Search

26.3.15

Dạy con tập viết giáo án tập viết lớp 1

Phanblogs Cẩm nang dạy con tập viết trước khi đến trường Cho bé sớm tiếp xúc với chữ cái sẽ khiến bé thông minh hơn, vì vậy bạn đừng ngần ngại hướng dẫn bé nhận biết chữ và tập viết sớm. Tuy nhiên cũng lưu ý rằng đừng thúc ép bé quá nhiều, hãy coi luyện chữ cho trẻ như một trò chơi thú vị. Phương pháp hay dưới đây sẽ giúp bạn dạy trẻ nhận diện và tập viết hiệu quả


Dạy con tập viết

1. Trước tiên, bạn dạy trẻ nhận diện các chữ cái trong bảng chữ cái (hiện có rất nhiều bộ chữ cái màu sắc giúp trẻ nhận diện nhanh hơn). Trước khi bắt đầu dạy con tập viết, bạn kiểm tra lại một lượt để đảm bảo con đã nhận diện được mặt chữ.
2. Dùng ngón tay để viết chữ cái mà bạn muốn dạy con. Cho trẻ nhìn và bắt

chước theo động tác của bạn. Cảm giác được kích thích giúp trẻ học chữ và ghi nhớ lâu hơn.
3. Khi bé đã hình dung ra cách viết, mẹ bắt đầu cho bé thực hành với bút chì và giấy. Đảm bảo con bạn cầm bút đúng cách để dễ dàng học viết hơn.
4. Sau khi theo dõi, khuyến khích bé ghép các chữ cái với nhau để thành từ có nghĩa. Đừng vội đưa cho bé ví dụ, như: “B+ A=BA”, mà hãy dành cho bé một chút thời gian suy nghĩ trước khi hướng dẫn bé ghép từ.

5. Cha mẹ cần kiên nhẫn và không nên quá thúc ép khi dạy bé tập viết. Mỗi chữ cái bé cần thời gian khác nhau để tập viết và ghi nhớ. Ví dụ, bé học thuộc chữ O chỉ trong “nháy mắt” nhưng để nhớ chữ K bé cần thời gian lâu hơn. Hãy để bé hoàn toàn thoải mái và kiên nhẫn nhắc đi nhắc lại cho bé nhớ.
Lưu ý:
1. Cha mẹ có thể để bé tập tô trước khi tập viết trên giấy trắng. Và, nên sử dụng giấy ô ly cho bé bắt đầu tập viết.

2. Dành cho bé một khu vực yên tĩnh để bé ít bị phân tâm
3. Cho trẻ nghỉ ngơi hoặc chơi trò chơi để giải trí giữa giờ tập viết. Đừng mong đợi khả năng tập trung lâu dài ở trẻ nhỏ, vì đó là điều không tưởng.
4. Không viết lên giấy của bé. Cha/ mẹ nên sử dụng một tờ giấy riêng để hướng dẫn bé cách viết.
Chúc bạn thành công!
Cẩm nang giúp con có một trí nhớ tốt

- Nếu trẻ có trí nhớ kém thì sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong việc học. Có những bé học một chữ mà cũng phải mất đến mấy ngày sau mới thuộc, học được phép tính nhân lại quên mất phép tính cộng trừ. Nếu con bạn cũng rơi vào tình trạng này thì hãy giúp con theo những gợi ý dưới đây của Nhất Việt


cach-luyen-chu-dep Không nên trách mắng trẻ
Nếu như những kiến thức đã học được trẻ đều quên hết vậy thì thành tích học tập của trẻ dần dần bị xuống dốc, lòng nhiệt tình đối với việc học hành cũng giảm sút.
Trước tình hình đó, cha mẹ không nên trách mắng trẻ là “ngu ngốc”. Bởi thực tế cho thấy có rất nhiều phụ huynh thấy con mình như vậy thì không hài lòng, thậm chí tức giận đã mắng trẻ rất thậm tệ mà không chịu tìm hiểu tại sao trẻ lại như vậy. Việc trách mắng làm cho trẻ càng có tâm trạng rất nặng nề, nghĩ rằng mình kém cỏi thật và từ đó trẻ sẽ càng tự ti, thậm chí là chán học.
Tạo lòng tin cho trẻ
Những nghiên cứu có liên quan cho thấy rõ: não người có số lượng tế bào thần kinh ghi nhớ có thể lưu giữ lượng thông tin tức vượt cả lượng thông tin lưu trong sách vở ở tất cả các thư viện trên toàn thế giới. Vấn đề quan trọng là ở chỗ cha mẹ phải tạo cho trẻ lòng tin để ghi nhớ tốt.
Một số nhà nghiên cứu tâm lý nước ngoài cho rằng: Việc hình thành trí nhớ, tốt nhất là tin rằng “bản thân có thể ghi nhớ”. Nếu có được lòng tin như vậy, tinh thần trẻ sẽ hăng say, thoải mái, và nhiệt tình ghi nhớ những kiến thức

mình học được. Vậy thì các bậc cha mẹ hãy nói với trẻ rằng :“Cố gắng lên con yêu, cha mẹ tin rằng con sẽ làm được, và chắc chắn con sẽ làm được”.
Giúp trẻ nắm được những đặc điểm ghi nhớ của bản thân
Đặc điểm trí nhớ của trẻ là nhớ nhanh, quên cũng nhanh. Nhưng mức độ ghi nhớ như thế nào thì bản thân mỗi người lại có sự khác biệt. Có trẻ nhớ được nhiều và lâu, có trẻ nhớ được nhiều nhưng lại quên nhanh, có trẻ nhớ được ít nhưng nhớ lâu… Bản chất của ghi nhớ đó là hình thành trên não những đường liên hệ thần kinh tạm thời, nếu được nhắc đi nhắc lại nhiều lần thì con đường đó sẽ hình thành càng rõ và trẻ càng nhớ được. Điều quan trọng là cha mẹ cần tiến hành việc ôn tập kiến thức cho trẻ nhiều lần một cách kịp thời, hình thành một sự liên hệ ổn định, giúp trẻ nhớ lâu.
Dạy trẻ một vài phương pháp ghi nhớ

Phương pháp ôn tập: Chính vì khi học trẻ nhớ rất nhanh mà quên cũng nhanh cho nên phương pháp tốt nhất là giúp trẻ ôn tập. Chẳng hạn như học từ mới tiếng anh. Cho trẻ học khoảng 10 từ mới, sau đó yêu cầu trẻ học đi học lại 10 từ mới đó trong nhiều ngày. Bẵng đi mấy ngày lại hỏi trẻ lại mấy từ đó, nếu trẻ quên lại yêu cầu trẻ học lại tiếp nhưng chắc chắn lúc đó trẻ học sẽ nhanh hơn rất nhiều.
Vào dịp hè, trẻ ít phải đến trường hơn thì thay vì cho trẻ học kiến thức của năm học mới, cha mẹ hãy dành thời gian cho con ôn tập lại các kiến thức đã học của năm cũ. Như thế vừa giúp trẻ nhớ lại kiến thức, trẻ học chắc hơn và không bị mất gốc.
Người lớn, cha mẹ phải thực sự kiên nhẫn với trẻ. Không nên nóng vội bởi như vậy sẽ không đem lại kết quả gì mà còn phản tác dụng.
Nắm bắt những từ ngữ then chốt có thể để trẻ khắc ghi trong đầu. chỉ cần vừa nhìn thấy những từ ngữ đó thì những nội dung khác sẽ dần dần hiện lên trong đầu óc trẻ.
Tạo hứng thú cho trẻ khi học. Muốn trẻ nhớ vào công thức, khái niệm tương đối khó. Đôi khi có thể đưa ra một vài cách gây hứng thú cho trẻ, biến đổi một chút hình thức (ví dụ ghi nhớ theo kiểu hát hay diễn kịch) dẫn đến trẻ hứng thú ghi nhớ.
Tạo cho trẻ một góc học tập riêngTrẻ vốn tính hiếu động và khó tập trung, vì vậy, một góc học tập riêng và yên tĩnh sẽ giúp trẻ tập trung học tập và nhớ lâu hơn. Tránh khỏi những tiếng ồn ào từ ti vi và những cuộc nói chuyện của cha mẹ và khách.

giáo án tập viết lớp 1 .docgiáo án tập viết lớp 1 .pdf