Phanblogs Subdivided flats in Hong Kong
Search
28.12.18
22.12.18
Bát chánh đạo là gì ?
Phanblogs Bát chánh đạo là gì
Phanblogs Bát chánh đạo là gì |
Chánh tư duy: Đi sâu vào tư duy đối với chánh kiến.
Chánh ngữ: Dùng khẩu nghiệp thực hiện các phương pháp tu hành do chánh kiến chỉ đạo.
Chánh nghiệp: Dùng thân nghiệp thực hiện những phương pháp tu hành do chánh kiến chỉ đạo.
Chánh mệnh: Dùng phương pháp mưu sinh chánh đáng để có được những thứ cần thiết cho cuộc sống.
Chánh tinh tấn: Thúc giục khích lệ tam nghiệp, thay đổi mỗi ngày, cho đến khi thanh tịnh.
Chánh niệm: Buộc niệm vào thực tiễn Thánh đạo, tâm không lo sợ, ý không tán loạn.
Chánh định: Tâm lực tập trung, không lay chuyển, không chịu sự cám dỗ và ràng buộc của Ngũ uẩn,
Phanblogs Thuyết duyên khởi |
Labels:
bát chánh đạo,
Nhặt nhạnh cuộc sống,
phật giáo
17.12.18
Papillon người tù khổ sai tác giả Henri Charrière
Papillon người tù khổ sai tác giả Henri Charrière
Henri Charrière (16 tháng 11 năm 1906 – 29 tháng 7 năm 1973) là một người bị kết án trọng tội và được biết tới với tư cách tác giả cuốn Papillon (Papillon người tù khổ sai), một hồi ký về thời gian ông bị bỏ tù trên một nhà tù thuộc địa tại Guiana thuộc Pháp.
Papillon người tù khổ sai tác giả Henri Charrière |
Tuổi trẻ và tù đày
Charrière sinh tại Ardèche, Pháp. Ông có hai chị gái. Mẹ ông mất năm 1917, khi Henri gần 11 tuổi, mười bốn năm trước khi ông bị kết án tù. Năm 1923, ở tuổi mười bảy, ông tham gia Hải quân Pháp, và phục vụ trong hai năm. Sau khi rời hải quân, Charrière trở thành một thành viên của thế giới ngầm Paris, lấy vợ và có một con gái. Ông đã bị kết tội giết hại một tên ma cô, Roland le Petit, bản án mà ông luôn cho là sai trái. Ông bị kết án lao động khổ sai suốt đời ngày 26 tháng 10 năm 1931. Ông phải rời bỏ gia đình, người vợ đang mang thai và con gái.Sau một thời gian ở tù ngắn tại nhà tù chuyển tiếp Beaulieu tại Caen, Pháp, ông được đưa tới nhà tù St-Laurent-du-Maroni trên sông Maroni, nhà tù hình sự của Guiana thuộc Pháp.
Những lần vượt ngục
Ngày 29 tháng 11 năm 1933, Charrière đã trốn thoát từ trạm xá tại Saint Laurent cùng hai bạn tù, Clousiot và Maturette, bơi thuyền dọc theo bờ biển qua Trinidad và Curaçao tới Riohacha, Colombia. Dọc đường họ được một nhóm người hủi (cũng là những tù nhân) trên Đảo Pigeon, một gia đình người Anh giàu lòng trắc ẩn và nhiều người khác giúp đỡ. Trong thời gian này, ba kẻ tù trốn trại khác gia nhập cùng với họ trong chuyến đi tới Colombia.
Thời tiết xấu khiến họ không thể rời bờ biển Colombia và đã bị bắt lại, tống vào tù. Charrière tìm cách bỏ trốn với sự giúp đỡ của một người tù già, và sau nhiều ngày đêm bỏ chạy, họ chia tay; Charrière lập tức quay về vùng Guajira. Tại đây ông sống nhiều tháng trong một ngôi làng của những người bản xứ làm nghề mò ngọc trai. Ông quan hệ với một phụ nữ trẻ và em gái của cô ta, cả hai sau này đều trở thành vợ ông và đều có con. Chính ở đây ông đã sống nhiều tháng sung sướng ở "hình thức thanh khiết nhất của tình yêu và cái đẹp." Tuy nhiên, vẫn muốn sửa chữa sự bất công mà mình đã phải gánh chịu, cuối cùng ông ra đi về hướng tây.
Một lần nữa, Charrière bị bắt và bỏ ngục tại Santa Marta, và sau đó chuyển sang Barranquilla, nơi ông không ngờ gặp lại Clousiot và Maturette. Dù đã nhiều lần gắng vượt ngục (một trong số đó khiến ông bị gãy xương mu bàn chân và trở thành người có bàn chân phẳng), Charrière không thể thoát khỏi các nhà tù và bị đưa trả về Guiana thuộc Pháp năm 1934 cùng với hai bạn tù.
Charrière và các bạn bị kết án hai năm biệt giam, hình phạt được tù nhân gọi bằng tên "Kẻ nuốt tù nhân", trên St. Joseph (một trong những Îles du Salut hay Đảo Cứu rỗi (Salvation Islands), bao gồm cả hòn đảo Royale và Devil's Island) vì tội vượt ngục. Ông và hai bạn được thả ngày 26 tháng 6 năm 1936. Clousiot đã chết 'chỉ vài ngày sau đó'. Sau khi được thả, Charrière bị giam trên đảo Royale....
Charrière bị kết án tám năm biệt giam nữa sau một âm mưu vượt ngục và tội giết một bạn tù vì người này đã ngầm báo âm mưu của ông. Tuy nhiên, ông được thả ra chỉ chín tháng sau đó, sau khi liều mình cứu một bé gái tên Lissette, đang sắp chết đuối khỏi vùng biển có cá mập. Ông được thả vì "các lý do y tế," nhưng ông cho là do đã cố cứu bé gái.
Sau đó, Charrière giả điên (đã được xác định có các dấu hiệu đặc trưng được thể hiện bởi những ca bị điên như vậy) trong một nỗ lực trốn khỏi bệnh viện tâm thần trên đảo, nơi không bị canh gác chặt chẽ. Đây là thời điểm lý tưởng để bỏ trốn khỏi bệnh viện tâm thần bởi sau khi Thế chiến II bắt đầu, hình phạt cho những người tù bỏ trốn đã được nâng lên thành tử hình với án phản bội. Bởi bất cứ ai tìm cách bỏ trốn đều bị coi là bỏ theo quân địch. Một người điên được coi là người không kiểm soát được các hành vi của mình, vì thế sẽ không thể bị trừng phạt vì bất kỳ điều gì - kể cả việc bỏ trốn.
Âm mưu đã không thành, và người đi cùng Charrière đã chết đuối nhưng Charrière thoát nạn. Sau đó, ông trở về đảo Royale và một thời gian sau ông xin chuyển đến đảo Quỷ (Devil's Island). Sau một thời gian sống ở đây, Charrière quen với Chang, một tù chính trị Trung Quốc, ông đã nghiên cứu về các cơn sóng thủy triều và nhận ra mỗi ngày đều có một cơn sóng đủ lớn để có thể đưa ông ra xa đảo và về đất liền. Ông đặt tên cơn sóng này là Lissette. Sau nhiều lần thử nghiệm với các bao tải chứa dừa, ông đã vượt ngục chung với 1 bạn tù tên Sylvain, cả hai đều dùng những bao tải chứa dừa như một cái phao và cưỡi trên Lissette để ra ngoài đại dương. Sau nhiều ngày trên biển, cả hai cập vào bờ nhưng Sylvain bị chìm trong cát lún và chết.
Trên đất liền, Charrière gặp Cuic Cuic anh trai Chang, họ cùng nhau đi đến Georgetown, British Guiana, bằng thuyền. Sau một thời gian ngắn sống ở đây, Charrière đã đi đến Venezuela với 5 tù nhân khác.Họ bị bắt và tạm giam ở một trại tù gần El Dorado. Sau đó một thời gian, Charrière được thả ra. Ông được nhận quốc tịch Venezuela và trở thành người tự do.
Nghề nghiệp sau đó
Năm 1945, Charrière định cư tại Venezuela, ông lấy một phụ nữ Venezuela tên là Rita. Ông có con với bà và mở một cửa hàng cùng các khách sạn tại Caracas và Maracaibo, trở thành một Đầu bếp tự học. Sau đó ông được coi như một người nổi tiếng, thậm chí thường được mời xuất hiện trên các chương trình TV địa phương.Cuối cùng ông đã quay trở lại Pháp trong một lần về thăm Paris đồng thời với việc xuất bản cuốn sách về cuộc đời mình, Papillon, năm 1969. Cuốn sách đã bán được hơn 1.000.000 bản tại Pháp,[1] khiến một vị Bộ trưởng Pháp đã nói tới "sự suy đồi đạo đức của nước Pháp" với những chiếc váy ngắn và Papillon.
Cuốn Papillon lần đầu xuất bản tại Anh Quốc năm 1970, qua bản dịch của nhà văn Patrick O'Brian.
Charrière đã đóng vai một tên trộm đá quý trong một bộ phim năm 1970 tên gọi The Butterfly Affair.
Ông cũng viết tiếp các phần sau cho Papillon, Banco, trong đó mô tả cuộc đời mình từ sau khi ra tù.
Năm 1973, cuốn sách Papillon của ông được chuyển thể thành phim Papillon của đạo diễn Franklin Schaffner, trong đó diễn viên Steve McQueen thủ vai 'Papillon'. Dalton Trumbo là tác giả kịch bản, và chính Charrière đảm nhiệm vai trò cố vấn. Một cuộc phỏng vấn với Henri Charrière đã được đưa vào trong cuốn phim tài liệu, Magnificent Rebel, mô tả quá trình làm phim.
Ông mất tại Madrid, Tây Ban Nha vì ung thư họng.
Papillon
Cuốn sách bán chạy nhất năm 1970 của ông, Papillon, đã ghi lại chi tiết các vụ vượt ngục, những âm mưu vượt ngục, những chuyến đi và những lần bị bắt lại từ khi ông bị tù năm 1932 tới lần đào thoát cuối cùng sang Venezuela. Tên sách lấy theo tên hiệu của Charrière, xuất xứ từ hình xăm một con bướm trên ngực ông (papillon là từ tiếng Pháp có nghĩa con bướm). Tính chính xác của câu chuyện đã bị nghi ngờ, nhưng ông luôn cho rằng, chỉ trừ vài sai sót nhỏ do trí nhớ, tất cả đều là sự thực.Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện đại tin rằng Charrière đã lấy phần lớn tư liệu cho cuốn sách từ các bạn tù khác, và coi câu chuyện này mang nhiều tính tưởng tượng hơn là một cuốn hồi ký chân thực. Năm 2005, một cụ già ở Paris khi ấy đã 104 tuổi, Charles Brunier, tuyên bố rằng mình là Papillon đích thực.
Các nhà phê bình hiện đại có xu hướng đồng ý rằng câu chuyện của Charrière có các sự kiện xảy ra với những người khác, và rằng Brunier quả thực ở tù cùng thời gian đó
Papillon người tù khổ sai tác giả Henri Charrière TXT
Papillon người tù khổ sai tác giả Henri Charrière DOCX
Papillon người tù khổ sai tác giả Henri Charrière PDF
Labels:
ebook,
Henri Charrière,
Papillon người tù khổ sai,
sách hay
14.12.18
Một nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật
Một nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật Phanblogs Trong Kinh Kalama: Có một lần, đức Phật đi ngang qua bộ lạc của người Kalama. Nghe danh tiếng của Phật, người dân của bộ lạc này tìm đến đãnh lễ và hỏi Phật,
Biểu tình, cháy lớn tại Khải Hoàn Môn- Pháp |
- Trong những trường hợp như thế, đương nhiên là các Ông có những nghi ngờ và có những phân vân!
Này các ông, các ông đừng tin một điều gì vì phong văn.
Đừng tin một điều gì vì nó là tập quán lưu truyền.
Đừng tin một điều gì vì được nhiều người nhắc đi nhắc lại.
Đừng tin một điều gì vì đó là bút tích của thánh nhân.
Đừng tin một điều gì vì đó là thói quen đã có từ lâu.
Đừng tin một điều gì do ta tưởng tượng và lại nghĩ rằng do một thần linh nào đó khai thị cho ta.
Đừng tin một điều gì vì đó là do các thầy có uy tín dạy.
Nhưng này các Ông, khi nào tự mình chứng nghiệm và biết rõ như sau,
"Các việc này là bất thiện; các việc này là đáng chê; các việc này bị các người có tuệ giác chỉ trích; các việc này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau," thời này các ông, hãy từ bỏ chúng!
Và ngược lại, khi nào tự mình chứng nghiệm và biết rõ như sau,
Và ngược lại, khi nào tự mình chứng nghiệm và biết rõ như sau,
"Các pháp này là thiện; Các pháp này là không có tội; Các pháp này được người có trí tán thán; Các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc," thời này các ông, hãy cố gắng thực hành để tự đạt đến và an trú trong hạnh phúc!
Labels:
Nhặt nhạnh cuộc sống,
phật giáo,
sự thật
13.12.18
Hiện tượng tán cây nhút nhát crown shyness
Phanblogs tán cây nhút nhát crown shyness Hiện tượng "tán cây nhút nhát" xảy ra ở các tán lá trên cùng ở một số loài cây nhất định tạo ra một cảnh tượng thú vị.
NHỮNG BÍ ẨN VỀ HIỆN TƯỢNG "TÁN CÂY NHÚT NHÁT"
Ở nhiều khu rừng, cây cối phát triển theo cách tránh để cành lá chạm vào những tán cây khác. Dù đã nghiên cứu nhiều thập niên, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được hiện tượng này.
Ở một số khu rừng nhất định, nếu ngước lên cao bạn sẽ thấy một mạng kẽ hở được tạo ra từ rìa ngoài của các tán cây. Chúng như một trò chơi ghép hình, những cành cây đã phát triển vừa đủ để gần tiếp xúc nhưng không chạm vào nhau. Hiện tượng này được gọi là "tán cây nhút nhát".
Hiện tượng này không phải lúc nào cũng xảy ra và các nhà khoa học cũng không biết tại sao nó lại xảy ra. Các bằng chứng cho thấy hiện tượng này xảy ra phổ biến ở các cây cùng tuổi, đặc biệt ở những cây cùng loài. Tuy nhiên hiện tượng này có thể xảy ra tại bất cứ khu rừng nào. Một trong những tài liệu liên quan (của các tác giả Francis E. Putz, Geoffrey G. Parker, và Ruth M) có nghiên cứu về hiện tượng "tán cây nhút nhát" ở loài đước đen tại Costa Rica.
Putz và các đồng sự nhận thấy rằng, khi gió thổi đủ to, các tán cây sẽ cọ xát với các tán cây lân cận. Sự cọ xát này đã tạo ra khoảng cách giữa các tán lá. Các mảnh vụn từ cành lá cây này xuất hiện ở các tán cây khác ủng hộ giả thuyết này.
Theo giả thuyết này, hiện tượng này sẽ xuất hiện phổ biến hơn ở các rừng cây nhiều gió. Tuy nhiên trong quyển Biotropica, nhà sinh vật học Alan Rebertus đã nêu ra rằng hầu như không có sự khác biệt nào cả. Nếu gió là nguyên nhân xảy ra hiện tượng "tán cây nhút nhát", nó không phải nguyên nhân duy nhất. Alan Rebertus đưa ra một giả thuyết thay thế: tán cây đã ngừng phát triển khi phát hiện có các tán lá khác ở gần nhờ vào các bước sóng ánh sáng.
Nhà sinh vật học M. Franco lại cho rằng đây là sự ảnh hưởng lẫn nhau của cây cối. Cây cối không thể di chuyển, vì vậy chúng phải cạnh tranh với nhau về các nguồn tài nguyên như ánh sáng. Theo giả thuyết trên, mỗi cây sẽ ép các cây khác vào một khu vực của riêng chúng, giúp tối đa hóa nguồn tài nguyên kiếm được và giảm thiểu cạnh tranh có hại. Dù vô tình hay cố tình, "tán cây nhút nhát" là biểu hiện của sự đình chiến giữa các đối thủ khi không có nhiều lựa chọn.
Tương tác sinh học vốn phức tạp, vì vậy có thể có nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến hiện tượng "tán cây nhút nhát". Qua nhiều thập kỷ nghiên cứu, vẫn chưa có cái nhìn đồng thuận nào về nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Giải thích giả thuyết bước sóng ánh sáng, ở cây cối có một loại thụ thể tên là phytochromes nhạy cảm với ánh sáng đỏ và ánh sáng cận hồng ngoại. Ánh sáng mặt trời bao gồm cả hai loại ánh sáng trên, tuy nhiên khi tới lá, ánh sáng đỏ bị hấp thụ còn ánh sáng cận hồng ngoại thì không. Vì vậy, cây sẽ nhận biết được rằng có tán cây nào đang che mất nó và ngừng phát triển về hướng đó.
Ngoài ra thì hiện tượng tương tự cũng xảy ra ở bộ rễ nữa
____________________
Link Reddit: https://reddit.com/9y0b69
____________________
T/N: Dịch bài báo The Mysteries of Crown Shyness của tác giả James MacDonald.
Link bài báo: https://daily.jstor.org/the-mysteries-of-crown-shyness/
5.12.18
Châu chấu đỏ tác giả Mạc Ngôn
Phanblogs Theo đánh giá của các nhà phê bình văn học Trung Quốc, bộ ba tác phẩm đã làm nên “hiện tượng Mạc Ngôn” hay còn gọi là “Mạc Ngôn tam hồng” trên văn đàn nước này bao gồm “Cao lương đỏ”, “Củ cải đỏ trong suốt” và “Châu chấu đỏ”. Trong bộ ba tác phẩm này, người ta thấy một Mạc Ngôn với phong cách kể chuyện nặng nề, u ám, với những câu chuyện thật đến trần trụi về bản chất con người, những dục vọng, đố kỵ nhiều khi nằm ngoài tầm kiểm soát.
“Châu chấu đỏ” là tập hợp những câu chuyện lặt vặt mà nhân vật chính hồi tưởng lại về những gì mình từng trải qua hoặc từng chứng kiến. Đó có thể là một vị giáo sư Đại học có vẻ ngoài đạo mạo, đáng kính khi đứng trên bục giảng nhưng những bí mật trong cuộc đời ông lại là một sự sa đọa về đạo đức. Đó có thể là cặp vợ chồng dù đã căm ghét nhau nhưng vẫn cố gắng sống chung dưới một mái nhà để rồi người chồng luôn luôn say xỉn và người vợ luôn ngoại tình. Những câu chuyện phản ánh một Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển mình với nhiều thói xấu hoành hành trong cuộc sống nơi phồn hoa đô hội, cùng lúc đó, những hủ tục cùng sự đói nghèo đang làm xơ xác những miền quê xa xôi hẻo lánh.
- Cuối cùng, người đàn bà ấy đã bị ai giết chết?- Chuyện này không thể nói rõ ràng được, chỉ có hai anh em ông ấy biết mà thôi. Nếu không phải là ông Tứ giết thì cũng là ông Cửu giết bà ấy thôi. Mấy mươi năm rồi nhưng không ai có gan hỏi về chuyện ấy.
Châu chấu đỏ tác giả Mạc Ngôn |
- Chuyện ông Tứ và ông Cửu cầm súng đuổi bắn nhau đùng đoàng là vào lúc nào?
- Chính là ngày người đàn bà ấy bị giết. Hai anh em chửi nhau một trận, người thì chửi “đ. mẹ nhà mày”, người thì chửi “ỉa vào mặt tổ tông nhà ngươi”! Kỳ thực là hai ông ấy đều do một mẹ sinh ra, cũng chẳng có hai ông tổ khác nhau!
- Họ bắn nhau chí tử như vậy, sao lại không có ai bị thương?
- Bị thương thế nào được! Dù sao thì cũng là anh em ruột. Ông Tứ đứng trên cầu đá giậm chân, toàn thân run rẩy, mặt mũi chân tay dính đầy bột mì (giống như một con chuột vừa giãy giụa thoát ra khỏi thúng bột mì, chiếc cầu đá rung rung), bắn một viên đạn xuống mặt nước (nước sông bắn lên tung tóe), trừng mắt chửi: Thằng Cửu kia, tao đ. mẹ nhà mày! Toàn thân ông Cửu cũng dính đầy bột mì, trên chiếc áo trắng máu dính dâm dấp, nhảy nhót điên cuồng, cũng bắn một viên xuống sông, chửi: Con c. Tứ kia! Ta ỉa vào mặt tổ tông nhà ngươi! Cứ thế, hai anh em đuổi qua đuổi lại, chửi một câu, bắn một viên và “đuổi nhau” về đến tận giữa làng.
Hình như cả hai đang đùa giỡn nhau.
Nhưng không phải đùa giỡn. Vừa bước vào sân là cả hai đã đâm sầm vào nhau, tay đấm chân đá mồm cắn, súng gõ vào nhau cồm cộp. Cổ ông Cửu bị ông Tứ cắn sứt một miếng thịt, đầu ông Tứ bị nòng súng của ông Cửu gõ một cú thật mạnh tạo thành một lỗ sâu hun hút, máu chảy dầm dề.
- Không có ai can ngăn khuyên giải họ à?
- Ai dám can ngăn? Họ đều có súng trong tay mà. Sau đó thì ông Tứ ngã sóng soài ra đất trông như một con chó chết, ông Cửu cũng không còn đủ sức để đấm đá nữa, thực ra thì ông Cửu đang sợ hãi, hình như ông ấy nghĩ là ông Tứ đã chết.
- Vết thương của ông Tứ không được băng bó lại à?
- Bà Ngũ của cháu vốc một nắm vôi nhét vào vết thương.
- Sau đó thì sao?
- Ba ngày sau, châu chấu từ bờ bắc đã quay lại.
Châu chấu đỏ tác giả Mạc Ngôn TXT
Châu chấu đỏ tác giả Mạc Ngôn DOCX
Châu chấu đỏ tác giả Mạc Ngôn PDF
1.12.18
Chuyển hóa sân hận, Thích nhật từ
Phanblogs Chuyển hóa sân hận, Thích nhật từ Mọi vật trong đời đều bắt đầu từ sự vận hành duyên khởi, tương tác lệ thuộc với nhau theo cách thức hai, ba hay nhiều chiều. Nhìn như vậy giúp đương sự lý giải các vấn đề tường tận hơn, không bao giờ quy trách nhiệm cho một người nào, không đặt vấn đề vị kỷ lên trên, không quy kết đổ lỗi cho người khác, không xem mình là trục xoay của chân lý, còn người khác thì phi chân lý.
Chuyển hóa sân hận, Thích nhật từ |
Quan niệm độc nhất sẽ tạo ra sự đối kháng và loại trừ. Phải thấy sự khác biệt tạo ra tính đa dạng và phong phú. Cũng như
hoa có nhiều loại, mỗi loại một sắc thái. Có hoa màu vàng, đỏ, trắng hoặc vừa vàng vừa đỏ xen kẽ nhau. Nhiều loại hoa khác nhau tạo thành vẻ đẹp cho vườn hoa. Nếu tất cả hoa trong vườn cùng màu trắng hoặc vàng đỏ, xanh thì không tạo thành vẻ đẹp bổ sung. Màu trắng hỗ trợ và làm nổi bật màu đỏ. Màu đỏ làm nổi bật màu vàng. Cứ thế, sự khác nhau lại mang tính bổ sung cho nhau. Hình thù cũng vậy, phải có cao thấp, mập ốm, héo tươi, chính phụ, ánh sáng nhiều và ít. Sự tương phản tự nhiên sẽ tạo ra hệ giá trị đa chiều
CHUYỂN HÓA SÂN HẬN NĂM ẢNH DỤCHUYỂN HÓA SÂN HẬN
Chuyển hóa sân hận, Thích nhật từ |
Trong kinh Pali, đức Phật nêu ra các ảnh dụ nhằm giúp hành giả quán niệm và tu tập chuyển hóa lòng sân hận. Trong các tình huống phải đối diện hay chứng kiến cảnh thương tâm, đau lòng thì hành giả không nên để cho sự sân hận chiếm ngự dòng cảm xúc.
Ảnh dụ cầm vũ khí phá hoại mặt đất.
Ví như có người ác ý cầm cây xẻng hay lưỡi liềm nói, sẽ làm cho đại địa này không còn là đất nữa. Nói xong, anh ta đào bới và dùng chất nổ phá tung, làm cho mặt đất không còn bằng phẳng, chỗ lồi chỗ lõm. Tàn phá mặt đất xong, anh ta phỉ nhổ nước miếng, tiểu tiện lên mặt đất. Lúc ấy, anh ta ngây ngô nghĩ làm vậy thì mặt đất không còn là mặt đất nữa. Trên thực tế, tình huống và cách thức ứng xử này chỉ làm người sân hận mệt nhoài và có thể bị bệnh tâm thần chứ không giải quyết được gì. Giải quyết theo thói quen đạp đổ, tàn phá chỉ làm vấn đề trở nên rối rắm. Đối tượng thương tổn không ai khác hơn chính bản thân họ. Đất là đất, dù bị tàn phá đất cũng không thể nào biến thành phi đất. Liên tưởng đối tượng ta ghét như là đất.Ta muốn trả đũa đối tượng đó như cách tàn phá sự màu mỡ của đất nhưng đối tượng đó chưa chắc đã bị tàn phá. Ngược lại, lòng hận thù đã tàn phá mảnh đất tâm của mình rồi. Nói theo Phật, trả đũa đối tượng gắn với lòng sân chỉ là cách biến mình thành nạn nhân của khổ đau.
Ảnh dụ người thợ sơn hư không.
Giống như một người thợ sơn dùng các loại sơn màu và cây cọ đắt tiền sơn phết lên hư không. Người thợ sơn cố hình dung và tưởng tượng với cây cọ, anh ta có thể tô màu sắc vào không gian và không khí. Người thợ sơn chỉ có thể thành công trong tưởng tượng chứ không thể xảy ra trong thực tế. Trong hận thù, nhiều người muốn làm cho gương mặt đẹp của người bị ghét biến dạng trước quần chúng. Thay vào đó là gương mặt màu đen, màu tím thật ảm đạm bằng sự liên tưởng và tìm cách phỉ nhổ, tô màu, bịa chuyện, chỉ trích người bị ghét. Người sân hận có ảo tưởng đã thành công. Trên thực tế, khi ôm ấp cơn sân hận là tự hành hạ chính mình từng giây từng phút. Hoàn toàn vô ích khi nỗ lực sơn lên không gian vì nước sơn không thể bám vào hư không. Càng nỗ lực sơn thì đối tượng bị dính sơn lại là mặt đất do tình trạng nhỏ giọt của sơn.
Tương tự, kẻ sân hận muốn sơn phết các sắc màu đau khổ lên người y thù ghét, nhưng càng sơn thì sắc màu đau khổ càng bám lên bản thân y mà thôi. Kẻ sơn vào không trung sẽ bị sơn dính nhễu nhão trên thân thể, tay chân y trước nhất. Kẻ bị dính dơ chính là người thợ sơn chứ không phải hư không. Nếu có thể quán niệm kẻ khó ưa hay người mang lại khổ đau là hư không thì không dại gì phết sơn vào hư không.
Vì hư không không có thực thể mà nó vốn được hình thành bởi khoảng cách vật lý giữa các vật thể. Xem người khác là không gian, sẽ thấy các hành động xấu của họ là khoảng trống rỗng chỉ tồn tại nhất thời, không ở mãi với cuộc đời nên không cần tô sơn, phết màu nỗi khổ niềm đau lên người họ.
Ảnh dụ lửa cỏ đun sôi sông Hằng.
Giống như người đốt bó cỏ khô với ảo giác nghĩ có thể đun sôi nước sông Hằng. Sông Hằng là con sông dài và linh thiêng đối với Ấn Độ giáo. Nước sông Hằng không cùng tận. Một bó cỏ khô chưa chắc đun nóng được ly nước dung lượng 100ml, ấy thế, người ảo tưởng lại mơ
có thể làm nóng con sông lớn. Khi lòng sân khống chế, con người có khuynh hướng sống trên ảo giác, cường điệu hoá trên ảo giác. Do đó, chuyện nhỏ có thể xé thành to. Phần lớn các tình huống trả đũa không mang lại lợi ích gì cho người nóng giận ngoài việc bị tổn thất, hoặc nặng hơn có thể bị điên cuồng do sân si quá độ làm biến dạng cảm xúc.
Chuyển hóa sân hận, Thích nhật từ TXT
Chuyển hóa sân hận, Thích nhật từ DOCX
Chuyển hóa sân hận, Thích nhật từ PDF
Labels:
Chuyển hóa sân hận,
ebook,
sách hay,
Thích nhật từ
22.11.18
Nhật ký BỰA nhân
Phanblogs Nhật ký BỰA nhân
Phanblogs Nhật ký BỰA nhân |
Bad day
2h sáng.Vo ve vo ve. Cái lỗ thủng trên màn to = nắm tay, muỗi vào thả giàn, gét mấy con muỗi đ** tả được, hôm nay mới tả được. Cố gắng bắt 1 con to nhất, ru ngủ cho nó, rồi ngồi kêu vo ve bên tai. Con muỗi mắt thâm quầng, lảo đảo bay đi…
4h sáng. Tén ten tẻn tèn ten.Có tin nhắn. Giật mình thức giấc. “…tắt đèn sớm, nhớ uống thuốc ngủ nhé…”. Được quan tâm hạnh phúc đến phọt nước mắt…
7h, quáng quàng dậy, hôm nay phỏng vấn ở công ty mới, lần mần nghĩ đến đợt thử việc trước ở Mai Linh, trong giấy báo trúng tuyển có ghi “Chỉ đeo cà vạt xanh”, thế mà lúc đến thấy chúng nó còn mặc cả quần áo. Bị đuổi trong nhõn 1 ngày, nghĩ đến mà rùng cả mình…
8h, hối hả đến nơi, rồi cũng đợi được đến lúc vào phỏng vấn, thằng già nhăn nhở hỏi ” Quan hệ với đồng nghiệp ?”, lạnh lùng trả lời :” Tuần 2 lần, tuần khỏe có khi 3 lần”, thằng già trợn mắt, chắc nó tiếc cái tuổi thanh xuân.
10h, đọc báo, ” Chen lấn lên xe, 2 thanh niên tử nạn “, nhìn kĩ lại thì đúng cái bến xe buýt hôm qua mình đi, đúng số hiệu xe ấy, đúng 2 cái đứa bị mình ủn xuống lúc xe sau trờ tới, thật trùng hợp…
12h trưa, cơm. Sao bây giờ cái j cũng có chất bảo quản, lẳng lặng gọi về cho bu xin ít rau củ cải thiện :” bu nhớ gửi cho con cái loại toàn phân tươi í nhé, ăn phân hóa học sợ lắm…” bu già ậm ờ, không biết có nghe rõ không, thương bu già thắt ruột.
2h chiều, đi họp phụ huynh cho thằng cháu, nghe bác hội trưởng phăm phăm phát biểu :” tôi đánh giá lớp ta, các cháu trai ai cũng có tinh, ấy là cái tinh thần học tập…” , tỉnh dậy nước dãi vòng quanh mép, lớp chỉ còn lác đác vài người…
5h, tắc đường, nan hoa cắm đầy vành, đầu lênh láng tóc. Đứng im hít khói xe nhám phổi, lắp cánh bay thì sợ quýnh dây điện chết còn đau đớn gấp bội. Cam chịu cam chịu…
8h, trà đá, thấy 1 thằng choai choai đi xe wave tàu, giật túi của chị lao công rồi phóng vèo qua chỗ mình, tiện cốc trà đá tạt thẳng vào mặt nó. Thằng choai choai cắm đầu vào cột điện, mình đứng dậy bỏ đi, phần vì ngại lên báo, phần vì cảm thấy trên đời còn nhiều việc anh hùng hơn thế. Lúc sau chạy ra xem, vẫn thấy chị lao công đứng bải lải :” thằng khốn nạn nào tạt nước vào mắt con bà….”
10h, giặt quần áo. Nhớ hồi xưa ba hay nói, nếu con chăm chỉ, con sẽ có tất cả. Đúng là sau này có thật, 2 đôi tất, 1 đôi là tất Cả, to hơn, đôi bé gọi là tất Thứ, để đi luân phiên trong 6 cái mùa đông.
11h, xem tivi, chẳng hiểu chương trình nói về cái j, chỉ biết mang máng anh Vương nào đấy làm mất nỏ thần của cơ quan, không báo công an, cũng không kêu tài vụ xuất tiền mua đền cái khác, lẳng lặng bỏ trốn cùng con gái. Trộm nghĩ về cái tính vô trách nhiệm của người Việt..
Lại đêm, ném cái dép sang mái nhà hàng xóm, ồn ào, nghe loáng thoáng “…1h rồi mà đéo cho người ta ngủ à..”, chỉnh lại đồng hồ rồi thiếp đi lúc nào không hay…
PHẦN 2 Nhật ký BỰA nhân
Phanblogs Nhật ký BỰA nhân |
Xiêu Xiêu vẹo vẹo đi *, đánh răng rửa đít các kiểu, đến cửa nhà tắm thấy 1 con gián nằm ngửa. Tặc luỡi thở dài "Đáng khen cho mày bò từ chậu quần áo của tao ra đến đây mới buông súng...haizzz...".
Vừa cho bàn chải vào mồm đi đc vài đuờng cơ bản thì có tin nhắn "hình như thời khóa biểu đổi, bữa nay mày đc nghỉ á..." kệ mẹ chữ "hình như", cắm luôn cái bàn chải đang đánh dở vào ống, để tí đánh tiếp đỡ mất công bóp kem nữa, lại xiêu vẹo ra ngủ tiếp.
Đi đc 3 buớc nhớ ra trong mồm đang có bọt, quay lại nhà tắm phun bọt gấp kẻo hết buồn ngủ thì phí.
10h dậy hẳn, vệ sinh cá nhân các thứ mất đến 4'30s đồng hồ, thật là lãng phí thời gian quá.
Vừa mở gói Hảo Hảo chua cay vừa cầu nguyện...3...2...1...Mở!... Shit !!! Lại là "Chúc Bẹn May Mắn Lần Sau^^" * &*$#)*%...
Ăn uống xong xuôi, nghĩ đến việc huởng thụ cuộc sống. Hăm hở giở bóp ra...dốc nguợc...lắc lắc...2-3 tờ hóa đơn, biên lai cầm đồ nhàu nhĩ rơi ra. Lại lắc tiếp. 1 cái bằng lái xe nát bét ko có hình rơi ra. Lắc tiếp. 1 cái bùa May Mắn tiếp đất. Cảm giác chắc chắn vẫn còn cái gì nặng nặng trong bóp. Lắc thật mạnh. Bẹp! Bẹp! 2 cái Condom lần luợt hạ cánh...Bóp đã rỗng hòan tòan.
Cầm 2 cái condom lên, nhìn cái date đã trôi qua đc tầm hơn 2 tháng. Thở dài 2 cái, 1 cái cho tình hình kinh tế và 1 cái cho sự cô đơn. Haizzz...
Lục nhà chán chê moi ra đc 1 số tiền lên đến 3 nghìn Việt Nam đồng. Mừng tê tái.
Bắt đầu nghĩ đến việc tiêu xài cho xứng đáng số tiền này...
Khẽ khàng lấy chìa khóa cắm vào xe. Vặn. Đèn mo ko sáng. Liệu có phải 1 điềm may mắn chăng? Run run bắt đầu làm 1 việc mà đã mấy ngày nay chưa dám. Thời khắc này cuối cùng cũng phải đến...mở yên xe...tháo nắp bình xăng...dùng 1 cái que khều đám mạng nhện ở bên trong ra và ghé sát mũi vào...ko có dấu hiệu của 1 phân tử chất lỏng dễ cháy nào lọt vào hệ thống tế bào cảm mùi cực nhạy trong mũi cả...
Châm 1 điếu thuốc. Thở dài 1 cái và liếc nhìn sang con xe đạp cuộc 2 lốp đói không khí đã cả tháng nay...
Đạp ra đến tiệm tạp hóa gần nhà để shopping. Ngắm nghía, lựa chọn chán chê. "Bán con 3 nghìn thuốc Jet", cò quay mặc cả,khóc lóc 1 hồi cũng đc 5 điếu, hạnh phúc dâng đầy 2 khóe mắt.
Mở điện thọai lên, bật GPS chế độ dẫn đuờng để tìm 1 lộ trình ngắn nhất ra Nhà Thờ Đức Bà. Lộ trình hiện ra, nhìn ngắm nghiền ngẫm 1 hồi cho thuộc. Sau đó đi đuờng khác.
Ra đến nơi, lắc đầu nhẹ nhàng truớc những câu hỏi đầy tình cảm "uống gì ko em?" sau đó rút chai nuớc lọc đã chuẩn bị từ nhà ra và thuởng thức. Thời buổi chất hóa học tràn lan thì tốt nhất nên như thế.
Châm 1 trong 5 điếu thuốc quý giá lên và bắt đầu thuởng thức. Nhìn xung quanh, tòan cặp là cặp. Không đợi họ nhìn mình như vật thể lạ, lập tức móc điện thọai ra triển khai 1 tin nhắn dạt dào tình cảm "Em đang làm gì thế? anh nhớ em đến phát điên lên đc con chó già bé nhỏ của anh ạ". Ko quá lâu, tình cảm sẽ đc đáp lại bằng tình cảm "Ai vậy? Bị khùng hả?". Nắm chặt điện thọai đưa lên ngực nơi gần trái tim, ngửa mặt lên và nhắm mắt lại đầy mãn nguyện.
Hít thở bầu không khí trong lành đến trưa thì cũng vừa trọn hết thuốc. Lại lóc cóc mò lên xe đạp đi về, ko quên nhét cái chai rỗng vào túi truớc ánh mắt đầy quyến luyến của chàng trai chuyên thu luợm vỏ chai.
Cũng cố gắng ghé qua truờng 1 cái để tìm hứng thú nghỉ học. Thế nào còn cách truờng 10m thì có điện thọai
-Đánh bi-a ko?
-Đang lên gần tới truờng r`.
-Ừh vậy th...
-Tao qua liền nè.
Đi gần tới bi-a thì quẹo về nhà, không quên sọan 1 tin nhắn an ủi "thôi nghĩ lại rồi, tao đi học đây"
Về nhà thấy hơi mệt, cảm thấy cần 1 chút nhẹ nhàng thanh tẩy tâm hồn. Rock death đc triển khai. Thật đúng là thiên đuờng. Hình như đâu đó xen lẫn trong max volume có tiếng gì the thé chập chờn "Đủ má đang giữa trưa mà thằng trời đánh nào $%#&*%...". Âu cũng là 1 phần của âm thanh cuộc sống, thật là đáng yêu.
Đến chiều, sau 1 hồi triết lý về cuộc sống, về thói hư tật xấu của con nguời, về sự tha hóa của xã hội...cuối cùng cũng thuyết phục đc 1 công dân tốt trong list bạn bè cho giật tạm 20k. Nghĩ mà thấy thuơng nó, tiền thầy u cho lên thành phố ăn học cuối cùng lại bị xin đểu...Cuối cùng cũng tự vỗ yên lòng bằng suy nghĩ "thôi xem như nó làm rơi..."
Làm ấm lòng bằng 1 ổ bánh mì chả của bác bán bánh mì dạo tốt bụng quen thuộc "mai con trả, giờ con còn mỗi tờ 500k gia đình mới gửi..."
No nê rồi cũng cố giở sách vở ra xem. Thời gian cho việc này chiếm đến suýt sóat 7' đồng hồ. Nên biết điểm dừng, chuyện về những thành phần hóa điên vì học quá nhiều giờ không hiếm. Gấp sách vở lại thôi, thêm tí nữa có khi điên thật chứ chả đùa đc.
Chập tối bắt đầu lê thân ra Tùng ngồi. 20k cho 1 coca, hơn 10 que thuốc và trọn vẹn 4h đồng hồ chìm trong sự êm dịu của rock thật là xứng đáng. Cảm thấy tự hào về sự tiết kiệm và tiêu xài thông minh của bản thân, thật đáng nguỡng mộ.
Gần nửa đêm, yên vị 1 chỗ ngồi cạnh con xe đạp cuộc yêu quý tại công viên 23/9, đúng ngay vị trí quay mặt ra New World 5 Stars Hotel, tận huởng cảm giác không khí Luxury ít ỏi từ bên trong tràn tra và thấm vào từng tế bào. Tự hào biết bao.
Chăm chú tự nhìn vào 2 miếng rách tổ bố đầy chất art trên đầu gối quần, nhìn đến chiếc áo bảnh tỏn thiếu bột giặt đc gần 2 tuần và tự cảm thấy ngập tràn trong lòng sự hạnh phúc của việc ấm no hạnh phúc. Đâu đó có tiếng xì xào thoang thỏang "Đấy, đã bảo rồi mà, Sài Gòn tìm việc đâu có dễ", chả biết đang ám chỉ ai nữa, nghĩ cũng tội thật...
Gần 1h đêm, liêu xiêu về nhà, ngáp dài mấy cái. Cẩn thận khóa cổng kĩ luỡng, khóa cửa không quên lùa đôi dép hàng xách tay Made in Laos vào nhà. Trộm cắp giờ không hiếm, cẩn thận âu cũng là thói quen không thừa...
Trải chiếu ra, nằm dài, nhét headphone vào tai để những âm huởng ngọt ngào của Doom, Thrash...vỗ về giấc ngủ. Hình như có tiếng thở dài của con muỗi nào đó truớc khi quay đầu bay đi...Hơi buồn ngủ r`, tháo headphone, đặt báo thức bất giác mơ uớc ngày mai lại 1 tin nhắn mang tính nhân văn như tin nhắn nhận đc lúc sáng...Vẫn muốn nghe rock thêm tí nữa...
"Thôi xuống đi ông giời con, xuống để về với cơm áo gạo tiền ngày mai thôi. Ngủ mẹ mày đê."
Labels:
Nhặt nhạnh cuộc sống,
Nhật ký BỰA nhận,
Vui Vẻ
10.11.18
Phết phẩy ma lanh và sự tham lam
Phanblogs Phết phẩy ma lanh và sự tham lam
Tác giả: Tony Buổi Sáng
#CafecungTonybuoisang
Phết phẩy ma lanh và sự tham lam |
Gửi A và B,
Như anh trao đổi sáng nay, hai đứa nhớ lời anh dặn. Anh giao cho phụ trách mua hàng, phải hết sức bản lĩnh. Đừng bán rẻ nhân cách mình trong các giao dịch kinh tế. Ngoài xã hội nhiều đối tác họ hay đề nghị khi mình mua cái gì đó, họ sẽ gửi lại cho mình một ít. Mình mà gật đầu một cái, coi như xong.
Vì nó đưa cho mình tiền đó, tươi cười đó, nhưng trong lòng nó chẳng coi mình ra cái gì đâu. Và chất lượng hàng hóa dịch vụ đó sẽ kém hơn, dù sao cũng đã có mình bảo kê bên trong rồi. Mình lỡ nhận tiền rồi, không nói được. Nó giao hàng xấu, giao hàng chậm, dịch vụ kém mình cũng phải làm ngơ.
Do vậy, nếu có ai đề nghị chuyện hoa hồng hay commission cho mình, lập tức từ chối, yêu cầu cắt thẳng vào giá hàng. Em vừa nói như vậy một phát, đối tác sẽ nể em ngay. Và họ cũng sẽ nghiêm túc trong việc giao hàng vì họ sợ những con người như vậy. Mình nói là em chỉ thay mặt công ty giao dịch, nên tiền này là của công ty, không phải cá nhân em. Mong anh chị thông cảm. Lúc đó, họ ngồi nghe mà không mến phục em thì thôi.
Ai cứ phết phẩy ma lanh, kệ ai. Mình không theo họ. Mình nhận vài ba chục triệu đồng, chả giàu lên. Mình không trở nên đẳng cấp được mà trở thành loại người rẻ tiền, bắt đầu vì tiền trong mọi suy nghĩ. “ Ăn quen, nhịn không quen”, mình lỡ ăn lần một là sẽ có lần hai. Rồi lần ba lần bốn. Nên mọi giao dịch sau này, tự động mình sẽ vòi tiền, nếu không có là mình làm khó làm dễ, gây khó khăn để người ta phải “ hiểu ý”, dẫn đến việc gì cũng chậm trễ.
Mình đi làm có thu nhập đàng hoàng, nên biết đủ em à. Một đồng mà do chính mồ hôi nước mắt của mình tạo ra, em cho cha cho mẹ, cái đó mới là hiếu thảo. Chứ ăn cắp rồi cho cha mẹ thì đó là bất hiếu. Vì không ông cha bà mẹ nào có thể yên lòng xài cái đồng không sạch ấy, khi biết được sự thật.
Rồi sau này có con có cháu, tụi nó sẽ không tôn trọng mình. Mình dạy nó, bảo đừng nói dối, đừng ăn cắp, nó nói sao cha mẹ không làm mà nói con, mình cứng họng. Chưa kể, tiền nào của mình là của mình. Nhiều người cứ nghĩ thôi phết phẩy đem về cho vợ cho con, nhưng ngược lại. Vì thượng đế cho gia tộc đó ví dụ 300 lượng vàng, chia đều 100 lượng cho 3 thế hệ. Em là thế hệ thứ nhất, em phết phẩy lấy hết 300 lượng của thiên hạ đem về nhà, thì hai thế hệ sau hết đường làm ăn. Rồi nó đâm ra nó giận ông nội, ông cố, là mình nè chớ ai.
Làm nghề mua hàng hay duyệt đấu thầu, ranh giới giữa cái thiện và cái ác, giữa chân thật và tham lam rất mong manh. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “chỉ có những gì mình không làm thì người ta mới không biết”. Đừng có làm mình HÈN đi vì vài ba đồng vớ vẩn. Làm với anh, theo anh, anh đào tạo mọi kỹ năng để sau này đứng vững với đời, làm gì cũng kiếm tiền nuôi vợ con được. Nên mình phải giữ vững nhân cách. Có nhân cách thì LÀM GÌ, ĐI ĐÂU, GẶP AI, cũng ngẩng cao đầu.
9.11.18
TRIỂN VỌNG KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2019 KHÔNG TƯƠI SÁNG
TRIỂN VỌNG KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2019 KHÔNG TƯƠI SÁNG
(TS. Vũ Thành Tự Anh)
Có 3 lý do khiến chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh bi quan về triển vọng kinh tế năm 2019: nền kinh tế thế giới sẽ suy giảm, tác động khó đoán của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến Việt Nam và tình hình kinh tế - xã hội nhiều điểm nghẽn của Việt Nam.
Chia sẻ với gần 300 doanh nhân tham dự hội thảo Vietnam Business Outlook, ông Tự Anh đã đưa ra những góc nhìn thẳng thắn về sự "bình thường mới", suy giảm của nền kinh tế toàn cầu, suy giảm về thương mại, đầu tư và vấn đề di chuyển các dòng vốn cùng những tác động của cuộc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ đến Việt Nam và bức tranh ảm đạm của nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Vietnam Business Outlook |
@ Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu suy giảm
TS. Vũ Thành Tự Anh nhìn nhận, Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới, nếu tính tỷ trọng giữa thương mại và GDP của Việt Nam xấp xỉ 200%, so với các nền kinh tế lớn thì Việt Nam đứng top đầu về độ mở của nền kinh tế. Vì vậy, bất kỳ một cái gì dù lớn dù nhỏ xảy ra trên thế giới đều tác động ngay lập tức và to lớn đến Việt Nam.
Sau khủng hoảng kinh tế năm 2009, nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế thế giới thời điểm hiện tại đã giảm sút, rất khó để phục hồi tăng trưởng so với 10 – 15 năm trước đây. Cách đây 15 năm, tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới trên 4% tuy nhiên những năm gần đây, tăng trưởng từ 3 - 3,5% đã có thể được coi là thành công.
Cũng theo ông Tự Anh, không chỉ thế giới mà cả châu Á cũng gặp phải chuyện đó. Nếu nhìn vào từng khu vực cụ thể, nếu như cách đây khoảng độ 10 năm, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có mức độ tăng trưởng gần 8,5% thì bây giờ chỉ còn 6,8%.
Trung Quốc trước đây tăng trưởng 10,2% giờ còn 7,3%; năm 2016 và vài năm trở lại đây chỉ còn 6,6% hoặc 6,5%, dự đoán cuối thập niên này chỉ còn 6,3% hoặc 6,2%. Tình hình tương tự cũng diễn ra với các nước như Indonesia, Singapore, Hàn Quốc, Việt Nam.
“Bình thường mới” này không phải là bình thường mới của riêng một nước nào đó, mà bình thường mới của tất cả các quốc gia, trong đó có châu Á và Việt Nam, ông Tự Anh nhấn mạnh.
Cách đây khoảng 20 năm, nền kinh tế Việt Nam có những lúc tăng trưởng 9,6 - 9,7%, cách đây 10 năm tăng trưởng được 8,5 - 8,6%, bây giờ rấy khó thấy được tăng trưởng trên 7%. Năm 2018, Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng rất cao nhưng cũng chỉ được 6,8 - 6,9%.
Bên cạnh đó, rủi ro tiềm ẩn của các nền kinh tế cũng rất lớn, như Trung Quốc – quốc gia có nền kinh tế có quan hệ chặt chẽ với Việt Nam. Hiện Trung Quốc có tỷ lệ nợ rất cao, nếu tính từ khởi điểm chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến bây giờ, tỷ lệ nợ của Trung Quốc tăng gấp 4 lần so với trước đó và nhiều khoản nợ trong đó thuộc ngân hàng ngầm, tức là không thông qua ngân hàng chính thức nên không được điều tiết, nó như là những quả bom nổ chậm.
Vừa qua, Trung Quốc đã phá giá đồng Nhân dân tệ, tới thời điểm này đã giảm 9% so với thời điểm cách đây 4 tháng. Nếu Trung Quốc không quản lý được tỷ giá của mình 1 cách hiệu quả, các dòng vốn từ Trung Quốc sẽ bị thất thoát ra nước ngoài.
Đây là một tình thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc, một mặt: họ muốn phá giá đồng tiền để giảm bớt hệ lụy của chiến tranh thương mại, nhưng nếu phá giá nhiều quá, dòng vốn từ Trung Quốc sẽ chạy ra ngoài và nó làm cho nền kinh tế tài chính của Trung Quốc trở nên bất ổn.
Nếu nhìn vào góc độ thương mại, một trong những yếu tố có tính quyết định tới tăng trưởng GDP toàn cầu và quốc gia là thương mại: một trong những quy tắc của thập niên 90 và 00 là tốc độ tăng trưởng thương mại cao gấp đôi tăng trưởng GDP; nhưng từ 2008 đến 2014, thì 2 tốc độ này đã xấp xỉ nhau, còn trên thực tế vài năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng thương mại còn thấp hơn GDP.
Đây là cái điều khiến các nhà kinh tế học hết sức khó lý giải nhưng rõ ràng nó là 1 nhân tố quan trọng nằm đằng sau việc tốc độ tăng trưởng GDP thế giới giảm đi.
Một trong những nguyên nhân khiến GDP thế giới giảm đi nữa là sự gia tăng và ngày càng trở nên hùng mạnh của các chuỗi giá trị toàn cầu, khiến rất nhiều hoạt động lẽ ra phải thông qua xuất nhập khẩu nhưng giờ quay ngược lại châu Âu, Mỹ; làm hoạt động xuất nhập khẩu giảm đi. Trong 3 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng thương mại có dấu hiệu hồi phục.
Ngày 12/4 vừa qua, trong báo cáo của mình, IMF đưa ra nhận định “tăng trưởng thương mại sẽ rất mạnh trong 2018”. Chỉ sau đó hơn 5 tháng (27/9), trong báo cáo mới nhất của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã nhìn nhận “WTO đã làm giảm triển vọng của thương mại toàn cầu”.
Theo đó, ngay cả những tổ chức tài chính – kinh tế lớn như IMF và WTO vẫn không thể dự đoán hết được những diễn biến của nền kinh tế thế giới, do đó, các doanh nghiệp phải luôn sẵn sàng có đối sách phù hợp với mọi tình huống.
Nếu nhìn vào thương mại và sản xuất công nghiệp toàn cầu, lấy năm 2005 – 2015 làm chuẩn là 100 điểm thì sản xuất công nghiệp hiện nay không còn được như trước nữa. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã tác động đến ngành sản xuất chứ không chỉ dừng lại ở lĩnh vực thương mại, tài chính – cụ thể là tỷ giá và các dòng vốn.
Nếu nhìn vào thay đổi xuất nhập khẩu của các nền kinh tế đang phát triển trong 3 năm gần nhất, dự báo sắp tới mảng xuất nhập khẩu sẽ có sự giảm sâu.
Dự báo, trong 2018, tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu sẽ giảm xuống còn 11,5%, so với 13,3% năm 2017, thậm chí năm 2019 chỉ còn 4,8%. Tương tự, nhập khẩu từ 12,8% năm 2018 sẽ xuống còn 5,2% vào năm 2019. Châu Á nói chung cũng không nằm ngoài xu thế, dù tốc độ suy giảm không sâu như thế giới, cụ thể sẽ từ 12% xuống còn 6% đối với xuất khẩu và từ 16% xuống còn 6% với nhập khẩu.
"Cho nên, doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chắc chắn phải nhìn đến những còn số này. Việt Nam có đặc điểm riêng, không nhất thiết phải copy lại hoàn toàn các nhân tố trên nhưng vì xu thế chung là giảm, nên “nước lên thuyền lên, nước xuống thì thuyền” theo một mức độ nào đó. Có thể, những người giỏi chèo khéo chống sẽ làm cho con thuyền mình nổi và đi nhanh, nhưng đây là bức tranh chung, thời tiết của toàn cầu, mọi người cần cẩn trọng", ông Tự Anh nói.
Về chính sách tiền tệ, các ngân hàng Trung ương trên thế giới đang tăng lãi suất, như FED của Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản… FED dự kiến sẽ tăng lãi suất đến 4 lần trong năm nay (đã tăng 3 lần), điều đó có nghĩa là họ đang nhìn thấy nền kinh tế của mình đang tăng trưởng nóng phải đẩy lãi suất lên để kiềm chế lại.
Chúng liên quan gì đến các doanh nghiệp Việt Nam? Tất nhiên là có, nhất là các doanh nghiệp trong mảng xuất khẩu: khi FED và các ngân hàng trung ương khắp thế giới tăng lãi suất thì nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm, nhu cầu hàng hoá Việt Nam cũng sẽ giảm theo , do vậy các quý vị sẽ cảm thấy mình xuất khẩu khó khăn hơn trước.
Về dòng vốn, ngay sau khi ông Donald Trump lên làm tổng thống Mỹ đã có một cú sốc nhẹ về dòng vốn nhưng sau đó đã dồi dào trở lại, gần dây, dòng vốn thuần đang chuyển sang âm; có lẽ các nhà đầu tư nhìn thấy hoặc lường trước rủi ro, họ rút lại hoạt động đầu tư của mình. Đầu tư năm nay của Việt Nam cũng đã cho thấy sự đi xuống.
Đầu tư năm 2018 trên toàn thế giới ước tính sẽ giảm khoảng 23% so với 2017, một tỷ lệ giảm vô cùng sâu, các dự án FDI mới hay M&A xuyên biên giới cũng giảm đi. Cụ thể, về quy mô, giá trị của các thương vụ M&A xuyên biên giới giảm khoảng 22%, FDI tổng cộng các dự án mới giảm khoảng 14%, dự án mở rộng giảm khoảng 23%.
Tình hình của Việt Nam cũng không mấy khác, dù chúng ta đang được xem là một điểm đến hấp dẫn của giới đầu tư toàn cầu nhưng dòng vốn bị thu ngược trở lại cũng tác động ngay đến Việt Nam.
"Có rất nhiều rủi ro ở phía trước mà nếu chúng ta cứ giữ một tinh thần lạc quan và một thái độ sắp tới mở rộng sản xuất kinh doanh thì tôi khuyên các anh chị nghĩ lại 1 lần nữa vì bên ngoài đang có bão. Còn các anh chị cảm thấy vẫn đủ sức khoẻ - tự tin thì cứ giong buồm ra khơi, nhưng nếu cảm thấy gì đó hơi nao nao – bồn chồn thì nên xét lại kế hoạch chiến lược của mình một chút", Giám đốc trường Fulbright nhấn mạnh.
@ "Việt Nam được hưởng lợi gì từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung" là câu hỏi không đúng
@ "Việt Nam được hưởng lợi gì từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung" là câu hỏi không đúng |
Năm 2014, ông Tập Cận Bình nói: Trung Quốc đã qua lúc "ẩn mình chờ thời", Trung Quốc bây giờ phải trở thành bông hoa giữa thiên hạ và Trung Quốc nên lấy lại những vinh dự và ánh hào quang đã đánh mất.
Thế nên, từ 2014, Trung Quốc đi theo một con đường hoàn toàn khác: tập quyền và quyết định có những thách thức đối với phương Tây. Thách thức ở đây thể hiện qua những lĩnh vực như liên quan tới thay đổi luật chơi toàn cầu cùng những vị trí thống trị của các tổ chức kinh tế thế giới như IMF hay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Trung Quốc hiện có quy ước SWAP – hoán đổi tiền tệ với khoảng 30 ngân hàng trung ương trên khắp thế giới, tổng số tiền 500 tỷ USD. Cách đây chưa lâu, khi Pakistan có vấn đề, IMF chưa kịp làm gì thì ngay lập tức Trung Quốc đã có 1 gói cứu trợ 900 triệu USD.
Trung Quốc cũng là người khởi xướng thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) vì muốn tạo ra một con đường trên bộ tránh được gọng kìm kiềm tỏa trên biển của Mỹ, là con đường tơ lụa hoàn toàn mới của thế kỷ 21.
Quốc gia này cũng đang cố gắng thiết lập các căn cứ quân sự ở nhiều nước khác, ngoài Djibouti (châu Phi) Trung Quốc còn đang dự định đặt thêm căn cứ tại Sri Lanka… Tương tự như thế, Trung Quốc có chương trình 2025 – muốn đẩy mạnh hoạt động công nghệ và sáng tạo của mình nhằm có thể trở thành những người lãnh đạo – dẫn đầu thế giới.
Đối diện với một nước Trung Quốc đang lên và có nhiều tham vọng như thế, ông Trump buộc phải hành động: bây giờ hoặc không bao giờ, nếu để Trung Quốc vượt qua ngưỡng thì không thể kiềm chế được nữa!
Bây giờ chúng ta hãy nhìn lại một chút về các đối thủ trong các cuộc chiến tranh thương mại do Mỹ khởi xướng: số một là Nhật Bản những năm 1990 và số hai là Trung Quốc hiện tại. Nước Mỹ thường đưa ra các biện pháp có tính ngăn chặn khi mà GDP của đối thủ xấp xỉ 60% GDP của nước Mỹ, nước Nhật đi tới ngưỡng đó vào những năm 1990 và Trung Quốc đi vào ngưỡng đó trong thời điểm gần đây.
Do đó, nếu chúng ta chỉ chú tâm vào chiến tranh thương mại, chúng ta đã bỏ lỡ một bức tranh lớn hơn rất nhiều và mới chỉ nhìn thấy bề nổi của tảng băng mà không thấy phần chìm rất lớn của nó.
Cuộc chiến này sẽ kéo dài, nó không kết thúc khi Trung Quốc – Tập Cận Bình và Mỹ - Donald Trump ngồi đàm phán và ký hiệp ước với nhau, nó là cuộc chiến của thế kỷ 21, sẽ định hình lịch sử của thế giới.
"Tôi quả thật không đủ lời để diễn tả được những tác động khủng khiếp của nó đến Việt Nam. Chúng ta phải giữ được tinh thần dũng cảm thì mới có thể vượt qua được cuộc chiến này nếu không sẽ là tai hoạ", ông Tự Anh cho biết.
Câu hỏi: Việt Nam được lợi gì từ cuộc chiến tranh thương mại này, không phải là một câu hỏi đúng. Việt Nam được lợi từ một vài ngành như giày dép và nông sản thật không đáng gì nếu so với những thứ lớn hơn rất nhiều mà chúng ta hoặc là sẽ được hoặc là sẽ mất, đây là thời điểm chúng ta phải lựa chọn!
Nếu áp thuế thêm 200 tỷ USD thì hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ cơ cấu sẽ như sau: khoảng 20% máy móc thiết bị cơ khí, 25% là máy móc thiết bị điện tử, khoản 17% đồ gỗ nội thất; nếu Việt Nam có lợi thì sẽ là những doanh nghiệp ở các lĩnh vực đó. Nếu xuất khẩu những hàng tương tự sang Mỹ, hàng của chúng ta sẽ rẻ hơn tương đối so với Trung Quốc.
Tuy nhiên, nếu tính toán kỹ lưỡng hơn, trong số những hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ nằm trong giỏ tương tự Mỹ trừng phạt Trung Quốc chỉ có 13 tỷ USD, không đáng kể so với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Lưu ý là trong danh sách này không có dệt may và da giày là 2 thứ Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ.
Chuyện Mỹ áp thuế 200 tỷ USD hàng Trung Quốc, chúng ta cần phải chờ tới tháng 12, sau cuộc bầu cử giữa kỳ nên không cần nóng vội bàn luận ở thời điểm này. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đã hết đạn do giá trị xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ tầm 500 tỷ USD, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ khoảng 150 tỷ USD. Thế nên, nếu Donald Trump vẫn quyết định chơi đến cùng, Trung Quốc không còn "ăn miếng trả miếng" được nữa mà phải dùng các biện pháp khác như tiền tệ, hàng rào phi thuế quan…
Nếu Trung Quốc sử dụng các biện pháp có tính thị trường với cuộc chiến tranh này, về cơ bản là ‘gậy ông đập lưng ông’, ví dụ: nếu dùng biện pháp tiếp tục phá giá đồng Nhân dân tệ thì như đã nói ở trên, điều đó có thể khiến các nhà đầu tư rút tiền ra khỏi Trung Quốc. Nếu bán trái phiếu chính phủ Mỹ mà Trung Quốc đang nắm giữ (Trung Quốc hiện là chủ nợ lớn nhất của nước Mỹ) - khi bán tháo một số lượng lớn như thế sẽ khiến giá thấp và tài sản của mình giảm ngay lập tức…
Cho dù Trung Quốc quay sang những biện pháp có tính phi thị trường như gửi đoàn thanh tra đến doanh nghiệp của Mỹ ở Trung Quốc như từng làm vậy với Nhật Bản, Hàn Quốc thì cũng chẳng có mấy tác dụng.
Về mặt công nghệ, Trung Quốc chưa đạt đến trình độ có thể đối diện trực tiếp với Mỹ. Một số nhà máy công nghệ cao Trung Quốc, sau khi Mỹ nâng thuế một số nguyên liệu đầu vào, đã đóng cửa ngay lập tức vì đơn giản không có nguồn nguyên liệu thay thế.
Sự sẵn sàng của Trung Quốc cho cuộc chiến tranh này vẫn còn rất hạn chế! Việt Nam không bị Donald Trump đưa vào tầm ngắm là nước thao túng tiền tệ để trừng phạt thương mại Việt Nam, ít nhất, chúng ta cũng có thêm 1 một ít thời gian để chuẩn bị.
@ Tương lai không quá tươi sáng của nền kinh tế Việt Nam
@ Tương lai không quá tươi sáng của nền kinh tế Việt Nam |
Hành động "chữa cháy" này mang lại một loạt hệ quả: Làm cho tổng nợ tăng lên, lãi suất trên thị trường chịu sức ép lớn và thâm hụt ngân sách tăng lên. Tình trạng này đang gây ra một sức ép vô cùng to lớn lên nền kinh tế Việt Nam.
Nếu không có được không gian tài khoá, nền kinh tế Việt Nam trong vài năm tới sẽ tiếp tục gặp khó khăn và nếu chúng ta cứ cố gắng đẩy mạnh tăng trưởng vượt qua mức tiềm năng, sẽ tạo ra sự đứt gãy như đã từng chứng kiến trong năm 2007 – 2008. Hậu quả của sự cạn kiệt không gian tài khoá rất nghiêm trọng: tăng thâm hụt ngân sách và nợ công, sức ép tăng thuế.
Năm nay là năm Bộ Tài chính có rất nhiều ‘sáng kiến’ tăng thuế: đầu năm là tăng VAT, sau đó là thuế xăng dầu, sau đó một loạt các loại thuế… Việc thuế chồng thuế và phí chồng phí đang làm cho người dân hết sức bức xúc!
Các địa phương tự chủ ngân sách phải tăng tỷ lệ điều tiết về Trung ương, tiêu biểu như TP. HCM, tỷ lệ điều tiết hơn 10 năm trước khoảng 33%, sau đó xuống 29%, 26%, 23% và gần đây xuống còn 18%. Tức là, TP. HCM đóng thuế về Trung ương là 82%, chỉ còn giữ lại 18%. Vì Trung ương thiếu tiền nên phải lấy từ các thành phố lớn và địa phương càng thành công thì càng chịu thiệt.
Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng, Việt Nam đang dựa nhiều vào tín dụng và khu vực FDI. Mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam luôn phải dựa vào những ông lớn FDI như Samsung mới đạt được, không có các tập đoàn này thì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ chững lại. Thực trạng này của nền kinh tế Việt Nam đã diễn ra trong nhiều năm nay chứ không phải bây giờ mới có.
Các nút thắt của nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nguyên, đó là chính sách, cơ sở hạ tầng và bây giờ thêm một nút thắt cực lớn nữa là về khoa học công nghệ và tư duy công nghệ. Điều này thể hiện một cách "buồn cười" qua cuộc chiến giữa Grab và Vinasun.
Khi “con trâu” đi kiện “máy cày” - vì sao anh khiến tôi thất nghiệp là hết sức vô lý vì đấy là tiến hoá bình thường của nhân loại! Logic bình thường: “con trâu” sẽ không bao giờ đi kiện “máy cày” và “máy cày” nó cũng không thèm để ý đến “con trâu”. Nhưng, khổ nổi câu chuyện “con trâu” đi kiện “máy cày” đang diễn ra ở Việt Nam cuối cùng là “máy cày” thua!
Đây là một tư duy cực kỳ nguy hiểm, với tư duy như vậy, công nghệ không thể nào phát triển, tương tự như thế với rất nhiều đạo luật gần đây mà tôi quan sát, cũng không trợ lực cho việc phát triển công nghệ.
Về động lực cho tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới, quan trọng nhất vẫn là cải cách về thể chế. Về cải cách thể chế, nếu nói chung chung thì dễ nhưng cụ thể cải cách cái gì ở thể chế thì rất khó.
Quay trở lại vấn đề đầu tiên, muốn phát triển thì phải làm sao thay đổi được tư duy của chúng ta, để những tư duy cũ không trói buộc, không khiến cho chúng ta đi vào những lối mòn làm Việt Nam rơi vào tình trạng ‘kẹt trong bẫy thu nhập trung bình” – điều mà nhiều báo đài hay nhắc đến.
Thêm một nhiệm vụ nữa, Nhà nước phải phát triển kinh tế tư nhân. Cách đây 15 năm, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam chiếm khoảng 9% GDP và đến thời điểm này, khu vực này cũng vẫn chỉ chiếm gần 9% GDP; mọi chuyện chẳng có gì thay đổi cả mặc dù doanh nghiệp tăng lên rất nhiều với gần 600.000 doanh nghiệp trên khắp Việt Nam.
Rõ ràng, chúng ta phải nhìn lại những biện pháp giúp phát triển doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam, rằng đó đã hiệu quả chưa hay thậm chí trên nhiều khía cạnh khác nó còn đi thụt lùi và bị phân biệt đối xử.
Đối với các hiệp định thương mại, ký kết thì tốt nhưng hiệp định thương mại chỉ là cơ hội, còn chuyện chớp được cơ hội hay không là tùy thuộc vào chúng ta. Chúng ta ký với ASEAN xong thì thâm hụt thương mại toàn diện với ASEAN, chúng ta cứ ký với ai/khu vực nào xong thì lại thâm hụt thương mại với nước và khu vực đấy!
Nguyên do là bởi năng lực của chúng ta không được chuẩn bị một cách đầy đủ, giống kiểu “bị trói chân tay rồi thả xuống bể bắt bơi thì sao mà bơi được". Không ai phản đối hội nhập nhưng hội nhập làm sao chúng ta phải duy trì được năng lực cạnh tranh đồng thời giữ vững năng lực và chớp cơ hội, đây là bài toán khó hơn rất nhiều so với bài toán đi ký kết. Ký kết các hiệp định không khó, thực hiện nó có hiệu quả mới khó!
Cuối cùng là vấn đề đô thị, nếu như cách đây 10 năm, tổng 5 thành phố trực thuộc Trung ương đóng góp 35 - 36% GDP của cả nước thì sau 10 năm con số đó cũng không có nhiều thay đổi. Tại sao lại như thế? Tại vì tốc độ tăng trưởng các địa phương đầu tàu đó không vượt hơn tốc độ tăng trưởng chung của cả nước.
Chúng ta cần tập trung nguồn lực cho những đô thị này để tạo ra động lực kéo cả nền kinh tế phát triển, vì cạnh tranh ở thế kỷ 21, về cơ bản là cạnh tranh giữa các đô thị lớn.
Cách mạng công nghệ mới sẽ diễn ra ở đô thị, bởi vì ở đây có cơ sở hạ tầng, dòng tài chính, nhân lực chất lượng. Thế nhưng, cơ sở hạ tầng đô thị của chúng ta ở thời điểm này quá tệ: ngập nước, ô nhiễm, quá tải…. với rất nhiều vấn đề mà lại không được đầu tư giải quyết một cách thích đáng, cần có những giải pháp về chính sách.
3.11.18
Test case Seo site vietnamnet.vn
Phanblogs Test case Seo site vietnamnet.vn
TEST CASE Yêu cầu : Đánh giá tổng thể site http://vietnamnet.vn/. Tập chung vào các điểm chưa được. Chon mảng chuyên mục tự tin có thể làm. Trừ mục giải trí, đời sống.
Ưu tiên mục thời sự. Kinh doanh pháp luật.vv
Nêu Định hướng phát triển chuyên mục đó. Hướng tăng Trafic
Đánh giá tổng thể Tập trung vào các điểm chưa tốt của web site: http://vietnamnet.vn
Kiểm tra các thông số SEO cơ bản
▪ Bing Markup Validato OK▪ Bing Mobile Friendliness Test Tool OK
▪ Google mobile-friendly OK
▪ Structured-data Google OK
▪ Google PageSpeed Insights for mobile OK
▪ Các thẻ Meta OK
▪ Các link rel OK
▪ RSS OK
▪ ..........
Điểm Google PageSpeed Insights
cho PC thấp▪ Nguyên nhân:
▪ một số tin bài mới theo ngày do đặc thù nên hình ảnh chưa được nén tối ưu về dung lượng load.
▪ Thời gian tải web chậm chủ yếu do bên thứ 3 như: mã đặt trên server quảng cáo; các FB add on, và các script phụ khác
▪ Không cần thiết phải tối ưu thêm
Điểm Testmysite.withgoogle.com thấp
▪ Tốc độ load từ 7-12s ( chưa đạt)
▪ Nên xem xét hướng phát triển kết hợp với AMP vì đây là 1 xu hướng trong tương lai SEO
▪ Google đã thông báo ưu thế SEO trong tương lai là AMP
▪ Về giao diện tổng thể của website tốt. Tương đương với các trang thông tin về tin tức trong nước cũng như ngoài nước.
▪ Đề xuất: có thêm 1 nút mega menu giống như trong web Www.nytimes.com tại TOP LEFT trang chủ. Tiện dụng cho độc giả và phân phối nội dung được nhanh hơn.
▪ Về các nội dung của bài viết trên webite: các tag ; keyword, liên kết trong, liên kết ngoài, mô tả hình ảnh trên site đều đã có và làm tốt nên chưa cần phải điều chỉnh.
▪ Đề xuất có từ một đến 2 frame cuộn trong các chuyên mục ở trang chủ nhằm thêm sự chọn lựa cho khách hàng.
▪ Nhằm giảm thời gian thao tác của độc giả, tăng thêm khả năng tương tác bài. Và time onsite
▪ SEO bài và đẩy nội dung theo hai hướng.
▪ 1 Bám theo TRENDS
▪ 2 Nếu được thì tìm cách tạo ra TRENDS và SEEDING
§ Đề xuất làm lại mục sự kiện nóng ( link đính kèm) thành 1 landing page mới : ( có thể tạm gọi là có gì hot; hoặc xu hướng đọc..vv). Trong đó bao gồm các trending của các mục. xếp theo ngày, tuần, tháng vv)
§ Giống như khi khách hàng vào một quán ăn khi họ đang không biết chọn gì chúng ta show ra các combo hot của nhà hàng vừa có thêm đất vừa có thêm view giảm thời gian tìm kiếm cho độc giả.
§ Nên có các ảnh động thumbnail (link đính kèm) mô tả của các bài hoặc video . Điều này sẽ nâng tỷ lệ click lên khá nhiều nếu các ảnh động thumbnail ảnh đủ hấp dẫn bên cạnh mô tả bài. Cần tham khảo bên code về hiệu suất load trang
§ Về bố cục các chuyên mục và nội dung vì tôi chưa có kiến thức về làm báo cũng như SEO tin tức nên không dám góp ý.
§ Hướng phát triển như sau : khi lượng độc giả đạt đến điểm tới hạn. ngoài cách sắp xếp, tối ưu hóa, SEO, Tăng chất lượng content.
§ Để đạt thêm hiệu suất thì cách duy nhất để có thêm độc giả là mở thêm chuyên mục: chúng ta sẽ phải ngồi và tìm ra các chuyên mục mới những cái chúng ta, hoặc người khác chưa làm để làm. thử nghiệm, rút kinh nghiệm rồi lại thử nghiệm.
§ Đề xuất mở thêm chuyên mục SÁCH. liên kết với các nhà xuất bản để PR luôn.
§ mục tiêu : xây dựng thói quen bàn luận đến sách, văn hóa đọc gì ? lên Việt nam nét mà tìm. cái này có nhiều ý tưởng để làm.
Phát triển chuyên mục con
Nêu định hướng phát triển
Vietnamnet.vn/vn/multimedia▪ Hiện nay các mục nhỏ của báo hiện có. Hầu như mục nào tôi cũng có thể làm SEO được vì vậy tùy sự phân công theo yêu cầu của phòng, ban.
▪ Tôi thấy hiện mục http://vietnamnet.vn/vn/multimedia là chưa rõ ràng về mặt phân loại nội dung và phân cấp con.
Vietnamnet.vn/vn/multimedia
▪ Hướng làm : bóc nhỏ thành mục con :
▪ Tin video hình ảnh
▪ Infographic ( Ví dụ link đính kèm)
▪ Tương tác động với độc giả.
▪ Quizz , thăm dò, bình chon xu hướng xã hội vv. ( ví dụ link đính kèm)
▪ Dần dần sẽ chọn ra được nội dung chủ lực trong multimedia.
▪ Trên quan điểm cá nhân, kỹ thuật. Tung lưới ra để đón bắt trending và lấy view.
Vietnamnet.vn/vn/multimedia
▪ Lãnh vực SEO tin tức và làm báo online là một lãnh vực mới đối với tôi
▪ Mặc dù tôi có kinh nghiệm làm SEO và marketing online nhưng vẫn có thể đưa ra những nhận định chưa phù hợp với mô hình hoạt động của báo vì không có thông tin đúng và đầy đủ.
▪ Trong quá trình làm việc tại Vietnamnet tôi sẽ tìm hiểu và tự học các kiến thức để công việc được tốt hơn.
Xin cảm ơn
Thông tin thêmXin liên hệ: phanblogs A CÒNG gmail.com