Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn phật giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phật giáo. Hiển thị tất cả bài đăng

8.10.24

BỐN QUẢ THÁNH VÀ MƯỜI KIẾT SỬ

Kinh điển của Phật giáo Sơ kỳ (Nikāya và A-hàm) thường đề cập đến bốn quả vị mà tất cả những người con Phật phải nhắm đến trên đường giải thoát, đưa đến Niết-bàn. 


Các quả vị nầy được xem như là các dấu mốc – hoặc các chặng đường – trên hành trình thanh lọc tâm ý, tiêu diệt các ô nhiễm ngủ ngầm trong tâm, cắt đứt mười sợi dây trói buộc chúng sinh vào vòng luân hồi (kiết sử hay thằng thúc, saṁyojana, 結使).

Bốn quả vị đó là:

(1) Dự lưu (Sotāpanna, Tu-đà-hoàn),
(2) Nhất lai (Sakadāgāmi, Tư-đà-hàm),
(3) Bất lai (Anāgāmī, A-na-hàm),
(4) A-la-hán (Arahant, Ứng cúng).

Mười kiết sử là:

(1 ) Thân kiến (Sakkāya-diṭṭhi),
(2) Hoài nghi (Vicikicchā),
(3) Giới lễ nghi thủ (Sīlabata-parāmāsa)
(4) Dục ái (Kāma-rāga)
(5) Sân hận (Vyāpāda),
(6) Sắc ái (Rūpa-rāga),
(7) Vô sắc ái (Arūpa-rāga),
(8) Mạn (Māna),
(9) Trạo cử vi tế (Uddhacca),
(10) Si vi tế (Avijjā).

BỐN QUẢ THÁNH VÀ MƯỜI KIẾT SỬ
BỐN QUẢ THÁNH VÀ MƯỜI KIẾT SỬ



Năm kiết sử đầu gọi là Hạ Phần Kiết Sử (Orambhāgiya-Saṁyojana), năm kiết sử cuối gọi là Thượng Phần Kiết Sử (Uddhambhāgiya-Saṁyojana).
Trong nhiều bài kinh, Đức Phật thường tóm tắt về bốn quả thánh đó như sau:

“... Có những tỳ-khưu là những vị A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn trừ, phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục đích đã thành đạt, hữu kiết sử đã được đoạn tận, được giải thoát nhờ chánh trí.
“Có những tỳ-khưu là những vị Bất lai, đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sinh, từ ở đấy được nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại đời này nữa.
“Có những tỳ-khưu là những vị Nhất lai, đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham, sân, si, sau khi sinh vào đời này một lần nữa, sẽ đoạn tận khổ đau.
“Có những tỳ-khưu là những vị Dự lưu, đã đoạn trừ ba kiết sử, không còn đọa vào ác đạo, chắc chắn sẽ đạt đến giác ngộ.” – (MN 118)

Người đạt quả Dự lưu là người đã phá bỏ ba kiết sử đầu tiên: Thân Kiến, Hoài Nghi, Và Giới Lễ Nghi Thủ. Người nầy được xem như là một người đã nhập vào dòng giải thoát, tùy theo hạnh nghiệp và tinh tấn mà chỉ tái sinh làm người hoặc trong các cõi trời, tối đa là bảy kiếp. Người nầy còn được gọi là đã mở "Pháp nhãn", vì người ấy đã bắt đầu có thanh tịnh về quan kiến, đã trực nhận rõ ràng Chánh Pháp của Ðức Phật. Người đó không còn xem mình như là một bản thể riêng biệt và thường tồn, kể cả hình sắc và tâm thức. Người đó không còn một chút nghi ngờ nào về sự hiện hữu và lợi ích của Tam Bảo: không còn hoài nghi về sự giác ngộ của Ðức Phật, không còn hoài nghi về con đường mà Ðức Phật đã vạch ra để đi đến giác ngộ, không còn hoài nghi về những đệ tử của Ngài đã đi theo con đường ấy và đã đạt được sự giải thoát tối hậu. Người ấy cũng không còn có ảo tưởng rằng Niết-bàn có thể đạt được bằng cách ép mình vào các hình thức lễ nghi phiến diện hay các điều lệ ước định nào đó. 

Trong giai đoạn kế tiếp, khi Dục Ái (tham đắm vào dục giới) và Sân Hận được trừ khử một cách đáng kể thì người đó đắc quả Nhất Lai, nghĩa là có thể còn tái sinh làm người hoặc trong cõi trời dục giới một lần nữa. Khi hai kiết sử Dục Ái và Sân Hận được loại bỏ hoàn toàn, thì người ấy vào quả Bất Lai, nghĩa là không còn tái sanh vào cõi dục giới nầy nữa. Năm kiết sử đầu tiên nầy gọi là “Hạ Phần Kiết Sử” (Orambhāgiya-Saṁyojana), cột trói chúng ta trong cõi dục.

Người ấy tiếp tục hành trì thanh lọc tâm ý, và tinh tấn trừ khử năm kiết sử còn lại: tham đắm vào cõi sắc (sắc ái), tham đắm vào cõi vô sắc (vô sắc ái), Trạo Cử vi tế, Mạn, và Si vi tế. Năm kiết sử nầy gọi là “Thượng Phần Kiết Sử” (Uddhambhāgiya-Saṁyojana), cột trói chúng ta trong cõi sắc và vô sắc. 
Ở đây, tham đắm vào cõi sắc và cõi vô sắc là sự tham đắm vào bốn tầng thiền-na hữu sắc (rūpa-jhāna) và bốn tầng thiền-na vô sắc (arūpa-jhāna). “Trạo cử vi tế” (uddhacca) là trạng thái vẫn còn một vài giao động nhỏ trước trần cảnh, “mạn” (māna) là các ý tưởng so sánh, và “si vi tế” (avijjā) là một vài dấu vết vô minh ngăn che còn sót lại.

Ðến lúc đó, người ấy đã phá tung tất cả mười sợi dây trói buộc, trừ khử mười loại kiết sử ô nhiễm, lậu hoặc đã đoạn tận, tuệ giác khai mở, không còn tạo nghiệp, không còn phải tái sinh, luân hồi nữa. Nói một cách khác, như đã mô tả trong Trung bộ, bài kinh số 1 (kinh “Pháp môn Căn bản”, MN 1), đối với người ấy: “Các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, đạt chánh trí giải thoát.” Người ấy trở thành bậc A-la-hán, đắc đạo quả Niết-bàn, giải thoát rốt ráo tối hậu.
- Perth, Tây Úc, tháng 11-1998. (Hiệu đính và bổ sung: 2004, 2019)

Nguồn: Tóm tắt và tổng hợp từ FB bác Binh Anson

ghi chú: 169





Xem thêm:
Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

9.9.24

TÀ KIẾN (MICCHĀ DIṬṬHI) VÀ CHÁNH KIẾN (SAMMA DIṬṬHI)

TÀ KIẾN (MICCHĀ DIṬṬHI) VÀ CHÁNH KIẾN (SAMMA DIṬṬHI)


Bhikkhu Nāga Mahā Thera – Tỳ khưu Bửu Chơn Dl. 1960 – Pl.2504

Lời Nói Đầu
Đời mỗi ngày mỗi tấn hoá nào y học gia và khoa học gia chế tạo ra đủ thứ vitamin để bồi bổ sức lực tinh thần, và chế đủ các thứ cơ khí nhất là nguyên tử và hoả tiễn cũng không ngoài nhu cầu hạnh phúc cho nhân loại và ngăn ngừa kẻ địch.
Thế thì người tu Phật trên khắp thế giới cũng lần hồi tấn hoá thay đổi chí hướng theo trào lưu xã hội, nên có rất nhiều nhà học Phật khảo cứu phiên dịch ấn tống đủ các loại kinh sách cũng không ngoài mục đích đem lại sự bồi bổ tinh thần và hạnh phúc cho nhân loại và cốt ý để chống lại với quân địch là tâm hồn đầy dẫy điều tội lỗi, phiền não, tà kiến, vô minh. Vì vậy mà bần tăng cũng cố gắng khảo cứu sưu tầm những tài liệu cần thiết để giúp thêm một phần ánh sáng nào cho người tầm chân lý.

Quyển kinh Tà kiến và Chánh kiến ra đời để phá tan những tư tưởng và quan niệm sai lầm của những người tà kiến và lái con thuyền bát nhã trực chỉ thẳng đến Níp-bàn của người chánh kiến.

Bần tăng phiên dịch theo Nam phạn Pāḷī trong Tam tạng. Quyển kinh này chia làm hai đoạn: đoạn đầu thuộc về tà kiến rất vi tế, khó nghe, khó hiểu, vì những kiến thức, tư tưởng lạ lùng, khó khăn, rắc rối, ẩn trú trong những quan niệm cực kỳ vi tế, chỉ có Đức Phật mới thấy được những tư tưởng sai lầm ấy rồi đem ra giảng giải cho các hàng Thanh văn được tỏ ngộ mà xa lánh và dứt bỏ. Đoạn sau thuộc về chánh kiến chia ra con đường chơn chánh cho người Phật tử hành theo khỏi phải bị sai lạc.
Sự phiên dịch rất khó khăn vì trong Phật ngôn hay lặp đi lặp lại, bần tăng tuỳ tiện mà thâu ngắn lại cho khỏi chán tai, cầu xin quý vị cao tăng, thiền đức thấy có chỗ nào còn sơ sót xin chỉ dạy để tu chỉnh lại cho được hoàn mỹ.
Phần công đức này xin dâng đến các bậc thầy tổ và song thân, và cũng hồi hướng quả lành này cho tất cả chúng sanh ba giới bốn loài đều được thọ hưởng tuỳ ý và cầu xin cho được có chánh kiến để tu hành cho mau đến bờ giác ngộ.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Tấm lòng thành kính.
Bhikkhu Nāga Mahā Thera – Tỳ khưu Bửu Chơn
Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa
Xin thành kính làm lễ đến Đức Thế Tôn, Ngài là bậc A-la-hán, là bậc Chánh Biến Tri.
---

TÀ KIẾN (MICCHĀ DIṬṬHI) VÀ CHÁNH KIẾN (SAMMA DIṬṬHI)
TÀ KIẾN (MICCHĀ DIṬṬHI) VÀ CHÁNH KIẾN (SAMMA DIṬṬHI)



Tà Kiến (Micchā Diṭṭhi)


Nguyên nhân Đức Phật dạy bộ kinh này là một hôm Ngài cùng năm trăm vị tỳ khưu tăng đang hành trình trong xứ Rājagaha (Vương Xá thành); lúc đó có hai thầy trò người tu ngoại đạo (paribbājaka) đi sau Đức Phật và chư tăng. Thầy thì chê bai, nói xấu Phật đủ điều còn trò thì khen ngợi, tán dương Đức Phật đủ điều, vì cớ ấy mà hai thầy trò cãi lộn, bất đồng ý kiến với nhau mãi. (Bộ kinh Brahmajāla Sutta. Tam tạng 14 trang 31đến 99)

Khi Đức Phật đến vườn Ambalaṭṭhikā, Đức Phật và chư tăng tạm nghĩ nơi ấy. Lúc ấy chư tăng cu hội nơi nhà khách mới bàn luận với nhau về vụ hai thầy trò cãi lộn thấu đến ‘nhĩ thông’ Đức Phật, Ngài bèn ra khách đường gọi các thầy tỳ khưu lại mà nói rằng: “Này các thầy tỳ khưu, người thường nhơn có tán dương khen ngợi Như Lai trong phạm vi giới hạnh chút ít thôi chứ không thể nào hiểu thấu đến tuệ giác của Như Lai là pháp thậm thâm, vi tế, cao thượng, thanh tịnh mà người thường nhơn không thể nào tưởng tượng hoặc suy nghĩ, mà hiểu biết được, tuệ giác ấy là thế nào?”

Tuệ giác của Đức Phật là anantaññāna (vô lượng vô biên) hay là sappaññūtaññāna (toàn giác). Nhưng đây chỉ giải về tuệ biết rõ tất cả “tà kiến và chánh kiến” của chúng sanh.

Tất cả chúng sanh trong tam giới vì chỗ ở, tư tưởng, hiểu biết, căn cơ và trình độ đều khác nhau nên mới phát sanh lên nhiều thứ kiến thức (sự hiểu biết và nhận thức nơi tâm) khác nhau; nếu nói tóm lại thì chỉ có hai là “tà kiến và chánh kiến”.

Tà kiến lại chia ra làm hai loại: Thường Kiến (Sassata Diṭṭhi) và Đoạn Kiến (Uccheda Diṭṭhi). Thường kiến là sự hiểu biết cho rằng: trời, người hay thú khi mãn kiếp này cũng tái sanh y như trước vậy, chứ không hề tiến hoá hoặc thối hoá. Đoạn kiến là sự hiểu biết rằng con người khi chết đi thì mất luôn, chứ không có tái sanh lại ở đâu cả.

Đoạn kiến lại chia làm ba loại là: Vô Hành Kiến (Akiriyā Diṭṭhi), Vô Nhân Kiến (Ahetuka Diṭṭhi), Vô Quả Kiến (Naṭṭhika Diṭṭhi). 

Vô hành kiến là sự hiểu biết rằng: con người làm tội cũng không gọi là làm tội, làm phước cũng không gọi là làm phước, ví như có người sát hại loài người bằng khí giới tinh xảo cũng không gọi là ai giết ai, vì con người gồm có bảy chất là đất, nước, lửa, gió, không khí, thức và sự sống[1] khi có ai dùng khí giới chém giết người đó thì khí giới ấy chỉ đi xuyên qua các nguyên chất ấy thôi nên không có gọi là ai giết ai cả[2] hoặc có người đi qua phía bên kia sông Hằng rồi làm tội, phước chi cũng không có lợi ích chi cả, hoặc có người tự mình hoặc xúi biểu kẻ khác hãm hại cắt tay, chân người v.v… những sự làm ấy cũng không kết quả chi. 

Vô nhân kiến là sự hiểu biết rằng: con người thấp hèn, cao thượng, trong sạch hoặc nhơ bẩn, tiến hoá hoặc thối hoá; sự vui sự khổ đều không có nguyên nhân nào tạo ra cả, con người dầu kẻ thiện kẻ ác, khi tái sanh trong vòng sanh tử luân hồi, đúng thời kỳ nhất định lối 8 triệu kiếp thì sẽ tự nhiên dứt khổ mà được giải thoát.[3] 

Vô quả kiến là sự hiểu biết rằng: con người dầu hành thiện hoặc ác, cũng không có trả quả như tế lễ cúng bái, bố thí, tế thần lửa, thờ cha kính mẹ, quả tội quả phước cũng không sao cả, các bậc sa-môn ráng hành đạo cho đặng giác ngộ cũng không có quả báo chi, con người khi chết đi thì thân tứ đại trở lại đồng hoá với vũ trụ, tội phước chi cũng chấm dứt nơi ấy. 

Ba loại kiến thức này đều thuộc về đoạn kiến tội nặng nhất không tội nào sánh bằng.

Kiến thức thường thấy ngũ uẩn ở thời quá khứ, gồm có 18 điều:

Theo trong bộ kinh Brahmajala Sutta, Đức Phật chia kiến thức đến 62 thứ nữa như vầy: Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn và bà-la-môn nhớ đặng ngũ uẩn kiếp quá khứ, thường thường thấy ngũ uẩn quá khứ, rồi do nơi sự thấy ngũ uẩn quá khứ ấy mà tuyên bố nhiều kiến thức theo mười tám nguyên nhân sau đây. Mười tám nguyên nhân ấy là thế nào?
Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn và bà-la-môn là người ‘thường kiến’ thường công bố ‘cái bản ngã (ta) và vũ trụ là trường tồn’, do bốn nguyên nhân (chia ra trong 18 nguyên nhân trước).

– Này các thầy tỳ khưu, trong cõi thế gian này có ít người sa-môn hoặc bà-la-môn do nhờ sự tinh tấn thiêu đốt phiền não, do tâm an trụ, do nhờ sự tinh tấn luôn luôn, do sự không dễ duôi, do sự chú tâm tốt đẹp mà được đắc thiền theo như ý muốn của hành giả. Khi tâm được an trụ vững vàng, trong sạch không tuỳ phiền não, nên nhớ được những tiền kiếp quá khứ, là nhớ được 1, 2, 3, 4, 5, 10, 50, 100, 1000. 100000 kiếp như vầy: ‘Ta đã sanh trong cảnh giới đó, tên họ như thế này, màu da như thế này, vật thực như thế này, hưởng lấy sự vui, khổ và tuổi thọ như thế này, khi ta xa lìa kiếp ấy lại tái sanh ra chỗ đó cũng biết rõ tên họ màu da v.v... khi hết tuổi thọ ở cảnh giới đó lại sanh ra trong cảnh giới này’. Nhớ rõ những kiếp đã sanh trong quá khứ luôn cả mỗi cơ thể và chi tiết như thế ấy, người ấy mới nói như vầy: ‘Rõ ràng bản ngã của ta và vũ trụ có trạng thái trường tồn, cũng không có giống (nhân) không có quả của giống nối tiếp[4], thường trụ vững như núi non, như thạch trụ’.
Vì những chúng sanh ấy bằng phiêu lưu luân chuyển tới lui trong vòng sanh diệt, trường tồn cũng như vật trong vũ trụ[5] . Trong vấn đề này, tại sao vậy? Vì chính ta nhờ sự cố gắng mà đắc thiền nên thấy những tiền kiếp, mọi cơ thể và chi tiết của mỗi kiếp, bởi vì do nhờ túc mạng minh này mà ta mới biết được những ngũ uẩn trong kiếp quá khứ. Bản ngã và vũ trụ là vật trường tồn, không có giống, không có quả của giống nối tiếp, thường trụ vững chắc như núi non, như thạch trụ. Này các thầy tỳ khưu đây là nguyên nhân thứ nhất của thường kiến vậy.


– Này các thầy tỳ khưu, có những người sa-môn và bà-la-môn trong thế gian này, do nhờ sự cố gắng thiêu đốt phiền não, do tâm an trụ, do nhờ sự tinh tấn luôn luôn, do nhờ sự không dễ duôi, do sự chú tâm tốt đẹp mà được đắc thiền như ý muốn của hành giả. Khi tâm được an trụ như thế, có thể nhớ được nhiều ngũ uẩn trong tiền kiếp là nhờ được ngũ uẩn đã sanh ra trong 1, 2, 3, 4, 5, 10 kiếp thành, kiếp hoại[6] như vầy: ‘Ta đã sanh trong cảnh giới đó, màu da như thế này, vật thực như thế này, hưởng sự vui, khổ và tuổi thọ như thế này; khi ta xa lìa kiếp ấy lại tái sanh ở nơi cảnh giới đó đó cũng biết rõ tên họ màu sắc v.v… khi mãn tuổi thọ trong cảnh giới đó, tái sanh lại cảnh giới này’.
Nhớ rõ những ngũ uẩn đã sanh ra trong kiếp quá khứ luôn cả cơ thể và chi tiết như thế ấy, người ấy mới công bố như vầy: ‘Rõ ràng bản ngã của ta và vũ trụ có trạng thái trường tồn, không có giống (nhân) cũng không có quả để nối tiếp, thường trụ vững chắc như núi non, như thạch trụ’.
Vì những chúng sanh ấy hằng phiêu lưu, luân chuyển tới lui trong vòng sanh diệt được trường tồn cũng như vật trong vũ trụ. Trong vấn đề này, tại sao vậy? Vì chính ta nhờ sự cố gắng mà đắc thiền nên thấy rõ mỗi tiền kiếp nào cơ thể và chi tiết, cũng do nhờ túc mạng minh mà ta biết được những kiếp trong quá khứ. Bản ngã và vũ trụ là vật trường tồn, không có giống, không có quả của giống nối tiếp, thường trụ vững chắc như núi non, như thạch trụ. Này các thầy tỳ khưu, đây là nguyên nhân thứ nhì của thường kiến vậy.

– Nguyên nhân thứ ba của thường kiến cũng giống như cách giải của thứ nhất thứ nhì, chỉ có thấy khác chỗ thấy được nhiều kiếp hơn, là thấy từ 10, 20, 30, 40 kiếp thành và kiếp hoại.

– Này các thầy tỳ khưu, trong cõi thế gian này, có một nhóm sa-môn và bà-la-môn là người thường hay tư tưởng, suy xét. Người ấy bèn công bố lên những tư tưởng đã thâu thập do nhờ sự suy nghĩ, quán tưởng phát sanh lên do nơi trí hoá của mình rồi cho rằng: ‘Rõ ràng bản ngã và vũ trụ có trạng thái trường tồn, không có giống (để sanh), không có quả của giống để nối tiếp[7]; nhưng thường trụ như núi non, như thạch trụ’.
Vì những chúng sanh ấy phiêu lưu, luân chuyển tới lui trong vòng sanh diệt thường tồn cũng như những vật trong vũ trụ. Này các thầy tỳ khưu, đây là nguyên nhân thứ tư của nhóm thường kiến vậy.
Này các thầy tỳ khưu, thật ra dẫu cho nhóm sa-môn và bà-la-môn nào khi công bố về thường kiến cũng chỉ công bố theo bốn cách kiến thức trên đây vậy thôi chớ không ngoài bốn cách ấy.

Này các thầy tỳ khưu, Như Lai cũng biết rõ bốn nguyên nhân kiến thức ấy mà con người ưa thích như thế này, có chấp như thế này, có cảnh giới như thế này trong kiếp vị lai. Như Lai biết rõ kiến thức ấy nhưng còn biết ân đức cao thượng hơn đó nữa là (giới, định, tuệ) nên Như Lai mới không có sự cố chấp sai lầm.
Hơn nữa, khi Như Lai không cố chấp sai lầm mới thấy rõ được Níp-bàn là pháp để diệt tắt sự cố chấp lửa phiền não. Đồng thời, cũng biết rõ nguyên nhân để phát sanh lên cái thọ (vedana) sự diệt tắt, sự ưa thích, sự tội lỗi, sự giải thoát cái thọ đúng theo chân lý.

Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn và bà-la-môn có kiến thức hiểu biết như vầy: ‘Cõi đời (vũ trụ) có cái trường tồn, có cái không trường tồn, công bố cho bản ngã và vũ trụ trường tồn cũng có, không trường tồn cũng có’. Sự công bố ấy do bốn nguyên nhân:

– Này các thầy tỳ khưu, có một khi vì sự quá lâu của thời gian mà quả địa cầu phải tiêu hoại một lần, một lần. Khi quả địa cầu tiêu hoại đi thì chúng sanh phần nhiều đều sanh về cõi trời Sắc giới tên Abhassara brahma[8]. Chúng sanh, sanh lên cõi này đều do nhờ thiền định, có sự phỉ lạc làm vật thực, có hào quang sáng ánh, bay trên hư không, ngự nơi chỗ tốt đẹp, tuổi thọ sống thật lâu đời. Rồi một khi quả địa cầu này cấu tạo lại thành lên một lần, một lần, do sự quá lâu của thời gian. Khi quả địa cầu này sanh lên thì các cõi trời Sắc giới và Dục giới ở dưới cũng phát sanh lên nhưng vắng lặng không có một chúng sanh nào ở cả. Lúc sau đó có một chúng sanh trong cõi trời Abhassara Brahma hết phước, hết tuổi thọ của cõi ấy mới sanh xuống cõi trời Sắc giới Brahma trống không ấy. Khi chúng sanh đó sanh trong cõi ấy cũng do nơi tâm thiền định (bậc thấp sơ thiền) nên cũng có phỉ lạc (piti) là vật thực, có hào quang sáng ánh, bay trên hư không ngụ nơi tốt đẹp, tuổi thọ sống cũng thật lâu đời[9]. 
Khi chúng sanh ấy sống thời gian thật lâu trong cõi ấy cùng một điệu bộ mãi mãi mới phát sanh ra sự buồn tẻ bực bội, khó chịu vì sự trùng điệu ấy mới phát sanh lên suy nghĩ như vầy: ‘Phải chi có những chúng sanh khác được sanh vào cõi này với mình’. Kế đó lần lượt có những Chư Thiên trên cõi Abhassara Brahma hết tuổi thọ mới lần lượt sanh vào cõi ấy chung một chỗ với vị trước. Hết thảy những chúng sanh sau ấy cũng do nhờ tâm thiền định, có phỉ lạc làm vật thực, có hào quang sáng ánh, bay trên hư không, ngụ nơi tốt đẹp, tuổi thọ sống thật lâu đời.

Này các tỳ kheo, trong những chúng sanh ấy, chúng sanh nào sanh ra đầu tiên hết mới suy nghĩ như thế này: ‘Ta đây là Phạm Thiên, là Đại Phạm Thiên (Maha brahma) cai quản các vị Phạm Thiên khác vì ta là người thấy biết mọi điều trước hơn hết, và làm cho tất cả chúng sanh khác phải ở dưới quyền của ta, ta tạo ra cõi đời, ta lớn nhất trong đời, chế định cõi đời[10] là bậc thông thạo, là phụ huynh của hết thảy chúng sanh này cũng đều do nơi ta tạo hoá ra cả. Theo ý kiến này tại sao mà ta nghĩ như vậy. Bởi vì, đầu tiên hết chúng ta suy nghĩ và ước nguyện cho có những chúng sanh, sanh về cõi này, thì tất cả chúng sanh này cũng sanh lại đây theo như ý muốn của ta’[11]. 

Còn những chúng sanh (Phạm Thiên) nào sanh ra sau đó lại suy nghĩ như vầy: ‘Vị này là bậc Đại Phạm Thiên cai quản các Phạm Thiên khác là bậc thấy biết mọi việc và làm cho tất cả chúng sanh khác phải ở dưới quyền của mình, là bậc tạo hoá ra cõi đời, lớn nhất trong đời, là bậc phụ huynh của tất cả chúng sanh, chế định cõi đời, là bậc thạo đời, hết thảy chúng ta đây đều do nơi vị đại Phạm Thiên này tạo ra. Tại sao vậy? Bởi vì, chúng ta thấy ngài ở trong chỗ này trước, còn chúng ta lại sanh ra sau’.

Này các thầy tỳ khưu, trong hàng chúng sanh đó, chúng sanh nào sanh ra trước thì tuổi thọ cũng lâu hơn, màu sắc cũng tốt hơn, địa vị cũng cao hơn; còn chúng sanh nào sanh ra sau thì mỗi mỗi đều kém hơn cả. Này các thầy tỳ khưu, vì đó mà nguyên nhân này rất rõ rệt là khi có một chúng sanh nào trong cõi Phạm Thiên mãn tuổi thọ phải sa xuống cảnh trần gian sanh ra làm người, lúc lớn lên xuất gia đi tu, khi tu xong do nơi sự cố gắng thiêu đốt phiền não, do sự ráng chú tâm, do sự tinh tấn luôn luôn, do sự không dễ duôi, do sự chú tâm tốt đẹp mà đắc được pháp thiền định như ý muốn. Khi tâm đã an trụ như thế rồi nên có thể nhớ được tiền kiếp, chỉ nhớ được một kiếp khi sanh ở cõi trời Phạm Thiên thôi không có thể nhớ hơn kiếp ấy. 

Chúng sanh ấy mới tuyên bố nói ra như vầy: ‘Vị Phạm Thiên nào gọi là bậc Đại Phạm Thiên cai quản các vị Phạm Thiên khác, là bậc hiểu thấy mọi việc, làm cho tất cả chúng sanh phải ở dưới quyền của mình, là vị chúa tể, là bậc tạo hoá ra cõi đời, là đàn anh, là bậc chế định ra cõi đời, là bậc thông thạo đời, là bậc phụ huynh của chúng ta, do ngài tạo ra chúng ta, vì ngài là bậc trường tồn không thay đổi bền vững cũng như vật trên vũ trụ[12]. Còn chúng ta đây do nơi ngài tạo ra nên không được bền vững lâu dài tuổi thọ vắn, phải sa đọa (chết) là lẽ thường, vì vậy ta mới sanh xuống cõi trần gian làm người hiện nay’.
Này các thầy tỳ khưu, đây là nguyên nhân thứ nhất mà có một nhóm sa-môn và bà-la-môn do đó công bố ra kiến thức trường tồn cũng có, không trường tồn cũng có.

– Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm Chư Thiên là người bị hoại vì ham chơi (khiddh padosika) nhóm Chư Thiên này vì do bận rộn mê thích trong sự chơi đùa, cười giỡn suốt ngày, quá giờ quên ăn nên phải sa đọa xuống trần gian sanh làm người khi lớn lên xuất gia đi tu do nhờ sự cố gắng chú tâm tốt đẹp nên đắc được thiền định.
Khi tâm được an trụ trong sạch mới nhớ được tiền kiếp, những chỉ nhớ được trong phạm vi một kiếp làm Chư Thiên ấy thôi, không làm sao nhớ thêm nữa được. Chúng sanh ấy mới tuyên bố như vầy: ‘Này các người ơi! Nhóm Chư Thiên nào mà không mê thích theo sự nô đùa cười giỡn quá giờ, không quên mình. Khi không quên mình nên khỏi phải sa đọa xuống trần gian, là bực được thường tồn, bền vững như vật trên vũ trụ. Còn chúng ta đây là người bị hoại vì ham mê trong sự chơi bời quá độ, nên chúng ta quên mình mà phải sa đọa xuống trần gian. Vì thế chúng ta không được bền vững, tuổi thọ vắn, phải sa xuống sanh làm người nơi cõi thế gian này’.
Này các thầy tỳ khưu, đây là nguyên nhân thứ nhì mà có nhóm sa-môn và bà-la-môn công bố ra kiến thức bản ngã và vũ trụ trường tồn hoặc không trường tồn cũng có.


– Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm Chư Thiên là người hay sân hận (mano padosikā), hay kiếm lỗi xấu của người quá thì giờ nên tâm sanh lên sân hận hãm hại lẫn nhau. Khi đã hãm hại lẫn nhau rồi thì làm cho thân và tâm phải đau khổ, nên phải sa đọa xuống trần gian. Này các thầy tỳ khưu, khi Chư Thiên ấy sa xuống thế gian làm người lúc lớn lên xuất gia đi tu, do nhờ sự cố gắng chủ tâm tốt đẹp nên đắc được thiền định. Khi tâm được an trụ mới nhớ được tiền kiếp, chỉ nhớ được có một kiếp sanh làm Chư Thiên chớ không thể nào thêm nữa được. 

Chúng sanh ấy mới tuyên bố như vầy: ‘Này các người ơi! Nhóm Chư Thiên nào không sân hận, không hay rầy rà, kiếm lỗi cãi cọ nhau quá giờ khắc, nên không bị sa đọa xuống trần gian, nhóm Chư Thiên ấy được thường trụ, trường tồn không thay đổi như vật trên vũ trụ. Còn chúng ta đây là người bị hoại phải sa đọa xuống trần gian vì sự sân hận kiếm lỗi rầy rà cãi cọ hãm hại lẫn nhau quá giờ khắc nên phải khổ thân tâm mà bị sa đoạ, không được bền vững, tuổi thọ vắn phải sanh xuống làm người’.
Này các thầy tỳ khưu, đây là nguyên nhân thứ ba mà có nhóm sa-môn và bà-la-môn công bố ra kiến thức bản ngã và vũ trụ trường tồn hoặc không trường tồn cũng có.


– Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn và bà-la-môn trên đời này, thường suy nghĩ và tư tưởng (thinker) người ấy mới tuyên bố ra sự hiểu biết do theo ý kiến sưu tầm, dò xét, suy nghĩ, quán tưởng của mình như vầy: ‘Các pháp nào gọi là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân đều có trạng thái vô thường luôn luôn thay đổi. Còn pháp nào gọi là tâm, ý thức, pháp ấy có trạng thái trường tồn, không thay đổi, thường trụ như vật trên vũ trụ’.
Này các thầy tỳ khưu, đây là nguyên nhân thứ tư mà có nhóm sa-môn và bà-la-môn công bố ra kiến thức về bản ngã và vũ trụ trường tồn hoặc không trường tồn cũng có.
Này các thầy tỳ khưu, dầu cho nhóm sa-môn hoặc bà-la-môn nào khi công bố ra “kiến thức về bản ngã và vũ trụ trường tồn hoặc không trường tồn cũng có, đều do nơi bốn nguyên nhân ấy chứ không ngoài nguyên nhân ấy được.

Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn hoặc bà-la-môn là người có kiến thức antananta diṭṭhi như vầy: ‘vũ trụ (đời) này có chỗ cuối cùng (gián đoạn) và có chỗ không cuối cùng’ do nơi bốn nguyên nhân là:
– Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn hoặc bà-la-môn trên đời này do nhờ sự tinh tấn thiêu đốt phiền não, do sự ráng sức chú tâm, do sự cố gắng luôn luôn, do sự không dễ duôi, do sự chú tâm tốt đẹp nên mới đắc được các cõi thiền. Khi tâm được trong sạch an trụ rồi bèn phát sanh lên tư tưởng như vầy: ‘Vũ trụ này có chỗ cuối cùng, có đường đi chung quanh (là tròn). Tại sao ta tuyên bố như vậy? Vì chính ta do nhờ sự cố gắng nên đắc các pháp thiền định, khi tâm ta an trụ, ta tưởng tượng hiểu rõ như vậy nơi tâm ta. Nên ta mới công bố ra cho biết vũ trụ này có chỗ cuối cùng’.
Này các thầy tỳ khưu, đây là nguyên nhân thứ nhất mà có nhóm sa-môn và bà-la-môn tuyên bố lên kiến thức vũ trụ có chỗ cuối cùng và không có chỗ cuối cùng.

– Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn hoặc bà-la-môn trên đời này do nhờ sự cố gắng đúng theo phương pháp nên đắc được các cõi thiền, khi tâm được an trụ bên phát sanh tư tưởng như vầy: ‘Vũ trụ này không có chỗ cuối cùng, vô hạn định’. Phe sa-môn nào cho rằng: ‘Vũ trụ có chỗ cuối cùng có đường đi chung quan nói như vậy là nói dối. Tại sao ta tuyên bố như vậy? Bởi vì, do nơi tâm thiền định mà tư tưởng ta hiểu rõ, thấy rõ vũ trụ không có chỗ cuối cùng’.
Này các thầy tỳ khưu, đây là nguyên nhân thứ nhì mà có nhóm sa-môn và bà-la-môn tuyên bố ra kiến thức vũ trụ có chỗ cuối cùng và không có chỗ cuối cùng.

– Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn hoặc bà-la-môn trên đời này, do nhờ sự cố gắng thực hành đúng theo phương pháp nên đắc được các cõi thiền theo thứ tự. Khi tâm được an trụ bèn phát sanh tư tưởng hiểu như vầy: ‘Vũ trụ này có chỗ cuối cùng phía trên và phía dưới còn trái lại tám hướng chung quanh không có chỗ cuối cùng’. Người ấy mới công bố như vầy: Nhóm sa-môn nào nói vũ trụ có chỗ cuối cùng hoặc nói ngược lại đều là nói dối cả. Tại sao tuyên bố như vậy? Bởi vì, do nơi tâm thiền định mà tư tưởng ta hiểu rõ rằng: vũ trụ này, phía trên và phía dưới có chỗ cuối cùng còn tám hướng chung quanh thì không có chỗ cuối cùng’.
Này các thầy tỳ khưu, đây là nguyên nhân thứ ba mà có nhóm sa-môn và bà-la-môn công bố lên kiến thức vũ trụ có chỗ cuối cùng hoặc không có chỗ cuối cùng.

– Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn hoặc bà-la-môn trên cõi đời này thường hay suy nghĩ, quán tưởng luôn luôn (thinker), người ấy mới tuyên bố sự hiểu biết do theo ý kiến sưu tầm, suy nghĩ, quán tưởng của mình như vầy: ‘Vũ trụ này nói có chỗ cuối cùng cũng không phải, nói không có chỗ cuối cùng cũng không phải vậy’. Phe sa-môn này nói rằng: ‘Vũ trụ có chỗ cuối cùng và không có chỗ cuối cùng; hoặc có chỗ cuối cùng cũng có không có chỗ cuối cùng cũng có, đều là nói dối cả. Tại sao ta tuyên bố như vậy? Bởi vì chính ta do nhờ sự suy xét quán tưởng mà ta thấy hiểu rõ rệt rằng: vũ trụ này nói có chỗ cuối cùng cũng không phải, nói không có chỗ cuối cùng cũng không phải vậy’.

Này các thầy tỳ khưu, đây là nguyên nhân thứ tư mà có nhóm sa-môn và bà-la-môn công bố ra kiến thức vũ trụ này có chỗ cuối cùng hoặc không có chỗ cuối cùng và ngược lại (antananta diṭṭhi).

Này các thầy tỳ khưu, dầu cho nhóm sa-môn hoặc bà-la-môn nào, khi công bố lên về kiến thức antānanta diṭṭhi là vũ trụ có chỗ cuối cùng và không có chỗ cuối cùng cũng đều do nơi bốn nguyên nhân ấy, chứ không ngoài bốn nguyên nhân ấy đâu.
Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn và bà-la-môn là người có kiến thức amarāvikkhepa diṭṭhi, là ‘hay nói tráo trở’ nếu khi có người hỏi về vấn đề có phước hay tội thì trả lời tráo trở không cho bí lối do bốn nguyên nhân.

– Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn hoặc bà-la-môn không biết rõ thế nào gọi là phước, thế nào gọi là tội, họ mới suy nghĩ như vầy: ‘Ta không biết rõ thế nào là phước và tội, ta phải ngập ngừng bí lối rồi nói càng như vầy là phước, như vầy là tội, nói như vậy thành ra ta nói láo, nếu ta nói láo thì tâm ta phải bực bội, hối hận; mà nếu tâm ta bực bội hối hận cũng là một điều tai hại đến ta’.
Vì suy nghĩ như thế ấy, nên khi có ai hỏi đến vấn đề phước hay tội, muốn không cho bí lối họ mới nói tráo trở rằng: ‘Sự hiểu biết của tôi như thế này cũng không, như thế đó cũng không, như kia cũng không. Sự hiểu biết của tôi rằng: không phải cũng không, sự hiểu biết của tôi, không phải cũng không phải vậy’[13].
Này các thầy tỳ khưu, đây là nguyên nhân thứ nhất mà có nhóm sa-môn, bà-la-môn về kiến thức tráo trở để trả lời những vấn đền tội phước không cho bí lối.

– Có một nhóm sa-môn hoặc bà-la-môn trên đời này không hiểu rõ thế nào là tội hoặc phước, họ mới suy nghĩ như vầy: ‘Ta không biêt rõ thế nào là phước và tội, ta phải ngập ngừng bí lối rồi nói càng như vậy là phước như vầy là tội, nói như vậy là tâm ta vì sự ham muốn, mê thích sân hận, bất bình. Mà khi tâm ta ham muốn, mê thích, sân hận, bất bình cũng đều là pháp ngã chấp cũng ta, mà pháp ngã chấp ấy cũng là một pháp tai hại đến ta’.
Vì suy nghĩ như thế nên không dám nói thế nào là phước và tội bởi ghê sợ sự ngã chấp ấy nên khi có ai hỏi đến vấn đề tội phước, muốn cho không bí lối họ mới nói tráo trở rằng: ‘Sự hiểu biết của tôi như thế này cũng không, như thế đó cũng không, như thế kia cũng không, không phải cũng không, không phải cũng không, cũng không phải vậy’.
Này các thầy tỳ khưu, đây là nguyên nhất thứ nhì mà có nhóm sa-môn thiên về kiến thức tráo trở, trả lời câu hỏi về vấn đề tội phước không cho bí lối.

– Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn hoặc bà-la-môn trên đời này không hiểu rõ thế nào là tội hoặc phước, bèn suy nghĩ như vầy: ‘Ta không hiểu rõ thế nào tội hoặc phước khi có ai hỏi đến ta vấn đề ấy nếu ta nói càng như vầy là phức như vầy là tội sợ e bực sa-môn, bà-la-môn có trí tuệ sâu xa biết rõ kiến thức của kẻ khác có thể bắt bẻ, phá tan kiến thức ấy, nếu họ đến hỏi ta, bắt bẻ, vấn nạn ta trong vấn đề tội phước ấy thì ta không thể nào trả lời cho suông được, mà nếu ta trả lời không suông thì tâm ta phải bực tức khó chịu, mà pháp bực tức khó chịu cũng là tai hại đến ta’.
Vì sự suy nghĩ như thế ấy nên khi có ai hỏi đến vấn đề phước tội, muốn không cho bí lối, họ mới nói tráo trở rằng: Sự hiểu biết của tôi như thế này cũng không, như thế đó cũng không, như thế kia cũng không, không phải cũng không, hoặc không phải cũng không, cũng không phải vậy’.
Này các thầy tỳ khưu, đây là nguyên nhân thứ ba mà nhóm sa-môn hoặc bà-la-môn thiên kiến thức tráo trở khi trả lời về vấn đề tội phước không cho bí lối.
– Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn hoặc bà-la-môn trên đời này là người si mê thiếu trí khi có ai hỏi đến vấn đề tội phước, muốn cho không bí lối mới nói tráo trở rằng: ‘Nếu người hỏi tôi kiếp vị lai có hay không? Kiếp vị lai không có phải không? Chúng sanh thuộc về hóa sanh có hay không? Nhân quả thiện ác có hay không? Chúng sanh sau khi chết có tái sanh lại hay không? Sanh lại hoặc không sanh lại cũng không có phải không? Nếu người hỏi tôi như thế thì theo sự hiểu biết của tôi rằng: Khi chúng sanh chết, còn tái sanh lại cũng không phải, mà không tái sanh lại cũng không phải. Sự hiểu biết của tôi như thế này cũng không, như thế đó cũng không, như thế kia cũng không, không phải cũng không, cũng không phải vậy’.

Này các thầy tỳ khưu, đây là nguyên nhân thứ tư mà có nhóm sa-môn hoặc bà-la-môn thiên về kiến thức tráo trở khi trả lời về những câu hỏi như trên không cho bí lối.
Này các thầy tỳ khưu, dầu cho nhóm sa-môn hoặc bà-la-môn nào thuộc về ‘kiến thức tráo trở’ (amarāvikkhepa diṭṭhi) khi công bố lên cũng không ngoài bốn nguyên nhân ấy đâu.

Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn và bà-la-môn nào có kiến thức ‘adhicca samuppanna diṭṭhi’ cho rằng ‘bản ngã và vũ trụ phát sanh lên không do nơi nguyên nhân nào cả’, có hai nguyên nhân.
– Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm Chư Thiên ở cõi trời vô tưởng[14] Asaññīsatta, khi nào có tư tưởng lên rõ rệt thì phải xa lìa cõi ấy sanh xuống trần gian làm người, khi lớn lên xuất gia tu hành do sự cố gắng chân chánh đúng theo phương pháp, đắc được thiền định theo thứ tự. Khi tâm đã an trụ và trong sạch rồi mới nhớ được một kiếp từ khi có tư tưởng thôi, không thể nào nhớ hơn nữa được, họ bèn công bố theo sự hiểu biết rằng: ‘Bản ngã và vũ trụ phát sanh lên không có nguyên nhân chi. Tại sao ta nói như vậy? Bởi vì ta nhờ thiền định thấy rõ rằng: khi trước kia, ta không có sanh ra ở đâu cả, chỉ mới sanh ra trong kiếp này mà thôi, và kế tiếp đây ta cũng không sanh lại ở đâu nữa, vì tâm ta đã chú trọng thiên về sự yên lặng rồi’.
Này các thầy tỳ khưu, đây là nguyên nhân thứ nhất, mà có một nhóm sa-môn và bà-la-môn khi tuyên bố về kiến thức bản ngã và vũ trụ phát sanh lên không nguyên nhân vậy.

– Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm người trên đời này là sa-môn và bà-la-môn thường hay suy nghĩ, quán tưởng, người ấy bèn công bố, do sự sưu tầm, suy nghĩ, quán tưởng rằng ‘Bản ngã và vũ trụ phát sanh lên không nguyên nhân chi cả’.
Này các thầy tỳ khưu đây là nguyên nhân thứ nhì mà có một nhóm sa-môn hoặc bà-la-môn khi tuyên bố về kiến thức bản ngã vũ trụ phát sanh lên không do nguyên nhân nào cả.
Này các thầy tỳ khưu, dầu cho nhóm sa-môn và bà-la-môn nào khi công bố về ‘kiến thức bản ngã và vũ trụ phát sanh lên không nguyên nhân’ cũng không ngoài ra hai nguyên nhân ấy.
Này các thầy tỳ khưu, dầu cho hạng sa-môn hay bà-la-môn nào thuộc về ‘kiến thức thường thấy ngũ uẩn ở thời quá khứ’ khi công bố lên cũng do nơi 18 nguyên nhân ấy chứ không ngoài 18 nguyên nhân này.
Kiến thức thường thấy ngũ uẩn trong thời kỳ vị lai, có 44 điều:
Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn và bà-la-môn là người ‘thường thấy ngũ uẩn trong thời kỳ vị lai’ (aparanta kappadiṭṭhi), khi tuyên bố về kiến thức ấy đều do nơi bốn mươi bốn nguyên nhân là[15]:
Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn và bà-la-môn thiên về kiến thức uddhamāghatana diṭṭhi là ‘kiến thức cố chấp cho rằng khi con người chết mà tư tưởng (saññā) hay là linh hồn vẫn còn’, do nơi mười sáu nguyên nhân như sau:
Có một nhóm sa-môn và bà-la-môn công bố ra 16 kiến thức về thời kỳ vị lai như vầy:
– Cho rằng ‘bản ngã này có cái sắc tướng (rupa) nhưng vô định và còn linh hồn sau khi chết’.
– Cho rằng ‘bản ngã này không có sắc tướng và vô bệnh, nhưng sau khi chết còn tư tưởng (linh hồn)’.
– Cho rằng ‘bản ngã này có sắc tướng cũng có mà không có sắc tướng cũng có, nhưng vô bệnh và sau khi chết còn tư tưởng (linh hồn)’.
– Cho rằng ‘bản ngã có sắc tướng cũng không phải, mà nói không có sắc tướng cũng không phải vậy’.
– Cho rằng ‘bản ngã này có chỗ cuối cùng’.
– Cho rằng ‘bản ngã không có chỗ cuối cùng’.
– Cho rằng ‘bản ngã có chỗ cuối cùng cũng có và không có chỗ cuối cùng cũng có’.
– Cho rằng ‘bản ngã có chỗ cuối cùng cũng không phải, mà nói không có chỗ cuối cùng không phải vậy’.
– Cho rằng ‘bản ngã có tư tưởng (linh hồn) giống nhau’.
– Cho rằng ‘bản ngã có tư tưởng khác nhau’.
– Cho rằng ‘bản ngã có tư tưởng hẹp hòi (ít oi)’.
– Cho rằng ‘bản ngã có tư tưởng rộng lớn (vô lượng)’.
– Cho rằng ‘bản ngã chỉ có sự an vui (không có khổ)’.
– Cho rằng ‘bản ngã chỉ có sự khổ não (không có sự an vui)’.
– Cho rằng ‘bản ngã có cả sự vui, khổ lẫn lộn nhau’.
– Cho rằng ‘bản ngã không có sự vui, khổ và cũng không có bệnh hoạn, sau khi chết rồi còn tư tưởng (linh hồn)’.
Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn và bà-la-môn là người thiên về kiến thức ở thời kỳ vị lai khi công bố rằng bản ngã có tư tưởng (linh hồn) sau khi chết cũng tuyên bố do nơi mười sáu nguyên nhân ấy, chứ không thể tuyên bố ngoài mười sáu nguyên nhân ấy đâu.
Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn và bà-la-môn thiên về ‘kiến thức ở thời kỳ vị lai’ khi công bố lên do nơi tám nguyên nhân khác nữa là:
– Cho rằng ‘bản ngã này có sắc tướng (rūpa) nhưng vô bệnh và không có tư tưởng (linh hồn) sau khi chết’.
– Cho rằng ‘bản ngã này không có sắc tướng, vô bệnh và không có tư tưởng (linh hồn) sau khi chết’.
– Cho rằng ‘bản ngã có sắc tướng cũng có, mà không có sắc tướng cũng có v.v...’
– Cho rằng ‘bản ngã này có sắc tướng cũng không phải, mà không có sắc tướng cũng không phải’.
– Cho rằng ‘bản ngã này có chỗ cuối cùng’.
– Cho rằng ‘bản ngã này không có chỗ cuối cùng’.
– Cho rằng ‘bản ngã này có chỗ cuối cùng cũng có mà không có chỗ cuối cùng cũng có’.
– Cho rằng ‘bản ngã có chỗ cuối cùng không phải, mà nói không có chỗ cuối cùng cũng không phải, nhưng vô bệnh và không có tư tưởng (linh hồn) sau khi chết’.
Này các thầy tỳ khưu, dầu cho nhóm sa-môn hay bà-la-môn nào thuộc về kiến thức ở thời kỳ vị lai, khi công bố về kiến thức ấy cũng không ngoài tám nguyên nhân này vậy.
Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn và bà-la-môn thiên về ‘kiến thức ở thời kỳ vị lai’ khi công bố lên rằng ‘bản ngã sau khi chết, có tư tưởng (linh hồn) cũng không phải, mà nói không có tư tưởng cũng không được’ (nghĩa là tư tưởng hết sức vi tế nhỏ nhen lắm gọi là phi phi tưởng), do tám nguyên nhân là:
– Cho rằng ‘bản ngã này có sắc tướng, nhưng vô bệnh, sau này chết, có tư tưởng cũng không phải, mà nói không có tư tưởng cũng không được.
– Cho rằng ‘bản ngã này không có sắc tướng y như trên v.v...’
– Cho rằng ‘bản ngã này có sắc tướng cũng có, không có sắc tướng cũng có v.v...’
– Cho rằng ‘bản ngã này có sắc tướng cũng không phải mà nói không có sắc tướng cũng không phải v.v...’
– Cho rằng ‘bản ngã này có chỗ cuối cùng nhưng vô bệnh sau khi chết, có tư tưởng cũng không phải, mà nói không có tư tưởng cũng không được v.v...’
– Cho rằng ‘bản ngã này không có chỗ cuối cùng v.v...’
– Cho rằng ‘bản ngã này có chỗ cuối cùng cũng có, không có chỗ cuối cùng cũng có v.v...’
– Cho rằng ‘bản ngã này có chỗ cuối cùng cũng không phải mà nói không có chỗ cuối cùng cũng không phải, nhưng vô bệnh, sau khi chết, có tư tưởng cũng không phải, mà nói không có tư tưởng cũng không phải’.
Này các thầy tỳ khưu, dầu cho nhóm sa-môn hoặc bà-la-môn nào khi công bố về ‘kiến thức ở thời kỳ vị lai’, cũng công bố y như tám cách ấy chứ không ngoài tám nguyên nhân ấy đâu.
Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn và bà-la-môn thiên về ‘đoạn kiến’ công bố lên rằng ‘chúng sanh khi sắc thân này tan rã thì bản ngã cũng mất luôn, tiêu diệt, không tái sanh lại ở đâu cả’ đều do bảy nguyên nhân là:
– Cho rằng ‘bản ngã này có sắc tướng, do nơi cha mẹ mà sanh ra, nơi phối hiệp của tứ đại, khi sắc thân tan rã thì mất luôn, tiêu diệt luôn, không có tái sanh lại đâu cả’.
– Có một hạng người khác cho rằng: ‘Này người ơi! Người đừng tưởng rằng: bản ngã này không tiêu hoại, được trường tồn, sẽ có sắc thân khác nữa là bậc Chư Thiên cõi trời dục giới có đầy đủ vật thực, người đừng tưởng như vậy vô ích không thế nào có được đâu. Chính tôi đây thấy rõ bản ngã này khi tan rã rồi thì mất luôn, tiêu hoại không có tái sanh lại ở đâu cả’.[16]
– Có một hạng người khác cho rằng: ‘Này người ơi! Người nói bản ngã này có thật tôi không cãi đâu, nhưng người đừng tưởng rằng bãn ngã ấy trường tồn theo lý do ấy đâu. Chính tôi đây thấy rõ, có bản ngã khác là bậc Chư Thiên do thiền định mà phát sanh, có thủ túc và ngũ căn đầy đủ, mà người không thể nào thấy được: bản ngã ấy khi tan rã rồi thì mất luôn, tiêu diệt mất, không có tai sanh lại ở đâu cả, vì vậy mà tôi cho bản ngã con người đều tiêu diệt mất luôn’ (sau khi chết).
– Có một hạng người khác nữa cho rằng: ‘Này người ơi! Người nói bản ngã này có thật, tôi không cãi đâu, nhưng người đừng tưởng rằng: bản ngã ấy được trường tồn đâu. Chính tôi đây thấy rõ, có bản ngã khác nhập định Không vô biên thiên, lấy không gian vô tận làm cảnh giới, vì đã diệt những tư tưởng trong các sắc tướng: bản ngã ấy người không thế nào thấy được đâu, khi bản ngã ấy tan rã lúc nào thì mất luôn tiêu diệt mất, không có tái sanh lại ở đâu cả, vì vậy mà tôi cho bản ngã con người (sau khi chết) đều tiêu diệt mất’.
– Có một hạng người khác nữa nói rằng: ‘Này người ơi! Người nói bản ngã này có thật, tôi không cã đâu; nhưng người đừng tưởng rằng: bản ngã ấy được trường tồn. Chính tôi đây thấy rõ, có bản ngã khác nhập định Thức vô biên thiên, lấy tâm thức vô tận làm cảnh giới, bản ngã ấy người không thế nào thấy được, khi bản ngã ấy tan rã lúc nào thì mất luôn, tiêu diệt mất, không có tái sanh lại ở đâu cả, ở đâu cả, vì vậy mà tôi cho bản ngã con người (sau khi chết) đều tiêu diệt mất’.
– Có một hạng người khác nữa nói rằng: ‘... Chính tôi đây thấy rõ, có bản ngã khác nhập định vô sở hữu thiên, không lấy một vật chi thật vi tế để làm cảnh giới. Bản ngã ấy người không thế nào thấy được, khi bản ngã ấy tan rã lúc nào thì mất luôn, tiêu diệt mất không có tái sanh lại ở đâu cả, vì vậy mà tôi cho bản ngã con người (sau khi chết) đều tiêu diệt mất.
– Có một hạng người khác nữa nói rằng: ‘... Chính tôi đây thấy rõ, có bản ngã khác nhập định phi phi tưởng thiên lấy tư tưởng hết sức vi tế, hình như không có tư tưởng làm cảnh giới, đây là pháp vô cùng yên lặng, cao thượng quý báu. Bản ngã ấy người không thế nào thấy được, nhưng khi tan rã lúc nào thì mất luôn, tiêu diệt mất, không có tái sanh lại ở đâu cả, vì vậy mà tôi cho bản ngã con người (sau khi chết) đều tiêu diệt mất’.
Này các thầy tỳ khưu, dầu cho nhóm sa-môn hoặc bà-la-môn nào khi công bố về đoạn kiến (uccheda vāda) cũng tuyên bố y như bảy nguyên nhân ấy chớ không ngoài những nguyên nhân ấy đâu.
Này các thầy tỳ khưu, có một nhóm sa-môn và bà-la-môn thiên về ‘kiến thức Níp-bàn tại thế’ (diṭṭha dhamma nibbāna vāda), cho là ‘một đức lành rất cao thượng của chúng sanh hiện tại’, công bố lên do năm nguyên nhân là:
– Này các tỳ khưu, có một hạng người trong đời này, sa-môn hoặc bà-la-môn do sự hiểu biết nên nói như vầy: ‘Này người ơi! Khi nào người được cung cấp, phụng sự đầy đủ năm môn ngũ trần cho thỏa thích, đó là người được hưởng Niết-bàn hiện tại vậy’.[17]
– Có một hạng người khác nói như vậy: ‘Này người ơi! Người nói bản ngã này có thật tôi không chối cãi đâu, nhưng bản ngã ấy chưa hướng được Níp-bàn hiện tại, vì lý do được cung cấp đầy đủ ngũ trần đâu. Bởi vì ngũ trần ấy vô thường, khổ não, luôn luôn có sự biến chuyển sẽ làm cho ta khóc than mến tiếc, khổ thân, khổ tâm. Này người ơi! Khi nào con người được xa lánh ngũ trần và xa lìa các tội lỗi nhập vào sơ thiền có đầy đủ năm chi là: tầm, sát, phỉ lạc, an tịnh và định, như vậy mới gọi người ấy hưởng ‘Níp-bàn hiện tại’ đó là một đức lành rất cao thượng vậy’.
– Có một hạng người khác nói như vậy: ‘Này các người ơi! Người cho rằng: khi nào đắc được sơ thiền, là hưởng ‘Níp-bàn hiện tại’ tôi không cãi đâu, nhưng thật ra tâm trong sơ thiền còn tầm và sát là pháp còn thô sơ, khi nào người dứt bỏ được tầm và sát rồi nhập vào nhị thiền tâm rất trong sạch chỉ còn phỉ lạc, an tịnh phát sanh do nơi tâm định. Như vậy mới gọi người ấy được hưởng “Níp-bàn hiện tại” đó là một đức lành rất quý báu vậy’.[18]
– Có một hạng người khác nữa nói như vậy: ‘Này người ơi! Người cho rằng: khi nào đắc được nhị thiền là hưởng Níp-bàn hiện tại tôi không cãi đâu, nhưng thật ra tâm ở trong nhị thiền cũng còn thô sơ vì sự vui thích phỉ lạc. Khi nào dứt bỏ được phỉ lạc nhập vào tam thiền có sự ghi nhớ biết mình và hưởng sự an tịnh mà các bậc thánh nhân thường khen ngợi, như vậy mới gọi người ấy được hưởng Níp-bàn hiện tại’.
– Có một hạng người khác nữa nói như vậy: ‘Này người ơi! Người cho rằng: khi nào đắc được tam thiền là hưởng Níp-bàn hiện tại, tôi không cãi đâu, nhưng thật ra tâm ở trong tam thiền còn thô sơ vì còn sự an tịnh. Khi nào dứt bỏ được sự an tịnh và khổ não (vì còn tương đối, hễ có vui thì có khổ) dứt cả sự vui khổ rồi nhập vào tứ thiền tâm không còn vui khổ chỉ còn tâm xả và sự ghi nhớ rất trong sạch thôi. Như vậy người ấy mới gọi rằng được hưởng Níp-bàn hiện tại’.
Này các thầy tỳ khưu, dầu cho nhóm sa-môn hoặc bà-la-môn nào công bố lên về sự hưởng ‘Níp-bàn hiện tại’ là một đức lành quý báu của chúng sanh hiện hữu, cũng tuyên bố do nơi năm nguyên nhân ấy, không ngoài năm nguyên nhân này đâu.
Này các thầy tỳ khưu, dầu cho nhóm sa-môn hoặc bà-la-môn nào thuộc về tà kiến (thường kiến hoặc đoạn kiến) thường thấy ngũ uẩn quá khứ hoặc vị lai, do nơi sự hiểu biết khác nhau mà công bố lên nhiều thứ kiến thức cũng đều do nơi 62 nguyên nhân, không ngoài 62 nguyên nhân ấy đâu.
Này các thầy tỳ khưu, Như Lai biết rõ các kiến thức, biết rõ nguyên nhân phát sanh lên kiến thức[19], biết rõ người cố chấp theo kiến thức ấy sẽ đi về đâu trong ngày vị lai. Bởi vì Như Lai biết rõ những kiến thức như vậy rồi còn biết hơn đó nữa là: ân đức của giới, định, tuệ và Toàn giác nhờ biết thêm được những pháp cao siêu này mà Như Lai không cố chấp sai quấy, mới thấy rõ Níp-bàn là pháp diệt tận phiền não không còn dư sót.
Này các thầy tỳ khưu, Như Lai vì biết rõ nguyên nhân phát sanh lên cái ‘thọ’ (vedanā), sự diệt tắt cái thọ, sự tội lỗi của cái thọ, ân đức của thọ và cách giải thoát cái thọ đúng theo chân lý, nên Như Lai mới thoát khỏi ái dục, phiền não vì không cố chấp một pháp nào trong ngũ uẩn cả.
Này các thầy tỳ khưu, Như Lai biết rõ như vậy mới thuyết những pháp ấy lên được. Bởi vậy người thường nhơn khen ngợi tán dương ân đức Như Lai chỉ trong phạm vi giới hạnh chút ít thôi, chứ không thế nào hiểu thấu đến pháp sâu xa cao thượng mà con người rất khó thấy; khó giác ngộ là pháp yên lặng, quý báu, vi tế khó mà suy nghĩ cho thấu rõ được, chỉ trừ có bậc trí tuệ mới hiểu biết được thôi.
Này các thầy tỳ khưu, tất cả các nhóm sa-môn và bà-la-môn ấy hiểu lầm, thấy sai không đúng theo chân lý và hưởng lấy sự lầm lạc ấy do ái dục lôi cuốn, nên phải trở thành sợ hãi, nóng nảy, bực bội không sai.
Này các thày tỳ khưu, tất cả các nhóm sa-môn và bà-la-môn ấy tuyên bố nhiều thứ kiến thức khác nhau (đến 62 loại) cũng do nơi sự ‘tiếp xúc’ (phassa) là nguyên nhân để làm căn bản cho tâm mình.
Này các thầy tỳ khưu, tất cả các nhóm sa-môn và bà-la-môn ấy nếu xa lìa sự ‘tiếp xúc’ (phassa) đi mà nói còn hưởng thọ (vedanā) được cảnh giới (ārammaṇa) thì không đúng lý đâu. Này các thầy tỳ khưu, tất cả các nhóm sa-môn và bà-la-môn ấy khi hưởng lấy cái thọ cũng đều do nơi sự tiếp xúc của lục căn và lục trần. Khi có thọ là nguyên nhân rồi thì phát sanh ra ‘ái’ (tanhā), khi có ái thì có ‘thủ’, có thủ có ‘hữu’, có hữu thì có ‘sanh’, có sanh thì có ‘già, đau, chết, buồn rầu, mến tiếc, khổ thân, khổ tâm’ phát sanh lên, cũng do nơi sự sanh cả. Này các thầy tỳ khưu khi nào thầy tỳ khưu biết rõ nguyên nhân phát sanh lên, sự diệt tắt, tội lỗi, sự vui thích và phương pháp để giải thoát sự tiếp xúc của lục căn đúng theo chân lý, thì sẽ biết rõ những pháp cao thượng hơn những kiến thức (tà vạy) ấy.
Này các thầy tỳ khưu, tất cả các nhóm sa-môn hoặc bà-la-môn nào mà bị 62 thứ kiến thức ấy đè nén, lôi cuốn; khi nghe Như Lai thuyết ra, thì cũng như ở trong lưới, dính trong người. Vì như người thợ chài lưới rất rành nghề, vãi chài thật dày xuống nước và nghĩ rằng: bao nhiêu loại ở dưới nước lớn nhỏ gì cũng ở trong chài (lưới) của ta dính trong chài ta. Khi lên ngớp cũng ở trong chài ta như thế nào thì tất cả sa-môn và bà-la-môn nào bị 62 loại kiến thức đè nén, dính liếu, khi nghe Như Lai thuyết pháp, rồi thì cũng như bị ở trong chài (lưới), mắc trong chài kiến thức vậy.
Này các thầy tỳ khưu, ái dục dắt dẫn đi thọ sanh trong cảnh giới mới nữa, Như Lai đã diệt tận rồi, thân này còn lúc nào thì Chư Thiên nhân loại còn thấy. Khi thân này tan rã đi thì Chư Thiên nhân loại cũng không còn thấy nữa. Cũng như chùm xoài có năm trái mà cuống đã rụng đi rồi thì bao nhiêu xoài dính với cuống cũng không còn vậy.
Khi Đức Phật thuyết xong Đại đức. Ānanda bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, hết sức lạ, chưa từng có, pháp này gọi là pháp chi vậy?”

Này Ānanda, pháp này gọi là lý lưới (atthajāla)[20] cũng được, hoặc gọi là pháp lưới (dhammajāla), hoặc gọi là phạm lưới (brahmamjāla) (là lưới pháp cao quý), hoặc gọi là kiến lưới (diṭṭhajala) (62 kiến thức như bủa lưới) hoặc gọi là thắng trận (sangama vijaya) (rất vẻ vang) cũng được.
Khi Đức Phật giảng xong, tất cả chư tăng đều hoan hỷ, đồng thời một vạn cõi sa bà đều rung rinh chuyển động vô cùng kỳ lạ.

Giải Nguyên Nhân Phát Sanh Lên Kiến Thức


Chỗ nói Như Lai biết rõ nguyên nhân phát sanh lên kiến thức có tám (Tam tạng quyển 21, trang 47 – 52) là:
– Do khandha - uẩn (cũng gọi là ấm) này mà tuyên bố lên những kiến thức sai lầm cũng có (như thấy được một uẩn trong kiếp quá khứ rồi công bố sự thấy của mình do nơi uẩn ấy).
– Do avijjā - vô minh, vì không thấy rõ chân lý, nên tâm thích theo cách nào thì công bố kiến thức theo cách ấy.
– Phassa - xúc, do sự tiếp xúc giữa căn và trần rồi công bố lên kiến thức do nơi sự tiếp xúc ấy (như tâm tiếp xúc với thiền định được sự an vui rồi cho đó là hưởng Níp-bàn hiện tại).
– Saññā - tưởng (quan niệm) do nơi tư tưởng của mình (như khi vào các cõi thiền vô sắc) rồi công bố sự hiểu thấy của mình theo các cõi thiền ấy cho là trường tồn v.v...
– Do vitakka - suy tầm (thinker) do nơi sự nghiên cứu, suy tầm, suy nghĩ rồi phát sanh kiến thức sai lầm (như suy nghĩ nếu con người được đầy đủ sự vui thú của ngũ trần là thiên đường hiện tại v.v...).
– Do ayoniso manasikāra - chú tâm sai lầm (như Phật nói vô thường, khổ não, vô ngã; mình thì thấy ngược lại cho rằng: trường tồn, vui thú, cái chi cũng của ta v.v...).
– Do pāpa mitta - bạn ác, khi thân cận bạn ác rồi thì lần lần hướng dẫn ta trên đường trụy lạc hiểu làm, thấy quấy.
– Parato ghosa - ngoại thinh, là do nơi tiếng nói của kẻ khác làm cho mình tin theo, nghe theo như tiếng giảng giải của bọn tà kiến, nếu mình không có trí xét đoán liền tin theo, nghe theo v.v...rồi phát sanh lên tà kiến theo họ.
Hơn nữa, có nhiều tôn phái cho rằng: con người (atta hay atmaṃ) là có một linh hồn bất di, bất diệt, trường cửu chuyển từ kiếp này sang kiếp khác. Khi mới nghe qua tiếng nói của người, mình cho có lý. Nhưng trái lại, Đức Phật cho rằng: “Ai nói thức uẩn hay linh hồn trường tồn bất di, bất diệt[21], thì người ấy gọi là hường kiến (sassata diṭṭhi) vì theo Phật giáo không có một vật chi trường tồn cả, không nói lâu, dầu trong một giây một sao cũng luôn luôn thay đổi sanh diệt liền liền không ngừng”. Vì thức uẩn cũng do nguyên nhân mà phát sanh, khi nhân diệt thì thức cũng diệt (T.tạng quyển 22, trang 150 và quyển 24, trang 359).

Chánh Kiến (Samma Diṭṭhi) (T.Tạng quyển 20, trang 152)


Ta có nghe như vầy: một thuở nọ Đức Thế Tôn ngự tại chùa Bố Kim Tự của ông trưởng giả Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ (Sāvatthī).
Trong lúc ấy, Đại đức. Xá-Lợi-Phất (Sāriputta) kêu các vị tỳ khưu mà nói rằng: Này đạo hữu, Đức Thế Tôn thường hay giảng về chánh kiến. Vậy chớ chánh kiến ấy ra sao? Này các đạo hữu, khi nào các bực Thanh văn biết rõ pháp ác, biết rõ pháp thiện, biết nguyên nhân của pháp ác và pháp thiện là người chánh kiến, tâm trong sạch không rung động trong giáo pháp của Đức Thế Tôn, pháp ác là thế nào? Này đạo hữu, sự sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói đâm thọc, nói lời hung dữ (mắng chửi người), nói vô ích, tham lam, sân hận, si mê (tà kiến) đều là pháp ác. Còn nguyên nhân pháp ác là thế nào? Tham, sân, si là gốc rễ của pháp ác vậy. 
Này các đạo hữu, pháp thiện là thế nào? Tác ý xa lánh sự sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói đâm thọc, nói hung dữ, nói vô ích, xa lánh sự tham lam, sân hận, si mê đó là pháp thiện. Còn gốc rễ của pháp thiện là thế nào? Sự không tham, không sân, không si đều là gốc rễ của pháp thiện vậy.

Này các đạo hữu, khi nào các bực Thanh văn thấy rõ như vậy, mới dứt bỏ được pháp ngủ ngầm trong tâm là: tình dục, bất bình, ngã mạng, tà kiến, vô minh; và làm cho minh triết (vijjā) phát sanh lên, mới dứt bỏ được sự khổ trong kiếp hiện tại được. Vì vậy mà các bậc Thanh văn trong sạch, không rung động trong giáo pháp của Đức Thế Tôn.

Này các đạo hữu, khi nào các bậc Thanh văn biết rõ vật thực (āhāra) và nguyên nhân phát sanh vật thực, biết rõ sự diệt tắt và phương pháp thực hành để diệt tắt vật thực. Vật thực ấy là thế nào? Vật thực ấy có bốn là: kavalinkar’ āhāra - vật thực hữu hình (như cơm, bánh trái v.v...); phass’ āhāra - vật thực tiếp xúc (là sự tiếp xúc lục căn và lục trần là vật thực (nhân) để phát sanh lên thọ (vedanā); mano sañcetan’ āhāra - tác ý vật thực (là sự suy tầm, lo nghĩ tạo tác trong tâm là vật thực (nhân) để phát sanh tam giới); viññān’ āhāra - tâm thức vật thực (là tâm thức nguyên nhân để phát sanh lên danh sắc).
Ái dục (tanhā) là nguyên nhân để phát sanh lên bốn vật thực ấy. Diệt tắt ái dục đi thì bốn món vật thực ấy diệt tắt theo; con đường có tám ngã là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định là phương pháp thực hành để diệt tắt bốn món vật thực ấy.

Này các đạo hữu, khi nào các bậc Thanh văn biết rõ ‘sự khổ’, nguyên nhân phát sanh sự khổ, nơi diệt tắt sự khổ, sự thực hành để đi đến nơi diệt khổ. Này các đạo hữu, thầy tỳ khưu biết rõ sự khổ là thế nào? Sanh khổ, già khổ, chết khổ, khóc than khổ, bực tức khổ, gần nhân vật không ưa thích cũng khổ, xa lìa cảnh vật thương mến, ưa thích cũng khổ, muốn mà không được cũng khổ, tóm lại có ngũ uẩn này là khổ.
Ái dục (taṇhā) là nguyên nhân phát sanh lên sự khổ, là dục ái, sắc ái, phi cảnh ái. Chúng sanh vì vui thích, say mê, ưa mến trong ái dục ấy nên mới bị ‘khổ não’ trong vòng sanh tử luân hồi. Diệt khổ (nirodha), là sự dứt bỏ, sự diệt tắt ái dục không còn dư sót, không mến tiếc nữa (cũng gọi Níp-bàn) nơi diệt khổ. Đạo diệu đế (ariya magga), là con đường Bát chánh đạo có tám chi để thực hành cho đến nơi diệt khổ. Này các đạo hữu, khi nào các bực Thanh văn biết rõ như vậy mới dứt bỏ pháp ngũ ngầm (anusaya), có chánh kiến trong sạch, mới không rung động trong giáo pháp của Đức Thế Tôn.

Này các đạo hữu, thầy tỳ khưu nên thấy rõ sự già, sự chết, nơi phát sanh, nơi diệt tắt và sự thực hành để diệt tắt cái già, cái chết. Sự già sự chết là thế nào? Sự gầm mòn, sự tiều tụy tóc bạc, da nhăn, răng long má cóp, ngũ quan suy kém của chúng sanh nào gọi là sự già vậy. Sự chết là sự lìa bỏ xác thân, sự tan rã, sự mất đi, sự qua đời; sự quá vãng, sự tan rã ngũ uẩn, sự cắt bỏ mạng sống, sự để tử thi lại, đó là trạng thái của sự chết cả. Nơi phát sanh sự già, chết là sự sanh (jāti). Muốn diệt tắt sự già, chết thì phải diệt ngay sự sanh, con đường Bát chánh đạo để thực hành cho đến nơi diệt tắt sự sanh. 

Này các đạo hữu, hơn nữa thầy tỳ khưu nên thấy rõ sự sanh là: sự đầu thai, sự sanh ra rõ rệt, sự phát lộ ra ngũ uẩn, sự có đủ lục căn của chúng sanh ở cảnh đó, như thế gọi là sự sanh. 
Thầy tỳ khưu nên thấy rõ cái hữu (là cảnh giới - bhava), có ba là: cảnh dục, cảnh sắc, cảnh vô sắc (là cảnh giới để cho chúng sanh đi thọ sanh). 
Thầy tỳ khưu nên thấy rõ cái thủ (cố chấp - upādāna), có bốn là: chấp về tình dục, chấp về kiến thức, chấp về lệ cúng tế, chấp ngã (cố chấp mới có cảnh giới tái sanh). 
Thầy tỳ khưu nên thấy rõ ái dục (taṇhā) có sáu là: ái sắc, ái thinh, ái hương, ái vị, ái xúc, ái pháp (vì có ái dục mới sanh ra sự cố chấp (thủ). 
Thầy tỳ khưu nên thấy rõ cái thọ (vedanā) có sáu là: nhãn thọ, nhĩ thọ, tỷ thọ, thiệt thọ, thân thọ, ý thọ (vì có thọ (hưởng) mới có sanh ra ái dục). 
Thầy tỳ khưu nên thấy rõ cái xúc (tiếp xúc) (phassa) có sáu là: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc (vì có tiếp xúc mới sanh ra thọ). 

Thầy tỳ khưu nên thấy rõ lục căn (āyataṇa) là: nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn (có lục căn mới phát sanh sự tiếp xúc được). 
Thầy tỳ khưu nên thấy rõ danh sắc (nāma-rūpa) là: thọ, tưởng, xúc, tác ý, chú tâm gọi là danh; tứ đại: đất, nước, lửa, gió gọi là sắc (có danh sắc mới phát sanh ra lục căn). 
Thầy tỳ khưu nên thấy rõ cái thức (viññāna) có sáu là: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức (có thức mới phát sanh ra danh sắc). 
Thầy tỳ khưu nên thấy rõ cái hành (sankhārā) có ba là: thân hành, khẩu hành, ý hành (sự hành vi tạo tác) có hành mới phát sanh ra sự hiểu biết là thức). 
Thầy tỳ khưu nên thấy rõ vô minh (avijjā) là: sự không biết rõ cái khổ, không biết rõ nguyên nhân phát sanh lên cái khổ, không biết rõ Níp-bàn là nơi diệt tắt cái khổ, không biết rõ con đường bát chánh thực hành theo để diệt tắt cái khổ (vì vô minh không thấy rõ lý tứ đế nên mới phát sanh sự hành vi đủ đều thiện ác).

Thầy tỳ khưu nên biết rõ pháp trầm luân (āsava) có ba là: trầm luân trong tình dục, trầm luân trong cảnh giới, trầm luân trong vô minh. Biết rõ nơi phát sanh pháp trầm luân là vô minh. Biết rõ khi diệt tắt vô minh thì pháp trầm luân cũng diệt tắt. Biết rõ con đường bát chánh để thực hành theo cho đến nơi diệt tắt pháp trầm luân (mấy pháp phía trước cũng biết rõ nguyên nhân phát sanh, nơi diệt tắt và con đường bát chánh thực hành theo cho đến nơi diệt tắt các pháp ấy, nghĩa là mỗi pháp đều thấy rõ lý Tứ diệu đế giống nhau hết thảy),

Này các đạo hữu, khi nào các bậc Thanh văn thấy rõ lý Tứ diệu đế trong các pháp ấy thì mới dứt bỏ các pháp ngũ ngầm (anusaya) như tình dục, bất bình, ngã mạng, tà kiến, vô minh không còn dư sót và làm cho minh triết (vijjā) phát sanh lên, mới có thể dứt khổ trong kiếp hiện tại được. Này các đạo hữu, các bậc Thanh văn đệ tử Phật là người có chánh kiến, có đức tin trong sạch, không rung động trong giáo pháp của Đức Thế Tôn, nhờ thấy rõ những pháp chánh kiến như thế ấy. Nếu các đạo hữu còn hoài nghi xin vào đảnh lễ Đức Thế Tôn, Ngài giải thế nào thì các thầy nên ghi nhớ lấy.
Khi ấy các vị tỳ khưu lấy làm vui thích lời của Đại đức. Xá-Lợi-Phất giảng giải.
Xong các thầy vào đảnh lễ Đức Thế Tôn và bạch qua mọi lẽ. Đức Phật bèn phán rằng: “Xá-Lợi-Phất là bậc trí tuệ giảng giải rất đúng, nếu các thầy hỏi Như Lai thì Như Lai cũng giải y như Xá-Lợi-Phất vậy”.

Dứt chánh kiến

Soạn xong tại Bửu Quang Tự, Gò Dưa, Gia Định. Mùa thu năm Canh Tý, Pl.2504 – Dl.1960. Tỳ khưu Bửu Chơn

nguồn tham chiếu: Trường Bộ Kinh 1. Kinh Phạm võng
https://suttacentral.net/dn1/vi/minh_chau?lang=vi&reference=none&highlight=false

ghi chú: 173

XEM THÊM


Tuyển tập Toại Khanh- Sư Giác Nguyên.
LÃNG MINH:Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh.
Đò ơi Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh.
CÀNH VÀ NHÁNH.
Sư Giác Nguyên.
THỦY THƯỢNG PHIÊU.
VỤN VỠ.
TÂM XẢ TATRAMAJJHATTATĀ.
kinh Bàhiya.
KINH ĐẠI DUYÊN.
LỤC ĐẠI CHÂN KINH TỲ KHEO GIÁC NGUYÊN.
Từ Bi Hỷ Xả là gì.
CHUYỆN CON RÙA MÙ VÀ BÀI TOÁN XÁC SUẤT.
GÁNH NẶNG CỦA TƯỞNG UẨN.
BỐN TIÊU CHÍ NÓI CỦA CHƯ PHẬT.
NHƯ LAI KHÔNG TRANH LUẬN VỚI ĐỜI, CHỈ CÓ ĐỜI ....
ĐIỂM TỰA PHÙ DU.
KINH NGƯỜI VỤNG THUYẾT.
ĐOẠN NÀO BUỒN TA BỎ BỚT CHO VUI.
Ganh tị và bỏn xẻn.
PHẬT NIẾT BÀN. .
VI DIỆU PHÁP NHẬP MÔN.





Xem thêm:
Sách đọc nhiều

Bài đọc nhiều

30.8.24

BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN CHẤM DỨT ĐAU KHỔ BHIKKHU BODHI

BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN CHẤM DỨT ĐAU KHỔ BHIKKHU BODHI 


Dịch Việt: Tỳ khưu Tâm Hạnh, Phật tử Tâm Cảnh

Lời người dịch:
Bát Chánh đạo, giáo pháp căn bản và quan trọng nhất cho sự tu tập của Phật giáo, chúng tôi được học từ những năm Trung cấp Phật học nhưng chỉ thuộc lòng, hiểu mơ hồ và chưa từng được dạy về cách thực hành. Thế nên, với chúng tôi thời ấy, Bát Chánh Đạo vẫn là kiến thức Phật học phổ thông, không cần thiết. Sau này, may mắn được tiếp cận, học và thực hành bát chánh đạo qua những lời dạy nguyên thủy của Đức Thế tôn, tôi nhận ra rằng một người Phật tử không thể có sự tu tập đúng hướng đưa đến chấm dứt đau khổ nếu không được học đúng, thực hành đúng bát chánh đạo. 

BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN CHẤM DỨT ĐAU KHỔ BHIKKHU BODHI
BÁT CHÁNH ĐẠO CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN CHẤM DỨT ĐAU KHỔ BHIKKHU BODHI 



Từ đó, tôi nuôi hy vọng giới thiệu cho Phật tử Việt Nam một cuốn sách tóm tắt về Bát Chánh Đạo nhưng đầy đủ về pháp học, pháp hành và pháp thành như Đức Thế tôn đã dạy nhưng tôi vẫn chưa thực hiện được. 

Qua những năm tháng làm công tác giảng dạy Phật học ở các trường Phật học Việt Nam, phiên dịch Hán tạng ra Việt ngữ và rồi được tiếp cận sách Phật học của các nhà Phật học phương Tây, tôi vẫn chưa thực hiện được hoài bão này. Biết được nguyện vọng của tôi, thầy Tâm đạo (Eric, vị sư người Mỹ) giới thiệu sách “The Noble Eightfold Path _ Way to the End of Suffering” của Ngài Bhikkhu Bodhi (xem phần giới thiệu về tác giả) với nhã ý tôi sẽ giới thiệu cho Phật tử Việt Nam.

Sau khi xem qua, tôi nhận ra đây chính là cuốn sách đúng với nguyện vọng của mình nhưng chưa làm được. Qua tác phẩm này, với sự tinh thông pháp học về Phật giáo nguyên thủy và kinh nghiệm hành trì, tác giả đã trình bày rất cô đọng nhưng đầy đủ, chính xác và rõ ràng ba lĩnh vực pháp học, pháp hành và pháp thành của Bát Chánh Đạo. Tác phẩm này có thể là cẩm nang gối đầu cho bất cứ người nào thật sự muốn đi vào con đường tu tập để chấm dứt khổ ngay trong thế giới rối ren của kiếp sống này. 

Tôi giới thiệu sách với anh Tâm Cảnh _ Nguyễn Ngọc Cảnh (một Phật tử quy y Tam bảo và học Phật pháp với sự hướng dẫn của tôi). Khi biết anh Tâm Cảnh nhận ra giá trị sách này, tôi đề nghị dịch với tiêu chí “dịch để học”. Anh nhiệt tình nhận lời và chúng tôi cùng nhau hợp tác dịch tác phẩm suốt trong thời gian dịch Covid-19 từ năm 2020 đến 2021. Bản dịch hoàn tất và sửa xong tháng 03 năm 2021 _ Phật lịch 2565. 

Tuy cùng dịch chung nhưng cá nhân tôi chịu trách nhiệm về nội dung và Việt ngữ Phật học dùng trong bản dịch này. Trong quá trình dịch, tôi đã tham khảo các bản Việt dịch Nikàya, nhất là dùng từ ngữ Phật học trong bản dịch Thắng pháp tập yếu luận của Ngài Trưởng lão Thích Minh Châu cho các chương Chánh niệm và Chánh định. Ngoài ra, tôi tham khảo về Tứ niệm xứ trong sách Pháp hành thiền tuệ của Ngài Trưởng lão Hộ Pháp, chùa Bửu Long. 

Tôi không quên thành kính tri ân Ngài Trưởng lão Hộ Nhẫn, chùa Thiền Lâm, Huế và Ngài Trưởng lão Viên Minh, chùa Bửu Long. Hai vị thầy đã tiếp nhận và hướng dẫn tôi được tiếp cận và tu học theo những lời dạy nguyên thủy của Đức Phật. Bản dịch này là pháp cúng dường đến hai Ngài, các vị thầy và các pháp hữu đã và đang cùng tôi tu học theo những lời dạy của Đức Phật.

Chúng tôi cảm ơn chị Nguyên Nhật Trần Như Mai đã giới thiệu chúng tôi với Ngài Bhikkhu Bodhi để xin phép dịch và in tác phẩm này. Sau cùng, chúng tôi chân thành tri ân các Phật tử, thân quyến, bạn bè đã hỗ trợ tinh thần và vật chất để bản dịch này được xuất bản. Chúng tôi hy vọng bản dịch này góp một phần tài liệu nhỏ cho các Phật tử Việt Nam đang có nguyện vọng tu học theo những lời dạy nguyên thủy của Đức Thế Tôn để chấm dứt khổ ngay trong kiếp sống này. 

Chúng tôi cũng mong rằng một ngày không xa những loại sách này được giới thiệu trong các trường Phật học ở Việt Nam. 
Mùa Phật đản 2565_ năm 2021 Mindful Way Buddhist Meditation Society Tu viện Đạo Tâm 10164 Gramercy Pl Riverside, CA 92503, USA . 

ghi chú: 172




Xem thêm: 

29.8.24

Tổng hợp các câu hỏi đáp bài giảng từ sư thầy Tâm Hạnh

Tổng hợp các câu hỏi đáp từ sư thầy Tâm Hạnh


Bài 01: Thế nào là giác ngộ và giải thoát theo kinh tạng Nguyên thủy.

Tổng hợp các câu hỏi đáp từ sư thầy Tâm Hạnh

Bát Chánh Đạo – Con đường đưa đến chấm dứt khổ đau Bhikkhu Bodhi
Dịch Việt Tỳ khưu Tâm Hạnh, Phật tử Tâm Cảnh


Chứng đắc ở đây là giác ngộ và giải thoát.
Để hiểu thế nào về khái niệm giác ngộ và giải thoát, chúng ta có thể cùng nhau chia sẻ các câu hỏi sau:
1/ Giác ngộ và giải thoát hay giải thoát và giác ngộ?
Câu trả lời, có giác ngộ mới giải thoát như có hiểu biết mới không bị lệ thuộc.
2/ Giác ngộ và giải thoát có tùy thuộc dân tộc, màu da, giới tính, trình độ, tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh, xuất gia hay tại gia, thời gian học và tu tập theo giáo pháp ngắn dài không?
Câu trả lời là không.
Theo những sự việc, câu chuyện được ghi lại trong kinh tạng Nguyên thủy, chúng ta không khó nhận ra sự giác ngộ và giải thoát của các đệ tử của Đức Phật hoàn toàn không tùy thuộc vào dân tộc, màu da, giới tính, trình độ, tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh, xuất gia hay tại gia, thời gian học và thực hành giáo pháp ngắn hay dài.
3/ Như vậy, sự giác ngộ và giải thoát của mỗi cá nhân y cứ vào đâu?
Câu trả lời, từ những bài kinh trong chương X (sách Hợp Tuyển lời Phật dạy theo kinh tạng Pali), chúng ta có thể thấy họ giác ngộ và giải thoát từ phát nguyện nhận và giữ Tam quy, Năm điều, học đúng giáo pháp, cụ thể là Tứ Thánh Đế, 37 phẩm trợ đạo, Bát Chánh Đạo, nỗ lực vào chính bản thân, y cứ vào pháp ở trên, không y cứ vào ai cả.
4/ Như thế, họ đã giác ngộ những gì và giải thoát những gì?
Câu trả lời là,
A. Họ nhận ra, giác ngộ thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ và không còn lệ thuộc, giải thoát khỏi chúng, được gọi là bậc thánh Dự lưu hay Nhập lưu, vĩnh viễn không còn bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và A tu la. Trong đời này, nếu chưa giải thoát sinh tử luân hồi, họ chỉ còn trở lại Dục giới tối đa 7 lần thì chấm dứt luân hồi.
B. Không còn thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, họ nhận ra, giác ngộ tham và sân, giải thoát một phần tham và sân, được gọi là bậc Nhất lai. Nếu chưa giải thoát luân hồi sinh tử trong đời này thì họ chỉ còn trở lại Dục giới một lần và chấm dứt luân hồi sinh tử.
C. Họ giác ngộ và giải thoát hoàn toàn thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, tham và sân, được gọi là bậc Bất hoàn. Nếu ngay trong đời này, họ chưa giải thoát luân hồi sinh tử thì sau khi qua đời, sinh đến cõi Bất hoàn thiên và sẽ chấm dứt luân hồi sinh tử tại đó.
D/ Không còn 5 kiết sử trên, họ nhận ra giác ngộ về sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn vi tế, trạo hối, vô minh và không còn lệ thuộc, giải thoát khỏi chúng thì được gọi là bậc A la hán hay Vô Sinh, ngay trong đời này chấm dứt hoàn toàn luân hồi sinh tử.
5/ Bằng cách gì họ nhận ra 10 loại kiết sử trên?
Câu trả lời, bằng cách học và hiểu đúng về chúng trên lý thuyểt, tiếp tục kiên trì chiêm nghiệm nhận ra chúng ngay trên lời nói, hành động, ý nghĩ trong sinh hoạt của chính mình.
6/ Bằng cách gì không lệ thuộc, giải thoát khỏi chúng?
Câu trả lời, học đúng lý thuyết và tiếp tục kiên trì thực hành Bát Chánh Đạo ngay trên lời nói, hành động, ý nghĩ trong sinh hoạt của chính mình.
7/ Tại sao trong kinh tạng, Đức Phật thường dạy các Tỳ kheo hành thiền, giữ nhiều giới luật? Với hoàn cảnh sinh hoạt của người tại gia thì làm sao thực hành?
Câu trả lời, đây chính là vấn đề đã có nhiều ngộ nhận, cần hiểu cho đúng về tu tập trong sinh hoạt hằng ngày giữa người xuất gia và tại gia.
Với người xuất gia thì sinh hoạt hằng ngày của họ là học giáo pháp, hành thiền, giữ giới luật theo cộng đồng của họ vì không phải sinh hoạt, kinh doanh cho gia đình, xã hội, không lo về cơm áo gạo tiền.
Người tại gia thì sinh hoạt của họ là phải kinh doanh sinh kế với cơm áo gạo tiền cho bản thân, gia đình, xã hội. Thế nên, họ học và thực hành giáo pháp ngay trên sinh hoạt của họ. Nếu người tại gia tập trung thời gian ngồi thiền, giữ luật thì làm sao phục vụ bản thân, gia đình, xã hội và sẽ đưa đến gia đình tan vỡ.
Đức Phật dạy 4 pháp đưa đến hạnh phúc cho người tại gia trong hiện tại là: có nghề nghiệp làm ăn, giao du bạn tốt, biết quản lý tài sản làm ra, biết cân đối thu chi trong sinh hoạt; và cho tương lai là: tận tín Tam bảo, thọ trì Năm điều học, bố thí cúng dường, học giáo pháp, hiểu Tứ Thánh Đế trong đời sống (Tín, giới, thí, văn, tuệ).
Nếu chịu khó đọc kinh tạng Nguyên thủy, chúng ta sẽ thấy Đức Phật không chú trọng dạy hành thiền, giữ luật cho người tại gia như cho các vị Tỳ kheo mà dạy họ tu tập ngay trên sinh hoạt của họ. Sau khi gặp Đức Phật, nghe pháp, một người Phật tử tại gia vẫn sinh hoạt như trước nhưng với Ba quy y, Năm điều học và nhận thức đúng pháp.
Thế nên, nếu người xuất gia mà không sinh hoạt trên trách nhiệm học giáo pháp, hành thiền mà làm những việc như kinh doanh, xây dựng... ; người tại gia cư sĩ lại cố gắng tu tập, hành thiền, giữ luật theo sinh hoạt của người xuất gia thì đã đi lạc đường.
Như thế, tuy khái niệm về sự giác ngộ và giải thoát thật khó khăn và xa lạ với chúng ta nhưng qua kinh tạng Nguyên thủy thì chúng đang ở ngay dưới chân chúng ta nếu chúng ta học đúng, hiểu đúng, chiêm nghiệm thực hành ngay trên lời nói, hành động, ý nghĩ từ sinh hoạt bình thường của chính mình mà không cần làm gì thêm nữa, thì sự giác ngộ và giải thoát đang có mặt với chúng ta.

Bài 2: Nhận ra, xử lý 5 hạ phần kiết sử bằng Bát Chánh Đạo.


Câu hỏi: Thưa thầy, là một Phật tử với đời sống đầy lo toan, bận rộn, trách nhiệm, bổn phận với công việc cho bản thân, gia đình, xã hội; như vậy, bằng cách cụ thể gì chúng con có thể nhận ra 5 hạ phần kiết sử (giác ngộ) và thực hành bằng Bát Chánh Đạo để không còn lệ thuộc chúng (giải thoát)?
Trả lời:
1/ Đầu tiên, chúng ta phải học và hiểu thật đúng ý nghĩa nội hàm (connotation) trên lý thuyết về 5 hạ phần kiết sử là thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, tham và sân; về tám thành tố của Bát Chánh Đạo.
2/ Tạm thời gát các sinh hoạt theo tín ngưỡng tôn giáo qua một bên, kể cả việc cố gắng ngồi thiền, các hình thức sinh hoạt như những người xuất gia. Không cần làm thêm bất kỳ sự tu tập gì có hình thức.
3/ Giữ Ba quy y và Năm điều học trong sạch. Nếu vi phạm thì tự can đảm nhận ra và tự sám hối.
4/ Từ khi thức dậy, đánh răng, ăn sáng, làm việc... cho đến khi đi ngủ, luôn luôn lặng lẽ ghi nhận và quan sát hành động, lời nói, ý nghĩ của chính mình (không cần cố gắng gì cả).
Về lời nói, hành động:
Khi nhận ra lời nói, hành động nào sẽ phát ra hay đang nói, đang làm từ thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, tham hay sân thì dùng chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng ngăn lại. Nếu đã nói, đã làm thì dùng chánh kiến, chánh tư duy nhận ra các nghiệp ác đã nói, đã làm. Chỉ cần nhận ra và quan sát chúng, không cần làm thêm gì cả vì chúng tự sinh tự diệt theo ba trạng thái vô thường, khổ, vô ngã.
Về ý nghĩ:
Khi nhận ra ý nghĩ bất thiện nào phát sinh từ thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, tham, sân thì dùng chánh tinh tấn dừng lại, dùng chánh niệm, quán tâm hay quán pháp trên Tứ Niệm Xứ để quan sát, nhận ra vô thường, khổ, vô ngã trên chúng, dùng chánh định để hóa giải, ly dục ly bất thiện pháp, không còn lệ thuộc.
5/ Chú ý quan trọng, khi thực hành không cố gắng gì cả, không mong kết quả gì cả, ngay khi nhận ra, quan sát chúng và xử lý bằng Bát Chánh Đạo thì chính là kết quả.
Bắt đầu và tiếp tục, tiếp tục bắt đầu...

Bài 3: Học và thực hành Phật học, Phật tử nên học và thực hành những gì?


Câu hỏi: Thưa thầy, chúng con được các bạn đạo giới thiệu, khuyến khích nên:
Học Duy thức học,
Học Vi diệu pháp,
Đi sang Miến Điện học và hành thiền.
Đến các trường thiền tham dự các khóa thiền Tứ Niệm Xứ... dài ngày.
Gặp các vị thầy nổi tiếng để khai ngộ vv và vv...
Thưa thầy, chúng con rất hoang mang, một phần vì nhiều thông tin khác nhau, không biết nên học gì, đi đến đâu; một phần vì hoàn cảnh hiện nay phải lo cho bản thân, cha mẹ, chồng, vợ, con nên không có thời gian để học các môn học đó và cũng chưa rời khỏi gia đình được; một phần điều kiện kinh tế hiện nay và thời gian của chúng con chưa cho phép học hay làm theo những giới thiệu trên, dù có muốn. Xin thầy có thể gợi ý trong lúc này, chúng con nên làm gì?
Trả lời:
Chào các bạn. Tôi đã từng học và dạy cho các tăng ni các môn học trên ở trường Phật học nhưng mục đích học để có kiến thức, làm bài tập, thi cử, lấy bằng cấp chứ chưa biết vị nào có thực hành và có kết quả hay không.
Tôi cũng đã từng ở trường thiền ở Miến Điện nhưng chỉ học được cách tổ chức rất hay của họ. Nếu chưa có căn bản đúng về pháp học, nhất là kiến thức đúng về Tứ Niệm Xứ, 37 phẩm trợ đạo, Bát Chánh Đạo mà vào sinh hoạt ở các trường thiền thì cũng như đi một kỳ an dưỡng với sinh hoạt mang hình thức tôn giáo. Những nơi đó, thường thì, họ không dạy pháp học mà chỉ thực hành, trình pháp. Trong môi trường "KHÔNG ai làm phiền mình, yên lặng, không tiếp xúc, không làm việc gì cả, chỉ thiền hành và thiền tọa" thì những ngộ nhận về tu chứng sẽ dễ dàng xảy ra cho thiền sinh. Nếu không học kiến thức về lái xe thì làm sao tập lái xe cho đúng, ngoài cảm giác thích thú ngồi trong xe. Chưa nói đến, với cái nhìn của cá nhân, tôi tự hỏi, một đất nước mà nhìn ở đâu cũng thấy chóp tháp chùa, tăng ni khắp nơi, trường thiền khắp nơi, những người lãnh đạo đều là Phật tử, đã từng sinh hoạt trong các môi trường Phật giáo nhưng tại sao tình hình chính trị trên đất nước của họ rất phức tạp, bất ổn.
Thế nên, tôi cũng chẳng biết nên khuyên các bạn học gì, theo ai. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn nơi để trả lời các câu hỏi trên. Chúng ta xem lại Đức Phật đã giới thiệu giáo pháp của Ngài cho chúng ta như thế nào.
Nguyên văn Pāli: "Svākkhāto Bhagavatā Dhammo, Sandiṭṭhiko, Akāliko, Ehipassiko, Opanayiko, Paccttam veditabbo viññūhī 'ti."
Từ ngữ Pāli _ Việt
Svākkhāta: giảng dạy hoàn hảo, trọn vẹn.
Akkhati: giảng dạy
Dhamma: giáo pháp
Bhagavato: Đức Thế Tôn
Sandiṭṭhika: ngay ở đây, thiết thực
Akālika: ngay hiện tại, phi thời gian.
Ehipassika: hãy tự nhận ra, tự đến để thấy, mời gọi đến để nhận ra.
Passati: thấy, nhận ra
Opanāyika: hướng thượng.
Paccattam: tự mình, mỗi người, cá nhân
Veditabba: nhận thức, hiểu rõ
Viññū: người hiểu biết, người có trí.
Đoạn kinh văn trên, có nhiều bản dịch Việt, lấy ý chung, có thể tạm dịch,

" Các pháp mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng một cách hoàn hảo. Pháp ấy đang có ngay ở đây, ngay trong hiện tại, hãy tự thấy ra, nhận ra, có khả năng hướng thượng, người có hiểu biết tự mình nhận ra."
Bản dịch Anh ngữ của ngài Boddhi:
"The Buddha says that the Dhamma, the ultimate truth of things, is directly visible, timeless, calling out to be approached and seen... (He says further that it is always available to us, and that the place where it is to be realized is within oneself)."
(The Noble Eightfold Path _ page 75. Bản dịch Việt Bát Chánh Đạo của chúng tôi trang 157).
Theo đoạn kinh văn trên, chúng ta thấy, Đức Phật dạy rằng, giáo pháp mà Ngài đã dạy "luôn luôn đang có mặt chung quanh" chúng ta, đang mời gọi chúng ta thấy, nhận ra, không cần đi đâu cả.
Bước đầu, các bạn có thể học đúng trên lý thuyết về Tứ Thánh Đế, 37 phẩm trợ đạo, Bát Chánh Đạo, Tứ Niệm Xứ là những giáo pháp căn bản do Đức Phật dạy làm nền tảng cho tất cả các truyền thống, tông phái Phật giáo đã và đang có mặt trên thế giới.
Chúng ta học các giáo pháp trên với 3 bước.
Bước 1, thuộc và hiểu đúng ý nghĩa căn bản của chúng theo từ vựng, nên tham khảo ý nghĩa theo Sanskrit và Pāli, thêm English cho rõ. Nếu được, các bạn nên tra cứu ở các từ điển Phật học đáng tin cậy. Nên tham khảo các vị thầy "có chuyên môn" về lĩnh vực này.
Bước 2, nhận ra các giáo pháp ấy ngay trong đời sống của chính mình; giống như Đức Phật đang dạy trực tiếp cho mình.
Bước 3, chiêm nghiệm, áp dụng kiến thức về giáo pháp đã học ngay trên sinh hoạt bình thường hằng ngày của chính mình mà KHÔNG CÓ bất cứ hình thức tôn giáo, giáo điều, khuôn mẫu gì cả ĐỂ NHẬN RA PHÁP.
Ví dụ, NGAY trên sinh hoạt của CHÍNH MÌNH, các bạn có thể nhận ra PHÁP như là tham, sân, si, dục ái, hữu ái, phi hữu ái, khổ khổ, hành khổ, hoại khổ, thân, thọ, tâm, pháp, yếu tố nào trong 37 phẩm trợ đạo, đế nào trong Tứ Thánh Đế, thành tố nào trong Bát Chánh Đạo NGAY KHI các bạn ĐANG thấy, nghe, ăn, ngửi, tiếp xúc, nói, hành động, suy nghĩ vv.vv...
Đây chính là "nhờ vào giáo pháp, tự mình nhận ra pháp, thấy pháp ngay ở đây và bây giờ".
Đức Phật dạy: "Ai thấy Pháp là thấy Ta. Ai thấy Ta là thấy Pháp."
Mà, tham, sân, si cũng là Pháp.
Chúc các bạn học và nhờ giáo pháp, tự mình nhận ra pháp ngay trong chính sinh hoạt của mình mà không cần đi tìm ở đâu cả.

Bài 4: Học và thực hành giáo pháp với tập thể hay tự mình.


Chào các anh chị trong lớp học. Sáng nay, có bạn nhắn tin hỏi tôi với câu hỏi trên. T xin chia sẻ theo ý kiến riêng của cá nhân.
Về học Phật học, chúng ta nên học tập thể, qua trường lớp hay với các vị thầy chuyên môn về các môn học Phật học mà chúng ta cần học nhưng về tu tập thì hoàn toàn theo cá nhân. Mỗi người chúng ta đều có một bài toán đời với thất tình lục dục, tình tiền vui khổ với hoàn cảnh khác nhau theo cuộc sống của riêng ta. Để tìm ra đáp án cho cuộc đời riêng mình theo công thức mà Đức Phật đã dạy nhưng không ai giống ai cả thì không thể tập trung vào một chỗ, cùng giải theo một cách, với những bài toán đời khác nhau. Có nghĩa là, dùng công thức giống nhau nhưng giải các bài toán khác nhau, đáp án khác nhau thì không thể tập trung lại và làm giống nhau.
Hiện nay, trên mạng xã hội, có quá nhiều giảng sư về đủ thể loại bộ môn về Phật pháp cả pháp học và pháp hành. Trăm hoa đua nở.

Chúng ta có thể tạm chia tất cả trăm hoa vào ba nhóm.

1/ Nhóm theo dạng thuyết pháp chung chung kiểu đưa đạo đức tâm lý lồng vào thơ văn, ca hát, câu chuyện vui, hài hước nhưng không chuyên môn về Phật học, không chiều sâu, không mang kiến thức nghiên cứu, trường lớp về Phật học mà chủ yếu xoa dịu tâm lý quần chúng, đáp ứng được nhu cầu giảm stress, làm người nghe thích thú, vui, có cảm giác giải tỏa tâm lý trong nhất thời, được gãi ngứa, như đi xem nghe một buổi ca nhạc hay diễn thuyết mang hình thức tôn giáo. Nhóm này được đa số quần chúng theo, ngưỡng mộ. Tuy cách thuyết giảng của họ theo mặt nổi, theo cách đạo đức tâm lý học, không có chiều sâu về Phật học nhưng giá trị ở chỗ đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng, niềm vui nhất thời cho số đông không cần học hay thực hành Phật học để giải quyết triệt để các nỗi khổ đau. Tuy nhiên, sau những niềm vui, sự thoải mái nhất thời đó, từ hữu ái, hoại khổ xuất hiện.

2/ Nhóm theo dạng thuyết giảng bằng kiến thức theo sách vở Phật học, từ kinh điển, từ Abhidhamma hay từ sách theo truyền thống của họ, nhưng những kiến thức Phật học đó thuộc về trường lớp, chuyên môn, hàn lâm, dành cho nghiên cứu, cho tăng ni, khó hiểu và xa lạ với đời sống thực tế của quần chúng. Người dạy và người học vẫn nghĩ là hiểu nhưng thật sự họ chỉ tin vì có ai biết rõ các tâm đang hoạt động với nhau như thế nào hay chỉ suy diễn, hay chỉ tin theo các bài học có trong sách, ai biết 1 sát na là bao lâu, tại sao 17 sát na mà không 16, 18 sát na, tại sao 16 tuệ minh sát mà không 14, tại sao những tư liệu này kinh tạng Nguyên thủy không có, họ tin theo sách nhưng nghĩ là hiểu. Có vị hô hào tu tập là phải diệt trừ vô minh, ái, thủ, tham, sân, si... nhưng không nói lên được vô minh,... , si nghĩa là gì và làm sao diệt được. Mà vô minh,... , tham, sân, si trong mỗi người lại tùy theo lúc nào, ở đâu, với ai mà thể hiện khác nhau thiên hình vạn trạng, không giống như trong bài học, sách vở. Trong Phật học, khái niệm "diệt" vô minh, ái, thủ, tham, sân, si (như Diệt đế) không có nghĩa là "tiêu diệt" như một động từ trong Việt ngữ mà "diệt" theo nội hàm Pāli là Nirodha (Hán ngữ 滅, English cessation, remainderless) có nghĩa là không còn tồn tại, chấm dứt, không lệ thuộc. Thế thì, theo Phật học khái niệm "diệt" vô minh, ái, thủ, tham, sân, si không phải là "tiêu diệt" chúng mà là học hiểu và tu tập nhận ra chúng ở chính ngay lời nói, hành động, ý nghĩ của mình mà khống chế, chuyển hóa theo Bát Chánh Đạo, không còn lệ thuộc chúng nên chúng không còn tồn tại với chính mình. Nếu hiểu diệt phiền não với nghĩa tiêu diệt chúng thì có nghĩa là bị "đánh tráo" khái niệm từ sự thiếu hiểu biết về Phật học.
Vì giảng dạy có cơ sở từ sách Phật học chuyên môn nên nhóm này có cả tu sĩ và cư sĩ dạy, được quần chúng ngưỡng mộ, tôn trọng về kiến thức Phật học của họ. Tuy nhiên, các môn học thường mang tính cách kiến thức hàn lâm, chuyên môn, cao cấp, xa lạ, không thực tế, không áp dụng được trong sinh hoạt, ngoài niềm tin nhưng người học thấy có lý, có trong sách Phật học, nên nghĩ là hiểu mà không biết là tin theo nhận thức của họ. Thế rồi, vì thuộc nhiều kiến thức chuyên môn mang màu sắc tôn giáo, họ dễ dàng tưởng mình đã chứng đắc gì gì đó. Khi trở về cuộc sống đời thường, với gia đình, họ tự mâu thuẫn với chính họ, gia đình và những người chung quanh vì học kiến thức Phật học theo sách một đàng mà đời sống thực một nẻo. Thế là, phi hữu ái phát sinh, khổ khổ xuất hiện.

3/ Nhóm theo dạng nỗ lực tu tập, hướng dẫn một số quần chúng theo những gì họ đã tiếp thu ở nước ngoài. Không bằng lòng với sự tu tập bình thường trong nước, họ ra nước ngoài, tu tập ở các trung tâm thiền vài tháng, vài năm, giữ giới nghiêm túc, nỗ lực chuyên cần hành thiền theo sự hướng dẫn của vị thầy nào đó. Sau khi nghĩ rằng đã có khả năng, sở đắc, sở chứng, họ trở về quê nhà với hoài bão, niềm tin sẽ giới thiệu, hướng dẫn, khai hóa cho những người ở quê nhà đang tu sai, chưa biết tu tập giải thoát "theo Chánh pháp". Trong số này, ngoại trừ những vị có kiến thức, khả năng vững chắc về pháp học, được đào tạo nghiêm túc từ các trường lớp Phật học chính quy, số còn lại thì chỉ biết làm theo những gì từ người hướng dẫn nhưng thường tin mà không hiểu vì không có căn bản Phật học. Ở nước ngoài, họ copy một số kiến thức, sinh hoạt, tổ chức ở một số trung tâm thiền mà họ chỉ ở đó, rồi cho đó mới là tu tập đúng, chân truyền chánh pháp. Trong số này, có những người copy lại bản copy tu học không đúng mà không biết, lại tin là số một nên mang về quê nhà tận lực truyền bá, giống như họ chỉ ăn ở một quán phở rồi bảo quán đó ngon nhất, ngồi ghế trong nhà mình và tưởng nhà bên cạnh ngồi dưới đất. Thế nên, cách sinh hoạt và hướng dẫn của họ mang nặng hình thức văn hóa tín ngưỡng Phật giáo của quốc gia mà họ học nhưng lại cho là chánh pháp. Nhóm này thường được một số Phật tử mới tiếp cận Phật giáo Theravāda và một số phật tử Bắc tông sùng thượng, tin theo vì sự hấp dẫn trên hình thức sinh hoạt với vẻ thánh thiện, nghiêm túc của họ. Từ niềm tin đó, phát sinh một số người có cái nhìn tiêu cực về sự tu tập của tăng ni cả hai truyền thống ở Việt Nam.
Nếu có dịp, tiếp cận sinh hoạt và sự hướng dẫn của họ, như phải ngồi thiền theo kiểu thế này, kiểu thế kia, như phải bán già hay kiết già, phải tay phải trên tay trái, phải chánh niệm khi đi, khi ăn, khi ngồi vv và vv... tất cả thiền sinh phải sinh hoạt như tu sĩ ở đất nước mà người hướng dẫn đã ở, đã học. Họ hướng dẫn thiền sinh chú trọng nhiều thời gian hành thiền Tứ Niệm Xứ theo tư thế ngồi như họ đã được học từ người hướng dẫn họ cho mọi người.
Khách quan, chúng ta có thể nhận ra:
A. Nếu ngồi thiền phải với tư thế kiết già, bán già, tay phải hay trái đặt trên thì những người bị cụt chân, cụt tay không ngồi thiền được hay sao?
B. Hô hào, kêu gọi mọi người phải hành thiền, đi đứng nằm ngồi, ăn uống, nói năng trong chánh niệm như khẩu hiệu. Thế thì, có nghĩa là mọi người "đã có chánh niệm" và áp dụng khả năng chánh niệm đó vào sinh hoạt???!!! Thưa không!

Chúng ta xem lại tiêu đề của kinh Tứ Niệm Xứ _ Trung Bộ Kinh 10, Pāli là Satipaṭṭhāna, 
sati là niệm, paṭṭhāna nghĩa là thành lập, English là establishment, foundation, trong ngữ cảnh này được dịch Việt là thành lập, thiết lập niệm hay chánh niệm. 
Gần đây, từ Vipassanā, English : insight, Việt : minh sát, thường dùng để chỉ cho việc thực hành Tứ Niệm Xứ để có chánh niệm. Từ hai nguồn trên, chúng ta có thể nhận ra, học và thực hành Tứ Niệm Xứ trên thân thọ tâm pháp, có nghĩa là CHƯA CÓ chánh niệm mà ĐANG THÀNH LẬP, XÂY DỰNG chánh niệm. Thế thì, đang học, thực tập để xây dựng chánh niệm mà hô hào mọi người DÙNG chánh niệm trong sinh hoạt, thiền tập???!! Như thế, khác nào ĐANG tìm cách mua xe, chưa có xe mà bảo sử dụng xe định mua để đi mua xe.

C. Trong kinh Tứ Niệm Xứ, Đức Phật giới thiệu 21 cách để thành lập, xây dựng chánh niệm. Cụ thể, niệm thân 14, niệm thọ 1, niệm tâm 1, niệm pháp 5 . Trong 21 cách này, chỉ có niệm hơi thở trong phần niệm thân, Đức Phật đề cập đến tư thế ngồi. Hai mươi cách còn lại, có thể áp dụng các tư thế khác nhau.
Thế thì, ở đâu ra chuyện thực hành Tứ Niệm Xứ chú trọng và gần như là với tư thế ngồi. Như thế, từ một phương pháp thực tiễn, tất cả mọi người có thể áp dụng cho sinh hoạt của đời sống, họ biến thành cách sinh hoạt mang hình thức tôn giáo, dành cho sinh hoạt như tu sĩ, xa rời sinh hoạt cá nhân, gia đình, xã hội, tự dựng ra phương pháp cục bộ, không đúng lời Đức Phật dạy, mà không biết.
Thế là, cả người hướng dẫn và người học cùng nhau cố gắng nhiệt tình thực hành những phương phâp tự suy diễn để "mong muốn" mau mau giác ngộ, giải thoát theo khái niệm của họ, hành khổ xuất hiện.
Kết,
Tùy theo nhu cầu, hoàn cảnh, các bạn có thể tham khảo, học với cả ba nhóm trên nhưng tu tập thì phải tự cá nhân của mình.
Tự tu như thế nào?
Học và hiểu đúng về Tứ Niệm Xứ, Bát Chánh Đạo.
Giữ Ba quy y, Năm điều học (học, hiểu, thuộc lòng 5 yếu tố cho mỗi điều học).
Tạm ngưng các sự tu tập mang hình thức tôn giáo, giáo điều cục bộ, tập thể.
Tự mình nhận ra tham, sân, si, tà kiến, ngã mạn từ lời nói, hành động, ý nghĩ của mình trong sinh hoạt.
Đối với bên ngoài, dùng chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng để khống chế lời nói, hành động ác.
Đối với ý nghĩ xấu ác nội tâm, dùng chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định để nhận ra, khống chế, hóa giải, không lệ thuộc.
Soi sáng hành động, lời nói, ý nghĩ đang tạo nghiệp thiện hay ác bằng chánh kiến, chánh tư duy.
Trước khi nhập Đại Niết Bàn, Đức Phật dạy rõ, hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, y cứ vào chính mình, y cứ vào pháp, không y cứ vào ai cả.
Đây là câu Đức Phật trả lời cho các bạn.

Bài 5: Bằng cách gì tu tập, nhận ra pháp ngay khi đang nói, hành động, suy nghĩ trong sinh hoạt.


Câu hỏi: Thưa thầy, qua những bài đọc trên FB của thầy, con vẫn chưa hiểu thế nào là tu tập ngay trên lời nói, hành động, ý nghĩ. Xin thầy hướng dẫn.
Trả lời:
Chào bạn,
Nếu thực sự có nhu cầu thực hành, bạn chịu khó chiêm nghiệm, thực hành theo các bước sau:
1/ Tạm thời gát một bên tất cả sinh hoạt theo HÌNH THỨC tín ngưỡng tôn giáo, ăn mặc bình thường, không cần thể hiện sự tu tập gì cả.
2/ Thọ trì nghiêm túc Ba quy y và Năm điều học.
Học, hiểu, thuộc 5 điều học và mười nghiệp ác.
Học, hiểu, thuộc 5 yếu tố cho mỗi điều học.

Ví dụ: 
5 yếu tố phá vỡ điều học không sát sinh, tạo ác nghiệp sát sinh:
a. Sinh vật đang sống,
b. Biết sinh vật đó đang sống,
c. Cố ý _ cetana_ volition _ với tham, sân hay si,
d. Tự mình, tạo mọi điều kiện, sai bảo người khác giết sinh vật ấy,
e. Tâm thỏa mãn khi biết sinh vật ấy chết do ý muốn của mình.
Ngay khi phá vỡ điều học (giới) không sát sinh thì hình thành nghiệp đạo ác sát sinh và âm thầm đưa đến quả báo khi đủ điều kiện.
Đối với 4 điều học còn lại cũng tương tự.
Giới được xây dựng trên việc tránh xa nghiệp ác nên muốn giữ giới phải hiểu nghiệp ác.
Ví dụ điều học: tránh xa sự nói dối. Pāli: musā-vādā (nói dối) veramaņī (tránh xa). English: to asbtain (tránh xa) from false speech (lời nói dối trá).
Muốn học đầy đủ thì liên lạc BĐH lớp học gửi cho link đã học về chủ đề này.
3/ Chiêm nghiệm thực hành về các chủ đề: Duyên khởi, Tứ Niệm Xứ, Tứ Thánh Đế, thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, tham và sân ngay trong sinh hoạt với thấy, nghe, ngửi, ăn, tiếp xúc, hành động, làm việc, nói, suy nghĩ.
Chúng ta có 6 giác quan, 6 đối tượng đưa đến 6 nhận thức. Ví dụ: con mắt, hình dáng màu sắc đưa đến thấy...
Trong bài học này, chúng ta chọn ĐANG thấy, ĐANG nghe NGAY KHI nói, hành động, suy nghĩ để ví dụ. Từ đó, các bạn suy luận ra sự tu tập trên hoạt động của các giác quan khác.
Chiêm nghiệm tu tập khi ĐANG THẤY gồm 3 điều kiện: con mắt <+> hình dáng màu sắc => thấy.

Bài A. Quan sát, nhận ra từ Duyên khởi:


Cái này CÓ nên cái kia CÓ.
Cái này SINH nên cái kia SINH.
Cái này KHÔNG nên cái kia KHÔNG.
Cái này DIỆT nên cái kia DIỆT.
Con mắt và màu sắc hình dáng CÓ thì mới CÓ thấy.
Mắt và màu, hình hợp tác SINH nên phát SINH sự thấy.
KHÔNG có mắt và hình sắc thì KHÔNG có thấy.
Mắt không hợp tác DIỆT với hình màu thì không còn DIỆT thấy.
Đối với các giác quan khác, nói, hành động, suy nghĩ trong sinh hoạt tự thân, gia đình, xã hội cũng chiêm nghiệm như vậy. Nhận ra chúng chỉ là các yếu tố liên đới theo các điều kiện, không có ta, của ta, tự ngã của ta... từ từ nhận ra thân kiến hay ngã kiến, không còn lệ thuộc nó, sống hòa hợp với chính mình, gia đình và xã hội.

Bài B. Tứ Niệm Xứ:


Thành lập, nuôi dưỡng, phát triển tâm sở niệm => chánh niệm. Bằng cách:
a. Quán thân trên thân để nhận ra SẮC UẨN: nhận ra, quan sát KHI ĐANG thấy, đang nghe hay đang tiếp xúc mềm cứng nóng lạnh nặng nhẹ là ĐANG nhận ra sắc uẩn.
b. Quán thọ trên thọ để nhận ra THỌ UẨN: ghi nhận, quan sát cảm giác dễ chịu, khó chịu, trung tính khi ĐANG thấy, ĐANG nghe là ĐANG nhận ra thọ uẩn.
c. Quán tâm trên tâm để nhận ra HÀNH UẨN VÀ THỨC UẨN: NGAY KHI ĐANG thấy, nghe... quan sát, ghi nhận tâm tham hay không tham, sân hay không sân, si hay không si, tập trung hay không tập trung... phản ứng TỪ cảm giác (thọ uẩn) và thông tin (tưởng uẩn). Đó là ĐANG nhận ra hành uẩn và thức uẩn. Thấy, nghe... thuộc về thức uẩn, tham sân si... thuộc về hành uẩn.
c. Quán pháp trên pháp để nhận ra TƯỞNG UẨN với năm triền cái và Tứ Thánh Đế.
NHẬN RA, QUAN SÁT
_ Năm triền cái khi ĐANG thấy:
Đang thấy nhưng không ghi nhận rõ là "hôn trầm" triền cái.
Đang thấy với phân vân là "nghi" triền cái.
Đang thấy với bực mình, tức giận là "sân" triền cái.
Đang thấy với lo lắng lo sợ, hối hận là "trạo hối" triền cái.
Đang thấy với tham muốn, dục vọng là "dục" triền cái.
_ Nhận ra, quan sát Tứ Thánh Đế khi đang thấy _ Thánh Đế Hiện Quán: nhận ra
Đang thấy với khổ khổ, hoại khổ hay hành khổ là ĐANG nhận ra Khổ đế.
Đang thấy với tà kiến hay phi hữu ái, hữu ái, dục ái hay dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ là ĐANG nhận ra Tập đế.
Đang thấy bằng tỉnh giác, chánh niệm, vv... là ĐANG nhận ra Đạo đế.
Đang thấy nhưng không lệ thuộc tướng chung, tướng riêng, vắng mặt, không có ba khổ trên là ĐANG nhận ra Diệt đế.
Như thế,
Quán thân nhận ra sắc uẩn,
Quán thọ nhận ra thọ uẩn,
Quán tâm nhận ra hành uẩn, thức uẩn,
Quán pháp nhận ra tưởng uẩn.
Nhận ra 5 uẩn THÌ MỚI nhận ra vô thường, khổ, vô ngã, không còn thân kiến, vắng mặt đau khổ - "Chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách."

Bài C. Nhận ra, quan sát 5 hạ phần kiết sử: thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, tham hay sân NGAY KHI ĐANG thấy: nhận ra


Đang thấy với thân kiến là nhận ra kiết sử thân kiến.
Đang thấy với hoài nghi là nhận ra kiết sử hoài nghi.
Đang thấy với giới cấm thủ là nhận ra kiết sử giới cấm thủ.
Đang thấy với tham là nhận ra kiết sử tham.
Đang thấy với sân là nhận ra kiết sử sân.
Tương tự như vậy, chúng ta nhận ra các pháp NGAY trên KHI ĐANG nghe, ăn, ngửi, nói, hành động, suy nghĩ.
Chỉ cần nhận ra (không phải suy nghĩ về) đúng chúng, chúng tự sinh tự diệt. Đó là chánh niệm.
Ghi chú quan trọng,
1/ Trình độ, căn cơ, hoàn cảnh mỗi người không giống nhau, chúng ta học tự thực hành theo cách riêng của mình, KHÔNG copy, KHÔNG lệ thuộc ai cả.
2/ Chiêm nghiệm thực hành ngay trong sinh hoạt bình thường hằng ngày, KHÔNG cố gắng thức khuya dậy sớm để tu hành thêm gì cả, KHÔNG tạo hình thức tu tập. Chỉ cần nhận ra, quan sát các phiền não, kiết sử, không cần cố gắng diệt trừ chúng vì chúng tự sinh, tự diệt theo quy luật duyên khởi với ba trạng thái vô thường, khổ, vô ngã.
3/ Không tạo ảo tưởng về mình, thần bí hóa, thần thánh hóa, về sự tu tập của mình, về chứng đắc gì cả. Nếu càng tu tập mà càng thành thật, càng khiêm tốn, càng bình thường hóa, càng dễ chịu, càng vui vẻ, thoải mái, càng thân thiện, càng thân cận với chính mình, gia đình và mọi người, không còn muốn cải tạo ai nữa, nhận ra tham sân si, tà kiến, ngã mạn của chính mình là tu tập đúng, có kết quả.
4/ Đối với lời nói, hành động thì dùng chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Đối với tâm ý thì dùng chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
Đức Phật dạy: "Thấy Pháp là thấy Ta, thấy Ta là thấy Pháp".
Trong ngữ cảnh này, Ta không phải chỉ cho cá nhân của Ngài mà là sự giác ngộ, giải thoát.
Pháp chỉ cho chân đế hữu vi và vô vi.
Tham, sân, si... là chân đế hữu vi.
Như vậy, có nghĩa là, khi tu tập nhận ra (không phải nghĩ về) tham, sân, si ngay trên thân, miệng, ý là đang nhận ra giác ngộ, giải thoát.
Chúc các bạn nhận ra phiền não (tham, sân, si) là đang nhận ra bồ đề (Bodhi_ giác ngộ).

Bài 6: Ba cửa giải thoát.


Câu hỏi: Thưa Thầy, qua những bài viết ngắn của thầy, dần dần con nhận ra bản đồ cho hành trình tu tập ngay trong sinh hoạt. Tuy nhiên, con có câu hỏi: Nhận ra vô thường, khổ vô ngã để làm gì trên con đường hướng đến đạo quả Dự lưu?

Trả lời:
Thưa bạn, thú thật, câu hỏi này, ngoài kinh nghiệm cá nhân, tôi phải nhờ vào kiến thức Phật học đã học, cụ thể là diễn giải, copy theo tài liệu Phật học chuyên môn.
Để có đáp án cho câu hỏi này, các bạn có thể tham khảo từ hai tài liệu thuộc tạng Abhidhamma _ A tỳ đàm _ Thắng pháp, Đối pháp, Vi diệu pháp của cả hai truyền thống Nam tạng và Bắc tạng, Theravāda với tác phẩm Thắng pháp tập yếu luận _ Abhidhamma Sangaha của ngài Anuruddhā, chương 9 _ Nghiệp xứ và Nhất thiết hữu bộ với tâc phẩm A tỳ đạt ma Câu xá của ngài Thế Thân, phẩm Định và phẩm Trí.
Ở đây, để giải thích, tôi chỉ dùng Thắng pháp tập yếu, tham khảo và kết hợp bản dịch Thắng pháp tập yếu của ngài Minh Châu, bản dịch Toát yếu Vi diệu pháp của Phạm Kim Khánh, A manual of Abhidhamma _ Ven. Narada và bản Vi diệu pháp nhập môn, phần cuối cùng, của ngài Giác Chánh.
Tôi cố gắng diễn đạt ý chính, ngắn gọn, dễ hiểu cho người mới làm quen về văn học Phật học chuyên môn này CÓ KHÁI NIỆM về lộ trình của bậc Dự lưu. Với các thuật ngữ Phật học, tôi thêm Pāli và English để có cơ sở về ý nghĩa gốc và dễ hiểu cho người biết Anh ngữ.
Theo các bài viết trước của chúng tôi, chúng ta thực hành Tứ Niệm Xứ bằng cách ghi nhận, quan sát các hoạt động trên thân, thọ, tâm, pháp để xây dựng, thành lập niệm + tỉnh giác => chánh niệm, nhận ra năm uẩn. Cụ thể:
Quán thân trong thân, nhận ra sắc uẩn.
Quán thọ trong thọ, nhận ra thọ uẩn.
Quán tâm trong tâm, nhận ra hành uẩn và thức uẩn.
Quán pháp trong pháp, nhận ra tưởng uẩn.
Tại sao phải nhận ra năm uẩn?
Chúng ta KHÔNG thể nhận ra vô thường, khổ, vô ngã trên những khái niệm về mình (tục đế) từ năm THỦ uẩn mà chỉ nhận ra vô thường, khổ, vô ngã trên năm uẩn (chân đế).
Ví dụ, nếu chúng ta không thấy chiếc xe đang chạy thì không nhận ra sự di chuyển của chiếc xe.
Khi nhận ra:
Vô thường (anicca _ impermanence) thì đi vào tùy quán (ānu: liên tục, lặp đi lặp lại) vô thường (Aniccānupassanā _ the contemplation on impermanence) nhận ra các hiện tượng được nhận thức từ năm THỦ uẩn đều chỉ là thông tin do tưởng uẩn cấu tạo, sẽ đi vào vô tướng giải thoát môn, không còn bị lệ thuộc vào các điên đảo từ các khái niệm tục đế. (Ba điên đảo về tướng: tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo).
Khổ (Dukkhā _ unsatisfactory) thì đi vào tùy quán khổ (Dukkhānupassabā _ the contemplation of unsatisfactory) nhận ra tất cả năm uẩn luôn luôn mâu thuẫn nhau, không đồng nhất, luôn nghịch nhau sẽ đi vào vô nguyện hay vô tác giải thoát môn, không còn dục vọng theo ý mình.
Vô ngã (Anattā _ non-self) thì đi vào tùy quán vô ngã (Anattānupassanā_ the contemplation of non-self) sẽ đi vào Không tánh giải thoát môn, nhận ra sự vận hành của năm uẩn đều là quan hệ theo duyên khởi, không có cá thể nào điều động cả, không còn ảo tưởng về thân kiến, ngã kiến.
Đến cấp độ này, vị ấy không còn thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ, là bậc thánh Dự lưu (Sotāpanno).
Ghi chú quan trọng:
Ở đây, "khổ _ dukkhā" trong ba trạng thái (mark : sự biểu hiện) vô thường, khổ, vô ngã thường bị hiểu NHẦM với nghĩa "đau khổ".
Chữ Dukkhā tùy theo văn cảnh mà ý nghĩa khác nhau.
Như chúng ta đã học, pháp chân đế chia thành chân đế hữu vi và chân đế vô vi.
Chân đế hữu vi có ba: sắc (vật chất), tâm và tâm sở.
Chân đế hữu vi luôn luôn bị chi phối bởi ba trạng thái vô thường, khổ, vô ngã.
Nếu khổ ở đây là đau khổ thì cục đá, khúc gỗ vật chất cũng đau khổ hay sao? Có người lập luận,"khổ" ở đây là chúng ta bị "đau khổ" bởi chúng!!! Nhưng, thật sự, chúng ta có bị "đau khổ hay không đau khổ" vì chúng hay không thì tự thân chúng vẫn đang "khổ"
Chúng ta xem lại câu kinh Pháp cú 278
Pāli,
"Sabbe saṅkhārā dukkhā ' ti,
Yadā paññāya passati,
Attha nibbindati dukkhe,
Esa maggo visuddhiyā.
English,
All conditioned things are UNSATISFACTORY.
When one sees this with wisdom,
One turns away from SUFFERING,
This is the path to purification".
Bài kệ này, có nhiều bản dịch Việt, có ý nghĩa chung chung như sau:
Các pháp hữu vi là KHỔ (không đồng nhất, mâu thuẫn, nghịch nhau)
Khi thấy điều này bằng trí tuệ
Thì không còn ĐAU KHỔ
Đây là con đường thanh tịnh.
Chúng ta xem kệ 278 trên trong bản dịch Anh ngữ, cùng chữ dukkhā nhưng cuối câu 1 dùng chữ unsatisfactory nhưng cuối câu 3 dùng chữ suffering.
Điểm này rất quan trọng với việc thực hành Tứ Niệm Xứ để có chánh niệm, nhận ra năm uẩn, nhận ra vô thường, khổ, vô ngã. Nếu hiểu khổ là đau khổ thì bị rơi vào quán cảm giác khổ thuộc khổ thọ trong quán thọ trên thọ, hay bị rơi vào quán khổ khổ, hoại khổ, hành khổ thuộc về khổ đế của Tứ Thánh Đế trong phần quán pháp trong pháp.
Khổ trong vô thường, khổ, vô ngã không phải là sắc, không phải là cảm thọ, không phải là tâm mà là "trạng thái" vận hành của các pháp chân đế hữu vi.
Trên đây, chỉ là lộ trình của bậc Dự lưu theo kiến thức Phật học, giống như tấm bản đồ bằng giấy với những ký hiệu và màu sắc. Chúng ta không thể đi hay chạy xe trên tấm bản đồ bằng giấy mà phải TỰ MÌNH đi hay lái xe chạy trên con đường thật. Nhưng, chúng ta PHẢI luôn tỉnh táo rằng, những gì xảy ra trên con đường thật SẼ KHÔNG GIỐNG như những ký hiệu trên tấm bản đồ.
Breathe easy !
Don't worry be happy.
Khi có tấm bản đồ đúng, nếu lạc đường sẽ biết lối ra và nhớ đường. Trên con đường thật, có biết bao điều kỳ diệu sinh động sẽ xuất hiện với chúng ta và tất nhiên không giống như tấm bản đồ chỉ có những ký hiệu chết.
Sau khi đọc bài này, có bạn cho ý kiến, bài Ba cửa giải thoát như văn bản, khó thực hành được.
Anh ấy nói đúng vì ngay từ trên, tôi ghi rõ copy và diễn giải từ các tài liệu ở Abhidhamma nhưng nếu CHỊU KHÓ đọc kỹ 6 bài viết, và thực hành theo trình tự từ 1 đến 5 thì Bài 6: Ba cửa giải thoát KHÔNG PHẢI LÀ BÀI THỰC HÀNH mà là KẾT QUẢ từ thực hành 5 bài trước.
Tôi không nghĩ là với 5 bài thực hành trước KHÔNG AI KHÔNG THỂ HIỂU, THỰC HÀNH ĐƯỢC, ngoại trừ họ KHÔNG CÓ NHU CẦU.

Bài Kết: Thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ.


Câu hỏi: Thưa thầy, qua các bài thầy gửi trên, con vẫn chưa hiểu rõ thế nào là thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ. Xin thầy giải thích lại."
Trả lời:
Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi xin trích phần giải thích về ba kiết sử này trong sách The Noble Eightfold Path _ Way to the End of Suffering của Ngài Bhikkhu Bodhi. Page 116:
"Personality view" (sakkaya-ditthi), the view of a truly existent self in the five aggregates, is cut off since one sees the selfless nature of all phenomena. Doubt is eliminated because one has grasped the truth proclaimed by the Buddha, seen it for oneself, and so can never again hang back due to uncertainty. And clinging to rules and rites is removed since one knows that deliverance can be won only through the practice of the Eightfold Path, not through rigid moralism or ceremonial observances."
Bản dịch Việt ngữ của chúng tôi :
Bát Chánh Đạo "Con đường đưa đến chấm dứt đau khổ"
Trang 231:
1/ Thân kiến (sakkàyaditthi), quan điểm về một bản ngã thật sự tồn tại trong năm uẩn bị cắt bỏ vì vị ấy thấy rõ thực thể vô ngã của các pháp.
2/ Hoài nghi bị hủy diệt vì vị ấy đã hiểu chính xác (bốn) chân lý do Đức Phật công bố, tự mình thấy rõ nên không thể nào do dự lùi bước.
3/ Giới cấm thủ bị loại bỏ vì vị ấy biết rõ đạt đến sự giải thoát chỉ bằng cách thực hành Bát Chánh Đạo, không thể bằng sự tuân thủ khắc khe theo những quy định của tôn giáo hay nghi lễ.

nguồn: Sống Theo Phật Dạy



Xem thêm: