Search

8.11.20

CHÁNH NGỮ LÀ GÌ

CHÁNH NGỮ LÀ GÌ

Đủ 4 yếu tố:
Nói đúng thời điểm
Nói sự thật
Nói có ích lợi cho người nghe
Nói với tâm từ. 




CHÁNH NGỮ LÀ GÌ

CHÁNH NGỮ LÀ GÌ


CHUYỆN VỀ NHỮNG NHÃN HIỆU

CHUYỆN VỀ NHỮNG NHÃN HIỆU

Không có gì đau cho bằng sanh ra trên tay không có xiềng, dưới chân không có xích mà lớn lên đi vào đời bị tôn giáo, văn hóa, chính trị nó xiềng mình.
Chính trị nó quất cho mình một cặp xiềng ở chân, rồi tôn giáo nó chụp cái vòng kim cô trên đầu của mình, rồi văn hóa xã hội nó chơi cho mình 2 cái còng trên tay. 

Các vị tưởng tượng nếu mình là mẹ mình sanh con ra mình hiểu được cái đó mình có đau không? Mình sanh nó ra, nó té nó trầy mình thương đứt ruột, mà bây giờ lớn lên tự nó đưa đầu cho cái đám thầy chùa tu sĩ chụp cái vòng kim cô lên, bị những quan điểm chính trị nó xiềng cái chân, rồi bị quan điểm xã hội văn hóa chơi thêm cái còng nữa thì coi như một đứa tật nguyền toàn tập chỉ vì 4 chữ "tâm thức nô lệ" mà thôi.

CHUYỆN VỀ NHỮNG NHÃN HIỆU

CHUYỆN VỀ NHỮNG NHÃN HIỆU



Toại Khanh

ĐIÊN ĐẢO TƯỞNG LÀ GÌ ?

ĐIÊN ĐẢO #TƯỞNG LÀ GÌ ? #vijñāna #saṃjñā

Ðiệu Bi có một quyển kinh nhật tụng rất quý. Một hôm tụng xong Ðiệu đi ngủ ngay quên cất quyển kinh đi.
Một chú chuột chạy qua thấy quyển kinh mừng rỡ:
- Má bầy trẻ mà được món này lót tổ thì còn gì bằng.
Thế là chú chuột na quyển kinh về một chiếc hang ở dưới gầm tủ. Bà chuột định xé quyển kinh ra lót tã cho sắp nhỏ thì bỗng nghe tiếng “meo meo” của ông mèo. Bà chuột liền lẩn mất.
Mèo đi đến gặp quyển kinh liền leo lên nằm khoanh đánh một giấc ngon lành. Ngủ xong, mèo vươn vai, xoa bụng nói: chiếc chiếu này êm quá, mình ngủ một giấc ngon chi lạ! Và mèo bỏ đi.
Con lu lu đang đi chơi thơ thẩn, bỗng thấy quyển kinh bèn tha tuốt ra vườn, nghĩ bụng: “Mình đem cái này ra kiếm con Nô, hai đứa chơi trò ném banh mới được.”
Chơi chán, Nô và Lu bỏ quyển kinh giữa đường. Cu Bình đi học về bắt được reo: “A! Mình có giấy dán diều và xếp ghe chơi rồi.”
Thế là quyển kinh được dán thành con diều bay lên trời, xếp thành ghe trôi bềnh bồng trong mương nước.
Một phần còn lại, được lũ mối xé nhỏ ra, khênh về tổ, nấu nướng và ăn tiệc mừng sinh nhật của mối chúa.


ĐIÊN ĐẢO #TƯỞNG LÀ GÌ ? #vijñāna #saṃjñā

BỐN HẠNG NGƯỜI PHẢI XEM KHÔNG PHẢI BẠN, DẦU TỰ CHO LÀ BẠN



Em thân mến!
Chỉ có quyển sách thôi mà Ðiệu Bi gọi là kinh nhật tụng, chú chuột cho là đồ lót ổ, con mèo dùng như một chiếc chiếu, chó Lu đem làm đồ chơi, cu Bình dán thành con diều và lũ mối thấy đó là món ăn khoái khẩu. Tại sao thế?
Ðức Phật dạy rằng, tùy theo từng biệt nghiệp của chúng sanh mà mỗi kẻ có một lối nhìn kiến chấp, quan niệm về vạn hữu hoàn toàn khác nhau. Và điều rắc rối nhất ai ai cũng cho rằng quan điểm và cách sử dụng của mình là hay nhất, thông minh nhất, hợp lý nhất v.v…
Và đó cũng chính là điều điên đảo nhất của chúng ta. Có phải thế không?

Trích: Hư Hư Lục
Nguồn ảnh: https://pxhere.com

HẠNH PHÚC LÀ GÌ HẢ MẸ ?

HẠNH PHÚC LÀ GÌ HẢ MẸ ? 

Anh và em cãi nhau.
- Anh nói: Tốt nhất chúng ta chia tay đi
- Em tiếp lời: Nếu điều đó làm anh vui..
Anh ra điều kiện: Chúng ta mỗi người bước đi 100 bước về 2 hướng khác nhau, nếu hết 100 bước mà cả hai quay đầu lại thì coi như không có chuyện gì. Còn không thì về sau này nếu có gặp lại nhau chúng ta vẫn coi nhau là bạn em nhé.
Anh kìm lòng bước qua 99 bước, đến bước cuối cùng thì quay đầu lại,...sững sờ khi thấy người vợ không đi về hướng ngược lại mà đi theo ngay sau lưng mình.
 HẠNH PHÚC LÀ GÌ HẢ MẸ ? 

- Người vợ điềm tĩnh nói: Chỉ cần anh quay lại, em sẽ luôn ở phía sau anh.


Anh nghẹn ngào nấc không thành tiếng, ôm choàng vợ vào lòng rưng rưng, còn người vợ từ từ lẳng viên gạch giấu trong người xuống bụi cây, nghĩ thầm trong bụng:
Chỉ cần mày bước thêm 1 bước nữa, viên gạch của bà sẽ cho nát cmn đầu mày luôn...




NA CA SO, NA CA ANNO

NA CA SO, NA CA ANNO

Vì không có bản thể trường cửu bất biến nên không có gì đi từ một lúc này đến lúc kế tiếp. Bởi thế, hiển nhiên không có cái gì trường cửu hay bất biến có thể đi hay luân hồi từ đời này đến một đời sau. 

Ðấy là một chuỗi tiếp tục không gián đoạn, nhưng biến đổi từng giây phút. Chuỗi ấy thật ra không là gì ngoài ra sự chuyển dịch. Nó giống như một ngọn lửa cháy thâu đêm: không phải cùng là một ngọn lửa, cũng không phải khác. 
NA CA SO, NA CA ANNO


Một đứa trẻ lớn lên thành một ông già sáu mươi: dĩ nhiên ông già lục tuần không phải là một với đứa trẻ sáu mươi năm về trước, nhưng cũng không phải khác. Cũng thế, một người chết ở đây và tái sinh ở một nơi khác không phải cùng là một người ấy, cũng không phải khác (na ca so na ca anno). Ðấy là sự tiếp tục của cùng một chuỗi.

- Đức phật đã dạy những gì hòa thượng Walpola Rahula ni sư.Trí Hải dịch (1998)