Search

1.9.23

HỶ PITI

HỶ PITI

HỶ PITI


...
Trong trường hợp tâm dục giới (Kamavacara citta) (các tâm thuộc lãnh vực giác quan), hỷ xuất hiện với các tâm thường có câu hành hỷ (Somanassa) tức là cảm giác sảng khoái đi kèm. Như vậy, bất kỳ lúc nào có câu hành hỷ hay cảm giác sảng khoái thì cũng có hỷ xuất hiện. 
Hỷ không phải là thọ hỷ, trạng thái và phận sự của hỷ hoàn toàn khác nhau. Hỷ không phải là thọ, tức thọ uẩn nhưng là hành uẩn, ngũ uẩn bao gồm tất cả các sở hữu ngoài trừ thọ và tưởng.
Tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga IV, 100) giải thích: trong giai đoạn hành thiền bước một sự khác biệt giữa thọ lạc tức là lạc (Sukha) được dịch sang tiếng Anh là “bliss” có nghĩa là niềm hạnh phúc vô tận, còn  hỷ được dịch sang tiếng Anh chỉ đơn giản là “Happiness” mà thôi (nghĩa  là hạnh phúc) cả hai đều là các chi thiền. Chúng ta đọc thấy như sau:
Và bất cứ khi nào cả hai điều trên tương ứng với nhau thì hỷ chính là sự hài lòng khi chiếm đoạt được đối tượng hằng mong ước và lạc chính là cảm nhận thực sự đối tượng khi ta đã chiếm được. Khi đã có hỷ dứt khoát cũng sẽ có lạc; nhưng khi đã có lạc thì không nhất thiết đã có hỷ [69]. 
Hỷ bao gồm trong hành uẩn (Saíkhàrakkhandha), lạc bao gồm trong thọ uẩn (Vedanakkhandha). Nếu một người bị kiệt sức trong sa mạc nhìn thấy hoặc nói đến “cây cầu” ở cuối cánh rừng, người này sẽ có hỷ; nếu người đó bước đi vào trong bóng mát rừng rậm và được tận dụng luồng nước mát mẻ, hắn sẽ có được lạc.
Trong trường hợp tâm dục giới: hỷ xuất hiện với các tâm  đi kèm thọ hỷ. Bất kể khi nào ta quan tâm đến đối tượng và thích thú điều đó, chắc chắn chúng ta sẽ có thọ hỷ; trong những trường hợp như vậy không thể có thọ xả hay thọ ưu.
Trong trường hợp tâm bất thiện: hỷ xuất hiện với những tâm tham căn đi kèm với thọ hỷ[70], khi thọ hỷ đi kèm với tâm tham căn nó trở nên mãnh liệt hơn khi đi kèm với thọ xả. 
Hỷ không thể xuất hiện với tâm sân. Khi tâm sân xuất hiện, thì tâm không thích cảnh và rồi hỷ không thể xuất hiện cùng một lúc với tâm sân được. 
Hỷ không thể xuất hiện với tâm si; khi tâm si xuất hiện thì không thể hỷ được.
Trường hợp tâm vô nhân (Ahetuka citta)[71]: Chỉ có hai loại đi kèm với thọ hỷ xuất hiện với hỷ mà thôi. Một loại là tâm quan sát (Santirana-citta), tức là dị thục hay quả thiện xuất hiện và điều nghiên một cảnh[72] và tiếu sanh tâm (Hasituppada-citta), tức là tâm tạo ra nụ cười của vị A-la-hán.[73]
Đối với tâm dục giới tịnh hảo: chỉ có những loại đi kèm với thọ hỷ xuất hiện với hỷ mà thôi.
Hỷ lại còn có một khía cạnh khác: Nó có thể biến thành một Thất giác chi (Bojjhangas enlightenment factor). Như chúng ta đã thấy, các Thất giác chi khác gồm có: Chánh niệm, trạch pháp, tinh tấn, khinh an, định và xả[74].
Hỷ lại có nhiều cường độ khác nhau. Theo Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga IV, 94) và Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì  I Ph IV, ch.I. 115-116) giải thích: có năm loại hỷ. Chúng ta đọc thấy trong Thanh Tịnh Đạo như sau: Tiểu đản hỷ, sát-na hỷ, hải triều hỷ, khinh thăng hỷ, và sung mãn hỷ.
...

Nguồn: TÂM SỞ  (Cetasikas) Môn Tâm lý và Triết học Phật giáo
Nguyên tác: Cetasikas Tác giả: Nina Van Gorkom Dịch giả: Tỳ kheo Thiện Minh
https://www.budsas.org/uni/u-vdp-sht/chuong-11.htm
ghi chú: 133

Có liên quan:


Tuyển tập Toại Khanh- Sư Giác Nguyên.
LÃNG MINH:Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh.
Đò ơi Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh.
CÀNH VÀ NHÁNH.
Sư Giác Nguyên.
THỦY THƯỢNG PHIÊU.
VỤN VỠ.
TÂM XẢ TATRAMAJJHATTATĀ.
kinh Bàhiya.
KINH ĐẠI DUYÊN.
LỤC ĐẠI CHÂN KINH TỲ KHEO GIÁC NGUYÊN.
Từ Bi Hỷ Xả là gì.
CHUYỆN CON RÙA MÙ VÀ BÀI TOÁN XÁC SUẤT.
GÁNH NẶNG CỦA TƯỞNG UẨN.
BỐN TIÊU CHÍ NÓI CỦA CHƯ PHẬT.
NHƯ LAI KHÔNG TRANH LUẬN VỚI ĐỜI, CHỈ CÓ ĐỜI ....
ĐIỂM TỰA PHÙ DU.
KINH NGƯỜI VỤNG THUYẾT.
ĐOẠN NÀO BUỒN TA BỎ BỚT CHO VUI.
Ganh tị và bỏn xẻn.
PHẬT NIẾT BÀN. .
VI DIỆU PHÁP NHẬP MÔN.



Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều