Search

12.11.22

[AMA] Chia sẻ về Đạo Phật

[AMA] Chia sẻ về Đạo Phật Em nghiên cứu Đạo Phật cũng lâu, bắt đầu từ 26, cũng bắt đầu từ đọc sách, sau đó thì đi đến các chùa hỏi các Sư, sau đó thì đi ra nước ngoài tìm Thầy, nghe nói ở đâu có Thầy giỏi, vị Sư chân tu, giới hạnh, thì em tìm đến, nên kiến thức em thu được cũng có thể tạm gọi là có thể chia sẻ ở mức cơ bản với các bạn. 

AMA Chia sẻ về Đạo Phật của @daohoadaochu
AMA Chia sẻ về Đạo Phật của @daohoadaochu




Nay có nhiều bạn thành viên yêu cầu em viết AMA, lần đầu làm việc này, nên không tránh khỏi bỡ ngỡ. 

Sợ quá sức của em. Nên em biết gì viết nấy, tất cả chỉ là quan điểm cả nhân để các bác tham khảo. Em không dám đại diện cho ai hay tông phái nào. Vâng các bác hỏi đi ạ, em biết gì thì xin nói đấy, quá tầm hiểu biết của em thì em im lặng, hoặc đưa tài liệu cho các bác nghiên cứu thêm :) vietnamnet_ictvietnamnet_ict Xin được mở hàng:
Vừa rồi thấy bạn có nói là theo con đường học giả, tức là chỉ xem Đạo Phật như một đối tượng nghiên cứu chứ ko tu tập phải ko? Nếu đúng vậy thì tại sao với nhiều hiểu biết về Đạo Phật cũng như lợi ích của nó nhưng bạn lại ko đi theo con đường tu tập? tieuphutieuphu 


@vietnamnet_ict :
Bác mở hàng là hợp lý daohoadaochu 


@vietnamnet_ict :
Thực ra mình đã từng đi con đường tu tập, mình đang hệ thống lại kiến thức để tránh tu tập mà không biết nên tu thế nào, có kiến thức vững chắc giúp mình bớt mất thời gian loay hoay hơn, đỡ mất công dò đường nhiều hơn. Ngày xưa mình tu tập theo kiểu cứ Thầy bảo gì làm nấy, nhưng giờ mình hệ thống lại và có tư duy lại nhiều hơn. Để sau này đi tiếp thì có niềm tin hơn vào con đường mình chọn. Cảm ơn bạn hỏi rất hay! knight13knight13 Cho mình hỏi :
bạn đang làm nghề gì ? daohoadaochu 


@knight13 :
Mình làm về Công nghệ thông tin, trước từng dạy ở một trường đại học. Giờ đang làm kinh doanh tự do honglamsghonglamsg 


@daohoadaochu giống mình vụ làm IT với dạy ĐH. hoangdang223hoangdang223 


@honglamsg Hình như những ai học và làm về IT đều hứng thú với Phật Giáo thì phải ^^ em cũng học và làm về IT KISS6789KISS6789 Chào bác,rất vui khi được chia sẻ về vấn đề Phật Pháp với bác. À bác cho em hỏi Phật Giáo chia làm ba tông lớn gồm:
Thiền Tông, Mật Tông và Tịnh Độ Tông vậy bác đang tu học hay nghiêng về tông nào trong ba tông đó, bác có thể cho em biết được không ạ? daohoadaochu 


@kiss6789 :
Cả ba tông phái này em đều nghiên cứu kỹ, em bắt đầu theo Đạo Phật bằng Thiền Tông, sau đó có nghiên cứu cả Mật Tông và Tịnh Độ Tông. Sau em nhận ra nguyên lý chung của ba tông phái ấy. Giờ em bắt đầu lại từ đầu bằng nghiên cứu Kinh sách Pali, Nguyên Thủy. Để nắm được lời dạy gốc không thông qua các tông phái nữa ạ. KISS6789KISS6789 


@daohoadaochu Vâng, em cũng tìm hiểu về các tông phái và về sau thấy căn cơ của mình hợp và có niềm tin nhất là nghiêng về Tịnh Độ Tông tức niệm danh hiệu Phật A Di Đà cầu sanh Tịnh Độ. À bác nói cho em về nguyên lý chung của 3 tông phái đó xem có cùng chung quan điểm không? daohoadaochu 


@kiss6789 :
Các tông phái chia ra vì họ dùng các phương tiện khác nhau. Nguyên lý chung là làm cho cái tâm lăng xăng của mình nó bớt suy nghĩ, bớt nghĩ viển vông. Xưa vua Trần Thái Tông có thơ nói về cái tâm mình như sau:
Nghĩ vơ nghĩ vẩn Không lúc nào dừng Mắc mưu tình trần Kẹt tâm chấp tướng Như tằm kéo kén Càng buộc càng bền Như bướm leo đèn Càng thiêu càng đốt Cái tâm ý mình nó như vậy đấy, lúc nào nó cũng bị cưỡng bức phải suy nghĩ, do vậy, các tông phái tìm các phương tiện để cho cái tâm kia có việc để làm. Thiền Tông:
Quan sát hơi thở ra vào để tâm gắn trên hơi thở, hoặc dùng Thiền Công Án đưa ra các khái niệm khó hiểu:
Như Tôi Là Ai? Người tu cứ lặp đi lặp lại câu hỏi Tôi là ai suốt cả ngày lẫn đêm, đến khi tâm gắn chặt lên câu niệm thì tâm định, hoặc cứ suốt ngày hỏi:
Tiếng vỗ của một bàn tay là gì? Cũng làm cho tâm có định, mục đích là làm cái tâm hay suy nghĩ này nghĩ không ra vấn đề, thì nó được yên ổn. Tịnh Độ Tông:
Dùng câu niệm Phật để gắn chặt tâm mình trên đó, niệm liên tục và miên mật, tâm khi gắn chặt trên đề mục là niệm Phật thì sau một thời gian ngắn tâm có bình an và an ổn, tĩnh lặng. Mật Tông với các phương thức niệm thần chú, quán đảnh hình tướng vị Bồ Tát, vị Phật nào đó cũng có tác dụng tương tự, là làm tâm an ổn. Tông phái thì nhiều, nhưng mục đích chung là làm cái tâm hay suy nghĩ của mình nó có việc để làm, sau khi nó làm đi làm lại một việc duy nhất thì tâm ấy người ta gọi là tâm Định, tâm đứng yên, nhất tâm. Nhờ tâm đứng yên, bình an, tĩnh lặng mà trí tuệ phát sinh. Đó là nguyên lý chung của các tông phái. Người ta hay tranh luận với nhau giữa các tông phái là hay tranh luận đúng sai về các phương tiện. Hiểu được nguyên lý và con đường rồi thì biết sẽ có rất nhiều việc phải làm nữa chứ không đơn thuần như vậy. honglamsghonglamsg 


@kiss6789 mem linkhay mà chọn tịnh độ thì nản cho bạn quá. KISS6789KISS6789 


@honglamsg Vâng,Thường người ta cho Tịnh Độ là pháp môn dành cho ông già, bà lão rồi coi rẻ Tịnh Độ nhưng Pháp Pháp là bình đẳng không có cao, hạ. Khi bạn thông đạt được một Pháp thì bạn sẽ thông đạt tất cả Pháp. Rất nhiều thiền sư nổi tiếng đã có chứng đắc về Thiền cũng quay về Tịnh Độ rồi chưa kể đến các tổ như Ngài Long Thọ , Ngài Văn Thù cùng Phổ Hiền cùng rất nhiều vị Bồ Tát khác cũng khuyến tấn hành giả nên niệm danh hiệu Phật A Di Đà cầu sanh về cõi An Dưỡng. Trí tuệ của ta đã bằng ngài Văn Thù?, Nguyện Lực của ta sao sánh với ngài Phổ Hiền? Các ngài đều là bậc đại trí đại huệ khuyên tấn chúng ta mà còn không tin rồi bài bác thì có thấy sự vô minh, vô trí của chúng ta từ vô thỉ kiếp đến nay dày đến mức nào? Và với căn cơ và nghiệp chướng sâu dày của người thời Mạt Pháp này rất khó tu Thiền và Mật thành tựu chỉ có niệm Phật cầu sanh cõi tịnh độ của đức Phật A Di Đà là dễ đắc độ. Đường tắt vậy mà ta không chịu theo đi theo đường dài chỉ sợ không đủ sức mà lại một bước tiến ba bước lùi thì đến Kiếp nào mới đến nơi. Còn rất nhiều lí do để mình nói ra đây nhưng kể ra dài dòng cũng bất tiện, chung quy mỗi người một nhận thức một căn cơ ai thấy hợp với Pháp môn nào thì hành theo Pháp đó miễn đắc được Trí Tuệ cùng Giải Thoát là được rồi chứ bận chi phải phân biệt cho nhọc tâm hả bạn. honglamsghonglamsg 


@KISS6789 viết như bạn là còn Si mê lắm. Bạn mang mấy ông tổ sư Tàu đó ra dọa chả khác gì mấy ông thầy dạy Triết mang Các Mác ra dọa sinh viên. Trong khi chủ nghĩa cộng sản của Các Mác đã chứng minh là thất bại trên toàn cầu, kể cả VN. Nếu bạn chọn Đạo Phật thì không ai khác chỉ có Đức Phật Thích Ca xứng đáng là thầy của bạn. Đừng mang mấy ông tổ sư Tàu đó ra mà dọa những người như tôi hay bạn 


@daochudaohoa. chuvantaichuvantai 


@honglamsg cùng là người học đạo, có nên bỉ bai nhau như thế BoKuaBoKua 


@chuvantai anh cũng nghĩ như chú lúc đọc mấy cái "hòn bấc ném qua hòn chì ném lại" KISS6789KISS6789 


@honglamsg Bạn có nhầm lẫn gì trong đây không vậy? Mình bình luận và viết với tâm trạng thoải mái trên tinh thần chia sẻ, xây dựng chứ k bài xích hay phê phán gay gắt bất kỳ điều gì cả. Mình có quan điểm của mình bạn có lí lẽ của bạn dù có khác nhau mình cũng tôn trọng, chẳng châm biếm ,bài xích như những gì bạn đang nghĩ và nói đâu ạ. honglamsghonglamsg 


@KISS6789 chỉ là chiến thuật dùng từ ngữ kiểu "thà một lần đau" mong phần nào giúp bạn giác ngộ thôi. Tôi cũng ko tấn công cá nhân bạn nhé. Tôi chỉ phủ định tư tưởng ăn mày trí tuệ mấy ông tổ sư Tàu vớ vẩn mà bạn có vẻ tôn sùng như Đảng viên tôn sùng Các Mác. Khuyên bạn chân thành, thích Đạo Phật, cứ tìm Mr Thích Ca mà học cho lành, học qua người khác tam sao thất bản hoặc dính vào bịa đặt uổng lắm. hoangdang223hoangdang223 


@honglamsg học đạo mà đem đạo để nói như vậy em nghĩ cũng đâu để làm gì anh mọi người ở đây đã ai giác ngộ đâu, đều là kẻ học hết. Giúp được nhau thì giúp, đừng nên chấp nhiều quá vậy anh ạ... honglamsghonglamsg 


@hoangdang223 mỗi kiếp người có 7 năm x 365 ngày x 24h x 6 phút x 6 giây. Cứ chạy lòng vòng uổng lắm bạn ạ. Giúp người là thấy người ta chui vào bụi rậm thì giúp người ta tìm con đường thẳng, xa lộ mà đi, chứ ko cần phải dạy người ta cách đi, trong khi ng ta vẫn đâm đầu vào bụi rậm. hoangdang223hoangdang223 


@honglamsg Khi mình còn vướng Tham - Sân - Si thì giúp người có khi lại thành gây họa cho chính bản thân mình. Ngay cả lúc anh làm điều thiện anh cũng nên thử "Quán" lại bản thân mình xem mình có đang Tham - Sân - Si chút gì đó hay không, chứ mình cứ chấp nhặt mớ kiến thức mình có là đúng để rồi tu không ra tu, giúp không ra giúp, chả đi đển đâu anh ạ. 


@daohoadaochu em có thêm một câu hỏi là em tu theo pháp thiền Vipassana. Nhưng nói thật dạo này em cũng hơi bị loạn thông tin, mỗi thầy nói một kiểu. Ví dụ:
thầy thì nói quán hơi thở, thầy thì nói phồng-xẹp,.. Riết rồi chẳng biết cái nào là nguyên gốc của Đức Phật dạy. Anh có thể chỉ giáo thêm cho em được không ạ? honglamsghonglamsg 


@hoangdang223 bản dịch trực tiếp từ tiếng Pali này được nhiều người áp dụng thực hành và có kết quả bạn nhé. Bạn có thể tham khảo. https://ltus.me/QRW hoangdang223hoangdang223 


@honglamsg Thực hành mà có kết quả thì phương pháp nào cũng có anh ạ, không có chút kết quả thì mấy ai theo. Mình là người xa thời Đức Phật, khó biết thật giả lắm. Em cảm ơn anh về đường link nhé honglamsghonglamsg 


@hoangdang223 để kiếm chứng một cái gì là chân thật giả, ta tìm hiểu sâu về nó, thực chứng nó, xem nét nó trong mối quan hệ tổng thể với những cái khác, theo tiến trình nhân quả. Nếu nó phù hợp với tất cả thì ok thôi. Kinh điển Pali ghi lại lời Đức Phật có gần 3 ngàn bài kinh kết tập thành 5 bộ, hơn 25 năm nay chưa hề có ai tìm ra điểm mâu thuẫn nào giữa gần 3 ngàn bài kinh đó với nhau của Đức Phật cả. Bởi vì tất cả cũng là sự triển khai của Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, cái gốc, cái cốt lõi của Đạo Phật mà thôi. daohoadaochu 


@hoangdang223 :
Trong Kinh Tứ Niệm Xứ:
đoạn đầu Đức Phật dạy Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri:
"Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri:
"Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri:
"Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, vị ấy tuệ tri:
"Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô",.... Khi em thực hành em sẽ thấy, tâm mình nó rất khi đứng yên trên hơi thở, nó nghĩ linh tinh đủ chuyện, nó nghĩ chuyện này chuyện kia, việc này việc kia, có những lúc em không cảm thấy hơi thở đâu. Do vậy, các Thầy mỗi người có những kỹ thuật khác nhau để tâm có việc để làm - Trường phái lấy sự xúc chạm của hơi thở ra vào nơi mũi, ấy là dựa trên sự xúc chạm của nhóm nguyên tố Địa đại, Địa đại thì có sự xúc chạm, cứng mềm, và nguyên tố Gió là hơi thở. - Trường phái lấy sự phồng xẹp của bụng để tâm quan sát sự phồng lên và xẹp xuống của bụng, mục đích giúp tâm được yên ổn, ấy là quan sát dựa trên các nguyên tố Phong Đại là Gió. Cả hai điều này nhằm mục đích cảm giác được hơi thở ra vào, nguyên lý chung là giúp tâm mình có việc để làm mà nó không nghĩ đến việc bất thiện, và nó không tán loạn nữa. Cả hai phương pháp này giúp em thấy được hơi thở. Nó là phương tiện chứ không phải ai đúng ai sai. Nếu em thực hành cách khác mà thấy được hơi thở ra vào thì cũng là hành Thiền Tứ Niệm Xứ vậy. hoangdang223hoangdang223 


@daohoadaochu em cũng nghĩ nó là phương tiện mà thôi. Nhưng đôi lúc nghe các thầy chỉ dạy em hiểu nhầm thành cái đúng cái sai. Em cảm ơn anh. KISS6789KISS6789 


@hoangdang223 Pháp Phật nói ra chỉ là phương tiện là con thuyền đưa ta đến bờ bên kia nên đừng chấp vào nó quá mà sanh nghi hoặc, phiền não. Cũng giốnh như các bậc A La Hán đệ tử thời đức Phật các ngài không còn chấp tướng nhưng vẫn chấp vào Pháp nên Đức Phật thường lấy hình ảnh và gọi họ là "những kẻ chột mắt đáng thương" còn chúng ta vừa chấp vào hình tướng vừa chấp vào Pháp nên coi như mù cả hai mắt. Nếu các vị A La Hán đệ tử của đức Phật họ tu học dần dần k còn chấp vào Pháp nữa thì như họ mở hoàn toàn được đôi mắt trí tuệ và đắc quả Thành như Chư Phật rồi đó ạ. tieuphutieuphu Trong Phật Giáo thì bạn quan tâm và ngưỡng mộ nhất ai? Chỉ những người bạn cho là có thật nha. tieuphutieuphu Chi tiết càng tốt nha bạn daohoadaochu 


@tieuphu :
Người em ngưỡng mộ nhất xưa kia là Ngài Xá Lợi Phất, đại đệ tử của Đức Phật, đệ nhất về trí tuệ, đó là thời xưa. Còn thời bây giờ em ngưỡng mộ nhất là Ngài Acharn Mun bên Thái Lan đã viên tịch thế kỷ trước. Hiện tại có Thiền Sư Pa-auk và thiền sư Jotika em cũng rất ngưỡng mộ. TheoTheo 


@daohoadaochu Hỏi thêm bác là Việt Nam thì bác có ngưỡng mộ ai không? daohoadaochu 


@theo :
Việt Nam thì em cũng ngưỡng mộ những vị ẩn tăng, sống độc cư nơi núi rừng hoang vắng, sống muốn ít biết đủ, không xuất hiện trên mạng, không nổi tiếng nên em kể ra cũng không nhiều người biết ạ. ToclucTocluc 


@daohoadaochu Bạn có thể chỉ cho mình một sư thầy hiện đang ở trên núi để mình lên thỉnh giáo không? daohoadaochu 


@tocluc :
Bạn có thể liên hệ với mình qua nick trên linkhay này, các Sư rất ít khi tiếp xúc với người đời, lại nay đây mai đó, không biết có duyên gặp không, nhưng nếu có mình sẽ báo cho bạn qua linkhay. Chúc bạn có duyên. downfalldownfall 


@daohoadaochu bác nhớ nhời đấy nhé có duyên sẽ gặp, hẹn gặp bác trong một ngày hữu duyên hun bai_tu_longbai_tu_long Đánh giá của bạn về mức độ suy đồi và quyền lực của Phật Giáo Việt Nam hiện tại daohoadaochu 


@bai_tu_long :
Phật Giáo Việt Nam thực ra vấn đề này rất nhạy cảm, nếu nói thẳng nói thật ra thì e đụng chạm đến nhiều người. Nên cái này em xin không bình luận. Chỉ nói ngắn gọn là Người thực sự tu hành thì ít hơn là những gì mình mong đợi! bai_tu_longbai_tu_long 


@daohoadaochu Mong bạn có đánh giá tổng quan thôi, chứ bản thân mình cũng va chạm nhiều với giới tăng lữ nhưng mình chỉ thấy một góc thôi Ps Lên linkhay sợ mẹ gì thiên hạ, biết gì cứ chém đi kanishikanishi 


@daohoadaochu chém mạnh đi, anh Tân bảo kê, không bị phạt 5tr đâu 1 daohoadaochu 


@bai_tu_long :
Em nói ngắn gọn thế này nhé:
Là công cụ để phục vụ chính quyền! Là chỗ dựa tâm linh cho quan chức! FukiuFukiu 


@daohoadaochu chuẩn rồi JingjingJingjing 1. Tại sao là Đông Tà mà không phải Nam Tăng? Phải chăng sợ bị cắm sừng? 2. Bản chất của sự ra đời Phật pháp là mâu thuẫn với thần quyền; cho nên duy trì tư tưởng thì không có tôn giáo, duy trì tôn giáo thì ngược với tư tưởng. Bạn nghĩ việc hoằng pháp là phục vụ tôn giáo hay tư tưởng? Hay là, có tồn tại một hình thức hoằng pháp không phục vụ tôn giáo không? daohoadaochu 


@jingjing :
1) Không hiểu ý của bạn hỏi 2) Đúng vậy, nhưng Phật Giáo vượt lên trên tư tưởng và tôn giáo, nó là trí tuệ trực giác, biết và thấy trực tiếp và sáng suốt, không thông qua tư tưởng. Việc hoằng pháp có tồn tại một hình thức không phục vụ tôn giáo, đó là người hoằng pháp đã thực sự giác ngộ, tâm thực sự sáng suốt và không bị chi phối bởi phục vụ tôn giáo. Việc Hoằng Pháp ngày nay đa phần là phục vụ tôn giáo. TKMTKM 


@daohoadaochu Đông Tà = Hoàng Dược Sư = Đào hoa đảo chủ daohoadaochu 


@jingjing :
1) À trả lời tiếp câu hỏi của bạn, giờ mới hiểu ý bạn Thực ra ngày xưa mình vào linkhay để cập nhật tin tức, nên chọn đại một nick, nên lấy nick này, đăng ký cho nhanh, chứ không có ý gì cả JingjingJingjing 


@daohoadaochu Cách lí giải của bạn rất thú vị. Nhưng về logic, trí tuệ trực giác không thông qua tư tưởng, có phải một cách diễn đạt khác của bản năng không? Về hoằng pháp, mình muốn hỏi liệu có tồn tại hình thức nào, chứ không phải người như nào sẽ không phục vụ tôn giáo, bởi vì thực lòng mà nói thì mình thấy truyền pháp bản thân nó đã là một thứ dục cầu daohoadaochu 


@jingjing :
Bản năng là thói quen được hình thành lặp đi lặp lại:
Ví dụ mình thích ăn món nào đó:
Khi gặp món đó mình thích thú, ăn và thưởng thức một cách háo hức, những dữ liệu này được đưa vào tiềm thức bao gồm:
Vị ngon của món ăn, sự cứng, mềm của món ăn, các thông tin này được lưu trữ và khi gặp lại món ăn ấy sau một thời gian. Các thông tin này được lấy ra và theo đà lặp đi lặp lại, các cảm xúc lại được hình thành. Trong Đạo Phật gọi cái này là kiết sử, dây trói buộc. Tức chúng ta là nô lệ cho các giác quan và bị các giác quan điều khiển. Trí tuệ trực giác thì quan sát các thói quen ấy và truy tìm ra các nguyên nhân sâu sắc gây ra các thói quen ấy. Tìm ra các nguyên nhân ấy và hiểu rõ tiến trình hoạt động của nó và cắt được các thói quen ấy. Nó là tiến trình quan sát và hiểu biết, dẫn đến từ bỏ. Vì vậy nó không bị bản năng dẫn dắt nữa. JingjingJingjing 


@daohoadaochu Sorry vì mình hơi duy danh một chút, nhưng cách giải thích kia có vẻ giống phản xạ có điều kiện hơn là bản năng? Hơn nữa, quan sát, quy nạp và lí giải thì là cấp độ rất sâu của tư duy rồi, sao gọi là trực giác? daohoadaochu 


@jingjing :
Trực giác là như này, khi bạn nắm hai tay vào nhau và cảm nhận sự xúc chạm của hai bàn tay, bạn có cảm nhận được không? Đó là do giác quan thứ 5 trong 6 giác quan là (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), đây là thân căn. Thân căn nhận biết sự xúc chạm. Cái biết này là cái biết qua trực giác. Tư duy, lý giải là giác quan thứ 6, là ý căn:
Biết mình đang tư duy, lý giải, biết mình đang tham, đang sân, đang si, đang có cảm giác này, cảm giác kia, là cái biết qua ý căn. Cái biết ấy gọi là biết trực tiếp qua giác quan. Không những biết mà còn hiểu rõ, thấy rõ. Thì cái đấy là tuệ giác. JingjingJingjing 


@daohoadaochu Well, đã hiểu, hệ khái niệm của bạn hơi khác của mình. Anw, rất vui được nghe bạn trao đổi nghiêm túc honglamsghonglamsg 


@jingjing bạn 


@daohoadaochu làm cái cái AMA này cũng giác ngộ được cho khá nhiều mem của linkhay. Mọi người sẽ thấy cái trí tuệ của người nghiên cứu sâu sắc về Đạo Phật nó đạt đẳng cấp nào. Tuyệt quá. TKMTKM Theo bác Phật Giáo là một tôn giáo hay chỉ đơn thuần là một trường phái triết học? Quan niệm của bác về Niết bàn như thế nào? Đã sửa 3 daohoadaochu 


@tkm :
Phật Giáo không phải là cả hai, không phải là tôn giáo cũng không phải là một học thuyết triết học. Đức Phật ra đời vì nhân duyên hướng dẫn, chỉ đường cho những người quan tâm đến làm thế nào để có lối sống mạnh khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, thể chất mạnh khỏe là ít bệnh tật, thân thể điều hòa, tinh thần mạnh khỏe là cái tâm khách quan, bình thản trước biến động của cuộc sống. Ngài chỉ ra các phương pháp rèn luyện, thực hành, lối sống, cách ăn uống đúng cách, chậm rãi, cách ngủ điều độ, cách tập thể dục, và cách quan sát các tâm bất thiện như :
Tham:
muốn điều gì đó, Sân:
Phản ứng lại điều gì đó và Si:
Không biết tâm Tham, Sân sinh khởi hay đã hoạt diệt. Niết Bàn là trạng thái tâm hoàn toàn vắng bóng các tâm bất thiện, nó đoạn diệt hoàn toàn các tâm bất thiện. Tâm không bao giờ khởi bất kỳ một chút tâm bất thiện dưới bất kỳ hoàn cảnh nào. Là sự đoạn diệt mọi khao khát và thèm muốn ngủ ngầm, là sự đoạn diệt mọi tâm phản ứng ngủ ngầm và vi tế. Là trạng thái tâm sáng suốt và quân bình. Cảm ơn Bác đã hỏi rất khó! TKMTKM 


@daohoadaochu Cảm ơn bác đã trả lời. Em muốn hỏi thêm là như vậy khi nghiên cứu/tu tập Phật Giáo, chúng ta có thể loại bỏ các yếu tố có tính chất huyền bí như nhang đèn và vong hồn? Niết bàn là trạng thái của tâm mình, thì cũng có thể loại bỏ luôn khái niệm luân hồi và các cõi sau cái chết? daohoadaochu 


@tkm Đúng vậy, bác đã nắm được cái lõi và bản chất rồi đấy ạ. Các yếu tố huyền bí, lung linh, nó làm tâm mình rối bời và si mê nhiều hơn! TKMTKM 


@daohoadaochu Thank bác. Bác có ở Hà Nội không ạ? Hy vọng dịp nào đó có duyên được gặp và trò chuyện với bác. tomahawktomahawk 


@daohoadaochu:
cho em hỏi nếu đạt được tới niết bàn thì cuộc đời còn có ý nghĩa gì nữa ko, bởi vì phải đoạn diệt mọi khao khát và thèm muốn... daohoadaochu 


@tkm :
Vâng hy vọng anh em mình có duyên và cafe ạ! daohoadaochu 


@tomahawk :
Đúng vậy, chỉ ai quan tâm đến các nguyên nhân của khổ và muốn thoát khổ thì mới tu tập để đạt Niết Bàn. Còn người mong muốn cuộc sống bình an, sống lương thiện thì tu tập các phương pháp như giữ giới, bố thí, cúng dường, hành thiền cho tâm mình an ổn, có trí tuệ, biết phân biệt đúng sai, tốt xấu, và quan trọng nhất là biết thế nào là thiện và thế nào là bất thiện, từ đó cư xử trong cuộc sống hài hòa hơn, hạnh phúc hơn thôi ạ. hungskatehungskate 


@TKM câu hỏi bác hay quá. Là 1 ng tu tập PLC e cũng có câu trả lời này cho bác. Nhưng bận quá. Comment để tạm đây đã vậy. TKMTKM 


@daohoadaochu Bác trả lời em là có thể loại bỏ các yếu tố huyền bí, nhưng tại sao bác lại sử dụng các khái niệm luân hồi, kiếp và các cõi để giải thích cho người khác? Nếu một người tu tập không tin hoặc không quan tâm đến các khái niệm ấy thì có sao không? Thực ra em còn nhiều câu hỏi khác, nhưng chắc để từ từ hỏi sau, có vẻ cái AMA này hot quá nên sợ bác mệt . daohoadaochu 


@tkm :
Các khái niệm luân hồi, kiếp, các cõi là có thật, nhưng Phật không đi sâu và dạy về các cõi đó. Vì nó không liên quan gì lắm đến việc phát triển bản thân bác ạ. Với một người muốn tìm hiểu bẩn thân như bác, thì em nói vấn đề trọng tâm, còn các khái niệm khác không quan trọng bác ạ. Còn ai đề cập đến các vấn đề ấy thì em nói là có, nhưng đừng để ý đến nó. Hãy để ý đến bản thân mình nhiều hơn. Biết cái kia không giải quyết được vấn đề của mình hoangdang223hoangdang223 


@daohoadaochu


@tkm em cũng đang thắc mắc chỗ này "Niết bàn là trạng thái của tâm mình, thì cũng có thể loại bỏ luôn khái niệm luân hồi và các cõi sau cái chết?" Vậy thực ra khái niệm luân hồi và các cõi theo anh là không đúng? daohoadaochu 


@hoangdang223 :
Khi đạt Niết Bàn thì các khái niệm luân hồi và các cõi không còn tồn tại như chúng vốn là, mà người ta hiểu rõ nó là cái gì. Giống như khi chưa giác ngộ, gặp cái dây thì tưởng con rắn. Khi giác ngộ rồi thì biết đó là cái dây. Luân hồi và các cõi cũng vậy, khi chưa giác ngộ, đó là các khái niệm, các tiến trình tự nhiên của vũ trụ được gán tên, còn khi đã hiểu rõ thì biết đó là những gì. Và đó cũng không quan trọng lắm. hoangdang223hoangdang223 


@daohoadaochu Thực sự em vẫn chưa hiểu lắm. Như vậy cái tiến trình tự nhiên đó là có? Và nó không như nó vốn là thì chính xác nó là như thế nào? Em dính vào khái niệm này tương đối lâu vì nó giải thích nhiều luận điểm khoa học của Phật Giáo nên anh chịu khó giải thích kỹ hơn giúp em với ạ, em hơi bay bay rồi đấy ^^ daohoadaochu 


@hoangdang223 :
Như này nhé, cái nick hoangdang223 kia có phải là em không? - Nếu nói nick kia là em thì cũng không phải:
Vì em mới là người đứng đằng sau nó và điều khiển nó viết bài, còn nó là cái đại diện - Nếu nói nick kia không phải là em thì cũng không phải:
Vì nếu không phải là em thì sao nó diễn đạt các ý tưởng, suy nghĩ của em. Cho nên, nói cái gì đó tồn tại, hay không tồn tại, là dựa trên hệ quy chiếu nào, khi ta là phàm nhân, thấy cái gì bay bay, xiêm áo lộng lẫy trên bầu trời thì ta gọi là tiên. Khi ta hiểu rõ nó là cái gì, cấu thành do cái gì và hoại diệt do cái gì, cái nhìn của ta rộng hơn, bao trùm hơn thì ta hiểu từ Tiên kia là khái niệm tạm dùng. Bảo nó không tồn tại cũng không đúng mà bảo nó tồn tại cũng không đúng. Quan trọng là em đang đứng ở góc độ nhìn nào. Nên người xưa nói:
Có thì muôn sự có Không thì tất cả không Có không trăng đáy nước Đừng mắc có cùng không Là vì vậy. Ví dụ như có cõi trời hay không có cõi trời, có làm em cải thiện bản thân được lên hay không? nếu ta vẫn hành xử và có lối sống theo các thói quen xấu cũ. Người trời làm việc của họ, ta làm việc của ta. Ta quan tâm gì đến họ, họ quan tâm gì đến ta? hoangdang223hoangdang223 


@daohoadaochu có lẽ em chấp có và không, sai và đúng nặng quá nên thành ra không hiểu cái ý của anh. Giờ em hơi hơi hiểu rồi Cảm ơn anh daohoadaochu 


@hoangdang223 :
Anh ngày xưa cũng vậy, và bây giờ cũng vậy, nhận ra mình dính mắc cũng là sự tỉnh thức, và khi nào mình dính mắc thì mình biết quan niệm đúng sai, có không là để sử dụng, không phải để dính mắc. Quan trọng nhất là nhận ra cái nào là bất thiện thực sự để từ bỏ! hayhaytvhayhaytv 


@daohoadaochu bác này hiểu Phật Giáo nè, chứ ko phải Phật Giáo kiểu tây du kí, chưởng phép đì đùng 4O44O4 1. Có thể chia sẻ lý do bác bắt đầu nghiên cứu Đạo Phật không? 2. Cuộc sống của bác thay đổi như nào sau khi tu tập theo Đạo Phật? 3. Con người có thể bỏ hết đượcTham-Sân-Si không? 5 daohoadaochu 


@4o4 1. Một hôm em ngồi ăn xong em cứ nghĩ chuyện quá khứ, tương lai, rồi công việc stress, tâm bấn loạn, em mới bắt đầu để ý đến các cảm giác của tâm trạng mình, em mới tự hỏi sao cái tâm mình nó cứ bấn loạn vậy nhỉ? Hết nghĩ việc này đến việc khác, nên em mới bắt đầu đi tìm hiểu về tâm mình. Em tìm hiểu xem có ai đó trong lịch sử làm việc này hay chưa? Em nghiên cứu về phân tâm học, về tâm lý, về khí công, yoga, tôn giáo, cuối cùng em tìm được Đạo Phật 2. Cuộc sống của em thay đổi chậm:
Những thói quen xấu vẫn giảm từ từ, em bắt đầu hiểu mình hơn, và thông cảm cho người khác hơn. Em bắt đầu biết tìm hiểu các nguyên nhân và các kết quà, à, tại sao mình lại làm điều này, nguyên nhân do đâu? Tại sao mình lại nói, nghĩ như vậy? Em khám phá bản thân mình nhiều hơn và hiểu mình hiểu người nhiều hơn. 3. Con người có thể bỏ hết được, nhưng phải trải qua nhiều thời gian rèn luyện, thất bại nhiều, trải nghiệm nhiều bác ạ. Phải giữ gìn giới luật, kỷ luật bản thân nghiêm khắc, phải sống nơi thích hợp, tránh xa bạn xấu, gần gũi người hiền, phải ăn ngủ đúng giờ, điều độ, phải tránh tiếp xúc không thích hợp..... Đó là chặng đường rất gian nan! CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa 


@4o4 3. Đút tay vào trong túi muốn tìm chiếc chìa khóa mà lại lấy nhầm cây bút. Bỏ được khi mình biết Tham là gì, nó ở đâu rồi cầm lấy nó mà vứt đi thôi, tìm thấy nó thì vứt đi dễ dàng. Cẩn thận không vứt nhầm những điều đáng giá, cần giữ lại vứt ha ha. Như kiểu 1 người mãi tìm kiếm điều quý giá trong cuộc đời mình, cuối cùng sau 3 năm ông nhận ra mình đang tìm tuổi trẻ, 1 cái tâm hồn trẻ thơ 4O44O4 


@daohoadaochu Cám ơn chia sẻ của bác. Em cũng tìm hiểu Đạo Phật vì muốn tĩnh tâm và hiểu nguồn căn những đau khổ. Hiện ba chữ Tham-Sân-Si còn chưa học hết, lại thêm bản tính lười biếng không quen kỷ luật nên chắc còn khổ dài dài. Mong được bác chỉ giáo thêm 


@coquaidamta Bác nói ngắn nhưng thấm lắm. Cám ơn bác D4rkSoulD4rkSoul Lòng luôn bất an dù chẳng có vấn đề gì xảy ra trong hiện tại thì có cách nào thoát khỏi ko a? A có bất kỳ lời khuyên nào cho e trong vấn đề Thiền ko ạ? daohoadaochu 


@d4rksoul :
Đức Phật dạy cách truy ngược vấn đề, khi tâm có bất an(quả) thì chắc chắn phải có cái nguyên nhân nào đó gây ra, vậy mình truy ngược lại đi tìm nguyên nhân ấy 1) Đặt câu hỏi vì sao tâm bất an 2) Xem lại lối sống của mình, trong khi ăn:
Khi ăn mình có cầm điện thoại không, xem tivi không, có nhai chậm nuốt kỹ không? Có vừa ăn vừa làm việc khác không? 3) Trong khi ngủ mình có đi ngủ đúng giờ, dạy sớm, điều độ không, có ngủ quá nhiều hay quá ít không? 4) Trong khi tiếp xúc mình có hay gặp bạn xấu không? Có hay uống rượu và các chất say không? Có hay yêu nhiều, chuyện nam nữ quá đà không? sau khi tìm ra các nguyên nhân gây bất an, mình từ bỏ không làm các nguyên nhân ấy. Thì tâm mình bình an. Thiền quan trọng nhất là giữ Giới, giữ 5 giới nghiêm ngặt, ngồi thiền đều đặn hàng ngày, trước khi đi ngủ và sau khi dạy, đều đặn luyện tập và giữ gìn giới luật em sẽ tiến xa trong Thiền và gặt hái được kết quả tốt đẹp! D4rkSoulD4rkSoul 


@daohoadaochu e sẽ làm theo a, cám ơn a nhé. farmerofarmero bây giờ có xu hướng quan tâm đến sự tương đồng của Phật Giáo và khoa học. Theo bác thì xu hướng này dựa trên cơ sở nào để kết nối?.Em cũng có đọc tí sách về Phật Giáo thỉnh thoảng chém gió, nhưng mà thấy rất nhiều người tu Phật dường như không đúng với tinh thần Phật Giáo lắm (ít nhất là theo hiểu biết cá nhân), bác thấy thế nào? Đã sửa daohoadaochu 


@farmero :
Thực ra Phật Giáo chính là khoa học, khoa học cơ bản về Toán và Vật Lý thì đối tượng của họ dựa trên các khái niệm, mô hình, vật chất, hiện tượng. Còn đối tượng của Phật Giáo thì nghiên cứu các tiến trình hoạt động của Tâm mình? tại sao nó lại tham, tại sao nó lại sân? Cảm xúc này từ đâu mà có, nó diễn biến ra sao và nó hoại diệt thế nào? Đối tượng nghiên cứu chính là bản thân mình bác ạ. Đó là sự tương đồng. Là sự kết nối. Chỉ có đối tượng nghiên cứu thì khác nhau thôi! gwens83gwens83 Có câu này của Lục Tổ Huệ Năng mình khá thích:
Bồ đề bản vô thụ, minh kính diệc phi đài? Theo bạn nó nghĩa là gì? 2 daohoadaochu 


@gwens83 :
Bồ đề vốn không cây, gương sáng chẳng phải đài Cái này bên Thiền Tông nói về tính không! Không ở đây không có nghĩa là không có gì, mà nói về không có cái gì tồn tại quá một tích tắc, giống như dòng nước trên sông, 1 giây sau dòng sông đã là dòng nước mới, Sở dĩ người ta gọi đó là dòng sông, vì nó là tên giả tạm, tức là cái tên tạm gọi, tạm để phân biệt, để sử dụng mà thôi, còn ở sự thực tuyết đối, không có dòng sông nào, dòng sông là do tâm thức quy định ra. Bồ đề cũng vậy, đàn ông, đàn bà, cây cỏ, sông núi vốn không thật có, là do các khái niệm, thông tin sắp xếp tạo thành, trong Đạo Phật gọi đó là tưởng tri. Lục Tổ Huệ Năng đọc câu này để giúp Sư Thần Tú không dính mắc vào hình tướng giả tạm mà quên đi cái cốt lõi của tu hành là biết và thấy trực tiếp không qua suy nghĩ và tưởng tượng, gwens83gwens83 


@daohoadaochu có thể hiểu (dù mình biết có thể ko phải nghĩa chính) rằng mọi cái ta biết về vạn vật tạm thời chỉ là quy ước hiện hành, chỉ là chớp lấy cái khắc hiện tại của nó, bởi thế đừng nên chấp niệm gắn chặt với cái đã hiểu đc (thông qua tư duy) mà luôn mở to mắt để xem nó có thể còn là gì nữa ko? Nói xa hơn, liệu có phải biết và thấy trực tiếp không qua suy nghĩ, tưởng tượng, thật ra ko vì phủ nhận suy nghĩ, tưởng tượng mà biết cái rủi ro thành giáo điều hay xa rời thực tế của nó, nên khuyến khích đi theo cách khác mà thôi? Nói cách khác thì nó ko mâu thuẫn mà còn bổ sung cho suy nghĩ, tưởng tượng? Đã sửa CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa 


@gwens83 theo ngu kiến của tui thì là bồ đề vô bổn thụ là bồ đề không phải là cây (phân loại so với động vật) mà là cây bồ đề (một cây nào đó), mà ta hứng chí gọi là đề bồ thụ cũng không chết ai daohoadaochu 


@gwens83 :
chỉ là chớp lấy cái khắc hiện tại của nó, bởi thế đừng nên chấp niệm gắn chặt với cái đã hiểu đc (thông qua tư duy) mà luôn mở to mắt để xem nó có thể còn là gì nữa ko Nó chính là như vậy đấy bạn ạ, tức mọi khái niệm quy ước trong cuộc đời của ta như tốt xấu, đúng sai, chỉ để sử dụng, không phải để dính mắc. Và cuối cùng là nhận biết được thật và giả, cái nào là thực sự thiện(để thực hành) và cái nào là bất thiện(để từ bỏ). gwens83gwens83 


@daohoadaochu tức mọi khái niệm quy ước trong cuộc đời của ta như tốt xấu, đúng sai, chỉ để sử dụng, không phải để dính mắc. Ở đây sẽ sinh ra một rủi ro, là ai đó có thể dùng ý này để bao biện cho cái bất thiện và cái giả, làm cách nào để phản biện lại? daohoadaochu 


@gwens83 :
Nên mình có viết câu cuối là:
Và cuối cùng là nhận biết được thật và giả, cái nào là thực sự thiện(để thực hành) và cái nào là bất thiện(để từ bỏ). Tức là sau khi hiểu biết các khái niệm kia là để sử dụng, thì người ta sẽ nhận biết được đâu là cái thiện thực sự(dù là khái niệm) hay ở sự thật tuyệt đối cũng là thiện. Tức là người ta biết gạn đục khơi trong, nắm được cái cốt lỗi mà bỏ qua những cái hình thức bề ngoài. Bạn hỏi rất hay, nhiều người bên Thiền Tông đến đoạn này thì rơi vào chấp KHÔNG, không thiện không ác, cuối cùng là chẳng biết thế nào là Thiện và thế nào là bất thiện nữa. Rất uổng. Đến đoạn này rất nhạy cảm và vi tế mà bạn nhận ra được. Lành thay! honglamsghonglamsg 


@gwens83 cái điều bạn lo lắng chính nó đã xảy ra nhiều rồi đó bạn. gwens83gwens83 


@daohoadaochu Cám ơn kiến giải và lời khen của bạn. Mình cũng nghĩ là có tồn tại cái thiện thực sự. Chỉ là ta chấp nhận xác suất để đạt đến đó sẽ phải va vấp và từ bỏ nhiều chấp niệm cứ mỗi lần thực tế chỉ ra ta sai. Chứ không phải thực tế ko có gì mâu thuẫn mà tự phủ định mọi thứ không tin vào điều gì. Bởi vì mình rất tin vào giá trị Phật và Phật ko thể mâu thuẫn khoa học, thậm chí là một khoa học như bạn nói. Nên đôi lúc gặp những ng dùng Phật (có thể vô tình có thể cố ý) với ý trên, mình tin là nguỵ biện chứ ko phải là Phật lý thật. JerryShopJerryShop Phật Giáo có quan niệm "vô ngã - vô ưu" Theo cá nhân anh, quan niệm này như thế nào? daohoadaochu 


@jerryshop :
Theo cá nhân mình, câu này ngắn gọn mà rất đúng, nó gần như tóm tắt toàn bộ Đạo Phật. Chúng ta làm gì cũng cho chữ tôi vào:
Tôi thấy, tôi biết, tôi giỏi, tôi kém, tôi đẹp, tôi xấu, tôi giàu, tôi nghèo... Nguồn gốc của mọi phiền não(ưu) là do có chứ tôi ảo tưởng đó. Nên Phật dạy khi cái tôi ảo tưởng kia được nhận biết rõ ràng, được hiểu rõ ràng, thì phiền não ít có cơ hội nảy sinh. Nếu khi nhìn chỉ là cái nhìn (Không bị cái tôi xen vào), khi nghe chỉ là cái nghe(không có cái tôi nghe) Thì khi gặp cảnh xấu, âm thanh xấu thì không sân, khi gặp cảnh đẹp âm thanh êm tai thì không tham! Phật dạy:
Cái này(là tâm và thân mình) không phải là tôi, cái này không phải của tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi ! Là như vậy ạ! JerryShopJerryShop 


@daohoadaochu vậy theo anh, cá nhân anh thôi nhé, con người có thể tu hành đến mức "vô ngã - vô ưu" hay không? CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa 


@daohoadaochu vô ngã - vô ưu không phải là không ngã không ưu, mà là không có cái ngã cái ưu như ta đang hiểu đang cảm nhận, vì nó không phải là the big picture! daohoadaochu 


@coquaidamta :
Chính vậy đấy bác, nó chính là câu cuối trong Kinh Đức Phật dạy mà em trích ở trên Cái này(là tâm và thân mình) không phải là tôi, cái này không phải của tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi ! Khi mình hiểu rõ cái cảm nhận của mình là sai lệch, thì cái ưu(phiền não) cũng từ đó mà biến mất. Phật dạy:
Cái này có (cái tôi ảo tưởng) thì cái kia có (cái ưu phiền), cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt là vì vậy. daohoadaochu 


@jerryshop Có hàng triệu cư sĩ và tu sĩ thời Đức Phật đã tu hành đến vô ngã vô ưu, và thời nay cũng có hàng chục, hàng trăm người đạt được điều ấy em ạ. Làm được chứ. Miễn là làm đúng cách em ạ. CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa 


@daohoadaochu tránh đưa định nghĩa người ta tưởng lầm ngón tay bác là cái màn hình máy tính (mặt trăng) thì khổ JerryShopJerryShop 


@daohoadaochu câu hỏi của em đến đây kết thúc được rồi ạ cảm ơn anh nhiều kanishikanishi Lịch sinh hoạt thông thường của bác như thế nào? Ý em là dậy lúc mấy giờ, thường ăn gì, làm những gì trong ngày, ngủ mấy giờ? .... daohoadaochu 


@kanishi Hồi xưa em ký luật với bản thân mình hơn, dạy sớm 5h ngồi thiền, trước khi đi ngủ ngồi thiền lúc 1h. Nhưng giờ công việc bận rộn(đang làm 3 dự án một lúc) nên giờ giấc chưa điều độ, em đang xiết lại kỷ luật bản thân. Em thì hay ăn cơm gạo lứt, nhai kỹ, nuốt chậm, ngoài thời gian làm việc ra thì chơi với vợ con, thỉnh thoảng đang làm việc mà nghĩ không ra thì đi ngồi thiền cho tâm nó tĩnh để tìm ra vấn đề. Em bỏ xem TV, tránh tiếp xúc với TV càng nhiều càng tốt, có mỗi Internet thì chưa bỏ được vì còn làm việc ! honglamsghonglamsg 


@daohoadaochu bạn thiền theo phương pháp nào? Đạt đến đâu từ Sơ thiền đến Tứ thiền? daohoadaochu 


@honglamsg Mình ngày xưa tu tập sơ thiền, sau đó nghiên cứu lại thì mình đang kiểm tra lại sơ thiền hiện nay người ta đang dạy có thực sự là sơ thiền của Đức Phật dạy ngày xưa không? Hay là của bà la môn. Hiện mình đang không đi con đường thiền định này nữa. Mà đang hành thiền để đạt các bậc định thấp hơn như là sát na định và cận định. Đã sửa honglamsghonglamsg 


@daohoadaochu thiền tứ niệm xứ đã đc người hiện đại chứng minh là chuẩn, chỉ có điều ai đạt đc cấp nào thôi. Mình đã gặp nhiều người thiền theo kinh quán niệm hơi thở đã chứng ngộ đc 1 số thành quả. Hungnguyen142Hungnguyen142 Theo bác thì Phật là một vị thần hay chỉ là một niềm tin? Nếu là một vị Thần, mà theo dân gian ta là một người được ban phát lộc trời cho người khác ấy, thì Phật có còn thanh tịnh như chúng ta vẫn nghĩ, nếu chỉ là một niềm tin thì việc các chùa vẫn nhận sắm lễ, làm lễ cầu này cầu kia cho người này người kia có đúng giáo lý nhà phật không? daohoadaochu 


@hungnguyen142 Đức Phật là một vị Thầy chỉ đường cho ai muốn tìm hiểu bản thân mình, ai thực hành theo cách chỉ dạy ấy, thì ngay trong cuộc sống hiện tại, an vui, bình yên, Ngài dạy về các nhân thiện cần thực hành và các nhân bất thiện cần từ bỏ, và chính bản thân chúng ta khi thực hành theo, thấy được các tiến trình nhân quả ấy, tự mình trải nghiệm và thầm biết ơn Đức Phật, hiểu rằng Ngài là bậc giác ngộ đã thấu hiểu nhân quả và chỉ dạy lại cho mọi người. Ngài không phải là vị thần ban phước giáng họa, ngài không bắt ai phải tin ngài, mà chính chúng ta khi thực hành nhận ra những kết quả có thực, thiết thực hiện tại, ngay trong kiếp sống này. Đến để mà thấy, thực hành, không phải đến để tin. Do vậy, Phật không phải là vị thần, không phải thượng đế, cũng không phải là niềm tin. Ngài là người chỉ đường. Dân gian thì khác, họ luôn suy nghĩ và hành động theo thói quen của họ. Lễ lộc, cái đó họ đi con đường khác. Không phải con đường giải thoát và trí tuệ, tình thương! honglamsghonglamsg 


@Hungnguyen142 Mr Thích Ca Mâu Ni là một nhân vật lịch sử có thật. Ổng cũng chẳng đại diện cho đấng thần linh nào cả. Ổng niết bàn rồi, ko còn nữa. Thứ duy nhất ổng để lại là Chánh Pháp. Cứ theo đó học hành thì tự mình đạt kết quả. TQ bịa đặt ra một số thứ rồi tự nhiên biến Mr Phật thành thần linh, rồi dân đến chùa khấn vái xin xỏ đủ thứ. Đó là mê tín dị đoan. hayhaytvhayhaytv 


@honglamsg chính xác 1 soskhanhsoskhanh Nếu đi đến giác ngộ rồi, liệu người ta còn tha thiết làm việc, cống hiến... nữa không? Hay là sẽ cứ thế ngồi thiền và... viên tịch ạ? Vì theo em nghĩ:
nếu không còn tham, sân, si thì có khi là... chẳng muốn làm gì, vì làm gì cũng có khi là động chạm vào một trong số đó. Ví dụ như bác làm cái AMA này cũng là tham - muốn làm gì đó? 7 daohoadaochu 


@soskhanh :
Lúc ấy người ta làm việc, cống hiến không phải vì bản thân mình nữa, mà vì nhân duyên và giúp đỡ người khác, giúp đỡ không mong cầu, giúp đỡ với tinh thần chân thành. Không còn tham, sân, si nhưng người ta có tuệ giác, người ta biết việc gì là thiện nên làm, và làm hết mình, và người ta biết việc gì là bất thiện nên từ bỏ. em làm AMA này chắc chắn là có tham, tham chia sẻ, tham bản ngã. Điều đó không tránh khỏi. Vì em chưa giác ngộ. Nhưng cũng có ý thiện là chia sẻ cái biết của mình để mọi người có một góc nhìn khác để tham khảo chứ không phải góc nhìn đúng. soskhanhsoskhanh 


@daohoadaochu vậy Phật tổ khi chia sẻ suy nghĩ, những điều ngài đã ngộ ra cho mọi người, ngài có còn tham không? daohoadaochu 


@soskhanh :
Thời Đức Phật còn tại thế, ai hỏi, Ngài trả lời, Ngài không chủ động chia sẻ với bất kỳ ai, hoặc chỉ chia sẻ khi có nhân duyên hợp thời điểm. Do vậy, Ngài không còn tham, và chắc chắn, một vị Phật thì không còn tham, sân, si. Và nếu ai còn tham, sân, si thì chắc chắn không phải vị Phật. CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa Media:
Mã nhúng 


@soskhanh mình không biết nó thế nào, nhưng mà ít nhất nó cũng như ông này, he talked about how happy it was just to take a s*** https://ltus.me/Uhe CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa chia sẽ ít ngu kiến, loạn ngôn:, trong phim Lý Tiểu Long dùng nhiều câu của Kinh Phật, "Ngón Tay Chỉ Mặt Trăng". Ngón tay là gì, là ngón tay mình, ngón tay người khác. 1. là chỉ mặt trăng là mỗi ông chỉ 1 kiểu. 2. ông Tếu không thể dùng ngón tay ông Táo mà chỉ mặt trăng được. Ai có tay tự sài nha! TiiyriTiiyri Bạn 


@daohoadaochu cho hỏi ngu tí:
đi tu để làm gì? daohoadaochu 


@tiiyri Tu để hiểu mình, để hiểu rõ bản thân mình hơn. Hầu hết đều không hiểu mình! honglamsghonglamsg 


@Tiiyri tu hiểu đơn giản là sửa đổi để tốt đẹp hơn, như cái xe hỏng thì có trung tu, đại tu đó. Se_seSe_se 


@daohoadaochu Anh có thể giải thích giúp em, tại sao Phật Giáo chủ trương buông xả, không tham sân si nhưng vẫn có cái đích hướng tới là cõi cực lạc. Vậy mong muốn đến cõi cực lạc có phải là tham không? Như vậy Đạo Phật có đang phủ nhận chính mình không? Cảm ơn anh. Summoner131Summoner131 


@se_se Trả lời thay bác chủ vì câu hỏi này hơi bị cơ bản. Cõi Tây Phương Cực Lạc là một khái niệm của Tịnh Độ Tông. Cõi này được Đức Phật Adiđà tạo ra từ công đức của mình, người nào tin vào Ngài thì có thể bằng cách niệm pháp danh và giữ đạo hạnh mà được tái sinh vào cõi này để được nhờ thuyết pháp và tha lực của Phật Adiđà màcó thể nhập Niết Bàn sau này. Người ở cõi này vẫn còn tam độc. Như vậy, đây là con đường tạm coi là dễ, chỉ cần tin vào phật Adiđà chứ chưa cần hiểu thấu đáo Phật pháp, và cũng chưa hề hứa hẹn là sẽ giúp tín đồ nhập được Niết Bàn, chỉ đơn giản là được tái sinh vào một cõi phúc thôi, vẫn còn nằm trong vòng Luân Hồi, vẫn là giả Niết Bàn mới là cái đích của Phật. Đã sửa Se_seSe_se 


@Summoner131 em vẫn không hiểu lắm. Vậy muốn nhập Niết Bàn có phải ham muốn không? daohoadaochu 


@se_se :
Cõi cực lạc ấy chỉ là một trong hơn 3 cõi trời sắc giới và vô sắc giới, nơi chư thiên và phạm thiên trú ngụ(tạm gọi là người trời), ở các cõi trời ấy có cõi chỉ có tâm mà không có thân, có cõi thì người trẻ mãi không già, tuổi thọ hàng tỷ, hàng triệu năm. Tịnh Độ Tông nhằm mục đích tu hành để tái sinh vào các cõi trời ấy. Cõi trời ấy vẫn còn những tâm tham, sân, si vi tế, không thô tháo như người trái đất. Niết Bàn mới là mục đích tu hành. Là trạng thái tâm không còn tham, sân, si. daohoadaochu 


@se_se:
Muốn nhập Niết Bàn cũng là ham muốn, cũng là tâm Tham. Phật dạy ngay cả ham muốn này cũng phải từ bỏ. Câu nguyên văn là:
Vô thủ trước Niết Bàn. Tức từ bỏ mọi ham muốn, ngay cả ham muốn giải thoát bác ạ. AlovinciAlovinci 


@daohoadaochu Bác đang nói đến những cõi trời mê tín dị đoan, sản phẩm của trí tưởng tượng, hay bác tin vào một cõi nào đấy chỉ có các tâm vô thân ở với nhau mà khoa học loài người chưa nhìn ra. daohoadaochu 


@alovinci :
31 cõi trời được Đức Phật giảng trong Kinh, không phải là sản phẩm của mê tín dị đoan, tưởng tượng. Khoa học loài người chưa nhìn ra. Nói một cách thế gian thì các cõi ấy là có thật, nhưng ở sự thực tuyệt đối thì 31 cõi ấy không có thực. Nó chỉ là các hiện tượng tự nhiên của các tiến trình tâm và vật lý. Phật Giáo chia ra làm khái niệm tục đế là các khái niệm để sử dụng:
Như đàn ông, đàn bà, cây cỏ, người trái đất, người ngoài hành tinh, ....nếu không có khái niệm tục đế ấy, thì bác không biết gọi em là gì, và em cũng không biết quote bài của bác theo nick nào, nhưng ở khái niệm chân đế (sự thực tuyệt đối), thì nó chỉ là các tiến trình tự nhiên về tâm và vật chất sinh và diệt. Và chỉ khi giác ngộ giải thoát người ta mới nhận ra mức độ ấy. AlovinciAlovinci 


@daohoadaochu Những khái niệm biến đổi tâm thức này đã bị hiểu nhầm (như em hiểu nhầm) hay những người tạo ra tên những khái niệm này đã bị nhầm mà thần thánh hóa nó lên? Khi bác tiếp cận kinh gốc, lời dạy gốc, có bớt đi những giáo điều tam sao thất bản như trên mà tiếp cận tới cái cơ bản hơn hay không? daohoadaochu 


@alovinci Trong Kinh gốc có nói đến các cõi trời đó bác, không phải do ai nhầm mà thần thánh hóa nó lên đâu, thần thánh cũng có thực, nhưng họ cũng chỉ giống như chúng ta và họ sinh sống ở một hệ quy chiếu khác chúng ta mà thôi. Nhưng các cõi trời và thế giới tâm linh ấy không quan trọng lắm trong Đạo Phật, Đức Phật chủ yếu dạy về lối sống, cách thực hành để làm bản thân mình tốt lên mà thôi. Còn các cõi kia không liên quan và cũng không quan trọng lắm. Nên mình đi sâu vào vấn đề này thì cũng không đi đến đâu. Nói theo khoa học, khi ta muốn chứng minh cái gì đó tồn tại, thì ta cũng cần có bằng chứng, và cũng như vậy, khi ta phủ nhận điều gì đó không tồn tại, ta cũng phải có bằng chứng. Ta không thể nói là do tôi không thấy, chưa gặp bao giờ thì nó không tồn tại đúng không ạ? Do vậy mình nghĩ vấn đề này nó không liên quan lắm nên ta nên gác lại sang một bên bạn nhé! Se_seSe_se 


@daohoadaochu sau khi suy nghĩ, e có nghiệm ra như thế này. Niết bàn không phải là mục đích, không phải mục tiêu phấn đấu mà nó là kết quả, là sự thật hiển nhiên. Như khi nước chảy tới khúc cong thì cong, người tới tuổi sẽ già, ly dục ly ác sẽ tới niết bàn. Phật không tham niết bàn, không cần tham niết bàn vẫn tới niết bàn, còn người phàm muốn tu thành Phật thì không nên nghĩ tới niết bàn, không cần nghĩ tới niết bàn. Không biết e hiểu như vậy có đúng không? daohoadaochu 


@se_se Mình cũng nghĩ vậy, nó là quả của các tiến trình ly dục, ly ác, ăn, ngủ, phòng hộ các giác quan, thấu hiểu về các tâm bất thiện và từ bỏ triệt để chúng. Nó là quả chứ không phải là sự mong cầu mà đạt được. AlovinciAlovinci Cho em hỏi thêm, Phật dạy làm thiện vì điều gì, nghiệp báo có vai trò gì quan trọng trong đó không? daohoadaochu 


@alovinci :
Thực ra cái trọng tâm của Phật dạy là Không làm điều bất thiện bác ạ, chứ không phải là làm điều thiện. Trong Kinh Pháp Cú có 4 câu quan trọng sau ạ:
Không làm các điều ác Gắng làm các việc lành Giữ tâm ý trong sạch Chính lời chư Phật dạy. Nghiệp báo cũng đóng vai trò quan trọng nhưng không phải tất cả, có nhiều người tham làm điều thiện để mong được nghiệp lành, cái đó gọi là tham thiện, dù sao cũng tốt hơn tham bất thiện. Nhưng cái cao nhất là cố tránh không làm các việc bất thiện. Không làm các việc ấy thì mình không bất an thôi ạ! AlovinciAlovinci 


@daohoadaochu Đúng rồi, không làm việc bất thiện. Lâu nay em vẫn loay hoay giữa những ngụy biện, giả tạo và tự tôn. Em biết thêm hướng cần phải suy nghĩ rồi, rất cảm ơn bác. daohoadaochu 


@alovinci :
Rất vui khi được chia sẻ với bác, câu hỏi của bác rất ý nghĩa! honglamsghonglamsg 


@Alovinci muốn biết việc nào là thiện hay bất thiện phải có Chánh tri kiến mới phân biệt đc. Nhiều người muốn làm việc thiện nhưng vì ko có Chánh tri kiến, làm theo cảm tính nông cạn, tưởng thiện hóa ra bats thiện. goodlinkgoodlink 


@Se_se muốn đến Niết bàn thì không đến được Niết bàn. daohoadaochu Em đi ăn cơm và chơi với vợ con chút ạ, bác nào có câu hỏi em xin phép trả lời tiếp vào thời gian sau ạ! Em cảm ơn các bác! qsilkqsilk 


@daohoadaochu Em rất thích Đạo Phật, mẹ em cũng rất đam mê( ở nhà 3 mẹ con cũng toàn ăn gạo lứt với muối vừng). Nhưng những hiểu biết còn rất hạn chế. Đọc các câu hỏi và câu trả lời của các bác em ngộ ra được nhiều điều. Vậy nếu em muốn có thêm những thông tin hữu ích và kiến thức về Đạo Phật thì nên tìm ở đâu? Nhà em ở HN. Cảm ơn bác. honglamsghonglamsg 


@qsilk daophatngaynay.com bạn nhé qsilkqsilk 


@honglamsg Cảm ơn bác! daohoadaochu 


@qsilk :
Bạn gửi vào wall mình email nhé, ở Hà Nội cũng ít có nơi chia sẻ, thỉnh thoảng cũng có một vài vị chân tu đến rồi đi. Khi nào có mình sẽ báo bạn qua email. bachnxbachnx 


@daohoadaochu bác cho mình đi gặp với nhé. email mình:Bachnx


@gmail.com. tôi có gửi message cho bác rồi. SuperSliverSuperSliver Việc các nhà khoa học say mê nghiên cứu, giải đáp và ứng dụng khoa học kỹ thuật có phải là một trong "tham - sân - si" không? Nếu phải thì Phật Giáo liệu có triệt tiêu động lực tiến bộ của loài người? Nếu không phải bác có thể giải thích rõ hơn về "tham sân si" không? goldensea8goldensea8 Đang định hỏi câu y như thế. Nhìn một người đam mê hết mình vì sáng tạo, nghệ thuật, khoa học, v.v... về tâm lý cũng không khác khi si tình là mấy, thậm chí còn bền bỉ hơn. Tất nhiên cũng có thể có lí giải, rằng xã hội phát triển chưa chắc gắn với hạnh phúc, chẳng hạn Nepal thu nhập bình quân đầu người vào hạng nghèo nhất thế giới, nhưng họ sống gần thiên nhiên và hạnh phúc? Mặc dù vậy, mình vẫn cho là hạnh phúc thực sự khi được theo đuổi đam mê, quan điểm của bạn ntn? Đã sửa bai_tu_longbai_tu_long 


@goldensea8 Nước anh nói là Butan ? goldensea8goldensea8 


@bai_tu_long Thật ra anh nghĩ đến quên hương của Phật. Bởi đợt trước có một ku ở Lumbini nhảy vào làm quen chát chít với anh, cứ gọi Phật là "Lord Buddha". Mặc dù tín đồ Phật ở Nepal hình như không phải là đa số. daohoadaochu 


@supersliver, 


@goldensea8:
Muốn thích điều gì đó là tâm tham, không muốn không thích điều gì đó là tâm sân, khi tham và sân đang diễn ra mà mình không biết, không hay, thì đó là tâm Si. Phật Giáo không triệt tiêu động lực tiến bộ của loài người, ngược lại, Phật Giáo cung cấp phương pháp nghiên cứu khoa học mới theo tiến trình nhân quả, Ví dụ, khi người ta muốn đạt được cái đích B nào đó, thay vì ham muốn, khát khao, tha thiết, người có trí tuệ xem xét các nguyên nhân tạo ra, đi đến đích B ấy, là các nguyên nhân B1,B2,B3,B4...và họ ung dung hoàn thành các nguyên nhân B1,B2,B3,B4 ấy, Kết quả ắt sẽ thành mà họ không cần phải khao khát, đam mê, tham, da diết. Họ làm việc thiện nhưng không dính mắc vào việc thiện và họ tránh xa việc bất thiện nhưng không xua đuổi phản ứng với cái bất thiện. Hạnh phúc là theo đuổi đam mê, điều gì xảy ra khi không đạt được đam mê, hầu hết chúng ta đều sầu khổ, khi đam mê nảy sinh, nó cũng nảy sinh sự thất vọng đi kèm khi các điều kiện nuôi dưỡng đam mê bị thay đổi, tâm sân sẽ nảy sinh khi tâm tham không được đáp ứng. Đó là tiến trình hoạt động tự nhiên của tâm. Khi hy vọng, mong cầu điều gì đó không được(tham) thì tâm phản ứng(sân) sẽ nảy sinh. Và hạnh phúc ấy người ta gọi là hạnh phúc có điều kiện. Được xây dựng bởi các điều kiện. Và tan hoại khi các điều kiện tạo lên nó không còn tồn tại. Một ví dụ như các đôi yêu nhau, họ say mê, tha thiết, khi chiếm hữu được nhau rồi, khi ở gần nhau. Các điều kiện tạo ra hạnh phúc kia thay đổi, và hạnh phúc kia tan biến. Hạnh phúc có điều kiện thì ngắn ngủi, luôn biến đổi, khổ đau luôn đi kèm. Vì nó không chắc chắn. Theo quy luật vô thường, goldensea8goldensea8 


@daohoadaochu Hạnh phúc là theo đuổi đam mê, điều gì xảy ra khi không đạt được đam mê, hầu hết chúng ta đều sầu khổ, khi đam mê nảy sinh, nó cũng nảy sinh sự thất vọng đi kèm khi các điều kiện nuôi dưỡng đam mê bị thay đổi, tâm sân sẽ nảy sinh khi tâm tham không được đáp ứng. Mình nhận thức được điều đó, nhưng mình nhìn nhận đó là cái giá phải trả cho tham vọng. Tham vọng nhiều thì thất vọng nhiều nếu không đạt được, nhưng ngược lại nếu đạt được thì cảm giác rất sung sướng, dù có thể ngắn ngủi. Vậy một cuộc sống nhiều thất thường lên xuống, đau khổ lẫn hạnh phúc, so với một cuộc sống an tịnh, không đau khổ, nhưng không có thăng hoa, liệu cái nào đáng sống hơn? Thật ra mình có nhận thức rõ về tham vọng và kỳ vọng. Nếu biết đặt kỳ vọng ở mức đúng đắn, thì thường là động lực rất tốt. Ngược lại, cũng cần nhận thức được rủi ro và biết buông bỏ khi kỳ vọng không được đáp ứng. Mình đặc biệt thích một số tư tưởng của Phật, chẳng hạn vô thường, khi nhận thức được thì tự khắc sẽ không cố những điều làm mình khổ sở. Về nghiên cứu khoa học nói riêng, thật ra phương pháp nghiên cứu xem xét nhân quả không phải là công cụ của riêng Phật Giáo, mà phương pháp luận khoa học phải như thế. Mình cho rằng, và thực tế nhiều nhà khoa học lỗi lạc là người thực sự đam mê và xả thân. Không phải cái gì cũng tự dưng ung dung mà đạt thành quả. Đã sửa daohoadaochu 


@goldensea8:
Đúng là có hai quan điểm, một là thà một phút huy hoàng rồi chợt tắc, còn hơn là le lói cháy ngàn năm. Cảm giác thăng hoa ấy là cảm giác thỏa mãn. Nhưng em nhớ có một vị thiền sư nổi tiếng có nói câu này:
Chúng ta luôn luôn không thỏa mãn và bất toại nguyện, ăn trái ngọt ta nhớ vị chua, ăn trái chua ta nhớ vị ngọt. Cảm giác sung sướng, thỏa mãn ấy nó chỉ tồn tại trong gang tấc, sau đó là một tiến trình khác, lại đam mê, lại khao khát,lại tìm cầu dục vọng, lại đi tìm điều gì đó để cho thỏa mãn, sung sướng, như nước biển càng uống càng thấy khát, càng thấy thèm hơn. Người giác ngộ thì khác, họ muốn ít và luôn biết đủ, sự khao khát trong tâm không còn nữa, họ hiểu rõ cái thăng hoa kia là dây trói buộc, đầu tiên là mình làm để thăng hoa, sau đó thăng hoa sai khiến mình làm. Và mình là nô lệ cho các giác quan và các khao khát của mình. Em cũng từng trải qua những cảm giác thăng hoa ấy, nick đào hoa đảo chủ này một phần nói lên điều ấy, ngày xưa khi chưa vợ con, thì cái em thăng hoa nhất là phụ nữ, có 1 cô thì muốn có cô thứ hai, có cô thứ hai thì muốn có cô thứ 3, chẳng bao giờ biết đủ, chẳng bao giờ thỏa mãn cả. Sau em phải dứt bỏ vì hiểu rằng, đó không phải là hạnh phúc thực sự. Đó là sự thỏa mãn của các giác quan. Bác cứ trải nghiệm hai trạng thái, thăng hoa và an tịnh(dù là ngắn ngủi). Tự lúc đó bác sẽ thấy cái nào bền lâu và không cần điều kiện để xây đắp hơn ạ. Còn em thì cũng thích thăng hoa chứ. Nên em vẫn chưa giác ngộ đây này goldensea8goldensea8 


@daohoadaochu À thật ra còn một ý nữa của mình và bạn 


@supersliver trên kia hỏi, đấy là vai trò của đam mê và an tịnh đối với sự phát triển cá nhân và suy rộng ra là xã hội. Chắc bạn cũng đồng ý, nền tảng văn minh chúng ta đang hưởng, là kết quả của vô vàn sự xả thân của khoa học và đam mê. Trong vài trăm năm, tuổi thọ con người tăng lên mấy chục tuổi, con người cũng không phải lao động cực khổ để kiếm miếng ăn nữa. Lại bàn về cảm giác thỏa mãn, thỏa mãn cái này lại thèm cái khác, đồng ý. Nhưng mình lại nghĩ đó mới là điều tốt trong khoa học và nghệ thuật. Khoa học cho đến nay vẫn còn nhiều điều chưa biết và dường như vô hạn, sáng tạo cũng thế. Đạt được một thành tựu làm tiền đề để khát khao điều mới mẻ hơn là động lực để không ngừng sáng tạo. Dĩ nhiên, ai bảo khi chưa đạt thành tựu thì không hạnh phúc? Bản thân quá trình tìm tòi, hoặc sáng tác, đã là hạnh phúc, thành tựu hoặc tác phẩm chỉ là thăng hoa của hạnh phúc ấy. VD về hội họa chẳng hạn, có lẽ cảm giác hạnh phúc nhất khi một người chìm đắm vào việc vẽ tranh. Nhìn mặt nào đấy, việc vẽ tranh, hoặc nghiên cứu, cũng có nét tương đồng như trạng thái thiền trong Phật Giáo. Về ý có điều kiện hay không. Như mình nói ở trước, đam mê, xả thân, luôn có giá của nó, có nghĩa là không thể không điều kiện, thậm chí hy sinh nữa. Còn về sự bền lâu, đương nhiên đam mê không bền lâu được như an tịnh, bởi nó cần năng lượng. Thế nhưng, không có nghĩa đam mê mà không an tịnh được. Chỉ có đam mê quá mức, chẳng hạn bỏ ăn bỏ ngủ, thì mới làm người ta không an tịnh. Và ngay cả trong trường hợp ấy, mình vẫn cho rằng đời người nên trải qua. Đã sửa honglamsghonglamsg 


@daohoadaochu


@goldensea8 cái này phải lý giải vận dụng cả triết lý Thân và Tâm là tổ hợp của Ngũ uẩn, và Chấp ngũ Uẩn thì Khổ mới rõ được. goldensea8goldensea8 


@honglamsg Một người khổ mà tưởng mình sướng thì là sướng hay khổ? Một người đang tưởng mình sướng nhưng ngộ ra mình khổ thì là khổ hay sướng CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa 


@supersliver mình thử trả lời bạn nhé, mình chắc là không có chuyện là tham sân si nhé bạn !!! 1 ông khoa học say mê nghiên cứu phương thuốc chữa ung thư cứu mọi người? Ông ý có tham không? Sau đó thằng bạn thân lại cướp công lấy cái phương thuốc đó đi bán lấy tiền làm giàu, kiếm 4,5 bà vợ về?Thằng này có si không? Tham sân si ít nhất không bao giờ trả lời được với kiểu câu hỏi mang tính siêu hình(MetaPhysics)/trừu tượng/áp đặt mọi người như vậy. Chính vì không thể có 1 cái chung như vậy thì người tu tập Đạo mới phải dùng Chánh nhiệm (đại loại kiểu như là xem xét và cảm nhận rõ sự việc, nhất là hiện tại - cái đang là, rồi từ cái tâm mình mà phán xét). Rồi từ Chánh Niệm vận dụng nhiều thì ra Chánh Tri Thức, Chánh Kiến vậy. Chứ không có kiểu hôm nay bảo là thế là tham sân si, rồi cứ thế mang ra quy định mọi người cứ ông nào đam mê làm gì thì là Tham. (bèo bọt cũng phải hiểu về Sự Vô Thường là Thường Biến), Thế thì nó nghe mới hợp lý phải không nào? Nói thêm về phán xét Tham:
ít phải xem xét ở cái động cơ, động lực, ngữ cảnh sự vật nhân quả trong mối liên hệ. Chứ không thì Đạo không khác gì trẻ con với người khổng lồ khi so sánh với khoa học và luật pháp! daohoadaochu 


@goldensea8 :
Thực ra thì thế này, bạn cứ theo dõi sẽ thấy một điều này:
Khi khoa học càng phát triển, cụ thể hơn nữa khi vật chất càng phát triển, con người ta càng bất thiện nhiều hơn, chiến tranh, xung đột, đất nước của tôi, niềm tin của tôi, tôn giáo của tôi. Nó làm cho con người xa cách nhau hơn. Càng tiến bộ, càng văn minh, con người càng tìm mọi cách phục vụ bản thân nhiều hơn, dục vọng và sự thỏa mãn càng phát triển. Tâm linh càng đi xuống, tỷ lệ nghịch với sự tiến bộ kia. Người ta làm mọi cách để giải trí, để thỏa mãn, và người ta hỏi các ông tu sĩ Phật Giáo kia đóng góp được gì cho nhân loại, chúng tôi ở đây đang bào chế thuốc, đang chăn nuôi, đang trồng trọt, đang chế tạo máy bay, phương tiện đi lại, còn các ông, các ông đang làm gì đóng góp cho xã hội. Các ông ngồi trầm tư mặc tưởng, sống không tiếp xúc với người đời, chẳng phát minh ra cái gì, không tạo ra của cải, các ông bảo buông xả đi, trong khi chúng tôi còn vợ con, còn tài sản, còn gia đình, còn chức tước, còn địa vị, Có những thứ đo đếm được bằng vật chất, bằng tỷ đô, bằng cái thấy được, sờ được, nắm được, còn vấn đề tâm linh, con người, cá nhân, họ không thể đo được. Một con người có nội tâm bình an, ít tham, ít sân, nếu người ấy làm quan, vị ấy có giúp gì được cho xã hội không? Một con người có nội tâm bình an, nếu người ấy làm công an, quan tòa, vị ấy có giúp gì cho xã hội không? Một con người có nội tâm bình an, nếu người ấy làm diễn viên, công chức, họa sỹ, cầu thủ bóng đá, người ấy có giúp gì cho xã hội không? Một người chồng, người cha ít sân, hiền từ, không ngoại tình, có dạy dỗ được vợ con không? Đam mê thúc đẩy phát triển xã hội bằng cái ta nhìn thấy được, an tĩnh âm thầm giúp, ta rất khó thấy, do vậy, để thấy được sự đóng góp cho xã hội. Ta phải nhìn nó bằng con mắt âm thầm, an tịnh. Ta không thể lấy thước đo của sự phát triển thông thường như tiền bạc, danh vọng, sản phẩm để đo đếm. Cái đóng góp bằng tâm thì chỉ cảm nhận được bằng tâm. Đó là sự đóng góp về con người, nói theo công ty thì là sự đóng góp về NHÂN SỰ! Đã sửa TKMTKM 


@daohoadaochu Em thì nghĩ rằng, mức độ hạnh phúc của một người bình thường trong xã hội hiện đại, so với một người như thế trong xã hội trung cổ hay nguyên thủy thì chắc là cũng bằng nhau. Lúc nào họ cũng theo đuổi một cái gì đó, đạt được thì lại muốn một cái khác cao hơn, rồi lại cứ thế tiếp mãi không ngừng. Như vậy chứng tỏ sự phát triển của xã hội và khoa học không thực sự giúp cải thiện mức độ hạnh phúc, mức độ hài lòng của con người với cuộc sống. Nhưng nếu như vậy thì xã hội có cần thiết phải phát triển không? Tương tự như vậy, mọi thứ đều vô thường, cái chết cũng là điều tất yếu, vậy một người chọn không sống tiếp, mà tự sát để chấm dứt mọi khổ thì hành động đúng sai như thế nào? goldensea8goldensea8 


@daohoadaochu Mình biết cuối cùng bạn cũng đi đến ý đó. Và đấy cũng là vấn đề mình và nhiều người quan tâm - hạnh phúc là gì, đau khổ là gì. Mình cho rằng Đạo Phật góp phần giúp trả lời phần nào những câu hỏi ấy, đấy là sự bình tâm thanh thản, hạn chế kỳ vọng (mình dùng từ đơn giản cho dễ hiểu hơn),... Thế nhưng một con sư tử sinh ra trong chuồng thú, không phải lo săn bắt, liệu có sướng hơn một con sư tử hoang dã. Một người ở Bắc Triều, sinh ra và lớn lên vẫn nghĩ dòng họ của Kim Jong Un là thần thánh, liệu có đau khổ hơn một người ở Bắc Âu, được làm mọi thứ mình muốn, đi mọi nơi mình muốn, và nói ra mọi điều mình suy nghĩ. Cái sự sướng khổ, phải chăng chỉ là trạng thái tâm lý. Nói ai hạnh phúc hơn ai có lẽ không thể khách quan được vì bạn luôn phải áp đặt chuẩn hạnh phúc của mình vào đó. Thế nhưng, với mình. con sư tử nên là con sư tử tự do dù nó phải vất vả mới kiếm được miếng ăn. Con người nên là con người không ngừng sáng tạo, cho dù họ phải trăn trở để mất đi tâm an tịnh. Nói chung lại, không phải mình phủ nhận vai trò và những giá trị của Phật Giáo. Nhận ra ngọn nguồn của sự khổ sở, nắm được bản chất vô thường của vạn vật, sẽ giúp người ta thay đổi nhận thức theo hướng tích cực, sống đỡ ích kỷ hơn, có thể điều chỉnh được kỳ vọng, tham vọng của mình... Thế nhưng mình không cho là mọi giáo lý Phật Giáo là chân lý hoàn toàn để có thể áp dụng bừa bãi. Phật cũng là người, ngộ ra nhiều chân lý qua quá trình tu tập, nhưng nhiều giá trị xã hội và tri thức thời đó khác với thời đại ngày nay. Và cũng như mọi hệ thống triết học cổ đại, thì đều có những hạn chế. Tìm hiểu Đạo Phật cùng với những hạn chế đó, có lẽ mới đúng với lời Phật dạy trong kinh Kalama? Đã sửa daohoadaochu 


@goldensea8, 


@tkm:
Em hiểu ý bác, ý bác là đối với một con sư tử, săn mồi là hạnh phúc, tự do là hạnh phúc, không thể áp đặt niềm hạnh phúc này sang niềm hạnh phúc khác. Quan điểm này áp đặt sang quan điểm khác. Đúng không ạ? Nhưng khi bác buồn, thì nỗi buồn ấy không thể gọi đó là nỗi buồn của Phật Giáo, hay nỗi buồn Thiên Chúa Giáo, hay nỗi buồn của Hồi Giáo. Nỗi buồn đó là nỗi buồn của con người, không phân biệt màu da, tôn giáo, vị trí địa lý, giai cấp, địa vị. Nỗi buồn ấy là nỗi buồn chung (lý do buồn thì khác nhau) nhưng tâm trạng buồn thì giống nhau. Ai từng buồn bã, tuyệt vọng, đau khổ sẽ thấy, nước mắt, nỗi buồn dù hoàn cảnh sống khác nhau, lý do khác nhau nhưng tâm trạng buồn thì giống hệt nhau. Cũng vậy, Phật Giáo là khoa học về tâm, về khổ, Phật Giáo không áp đặt quy chuẩn hạnh phúc là gì và bắt mọi người chui vào một khuôn mẫu, hay cố gắng đạt được khuôn mẫu ấy. Mà là tìm nguyên nhân của khổ, từ bỏ nó, là một nhà khoa học nghiên cứu về tâm, nhưng khác các nhà tâm lý hay các nhà thần kinh học. Sau khi tìm ra nguyên nhân, thì giai đoạn quan trọng nhất là giai đoạn từ bỏ. Và làm thế nào để từ bỏ một cách đúng đắn. Phật Giáo không đi nghiên cứu Hạnh Phúc là gì, mà ngược lại, đi tìm nguyên nhân của đau khổ, và từ bỏ các nguyên nhân gây ra đau khổ. Rất đồng ý với bác nói ai sướng hơn ai, ai hạnh phúc hơn ai rất khó nói. Do quan niệm của mỗi người. Nhưng khi bác từ bỏ các nhân bất thiện nhiều hơn, thì bác càng bớt khổ hơn, càng bớt khổ, bác càng hạnh phúc hơn, và hạnh phúc hơn so với chính bác(khi làm việc bất thiện) chứ không phải so với người khác. Phật Giáo không so sánh mình với người khác, mà so sánh niềm hạnh phúc của mình với chính mình. Khi mình không làm việc bất thiện thì mình hạnh phúc hơn so với khi mình làm việc bất thiện. Chỉ có niềm hạnh phúc của mình so với chính mình mới là cái đáng để mình quan tâm và theo đuổi, không phải so với niềm hạnh phúc của người khác. Theo quan điểm người khác. Không có mẫu số chung cho các trường hợp riêng. daohoadaochu 


@tkm :
Tự sát là hành động sát sinh, bất thiện, quả của nó là đau khổ bác ạ. Là sai hoàn toàn! goldensea8goldensea8 


@daohoadaochu Giờ thì mình đồng ý với bạn SuperSliverSuperSliver 


@goldensea8 Nói chung trong vấn đề này bác 


@daohoadaochu hoặc là đưa ra những vấn đề vượt quá tầm hiểu biết của em với bác (bác đọc thêm mấy cmt phía dưới của bác ấy về các hạt cơ bản trong vậy lý) hoặc đơn giản là bác ấy chưa thể thuyết phục được chúng ta. Em nghiêng về điều thứ hai, quan điểm của em thì giáo lý Phật Giáo là một trong số rất nhiều cánh cửa cho con người chọn lựa trong quá trình phát triển của mình, họ có thể sống đam mê cháy bỏng với ước mơ của mình, hoặc khi bỗng thấy mệt mỏi họ có thể đến với Phật để an tâm, đây hoàn toàn là lựa chọn cá nhân và không cần cũng như không nên khuyến khích, áp đặt. Nếu một cá nhân lựa chọn sống với đam mê của mình họ dù thành công hay không thì họ cũng đã là một phần của vòng xoắn ốc tiến lên gắn với sự phát triển của loài người, còn nếu họ tìm đến Phật Giáo thì họ trở thành vòng tròn nhỏ ở bên đường xoắn ốc đó, tách biệt với nó, thậm chí họ còn có thể quan sát và hiểu được vòng xoắn ốc nhưng họ không tham gia vào nó vì đối với họ việc đi lên hay đi xuống của vòng xoắn đó không phải là thứ họ quan tâm và truy cầu. daohoadaochu 


@supersliver :
Đúng vậy, họ đi con đường xuất ly khỏi thế gian và hoàn toàn khác với con đường thế gian, con đường của họ là con đường phát triển cá nhân, và nếu có đóng góp gì cho xã hội, thì đó là sự đóng góp thêm một người tốt hơn cho xã hội. Còn người tốt hơn ấy có thể làm gì hay tham gia gì trong xã hội thì tùy theo năng lực của họ và nguyện vọng của họ. Có thêm một người tốt hơn thì xã hội bớt đi những mối lo về các xung đột hơn, họ là một tế bào, thì tế bào ấy mạnh khỏe hơn thì cơ thể ít bệnh tật hơn. Vâng kiến thức em còn hạn chế rất nhiều nên có những cái em chưa giải thích hết được. Bác thông cảm nếu có gì em chưa giải đáp được cho bác em xin hẹn lần khác nhé goldensea8goldensea8 


@supersliver Mình đánh giá cao Phật Giáo ở triết lý sống an nhiên và hài hòa. Phật Giáo không như các tôn giáo khác, khi du nhập vào một quốc gia thì phủ nhận sạch trơn tôn giáo hoặc niềm tin bản địa như Kito hoặc Hồi giáo. Phật Giáo ở Việt Nam gắn liền với tập tục thờ cúng tổ tiên, ở Nhật thì kết hợp hài hòa với Thần đạo. Tuy thế mình không đánh giá Phật Giáo ở mức cao đến bao trùm mọi thứ, có thể thay đổi nhưng không thèm quan tâm thay đổi đâu. Thực tế Phật đã không truyền đạo cho đệ tử nếu ông không muốn thế giới tốt đẹp hơn. cuddangcuddang 


@tkm Em cũng nghĩ vậy! Em nghĩ nên xem lại khái niệm "tiến bộ khoa học, văn minh", Em nghĩ khoa học sẽ đi về hướng phát hiện ra nhiều điều mà loài người đã biết từ rất lâu nhưng đã bị chính cái biết đó hủy hoại, nên "khoa học, văn minh" có lẽ là một vòng tròn, nên không thể nói điểm nào là "tiến bộ" hơn điểm nào. honglamsghonglamsg 


@daohoadaochu Đạo Phật không dùng từ hạnh phúc hay sung sướng. Đạo Phật dùng từ An lạc ngay bây giờ và tại đây. Từ An lạc chỉ có người nào từng trải qua mới hiểu đc, không thể dùng từ ngữ giải thích cho người chưa trải nghiệm hiểu đc. Cũng giống như 1 người đã ngủ với Ngọc Trinh đi giải thích với người chưa đc ngủ là nó sướng như thế nào. TKMTKM 


@daohoadaochu Nhưng tự sát là hành động kết thúc, vậy thì làm gì còn quả nào sau đó nữa hả bác? daohoadaochu 


@tkm :
Em copy lại đoạn em viết trả lời bạn khác:
Thuở xưa có hai quan niệm:
- Quan niệm thường kiến:
Cho rằng có một linh hồn luân chuyển hết từ đời này đến đời khác, hết kiếp này sang kiếp khác - Quan niệm đoạn kiến:
Cho rằng chết là hết, không có đời này đời sau, không có linh hồn. Cả hai quan niệm trên đều là cực đoan, quan điểm đầu tiên cho rằng có cái gì đó thường tồn, vĩnh hằng, còn Đức Phật chỉ ra vạn vật vô thường, mọi thứ luôn mới, cái sau kế thừa cái trước nhưng không phải cái trước. Quan điểm thứ hai cho rằng không có đời này đời sau cũng là cực đoan, Đức Phật chỉ ra rằng có đời này đời sau nhưng hai đời liên kết với nhau bằng quan hệ nhân duyên, nhân này + duyên này dẫn đến kết quả kia. Hai cái tuy là mới khác nhau nhưng có liên hệ với nhau. Quan niệm cho rằng chết là hết, là quan niệm đoạn kiến, Đức Phật chỉ ra rằng có đời này đời sau, chỉ khác cái là cái người ở đời sau ấy kế thừa các NHÂN của người đời trước, hai người khác nhau và có liên quan đến nhau qua mối quan hệ nhân duyên, và người đời sau ấy thì thọ nhận cái QUẢ của người đời trước. Ví dụ QUẢ của việc sát sinh là sinh làm người khiếm khuyết các giác quan:
ví dụ như người khuyết tật. Đó là quy luật về nhân duyên. darkera13darkera13 


@daohoadaochu Đoạn này em hơi bối rối một chút. Tại sao người đời sau lại phải nhận quả của người đời trước, trong khi bản thân người đời sau ấy còn không cảm nhận được sự tồn tại của mình đời trước. Như vậy có phải là quá bất công không? Và nếu nhân quả như thế thì có ý nghĩa gì? Phật lý giải về điều này thế nào? Đã sửa daohoadaochu 


@darkera13 :
Giống như bác gieo trồng một cái cây năm bác 1 tuổi, năm bác 2 tuổi bác ra ngồi dưới bóng mát của cây đó. Thế thì cái người năm 2 tuổi ấy khác so với người năm 1 tuổi, các tế bào đã thay da đổi thịt không biết bao lần, cả về vật chất lẫn tinh thần, đều khác so với khi xưa. Nhưng bác có công nhận là cái việc cách đây 1 năm nó có liên quan đến việc bác ngồi hưởng thụ bóng mát không? Như vậy có công bằng không? Mặc dù mình không là họ, nhưng mình thừa hưởng thành quả từ họ. Mình là cái mới, nhưng nó kế thừa từ cái cũ, chứ không phải là cái cũ. Việc mình nhận thức được mình có tồn tại đời trước hay không không liên quan đến việc mình có nhận quả hay không. Nhân quả là quy luật vũ trụ, nó không liên quan đến việc mình có biết hay không biết có nó. Mình thích hay không thích thì nó vẫn đến. Nằm ngoài nhận thức và ý chí của mình. Do vậy Phật mới dạy cố gắng tránh xa các việc bất thiện là vì vậy. Để đến lúc thọ nhận thì mình đỡ băn khoăn sao tôt lại đáng bị vậy, nếu tôi bị vậy thì chắc chắn tôi đã làm một việc gì đó xấu. Không biết là bao giờ. Nhưng chắc chắn là có. Đã sửa darkera13darkera13 


@daohoadaochu Cảm ơn bác, em cũng hiểu thêm nhiều điều. Tuy nhiên nhân quả từ kiếp này sang kiếp khác thì em thực sự không dung nạp được, chỗ này em thấy nó rất khiên cưỡng. daohoadaochu 


@darkera13 :
Ví dụ như bác năm nay 25 tuổi chẳng hạn, 25 tuổi ấy là thành quả của việc học tập rèn luyện từ lúc 1 tuổi, 2 tuổi, 3 tuổi, 4 tuổi..... Đời này hay đời sau chỉ là thời gian đơn vị thôi mà bác. Nó chỉ ngăn cách nhau bởi một cái chết. Bây giờ bác bỏ cái chết sang một bên. Coi như bác sống đến năm 1 tuổi, không chết, thì quy luật nhân quả nó vẫn tiếp diễn đến năm 11 tuổi, 12 tuổi, 13 tuổi, giả sử con người không chết, quy luật ấy cứ tiếp diễn mãi, tuổi sau thừa hưởng các thành quả của tuổi trước từ nhận thức, sức khỏe, hành vi và bị chi phối bởi các tích lũy hành động của tuổi trước. Nó rất dễ hiểu mà. Nói đơn giản hơn. Bác đang yêu một cô gái --> Do gặp cô ấy trong thang máy --> Do hôm đó Sếp bảo bác ra ngoài đi gặp khách hàng --> Do trước đó ông khách hàng gọi điện cho sếp cần tư vấn ---> Do trước đó sếp bác quen ông khách hàng ở hội thảo. Cuối cùng, truy ngược nữa thì nó ra rất nhiều cái nhân dẫn đến việc bác yêu cô gái kia. Tóm lại cái nhân gần nhất thì do gặp cô ấy trong thang máy. Còn cái nhân xa tít thì là do sếp bác quen ông khách hàng ở hội thảo. Nghe thì chẳng liên quan gì đến nhau. Ấy vậy mà nó làm cho bác gặp và yêu cô gái. Nhân quả đời này đời sau cũng vậy, truy ngược trong 1 tuần thôi thì cái nhân quả ấy đã rất là rắc rối rồi, huống chi vài năm, vài chục năm, vài trăm năm. Nên nó rất là khiên cưỡng. Khó hiểu. darkera13darkera13 


@daohoadaochu Cảm ơn bác đã tận tâm giải thích. Với việc này em sẽ tư duy và tìm hiểu thêm, chứ nhất thời chủ quan là em khó thông được ạ. daohoadaochu 


@darkera13 :
Thực ra đoạn này là đoạn thực hành và trải nghiệm của mỗi cá nhân, em đã khiên cưỡng giải thích bằng lý thuyết thật. Chúc bác thẩm định được bằng những trải nghiệm trực tiếp! darkera13darkera13 


@daohoadaochu Nhân quả thì ít nhiều em hiểu rồi, nhưng cái việc đời này kiếp khác thì em khó thông vì nếu không biết đời trước làm gì thì sao biết được những quả mình nhận được ở kiếp này (thậm chí ngay từ sơ sinh) là do mình gieo nhân từ đời trước. Cái này thực sự làm em bối rối. NguyenKHNguyenKH 


@daohoadaochu , Tôi không hoàn toàn đồng ý với ý này của bác:
" Khi khoa học càng phát triển, cụ thể hơn nữa khi vật chất càng phát triển, con người ta càng bất thiện nhiều hơn, chiến tranh, xung đột, đất nước của tôi, niềm tin của tôi, tôn giáo của tôi. Nó làm cho con người xa cách nhau hơn. Càng tiến bộ, càng văn minh, con người càng tìm mọi cách phục vụ bản thân nhiều hơn, dục vọng và sự thỏa mãn càng phát triển. Tâm linh càng đi xuống, tỷ lệ nghịch với sự tiến bộ kia." - Theo tôi thì xã hội càng văn minh thì con người càng có nhiều điều kiện tiếp thu tri thức, mà tri thức là một cái gốc của việc thiện - đó là phát triển về giá trị tinh thần. Việc phát triển về vật chất thì bác nói trên rồi, còn hệ quả của nó là chiến tranh, xung đột, làm xa cách... rõ ràng là do cái tham sân si của những kẻ cơ hội đã lợi dụng nó, và do những tầng lớp người dân chưa hiểu hoặc hiểu sai giá trị của sự phát triển kia mà ra. Thực tế thì dù ở thời mạt pháp nhưng tôi vẫn thấy có những người lại biết quay lại phát triển những giá trị tinh thần, như nhiều người đã comments trong đây chẳng hạn. Như vậy phải chăng quy luật của sự tiến hóa là cái tốt và cái đối lập với nó vẫn phát triển cùng nhau - chứ không phải có tỉ lệ nghịch; cũng như trong đổ nát hoang tàn vẫn luôn có những mầm sống mạnh mẽ nhất đang vươn lên!? daohoadaochu 


@nguyenkh :
Vâng ý em nói là khi càng phát triển thì nhu cầu hưởng thụ của con người càng cao, càng hưởng thụ thì chúng ta càng bị dục vọng chi phối. Càng có ít phương tiện giải trí, con người ta càng thiện hơn, Em đồng ý với bác là vẫn còn nhiều người quá tốt, nhưng số ít và giảm dần đi.Cái này chỉ là ý kiến chủ quan của em thôi bác ạ. goodlinkgoodlink 


@daohoadaochu Chỉ có niềm hạnh phúc của mình so với chính mình mới là cái đáng để mình quan tâm và theo đuổi, không phải so với niềm hạnh phúc của người khác. Theo quan điểm người khác. Không có mẫu số chung cho các trường hợp riêng. Con người là một thực thể của xã hội nên không thể tách rời mối quan hệ với các thực thể khác. Nếu hạnh phúc của mình thay đổi tích cực nhưng lại làm hạnh phúc của người khác tiêu cự đi thì nên hiểu thế nào? Ví dụ các vị đi tu lánh xa đời thì các vị đó cúng sẽ làm người thân buồn khổ. ntmj27ntmj27 Bạn bình luận sao về câu nhận xét:
"Đạo Phật thực ra là đạo lừa mình lừa người" hay "Tôn giáo là gông xiềng của nhân loại tự đeo lên cổ mình" ? Đã sửa daohoadaochu 


@ntmj27 :
Khi người ta không hiểu, thì người ta hay nhận xét như vậy, khi người ta tìm hiểu người ta sẽ nhận ra. Trước kia em cũng có quan điểm như vậy. Nhưng khi em tìm hiểu thì em mới hiểu, à, hóa ra mình chưa tìm hiểu một cách nghiêm túc, và mình cũng chưa thực hành đúng một cách sâu sắc. Do vậy nên em hiểu vì sao người ta cho rằng như thế. honglamsghonglamsg 


@ntmj27 Đạo Phật không phải là tôn giáo, và không giống với bất cứ tôn giáo nào hiện nay đang tồn tại trên trái đất này. CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa 


@ntmj27 mình thấy chính câu nhận xét đấy là câu lừa mình lừa người! nó trả đưa ra lý do vì sao là lừa? bằng chứng là lừa? căn cứ khoa học luật pháp là lừa? Lừa ai? Lừa ở chỗ nào? Lừa mất cái gì? Giá Trị Bao tiền? lukenguyenlukenguyen mình muốn tìm hiều thêm về Đức Phật và Phật Giáo, bạn có thể chia sẻ tài liệu không ? daohoadaochu 


@lukenguyen :
Bác đọc cuốn sách này là cuốn sách cơ bản, giản dị nhất về Đạo Phật ạ:
https://ltus.me/epm lucthuytinh1lucthuytinh1 Theo bạn thì Niết Bàn ở đâu..........? daohoadaochu 


@lucthuytinh1 Ở trên kia mình đã trả lời một bạn rồi mình xin phép copy lại:
Niết Bàn là trạng thái tâm hoàn toàn vắng bóng các tâm bất thiện, nó đoạn diệt hoàn toàn các tâm bất thiện. Tâm không bao giờ khởi bất kỳ một chút tâm bất thiện dưới bất kỳ hoàn cảnh nào. Là sự đoạn diệt mọi khao khát và thèm muốn ngủ ngầm, là sự đoạn diệt mọi tâm phản ứng ngủ ngầm và vi tế. Là trạng thái tâm sáng suốt và quân bình. lucthuytinh1lucthuytinh1 


@daohoadaochu Niết Bàn có mặt ngay trong giây phút hiện tại. daohoadaochu 


@lucthuytinh1 :
Đấy trong Đạo Phật gọi là hiện tại lạc trú, một pháp tu mà thầy Nhất Hạnh đang triển khai ở phương Tây, không phải Niết Bàn bạn ạ. lucthuytinh1lucthuytinh1 


@daohoadaochu niết bàn không phải là cảnh giới, mà nó là trạng thai tâm thanh tịnh , vì vậy bạn không cần tìm đâu xa xôi , nếu bạn thanh tịnh bạn ở cảnh giới nào cũng thanh tịnh ,ngay giờ phút hiện tại tâm bạn thanh tịnh thì ngay giờ phút này là niết bàn .Để tâm thanh tịnh thì tâm bạn phải loại trừ hết tham , sân , si , để trừ tham ,sân , si bạn phải hiểu được duyên khởi , vô thường và vô ngã , nhân và duyên , sinh và diệt, . Bạn không cần tìm đâu xa xôi , phật ở ngay trong bạn ,ngồi xuống quán chiếu thì trí tuệ sẽ hiện hữu . anonymous72anonymous72 Lao Động:
Lý luận kiểu "hàng tôm hàng cá" của sư trụ trì uống rượu tây | Phóng sự | laodong.com.vn Anh có thể cho em một nhận xét về nội dung lời nói của nhân vật chính trong bài này không ạ? https://ltus.me/MBU daohoadaochu 


@anonymous72 :
Người này không phải là một vị tu sĩ Phật Giáo, chỉ có chiếc áo! honglamsghonglamsg 


@anonymous72 cũng có học đc đôi chút Đạo Phật, nhưng kiến thức chắp vá, thiếu căn bản. fabio1989fabio1989 Chào bác! Em có một bà chị rất thân, trong một lần đi áp vong cùng người khác thì "bị nhập" bác có thể lí giải điểu này qua Phật pháp như thế nào, em không mê tín nên rất khó hiểu, phải chăng là họ bị hiệu ứng kiểu như thôi miên hay là có thật một trường nào đấy ? Khi về tới nhà người nhà bảo còn bị "theo về" chứ ko riêng ở nơi áp vong! daohoadaochu 


@fabio1989 :
Các cõi giới trong Kinh đều có thật, nhưng, những hiện tượng tâm linh ấy không phải là mục đích của Đạo Phật, nó không có ích gì cho việc giảm bớt các tâm bất thiện cho mình và người. Nên Phật không đề cập đến và không nói sâu đến. Phật chỉ dạy giữ Giới cơ bản thì đi lên còn không giữ Giới thì đi xuống trên con đường phát triển bản thân. Do vậy mình không đi sâu vào các hiện tượng tâm linh ấy bạn nhé. fabio1989fabio1989 


@daohoadaochu thank bác thich_khongthich_khong thường ở các cổng chùa hay có 2 cụm từ:
Từ bi- Hỉ xả và Từ bi- Trí huệ vậy theo bác thì cụm từ mang tầm bao quát hơn? Bác nghĩ gì về chữ TĨNH trong Đạo Phật? Ở góc độ triết lý Phật Giáo, bác quan niệm thế nào về cơ thể và linh hồn của mình? Đã sửa daohoadaochu 


@thich_khong Câu hỏi của bác cực kỳ rộng lớn đấy ạ. 1) Cụm từ Từ Bi Hỷ Xả là bao quát hơn, đó chính là Tứ Vô Lượng Tâm trong Đạo Phật, có tâm từ không hại mình, hại người, có tâm bi là tâm thương xót người khác, có tâm hoan hỷ khi làm việc thiện và thấy người khác làm việc thiện và có tâm xả khi không chất chứa trong lòng các ưu phiền (Em giải thích một cách dân gian). 2) Trong Đạo Phật chữ Tĩnh chính là chữ Định, là trạng thái tâm khi tâm an trú trên một đề mục hành Thiền nào đó, ví dụ bác ngồi xuống, quan sát và dõi theo hơi thở ra vào xúc chạm nơi lỗ mũi trái hay phải đều đươc, cứ dõi theo hơi thở ra vào ấy liên tục, thở vào biết thở vào, thở ra biết thở ra, thở dài biết thở dài, thở ngắn biết thở ngắn, tâm gắn trên đề mục ấy thì tâm được an ổn, tâm có tĩnh lặng, gọi là Tĩnh hay Định. Tĩnh là không chuyển động. Tĩnh ở trạng thái trí tuệ cao hơn là luôn quan sát bản thân mình, khi tham, biết mình có tham, không bị tâm tham cuốn đi, khi sân biết mình có sân, không bị tâm sân cuốn đi, và từ bỏ tâm tham và sân ấy, trong Đạo Phật gọi đó là Chánh Niệm, tâm không bị các bất thiện pháp kéo đi mà luôn an ổn trước các bất thiện ấy. Gọi là tĩnh. 3) Đức Phật quan niệm về cơ thể của con người do 32 thể trược tạm gọi là bộ phận:
như tóc, răng, da, máu, mủ, ruột, gan, nước, xương, gân, thịt........ 32 bộ phận ấy được cấu tạo từ 4 nguyên tố chính là Tứ Đại:
Đất, Nước, Lửa, Gió. Ví dụ cái gì cứng và mềm là Đất, cái gì tuôn chảy và kết dính thì là Nước, cái gì nóng và lạnh thì là Lửa. Các 4 nguyên tố chính ấy được tạo nên bởi các hạt Kalapas, là hạt nhỏ nhất không phân chia được, mà Vật Lý ngày nay mới tìm ra một hạt gọi là hạt Gig thì phải. Nhưng hạt Kalapas này các thiền sư khi giác ngộ thì khám phá ra nó là các hạt cực nhỏ sinh và diệt liên tục trong các đơn vị thời gian nhỏ nhất. Khoa học vẫn đang đi tìm hạt này còn các Thiền Sư khi giác ngộ thì thấy nó trực tiếp. Ví dụ trong 1/tỷ giây hạt này sinh và diệt liên tục nên Đạo Phật gọi đó là vô thường. Cơ thể con người luôn mới. Linh Hồn cũng vậy, nó được tạo bởi các tiến trình tâm nhanh gấp 17 lần hạt cơ bản kia. Trong Vi Diệu Pháp Phật dạy tâm sinh và diệt nhanh gấp 17 lần hạt sắc tố kia. Linh Hồn được tạo ra bởi ảo tưởng có một cái gì đó trường tồn và vĩnh cửu. Thực ra nó không tồn tại và là sản phẩm của tưởng tượng của tâm trí. AlovinciAlovinci 


@daohoadaochu Bác không nên gán vào các khái niệm khoa học khi chưa hiểu rõ nó. daohoadaochu 


@alovinci :
Vâng em chỉ so sánh sự tương đồng khi khoa học nghiên cứu về các hạt cơ bản thì bên Đạo Phật cũng nghiên cứu nó, và gọi đó là nghiên cứu về Sắc(bao gồm các hạt, các vật chất), bên cạnh đó nghiên cứu các tiến trình hoạt động của Danh(Tâm). Nhưng dưới hình thức khác. Không phải đi tìm hạt gì để công bố mà thấy nó sinh và diệt một cách vô thường và thấy nọi thứ sinh ra đều tan biến ngay lập tức nên nó là KHỔ. Khổ ở đây là sự cưỡng bức bị sinh và diệt đi. CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa 


@thich_khong 1. Giống câu hỏi anh chồng hỏi cô vợ:
em yêu anh hơn hay là yêu con hơn 2. TĨNH chắc không phải là ĐỘNG. 3. Đọc ở đâu đó, có 1 câu chuyện Phật Giáo, người thầy trồng cái hạt giống trong cái chai thủy tinh, sau đó nó lớn không thể rút ra khỏi chai thủy tinh được, người thầy liền đố các học trò xem là cái cây đã ra khỏi chai thủy tinh chưa, phần kết có mà bạn tự tìm hiểu thêm nhé thich_khongthich_khong 


@coquaidamta giống như chiếc áo sử dụng hoài thì sẽ bị cũ vá rách, cần phải bỏ đi và mặc một chiếc áo mới vào Đã sửa CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa Một câu hỏi để suy tư:
Chắc hẳn ai cũng đọc làu làu truyện kiếm hiệp Kim Dung, và có quan tâm thì cũng rõ là Kim Dung cũng dùng nhiều triết lý Đạo Phật trong truyện của mình từ cốt truyện đến cách đặt tên chiêu thức. Có một điểm cũng đáng để chúng ta ngồi cà phê vỉa hè suy ngẫm, chém gió cũng được "vài trống canh", đó là con đường diệt khổ diệt dục (Bát Chánh Đạo) hãy tìm hiểu liệu diệt dục là diệt hết dục chăng là giác ngộ chăng ??????????????????. Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, Nhạc Bất Quần đã CUT HIS OWN TINY LITTLE BIRD (tự thiến) để luyện thành Tịch Tà Kiếm Phổ mà cuối cùng vẫn bại dưới tay Lệnh Hồ Xung. Hành động tự thiến ẩn ý cho việc diệt dục mà Lệnh Hồ Xung suốt ngày rượu chè ăn uống linh tinh (nếu ở Việt Nam chắc viêm gan lâu rồi mà lại thắng thằng Nhạc Mất Quần??? Rồi thêm Đông Phương Thất Bại nữa??? Vì sao lại thế? Diệt Dục liệu có phải là Diệt Tình Dục- Tình Yêu? Cái Khoái của uống chén rượu ngon với bạn hiền? Cái khoái của ăn món ngon người yêu nấu? Cái khoái của việc thấy thằng hàng xóm đáng ghét dẫm phải c** chó mà vì diệt dục không dám cười khoái trí hahaha? Tác Giả của Nhật Ký của Sa Tăng(truyện nhảm tàu kiểu hài hước) cũng đã đưa ra một câu hỏi tương tự (ai chịu khó đọc hết sẽ thấy). chuvantaichuvantai 


@coquaidamta Em thấy hơi mâu thuẫn ở chỗ, họ Nhạc diệt dục này để thõa dục khác sao bác cho đó là tìm đường giác ngộ? Xem mấy comment của bác thấy em giống bác ở chỗ, muốn tâm an tịnh nhưng vẫn khoái phong lưu tiêu sái, mình vẫn còn cái tham rất bự là tham chơi, phải ko bác Đã sửa CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa 


@chuvantai đợi mãi cũng có người đáp . Mình chắc bạn cũng có nghiên cứu lâu Đạo Phật nên mình mới dám trả lời! Cái việc mà Nhạc Bất Quần tự thiến để luyện Tịch Tà (đỉnh cao võ học) nó đúng là dục khác, nhưng mà theo góc nhìn Đạo Phật nó là ranh giới giữa Tỉnh và Mê, giữa Giác Ngộ và chưa giác ngộ, nó là cái dục mạnh mẽ nhất, đó là dục được giải thoát đối với người theo đạo, ham muốn được giải thoát. Còn ham muốn giải thoát thì còn chưa giải thoát!!!! Khi đã diệt được tất cả các dục, thì đấy là cảnh giới cuối cùng !!! chuvantaichuvantai 


@coquaidamta suy lệch ra, trong kiếm pháp, Lệnh Hồ Xung đã đạt cảnh giới khi đi bỏ được được cái mê chiêu thức, mê kiếm phổ? CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa 


@chuvantai lệnh hồ xung thì mình nghĩ biểu hiện cái phần người nhất! không thể nói là giác ngộ! nhưng liệu có đáng để giác ngộ như mọi người quan niệm không thôi! có điều kiện thì đọc nhật ký sa tăng đi, toàn nhảm thôi, nhưng trong đó có 1 chương trích của 1 tác phẩm được giải thưởng lớn gì gì đó của văn học trung quốc! Có đoạn đại ý mô tả cảm xúc Đường Tăng khi giác ngộ ! Còn mình thì trích bác Tản Đà nói:
"người mà không chán thì khác mẹ gì lợn!"" hahah CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa 


@chuvantai phong lưu tiêu sái thì có gì khoái hơn hả bác ? chắc chỉ có giác ngộ + phong lưu tiêu sái mới hơn được ? CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa 


@chuvantai 1 chén rượu tâm mời bác cho câu phong lưu tiêu sái honglamsghonglamsg 


@CoQuaiDamTa nhiều người cứ tham giác ngộ giải thoát rồi ép mình, gò người vào khuôn khổ. TuDieuTuDieu Mail của em là:
manh.nhatcuong


@gmail.com. Em ở HN ạ. Anh có thể chỉ cho em biết đến đâu để gặp được bậc chân tu, để học được Chánh Pháp. Khi nào có những bậc ấy ở HN anh có thể báo cho em biết mới ạ. Lành thay những chia sẻ của anh. daohoadaochu 


@tudieu Cảm ơn em, anh sẽ ghi lại email của em. Nếu có thể em comment vào wall của anh để sau anh tìm cho dễ hơn nhé. daicahebdaicaheb E muốn hỏi về sát sinh. Việc chúng ta giết gà, lợn ăi thịt hàng ngày có gọi là sát sinh ko? Có người nói Phật Giáo gọi đó là hoá kiếp, chấm dứt đau khổ cho chúng ở kiếp này có đúng ko? Các nhà sư ăn chay là ăn rau củ quả mà e nghe nói theo Đạo Phật 1 cọng cỏ cũng là sinh linh vậy có phải nhà sư cũng sát sinh ko? Đã sửa daohoadaochu 


@daicaheb :
Sát sinh có các chi sau, khi hội tụ các điều kiện sau thì gọi là sát sinh 1) Sinh vật có mạng sống 2) Biết sinh vật có mạng sống 3) Có hành động giết, tước đoạt sinh mạng ấy 4) Sinh vật ấy chết vì hành động ấy. Khi 4 chi này hình thành, thì tội sát sinh được cấu thành bạn ạ. Khi thiếu 1 chi nào đó thì không gọi là sát sinh mà gọi là hoen ố giới sát sinh. Cọng cỏ không phải là sinh vật có mạng sống, do vậy thiếu chi đầu tiên nên không gọi là sát sinh. Nhưng trong Giới Luật Đức Phật cũng cấm các vị Sư nhổ cỏ và chặt cây. Vì nó liên quan đến lòng Từ. daicahebdaicaheb 


@daohoadaochu Vậy còn khái niệm hoá kiếp trong Đạo Phật thì ntn vậy bác? daohoadaochu 


@daicaheb :
Trong Đạo Phật không có khái niệm hóa kiếp, hóa kiếp là tâm bất thiện ngụy tạo ra để biện giải, biện minh cho các hành động của mình darkera13darkera13 


@daohoadaochu Phật lý giải thế nào về cái gọi là mạng sống, vì em vẫn không hiểu sao cây cỏ thì không coi là mạng sống. Nếu như theo khoa học thì cây cỏ, chó, gà.. thì đều có sự sống. daohoadaochu 


@darkera13 :
Mạng sống ở đây bao gồm cả hai thứ là tinh thần và vật chất, tinh thần ở đây là có sự nhận thức về sự tồn tại của mình và của vạn vật, nó bao gồm cả sinh lý, tâm lý, và vật lý, nếu khoa học chứng minh được cái cây nó cũng có sự nhận thức về sự tồn tại của mình, nó có đầy đủ các phản ứng sinh lý, tâm lý và vật lý, Thì cái cây ấy có mạng sống. Nhất là vấn đề tâm lý. Em đọc Giới luật thì thấy Phật cấm tu sĩ nhổ cỏ, chặt cây, chưa thấy nói rõ vì sao, chỉ thấy nói là nên có lòng Từ với tất cả vạn vật, dù là sỏi đá, cũng có thể là có mạng sống thật mà em chưa biết. Nhưng quan trọng là Phật cấm nhổ cỏ chặt cây thì chắc có lý do của nó. Cũng có thể là có mạng sống nhưng không thấy nói đến. Hoặc có nói đến mà em chưa đọc. Em chỉ thấy nói đến người, trời, ngạ quỷ, súc sinh là những sinh vật có mạng sống. Còn cây cỏ thì em chưa thấy nói rõ hơn. koleckolec Mình là dân công giáo, rất thích về triết lý Đạo Phật nhưng thấy Đạo Phật nhiều khi uyên thâm quá không hiểu, có vị đạt ma nào đó ở thế kỷ 15 nói là chú Jesu cũng là hóa thân của 1 vị bồ tát bơi vì ngài cũng dậy về luật nhân quả, sự vị tha, ăn chay, làm việc thiện ... ngài cũng có nói qua về sự luân hồi trong kiếp người, bạn nghiên cứu nhiều về Đạo Phật thì bạn có nghe nói là tại sao nói con người là loài vật cao cấp phải tu mấy kiếp mới được làm người nhưng lại nói đời là bể khổ, luân hồi hết kiếp này đến kiếp khác vậy con người phải tu bao nhiêu kiếp daohoadaochu 


@kolec :
Có người làm việc gì cũng thành công, làm việc gì cũng dễ dàng, là do tâm thiện quá khứ và hiện tại của họ rất nhiều. Có người ngược lại, là do tâm bất thiện chi phối. Do vậy, tu bao nhiêu kiếp phụ thuộc vào thiện nghiệp tích lũy của người ấy trong quá khứ và trong hiện tại bạn ạ! ko_co_giko_co_gi 


@daohoadaochu Bác à, em muốn hỏi ké là trong Đạo Phật chính gốc có nói về luân hồi không vậy, hay chỉ là biến thể sau này Em rất tin vào nhân quả nhưng lại không tin vào việc tu hành tich lũy qua nhiều kiếp. honglamsghonglamsg 


@ko_co_gi bạn tu tốt thì kiếp này đã có thể chánh quả rồi, đường dài cứ đi, khắc đến. Không đi, hỏi khi nào đến thì làm sao trả lời đc. daohoadaochu 


@ko_co_gi :
Luân hồi có từ xa xưa trước cả khi Đức Phật ra đời. Thuở xưa có hai quan niệm:
- Quan niệm thường kiến:
Cho rằng có một linh hồn luân chuyển hết từ đời này đến đời khác, hết kiếp này sang kiếp khác - Quan niệm đoạn kiến:
Cho rằng chết là hết, không có đời này đời sau, không có linh hồn. Cả hai quan niệm trên đều là cực đoan, quan điểm đầu tiên cho rằng có cái gì đó thường tồn, vĩnh hằng, còn Đức Phật chỉ ra vạn vật vô thường, mọi thứ luôn mới, cái sau kế thừa cái trước nhưng không phải cái trước. Quan điểm thứ hai cho rằng không có đời này đời sau cũng là cực đoan, Đức Phật chỉ ra rằng có đời này đời sau nhưng hai đời liên kết với nhau bằng quan hệ nhân duyên, nhân này + duyên này dẫn đến kết quả kia. Hai cái tuy là mới khác nhau nhưng có liên hệ với nhau. koleckolec 


@daohoadaochu xét về tất cả các tôn giáo thì mọi người dù là da den hay trắng hay vàng tóc đen hay vàng ... khi từ bỏ thế giới này theo Phật Giáo thì được phân vào lục đạo để luân hồi tùy theo những việc mà mình đã làm được khi mình còn sống vậy hỏi bạn ai là người đã sinh ra cơ chế luân hồi đó và ai là người có quyền phán xét chúng ta khi chúng ta bước qua thế giới bên kia ? daohoadaochu 


@kolec Em xin copy lại câu trả lời của em dành cho bạn khác cũng có ý hỏi giống như bác Bàn tay vô hình điều khiển chúng ta là Pháp(Dhamma, tức các quy luật tự nhiên của vũ trụ), ví dụ ta làm điều gì đó bất thiện thì ta bất an, không ai khiến ta bất an cả, mà chính chúng ta khiến ta bất an, khi làm việc tốt thì ta vui vẻ, thoải mái, hoan hỷ, chính chúng ta điều khiển bản thân mình và chính Pháp vận hành chi phối điều ấy. Pháp rất rộng:
Bao gồm các tiến trình sinh lý, vật lý, tâm lý của bản thân và môi trường xung quanh. Tiêu chí để đánh giá xếp loại sau khi chết ta sẽ về đâu bao gồm - Những việc thiện ta đã làm và những việc bất thiện ta đã không làm - Những việc bất thiện ta đã chót làm Hai nhóm này kết hợp lại và phán xét ta, không có ai ngoài hai nhóm này phán xét tai cả! ko_co_giko_co_gi 


@honglamsg Mình hỏi có hay ko, chứ ko hỏi khi nào đến gì cả koleckolec 


@daohoadaochu Bạn nói bàn tay vô hình điều khiển chúng ta làm mình liên tưởng đến trái đất phải có bàn tay vô hình nào đó tạo nên nó và cho nó năng lượng để tự quay chứ đúng không đến cái xe khi hết xăng nó còn đứng ì ra nữa là ... mình có 1 câu hỏi khác để hỏi bạn, Xin hỏi là ở trong Phật Giáo nói thế nào về số mệnh con người. số của mỗi người chúng ta là do chúng ta tự quyết định hay là do thiên định. ? daohoadaochu 


@kolec :
Như em đã nói ở trên, số phận do chúng ta hoàn toàn tự làm chủ và quyết định, nó do các suy nghĩ, hành động, lời nói của ta tạo ra, những quy luật này là tự nhiên và không có ai điều khiển số phận bản thân ta cả. Chính ta làm chủ cuộc đời mình và chính chúng ta nhận lấy các kết quả dù xấu hay tốt mà chính chúng ta đã làm trước đó. - Những việc thiện ta đã làm và những việc bất thiện ta đã không làm - Những việc bất thiện ta đã chót làm Chính hai cái này tạo ra số phận chúng ta, không ai tạo ra số phận của chúng ta cả. Trong Đạo Phật cái này gọi là Nghiệp(Karma), do các suy nghĩ, hành động, lời nói tích lũy, diễn biến theo các mối quan hệ nhân quả. Không có cái gì tự nhiên sinh ra, khi chúng ta gặp may mắn, điều tốt đẹp(kể cả trúng xổ số đi nữa) thì cũng là do một hành động thiện nghiệp nào đó ở gần hay ở xa tác động đến. Mà ta chưa biết được. Và khi chúng ta gặp điều gì đó không tốt, thì đó cũng là một quả của bất thiện nghiệp nào đó trong quá khứ gần hay xa chúng ta đã làm. Có điều, chúng ta không biết được cái nhân gì nó gây ra cái quả đó. Không biết không có nghĩa là nó không tồn tại. Lucky_LukeLucky_Luke Bác đánh giá gì khi bây giờ nhiều người đi lễ chùa rất hay để tiền vào các ban phật. Điều đó đúng hay sai với tinh thần Đạo Phật? daohoadaochu 


@lucky_luke :
Việc đó là tín ngưỡng dân gian bạn ạ, Đức Phật và các vị tu sĩ chân chính không nhận tiền, vàng, bạc dưới bất kỳ hình thức nào! CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa Haizz, không có duyên cũng ai đó suy ngẫm nhỉ! đặt nốt 1 câu hỏi vậy, liệu chúng ta cứ đi tìm cái kinh phật nguyên thủy rồi nguyên bản thì đến bao giờ tìm được? Mà kinh phật fake với cả original cũng chỉ là lời mà có thể phật đã nói! Sao không học và tham khảo thêm từ những điều đức Gautama Buddha đã làm? Đã làm gì à? Về học nhé, ông tinh thông không chỉ Phật pháp nhé, ông tinh thông tất cả các thể loại đạo thịnh hành thời đó ở Ấn Độ (cày mất mấy cái năm dài) thế thì mới có kiến thức uyên bác chứ!!! Võ công thì cái thế, Yoga, cung, chưởng pháp nội công thâm hậu!!! Đấy là học! Còn đã là gì à! Đó là từ bỏ và trở lại !Còn học cách từ bỏ như nào:
ông ý làm hoàng tử, bỏ! Ông từ bỏ NGÔI VỊ. Có nghĩa là ông CÓ ngôi vị rồi TỪ BỎ. Có bao giờ người tu tập tự hỏi mình là Xả là Buông, mà vấn đề là có cái để buông hay xả không, hay cứ đuổi hình bắt bóng mệt mỏi hoài !!! Không có mà cứ buông hoài xả hoài bảo sao buông mãi không hết ha ha ha!!! CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa Tôi thích học từ những điều người khác làm ít khi học từ những điều họ nói daohoadaochu 


@coquaidamta :
Rất đồng ý với bác, nên em mới chỉ là học giả, không phải là hành giả. Học giả thì chỉ chia sẻ được kiến thức mình biết. Kiến thức ấy cũng chỉ là một góc nhìn, và chúng ta phải đi tìm người hành giả thực sự để kiểm nghiệm các kiến thức ấy ạ. CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa 


@daohoadaochu thấy bác tầm Đạo Phật tôi cũng thấy khoái lắm. Từ cái câu truyện đời đức Phật thì ta mới có suy nghĩ là có nên chăng học Đạo Phật bằng cách tìm hiểu các cái khác (văn chương, lịch sử, triết học, khoa học) rồi đặt trong mối liên hệ suy tư so sánh thực hành. Như kiểu 1 môn võ đó, các cao thủ xưa hay làm, phải đi thi đấu để xem chiêu mình có chỗ nào không ổn rồi hoàn thiện chiêu thức! Có cao thủ võ học nào mà không tinh thông môn võ mình, hiểu cái hay cái dở của phái khác. Thử mạnh dạn đề cử vài tên tuổi nhé:
Việt Nam có xưa thì Nguyễn Du, gần nay là Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn thì mượn thơ Bùi Giáng trong nhiều bài hát. Trung Quốc có Lão Tử, Trang Tử, Khổng Tử. Tây thì tôi thấy có Triết Học Hy Lạp cổ đại, rồi hiện đại thì Heidegger (khá nhiều điểm chung với Phật Giáo & Lão Giáo), bác thử ngâm cứu cho vui xem, biết đâu tìm được cái hiểu mới về Đạo Phật Liệu có thể hiểu Đạo Phật chỉ bằng Đạo Phật/Kinh Phật! chuvantaichuvantai 


@coquaidamta đạo là đường, mỗi người một đường, cái đường của bác em cũng từng ngó thử, như coi truyện Kim Dung chẳng hạn. Quan điểm của em là đường nào cũng được miễn sao đi đến nơi về đến chốn, nhưng bắt đầu từ cái gốc gác cơ bản thì đỡ bị u mê lạc đường hơn CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa 


@chuvantai ừ, mình cũng chỉ đưa ra cái ngu ý của mình thôi, vì cái mà bạn bảo cơ bản đó nó còn đang bị hoài nghi tranh cãi đó. khi nghiên cứu học hỏi, tu tập lâu rồi người ta lại quay về gốc vấn đề!!! Đạo lý thì trăm sông đổ về một biển!! Khi người mới bắt đầu Đạo Phật thì rõ ràng phải học Đạo Phật chẳng nhẽ lại học đạo tào lao! nhưng khi muốn đi sâu không phải là nhai đi nhai lại đâu nhé bạn, mà phải đi sâu bằng cách nhìn nhiều góc độ khác, mà nhìn nhiều góc độ khác chẳng nhẽ cầm quyền kinh xoay dọc xoay ngang Và việc học bất cứ 1 cái gì cũng vậy, học đi đôi với hành, học phải nắm thật chắc cơ bản thôi honglamsghonglamsg 


@CoQuaiDamTa rất đồng ý với bạn, nhiều người tu Phật cứ bắt chước hay chỉ nhìn vào 49 ngày dưới cội bồ đề của ổng. Mà không chịu hiểu rằng ít nhất trong kiếp đó ổng đã sống đến 35 tuổi mới giác ngộ. 35 năm trước đó ổng là ai, đã học và làm gì, tiến trình đó rất quan trọng. honglamsghonglamsg có vẻ bạn trẻ 8x 


@daohoadaochu một mình cân hết cả team linkhay (cũng toàn là cao thủ). Hỏi gì cũng trả lời đến nơi đến chốn, logic, chặt chẽ, trọn vẹn, không bẻ được thêm gì nữa. Qua đó có thể thấy rằng, nhờ nghiên cứu Đạo Phật, trí tuệ của bạn ấy tăng trưởng vượt bậc như thế nào. Giá trị rõ ràng thấy ngay được của Đạo Phật là ở đó. Các mem link hay còn chờ gì mà không dành thời gian nghiên cứu về Đạo Phật nhỉ, rồi sau 1 hay 2 năm nữa, trí tuệ của các bạn cũng sẽ như của bạn 


@daohoadaochu bây giờ thôi. Đạt được thành tựu như thế, các bạn có vui không? kunboi256kunboi256 


@honglamsg trí tuệ ở đây em không hiểu lắm. Bác chủ cũng đâu có xem việc ấy là thành tựu đâu nhỉ? honglamsghonglamsg 


@kunboi256 một người có trí tuệ, theo bạn họ sẽ làm được những gì?. Không có ai thành công trên cõi đời này mà không cần trí tuệ bạn ạ, dù ở lĩnh vực nào. kunboi256kunboi256 


@honglamsg chắc bác hiểu khác ý em, theo em thấy bác chủ link hay những người theo Phật pháp như bác ấy sẽ hiểu những điều này là kiến thức, nó là vô tận. Trí tuệ theo em hiểu ý bác nó mang tính so sánh giữa 2 người có nguồn kiến thức không giống nhau. Ví dụ một người theo Thiên chúa giáo họ cũng có kiến thức về tôn giáo của họ, và không biết về các tôn giáo khác. honglamsghonglamsg 


@kunboi256 mọi Pháp đều là Phật pháp, khi một người giác ngộ Phật pháp thì giác ngộ mọi Pháp, lúc đó họ có thể cân cả team linkhay mà không e ngại chút nào. Không giống như bạn nghĩ là kiến thức Phật pháp chỉ là 1 loại kiến thức như những loại kiến thức khác. CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa 


@kunboi256 trí tuệ thì có vẻ trừu tượng, trí thông minh thì được nghiệm chứng bởi khoa học rồi nhé bạn. Lợi ích của thiền theo khao học là:
Sự Tập Trung Cao Hơn, Khả năng ghi nhớ tốt hơn, tư duy logic + suy luận tốt hơn. Không phải tự nhiên mà bọn Tây cuồng Meditation đâu kunboi256kunboi256 


@CoQuaiDamTa aw bác giải thích thế này em dễ hiểu lăm, cám ơn bác. Tiện thể bác có thể chia sẻ Phương pháp tập trung cao và khả năng ghi nhớ không? Trước đây em học thuộc rất nhanh và nhớ rất dai, nhưng vài năm trở lại đây em cảm thấy em mất khả năng ấy. CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa 


@kunboi256 vấn đề của bạn không phải là sự tập trung, vì sự tập trung không bao giờ là vấn đề vấn đề của bạn là đang phải làm nhiều việc mà nó không theo cái thiên hướng, cá tính của mình Bạn không mất đâu, bạn xem phim mà phê thì chả tập trung từ đầu đến cuối kể cả dài 2 tiếng, bạn gặp môt em gái xinh tươi thì chả tập trung từ cuối đến đầu kể cả nói chuyện 1 ngày dài Thử ngẫm để sắp xếp lại công việc học hành xem . Chẳng hạn cũng việc mình đang làm, mà làm kiểu khác đi? Kiểu như đi xe đạp suốt ngày chán, giờ tập bốc đầu cho vui honglamsghonglamsg 


@CoQuaiDamTa định vị thật rõ một mục tiêu, vứt bớt những mục tiêu vớ vẩn đi thì khắc tập trung đc ngay. TKMTKM 


@honglamsg Em thích kiểu nói chuyện của bác 


@daohoadaochu hơn. Bác dùng quá nhiều từ ngữ Phật Giáo để nói chuyện với người chưa có khái niệm gì, như vậy sẽ làm cho người ta có cảm giác xa xôi khó tiếp thu. Nó giống như dùng phương trình để giải toán lớp 3 vậy, học sinh chẳng hiểu nổi. CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa giá trị của Thiền để tăng trí tuệ thì khoa học có vẻ như đã chứng mình được! giờ Tây dùng khái niệm MetaCognition để giúp học sinh học tốt hơn (đã được thực chứng), tiếc là Tây nó vận dụng tốt hơn ta trong cuộc sống . MetaCognition thì chính là Thinking about Thinking, 1 kiểu của Thiền!. lizhirenlizhiren cho mình hỏi, đôi khi mình cũng tự ý thức được cái tham sân si của mình, đôi khi cảm thấy vui thích vì làm việc thiện, vì giúp người khác, nhưng trong tâm thì cũng ý thức được bản thân mình làm vậy là mong muốn 1 điều gì đó cho lại mình, đôi khi thấy được con người mình cực kỳ xấu, lửa giận, sân si, ghen tuông cứ tuông ra, rồi lại dứt, cứ như 2 thái cực vậy, 1 trắng 1 đen. Mình nên luyện tập tu hành thế nào, đọc cuốn sách nào, để loại bỏ những cái xấu đó, để tâm nhẹ hơn? lizhirenlizhiren 


@daohoadaochu nho ban tra loi cau hoi cua minh, xin cam on CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa 


@lizhiren bạn thử đọc The Importance of Living đi của Lin Yutang, tiếng việt hình như là Một cách sống đẹp của Lâm Ngữ Đường do Nguyễn Hiễn Lê Dịch (Bản tiếng Anh thì có sẵn trên mạng nhé) hay là Trang Tử Tinh Hoa của Nguyễn Duy Cần xem . Mình nghĩ chắc bạn đang gặp vấn đề về nhìn nhận cái tâm rồi cảm xúc của mình! Hi vọng có ích cho bạn. daohoadaochu 


@lizhiren :
Chúng ta là như vậy, đó là tự nhiên, khi bạn ý thức được sân si của mình, thì trí tuệ có mặt, khi lửa giận, sân si tuôn ra, thì đó là tâm bất thiện. Con người là như vậy đó. Cứ một chút tâm thiện sinh khởi thì quả của nó là vui vẻ, bình an, sau một tích tắc thì lại là tâm bất thiện, nó cứ thay nhau xuất hiện rồi biến mất. Bạn nên bắt đầu bằng các Giới cơ bản như:
Không sát sinh, không uống rượu, không nói dối, không trộm cắp, không tà dâm. 5 Giới cơ bản ấy giúp mình sống bình an hơn so với chính mình. Trong giao tiếp tránh xa bạn xấu, trong ăn uống nghỉ ngơi điều độ, khi ăn tập trung ăn và không làm việc khác. Ngủ cũng vậy. Điều chỉnh lại lối sống của mình hàng ngày cho đơn giản, điều độ. Sách nếu có duyên thì đọc, không có thì cũng không sao. Quan trọng là lối sống của mình hàng ngày bạn nhé. Chúc bạn luôn an vui. honglamsghonglamsg 


@daohoadaochu tránh xa bạn xấu không phải là tinh thần của Đạo Phật nhé, mọi chúng sinh đều xứng đáng được giác ngộ. Chỉ có bậc giác ngộ và chúng sinh chưa giác ngộ, Phật ko nói người tốt và người xấu. daohoadaochu 


@honglamsg :
Lánh xa kẻ ngu ác Thân cận bậc trí hiền Đảnh lễ người đáng lễ Là phước lành cao thượng Kinh Pháp Cú, Kinh Hạnh Phúc đó bác. honglamsghonglamsg 


@daohoadaochu khái niệm Kẻ ngu ác không gắn với 1 con người cụ thể đc, vì "ngu ác" cũng là vô thường rồi, không thể mặc định 1 ai đó là "ngu ác" căn cứ vào một số lời nói hay hành động "vô minh" của họ. Còn trong cuộc sống hiện đại, tại Việt Nam, chắc không có kẻ nào đến nỗi "ngu ác". Chỉ có những người "vô minh" nên nói và làm chưa đúng với Chánh pháp. Nếu được, cũng nên giúp đỡ họ giác ngộ. Như thế cả thế giới mới tốt đẹp lên đường. Người tốt cứ co cụm với nhau rồi đến khi người xấu sẽ nhiều hơn người tốt, sẽ quay sang xâm lấn người tốt. Đợt di cư từ Trung Đông sang Châu Âu vừa rồi là một ví dụ. Cho nên các nước giàu có văn minh mới cứ thích đi giúp đỡ các ngước nghèo. Người tốt cứ co cụm với nhau cũng là ích kỷ, chưa phải là vô ngã, vị tha. daohoadaochu 


@honglamsg Đoạn đầu cần phải như vậy để mình không bị nhiễm thói quen thế tục, đoạn sau khi mình thành tựu rồi thì mới có thể giúp đỡ được người khác. Mình còn tham, còn sân, còn si thì mình phải sửa mình trước khi mình giúp người khác bác ạ. honglamsghonglamsg 


@daohoadaochu nói cho rõ ràng là; sau thời Đức Phật, tôi chưa tin ai khác là người giác ngộ tuyệt đối như Đức Phật để mà nói rằng mình hết tham, sân, si tuyệt đối rồi mới đi giúp đỡ người khác. Giúp đỡ là một tiến trình, không cần phải chờ đợi, lúc nào cũng có thể làm được, đó là Chánh nghiệp. Giúp đỡ người khác đến với Chánh pháp hay còn gọi là Bố thí pháp là việc cần làm. Cứ bo bo tu cho mình chính là đi ngược với tinh thần vô ngã của Đạo Phật, hãy quên chính mình đi, bỏ cái suy nghĩ "giúp người không khéo lại chẳng có ích còn hại mình", cái tôi có đâu mà sợ nó bị hại, hãy mượn cái thân ngũ uẩn này làm cái gì thấy cần phải làm. Thế thôi. Như bạn đó, cũng mới nghiên cứu Đạo Phật được 1 năm thôi, tham, sân, si vẫn còn. Mà bạn vẫn mạnh dạn làm cái AMA này rõ ràng đã giúp được cho rất nhiều bạn trẻ. Có ích lắm chứ bạn. Cái AMA này chính là bố thí pháp, phước báu biết nhường nào. Mọi người đều đi trên con đường đến với Giác ngộ, dù mình chưa đến đích nhưng mình đi trước người ta một đoạn, có nên quay lại động viên người ta vài câu để người ta đi nhanh được như mình không? Hay là ích kỷ đi một mình cho nhanh đến đích. Bạn thử nghiệm lại xem cảm hứng để bạn làm cái AMA này là do đâu, có phải vì những câu hỏi, trao đổi trong thớt "Tại sao phụ nữ nên lấy ck .." không, không phải tự nhiện mình viết ra bài đó rồi tung lên face, tung lên linkhay. Bạn thử nghiệm lại sao thớt AMA này lại được nhiều bạn trẻ linkhay quan tâm đến vậy, và sao dạo nạy giới trẻ trong linkhay lại quan tâm đến Đạo Phật đến vậy. Cái Quả nào cũng có cái Nhân bạn ạ, cứ mải miết gieo Nhân, đủ Duyên, ắt có Quả. daohoadaochu 


@honglamsg :
Cái em đang làm là sự chia sẻ bác ạ, em không nghĩ đó là sự giúp đỡ. hehe, còn bác nâng cao quan điểm quá làm em ngại Cảm ơn bác động viên nhé. kunboi256kunboi256 Bác chủ cho em hỏi:
em có đọc hết link này, nhìn chung em thấy xung quanh em những người theo Phật pháp chưa hành xử theo như những gì bác chia sẻ. Liệu bác hay những người như bác khi chứng kiến họ đi ngược với tinh thần Phật thì hành động của bác là gì? Liệu ngày nay con người có cần một người dẫn đường như Thích Ca Mâu Ni hay chỉ cần thực hành theo kiến thức lưu truyền? honglamsghonglamsg 


@kunboi256 bạn nên tự giác ngộ cho mình trước, rồi tự bạn sẽ biết cách giúp cho người khác. Bạn chưa giác ngộ cho mình, bạn lo chuyện người khác, chuyện cả đất nước với cả thế giới làm gì. Chưa cần thiết bạn ạ. kunboi256kunboi256 


@honglamsg em không hiểu ý bác, em đang hỏi cho tương lai, nếu tới lúc nào đó em giác ngộ theo lời bác nói thì em cũng phải hỏi. Với cả bác chủ có nói ai hỏi Phật sẽ trả lời còn gì. honglamsghonglamsg 


@kunboi256 khi bạn giác ngộ như bạn chủ thớt, tự khắc bạn sẽ có câu trả lời, không cần phải hỏi nữa. Còn bây giờ, câu hỏi của bạn không cần thiết, và câu trả lời cũng không cần thiết đối với chính bản thân bạn. Trên đời này chỉ có 2 nhóm người:
người đã giác ngộ và người chưa giác ngộ. Những người đi ngược với tinh thần Đạo Phật như bạn nói cũng như chính bạn thôi, đều cần phải được giúp đỡ để giác ngộ. kunboi256kunboi256 


@honglamsg vậy bác giúp đỡ em bằng cách trả lời như vậy? CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa 


@kunboi256 1. những người theo Phật chưa hành xử đúng:
bạn muốn họ hành xử đúng theo ý của bạn hay chủ thớt? để làm gì vậy bạn? 2. Họ đi ngược tinh thần phật pháp? câu hỏi này như câu hỏi con gà-quả trứng mà chắc bạn đã học ở trường đại học, Ai biết được rõ nhất tinh thần ấy, tất nhiên là người giác ngộ (Englightened) thế thì để người giác ngộ phán xét những kẻ đó. 3. Đi qua sông tất nhiên cần thuyền! Thuyền có thể là 1 Đức Phật Chuyển Kiếp, mà việc này giờ khó bạn à, vì sao có câu "If You Meet The Buddha On The Road, Kill Him" ?? honglamsghonglamsg 


@kunboi256 tôi sẽ giúp đỡ bạn bằng cách giới thiệu bạn vào đây tự nghiên cứu nhé:
https://ltus.me/JgN Khi nghiên cứu đến độ nào đó, tự sẽ có câu trả lời, chính là câu trả lời tôi dành cho bạn. Giờ có trả lời cũng không giúp được gì cho bạn cả, vô ích. kunboi256kunboi256 


@CoQuaiDamTa 1. Không phải em muốn theo ý em, mà em muốn quan sát xem liệu có đưa những điều không hay theo quy ước phật pháp được hay không? 2. Hình như khoa học đã chứng minh được gà có trước, em cũng muốn hiểu theo Phật thì đáp án này có ý nghĩa gì hay không. 3 em xin ghi nhận ạ! kunboi256kunboi256 


@honglamsg em cám ơn bác chiq sẻ. Mục đích tất cả các câu hỏi của em chỉ là bổ aung kiến thức hạn hẹp của bản thân. Nhưng em vẫn thấy gợn trong cách bác trả lời, khi bác xem phật pháp có vẻ như #1, cân team Linkhay, và em không thấy được kiến thức như bác chủ link truyền đạt. Dù sao cũng cám ơn bác dành thời gian, kiến thức cho em. chúc bác ngủ ngon. CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa 


@kunboi256 1. theo mình hiểu phật phát, cũng không dám nói là đúng, cứ tranh luận sứt đầu mẻ trán đi thì mới ra cái hiểu , thì không có cái gì gọi là quy ước hay khái niệm, vì Đạo Phật là Đạo Giải Thoát, quy ước với khái niệm thì khác gì cái gọi là gông cùm tư duy, vì sao ? vì cái Vô Thường là Thường Biến! 2. Cả có ai chứng minh được cái đó cả bạn ơi, bạn cho mình 1 cái link coi, nếu có chứng minh được cái đó chắc lại 1 tiếng vang trên thế giới rồi , cái này là câu hỏi bẫy tư duy bạn ơi ! Gà với Trứng thì là khái niệm thôi, chứ 1 con gà cụ thể thì chả có gì mà không biết được quả trứng nào trước hay sau nó 3. mong bạn hiểu ý nghĩa câu đó kunboi256kunboi256 https://ltus.me/Tte đây bác ơi. 1 thì có vẻ liên quan đến 2 theo cách bác nói nên em nghiệm dc tẹo . 3 hi vọng thế CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa 


@kunboi256 thế là được đấy! mà bạn đã check kỹ chưa OMGFacts là trang có căn cứ không ? Nguồn từ ai viết, nhà khoa học nào? có được công nhận bởi ai chưa? Đấy là nguồn nhé? Mà 2 a e dừng cái tranh luận vô ích tại đây, mấy cái mình trả lời chỉ là chia sẻ kinh nghiệm khi đọc mấy cái báo mạng thôi Hi vọng cũng có ích cho bạn khi học hỏi tìm hiểu thông tin, chứ mình cũng không câu nệ chuyện con gà hay trứng có trước hay sau, mình quan trọng cái con gà mình ăn không bị nhiễm độc thực phẩm Trung Quốc là được daohoadaochu 


@kunboi256 :
Điều này là bình thường, con người hoạt động như sau:
Khi có cảm giác gì dễ chịu thì nắm giữ, khi có cảm giác gì khó chịu thì xua đuổi, phản ứng, dù là con người Phật Giáo, hay Thiên Chúa Giáo, hay Hồi Giáo hay các tôn giáo khác, là luôn nắm giữ cái gì dễ chịu và xua đuổi cái gì khó chịu. Cả ở bản thân lẫn người khác. Do vậy, những người theo Phật Pháp mà chưa hành xử đúng thì cũng là lẽ bình thường, vì quy luật của tự nhiên không phân biệt màu da tôn giáo, hễ ai là người thì cư xử theo nguyên lý đó. Cứ có tiếp xúc của các giác qua(Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) với các đối tượng của nó (sắc, âm thanh, mùi hương, vị, xúc chạm, suy nghĩ), khi có sự tiếp xúc này thì có cảm giác, khi cảm giác dễ chịu thì tham, khó chịu thì sân. Mình hoàn toàn thông cảm cho bất kỳ ai, dù người đó là tôn giáo nào. Vì họ là con người và chịu sự chi phối của quy luật thiên nhiên(Pháp) Do vậy, cách thực hành là hạn chế tiếp xúc và thay đổi lối sống cho điều độ lành mạnh, giữ Giới và tìm hiểu các tâm bất thiện và từ bỏ các nhân gây ra bất thiện. Tự mình có thể thực hành được cộng thêm sự gần gũi, hỏi han các bậc chân tu bạn ạ. honglamsghonglamsg 


@daohoadaochu mục tiêu trí tuệ của Đạo Phật và thức chứng, giác ngộ sự thật như nó đàn là. Các tôn giáo hay khái niệm chỉ là sự khác nhau về ngôn ngữ và cách hiểu, cách diễn đạt. Cũng như có thể gọi là Phật, Bụt hay Budda vậy. _shine__shine_ Thấy con kiến sắp chìm trong cốc nước thì nên cứu hay không cứu ? Mình thường vớt nó lên , nhưng luôn băn khoăn làm vậy có nên không , cái nào thì tốt hơn cho nó . Cứ có cảm giác cứu nó chỉ là tốt hơn cho mình mà thôi . TKMTKM 


@_shine_ Cứu nó là việc lành, rõ ràng là không thể tệ hơn việc để nó chết được. Vậy theo mình thì chỉ nên đơn giản là vớt nó lên, và quên nó đi thôi. CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa 


@_shine_ con muỗi nó đốt bạn giết hay không giết? 1 đàn kiến nó bò vào đĩa thịt gà mình đang ăn giở thì cứu cả đàn kiến làm sao để không con nào bị thương tổn? honglamsghonglamsg 


@coquaidamta con muỗi đốt, có thể xua con muỗi đi, không nhất thiết phải giết. Còn với đĩa thịt gà thì nhặt được miếng nào ra ăn thì ăn, còn miếng nào không nhặt được thì cho kiến nó ăn luôn. Danh lợi còn buông xả được, sá gì vài miếng thịt gà bạn. CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa 


@honglamsg được hahaha tôi thích câu này của bạn daohoadaochu 


@_shine_ :
Bạn nên quan tâm hơn đến làm cái nào để tốt hơn cho mình, nếu cứu nó xong mà có băn khoăn có nghĩa là trước và trong khi cứu nó, tâm ta bị tham(muốn làm việc thiện, và tốt hơn là tham bất thiện) điều khiển, và tâm sân là khó chịu khi phải thấy nó chết nếu không cứu nó. Nếu bạn cứu nó đơn giản là bạn thấy việc đó cần phải làm, nên làm, vì tình thương, xuất phát từ sự hiểu biết rằng việc này là thiện, làm với sự hiểu biết thì không băn khoăn. Giống như bác 


@TKM nói:
Vớt nó lên và quên nó đi darkera13darkera13 


@daohoadaochu


@honglamsg Em mới xem phim The Walking Dead trong đó có 1 tình huống 1 nhóm người bị 1 nhóm người khác chém giết dã man, điều đáng nói là trong nhóm giết người có những kẻ đã được 1 người trong nhóm bị giết tha mạng trước đó. Lần này kẻ đó lại được chính người đó cứu mạng 1 lần nữa thậm chí ngăn cản những người khác giết hắn ngay cả sau khi hắn giết rất nhiều người khác. Bác có thể cho em kiến giải về việc này được không? Tha cho hắn 1 mạng rồi 2 mạng liệu là "đúng" hay "sai"? Vậy còn công bằng của những người bị hắn giết? Đâu là thiện, đâu là bất thiện? _shine__shine_ 


@daohoadaochu Mình biết rõ là việc cứu nó tốt hơn cho mình , nó khiến tâm mình thanh thản . Cái mình băn khoăn là cứu nó là tốt hay không tốt cho nó ? Thực ra , mình muốn đứng ngoài những thứ như thế . Như con kiến vậy , thấy nó ăn đồ ăn của mình không muốn giết , nhưng thấy nó chết cũng không muốn cứu ( đấy là suy nghĩ thật , nhưng mình thường không làm theo mà vẫn vớt lên , nên mới sinh ra chuyện làm trái với điều mình nghĩ thì sẽ bị băn khoăn ) Không đành nhìn nó chết , nhưng thực tâm trong lòng lại cho rằng , nên để nó tự đối đầu với số phận của nó . Cứu 1 con kiến , còn những con khác thì biết làm sao . daohoadaochu 


@darkera13 :
Việc bác tha là việc của bác(việc thiện), việc người ta làm là việc của người ta(việc bất thiện). Phật dạy lánh xa kẻ ngu ác Thân cận bậc trí hiền Là vì vậy, để tránh không phải tha hay không tha, nếu phải lựa chọn thì lựa chọn tha(việc mình mình làm), nhưng tốt nhất là tránh để không phải lựa chọn như vậy. Trong Đạo Phật gọi là Ly. chỉ có cách ly ra thì mới đỡ phiền não. Còn tiếp xúc, còn phải lựa chọn, và khi buộc phải chọn thì mình nên chọn điều thiện(tha) bác ạ. darkera13darkera13 


@daohoadaochu Ly thì đúng là có thể cho mình bớt khổ, nhưng cái bác nói thì chỉ trong trường hợp mình chủ động phòng tránh. Nhưng với trường hợp mình không chủ động thì ly có khi lại là khổ, vì ông trong phim có 1 câu nói "Mọi mạng sống đều đáng quý", ông ý buộc phải lựa chọn tiếp tục cứu rỗi hắn hay là phải giết hắn hoặc thả ra để người khác giết. Kể cả ông ý có cơ hội ly thì việc đó chưa chắc đã làm ông không khổ. 


@_shine_ Đúng nhưng nếu với tâm thiện muốn cứu nó, thì rõ ràng mình sẽ bất an nếu không cứu nó. Trong tình huống đó nên cứu được càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên mình cho rằng cuộc sống thì rõ ràng không sòng phẳng, có những thứ đúng sai không phải nhìn là thấy, không nhìn thấy không phải là không có, nhiều khi chỉ là mình lảng tránh nó để cảm thấy bớt ưu tư phiền não. Đời là bể khổ. honglamsghonglamsg 


@daohoadaochu Câu hỏi dễ ăn gạch đá:
Cố tình nuôi con vật trong nhà là phù hợp với Chánh pháp hay trái với Chánh pháp? CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa 


@honglamsg Dạo nọ tôi thấy 1 con chim sẻ nó đậu trên trần nhà, nó bị 1 vết thương ở chân, tôi cố tình nuôi nó ở trong nhà cho nó lành vết thương, hàng ngày cho nó ăn suốt nuôi nó quý nó lắm? Chánh hay Trái honglamsghonglamsg 


@CoQuaiDamTa khi nó lành vết thương, rồi, thả cho nó tự do là đc. BA_caychuoiBA_caychuoi Phật pháp cũng như mọi pháp khác, tuy vô biên, vi diệu nhưng cũng có thời có kiếp. Chính Phật tổ nói rằng sau 25 năm Ngài nhập tịch, Phật pháp sẽ đến thời mạt vận. Giờ là khoảng thời gian ấy, bạn có nghĩ điều đó đang xảy ra không. Những khái niêm như con người được rạo nên từ 4 thành phần hay những ngôn từ cổ không còn "hợp"với xã hội hiện đại. Chỉ những người thực sự nghiêm túc nghiên cứu mới thấm, mới thấy Phật tại tâm, bác có nghĩ vậy không Xin hỏi thêm là hoa Ưu Đàm đã không xuất hiện hàng nghìn năm, nay xuất hiện theo bác là có duyên cớ gì không hay người đời thi vị daohoadaochu 


@ba_caychuoi :
Đúng vậy, Phật tại tâm chỉnh tâm thành Phật, Nhân thời tham bỏ tham thì nhân Hoa Ưu Đàm em nghĩ là người đời thi vị thôi ạ! honglamsghonglamsg 


@BA_caychuoi mấy cái bạn nói ở trên trích ở đâu, nguồn nào, có phải là lời gốc của Đức Phật không? Cẩn thận dính phải thứ bịa đặt mượn danh Đạo Phật bạn nhé BA_caychuoiBA_caychuoi 


@honglamsg Mạt vận ở thế gian, tức là chúng sinh, con người đã hiểu sai về chính pháp mà đức Phật Thích Ca đã truyền dạy theo sự giác ngộ, thấy – biết của Ngài. Phật Pháp chỉ mạt vận ở thế gian hoặc trong nhận thức của chúng sinh ở các thế giới khác trong một giai đoạn, một cơ số thời gian nhất định nào đó, bản thân Phật Pháp không sinh, không diệt thì không có mạt vận mà cũng chẵng có hưng thịnh). Cái 25 năm m đọc sách vở nào cũng quên rồi, hơn nữa bằng kiến thức bản thân m cũng thấy Phật pháp đã biến dạng qua văn hóa và kiến thức của con người rất nhiều Con người tạo ra từ 4 nhân tố do đức Phật chịu ảnh hưởng của đạo Bà La Môn rất hưng thịnh bấy giờ, có nhiều tài liệu dẫn chứng, m sẽ gửi khi mạng mẽo tốt hơn BA_caychuoiBA_caychuoi Bác có nghĩ đến một ngày nào đó con cái đề huề yên ổn, bác sẽ như Phật rời bỏ địa vi hoàng tộc, gia đình của mình để tu tập chính quả không ạ. daohoadaochu 


@ba_caychuoi :
Vâng được thế thì còn gì bằng ạ darkera13darkera13 


@daohoadaochu Rời bỏ gia đình là thiện hay bất thiện? Rời bỏ để tu tập chính quả là tham hay không ạ? Đã sửa daohoadaochu 


@darkera13 :
Rời bỏ để tham đắm vào bất thiện là bất thiện, rời bỏ để trở thành người thiện, người tốt hơn thì là thiện. Chỉ có người thực sự thiện mới giúp được cho gia đình và biết cái gì thực sự tốt và thực sự xấu. Rời bỏ để tu tập ban đầu là tham, nhưng trong quá trình sửa đổi thì từ bỏ cả cái tham ấy để trở thành thực sự vô tham. darkera13darkera13 


@daohoadaochu Liên quan đến chuyện này em muốn hỏi chút về Sắc giới. Sắc giới có phải là 1 trong các giới cần phải loại bỏ không? Nếu đúng thì Phật định nghĩa Sắc giới là gì? darkera13darkera13 


@daohoadaochu Nhưng nếu là rời bỏ gia đình thì có bất thiện với họ không? Cho dù có hướng đến điều thiện nào đi chăng nữa thì có phải là nguỵ biện? daohoadaochu 


@darkera13 :
Điều gì thiện hay bất thiện phải xét trên một hệ quy chiếu thời gian dài mới thẩm định được. Giống như Bác rời bỏ gia đình đi làm việc, đi mưu sinh, ban đầu gia đình buồn, nhưng khi bác thành đạt, kinh tế khá, bác có khả năng lo cho gia đình tốt hơn. Từ lo ở đây có nhiều nghĩa, lo về vật chất và tinh thần. Đức Phật khi từ bỏ gia đình để đi tu, và khi Ngài làm xong việc của mình, Ngài quay lại gia đình giúp cho Cha, Mẹ, Vợ, Con của Ngài giác ngộ hoàn toàn. Đó chẳng phải là việc đáng làm hay sao? daohoadaochu 


@darkera13 :
Sắc giới nếu dành cho cư sĩ thì người cư sĩ chỉ được phép quan hệ với vợ mình. Quan hệ với người khác ngoài vợ mình thì là phạm giới. Sắc giới dành cho tu sĩ là:
Bất kể người nữ nào cũng không đụng chạm, không quan hệ, hạn chế tiếp xúc, nói chuyện, hạn chế nhìn. Tùy mỗi người mà áp dụng Sắc Giới khác nhau bác ạ. hoangdang223hoangdang223 


@darkera13 Theo em hiểu thì Sắc giới là khái niệm mang đậm màu sắc Phật Giáo Trung hoa. Còn các điều gây đau khổ thì nó nằm ở Tham-Ái-Sân-Si hết rồi bác ạ. darkera13darkera13 


@daohoadaochu Vậy em có thể hiểu là Phật không nói/cấm/ngăn về Sắc giới, chỉ có dạy không dâm tà đúng không ạ? daohoadaochu 


@darkera13 :
Đúng rồi bạn ạ. Với cư sĩ thì không được dâm tà. Một vợ một chồng. Còn với tu sĩ thì ngay cả sắc giới cũng không. darkera13darkera13 


@daohoadaochu Em có đọc ở comment khác bác có nói Phật không sáng tạo ra, Phật chỉ giác ngộ và truyền đạt lại, những điều Phật giác ngộ đều thuận theo tự nhiên, thuận theo vũ trụ. Tuy nhiên việc tu sĩ không phạm sắc giới là do Phật dạy hay là do tu sĩ vì muốn tránh xa dục vọng mà tự ý làm vậy? Bởi vì nếu Phật dạy tránh xa Sắc giới thì em hiểu là nó sẽ tương đương với việc không thể sinh con, đẻ cái. Việc này không phải là đang trái với quy luật tự nhiên? daohoadaochu 


@darkera13 Những gì Phật giác ngộ là các quy luật tự nhiên. - Nếu đam mê sắc giới, con người để nó điều khiển, chi phối, không giải thoát được --> Đây là quy luật tự nhiên - Nếu không đam mê sắc giới, con người dần thoát ra khỏi dục vọng, không bị dục vọng chi phối--> Và đây cũng là quy luật tự nhiên. Cả hai đều là quy luật tự nhiên, không hề mâu thuẫn nhau bạn ạ. Nó là hai nhánh đi khác nhau. Và tùy theo mục đích mà bạn chọn đường đi nào. darkera13darkera13 


@daohoadaochu Ý em là việc không duy trì nòi giống nó phá vỡ quy luật tự nhiên. Phật có kiến giải gì về việc này không? Hoặc là Phật có thực sự khuyên các tu sĩ phải như thế không, rời xa sắc giới? daohoadaochu 


@darkera13 :
Thực ra chúng ta bị định kiến chi phối là duy trì nòi giống là quy luật tự nhiên, và khi tâm ta dính chặt vào điều ấy rồi, thì chúng ta khó thấy một ý kiến khác là:
Vậy thì không duy trì nòi giống có phải cũng là quy luật tự nhiên không? Trên đời này làm gì có đường, người ta đi nhiều thì thành đường(Lỗ Tấn). Cũng như vậy, việc duy trì nòi giống là thói quen hàng tỷ năm nay, có ai đặt câu hỏi ngược lại? Vậy nếu không duy trì nòi giống có phải là quy luật tự nhiên không? Chẳng qua việc duy trì nòi giống là số đông, nên ta coi đó là quy luật tự nhiên. Cũng như giới tính, đa phần là Nam và Nữ. Khi có một giới tính thứ 3 là đồng giới, người ta không coi đó là quy luật tự nhiên, và ban đầu người ta kỳ thị. Mặc dù đó là số ít. Và người ta lại càng không biết đến những người dị tính, lưỡng tính, hay vô tính. Mặc dù rất ít. Họ cũng là quy luật tự nhiên. Trong xã hội tự nhiên, đa phần ai cũng lấy vợ lấy chồng, nhưng cũng có người chọn con đường độc thân, không lấy chồng lấy vợ, mặc dù họ là số ít. Nhưng họ cũng là tự nhiên, họ không mâu thuẫn với các thói quen tự nhiên của loài người. Cũng như vậy, với các vị tu sĩ Phật Giáo, có những người chưa lập gia đình đã đi tu, họ có đi ngược lại quy luật tự nhiên không? Không, họ chính là quy luật tự nhiên, họ đi con đường khác. Chẳng qua họ khác số đông theo thói quen là duy trì nòi giống. Nếu chúng ta chấp nhận việc duy trì nòi giống là quy luật tự nhiên? Tại sao ta không chấp nhận việc không duy trì nòi giống cũng là quy luật tự nhiên? Hai thói quen này không hề mâu thuẫn, chỉ khác nhau về số lượng ít nhiều. darkera13darkera13 


@daohoadaochu Nếu bác đã từng đọc qua (chưa đọc qua thì bỏ quá cho em) thì hộ em trả lời câu hỏi này:
Phật có khuyên các đệ tử của mình rời xa sắc giới không? Đây là cái em rất quan tâm ạ Còn đối với việc duy trì nòi giống thì với kiến giải của bác em không đồng tình, muôn loài đều có các hình thái duy trì nòi giống khác nhau từ các tế báo, động thực vật đến con người nên theo em nó là quy luật tự nhiên. Phá vỡ quy luật này chỉ dẫn đến diệt vong. Đã sửa daohoadaochu 


@darkera13 :
Có bác nhé, nhất là với hàng tu sĩ. Sắc Giới là cái cần tránh, cần rời xa, vì người ta đi con đường ly dục. Còn với hàng cư sĩ thì sắc giới cũng hạn chế. Early_editionEarly_edition Bác cho em hỏi về Thiền:
Em mới chỉ tự học, tự đọc, về pháp môn Thiền Anabana. Hiện tại có nhiều khúc mắc, mà chưa tìm được bậc chân sư để chỉ bảo:
+Theo sách và các hướng dẫn của Thầy Thích Nhất hạnh gọi là Thiền Quán Niệm Hơi Thở. + Sách "Thiền cơ bản" của Trí Khải đại sư (thầy Thích Thanh Từ dịch) phần Tọa thiền Tam muội cũng có nói đến Anabana. + Sách " Thanh Tịnh Đạo" (Purification path) của ngài Phật Âm, cũng có chương diễn giải rất cặn kẽ về pháp môn này. Nhưng khi thực hành thì thấy 3 hướng này có điểm giống, có điểm lại khác nhau về cách thở và quán. Em muốn hỏi bác giải thích thắc mắc về vấn đề này, hoặc nếu có duyên bác có thể giới thiệu cho em bậc chân sư về môn này. Em sẽ tìm đến tận nay. Em ở Hà Nội. Chân thành cảm ơn bác. daohoadaochu 


@early_edition :
Cả ba đều dựa trên bài Kinh Quán Niệm Hơi Thở https://ltus.me/V4w Bác có thể đọc và thực hành, ở bên Miến có trường thiền Pa-auk cách thủ đổ Yangoon 8 tiếng đi xe ô tô. Bác có thể tìm đến để học vì ở đó nhiều người đạt được các tầng thiền này rồi. tomahawktomahawk 


@daohoadaochu giả sử đến một ngày nào đó Phật Giáo trở thành tôn giáo toàn thế giới, mọi người đều đạt tới niết bàn, sống muốn ít biết đủ, không còn tham sân si, không còn ham muốn, không có đấu đá tranh giành, thì lúc đó xã hội và khoa học kỹ thuật còn phát triển được không. Bởi vì nếu con người không có nhu cầu về các sản phẩm công nghệ thì sẽ không có ai sản xuất nữa, không có cạnh tranh thị trường thì sẽ không có phát minh mới. Em đồng ý nếu loại bỏ tham sân si, diệt khổ thì sẽ hạnh phúc, tuy nhiên không thể phủ nhận sự phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật. Con người luôn luôn chịu tác động của tự nhiên, khi môi trường tự nhiên xảy ra những biến động lớn như thiên tai, thảm họa, thiên thạch đâm ... nếu khi đó con người không có đủ trình độ khoa học thì sẽ dẫn đến diệt vong. Phật Giáo chính là khoa học, tu tập theo con đường của Phật Giáo là rất đúng đắn nhưng mà em thấy chỉ nên tu có chừng mực, giảm bớt tham sân si, ham muốn đến một mức nhất định là được chứ không nên tu đến niết bàn là loại bỏ tất cả. Vì phải có tham lam, hoài bão, thù hận đau khổ mới đúng bản chất con người. Ps1:
em thấy bộ phim Inside out của Pixar là một bộ phim rất ý nghĩa, tất cả các mảnh ghép cảm xúc:
Joy, Sadness, Fear, Angry, Disgust tạo nên một con người hoàn hảo, không được phủ nhận bất kỳ một cảm xúc nào. Ps2:
Bhutan là một quốc gia theo Phật Giáo, được coi là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, con người sống đơn giản, ít sử dụng công nghệ. Tuy nhiên nếu được chọn nơi để sinh sống thì e sẽ chọn Đan Mạch, Nauy, Thụy Điển chứ không chọn Bhutan (khi về già có thể sẽ suy nghĩ lại :v) daohoadaochu 


@tomahawk Phật Giáo phát triển bản thân cá nhân mình, từ bản thân ấy sáng suốt hơn, ít ích kỳ hơn thì đóng góp được cho xã hội nhiều hơn. Họ có thể là nhà khoa học, kỹ sư, bác sĩ, là bất kỳ ai. Họ ít tham hơn, ít sân hơn thì cộng đồng cảm ơn họ nhiều hơn. Đó là đóng góp về con người và sản phẩm của Phật Giáo là về con người. Không phải là các sản phẩm khác KISS6789KISS6789 


@tomahawk Mình xin phép được trả lời câu hỏi của bạn theo những gì mình biết và hiểu:
Việc đạt được Niết Bàn không đơn giản dễ dàng như bạn nghĩ nó là thời gian tu tập rất lâu dài trong một vài đời người hay kiếp( trong Phật Giáo tính một kiếp là một sự thành-trụ-hoại-không của một thế giới như trái đất chẳng hạn, nó rất là lâu xa bạn ạ) cũng chưa thể đạt đến được. Nếu Phật Pháp trở thành tôn giáo toàn cầu trên toàn thế giới chỉ cần mọi người đều thực hành đúng theo Ngũ Giới cơ bản của người Phật tử tại gia thông thường gồm:
1:
Không sát sinh ( nếu ai cũng không sát sinh thì sẽ chẳng xảy ra tranh chấp, chiến tranh) 2:
Không trộm cắp ( nếu ai cũng không trộm cắp,cướp giật thì cuộc sống rất an tâm, dễ chịu người người nhà nhà đều k phải đề phòng điều chi cả) 3:
Không tà dâm (Không quan hệ bất chính ngoài vợ/chồng mình) 4:
Không nói dối (tức là nói lời thành ngữ, lời chân thật.) 5:
Không uống rượu,bia ( có thể uống một chút miễn là không được say, nếu say dễ dẫn đến phạm 4 giới trên) Chỉ cần mọi người đều đạt được những điều như trên thì ta đã thấy có một Đất nước hay một Thế giới luôn luôn hòa bình an ổn rồi không lo đến chiến tranh họa hại. Còn việc thiên tai, hỏa hoạn từ thiên nhiên đến theo cái nhìn cả Phật Giáo đều là nhân của con gieo lên trước đây đủ duyên nó sẽ kết thành quả ví dụ như bạn cứ chặt phá rừng, hủy hoại thiên nhiên làm mất cân bằng sinh thái rồi sẽ đến lúc vì vậy mà xảy ra lũ lụt, sạt nở, khí hậu thay đổi làm ảnh hưởng, đe dọa đến cuộc sống của chính chúng ta. Khi chúng ta mới bắt đầu đi học ở trường cấp tiểu học đã được thấy và người lớn chỉ bảo rằng:
Lương Chi Tính Bản Thiện (Bản chất,lương tâm của con người vốn Thiện lành) nhưng chỉ vì Tham sân si rồi chạy theo dục lạc bên ngoài mà nó ô nhiễm biến thành thù hận, đau khổ như bạn nói ở trên thôi chứ nó không phải bản chất thật của chúng ta.Con người khi biết đủ,biết chia sẻ biết yêu thương với mọi người sẽ thường an lạc vui vẻ chứ đâu phải người nhiều tiền nhất người nhiều ô tô,xe hơi nhà lầu nhất là người hạnh phúc ,vui vẻ nhất đâu như tỷ phú bill gate hay ông chủ facebook cùng rất nhiều người giàu có về tài sản vật chất khác họ hiểu và họ biết cho đi chia sẻ cùng nhiều người khác thì cái họ nhận được lại ngay tâm trí cảm xúc về tinh thần rất lớn lao mà dùng tiền hay tài sản vật chất cũng không mua được. tomahawktomahawk 


@KISS6789 nếu mọi người đều thực hành các giới luật như bạn nói thì sẽ có một xã hội hạnh phúc, điều đó mình hoàn toàn đồng ý, tuy nhiên Đạo Phật không chỉ dừng lại ở đó, mà cảnh giới cuối cùng là niết bàn. Mà theo mình thì niết bàn là trái với bản chất con người, con người luôn luôn có cảm xúc và nhu cầu, việc nhà khoa học, bác sỹ cứu người đó cũng xuất phát từ mong muốn được giúp người khác. Theo tháp nhu cầu Maslow thì các nhu cầu ăn uống, tình dục là cấp thấp nhất, cấp cao nhất là tự khẳng định bản thân, được côn nhận. Bill Gates đem đa phần tài sản để làm từ thiện chính là để thỏa mãn nhu cầu cấp cao này. KISS6789KISS6789 


@tomahawk, 


@tomahawk Niết bàn nó k đơn giản như bạn nghĩ hay mình nghĩ tưởng đâu, k thể dùng ngôn từ lời nói hay hình tướng gì mà diễn tả hết được. Bất quá ta chỉ tạm hình dung đó là nơi an trụ của Chư Phật và các Đại Bồ tát cùng A La Hán đã chứng quả giải thoát nên đã k còn hình tướng hay gọi thân xác khoa học gọi là vật chất nữa. Còn con người còn thân xác còn nhà cửa vợ con cùng thân bằng quyến thuộc của mình nếu so với người trên các tầng trời trong dục giới họ nghĩ đến ăn là tự nhiên có thức ăn, nghĩ đến mặc thì có quần áo mặc như ý mình vì họ tu học Từ-Bi-Hỷ-Xả và Thiền quán có chút thành tựu nên họ sẽ được sinh nên các cõi trời hưởng Phước báo như vậy và người trên cõi Trời thọ mạng của họ rất dài ví dụ như tầng trời Thấp nhất là Tứ Đại Thiên Vương một ngày của họ bằng 5 năm của mình thọ mạng của họ trên đó là 5- 1 năm tuổi trên tầng trời đó và càng nên các tầng trời cao hơn thì thọ mạng và ngày càng được kéo dài nhiều hơn và ở trên đó họ đa phần dùng thời gian cho Thiền Quán nên sẽ ít nhu cầu dục lạc hơn của chúng ta. Hay vô sắc giới tuy họ chưa chứng quả giải thoát những đã k còn thân tướng họ chỉ còn tưởng những dòng suy nghĩ hiện ra như trong đầu ta như bây giờ chẳng hạn. Họ k có thân tướng thì k còn phải ăn uống k phải mua áo mặc hay xây nhà để cho thân cư ngụ nữa. Ta khổ và sinh ra nhiều chuỵen là vì ta có thân này nếu k có thân này thì bạn sẽ thấy chúng ta chẳng phải làm gì cung phụng đáp ứng cho nó nên tâm tư rất thoải mái an lạc. Học Phật là để giúp ta k còn chấp vào thân xác đem lại bao phiền phức đâu khổ này nữa, khi ta k còn chấp vào thân tướng k còn chấp vào Pháp mà ta đang hành theo nữa thì sẽ đạt quả niết bàn dù lúc đó ta k muốn đạt nhưng cũng k được nên sẽ k phải là vướng mắc vào việc tìm cầu niết bàn hay những trái ngược như bạn nghĩ. honglamsghonglamsg 


@kiss6789 những người nghĩ như bạn đã thấm nhuần được phần Đạo Đức của Đạo Phật, cũng là rất tốt. Nhưng nếu đi sâu thêm phần Trí Tuệ và Thiện Định nữa thì càng tốt hơn. Giới luật hay Đạo Đức là nền tảng tu tập, tức đó là cái Nhân cơ bản để tu tập đạt Quả. Đó không phải là cái Quả mà Đạo Phật hướng tới. Nếu chỉ đọc Ngũ giới rồi làm theo thì nó chẳng khác gì "các điều cấm Đảng viên không được làm" mà vẫn làm, cấm vi phạm pháp luật mà vẫn vi phạm. Phải thông suốt Ngũ giới dưới góc nhìn Trí Tuệ của Chánh tri kiến thì ta tự nhiên sẽ thực hành Giới luật một cách thoải mái, an lạc mà không phải tự gò ép bản thân mình. Rao giảng Ngũ giới rồi tuyên truyền cả thế giới hành theo Ngũ giới là việc làm không tưởng. Hãy hướng dẫn người khác tăng trường Trí tuệ, tự họ sẽ hiểu về Ngũ giới và hoàn toàn tự nguyện hành theo Ngũ giới. Học và hành để tăng trưởng Trí tuệ hữu lậu, Thiền Định để tăng trưởng Trí tuệ vô lậu, mới là cái mà các bạn trẻ chúng ta cần phải vươn tới. darkera13darkera13 


@kiss6789 Việc kiến giải về thiên tai mình không hoàn toàn đồng ý, trước khi có con người chả phải thiên tai vẫn xảy ra đó sao? KISS6789KISS6789 


@darkera13 Đó một phần là quy luật của vũ trụ như các nhà khoa học nói về chuyện thiên thạch rơi và làm loài Khủng Long tuyệt chủng chẳng hạn theo cái nhìn nhân quả nghiệp duyên thì đó là nhân duyên chín mùi do cái duyên cũng như sự tồn tại của loài Khủng long đến lúc đó phải chấm dứt để chuyển sang giai đoạn duyên nghiệp của loài khác, lại như khi con người đến tuổi già phải chết thì chết và người trẻ cũng có thể chết vì tai nạn vì bệnh tật cũng đều là do hết duyên và sẽ lại chuyển sanh đi nơi mà nghiệp duyên khác đã đến lúc chín mùi. Nếu bạn chịu tìm hiểu về Luật Nhân Quả và Vay Trả thì với các sự việc bạn sẽ có câu trả lời rất dễ dàng mà không khó hiểu hay thể k lí giải được. darkera13darkera13 


@kiss6789 Cảm ơn bác, em đã thông minhdongleminhdongle Em có một câu hỏi nhỏ thôi . Vì sao Đạo Phật lại trọng Quý Tăng hơn là Quý Ni ? Theo em biết từ thời Đức Phật còn tại thế thì đã có sự phân biệt đối xử này rồi . Ở tất cả các lĩnh vực thì đều mang tư tưởng trọng nam hơn . Trong khi thực sự em tiếp xúc với các bậc Tăng Ni thì em có thiện cảm với Ni nhiều hơn, nhất là các Ni Sư theo trường phái Huế daohoadaochu Đạo Phật coi trọng cả hai, Tăng và Ni. Sự phân biệt đối xử là do đặc điểm của người nữ khác người nam, người nữ khó chịu đựng hơn, khó ở nơi rừng núi hoang vắng(ngày xưa đã xảy ra nhiều vụ các cô tu nữ khi đi trong rừng bị các đảng cướp làm hại), do vậy các giới luật chế ra cũng nhằm mục đích bảo vệ người Ni. Trọng Nam hơn cũng do đặc điểm của người Nam, người nam có tố chất thể chất mạnh mẽ, có khả năng chịu đựng giỏi hơn. Nên Giới Luật ưu ái hơn cho họ làm các việc phù hợp với đặc điểm của mình. Trọng Nam nhưng không Khinh Nữ. Đó là sự khác biệt. Đạo Phật công bằng cho cả hai và cách cư xử, hình thức, nghi lễ dựa trên đặc điểm thể chất và tâm lý của mỗi người mà đưa ra các quy định. nongzannongzan Tu hành có caanf niềm tin ko bác? Và khi tin rooif có phair ddax mawcs vào hình tuwowngs? daohoadaochu 


@nongzan :
Tu hành cần niềm tin, nhưng không phải niềm tin mù quáng, niềm tin dựa trên sự quan sát, thẩm định, tư duy, thấu hiểu khác với niềm tin mê mờ, niềm tin dựa trên các tiến trình cải thiện bản thân, thấy làm điều này dẫn đến việc kia, không làm điều này thì dẫn đến việc này, tự bản thân cảm nhận rõ ràng thì niềm tin ấy có trí tuệ dẫn dắt. Khác niềm tin không có sự thẩm định, thực hành bác ạ. Đã sửa cuddangcuddang Bác mệt chưa cho em hỏi điều này ạ:
Em cũng chưa tìm hiểu cặn kẽ một giáo lý nào nhưng bị luẩn quẩn trong vòng tròn ý nghĩa của sự tồn tại. 1. Cuối cùng thì loài người chúng ta tồn tại với ý nghĩa gì? Nếu sự tồn tại của ta chỉ là một sát na trên vòng quay pháp luôn, thì sự tồn tại của loài người ngu muội này có ý nghĩa gì với các cõi Thần Thánh khác không? Vậy loài người hiện tại đang ở đâu trên vòng xoay ấy? 2. Bác có thể hình dung mức độ rộng lớn của vũ trụ ko? Phải chăng ngoài kia còn vô vàn sự tồn tại của các Đấng/ Cõi khác ở những hành tinh khác mà loài người không cùng tần số, hoặc chưa đủ "thiên nhãn" để nhận ra? 3. Tất cả vũ trụ này - những gì ta biết hiên nay, từ đâu mà có, và nó sẽ đi về đâu? Liệu có bàn tay vô hình nào đang điều khiển/chi phối các quy luật của nó không? 4. Và những tiêu chí nào để "đánh giá xếp loại" sau khi chết ta sẽ về đâu? Và ai có quyền phán xét ta? Cám ơn bác, em ngưỡng mộ bác lắm! daohoadaochu 


@cuddang :
1) 2) Những câu hỏi về loài người, về vũ trụ, đều là những câu hỏi không nằm trong tầm hiểu biết của em, và theo em được biết, nó cũng không được đề cập đến trong Phật Giáo nhiều lắm. Nếu có, cũng chỉ nói qua, không đi sâu chi tiết. Phật Giáo quan niệm cá nhân mỗi người chính là vũ trụ cần khám phá, cần tìm hiểu, tìm hiểu rõ ràng về bản thân mình hơn là vũ trụ. Phật Giáo hướng vào bên trong để tìm hiểu nên bỏ điều gì và nên làm điều và phát triển điều gì. Do vậy câu hỏi 1,2 của bác em không giải đáp được. 3) 4). Bàn tay vô hình điều khiển chúng ta là Pháp(Dhamma, tức các quy luật tự nhiên của vũ trụ), ví dụ ta làm điều gì đó bất thiện thì ta bất an, không ai khiến ta bất an cả, mà chính chúng ta khiến ta bất an, khi làm việc tốt thì ta vui vẻ, thoải mái, hoan hỷ, chính chúng ta điều khiển bản thân mình và chính Pháp vận hành chi phối điều ấy. Pháp rất rộng:
Bao gồm các tiến trình sinh lý, vật lý, tâm lý của bản thân và môi trường xung quanh. Tiêu chí để đánh giá xếp loại sau khi chết ta sẽ về đâu bao gồm - Những việc thiện ta đã làm và những việc bất thiện ta đã không làm - Những việc bất thiện ta đã chót làm Hai nhóm này kết hợp lại và phán xét ta, không có ai ngoài hai nhóm này phán xét tai cả! NguyenKHNguyenKH 


@daohoadaochu Cảm ơn bác về chủ đề hay. Tôi đã đọc hơn nửa comments mà chưa thấy vấn đề này nên hỏi ra đây:
1. Bác có nghĩ đến việc lập một trang kiểu như Facebook về chủ đề như này không? 2. Ăn chay ảnh hưởng đến tu tập như thế nào? Đặc biệt là việc thiền? 3. Ngày nay trong cuộc sống có rất nhiều yếu tố độc hại, thí dụ như hóa chất trong thực phẩm, GMO, ô nhiễm không khí, ô nhiễm bức xạ điện từ, v.v... vậy Đạo Phật có cách nào giúp phòng tránh nó? daohoadaochu 


@nguyenkh 1. Không bác ạ, em không có ý định chia sẻ về những vấn đề này trên mạng, thực sự là em cũng rất bất ngờ khi có bác 


@vietnamnet_itc đề nghị. Em vào link hay chỉ để xem tin và bình luận cho vui, nhưng tự nhiên có vài vấn đề liên quan đến cái lĩnh vực em nghiên cứu nên em viết thôi ạ. 2. Ăn chay ảnh hưởng tốt đến việc tu tập, cơ thể nhẹ nhàng hơn, cái dục cũng ít hơn, nếu được lựa chọn thì nên lựa chọn ăn chay, nếu không được lựa chọn thì quan trọng là bác ăn với thái độ như nào, ví dụ khi ta ăn mặn mà ta ăn chậm, nuốt kỹ, không xem báo đài, tv, không cầm điện thoại, thì ta ăn đúng, ta ăn với trạng thái tâm định, còn nếu ta ăn chay, ta vẫn xem tivi, vẫn đọc báo, vẫn tham ăn, vẫn nói chuyện, thì dù là ăn chay thì vẫn như ăn mặn bác ạ. Ăn chay hỗ trợ cho thiền rất tốt. Dễ định tâm hơn. 3. Đạo Phật tập trung vào giải quyết vấn đề con người trước, khi nhận thức của con người được nâng lên, người ta biết việc nào là tốt nên làm, việc nào là không nên và vì vậy:
các vấn đề như thực phẩm, GMO, ô nhiễm không khí, ô nhiễm bức xạ kia sẽ do những con người được rèn luyện nâng cao nhận thức xử lý. Giống như Bác dạy học trò thành người tốt hơn, thì học trò Bác ở đâu cũng là người có ích, và chính học trò Bác sẽ giải quyết và phòng tránh các vấn đề đó ạ. cuong25acuong25a 


@cuddang vũ trụ thì hỏi 


@thinker , 


@ohisee nhé thinkerthinker 


@cuong25a, 


@cuddang vũ trụ mình ko biết gì đâu, mình đã viết là không biết trong các bài blog đấy https://ltus.me/U2a ChepMiphChepMiph Bác tìm hiểu về Phật Giáo nhiều như thế bác có thấy Phật Giáo là câu trả lời cho mọi vấn đề của con người không? Liệu bác có thể chỉ ra những mặt trái (nếu có) của Phật Giáo không ạ? Ngoài ra mình hơi tò mò là một số người tự nhật là đã tìm hiểu về Phật Giáo ví dụ như Steve Jobs chẳng hạn nhưng mình lại thấy cách sống và suy nghĩ của Jobs không hẳn giống với Phật tử lắm, bác đã tìm hiểu về mấy cái này chưa ạ? daohoadaochu 


@chepmiph :
Trọng tâm của Phật Giáo là quay vào bên trong mình và giải quyết các vấn đề bản thân, và như vậy, nó là sự phát triển tâm linh của mỗi cá nhân, cá nhân có trí tuệ, có tình thương nhiều hơn thì sẽ giải quyết các vấn đề xã hội. Do vậy, giải quyết trực tiếp mọi vấn đề của con người thì không. Nhưng là câu trả lời gián tiếp cho mọi vấn đề của con người. Và chính con người ấy phải tự giải quyết các vấn đề của mình và người khác bạn ạ. Mặt trái của Phật Giáo, nếu thực sự là Phật Giáo thì không có mặt trái, vì Phật Giáo không phải là tôn giáo hay một học thuyết triết học, đó là sự trưởng thành tâm linh của mỗi cá nhân. Và nó là các quy luật của vũ trụ, nó không phải là một quy luật riêng của Đức Phật tạo ra, chi phối, Ngài cũng chịu sự chi phối của quy luật ấy. Do vậy, có thể nói Đức Phật giác ngộ và nói lại, phân tích lại các quy luật của tự nhiên, con người. Nếu Phật Giáo tự sáng tạo hay phát minh ra điều gì đó của riêng mình, ắt nó sẽ có mặt trái. Phàm cái gì tự tạo ra đều có mặt trái và phải. Nhưng Đức Phật không sáng tạo ra điều gì, mà chỉ tìm ra cái có sẵn đang tồn tại và vận hành! Steve Jobs đã từng là một tu sĩ Phật Giáo tại Ấn Độ, ông từng đi tìm Minh Sư để tu hành, nhưng khi sang đến nơi thì vị Sư kia đã mất, ông tự tu tập một mình và thêm một số hướng dẫn của một vài vị tu sĩ khác, và trở lại Mỹ. Có thể nói ông đang trên con đường đi tìm chân sư nhưng chưa thành. Người tìm đạo và học đạo thì nhiều, nhưng người ngộ đạo và hiểu đạo thì ít. Do vậy cách sống và suy nghĩ của họ còn khác là điều dễ hiểu bạn à. CoQuaiDamTaCoQuaiDamTa mình muốn chia sẻ mốt ít quan điểm cá nhân của mình mà up ko biết lên link hay chưa mời các bạn cùng vào đọc http://linkhay.com/sma-ty-dao-ty-triet-ty-tan-man-ngon-ngu-va-doc-sach-share-me-anything-294/13329 goodlinkgoodlink Chuyện xxx trước và sau khi nghiên cứu về Phật Giáo thay đổi thế nào? daohoadaochu 


@goodlink :
Với hàng cư sĩ tại gia thì chuyện xxx không bị cấm, và có lời khuyên nên xxx với người yêu của mình thôi (nếu còn độc thân) hoặc với vợ chồng mình (nếu đã lập gia đình), và xxx một cách điều độ. Không đam mê, xxx là nhu cầu được thỏa mãn như ăn uống, đói thì ăn, khát thì uống, nhưng không sa đà hay say mê đắm đuối nó quá mức bác ạ. xxx phục vụ mình chứ mình không phục vụ xxx. goodlinkgoodlink 


@daohoadaochu Cám ơn bác trả lời, câu hỏi của em có vẻ chưa rõ. Ý em là về mặt xxx khi có Phật Giáo chỉ đường thì có khác gì lúc chưa có không? Cả về số lượng lấn chất lượng ấy bác ạ?

Nguồn: https://linkhay.com/note4965602/ama-chia-se-ve-dao-phat