụ thai tự nhiên, đúng ra, cũng không hữu hiệu cho lắm, trung bình chỉ khoảng 20% cặp giao hợp tự nhiên và thường xuyên có bầu trong mỗi tháng.
Kinh nguyệt bất thường có làm viêc lựa chọn phái tính khó hơn không?
Khi kinh nguyệt bất thường, xác suất thành công sẽ ít hơn. Tuy nhiên bác sĩ có nhiều giải pháp khác nhau để giúp quý vị dễ thành công hơn.
Dùng phương pháp này có tạo ra những khó khăn trong thời kỳ thai nghén không?
Không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy là thai kỳ sẽ gặp khó khăn hơn nếu bạn dùng phương pháp lựa chọn phái tính.
Có dễ  bị sẩy thai hơn không?
Không. Tỉ lệ sẩy thai không khác với tỉ lệ có thai tự nhiên.


2. Phương pháp dùng máy MCROSORT của trung tâm hiếm muộn Fairfax IVF Institute:
Cách đây 2 năm, Fairfax IVF Institute có “chế” ra một máy dùng phân tách tinh trùng đực và cái khá tinh vi, thành công lên đến 90%. Chúng tôi có hân hạnh được nói chuyện với mấy vị trong ban sáng chế ở một hội nghị. Họ cho biết là máy chưa được cho sản xuất hàng loạt, ai muốn phải bay qua Fairfax, Virginia để làm. Nghe đâu có mấy người Việt giàu có tại Việt Nam đã bay từ Sài Gòn sang Fairfax để có thể chọn con theo phái tính ưa muốn. Lý do phòng cấp văn bằng sáng chế của Mỹ chưa chịu thông qua máy này: đây là loại máy sáng chế từ lâu, gọi là Flow Cytometry. Máy được dùng bởi các nhà sinh hoá (biochemist) để phân định các phân tử hoặc các hạt nhỏ (molecules, small particles) tùy theo trọng lượng. Quý vị ở Fairfax chỉ sửa đổi máy lại chút ít để dùng vào việc phân giải tinh trùng.


3.  Fluorescence In Situ Hybridization (FISH):
Năm 1970, người ta khám phá ra, nhiễm sắc thể Y có thể nhuộm màu được. Trong lãnh vực thụ thai nhân tạo, sau khi đã có phôi trong ống nghiệm, một tế bào được trích ra và đem thử bằng phương pháp FISH.


4. Polymerase Chain Reaction (PCR):
Trong nhiễm sắc thể Y, có một đoạn DNA  đặc biệt. Dựa trên khuôn mẫu này người ta chế ra một cái “ni” gọi là Y chromosome probe. PCR là phương pháp phóng đại tín hiệu Y-probe nầy, nhờ đó có thể biết  chính xác cái phôi là trai hay gái, trước khi đem chuyển vào tử cung.


5. Dùng điện trường, thí nghiệm với tinh trùng của thỏ:
Tinh trùng được cho lội qua một điện trường (electrophoresis). Tinh trùng cái mang nhiều âm điện sẽ bị hút về cực dương, còn tinh trùng đực hy vọng sẽ về cực âm. Phương pháp nầy chính xác hơn là dùng lực ly tâm. Tuy nhiên vì bị điện giật nên mấy trự tinh trùng khi về đến đích đều xụi lơ hết, không còn khả năng xâm nhập vào trứng nữa. Gần đây, bằng phương pháp bơm thẳng tinh trùng vào trứng (ICSI, intracytoplasmic sperm injection), người ta đã thành công trong việc thụ thai theo ý muốn sau khi cho tinh trùng thỏ chạy qua điện trường. Ảnh hưởng về lâu về dài, và nhất là trên con người chưa được biết rõ. 
KẾT LUẬN
 Để đạt ý muốn, sinh trai hay gái tùy ý, bạn có thể thử một trong những phương pháp trên, hoặc tổng hợp tất cả, từ coi hướng gió, mùa màng, sao chổi, sao băng, giờ giấc, chế độ ăn uống, tắm rửa, gần gũi vợ chồng, v.v..., đến những phương pháp hiện đại. Xin nhớ không có gì là tuyệt đối 100% cả. Cho nên, nhiều khi Trời cho sao được nấy, dù có lúc Trời hay lãng trí.
Đối với bệnh nhân có nhu cầu chọn giới tính cho thai nhi, bác sỹ sẽ tiến hành hai bước: Lọc tinh trùng và làm xét nghiệm nhiễm sắc thể trên phôi sẽ được cấy vào tử cung. Phương pháp lọc tinh trùng sẽ cho xác xuất là 70%,những việc xét nghiệm nhiễm sắc thể sẽ đảm bảo đúng giới tính được chọn .
Đồng thời sau khi cấy đến giai đoạn túi phôi, bác sỹ sẽ tiến hành xét nghiệm nhiễm sắc thể trên túi phôi, điều này sẽ cho biết chính xác 99% túi phôi nào có giới tính mà bệnh nhân cần chọn.
Rồng con đã nằm trên tay








Hiệu ứng kẻ ngoài cuộc

Phanblogs3h15 sáng ngày 13 tháng 3 năm 1964, Catherine Susan "Kitty" Genovese rời công việc ở quán bar và trở về căn hộ của mình tại Queens, thành phố New York (Mỹ). Sau khi rời bãi đậu xe và tiến về khu chung cư, cô bị Winston Moseley tấn công bằng dao. Kitty vừa chạy vừa la hét cầu cứu. Một người từ khu tập thể la lớn từ cửa sổ: “Để cô ta yên!” khiến Moseley bỏ chạy thoát thân. Genovese lê bước về phía cửa sau khu chung cư và ngã gục vì trọng thương. Tên sát nhân vòng xe quanh khu chung cư và trông thấy Genovese. Nhân lúc khu vực vắng vẻ, hắn đã hãm hiếp cô gái và tiếp tục đâm cô đến chết. Hai tuần sau, thời báo Times đưa tin về vụ việc với tiêu đề: “38 người nhìn thấy vụ sát nhân mà không báo cảnh sát!”

bystandereffect

Mới đây, 5h30 ngày 13 tháng 10 năm 2011, bé Tiểu Duyệt đã bị một xe van cán khi đang chơi trên con đường của khu chợ bố mẹ em làm việc tại thành phố Phật Sơn (Trung Quốc). Đoạn video lấy từ máy quay an ninh cho thấy trong 7 phút ngắn ngủi sau khi tài xế chiếc xe đâm và chạy cán qua cô bé, tổng cộng có 18 người đi bộ lẫn chạy xe qua con đường này mà không ngó ngàng gì tới cô bé nhỏ đang nằm trong vũng máu. Tiểu Duyệt tiếp tục bị một chiếc xe hơi cán lần nữa. Sáng hôm sau, hàng trăm bài báo xuất hiện và đặt vấn đề về "sự vô cảm" của xã hội Trung Quốc.

Nhiều người khi đọc những bài báo này, ngay cả bản thân người viết, cũng đã bức xúc và chỉ trích những người ngoài cuộc trên: “Những người hàng xóm đó thật quá nhẫn tâm!”, “Mấy chuyện đó chỉ có thể xảy ra ở New York thôi!”, “Nếu tôi ở đó chắc chắn tôi đã giúp cô bé hoặc kêu gọi giúp đỡ rồi!”, “Xã hội Trung Quốc càng ngày càng suy đồi!” Thế nhưng thật sự liệu chúng ta có sẵn sàng giúp đỡ nếu như bị đặt vào hoàn cảnh đó không?

Hiệu ứng “kẻ ngoài cuộc”

Sau vụ án Genovese, Bibb Latané và John Darley, hai nhà tâm lí học xã hội tại New York đã tái hiện hoàn cảnh tương tự của vụ án Genovese (1970). Một nhóm sinh viên được phân vào nhiều phòng khác nhau và đàm thoại về chủ đề cuộc sống đại học qua hệ thống điện thoại nội bộ. Đường truyền chỉ cho phép một người nói trong khi những người còn lại lắng và lượt nói sẽ được thay đổi theo thứ tự. Trong lúc diễn ra cuộc đàm thoại, một sinh viên than thở về những triệu chứng của căn bệnh co giật tái phát nặng hơn vì áp lực đại học. Một lát sau khi tới lượt mình lần nữa, sinh viên đó đột ngột thể hiện những triệu chứng co giật: anh ta lắp bắp, khóc lóc cầu cứu như bị ngạt thở, và cuối cùng im lặng.

Trong cuộc thí nghiệm này, thật ra chỉ có một sinh viên tham gia vào cuộc trò chuyện qua đường dây điện thoại. Giọng nói của những sinh viên khác và cả sinh viên bị co giật đều đã được ghi âm từ trước. Mục đích của cuộc thí nghiệm là kiểm tra xem sinh viên duy nhất này liệu có chạy ra khỏi căn phòng và tìm kiếm người bị co giật để cứu giúp, hay chỉ ngồi đó và không làm gì cả như những người trong căn hộ chung cư của Kitty Genevose. Đúng như Latané và Darley dự đoán, hành động của các sinh viên phụ thuộc vào số lượng người mà họ nghĩ là đang tham gia thí nghiệm cùng họ. Nếu họ biết rằng không có ai khác tham gia cuộc thí nghiệm, phần lớn nhanh chóng tìm cách giúp đỡ người bị nạn. Thí nghiệm này được lặp lại và kiểm chứng tại nhiều nơi, trong phòng thí nghiệm lẫn ngoài thực tế. Tất cả đều đưa ra cùng một kết luận: Số người ngoài cuộc cùng chứng kiến một tình trạng khẩn cấp càng nhiều thì khả năng một trong số những người đó giúp đỡ nạn nhân càng ít. Hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng kẻ ngoài cuộc” (bystander effect).

Latané và Darley miêu tả các bước mà một người ngoài cuộc quyết định có nên xen vào một tình huống nguy cấp hay không. 

  • Bước 1: Phát hiện tình huống
Nếu như bạn đang vội chạy đến trường thi vì sợ trễ giờ, có khả năng bạn sẽ không để ý một người đang bất tỉnh giữa đường. Bài viết trước của VIET Psychology đã nhắc tới sự vội vã là một yếu tố quyết định khả năng người qua đường có để ý mà giúp đỡ người bị nạn hay không. Khi một người đang trong trạng thái cực vội vàng, anh ta sẽ không có đủ thời gian đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình huống đối với một người khác. Chính vì vậy, khi con người đang di chuyển vội vàng, có khả năng rất cao họ sẽ không thể giúp đỡ một người đang gặp nạn.
  • Bước 2: Quyết định sự khẩn cấp của tình huống
Ngay cả khi chúng ta nhìn thấy một người bị ngã trên đường, chúng ta có thể cảm thấy không cần giúp đỡ.  Liệu một người ngã gục bên vệ đường vì say rượu hay vì lên cơn bệnh? Liệu tiếng hét chúng ta nghe thấy là từ một dân chơi đang phấn khích trong vũ trường hay từ một người đang bị tấn công? Nếu chúng ta cho rằng không có gì có dấu hiệu khẩn cấp, chúng ta sẽ không tìm cách giúp đỡ. Một trong những người qua đường trong sự kiện bé Duyệt Duyệt đã bày tỏ rằng cô chỉ đơn giản nghĩ em bé đang chơi đùa và bị ngã chứ không ngờ sự việc lại nghiêm trọng như vậy. Kết luận về độ khẩn cấp của tình huống sẽ quyết định việc chúng ta có giúp đỡ người khác trong tình huống hay không.

Đặc biệt, khi có nhiều người khác cùng chứng kiến sự việc, chúng ta dễ mặc niệm một tình huống khẩn cấp là vô hại, nhất là khi tình huống đó rất mơ hồ. Latané và Darley đã làm một thí nghiệm để làm sáng tỏ nhận định này. Trong lúc để người tham gia điền vào một bản câu hỏi trong một căn phòng kín, họ đã nhả khói trắng vào căn phòng này qua một lỗ nhỏ. Nếu bạn ở trong tình huống này, ắt hẳn bạn sẽ nghĩ cần thoát khỏi căn phòng càng sớm càng tốt. Thế nhưng, kết quả của thí nghiệm cho thấy: khi chỉ có một mình trong căn phòng,75% người sẽ thoát khỏi phòng trong phòng 6 phút. Trong khi đó, nếu có 3 người trong phòng, chỉ có 38% xảy ra cơ hội sẽ có ít nhất một người thoát khỏi phòn. Thậm chí, trong nhiều nhóm, khi một người thoát khỏi phòng, hai người còn lại vẫn tiếp tục thản nhiên ngồi điền bản trắc nghiệm và dùng tay quạt khói. Họ bị làm sao vậy?

Điều này có thể được giải thích rằng quá trình nhận thức của chúng ta chịu ảnh hưởng lớn từ xã hội. Chúng ta thường quan sát hành động của những người xung quanh như một nguồn gợi ý để quyết định hành động của bản thân, đặc biệt là trong trường hợp chúng ta không biết rõ điều gì đang xảy ra. Chúng ta cho rằng không có gì đáng lo trong một tình huống khẩn cấp nếu những người xung quanh không tỏ vẻ lo lắng, nhưng thật sự, chúnh những người đó cũng đang dựa vào ta để phát xét tình hình. Hiện tượng này được gọi là “sự đa vô cảm” (pluralistic ignorance). Một vài người ở chung cư của Genovese, vì không nghe thấy tiếng kêu gọi giúp đỡ nào khác và cửa sổ đóng kín do thời tiết lạnh, cũng chỉ nghe tiếng hét của Genovese một cách loáng thoáng và cho rằng tiếng động đó đến từ một cặp vợ chồng đang tranh cãi và vì vậy phán xét tình huống không có gì quá nghiêm trọng.
  • Bước 3: Nhận lấy trách nhiệm
Thế nhưng rõ ràng có những người hàng xóm ắt hẳn đã biết Genovese rơi vào tình huống khẩn cấp và cần sự giúp đỡ. Việc họ không trực tiếp giúp đỡ là do họ cho rằng chắc chắn đã có những người khác giúp đỡ hay việc giúp đỡ là nhiệm vụ của người khác. Đây là khái niệm “phân tán trách nhiệm” (diffusion of responsibility). Tinh thần trách nhiệm của người ngoài cuộc giảm khi số người cùng chứng kiến sự việc khẩn cấp tăng. Những người xung quanh lo ngại sự nguy hiểm hoặc sự chê cười, nhất là khi tình huống quá mơ hồ và họ không biết chắc đã có người nào đã can thiệp chưa. Họ hoàn toàn không muốn trở thành những "Lục Vân Tiên thời hiện đại gặp nạn".

Trong thí nghiệm về tình huống người sinh viên co giật, khi người sinh viên thật sự tham gia cho rằng chỉ có họ có mặt tại hiện trường, phần lớn họ sẽ tìm cách cứu nạn nhân chỉ trong vài phút. Thế nhưng khi sinh viên này được thông báo có nhiều sinh viên tham gia thí nghiệm cùng lúc và vì không thể nghe thấy giọng những người còn lại nên người sinh viên rất ngần ngại trong việc rời bỏ căn phòng, vì việc rời bỏ đồng nghĩa với việc sinh viên này phá hỏng cuộc thí nghiệm và có thể chịu trách nhiệm bồi thường. Những người hàng xóm trong vụ án Genovese cũng mặc niệm sai lầm ắt hẳn đã có một người ngăn cản tên sát nhân hoặc la lên cầu cứu trước đó nên họ không cần trực tiếp tham gia giúp đỡ.
  • Bước 4: Quyết định giúp đỡ.
Chúng ta quyết định không can thiệp vào tình huống vì hiểu rõ bản thân không đủ kiến thức hoặc khả năng để đưa ra sự giúp đỡ phù hợp. Nếu người phụ nữ cảm thấy đau ở ngực, chúng ta có thể không biết cách sơ cấp cứu, hoặc sợ làm sai một bước nào đó, hoặc sợ bị vạ lây. Đây chính là một trong những lời giải thích về việc không can thiệp của người qua đường trong tình huống của bé Duyệt Duyệt. Họ có thể liên hệ đến “Hiệu ứng Bành Vũ” sự kiện một người đàn ông giúp đỡ một bà lão bị té trên đường, cuối cùng bị bà lão đổ tội xô ngã và thắng kiện anh ta với số tiền tương đương bảy ngàn đô-la!

Ngay cả khi đó không phải là một tình huống khẩn cấp, chúng ta vẫn không cảm thấy mình cần giúp đỡ người khác khi đặt trong bối cảnh một đám đông. Latané và Darley đã thí nghiệm điều này bằng cách đặt một câu hỏi đơn giản trong một “chat room” (nơi một nhóm nhiều hơn hai người cùng tham gia trò chuyện qua Internet bằng cách gõ chữ trên máy tính): “Ai đó làm ơn chỉ tôi làm thế nào nhìn thấy trang cá nhân của một người?” (ND: Lúc bấy giờ, trang cá nhân- profile- ở đây là một công cụ mà chat room cung cấp một bản giới thiệu ngắn về từng người trong nhóm chat đó). Latané và Darley đặt câu hỏi chung chung cho toàn nhóm hoặc chỉ định ngẫu nhiên một người nào đó. Kết quả là càng nhiều người trong nhóm chat thì thời gian nhận được câu trả lời càng dài. Thế nhưng khi một người ngẫu nhiên được hỏi tới, người ấy trả lời câu hỏi rất nhanh chóng mặc cho số lượng người trong nhóm chat là ít hay nhiều.

Bài học về sự giúp đỡ

Rất nhiều bài báo về sự kiện Genovese đã chỉ trích, thậm chí làm quá lên số người thật sự nghe thấy lời cầu cứu của Genovese (“38”, “hàng chục người” thay vì chỉ có 12 người). Rất nhiều chi tiết đã bị thay đổi bởi giới truyền thông nhằm câu khách khiến cho vụ án của Genovese vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Trường hợp của Genevose cũng được đưa vào sách Tâm lí học của mọi thời đại như một ví dụ điển hình cho hiện tượng “kẻ ngoài cuộc". Nhân sự kiện của bé Duyệt Duyệt, nhiều người cũng đã tranh thủ a dua theo giới truyền thông mà lên án sự suy thoái đạo đức của người dân Trung Quốc. Thế nhưng, khi phân tích hoặc đánh giá một sự việc nào đó, chúng ta không nên chỉ tập trung vào vai trò của cá nhân mà quên đi hoàn cảnh.  

Nhận thức về những lí do một người không muốn hoặc không thể can thiệp trong một tình huống khẩn cấp chính là nỗ lực đầu tiên để giúp đỡ người khác hiệu quả hơn trong các tình huống khẩn cấp. Cách đây không lâu tại Đại học Vassar (Mỹ), nhiều học sinh nhìn thấy một người bị tấn công bởi một tên cướp và đã không hành động gì cả. Một sinh viên duy nhất đã vội vàng gọi ngay cho cảnh sát vì cô ấy nhớ lại sự kiện Genovese cùng hiện tượng “kẻ ngoài cuộc” từ lớp tâm lí và không muốn một tai nạn thương tâm như thế xảy ra lần nữ.

Nếu như bạn nhìn thấy một người bị tai nạn và đám đông đang bu quanh chỉ biết nhìn, đừng ngần ngại, hãy cố gắng thực hiện các bước sau: 
  1. Hỏi những người bên cạnh xem họ có biết chuyện gì đã xảy ra không
  2. Hãy cụ thể hóa trong những lời kêu gọi sự giúp đỡ của mình: nêu rõ nên làm những bước gì, ví dụ: "Gọi xe cấp cứu!", "Lấy băng y tế!" thay vì: "Mọi người cùng giúp nào!" hay chỉ thực hiện ngay hành động cứu giúp và quên mất đám đông xung quanh.
  3. Hãy chỉ định ngẫu nhiên một người: “Chị áo xanh kia giúp tôi gọi xe cấp cứu được không?” thay vì nói với đám đông: “Ai đó giúp tôi với nào?”. Khi có một người trong đám đông mạnh dạn tham gia vào tình huống, những e dè hay những rào cản tâm lý sẽ bị phá bỏ khiến nhiều người tham gia giúp đỡ trong tình huống hơn.
Để tránh tình trạng người dân chỉ biết than thở về một xã hội suy đồi hay về những con người vô lương tâm, xã hội nên chú ý hơn về việc thay đổi luật bảo vệ người giúp đỡ, hoặc tuyên truyền mạnh mẽ về cách giúp đỡ người bị nạn trong tình huống khẩn cấp. Quan trọng hơn, xã hội cũng nên đưa vào giáo dục những bài học về sự thương cảm (empathy) vì đó là nguồn gốc duy nhất cho bản năng cứu người vô điều kiện. Chỉ khi tất cả mọi người thật sự cảm thấy chia sẻ được nỗi đau của người khác, họ mới có thể yên tâm sống trong một thế giới mà không ai có thể bỏ rơi mình trong cơn hoạn nạn.

Tham khảo
Social Psychology by Elliot Aronson, Timothy D. Wilson, Robin M. Akert. 
Wikipedia: "Bystander Effect"

Ngoc T