Search

31.1.22

CHÀO NĂM CŨ 2021

CHÀO NĂM CŨ 2021


Tờ tiền chia làm 5 phần thì giá trị của mỗi phần tuyệt đối bằng nhau.
Nhưng đời người chia làm 5 phần thì không như vậy. 15 năm đầu, 15 năm cuối giá trị nó sẽ khác. Các phần còn lại cũng như vậy.
Hãy nhận biết đúng giá trị , thời lượng của phần đời mà mình đang lăn trôi để sống phù hợp hơn với mình và với đời.
Chiều 29 tết bình yên 2021.

CHÀO NĂM CŨ 2021  Tờ tiền chia làm 5 phần thì giá trị của mỗi phần tuyệt đối bằng nhau. Nhưng đời người chia làm 5 phần thì không như vậy. 15 năm đầu, 15 năm cuối giá trị nó sẽ khác. Các phần còn lại cũng như vậy. Hãy nhận biết đúng giá trị , thời lượng của phần đời mà mình đang lăn trôi để sống phù hợp hơn với mình và với đời. Chiều 29 tết bình yên 2021.




Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

30.1.22

TỪ BỎ GẬY VÀ TRƯỢNG

TỪ BỎ GẬY VÀ TRƯỢNG

TỪ BỎ GẬY VÀ TRƯỢNG
TỪ BỎ GẬY VÀ TRƯỢNG

Kinh Con tê ngưu một sừng -HT Thích Minh Châu dịch Việt

35. Đối với các hữu tình,
Từ bỏ gậy và trượng,
Chớ làm hại một ai
Trong chúng hữu tình ấy.
Con trai không ước muốn,
Còn nói gì bạn bè,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
36. Do thân cận giao thiệp,
Thân ái từ đấy sanh,
Tùy thuận theo thân ái,
Khổ này có thể sanh.
Nhìn thấy những nguy hại,
Do thân ái sanh khởi,
Hãy sống riêng một mình,
Như tê ngưu một sừng.
37. Do lòng từ thương mến,
Đối bạn bè thân hữu,
Mục đích bị bỏ quên,
Tâm tư bị buộc ràng,
Do thấy sợ hãi này,
Trong giao du mật thiết,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
38. Ai nhớ nghĩ chờ mong,
Đối với con và vợ,
Người ấy bị buộc ràng,
Như cành tre rậm rạp,
Còn các ngọn tre cao,
Nào có gì buộc ràng,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
39. Như nai trong núi rừng,
Không gì bị trói buộc,
Tự đi chỗ nó muốn
Để tìm kiếm thức ăn.
Như các bậc Hiền trí,
Thấy tự do giải thoát,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
40. Giữa bạn bè thân hữu,
Bị gọi lên gọi xuống,
Tại chỗ ở trú xứ,
Hay trên đường bộ hành.
Thấy tự do giải thoát,
Không có gì tham luyến,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
41. Giữa bạn bè thân hữu,
Ưa thích, vui cười đùa,
Đối với con, với cháu, ái luyến thật lớn thay,
Nhàm chán sự hệ lụy,
Với những người thân ái,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
42. Khắp cả bốn phương trời,
Không sân hận với ai,
Tự mình biết vừa đủ,
Với vật này vật khác,
Vững chịu các hiểm nguy,
Không run sợ dao động,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
43. Có số người xuất gia,
Chung sống thật khó khăn,
Cũng như các gia chủ,
Ở tại các cửa nhà,
Sống vô tư vô lự,
Giữa con cháu người khác,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
44. Từ bỏ, để một bên,
Mọi biểu dương gia đình,
Như loại cây san hô,
Tước bỏ mọi lá cây,
Bậc anh hùng cắt đứt,
Mọi trói buộc gia đình.
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
45. Nếu tìm được bạn lành,
Thận trọng và sáng suốt,
Bạn đồng hành chung sống,
Bạn thiện trú Hiền trí.
Cùng nhau đồng nhiếp phục,
Tất cả mọi hiểm nạn,
Hãy sống với bạn ấy,
Hoan hỷ, giữ chánh niệm.
46. Nếu không được bạn lành,
Thận trọng và sáng suốt,
Bạn đồng hành chung sống,
Bạn thiện trú Hiền trí.
Hãy như vua từ bỏ,
Đất nước bị bại vong,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
47. Thật chúng ta tán thán,
Các bằng hữu chu toàn,
Bậc hơn ta, bằng ta,
Nên sống gần thân cận.
Nếu không gặp bạn này.
Những bậc không lầm lỗi,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
48. Thấy đồ trang sức vàng,
Lấp lánh và sáng chói,
Được con người thợ vàng,
Khéo làm, khéo tay làm,
Hai chúng chạm vào nhau,
Trên hai tay đeo chúng,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
49. Như vậy nếu ta cùng
Với một người thứ hai,
Tranh luận cãi vã nhau,
Sân hận, gây hấn nhau,
Nhìn thấy trong tương lai,
Sợ hãi hiểm nguy này,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
50. Các dục thật mỹ miều,
Ngọt thơm và đẹp ý,
Dưới hình sắc, phi sắc,
Làm mê loạn tâm tư,
Thấy sự nguy hiểm này,
Trong các dục trưởng dưỡng,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
51. Đây là một mụn nhọt,
Và cũng là tai họa,
Một tật bệnh, mũi tên,
Là sợ hãi cho ta,
Thấy sự nguy hiểm này,
Trong các dục trưởng dưỡng,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
52. Lạnh lẽo và nóng bức,
Đói bụng và khát nước,
Gió thổi, ánh mặt trời.
Muỗi lằn và rắn rết.
Tất cả xúc chạm này,
Đều chịu đựng vượt qua,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
53. Như con voi to lớn,
Từ bỏ cả bầy đàn,
Thân thể được sanh ra,
To lớn tợ hoa sen,
Tùy theo sự thích thú,
Sống tại chỗ rừng núi,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
54. Ai ưa thích hội chúng,
Sự kiện không xảy ra,
Người ấy có thể chứng, 
Cảm thọ thời giải thoát.
Cân nhắc lời giảng dạy,
Đấng bà con mặt trời,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
55. Được giải thoát vượt khỏi,
Các tri kiến hý luận,
Đạt được quyết định tánh,
Chứng đắc được con đường.
Nơi ta trí được sanh,
Không cần nhờ người khác,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
56. Không tham, không lừa đảo,
Không khát dục, gièm pha,
Mọi si mê ác trược,
Được gạn sạch quạt sạch.
Trong tất cả thế giới,
Không tham ái ước vọng,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
57. Với bạn bè độc ác,
Hãy từ bỏ lánh xa,
Bạn không thấy mục đích,
Quen nếp sống quanh co,
Chớ tự mình thân cận,
Kẻ đam mê phóng dật,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
58. Bậc nghe nhiều trì pháp,
Hãy gần gũi người ấy,
Bạn người tâm rộng lớn,
Người thông minh biện tài,
Biết điều không nên làm,
Nhiếp phục được nghi hoặc,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
59. Mọi du hí vui đùa,
Và dục lạc ở đời,
Không điểm trang bày biện,
Không ước vọng mong cầu,
Từ bỏ mọi hào nhoáng,
Nói lên lời chân thật,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
60. Với con và với vợ,
Với cha và với mẹ,
Tài sản cùng lúa gạo,
Những trói buộc bà con,
Hãy từ bỏ buộc ràng,
Các dục vọng như vậy,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
61. Chúng đều là trói buộc,
Lạc thú thật nhỏ bé,
Vị ngọt thật ít oi,
Khổ đau lại nhiều hơn,
Chúng đều là câu móc,
Bậc trí biết như vậy,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
62. Hãy chặt đứt, bẻ gãy,
Các kiết sử trói buộc,
Như các loài thủy tộc,
Phá hoại các mạng lưới.
Như lửa đã cháy xong,
Không còn trở lui lại,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
63. Với mắt cúi nhìn xuống,
Chân đi không lưu luyến,
Các căn được hộ trì, 
Tâm ý khéo chế ngự.
Không đầy ứ, rỉ chảy,
Không cháy đỏ bừng lên,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
64. Hãy trút bỏ, để lại,
Các biểu tượng gia chủ,
Như loại cây san hô,
Loại bỏ các nhành lá.
Đã đắp áo cà sa,
Xuất gia bỏ thế tục,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
65. Không tham đắm các vị,
Không tác động, không tham,
Không nhờ ai nuôi dưỡng,
Chỉ khất thực từng nhà.
Đối với mọi gia đình,
Tâm không bị trói buộc,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
66. Từ bỏ năm triền cái
Che đậy trói buộc tâm,
Đối với mọi kiết sử,
Hãy trừ khử, dứt sạch,
Không y cứ nương tựa,
Chặt đứt ái sân hận,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
67. Hãy xoay lưng trở lại
Đối với lạc và khổ,
Cả đối với hỷ ưu,
Được cảm thọ từ trước,
Hãy chứng cho được xả,
An chỉ và thanh tịnh;
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
68. Tinh cần và tinh tấn,
Đạt được lý chân đế,
Tâm không còn thụ động,
Không còn có biếng nhác,
Kiên trì trong cố gắng,
Dõng lực được sanh khởi,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
69. Không từ bỏ độc cư,
Hạnh viễn ly thiền định,
Thường thường sống hành trì,
Tùy pháp trong các pháp.
Chơn chánh nhận thức rõ,
Nguy hiểm trong sanh hữu,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
70. Mong cầu đoạn diệt ái,
Sống hạnh không phóng dật,
Không đần độn câm ngọng,
Nghe nhiều, giữ chánh niệm.
Các pháp được giác sát,
Quyết định, chánh tinh cần.
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
71. Như sư tử, không động,
An tịnh giữa các tiếng,
Như gió không vướng mắc,
Khi thổi qua màn lưới.
Như hoa sen không dính,
Không bị nước thấm ướt,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
72. Giống như con sư tử,
Với quai hàm hùng mạnh,
Bậc chúa của loài thú,
Sống chinh phục chế ngự.
Hãy sống các trú xứ,
Nhàn tịnh và xa vắng,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
73. Từ tâm, sống trú xả,
Bi tâm, hạnh giải thoát,
Sống hành trì thực hiện,
Hỷ tâm, cho đúng thời,
Không chống đối va chạm,
Với một ai ở đời.
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
74. Đoạn tận lòng tham ái,
Sân hận và si mê,
Chặt đứt và cắt đoạn,
Các kiết sử lớn nhỏ
Không có gì sợ hãi,
Khi mạng sống gần chung,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
75. Có những bạn vì lợi,
Thân cận và chung sống,
Những bạn không mưu lợi,
Nay khó tìm ở đời.
Người sáng suốt lợi mình,
Không phải người trong sạch,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.

Kinh Con tê ngưu một sừng -HT Thích Minh Châu dịch Việt


Chân thành cám ơn anh Nguyễn Quang Trung đã có thiện tâm giúp đánh máy bài kinh nầy (07/97). Bình Anson, tháng 3-1999

https://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin031.htm



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

28.1.22

DỤC GIỚI

DỤC GIỚI


Lũ khỉ trên đảo cứt- Okada Toru và quả trứng ung.

"- Anh có biết chuyện lũ khỉ trên đảo cứt không? - tôi hỏi Wataya Noboru.
Hắn lắc đầu, vẻ không hề quan tâm.
- Chưa bao giờ nghe.
- - Ở nơi kia, xa, xa lắm, có một hòn đảo cứt. Một hòn đảo không tên. Một hòn đảo không đáng được đặt tên. Một hòn đảo cứt, hình thù như cứt. Trên hòn đảo cứt đó mọc những cây dừa hình thù cũng cứt. Những cây dừa đó cho những quả dừa có mùi cứt. Có lũ khỉ như cứt sống trên những cây dừa đó, chúng thích ăn những quả dừa có mùi cứt đó, ăn xong chúng ị ra thứ cứt kinh tởm nhất trên đời. Cứt đó rơi xuống đất, lâu ngày thành cả ụ cứt, làm những cây dừa cứt mọc trên đó đã cứt lại càng cứt. Đó là một chu trình vô tận.
Tôi uống nốt chỗ cà phê còn lại.
- Ngồi đây nhìn anh, - tôi tiếp -, bỗng tôi nhớ lại câu chuyện về hòn đảo cứt nọ. Điều tôi muốn nói là thế này. Một thứ cứt, một thứ thối tha, một thứ bóng tối nào đó đang tự phát tán ra hoài hoài bằng tự lực nó, theo chu trình tự thân của nó. Và một khi nó đã vượt qua một điểm nhất định thì không ai ngăn nó lại được, cho dù chính đương sự muốn ngăn nó lại đi nữa."

Trích BIÊN NIÊN KÝ CHIM VẶN DÂY CÓT tác giả Haruki Murakami


Đăng lại: https://www.facebook.com/1224394822/posts/10211433513773238/

DỤC GIỚI





Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

TRI ƠN LÀ KHÓ Ở ĐỜI

TRI ƠN LÀ KHÓ Ở ĐỜI


Trong kinh Phật nói năm hạng người trên đời này:
Hạng thứ nhất, chỉ nghĩ đến bản thân bất kể người khác.
Hạng thứ hai, chỉ quan tâm đến người nào tốt với mình.
Hạng thứ ba, thương được kẻ không ân không oán, người dưng nước lã.
Hạng thứ tư, thương được bạn của kẻ thù.
Hạng thứ năm, thương được kẻ thù.

Hạng 2 này Đức Phật nói khó kiếm. Hạng người biết tri ân Đức Phật nói đã khó kiếm rồi. Tại sao trong kinh nói hạng thứ hai là hiếm? Mấy người có lòng tri ơn rất là hiếm ?. 
Có người họ nghe tôi nói vậy, họ nói "Làm gì tệ vậy Sư?". Tôi nhớ tôi có từng giải thích. Qúy vị nghe cho kỹ nè. 
Ví dụ có vị Sư cô này, mười năm nay mỗi ngày tôi nấu cho bả ăn những món đắt tiền nhất, vừa miệng bả nhất. Mỗi ngày tôi đưa bả mười ngàn đô la để bả xài, tối trước khi bả ngủ tôi nấu nước ấm cho bả ngâm chân, tôi lau chân khô rồi mới để cho bả đi ngủ và tôi để trong phòng bả cái chuông khi nào cần thì kêu tôi. Mỗi ngày nấu nướng giặt giũ tôi làm hết suốt mười năm. Tới năm thứ mười một, tôi ngưng không làm như vậy nữa. Tôi không có chọc giận gì bả, tôi chỉ im lặng tôi xoay qua tôi lo cho cái bà ngồi sau lưng bả. Theo quý vị thì bà Sư cô này bả có còn tiếp tục thương tôi không? Dĩ nhiên là không. Bả Giận! Mười năm qua là coi như zero, tin tôi đi! Nó thiệt như vậy đó! Mười năm tôi hầu bả còn hơn má tôi nữa mà đến năm thứ mười một tôi chuyển qua tôi lo cái bà ngồi đằng sau lưng. Mà trước khi chuyển tôi không có gây gỗ với bả. Tôi chỉ lặng lẽ nói "Cô ơi, con đi nha cô, chắc tháng này con không có về, con qua con lo cho cô kia". Rồi tôi đi. 
Bây giờ quý vị có tin tri ơn là khó chưa? Mười năm như bát nước đầy, mỗi ngày mười ngàn đô la, nấu tất cả những gì bả muốn, tối nào cũng phải ngâm chân thuốc bắc hết, lau cho khô, quạt nồng ấm lạnh, để cái chuông "Cô cần gì kêu nha cô". "Mười năm chưa mặc mà quần đã cũ". Bả sẽ ghét tôi mà ghét luôn cái bà kia luôn. Không hề nhìn mặt nữa. Bây giờ mình mới hiểu tại sao Phật nói cái người tri ơn nó hiếm. Chỉ cần phạm một cái lỗi nhỏ thôi là xù! Mười năm đâu phải ít quý vị. Nhiều lắm, dài lắm, hầu mỗi ngày mà, cơm bưng nước rót, mười năm như thế, mười năm tôi không có đi du lịch, không đi đâu hết, toàn bộ thời gian tôi dành hết cho bả, fulltime luôn, tất cả cuộc vui trần thế tôi bỏ lại hết tôi về tập trung lo cho bả mười năm. Đến năm thứ mười một tôi lễ phép tôi chào bả "Con đi nha cô, con qua lo cho cô kia". 

Xong! Nó khó vô cùng! Hạng thứ hai này nó đã hiếm thì làm gì có hạng thứ ba.
Hạng thứ ba: là có thể quan tâm thêm cái người không ân oán với mình (người dưng nước lã).
Hạng thứ tư: là người có khả năng thương bạn của kẻ thù. 
Hạng thứ năm: là thương được kẻ thù.
...

Trích bài giảng Thế Giới Qua Cảm Thọ


TRI ƠN LÀ KHÓ Ở ĐỜI





Kalama xin tri ân bạn hongha7711 ghi chép

Nguồn: toaikhanh.com
https://theravada.vn 
nguồn ảnh: Phim Chí Phèo



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

20.1.22

ĂN THỊT ĐỒNG LOẠI

ĂN THỊT ĐỒNG LOẠI


Tài liệu từ cơ quan hải quan cho thấy Công ty Việt Á nhập khẩu 3 triệu que test nhanh SARS-CoV-2 từ Trung Quốc với giá khoảng 21.560 đồng/test. 
Bán với giá 460.000 đồng. Dựa vào: 

-KIT đạt chuẩn WHO
-bộ KHCN đăng tải thông tin rộng rãi
-20 quốc gia đặt hàng mua
-cơ sở sản xuất đạt chuẩn iso của Bộ Khoa Học & Công Nghệ
-phối hợp với Học viện Quân y để thực hiện đề tài nghiên cứu chế tạo
-Huân chương lao động
-Bộ Y tế phê duyệt sử dụng vì chất lượng tốt



-KIT đạt chuẩn WHO -bộ KHCN đăng tải thông tin rộng rãi -20 quốc gia đặt hàng mua -cơ sở sản xuất đạt chuẩn iso của Bộ Khoa Học & Công Nghệ -phối hợp với Học viện Quân y để thực hiện đề tài nghiên cứu chế tạo -Huân chương lao động -Bộ Y tế phê duyệt sử dụng vì chất lượng tốt
Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

16.1.22

ĐẠI KIẾP (MAHA-KAPPA)

ĐẠI KIẾP (MAHA-KAPPA)

Nếu phải đặt niềm tin vào một thứ thường hằng, bất biến thì thà tin vào Vô thường, Dukkha, Vô ngã còn hơn là tin vào cái thân và cái tâm này.


ĐẠI KIẾP (MAHA-KAPPA)
Một Đại Kiếp (maha-kappa) nói chung có nghĩa là một chu kỳ tạo lập và tan rã của thế giới. Vậy một chu kỳ tạo lập, tồn tại, và tan rã của một thế giới là bao nhiêu lâu?
Trong “Bộ Kinh Liên Kết” (Tương Ưng Kinh Bộ, Chương 15), Đức Phật đã dùng một ví dụ núi đá hay số lượng hạt cải để mô tả về định nghĩa của “đại kiếp”, với đại ý như sau: 
“Giả sử có một khối núi đá cứng, chiều dài một yojana*, rộng một yojana và cao một yojana và cứ mỗi 100 năm, một người đến lau chùi bằng miếng vải lụa Kasika. Cho đến khi khối núi đá này được chùi mòn hết, thì khoảng thời gian không thể tưởng tượng đó vẫn còn ngắn hơn một đại kiếp (maha-kappa)”.
“Hay giả sử có một khu được bao bọc bởi tường thành bằng sắt, chiều dài một yojana, rộng một yojana và cao một yojana và được đổ đầy hạt cải bên trong lên hết chiều cao tường thành và cứ 100 năm, một người đến lấy một hạt cải. Cho đến khi không còn hạt cải nào ở đó, thì khoảng thời gian không thể tưởng tượng đó cũng chưa bằng một đại kiếp (maha-kappa).” **
* (Một yojana còn được gọi là một do-tuần (HV) = 8 dặm
Anh = khoảng 12.875 Km).
**Những ví dụ trên đây là đại ý trong bài Kinh nói trên, chứ không phải trích nguyên lời kinh Đức Phật đã nói. Để đọc đầy đủ, coi các kinh SN 15:05 và 06 (Quyển 2). Chu kỳ thế giới khi những vị Phật xuất hiện 
Vậy bao nhiêu đại kiếp đã nối tiếp nhau trôi qua trong quá khứ rồi?
Theo lời Đức Phật trong các kinh nói trên:
“Này Tỳ kheo, một đại kiếp là rất dài. Và với những đại kiếp dài vô vàn như vậy, chúng ta đã lang thang trôi giạt suốt nhiều đại kiếp, rất nhiều trăm đại kiếp, rất nhiều ngàn đại kiếp, rất nhiều trăm ngàn đại kiếp. Bởi vì sao? Bởi vì, này các Tỳ kheo, vòng luân hồi sinh tử này là không có điểm khởi đầu có thể nhận biết được .... (Điều này là quá đủ … để (chúng ta) trở nên chán bỏ đối với chúng, quá đủ để (chúng ta tìm cách) giải-thoát khỏi chúng).”
“Này các Tỳ kheo, vòng luân hồi sinh tử [saṃsāra] này là không có điểm khởi đầu có thể nhận biết được. Một thời điểm khởi đầu (của nó), từ lúc chúng sinh lang thang và trôi giạt (trong đó) do bị chướng ngại bởi vô-minh và bị trói buộc bởi dục-vọng, là không thể nhận biết được.”

Nếu phải đặt niềm tin vào một thứ thường hằng, bất biến thì thà tin vào Vô thường, Dukkha, Vô ngã còn hơn là tin vào cái thân và cái tâm này.



nguồn: http://daophatnguyenthuy.com 
nguồn ảnh: https://commons.wikimedia.org 



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

15.1.22

KINH NGƯỜI BIẾT SỐNG MỘT MÌNH

KINH NGƯỜI BIẾT SỐNG MỘT MÌNH

Đức Thế Tôn dạy:
Đừng tìm về quá khứ
Đừng tưởng tới tương lai
Quá khứ đã không còn
Tương lai thì chưa tới
Hãy quán chiếu sự sống
Trong giờ phút hiện tại
Kẻ thức giả an trú
Vững chãi và thảnh thơi.
Phải tinh tiến hôm nay
Kẻo ngày mai không kịp
Cái chết đến bất ngờ
Không thể nào mặc cả.
Người nào biết an trú
Đêm ngày trong chánh niệm
Thì Mâu Ni gọi là
Người Biết Sống Một Mình.

KINH NGƯỜI BIẾT SỐNG MỘT MÌNH



Đây là những điều tôi nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Cấp Cô Độc trong vườn cây Kỳ Đà ở thành Vương Xá. Lúc đó có một vị khất sĩ tên là Thượng Tọa (Thera) chỉ ưa ở một mình một chỗ, vị này thường ca ngợi hạnh sống một mình, đi khất thực một mình, thọ trai xong đi về một mình và ngồi thiền một mình. Bấy giờ có một số các vị khất sĩ tới nơi Bụt ở, làm lễ dưới chân Bụt, lui về một bên ngồi, và bạch với Người:
– Thế Tôn, có một vị tôn giả tên Thượng Tọa, vị này ưa ở một mình, ưa ca ngợi hạnh sống một mình, một mình vào xóm làng khất thực, một mình từ xóm làng đi về trú xứ, một mình tọa thiền.
Đức Thế Tôn bèn bảo một vị khất sĩ:
– Thầy hãy tới chỗ mà khất sĩ Thượng Tọa cư trú và bảo với thầy ấy là tôi muốn gặp.
Vị khất sĩ vâng mệnh. Lúc ấy vị khất sĩ Thượng Tọa liền đến chỗ Bụt ở, làm lễ dưới chân Bụt, lui về một bên mà ngồi. Lúc ấy đức Thế Tôn hỏi khất sĩ Thượng Tọa:
– Có phải là thầy ưa ở một mình, ca ngợi hạnh sống một mình, một mình đi khất thực, một mình ra khỏi xóm làng, một mình ngồi thiền phải không?
Khất sĩ Thượng Tọa đáp:
– Thưa Thế Tôn, đúng vậy.
Bụt bảo khất sĩ Thượng Tọa:
– Thầy sống một mình như thế nào?
Khất sĩ Thượng Tọa đáp:
– Bạch Thế Tôn, con chỉ sống một mình một nơi, ca ngợi hạnh sống một mình, một mình đi khất thực, một mình ra khỏi xóm làng, một mình ngồi thiền, thế thôi.
Bụt dạy:
– Thầy đúng là người ưa sống một mình, tôi không nói là không phải. Nhưng tôi biết có một cách sống một mình thật sự mầu nhiệm. Đó là quán chiếu để thấy rằng quá khứ đã không còn mà tương lai thì chưa tới, an nhiên sống trong hiện tại mà không bị vướng mắc vào tham dục. Kẻ thức giả sống như thế, tâm không do dự, bỏ hết mọi lo âu, mọi hối hận, xa lìa hết mọi tham dục ở đời, cắt đứt tất cả những sợi dây ràng buộc và sai sử mình. Đó gọi là thật sự sống một mình. Không có cách nào sống một mình mà mầu nhiệm hơn thế.
Rồi đức Thế Tôn nói bài kệ sau đây:
Quán chiếu vào cuộc đời
Thấy rõ được vạn pháp
Không kẹt vào pháp nào
Lìa xa mọi ái nhiễm
Sống an lạc như thế
Tức là sống một mình.
Bụt nói xong, tôn giả Thượng Tọa lấy làm vui mừng sung sướng, cung kính làm lễ Bụt và rút lui.
 (CCC)

Thích Nhất Hạnh dịch, (Tạp A Hàm, kinh số 1071, tạng Kinh Đại Chánh)


Kinh Người Biết Sống Một Mình: Kinh này được dịch từ tạng Pali, kinh Bhaddekaratta Sutta của Trung Bộ (Majjhima Nikàya 131). Kinh này dạy ta cách an trú chính niệm trong giây phút hiện tại để sống sâu sắc từng giây phút của đời sống hàng ngày, quán chiếu những gì đang xảy ra trong giây phút ấy để đạt tới tuệ giác và tự do, không bị quá khứ, tương lai và các tâm hành bất thiện lôi kéo. Trong Trung Bộ còn có nhiều kinh khác cũng cùng một đề tài, đó là các kinh 132, 133, 134. Trong tạng Hán, có các kinh A Nan Thuyết, Ôn Tuyền Lâm Thiên, Thích Trung Thiền Thất cũng cùng một đề tài và nội dung. Ba kinh này là các kinh số 167, 165 và số 166 của Trung Bộ. Ngoài ra còn có kinh Tôn Thượng (77, tạng kinh Ðại Chính) do thầy Pháp Hộ dịch, cũng có cùng một đề tài.
Kinh này là văn kiện xưa nhất của lịch sử văn học loài người dạy về nghệ thuật sống trong hiện tại, vững chãi và thảnh thơi. Xin tham khảo sách Kinh Người Biết Sống Một Mình của thiền sư Nhất Hạnh, trong ấy tác giả đã đưa ra nhiều phương pháp hành trì kinh rất cụ thể.

nguồn bài viết: https://langmai.org/.../kinh-nguoi-biet-song-mot-minh/
nguồn ảnh: https://tricycle.org/magazine/brief-teachings-summer-2015/



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

THẾ NÀO LÀ NGƯỜI BIẾT SỐNG MỘT MÌNH

Sống một mình không phải là sống, làm việc và suy nghĩ đơn độc.

Người biết sống một mình là người:
Không truy tìm quá khứ ( quá khứ đã không còn).
Không ước vọng tương lai ( tương lai thì chưa tới).
Sống với hiện tại. Không bị lôi cuốn trong hiện tại ( không có gì là tôi, là của tôi, là tự ngã tôi).


Nguồn : Kinh Người Biết Sống Một Mình -Bhaddekaratta Sutta của Trung Bộ (Majjhima Nikàya 131)
Nguồn ảnh: đang cập nhật


Kinh Người Biết Sống Một Mình


Kinh Người Biết Sống Một Mình 



(I)

Sau đây là những điều tôi được nghe lúc đức Thế Tôn còn lưu trú ở tịnh xá Kỳ Viên trong vườn Kỳ Đà tại thành Xá Vệ; Ngài gọi các vị khất sĩ và bảo:


– Này quý thầy.
Các vị khất sĩ đáp:
– Có chúng con đây.
Đức Thế Tôn dạy:
– Tôi sẽ nói cho quý thầy nghe thế nào là người biết sống một mình. Trước hết tôi nói đại cương, sau đó tôi sẽ giải thích. Quý thầy hãy lắng nghe.
– Thưa Thế Tôn, chúng con đang lắng nghe đây.

Đức Thế Tôn dạy:


Đừng tìm về quá khứ
Đừng tưởng tới tương lai
Quá khứ đã không còn
Tương lai thì chưa tới
Hãy quán chiếu sự sống
Trong giờ phút hiện tại
Kẻ thức giả an trú
Vững chãi và thảnh thơi.
Phải tinh tiến hôm nay
Kẻo ngày mai không kịp
Cái chết đến bất ngờ
Không thể nào mặc cả.
Người nào biết an trú
Đêm ngày trong chánh niệm
Thì Mâu Ni gọi là
Người Biết Sống Một Mình.

“Này quý thầy, sao gọi là tìm về quá khứ? Khi một người nghĩ rằng: trong quá khứ hình thể ta từng như thế, cảm thọ ta từng như thế, tri giác ta từng như thế, tâm tư ta từng như thế, nhận thức ta từng như thế, nghĩ như thế và khởi tâm ràng buộc quyến luyến về những gì thuộc về quá khứ ấy thì người đó đang tìm về quá khứ.”

“Này quý thầy, sao gọi là không tìm về quá khứ? Khi một người nghĩ rằng: trong quá khứ hình thể ta từng như thế, cảm thọ ta từng như thế, tri giác ta từng như thế, tâm tư ta từng như thế, nhận thức ta từng như thế. Nghĩ như thế mà không khởi tâm ràng buộc quyến luyến về những gì thuộc về quá khứ ấy, thì người đó đang không tìm về quá khứ.”

“Này quý thầy, sao gọi là tưởng tới tương lai? Khi một người nghĩ rằng: trong tương lai hình thể ta sẽ như thế kia, cảm thọ ta sẽ như thế kia, tri giác ta sẽ như thế kia, tâm tư ta sẽ như thế kia, nhận thức ta sẽ như thế kia, nghĩ như thế mà khởi tâm ràng buộc, lo lắng hay mơ tưởng về những gì thuộc về tương lai ấy, thì người đó đang tưởng tới tương lai.”

“Này quý thầy, sao gọi là không tưởng tới tương lai? Khi một người nghĩ rằng: trong tương lai hình thể ta sẽ như thế kia, cảm thọ ta sẽ như thế kia, tri giác ta sẽ như thế kia, tâm tư ta sẽ như thế kia, nhận thức ta sẽ như thế kia, nghĩ như thế mà không khởi tâm ràng buộc, lo lắng hay mơ tưởng về những gì thuộc về tương lai ấy, thì người đó đang không tưởng tới tương lai.”

“Này quý thầy, thế nào gọi là bị lôi cuốn theo hiện tại? Khi một người không học, không biết gì về Bụt, Pháp, Tăng, không biết gì về các bậc hiền nhân và giáo pháp của các bậc này, không tu tập theo giáo pháp của các bậc hiền nhân, cho rằng hình thể này là mình, mình là hình thể này, cảm thọ này là mình, mình là cảm thọ này, tri giác này là mình, mình là tri giác này, tâm tư này là mình, mình là tâm tư này, nhận thức này là mình, mình là nhận thức này… thì người đó đang bị lôi cuốn theo hiện tại.”

“Này quý thầy, thế nào gọi là không bị lôi cuốn theo hiện tại? Khi một người có học, có biết về Bụt, Pháp, Tăng, có biết về các bậc hiền nhân và giáo pháp của các bậc này, có tu tập theo giáo pháp của các bậc hiền nhân, không cho rằng hình thể này là mình, mình là hình thể này, cảm thọ này là mình, mình là cảm thọ này, tri giác này là mình, mình là tri giác này, tâm tư này là mình, mình là tâm tư này, nhận thức này là mình, mình là nhận thức này… thì người đó đang không bị lôi cuốn theo hiện tại.”

“Đó, tôi đã chỉ cho quý thầy biết về đại cương và giải thích cho quý thầy nghe về thế nào là người biết sống một mình.”

Bụt nói xong, các vị khất sĩ đồng hoan hỷ phụng hành. (CCC)

(Bhaddekaratta Sutta, Majjhima Nikaya, 131)

(II)

Đây là những điều tôi nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Cấp Cô Độc trong vườn cây Kỳ Đà ở thành Vương Xá. Lúc đó có một vị khất sĩ tên là Thượng Tọa (Thera) chỉ ưa ở một mình một chỗ, vị này thường ca ngợi hạnh sống một mình, đi khất thực một mình, thọ trai xong đi về một mình và ngồi thiền một mình. Bấy giờ có một số các vị khất sĩ tới nơi Bụt ở, làm lễ dưới chân Bụt, lui về một bên ngồi, và bạch với Người:


– Thế Tôn, có một vị tôn giả tên Thượng Tọa, vị này ưa ở một mình, ưa ca ngợi hạnh sống một mình, một mình vào xóm làng khất thực, một mình từ xóm làng đi về trú xứ, một mình tọa thiền.

Đức Thế Tôn bèn bảo một vị khất sĩ:

– Thầy hãy tới chỗ mà khất sĩ Thượng Tọa cư trú và bảo với thầy ấy là tôi muốn gặp.

Vị khất sĩ vâng mệnh. Lúc ấy vị khất sĩ Thượng Tọa liền đến chỗ Bụt ở, làm lễ dưới chân Bụt, lui về một bên mà ngồi. Lúc ấy đức Thế Tôn hỏi khất sĩ Thượng Tọa:

– Có phải là thầy ưa ở một mình, ca ngợi hạnh sống một mình, một mình đi khất thực, một mình ra khỏi xóm làng, một mình ngồi thiền phải không?

Khất sĩ Thượng Tọa đáp:
– Thưa Thế Tôn, đúng vậy.
Bụt bảo khất sĩ Thượng Tọa:
– Thầy sống một mình như thế nào?
Khất sĩ Thượng Tọa đáp:
– Bạch Thế Tôn, con chỉ sống một mình một nơi, ca ngợi hạnh sống một mình, một mình đi khất thực, một mình ra khỏi xóm làng, một mình ngồi thiền, thế thôi.

Bụt dạy:

– Thầy đúng là người ưa sống một mình, tôi không nói là không phải. Nhưng tôi biết có một cách sống một mình thật sự mầu nhiệm. Đó là quán chiếu để thấy rằng quá khứ đã không còn mà tương lai thì chưa tới, an nhiên sống trong hiện tại mà không bị vướng mắc vào tham dục. Kẻ thức giả sống như thế, tâm không do dự, bỏ hết mọi lo âu, mọi hối hận, xa lìa hết mọi tham dục ở đời, cắt đứt tất cả những sợi dây ràng buộc và sai sử mình. Đó gọi là thật sự sống một mình. Không có cách nào sống một mình mà mầu nhiệm hơn thế.

Rồi đức Thế Tôn nói bài kệ sau đây:

Quán chiếu vào cuộc đời
Thấy rõ được vạn pháp
Không kẹt vào pháp nào
Lìa xa mọi ái nhiễm
Sống an lạc như thế
Tức là sống một mình.

Bụt nói xong, tôn giả Thượng Tọa lấy làm vui mừng sung sướng, cung kính làm lễ Bụt và rút lui. (CCC)

Thích Nhất Hạnh dịch, (Tạp A Hàm, kinh số 1071, tạng Kinh Đại Chánh)

Kinh Người Biết Sống Một Mình: Kinh này được dịch từ tạng Pali, kinh Bhaddekaratta Sutta của Trung Bộ (Majjhima Nikàya 131). Kinh này dạy ta cách an trú chính niệm trong giây phút hiện tại để sống sâu sắc từng giây phút của đời sống hàng ngày, quán chiếu những gì đang xảy ra trong giây phút ấy để đạt tới tuệ giác và tự do, không bị quá khứ, tương lai và các tâm hành bất thiện lôi kéo. Trong Trung Bộ còn có nhiều kinh khác cũng cùng một đề tài, đó là các kinh 132, 133, 134. Trong tạng Hán, có các kinh A Nan Thuyết, Ôn Tuyền Lâm Thiên, Thích Trung Thiền Thất cũng cùng một đề tài và nội dung. Ba kinh này là các kinh số 167, 165 và số 166 của Trung Bộ. Ngoài ra còn có kinh Tôn Thượng (77, tạng kinh Ðại Chính) do thầy Pháp Hộ dịch, cũng có cùng một đề tài.

Kinh này là văn kiện xưa nhất của lịch sử văn học loài người dạy về nghệ thuật sống trong hiện tại, vững chãi và thảnh thơi. Xin tham khảo sách Kinh Người Biết Sống Một Mình của thiền sư Nhất Hạnh, trong ấy tác giả đã đưa ra nhiều phương pháp hành trì kinh rất cụ thể.



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

HÃY TỬ TẾ VỚI CUỘC ĐỜI DÙ SAO ĐI NỮA

Tử tế có nghĩa là sự cẩn thận, chu đáo, thận trọng trong mọi công việc, trong lối sống và cách đối xử với mọi người xung quanh. 


Người sống tử tế là người có tấm lòng nhân ái, luôn biết tôn trọng bản thân và người khác, có thái độ sống nhân hậu, hòa hợp với thế giới, đề cao giá trị đạo đức, sự lịch thiệp, nhã nhặn, tình yêu thương và lẽ công bằng. Đặc biệt, họ luôn biết yêu thương, quý trọng những thứ nhỏ nhặt, bình thường nhất để tạo nên lối sống đẹp.

HÃY TỬ TẾ VỚI CUỘC ĐỜI DÙ SAO ĐI NỮA


Chữ “tử” có nghĩa là những chuyện nhỏ. Chữ “tế” có nghĩa là những chuyện bình thường, thực tế. Hai chữ này gộp lại có nghĩa là cẩn thận, chăm chút từ những việc làm nhỏ nhặt nhất. “Trước khi nghĩ tới những điều vĩ đại hãy bắt đầu làm từ những việc nhỏ nhặt nhất”.


Nguồn: https://giatricuocsong.org/su-tu-te/


Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

FISH LOVE

"Một chàng trai đến gặp một vị giáo sư, để hỏi về tình yêu. Vị giáo sư không giảng ngay, mà hỏi: "Tại sao anh lại ăn cá?". Chàng trai trẻ trả lời: "Bởi vì tôi yêu cá". Giáo sư liền bảo: "Ồ, anh yêu cá, đó là lý do anh vớt nó ra khỏi nước, giết nó và nấu nó lên. Anh không yêu cá, anh chỉ yêu bản thân mình thôi. Và bởi vì cá là món ngon với anh, nên anh vớt nó ra khỏi nước, và giết nó, nấu chính nó".


Rất nhiều thứ gọi là tình yêu hiện nay, đều là kiểu tình yêu như vậy.

- Abraham Twerski Ẩn bớt



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
"Một chàng trai đến gặp một vị giáo sư, để hỏi về tình yêu. Vị giáo sư không giảng ngay, mà hỏi: "Tại sao anh lại ăn cá?". Chàng trai trẻ trả lời: "Bởi vì tôi yêu cá". Giáo sư liền bảo: "Ồ, anh yêu cá, đó là lý do anh vớt nó ra khỏi nước, giết nó và nấu nó lên. Anh không yêu cá, anh chỉ yêu bản thân mình thôi. Và bởi vì cá là món ngon với anh, nên anh vớt nó ra khỏi nước, và giết nó, nấu chính nó".

ĐOẠN DIỆT TƯỞNG - PAHĀNASAÑÑA


Hành giả luôn nhớ rằng ta không thể tiếp tục sống với Tà Tư duy. Suy niệm như vậy được gọi là Đoạn Diệt Tưởng, pahānasañña. Không học cái này mình hoang mang không biết Đoạn diệt là cái gì. Đoạn diệt là luôn luôn tâm niệm ta không thể sống với Tà Tư duy, cái này quan trọng lắm.


Mình đang nằm trên giường nghĩ tới chuyện gì đó mình bực, mình nhớ liền: Đây là Sân Tư duy.
Mình tính ngồi dậy viết một tin nhắn mình chửi cho nó banh xác luôn nhưng mình thấy không được: Đây là Hại Tư duy. Mình mất ngủ một mình mình thôi chứ còn mình không thể làm cho nó mất ngủ, làm cho nó đau lòng.
Phát hiện ra mình đang có lòng thích thú trong cái gì, mình biết rõ: Đây là Dục Tư duy.
Khi mình nhận diện được nó thì nó không có cơ hội tiếp tục tồn tại cũng không có cơ hội đi xa hơn nữa. Khi mình phát hiện được nó thì, một là nó biến mất, hai là tối thiểu mình cũng giảm được sức mạnh của nó, để nó không đi xa hơn nữa trong ước muốn bậy bạ.
Như vậy Tưởng Đoạn diệt là hành giả luôn luôn tâm niệm rằng ta không thể sống với 3 cái Tà Tư duy.


ĐOẠN DIỆT TƯỞNG - PAHĀNASAÑÑA


Trích bài giảng KTC.7.25 Bảy Pháp Tưởng
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép
Sư Giác Nguyên giảng


Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

Tuệ Tâm Thiền Thư Quán, Củ Chi

Cứ đi tìm một điểm hẹn bình yên, rồi cười khóc cho bao lần trắc trở. 
Có lẽ tại tim mình chưa rộng mở, đắm đuối hờn ghen, bám víu nỗi buồn. 


Xin bỏ lại ngoài kia gió động, mưa tuôn. Đem "Hoa Tuệ cúng dường vô lượng Phật". 
Xin đánh thức chiêm bao, trở mình tỉnh giấc. Giữa "Vườn Tâm duyên kết vạn chúng sinh".

Tuệ Tâm Thiền Thư Quán, Củ Chi




Nguồn: Tuệ Tâm Thiền Thư Quán, Củ Chi


Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

HOW & WHAT

Con người hơn nhau ở cái gì?
Cái vấn đề nó như thế này. Anh coi nặng cái gì? Thí dụ như bây giờ cái nhà của cô đó nó bự hơn cái nhà của tôi mà tôi coi cái chuyện nhà bự đó không ra cái gì hết. Ở đây không nên nói con người hơn nhau cái gì mà phải nói mỗi con người khác nhau cái gì.

Theo tinh thần nhà Phật thì không có hơn kém, chỉ có khác với giống thôi.
Nếu mà nói hơn thì khó lắm. Cái này nói thiệt: Nếu mà mình không muốn giải thoát thì mình cần ma vương hơn là Đức Phật. Bởi mình theo Phật một thời gian mình giải thoát rồi mình đâu có luân hồi được. Cho nên nếu mình muốn luân hồi đời đời mình phải thờ ma vương. Mình thích đánh bài mà mình đi theo ông giáo sư đại học thì nó lộn chỗ rồi. Đánh bài phải kiếm mấy thằng xăm mình.

Nếu có câu hỏi: "Con người hơn nhau những gì?" Câu trả lời là trước hết mình phải coi mỗi người coi nặng cái gì.

Nếu mình coi nặng tiền bạc thì cái điểm hơn nhau là đồng tiền. Còn nếu mình coi nặng về đức hạnh thì mình xét về mặt đức hạnh. Mình qúy, mình coi nặng về trí tuệ thì mình mới xét về mặt trí tuệ. Vấn đề đời sống cõi này là sự chọn lựa. Và cái câu hỏi này nó ăn khớp với đề tài tôi đang giảng.
Đó là chúng ta sống ở thế giới này đó là chúng ta chìm sâu trong sáu trần: sắc, thinh, khí, vị, xúc, ý. Và tùy vào cái căn cơ của mỗi người mà ta chìm sâu trong cái nào và cái kiểu chìm sâu đó ra sao. Chìm sâu trong cái nào đó là 'What', chìm kiểu nào đó là 'How'.
Tu tập Tứ Niệm Xứ cũng chỉ quẩn quanh trong hai chữ đó thôi. Mình biết rõ cái activity của mình, đang đi biết đang đi, đang ngồi biết đang ngồi, là biết rõ cái 'How', tôi đang như thế nào. Còn 'what' là cái gì nó đang xảy ra trong tôi. Tôi đang đi, tôi đang ngồi, tôi đang hoạt động thế nào tôi biết rõ. Nhưng mà cái đó chưa đủ, cái đó mới bước đầu thôi. Cái đó chỉ có chữ 'How' thôi. Về sau này biết rõ thêm cái 'What'. Cái gì nó xảy ra trong lúc tôi đang thở ra thở vào, cái gì nó đang diễn ra, đang xảy ra khi tôi đang bước đi.


Biết rõ cái 'How', đó là Niệm. Biết rõ cái 'What', đó là Tuệ.

HOW & WHAT



Đang đi biết là đang đi, đang ngồi biết là đang ngồi, cái đó là Niệm. Còn biết rõ cái gì xảy ra trong lúc đang đi, đang ngồi thì đó là Tuệ. Chánh niệm là biết rõ mình đang thế nào, còn trí tuệ là biết rõ những gì đang xảy ra.

Sống trong thế giới này là chúng ta đang sống chung với sáu trần. Vấn đề là do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống mà ta quan tâm đến trần nào. Ở đây quý vị quan tâm đến trần nào hay cả sáu trần? Không những quan tâm mà chúng ta còn chìm sâu trong đó nữa.

Nói vậy thôi nhưng tôi tin chắc mức độ chìm sâu ở đây không có giống nhau. Có những người ở đây tôi nghĩ họ cũng coi nhẹ chuyện ăn mặc. Có những người ở đây họ coi chuyện nhà lớn nhà nhỏ không thành vấn đề. Có người ở đây coi chuyện xe lớn xe bé không thành vấn đề. Có người ở đây coi chuyện ăn gì cũng được. Mặc dù từng người ở đây đều sống trọn vẹn trong sáu trần. Nhưng cái điểm quan tâm của mỗi người ở đây tôi nghĩ khó mà giống nhau. Có người ở đây rất là nặng về tình cảm con cháu, vợ chồng. Cái đó chắc chắn rồi nhưng mà mình không biết người nào thôi. Có người ở đây rất là quan tâm đến sĩ diện mặt mũi. Có người ở đây quan tâm đến cảm xúc bản thân, miễn sướng là được, tự mình thấy thoải mái là được. Có người ở đây quan tâm đến đời sống tinh thần, làm sao mình tu tốt hơn, giữ giới tốt hơn, thiền định tốt hơn. Tôi nghĩ trước mặt tôi là đủ thành phần hết.

Đây là lý do vì đâu giáo pháp Đức Phật nói gọn chỉ có Tứ Đế thôi. Đức Phật nói rõ cái bản chất khổ đau của thế giới và con đường thoát khỏi đau khổ. Nhưng mà với nội dung của Tứ Đế, Ngài nói trong bốn mươi lăm năm thành ra mấy tủ kinh luôn. Vì sao? Vì cái đám người ngồi trước mặt Ngài mỗi người một kiểu, cách hướng dẫn khác nhau. Có người thì Ngài cho họ bú sữa bình, có người Ngài cho họ ăn baby food, có người họ cho họ chip snack, có người Ngài cho họ ăn cơm, có người Ngài cho họ ăn cháo, có người thì Ngài chích thuốc, có người Ngài cho họ uống thuốc bổ, thuốc viên, có người thì Ngài vô nước biển, có người Ngài phải chọt cái ống vô cổ họng để tiếp thức ăn. Trường hợp mà phải chọt cái ống vô cổ họng để tiếp thức ăn là loại người nào? Đó là những người tu chậm, trí yếu. Phải bắt họ như thế này như thế kia họ mới tu được. Họ cần một cái môi trường thích hợp, thực phẩm thích hợp, trú xứ thích hợp, thầy, bạn thích hợp, họ phải cần đủ hết thì mới tu được. Loại người đó là loại người mà phải tiếp "thức ăn" bằng đường ống. Còn có những người Ngài chỉ cho họ một viên thuốc là đủ rồi, một câu Pháp họ về họ tu là được rồi, rất đơn giản. Ngay cả thuốc Bắc cũng vậy nữa, có người phải uống thuốc tán, có người phải uống thuốc tể, người uống thuốc sắc, người uống thuốc ngâm, ... Cũng một bài thuốc nhức lưng đó thôi nhưng mà mỗi người do cái điều kiện, do cái cơ thể làm sao mình không biết nhưng đại khái là thầy cũng áp dụng một cách.

Tôi ôn lại một chút. Để mình có thể biết rõ cái kiếp này của mình nó ra sao tùy thuộc vào cái thái độ của mình kiếp trước đối với sáu trần. Thế giới này gồm có thiện, ác, buồn, vui. Thiện là gì? Thiện là sáu căn biết sáu trần bằng tâm lành. Ác là sáu căn biết sáu trần bằng tâm xấu. Buồn là gì? Đó là sáu căn biết sáu trần bất toại. Vui là sáu căn biết sáu trần như ý. Như vậy rõ ràng là đời sống này gồm thiện, ác, buồn, vui. Mà tôi định nghĩa là không ra ngoài sáu trần.

Mình tu Tứ Niệm Xứ là sao? Không có chuyện gì đặc biệt hết. Chỉ biết rõ một điều thôi là biết rõ hiện giờ sáu căn nó đang biết sáu trần bằng tâm gì. Dầu đó là sáu trần như ý hay bất toại. Nghe nó rất là khô nhưng nó là toàn bộ đời sống ngay tại đây, ngay thời điểm này. 'Right here' và 'Right now'. Toàn bộ đời sống mình nó chỉ có cái đó thôi. Tại sao mình khổ? Là mình không có biết cái sáu căn của mình nó đang biết sáu trần bằng cách nào.

Tại sao phải tu Tứ Niệm Xứ? Tu Tứ Niệm Xứ là chỉ làm có một việc thôi: Biết rõ sáu căn của mình nó đang biết rõ sáu trần bằng tâm gì, bất kể sáu trần đó là bất toại hay như ý. Đó là Tứ Niệm Xứ.

Trích bài giảng Thế Giới Đời Sống Muôn Loài

Kalama xin tri ân bạn hongha7711 ghi chép

Sư Giác Nguyên giảng 



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

THỦY THƯỢNG PHIÊU

Đức Phật nói rằng khi đối với các pháp, đối với năm trần cảnh hay đối với các dục, các sắc pháp mình phải nhìn ngắm nó từ ba khía cạnh: thấy được vị ngọt của nó, thấy được vị đắng của nó và thấy được con đường ra khỏi nó


Bản chất đời sống được nhìn ngắm tùy theo góc độ bi quan hay lạc quan của mỗi người và thường thì cái nhìn nào cũng là cực đoan. Một cái nhìn sáng suốt được đề nghị ở đây là cái nhìn như thực: chúng ra sao thì thấy như vậy.
Chỉ biết nhìn về cái đẹp sẽ dẫn đến hệ lụy.
Chỉ biết nhìn từ cái xấu sẽ dẫn đến bất mãn.
Ở đây Đức Phật dạy vị tỳ kheo phải nhìn thấy rõ cả hai bề mặt phải trái để khả năng suy tư từ đó trở nên trung thực hơn. Cái gọi là các vấn đề ở đây gồm các dục, sắc pháp và cảm thọ. Cái gì cũng có vị ngọt (asada) của nó, có cả vị đắng (adinava :bề trái), và con đường xuất ly khỏi nó.

THỦY THƯỢNG PHIÊU



Notes: Một người mà không từng nếm qua mùi đời, chưa từng biết qua vị ngọt của cuộc đời khi gặp nó dễ bị đánh gục. Mà người chưa từng nếm qua cái đắng cuộc đời thì họ gặp vị ngọt họ ôm cứng ngắc. Đức Phật ngài dạy vị tỳ kheo đối với tất cả các pháp không riêng về cái gì mình phải có khả năng nhìn ngắm ở ba khía cạnh: biết thế nào là vị ngọt của nó, thế nào là vị đắng của nó và biết rõ con đường nào để xuất ly khỏi nó.

Nguồn: trích bài giảng của sư Toại Khanh

KHỔ UẨN-TRUNG BỘ KINH- BÀI KINH 13. KINH ĐẠI KHỔ UẨN (Mahàdukkhakkhanda sutta)
https://thuvienhoasen.org/.../13-dai-kinh-kho-uan...

Nguồn ảnh: https://zhuanlan.zhihu.com/p/60477324 



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

CÁI VUI VÀ CÁI BUỒN

Tôi buồn không phải vì tôi nghèo. Mà tôi buồn vì nhà hàng xóm nó giàu.
Chị ấy buồn không phải vì chị ấy xấu. Mà chị ấy buồn vì đứa bên cạnh nó xinh.

Khiếp như vậy đó.

Nguồn ảnh : Lý Kiện Nhân trong phim Châu Tinh Trì.

CÁI VUI VÀ CÁI BUỒN




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

SAU THỌ THÌ ĐỪNG NÊN LÀ ÁI

Công việc của tham ái chính là tìm thấy hỉ lạc ở bất cứ chỗ nào nó đi đến.


Vì thế Đức Phật mô tả tham ái là một khuynh hướng thích thú say mê trong bất kỳ cảnh trần và bất kỳ chỗ nào nó hiện hữu.
Con chó thích thú với đời sống của chó.
Con heo thích thú với đời sống của heo
Con dòi thích thú với đời sống của dòi.

Yêu thích thì nắm giữ, Nắm giữ thì sẽ có, Có thì sẽ phải mất.
Cầm lên để hạnh phúc. Nhưng đặt xuống mới là dứt khổ.

SAU THỌ THÌ ĐỪNG NÊN LÀ ÁI


Nguồn ảnh: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10224917662916207&id=1454447607


Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

8.1.22

GÁNH NẶNG NĂM UẨN

Ngoài phục vụ làm đầy tớ cho người khác thì chúng ta cũng phải phục vụ cho tấm thân ngũ uẩn này.



Nó bắt đi ta đi, nó nằm ta nằm. Nó bắt ta kiếm đồ ăn ta phải đi kiếm. Có lẽ khi làm đầy tớ. Chúng ta đã hoàn tất nhiệm vụ của chúng ta một cách trung thành và chính đáng.
Mặc dù làm những công việc này rất mệt mỏi nhưng chúng ta đã không tạo ác nghiệp vì thế việc phục vụ ấy có thể là đúng. Nhưng nếu trong quá trình phục vụ cho cái thân ngũ uẩn của chúng ta. Ta phải làm điều ác như kiếm sống bằng phương tiện bất lương và làm những điều bất thiện pháp. Thì đó thực sự là điều không khôn ngoan.
...



Trích giảng giải kinh gánh nặng
Thiền sư Mahasi Sayadaw

Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
GÁNH NẶNG NĂM UẨN

6.1.22

THÍCH ĐÁNH BÀI THÌ PHẢI KIẾM MẤY THẰNG XĂM MÌNH

ĐỜI CÓ TÊN TỤI MÌNH


1. Ở Trung Quốc, 5 tỉnh có kinh tế mạnh nhất: Quảng Đông, Giang Tô, Sơn Đông, Phúc Kiến, Triết Giang đều có đặc điểm chung là ven biển. Tương tự là Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore. Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện cần để giao thương. Việc nằm sâu trong lục địa như Lào, Mông Cổ...luôn gặp những bất lợi vì ngoại thương phần lớn thông qua các cảng biển. Tuy nhiên, những nước có biển như Philippines, Indonesia, Papua New Guinea, Srilanka...thì nền kinh tế và ngoại thương không khá mấy. GDP của cả đất nước Phillipines chỉ bằng 1/4 tỉnh Quảng Đông dù dân số ở mức tương đương (trên 100 triệu). Nền ngoại thương nói riêng và kinh tế nói chung của các nước này lại chủ yếu cũng nằm trong tay các doanh nhân Hoa Kiều, cũng nguồn gốc Quảng Đông, Phúc Kiến...Như vậy, điều kiện đủ và cốt lõi để kinh tế phát triển chính là con người, mà ở đây văn hoá đóng vai trò quyết định. Sống chung với người có óc làm ăn, óc làm chủ, ưa mạo hiểm, dám chịu rủi ro, lo cho người khác...thì mình sẽ bị "lây nhiễm", rồi giàu có phồn vinh lúc nào hẻm hay, tiền của bỗng dưng ập đến trở tay không kịp.
Còn nếu ai xui xẻo mà phải sống chung hoặc kết bạn với người ham bằng cấp, ham ổn định, nghĩ hẹp, chắc ăn, thích xin việc, phụ thuộc người khác...thì mình cũng sẽ bị tư duy như thế.

Người ta thống kê 100 doanh nhân lớn nhất của châu Á và rút ra những tính cách chung. Đầu tiên là có gene "con nhà nòi". Ông tổ có cửa hiệu ở Quảng Châu thì sau này con cháu dù có dong thuyền phiêu bạt sang Manila, dù hai bàn tay trắng cũng sẽ gây dựng lại được cơ nghiệp.
Số người không có tố chất để làm chủ, thì phải tự nhận thức và thay đổi. Nói dễ thì không dễ, mà khó cũng không khó. Vì nó liên quan đến một chữ duy nhất: DÁM.

THÍCH ĐÁNH BÀI THÌ PHẢI KIẾM MẤY THẰNG XĂM MÌNH



2. Con đường tơ lụa từ Đông sang Tây, bắt nguồn từ Hàng Châu quê lụa, lên Tây An rồi qua các nước Trung Á, Ả Rập, sang châu Âu là do các thương nhân ngày xưa tạo ra. Con đường này dài hàng ngàn dặm, qua núi cao, qua sa mạc, qua sông sâu, qua nhiều quốc gia với văn hoá, tôn giáo. Người bỏ mạng lại trên đường thiên lý cũng nhiều. Nhưng nó làm giàu cho những người DÁM đi trên con đường ấy.
Về mặt địa lý, nước Úc nằm gần châu Á, cạnh sát Indonesia và hai nền văn hoá lớn Trung Quốc, Ấn Độ. Nhưng lại được các nhà thám hiểm người Hà Lan, Anh, Bồ,...cách đó xa xôi vạn dặm tìm ra, vẽ bản đồ, xác lập chủ quyền, xây dựng thành vùng đất trù phú. Bây giờ người Trung, người Ấn mua qua phải xếp hàng phỏng vấn xin visa, còn người Indonesia thì lâu lâu lại vượt biên sang và bỏ mạng trên những con sóng dữ. Sinh viên Ấn, Trung ở Úc, tới năm cuối là dáo dác làm hôn nhân giả để ở lại. Họ luôn tiếc nuối, giá như ngày xưa cha ông họ DÁM...bước sang (Cũng có nhiều người châu Á sang Úc trước người Âu nhưng chủ yếu là người đánh cá, hẻm phải tinh hoa, nên thấy vậy thôi chứ không biết phải làm gì tiếp theo. Giống như Đà Lạt, không phải bác sĩ Yersin là người đặt chân đến đầu tiên. Nhưng ông là tinh hoa, nhận thấy đây là vùng đất đặc biệt, mới thành lập thành phố, còn trước đó, bao nhiêu người Việt tới và nói giữa mấy dãy núi trên kia có một cao nguyên toàn thông, lạnh ngắt, teo hết, đến khi người ta xây xong thành phố thì mới lục tục kéo lên. Nên "tinh hoa" nó khác "đại trà" ở chỗ, họ sẽ tạo "không" thành "có", hoang vu thành trù phú, nghèo khó thành phồn vinh).
Người phương Tây ngày xưa với cánh buồm thô sơ, với chiếc la bàn cũng thô sơ…đi dọc ngang trên quả đất, tìm vùng đất này, đất kia, mua bán cái này cái kia với mọi dân tộc, dù rất nhiều con tàu đã một đi không trở lại do bão tố trên biển lúc đó không thể dự đoán được. Ngoại ngữ thời đó vừa làm vừa ghi chép lại, nhưng người ta vẫn giao thương được. Hội An ghi dấu đội thương thuyền người Hoa, người Anh, người Hà Lan, người Pháp, người Nhật, người Ấn Độ, người Ả Rập...nhưng lịch sử thế giới không ghi nhận bất kỳ đội thương thuyền người Việt nào ghé cảng Osaka, Singapore. Người Việt với văn hoá lúa nước, múa hát ngâm thơ hò đối đáp trong làng trong xã, ao cá và bờ tre, thửa ruộng nhỏ mỗi hộ vài sào...nên tư duy chật chội, truyền đời này sang đời khác, phố hay làng đều chật.


3. Thích phán xét người khác và sợ bị phán xét, nên nhìn chung người châu Á ứng xử theo đám đông, duy tính duy tình, không thích duy lý, không thích sự rõ ràng. Các thế hệ người châu Á không dám đi đâu xa, cứ quẩn quanh trong làng, ngâm thơ múa hát, và đã trả giá khi tất cả đều thành thuộc địa hay bị ảnh hưởng bởi phương Tây trong thế kỷ 18-19, trừ Nhật và Thái. Suy nghĩ bùng nhùng, văn hoá gia tộc của người châu Á chính là cản trở lớn nhất của châu lục này phát triển trong các thế kỷ. Nhận ra vấn đề này, Fukuzawa, một trí thức Nhật bản dưới thời Minh Trị đã tìm ra thuyết “Thoát Á Luận” tức lý luận thoát ra tư duy châu Á, cụ thể là từ bỏ lối nho học khiến tư duy rập khuôn, sáo mòn. Họ cũng xem nho giáo chỉ là lịch sử chứ không còn là quốc đạo. Nho giáo với các ràng buộc con người chằng chịt khiến từ lúc sinh ra đến mất đi, một cá thể độc lập không dám sống cho bản thân mình, các chữ nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, hiếu, trung...được khai thác theo hướng phục vụ cho việc mở rộng lãnh thổ của các hoàng đế. Các hoàng đế này đặt hàng cho các triết gia viết ra, gọi là sách "thánh hiền", được xã hội mặc định là đúng đắn, là truyền thống gìn giữ cho bằng được. Ông Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Trang Tử gì đó cũng chỉ là một cá nhân, sống trong một thời đại với nền nông nghiệp lua hâu (lua hâu là lạc hậu, tới đoạn này tự nhiên chêm tiếng Hoa, mệt ông Tony quá à), thời con trâu và cái cày...thì quan niệm của họ chỉ nên tham khảo, chắc gì đã đúng ở thời của họ huống hồ gì đến cả ngàn năm sau. Từ đó, người Nhật thoát Á nhẹ nhàng. Người Hàn hay Trung, sau này dù không bỏ âm lịch tuy nhiên xã hội từ từ lãng quên. Người Hàn chỉ xem 3 ngày đầu năm âm lịch là 3 ngày nghỉ, còn người Hoa, với giới chủ và nhà giàu, họ xem tết âm lịch (người Phương Tây gọi là Chinese new year) là dịp để đi du lịch nước ngoài. Kinh tế càng gắn chặt với kinh tế thế giới, áp lực làm việc của mỗi cá nhân....sẽ khiến lịch âm tự động sẽ biến mất khỏi bộ nhớ của giới trẻ. Âm lịch, tức nông lịch, lịch theo chu kỳ mặt trăng quay quanh quả đất, mùng 1 là trời tối nhất, rằm là trăng sáng nhất, sức hút mặt trăng sẽ tạo ra nước thuỷ triều lớn ròng cho việc trồng trọt. Âm lịch chỉ phù hợp với nền nông nghiệp cổ xưa lạc hậu, phụ thuộc hoàn toàn vô thiên nhiên, từ đó mà văn hoá cúng kiếng, cầu xin mới ra đời. Làm nông toàn là "trông trời trông đất trong mây, trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm", lập đàn cầu mưa cầu nắng. Âm lịch không chuẩn nên vài năm là bù vô cả tháng, gọi là tháng nhuận.
Còn dương lịch, tính theo chu kỳ trái đất quay quanh mặt trời, chính xác hơn, chỉ 4 năm sai số 1 ngày, bù vào tháng 2 (29/2). Dương lịch là cơ sở của mọi thành tựu khoa học kỹ thuật của người phương Tây. Muốn trời mưa thì cho máy bay rải i ốt bạc lên mây chứ thắp hương lạy xin ông Long Vương ắt xì chi cho mệt.


4. Thế kỷ 19. Khi văn minh Phương Tây tràn đến không có gì có thể chống lại được vì họ hơn châu Á về mọi mặt, người Nhật nhận ra cái duy nhất người Phương Tây cần là lợi ích kinh tế, nên họ mở cửa cho vào. Người Thái cũng bắt chước người Nhật. Hai vị vua trạc tuổi nhau lúc đó là Minh Trị Thiên Hoàng của Nhật, Chulalongkorn của Thái Lan đã giữ vững được độc lập, ở châu Á, duy chỉ 2 quốc gia này hem là thuộc địa của ai. Lúc đó vua Tự Đức (cùng thời với anh Minh Trị và anh Chula dù lớn tuổi hơn một tí), khi nghe Pháp tấn công Đà Nẵng năm 1858, cứ hỏi "bây chừ thì ta phải làm răng". Các nước anh cả trong vùng từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,...cũng không thoát khỏi ách thuộc địa vì cứ "làm răng". Dầu sôi lửa bỏng mà còn đòi đi... nha sĩ.


5. Ngày xưa khó khăn như thế, người ta còn Dám đi, dám làm để phồn vinh giàu có. Giờ đây, có một số bạn trẻ, ngay cả leo lên máy bay cũng không dám. Internet, ngoại ngữ, định vị vệ tinh...khiến mọi thứ thuận lợi dễ dàng, vậy mà không dám bước ra thế giới bên ngoài, dù để đi du lịch. Muốn học gì, khởi nghiệp làm gì, hay đi đâu,...cũng phải xin ý kiến cha mẹ/gia tộc dù đã hơn 18 tuổi. Chưa ông tỷ phú hay giám đốc nào xin phép cha mẹ cho con đi tỉnh xa làm ăn, bà mẹ nói không được, cái nói dạ. Rồi ngồi khóc. Tụt mood chán nản buồn rầu. Đông Tây kim cổ chưa hề có thể loại người tinh hoa hay tài năng nào như thế.
Độc lập tư duy, thoát khỏi suy nghĩ đám đông thì mới có tự do cá nhân. DÁM là tố chất đầu tiên của những người muốn làm chủ cuộc đời.
Nếu các bạn trẻ xin chữ đầu năm, thì Tony cho các bạn chữ Dám treo lên tường FB của mình. Nếu làm kinh tế, dám đi đến những nơi xa xôi khai phá, dám tự mình trả lương cho mình, tiến tới trả lương cho người khác, đàn ông con trai lại càng phải chịu gian khó, dám đi xa thành phố, rời xa dĩa xoài xanh muối ớt máy lạnh văn phòng để tạo cơ nghiệp.


6. Làm ngành nghề gì cũng phải có thành tựu. Để đời có tên tụi mình.


Nguồn: Tony Buổi Sáng
#vietnambusinessinsider



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian