Search

22.2.18

1 sát na và ăn cơm mềm

Phanblogs 1 sát na:  ‘Ăn cơm mềm’ cũng nhiều rồi, dần dần cũng quen thôi.” “Những người không có phu nhân bảo vệ như các cậu không hiểu được đâu.”- Trích ngôn CMN tình, ngôn CMN lù.


1 sát na : “ ‘Ăn cơm mềm’ cũng nhiều rồi, dần dần cũng quen thôi.” “Những người không có phu nhân bảo vệ như các cậu không hiểu được đâu.”

16.2.18

Khai bút đầu xuân 2018

Phanblogs bối cảnh những suy nghĩ này được Siddhartha Gautama nói ra cách đây 2500 năm.


1. Con xin hỏi bậc thiền giả làm sao để được hạnh phúc ?

2. Người ấy trước hết phải thấy rằng gốc rễ của mọi ham muốn là tin tưởng vào sự hiện hữu của một cái bản ngã ( cái tôi to lớn). Từ tri giác ( nhận biết) sai lầm về bản ngã ấy mà biết bao nhiêu loạn động ( rắc rối) phát sinh. Nếu trong tâm ái dục ( tham lam) đang còn thì bên ngoài còn có nhiều đổ vỡ. Phải luôn luôn thực tập cảnh giác chánh niệm ( có sự nhìn nhận đúng) về điều này.

3. Đừng thấy mình hơn người, thua người hoặc bằng người. Mỗi khi được thiên hạ xưng tụng và khen ngợi, đừng để cho tâm ngạo mạn, tự ái phát sinh.

4. Đừng kẹt vào cái sở tri và cái mình đã học hỏi. Phải quán chiếu ( luôn nhìn rõ) cả bên trong lẫn bên ngoài. Cần nỗ lực tinh tiến học tập và làm việc. Không nắm bắt gì, và không thấy có gì cần nắm bắt.

5. Phải làm chủ được mình, phải thực hiện cho được sự bình an nội tâm. Cái bình an ấy không thể tiếp nhận được từ kẻ khác. Do sự thực tập quán chiếu bên trong mà tâm ý yên tĩnh lại được. Cái yên tĩnh ấy không tới từ bên ngoài.

6. Nên an trú trong hiện tại như an trú trong chiều sâu của biển cả. Ở đó có sự bình an, không hề có sóng gió. Sống tĩnh lặng, tất cả năm uẩn ( năm yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm. Ngoài ngũ uẩn đó ra không có gì gọi là cái "ta".)  đều được làm cho lắng dịu. Đừng để cho tâm ý và các giác quan bị kích động.

7. Phải phát tâm cầu mong chứng đạt cho được con mắt của trí tuệ lớn. Tự mình chứng đạt và giúp cho kẻ khác chứng đạt. Phải nuôi dưỡng, chế tác đức từ bi và bao dung. Phải thực tập, quán chiếu và tập trung cho tới mức vững chãi.

8. Con mắt đừng nhìn láo liêng bên này bên kia. Không ham nói nhiều, không mất thì giờ nghe những câu chuyện đàm tiếu. Không chạy theo vị ngọt của tham dục. Không có nhu yếu làm sở hữu chủ của bất cứ một cái gì trong cuộc đời.

9. Phải có chánh niệm về những xúc tiếp của cảm quan. Đừng để nẩy sinh ra tâm ý đau buồn. Đừng để nẩy sinh ra tâm ý ham muốn. Đừng để nẩy sinh tâm giận hờn và tâm sợ hãi.

10. Khi được cúng dường thức ăn, thức uống và những vật dụng khác như quần áo, thuốc men… phải tiếp nhận vừa đủ nhu cầu của mình, đừng có tâm chất chứa để dành cho mai sau. Phải biết dừng lại, đừng để cho lòng tham kéo đi.

11. Phải siêng năng thực tập thiền định, ưa ngồi trong rừng cây. Đừng đi vào những nơi đám đông tụ họp, vào chốn hý trường tiêu khiển. Khi ngồi cũng như khi nằm, chọn nơi yên tĩnh và đem hết tâm lực mà hành trì.

12. Đừng ngủ nhiều, phải học hỏi và tu tập cho nghiêm túc. Đừng lơ là, cũng không nên bi quan. Không đánh mất thì giờ trong các cuộc vui rộn ràng. Những gì mà kẻ thế gian ưa chuộng và chạy theo, mình đều buông bỏ.

13. Không thực tập phù phép, bùa chú, đoán mộng. Không bói toán, chấm số tử vi, đoán vận mạng, đoán điềm tốt xấu. Không cầu tự, không làm thầy địa lý, không kết nghĩa với người thế gian.

14. Không mua bán, không tạo lãi. Không hùn vốn để kiếm lợi tức. Gặp gỡ người trong xóm làng, đừng đi theo họ với mục đích mưu cầu lợi dưỡng.

15. Đừng vừa đi vừa nói chuyện. Không được nói lưỡi hai chiều. Suốt một đời tu chỉ nhắm tới sự nghiệp tuệ giác. Hành trì giới luật đừng để sơ suất, kể cả những giới điều nhỏ nhặt.

16. Có ai cật vấn, đừng ngại ngùng. Có ai tôn kính, đừng nói lời đại ngôn. Đừng tham lam, đừng tật đố. Đừng nói lưỡi hai chiều, đừng giận dữ hoặc buồn phiền.

17. Không nói những lời thô, lậu, tà vọng. Đừng làm điều gì có thể gây ra thù oán. Những điều sai quấy đừng bắt chước làm theo. Phải biết hổ thẹn, phải đừng tự hào.

18. Khi nghe những lời thô ác, không dễ thương của những bạn đồng tu hoặc của người thế tục nên giữ im lặng. Đừng tham dự vào. Cũng đừng phản ứng bằng những lời nói tương tự.

19. Đã có cơ duyên gặp được chánh pháp của bậc Như Lai ( Theo ý nghĩa nguyên thuỷ thì danh từ Như Lai không phải là một "danh hiệu". Phật Thích-ca Cồ-đàm sử dụng danh từ này để tránh sử dụng ngôi thứ nhất "ta", "tôi" trong lúc giảng dạy, thuyết Pháp và đây cũng là một phong cách biểu lộ sự khiêm tốn của Ngài.)  thì phải để hết tâm ý hành trì, đừng ham vui nữa. Nên thực tập hết lòng theo lời Gotama chỉ dạy để đạt tới cái yên tĩnh của niết bàn.

20. Nuôi lớn tuệ giác, chánh pháp không bao giờ lãng quên. Phải tập thấy được chân lý bằng con mắt của chính mình. con người luôn luôn thực tập theo tuệ giác của đức Như Lai mà không chạy theo những cái hào nhoáng bên ngoài của thế gian nữa.


Siddhartha Gautama nghĩa là Bậc thức giả tộc Thích Ca, hay gọi đơn giản là Phật, Bụt (tiếng Phạn: Buddha; Devanagari: बुद्ध; phiên âm Hán Việt từ tiếng Phạn: 佛), 

Là một người giác ngộ (trong Phật giáo) và là một đạo sư có thật từng sống ở Ấn Độ cổ đại khoảng giữa thế kỷ thứ VI và IV TCN.
Theo tương truyền và sử liệu, ông là một vương tử tộc Thích-ca ở Ca-tỳ-la-vệ, đã từ bỏ đời sống phú quý để tìm đạo. Sau 6 năm cầu đạo, ông đạt được giác ngộ tâm linh và dành 49 năm cuối của cuộc đời mình cho việc truyền dạy giáo lý ở phía đông tiểu lục địa Ấn Độ. Siddhārtha đã đề xướng con đường Trung đạo (Majjhimāpaṭipadā), vừa từ bỏ đời sống xa hoa và cũng vừa từ bỏ lối tu ép xác khổ hạnh thịnh hành trong các học thuyết tôn giáo Ấn Độ thời đó. Những lời giáo pháp trong thời gian ông đi truyền bá đã đặt nền tảng cho sự hình thành của Phật giáo.

Siddhārtha Gautama được các Phật tử coi là một bậc đạo sư đã giác ngộ viên mãn và tự giải thoát hoàn toàn khỏi quy luật sinh tử luân hồi, hiểu rõ được sự vận hành của thế giới xung quanh, đồng thời truyền bá kinh nghiệm giác ngộ của mình cho người khác để họ có thể tự chấm dứt khổ đau bản thân, nhận sự hạnh phúc tối thượng.
Chi tiết về cuộc đời, những lời dạy và các giới luật của ông được những học trò ghi nhớ và tổng hợp lại sau khi Siddhārtha Gautama qua đời. Hàng loạt những bản kinh ghi lại lời dạy của ông được lưu giữ qua truyền miệng và được viết thành sách 400 năm sau đó.


15.2.18

Tristesse - Chopin


Phanblogs Tristesse - Chopin Tristesse is a French word meaning sadness



Etude (tiếng Pháp nghĩa là nghiên cứu) trong thuật ngữ âm nhạc có thể tạm hiểu như các bài tập ngắn, là một thể loại nhạc viết ra để các nhạc công dùng vào việc tập luyện.

Về mặt âm nhạc thì etude thường khô khan, giai điệu không hay vì chú trọng kĩ thuật là chính.Nhưng tới Chopin thì khác, ông là người tiên phong trong việc viết etude mà giai điệu vẫn đẹp lạ thường.

(Sau này có nhạc sĩ Franz List phát triển Etude đến một kĩ thuật khó và phức tạp hơn nhiều.)

Chopin viết khoảng 27 etudes, nổi tiếng nhất là Étude Op. 10 No. 3, E major mà sau này được nhiều nhạc sĩ trên thế giới soạn thêm phần lời và thường được gọi là “Tristesse de Chopin”.

Thực ra đây là một đoản khúc nhạc không lời nặng tình hoài hương, được Chopin viết ở Pháp năm 1832 trong tâm trạng buồn đau vì nhớ thương tổ quốc Ba Lan.

Giai điệu của ca khúc rất đẹp, có thể nói là rất xuất sắc vì nó được viết ở cung trưởng (E) mà vẫn buồn …mênh mang. Người ta kể lại Chopin tin rằng ông đã viết nên giai điệu đẹp nhất của cuộc đời mình.

Kafka bên bờ biển Haruki Murakami





14.2.18

Hitler và lò thiêu sống dân Do Thái SERGE MILLER

Phanblogs Một danh sách người Do-Thái Âu châu phải bị tận diệt đã được thiết lập và con số lên đến 11 triệu người, trong số có 330.000 Do-Thái Anh, 4.000 Do-Thái Ái Nhĩ Lan, 18.000 Do-Thái Thụy Sĩ và 6.000 Do-Thái Tây Ban Nha.

Rõ ràng là Hitler và tập đoàn đã tự coi mình là chúa tể của toàn thể quả địa cầu, từ Luân-đôn đến Paletinc, từ Madrid đến Mạc-tư-khoa.

Tuy nhiên, Himmler và đồng bọn phải thừa nhận ngay lẽ đương nhiên: là ngay ở thế kỷ thứ XX, càng cần phải có thì giờ và phương tiện vật chất để tàn sát hàng chục triệu con người.

Các sự lấy mót lại quần áo, giầy, nhẫn vàng, mắt kiếng và cả đến tóc đàn bà dùng để làm đệm, thảm cũng đặt thành một vấn đề không kém quan trọng.

Các con số trung bình như sau:

1. Tại tập trung Belzek, nằm trên đường Lablin đi Iwou: tối đa mỗi ngày giết được 15.000 người.

2. Trại tập trung Treblin Ka, cách Varsovie 120 cây số; tối đa giết được 20.000 người mỗi ngày.

3. Trại tập trung Sobibor, cũng ở Ba Lan tối đa giết được 20.000 người mỗi ngày.

Các “cơ xưởng giết người” ấy hoạt động ra sao? Xin đọc câu chuyện sau đây của tên SS Globocnick, con người đã được nhiệt liệt ngợi khen vì đã thay thế hơi ngạt phát ra từ ống xẹc-măn của một máy Diesel bằng khí acide-prussique, hữu hiệu và nhanh chóng hơn:

“Ở Belzek, trong bầu không khí nóng bức của tháng tám, mùi hôi hám đè nặng khắp vùng đến độ không còn có thể chịu đựng được nữa. Hằng hà sa số ruồi vo ve khắp mọi nơi. Sáng sớm chuyến xe lửa đầu tiên gồm 45 toa chở đến 6.700 người Do-Thái, mà 1.450 đã chết vì đói lạnh dọc đường. Ngay khi con tàu vừa dừng lại, đám người liền được lùa xuống một cách tàn bạo. Một máy phóng thanh ra lịnh: cởi bỏ hết quần áo, mắt kiếng, răng giả, nộp nhẫn vàng và nữ trang ở một gui-sê.

Đàn bà và con gái lần lượt đi ngang qua các anh “thợ hớt tóc” các “thợ” nầy bằng hai hoặc ba nhát kéo sởn gọn các mái tóc đi qua trước một. Tóc cắt được sẽ bỏ vào các bao.

Tiếp đó, đoàn người lên đường đến trại. Tất cả mọi người đầu trần truồng. Đi đầu tôi thấy một thiếu nữ đẹp tuệt vời. Đa số người Do-Thái đã đoán trước được số phận đang chờ đợi họ: mùi hôi của thịt bị đốt cháy đã nói lên điều đó. Nhiều người lầm rầm cầu nguyện.

Các phòng hơi ngạt đầy ắp. “Dồn họ vào” Thiếu tá Wirth ra lịnh. Bọn SS nhét họ vào từ bảy đến tám trăm trong khoảng rộng 25 thước vuông. Các cánh cửa đóng lại. Tôi nhìn đồng hồ chính xác đo thời gian; 50 giây, 70 giây... Chiếc máy Diesel không chịu chạy. Người ta nghe thấy tiếng la khóc của các người bị nhốt trong phòng. Cuối cùng, sau 49 phút sửa chữa; chiếc máy bắt đầu nổ. Thêm 25 phút nữa - qua các lỗ kiếng ở cửa sổ và nhờ vào ánh sáng các bóng điện trong hành lang, tôi nhân thấy, trong phòng hơi nầy, phần lớn người Do-Thái đã lìa đời. Ở phút thứ 32 người cuối cùng chết hẳn.

“Các người trong đội lao tác, cũng người Do-Thái, mở toang các cánh cửa. Các người chết ép sát vào nhau, vẫn đứng sững như các cột trụ được trồng sát nhau. Lẹ lẹ - phải dọn dẹp căn phòng ngay để đón tiếp đoàn người kế tiếp.

“Đội lao tác nắm các xác chết lôi ra ngoài: tử thi nhơ nhuốc phân, nước tiểu, huyết kinh nguyệt. Hai mươi nha sĩ tù binh tay cầm móc sắt có nhiệm vụ cạy gỡ răng vàng. Nhiều tù binh khác lục lọi trong các nơi mật thiết nhứt của xác chết để tìm kiếm đồ trang sức hoặc các đồng tiền vàng...

Sáu lò thiêu xác vĩ đại hoạt động thường trực ngày đêm...

Các khổ hình khác đặc biệt thường được dành cho phụ nữ.

- Một tên SS để đùa giỡn đã rứt một em bé ngay trên tay người mẹ trước đôi mắt khiếp hãi của bà nầy, hắn ta quăng cục thịt sống nầy vào ang nước đang đun sôi bên cạnh. Bà nầy muốn nhào theo con, tên SS nắm đầu bà ta kéo lại vừa cười rũ rượi. Người thiếu phụ khốn khổ ấy trở nên điên loạn trước khi bị đưa vào phòng hơi ngạt.

- Một lần khác, cũng để đùa giỡn, một nhóm sĩ quan SS đã chọn 50 thiếu nữ đẹp nhứt trong số những người mới vừa được đưa đến đồng thời cho lính dẫn đến 50 cụ già. Chúng bắt buộc họ làm tình với nhau giữa sân.

- Cũng để đùa giỡn, đám lính SS đã bắt vài chục thiếu nữ xinh đẹp nhứt trong số phụ nữ đang bị giam giữ trong trại (để chờ ngày vào phòng hơi ngạt), chúng lột hết quần áo và dùng cây đánh đập các cô gái nầy để ép buộc họ chạy vòng vòng trong sân, cùng lúc một số khác đã dùng dây thòng lọng quăng bắt từng cô một, như cao bồi bắt ngựa ở Texas, và lôi xềnh xệch về phía chúng, đoạn chúng đè cứng cô gái nằm dưới đất trong khi một tên từ từ tiêm thuốc độc mã-tiền-linh vào bắp vế cô gái, cô gái rướn người lên... đôi mắt trợn trừng, bọt mép bắt đầu sùi ra...

Các y sĩ SS đã thực hiện một loại thí nghiệm về giải phẫu sinh thể (thí nghiệm ngay trên con người sống và còn tỉnh) không tưởng tượng được, ngay cả trên các người đàn bà đang mang thai…


Hitler và lò thiêu sống dân Do Thái SERGE MILLER.txt


Hitler và lò thiêu sống dân Do Thái SERGE MILLER.pdf


Hitler và lò thiêu sống dân Do Thái SERGE MILLER.doc




lối về đất Mẹ

Phanblogs lối về đất Mẹ

lối về đất Mẹ







Con tham sân si nhiều quá nên buông bỏ đi

Phanblogs Con tham sân si nhiều quá nên buông bỏ đi

Con tham sân si nhiều quá nên buông bỏ đi





Nghệ thuật là ánh trăng lừa dối

Phanblogs Nghệ thuật là ánh trăng lừa dối
Nghệ thuật là ánh trăng lừa dối





8.2.18

1 sát na

Phanblogs Sát na là thuật ngữ nhà Phật hay sử dụng, chỉ đơn vị ngắn nhất của thời gian; hay nói cách khác, sát na chỉ thời gian chớp nhoáng của mỗi biến đổi.

1 sát na

Danh từ sát na (Khana) được dùng để chỉ thời gian chớp nhoáng của mỗi biến đổi. Theo Abhidhamma Mahàvibhàsa (Đại Trí Luận) những sự biến đổi của hiện tượng giới được giải thích một cách rõ ràng như sau: "Vạn pháp luôn luôn biến đổi, không một vật gì có thể tồn tại trong hai sát na liên tiếp". Một ngày 24 giờ được tính bằng sáu ngàn bốn trăm tỷ, chín vạn, chín ngàn, chín trăm tám mươi sát na.


Trên “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Thời gian của một khảy móng tay rất ngắn, một khảy móng tay là một phần 60. Trong thời gian ngắn như vậy, cái tướng này có 900 lần sanh diệt. Giống như hiện tại chúng ta xem phim ảnh (dùng phim ảnh để làm thí dụ thì các vị dễ dàng hiểu được), phim ảnh ở trên màn bạc chiếu ra hình ảnh, trong máy chiếu là phim gốc, mọi người đều biết.
Trong một giây đầu ống kính của máy đóng mở 24 lần, trong một giây chiếu ra 24 tấm, cái phim gốc đó liên tục tướng tiếp nối tướng, nhưng chúng ta xem thấy thì dường như là thật. Đây là một giây mới có 24 lần đóng mở.
Phật liền dùng cách nói này trên Kinh Nhân Vương, cái khảy móng tay của người khỏe mạnh, thân thể của đại lực sĩ rất là khỏe mạnh, dũng mãnh nên khảy được rất nhanh, một giây có thể khảy được bốn lần. Bốn nhân cho 60, rồi lại nhân tiếp cho 900, thì một giây bao nhiêu tấm ảnh, có bao nhiêu tấm phim gốc? Hai lần 180 ngàn tấm.

Đó là hiện tượng mà hiện tại chúng ta thấy được. Trên màn bạc một giây 24 tấm thì đã có thể lừa được bạn rồi, bạn liền cho rằng đó là thật, nếu như một giây là hai lần 180 ngàn tấm thì bạn làm sao biết được nó là giả?




6.2.18

Mùa xuân của Mẹ

Phanblogs Mẹ ơi hoa cúc hoa mai nở rồi Giờ đây đời con đang còn lênh đênh

Đèo cao gió lộng ngày đêm bạt ngàn
Áo trận sờn vai bạc màu
Nhìn xuân về lòng buồn mênh mang

Ngày đi con hứa xuân sau sẽ về.

Mà nay đã bao xuân rồi trôi qua
Giờ đây chắc Mẹ già tóc bạc nhiều
Sớm chiều vườn rau vườn cà.

Mẹ biết nhờ cậy vào tay ai?



Trái tim mặt trời , Thích Nhất Hạnh

Phanblogs Trái tim mặt trời , Thích Nhất Hạnh. Cái thấy với cái thương đi đôi với nhau, cái thấy với cái thương là một. Tiểu trí thì đi với tiểu bi, mà đại trí thì đi với đại bi.



Những điều trông thấy mà đau đớn lòng



Bạn có khi nào xem một chương trình truyền hình về loài vật trong đó các loài săn đuổi nhau để ăn thịt nhau không? Bạn đã từng thấy một con cọp đuổi bắt một con nai hoặc một con rắn đang nuốt một con ếch không? Loại phim này thường khiến ta hồi hộp. Ta mong ước cho con nai thoát khỏi nanh vuốt của con cọp, và con ếch thoát khỏi cái miệng của con rắn, bởi vì nếu nhìn con cọp xé nai hoặc rắn nuốt ếch thì ta thấy khó chịu trong người. Nhưng đây không phải là chuyện phim giả tạo mà là chuyện thực trong cuộc đời. Ta muốn cho nai và ếch thoát thân, nhưng ta ít nhớ rằng con cọp và con rắn phải có thức ăn mới sống được. (Bạn chớ quên rằng ngoài rau đậu ta còn ăn gà, lợn, tôm, cá, dê, bò và cũng như cọp và rắn, ta ăn cả nai và ếch nữa). Ta không muốn "khó chịu trong người" cho nên ta đứng về phía con nai và con ếch. Ta thầm ước chúng nhảy thoát cho lẹ.


Người thiền giả trong trường hợp đó phải giữ cho tỉnh táo. Y không được đứng về phe nào hết, và y thấy y có mặt nơi cả hai bên. Có những kẻ có thể nhìn cảnh tượng con cọp xé xác con nai một cách thản nhiên và thích thú nữa, nhưng phần lớn chúng ta đều hồi hộp đứng về phía kẻ yếu. Người thiền giả cũng có khuynh hướng đứng về phía kẻ yếu: nếu cảnh tượng là cảnh tượng sống thì y nhất định kiếm cách làm cho con nai hoặc con ếch chạy thoát. Tuy nhiên y làm như thế không phải chỉ để tránh cái đau trong lòng y. Y phải thấy được sự thất vọng của con cọp và con rắn mà thương chúng, nghĩa là thấy được tất cả những vật lộn của muôn loài mà thương chúng, nghĩa là thấy được tất cả những vật lộn của muôn loài trong sự mưu sinh. Ðọc sâu vào cuốn sách của cuộc đời, ta thấy rằng tuy cuộc đời chứa đầy những mầu nhiệm, nó cũng chứa đầy những cảnh tượng kinh khiếp não lòng. Bạn đã thấy nhiều về đời sống của loài nhện chưa? Bạn đã sống qua một cuộc chiến tranh chưa? Bạn đã từng chứng kiến cảnh tra tấn, tù đày, thanh toán? Bạn đã chứng kiến cảnh cướp bóc và hãm hiếp trên biển cả?



Người yêu ơi, em là ai?


Một hôm nào đó nếu cần đề tài thiền quán, bạn hãy chọn một đề tài thích hợp với bạn, nghĩa là một đề tài cho bạn nhiều cảm hứng và có thể thu hút được sức chú ý của bạn đến mức tối đa. Như tôi có nói ở phần trước, đề tài có thể là mặt trời, con sâu, chiếc lá, mặt mũi bạn khi bạn chưa sinh, thời gian, hoặc một hạt tuyết sa. Tất cả mọi hiện tượng, cụ thể hay trừu tượng, vật lý, sinh lý, tâm lý hay siêu hình đều có thể là đề tài thiền quán. Một khi chọn lựa rồi, bạn sẽ theo dõi nó ôm nó vào trong tâm, dành cho nó công trình ấp ủ cần thiết cũng như chiếc trứng cần sự ấp ủ của con gà mẹ để có thể nở thành gà con. Bạn có thể lấy cái "ta" của bạn ra làm đề tài thiền quán, hoặc cái ta của người mình yêu mến nhất, hoặc cái "ta" của người mà bạn thù ghét nhất. Ðề tài nào cũng có thể đưa đến sự giác ngộ, miễn là bạn ôm nó được trong chiều sâu của bản thể bạn. Nếu đề tài chỉ được giao phó cho trí năng thì không chắc nó sẽ mang lại kết quả mà bạn mong muốn.


Mặt mũi của bạn chẳng hạn. Bạn là ai? Bạn đã từng quán niệm về đề tài ấy chăng? Trước khi cha mẹ sinh ra, bạn là ai? Bạn chưa có hình tích, nhưng bạn đã có hay là chưa có? Tại sao từ chỗ không có bạn lại có thể trở thành có? Nếu ngày hôm ấy, cha mẹ của tôi không gặp nhau, thì bây giờ tôi là ai? Nếu ngày hôm đó, nếu không phải là con tinh trùng ấy mà là một con tinh trùng khác đi vào tiểu noãn thì bây giờ tôi là ai? Tôi là tôi hay tôi là một người anh, một người chị, hoặc một người em của tôi? Nếu ngày xưa cha tôi không cưới mẹ tôi mà cưới một người đàn bà khác thì bây giờ tôi là ai? Hoặc nếu ngày xưa mẹ tôi không về với cha tôi mà về với một người đàn ông khác thì bây giờ tôi là ai? Mỗi tế bào trong cơ thể bạn có một đời sống tự trị, mỗi tế bào của bạn có phải là một cái ta không? Loại (espèce) nằm trong chủng (genre), mỗi loại có phải là một cái ta không?


Nếu bạn đem tất cả tâm tư, trí tuệ và tình cảm bạn mà hỏi bạn những câu như thế, nếu bạn đem những câu hỏi đó dìm xuống đáy tâm tư, một ngày kia bạn sẽ thấy những cái thấy bất ngờ.



Có khi nào bạn nhìn thẳng vào mắt người yêu và hỏi: "Em là ai?" hoặc "Anh là ai" chưa? Hỏi để người yêu của bạn trả lời, và nhất là để bạn trả lời. Ðừng bằng lòng với những câu trả lời thông tục. Em là ai mà đã đến đây, lấy cái đau của tôi làm cái đau của em, lấy cái vui của tôi làm cái vui của em, lấy cái sống chết của tôi làm cái sống chết của em? Em là ai mà cái ta đã cùng với cái ta của tôi trở nên như một? Tại sao em không là một giọt sương, một cánh bướm, một chân chim hay là một cây thông? Ðừng bằng lòng với những hình ảnh thi ca. Hãy hỏi bằng tất cả tâm can, bằng tất cả những gì tạo nên con người bạn. Bạn chưa từng hỏi người bạn thù ghét nhất (nếu có) một câu hỏi như thế. Nhưng rốt cuộc rồi bạn cũng sẽ phải hỏi người ấy một câu hỏi tương tự. Anh là ai mà đã từng làm cho tôi khổ đau, căm giận và thù ghét, hay anh chính là nghiệp quả, là nhân duyên hoặc là ngọn lửa thử thách đã trui luyện nên tôi; nói một cách khác, hay anh cũng là tôi? Bạn hãy là người ấy. Bạn phải là người ấy, lo âu những nỗi lo âu của người ấy, khổ đau những nỗi khổ đau của người ấy, đau xót những cái đau xót của người ấy. Bạn không thể thực sự "là hai" với người ấy. Cái ta của bạn không phải nằm "bên ngoài" cái ta của người ấy. Bạn chính là người ấy, cũng như chính bạn là người yêu của bạn, cũng như bạn là chính bạn.

Bạn quán niệm cho tới khi nào bạn thấy được nơi người lãnh tụ chính trị tàn ác nhất, nơi người tù nhân bị tra tấn dã man nhất, nơi người trưởng giả giàu sang nhất cũng như em bé nghèo ốm trơ xương nhất. Bạn quán niệm cho tới khi bạn thấy bạn nơi hạt bụi hay nơi những tinh hà xa xôi nhất.

Tiêu chuẩn định hướng


Thiền quán sẽ làm nẩy nở cái thấy nơi bạn cũng như sẽ làm nẩy nở nơi bạn khả năng yêu thương, tha thứ, hoan hỷ và buông thả. Bạn biết buông thả, vì bạn không còn cần nắm giữ riêng cho bạn, bởi vì bạn không còn là cái ta bé nhỏ dễ tan vỡ cần phải bảo trọng bằng đủ mọi cách nữa. Bạn trở thành hoan hỷ, bởi vì cái vui của ai cũng là cái vui của bạn, bởi vì bạn không còn ganh ghét và ích kỷ nữa. Bạn trở nên đầy tha thứ, bởi vì bạn không còn duy trì cố chấp và thành kiến. Bạn mở rộng lòng yêu thương, bởi vì bạn biết đau được nỗi đau khổ của muôn loài, và bạn làm hết tất cả những gì trong khả năng của bạn để làm vơi bớt những khổ đau ấy. Bốn đức trên kia, được gọi là tứ vô lượng tâm, là từ, bi, hỷ, xả, hoa trái tự nhiên của cái thấy trùng trùng duyên khởi. Sự phát triển của bốn đức ấy nơi bạn chứng tỏ bạn đang đi trên con dường thiền quán chân chính và bạn có khả năng hướng dẫn kẻ khác mà không sợ bị lầm lạc.


Trái tim mặt trời , Thích Nhất Hạnh.txt

Trái tim mặt trời , Thích Nhất Hạnh.pdf

Trái tim mặt trời , Thích Nhất Hạnh.doc

Điển hình của sự ngụy biện. Gieo nhân nào gặt quả ấy

Phanblogs Tôi rất sợ làm người khác đau lòng. 


Bởi vậy tôi luôn cẩn trọng trong các mối quan hệ của mình:
không vội vàng quá,
không tha thiết quá,
không lãnh đạm quá,
không phũ phàng quá,…

Nhưng hình như, không ai sợ tôi đau lòng...

Điển hình của sự ngụy biện. Gieo nhân nào gặt quả ấy




5.2.18

Thích nhất hạnh ebook

Phanblogs Thích Nhất Hạnh (tên khai sinh Nguyễn Xuân Bảo, sinh ngày 11 tháng 10 năm 1926) là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình người Việt Nam.

Ông sinh ra ở Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949.[1] Năm 1973 khi hiệp định Paris được ký kết, ông bị cấm về Việt Nam và ở lại Pháp từ đó đến nay.

Thích Nhất Hạnh là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đạt-lại Lạt-ma.[2][3] Ông là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" (engaged Buddhism) trong cuốn sách Vietnam: Lotus in a Sea of Fire của ông.[4]

Thích Nhất Hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, trong số đó hơn 40 cuốn bằng tiếng Anh. Ông là người vận động cho phong trào hòa bình, với các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn.[5]

Tiểu sử

Thích Nhất Hạnh có tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm 1926 tại Thừa Thiên (miền Trung Việt Nam). Vào năm 16 tuổi ông xuất gia ở chùa Từ Hiếu gần Huế, nơi ông thọ giáo với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật.[6][7][8] Tốt nghiệp Phật học Viện Báo Quốc, Huế,[9] Thích Nhất Hạnh tu học thiền theo trường phái Đại thừa của Phật giáo và chính thức trở thành một nhà sư vào năm 1949. Thích Nhất Hạnh lúc đó được công nhận là một thiền sư và là lãnh đạo tinh thần của chùa Từ Hiếu cùng các tu viện liên quan khác.[10] Ông là tổ của nhánh Từ Hiếu đời thứ 8, dòng Liễu Quán, đời thứ 42 của thiền phái Lâm Tế (Lin Chi Chan 臨濟禪, hay Rinzai Zen trong tiếng Nhật)[6].

Vào ngày 1 tháng 5 năm 1966 tại chùa Từ Hiếu, Thiền sư Chân Thật trao ấn khả cho Thích Nhất Hạnh để từ đây ông trở thành một thiền sư (thầy dạy về thiền).[6] Thích Nhất Hạnh đã phối hợp kiến thức của ông về nhiều trường phái thiền khác nhau cùng với các phương pháp từ truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ, những nhận thức sâu sắc từ Phật giáo Đại thừa, và các phát kiến của ngành tâm lý học đương đại phương Tây để tạo thành cách tiếp cận hiện đại của ông đối với thiền. Ông đã trở thành một người có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của Phật giáo phương Tây.

Hoạt động

Thích Nhất Hạnh, 2007

Thiền viện Lộc Uyển tại Nam California
Năm 1956, Thích Nhất Hạnh là Tổng biên tập của Phật giáo Việt Nam, tờ báo của Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Vào thập niên 1960, ông thành lập Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội (School of Youth for Social Services - SYSS) ở Sài Gòn, một tổ chức từ thiện xây dựng lại các làng bị bỏ bom, xây dựng trường học và các trạm xá, và giúp các gia đình bị trở thành vô gia cư trong Chiến tranh Việt Nam[11]. Ông cũng là một trong những người thành lập Viện Đại học Vạn Hạnh và Nhà xuất bản Lá Bối. Viện Đại học Vạn Hạnh trở thành một viện đại học tư thục danh tiếng tập trung các nghiên cứu về Phật giáo, văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam. Thiền sư Nhất Hạnh dạy giáo lý Phật giáo và Bát-nhã-ba-la-mật-đa (Prajnaparamita). Trong một buổi gặp mặt vào tháng 4 năm 1965, đoàn sinh viên Vạn Hạnh đưa ra thông điệp "lời kêu gọi vì hoà bình". Nội dung chính của lời kêu gọi là "đã đến lúc hai miền Bắc-Nam của Việt Nam họp lại để tìm một giải pháp chấm dứt chiến tranh và đem lại cho mọi người Việt Nam cuộc sống hoà bình với lòng tôn trọng lẫn nhau".

Thích Nhất Hạnh đã đến Hoa Kỳ nhiều lần để diễn thuyết và giảng dạy về Phật giáo tại Viện Đại học Princeton[12] và Viện Đại học Cornell[12], và sau này giảng dạy tại Viện Đại học Columbia. Ông kêu gọi Martin Luther King, Jr. công khai chống lại Chiến tranh Việt Nam, và thuyết giảng với nhiều người và nhiều nhóm về hòa bình. Vào năm 1967, King đề cử ông cho Giải Nobel Hòa bình[13]. Thích Nhất Hạnh dẫn đầu phái đoàn Phật giáo đến Đàm phán hòa bình Paris. Là một trong những người thầy về Phật giáo ở phương Tây, những lời dạy và các phương pháp thực hành của Thích Nhất Hạnh thu hút nhiều người đến từ các quan điểm về tôn giáo, tâm linh và chính trị khác nhau. Ông đưa ra cách thực hành "chánh niệm" (sự lưu tâm đúng đắn - Pali: Sati; Sanskrit:smṛti स्मृति; tiếng Anh: mindfulness), thường được điều chỉnh cho phù hợp với văn hóa phương Tây[14].

Năm 1966, Thích Nhất Hạnh lập ra Dòng tu Tiếp Hiện ("Tiếp" có nghĩa tiếp xúc, tiếp nhận, "Hiện'" có nghĩa thực hiện; tiếng Anh:The Order of Interbeing, tiếng Pháp: L’ordre de l’interêtre), và thiết lập các trung tâm thực hành, các thiền viện khắp trên thế giới. Nơi cư ngụ của ông là Tu viện Làng Mai ở vùng Dordogne thuộc miền Nam nước Pháp[15]. Ông du hành khắp thế giới thuyết giảng và tổ chức các khóa tu thiền. Sau nhiều năm không được phép quay về Việt Nam, ông được về lần đầu tiên vào năm 2005[16]. Nhất Hạnh vẫn tiếp tục các hoạt động vận động vì hòa bình. Ông đã tổ chức các khóa tu thiền cho người Israel và người Palestine, khuyến khích họ lắng nghe và học hỏi lẫn nhau; thuyết giảng kêu gọi các nước đang tham chiến hãy đình chiến và đi tìm giải pháp bất bạo động cho các mâu thuẫn của họ[17]; và tổ chức diễu hành hòa bình ở Los Angeles vào năm 2005 được tham dự bởi hàng ngàn người.[18]

Năm 1973 khi hiệp định Paris được ký kết, ông bị cấm về Việt Nam và ở lại Pháp từ đó đến nay.

Trong các năm 1976-1977, Thích Nhất Hạnh đã nỗ lực để giúp giải cứu thuyền nhân Việt Nam trong vịnh Thái Lan. Sau đó ông đã phải ngừng việc này do áp lực từ các chính phủ Thái Lan và Singapore.[19]

Sau 1975


Thích Nhất Hạnh tại Việt Nam, 2007
Từ 12 tháng 1 đến 11 tháng 4 năm 2005, Thích Nhất Hạnh quay về Việt Nam sau một loạt các thương lượng cho phép ông thuyết giảng, một số sách của ông được xuất bản bằng tiếng Việt, và cho phép 100 tăng ni và 90 thành viên khác của dòng tu theo ông đi khắp đất nước, bao gồm cả chuyến quay về ngôi chùa ông xuất gia, chùa Từ Hiếu ở Huế[16][20].

Năm 2007, ông cùng phái đoàn Phật giáo quốc tế thuộc tăng thân Làng Mai trở về Việt Nam với lịch trình từ ngày 20 tháng 2 (mùng 4 Tết) đến ngày 9 tháng 5, mục đích tổ chức các khóa tu, các buổi pháp thoại, gặp gỡ các tăng ni phật tử ba miền[21]. Đầu năm 2007, với sự đồng ý của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ông tổ chức ba trai đàn chẩn tế lớn tại ba miền Việt Nam gọi là "Đại trai đàn Chẩn tế Giải oan" cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho tất cả những ai đã từng gánh chịu hậu quả khắc nghiệt của cuộc chiến tranh, dù đã qua đời hay còn tại thế, không phân biệt tôn giáo, chính trị, chủng tộc.[22]

Thích nhất hạnh ebook Danh Sách 80 Sách.mobi


43 Công Án Của Trần Thái Tông
Am Mây Ngủ
An Lạc Từng Bước Chân
An Trú Trong Hiện Tại
Bàn Tay Cũng Là Hoa
Bồ Tát Tại Gia, Bồ Tát Xuất Gia
Bông Hồng Cài Áo
Bước Tới Thảnh Thơi
Bụt Là Hình Hài, Bụt Là Tâm Thức
Chỉ Nam Thiền Tập Dành Cho Người Trẻ
Cho Đất Nước Đi Lên
Cho Đất Nước Mở Ra
Con Đã Có Đường Đi
Con Đường Chuyển Hóa
Con Sử Tử Vàng Của Thầy Pháp Tạng
Cửa Tùng Đôi Cánh Gài
Đạo Bụt Nguyên Chất
Đạo Phật Áp Dụng Vào Đời Sống Hằng Ngày
Đạo Phật Của Tuổi Trẻ
Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời
Đạo Phật Hiện Đại Hóa
Đạo Phật Ngày Nay
Đạo Phật Qua Nhận Thức Mới
Để Có Một Tương Lai
Để Hiểu Đạo Phật
Đường Xưa Mây Trắng
Duy Biểu Học
Giận
Giới Tiếp Hiện
Hạnh Phúc Mộng Và Thực
Hiệu Lực Cầu Nguyện
Hoa Sen Trong Biển Lửa
Hơi Thở Nuôi Dưỡng Và Trị Liệu
Hướng Đi Của Đạo Bụt Cho Hòa Bình Và Môi Sinh
Hương Vị Của Đất
Im Lặng Sấm Sét
Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi
Kinh Kim Cương – Gươm Báu Cắt Đứt Phiền Não
Kinh Người Áo Trắng
Kinh Pháp Ấn
Kinh Quán Niệm Hơi Thở
Nẻo Vào Thiền Học
Nẻo Về Của Ý
Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn
Người Vô Sự
Nhật Tụng Thiền Môn
Nói Với Tuổi Hai Mươi
Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức
Quyền Lực Đích Thực
Sám Pháp Địa Xúc
Sen Búp Từng Cánh Hé
Sen Nở Trời Phương Ngoại
Sống Chung An Lạc
Sự Tích Quan Âm Hương Tích
Sự Tích Quan Âm Thị Kính
Thả Một Bè Lau
Thiền – Chất Liệu Nuôi Dưỡng Và Chuyển Hóa
Thiền Hành Yếu Chỉ
Thiền Sư Tăng Hội
Thiền Tập Cho Người Bận Rộn
Thiết Lập Tịnh Độ
Thơ Từng Ôm Và Mặt Trời Từng Hạt
Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy
Tiếp Xúc Với Sự Sống
Tình Người
Tố Thiều Lan
Trái Tim Của Bụt
Trái Tim Của Hiểu Biết
Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ
Trái Tim Mặt Trời
Truyện Kiều Văn Xuôi Dành Cho Người Trẻ
Từng Bước Nở Văn Sen
Tùng Bưởi Hồng
Tuổi Trẻ Tình Yêu Lý Tưởng
Tương Lai Thiền Học Việt Nam
Tương Lai Văn Hóa Việt Nam
Tý – Chiếc Lá Ổi Non, Cây Tre Triệu Đốt
Ước Hẹn Với Sự Sống
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận
Vương Quốc Của Những Người Khùng




1.2.18

Mùi Hương tác giả Patrick Süskind

Phanblogs Mùi hương: Chuyện một kẻ giết người (tiếng Đức: Das Parfum: Die Geschichte eines Mörders) là tên tiểu thuyết đầu tay của Patrick Süskind xuất bản lần đầu tại Đức năm 1985. Truyện xoay quanh Jean-Baptiste Grenouille, một người học nghề nước hoa sống tại Pháp vào thế kỷ 18, cùng chuyến hành trình đi tìm mùi hương tối thượng, tinh khiết nhất từ các trinh nữ, những người sẽ bị Grenouille truy sát.



Mùi Hương tác giả Patrick Süskind.txt


Mùi Hương tác giả Patrick Süskind.pdf


Mùi Hương tác giả Patrick Süskind.doc


Đối với thằng nhỏ Grenouille thì cơ sở của Madame Gaillard là một phúc lớn. Có lẽ nó không thể sống ở một nơi khác. Nhưng ở đây, nơi người đàn bà ít phần hồn này, nó mau lớn. Cơ thể nó dẻo dai. Ai sống sót khi sinh ra trong bãi rác như nó thì không dễ bị tống khỏi cái thế giới này. Nó có thể ăn chỉ có cháo loãng ngày này qua ngày khác, nó chịu nổi thứ sữa loãng nhất cũng như rau thối và thịt ôi. Thời thơ ấu của nó qua được cái bệnh sởi, bệnh lị, bệnh tả, ngã xuống giếng sâu sáu mét và ngực bị phỏng nước sôi mà không chết. Tuy phải mang thẹo, da bị lở và đóng vẩy, thêm một cái chân bị tật nhẹ khiến phải đi cà nhắc nhưng nó sống. Nó dai dẳng như một con vi khuẩn dã quá quen thuốc và không đòi hỏi gì nhiều như một con bọ chét lặng lẽ ẩn trên cây, sống chỉ với một chút xíu máu hút được từ nhiều năm trước.
Nó chỉ cần một chút tối thiểu thức ăn và quần áo. Còng chẳng cần gì cho phần hồn cả. Sự che chở, môi quan tâm, sự dịu dàng, tình yêu, những tình cảm mà người ta gọi bằng đủ thứ tên và cho rằng một đứa bé nhất thiêt phải có, thì với thằng nhỏ Grenouille là hoàn toàn không cần thiết. Hay đúng hơn có vẻ như tự nó không cần những thứ ấy để mà có thể sống sót được ngay từ đầu. Tiếng khóc khi nó chào đời, tiếng khóc vang ra từ dưới gầm bàn để được chú ý đến và đã đưa mẹ nó đến nơi hành quyết, không phải là tiếng khóc bản năng đòi được được sự thương xót hay tình yêu.
Đó là tiếng khóc đã được cân nhắc, có thể nói là đã được cân nhắc chín chắn, qua đó đứa trẻ sơ sinh đã quyết định chống lại tình yêu, vì cuộc sống. Trong hoàn cảnh lúc ấy chọn cái sau là phải bỏ cái trước chứ nếu đòi hỏi cả hai thì chắc chắn nó sẽ chết khốn khổ ngay. Tất nhiên lúc ấy nó vẫn có thể chọn cái khả năng thứ hai, tức là không khóc và đi thẳng từ cửa sinh sang cửa tử mà không cần phải đi vòng qua cuộc sống, như thế nó sẽ bớt cho thế giới và cho bản thân không ít phiền lụy. Để từ giã cõi đời khiêm nhường như thế cần phải có đôi chút tối thiểu lòng tốt bẩm sinh nhưng Grenouille lại không có. Ngay từ đầu nó đã là một đứa khả ố. Nó quyết định chọn cuộc sống chỉ vì ngang ngạnh và độc ác.
Tất nhiên là nó không quyết định giống như người lớn, ít nhiều dùng đến lý trí và kinh nghiệm để chọn lựa giữa các khả năng. Nó quyết định giống như cây cỏ, như một hạt đậu rơi vãi tự quyết định nảy mầm hay không.
Hay giống như con bọ chét nọ trên cây mà cuộc đời không mời chào gì hơn là giấc ngủ đông triền miên. Cái con bọ chét nhỏ bé ghê tởm ấy cuộn cái thân màu xám chì thành hình cầu để thu diện tích tiếp xúc với bên ngoài đến mức nhỏ nhất, nó làm cho da nhẵn và khô cứng để không toả gì ra cả, dù chỉ một chút mồ hôi. Nó hết sức thu nhỏ mình kín đáo để không ai thấy và xéo chết nó. Con bọ chét cô đơn thu mình nằm cuộn trên cây, mù, câm và điếc, chỉ lo đánh hơi, đánh hơi suốt năm, hàng dặm xa, mùi máu của những con vật mà nó không bao giờ tự sức bò tới nổi. Con bọ chét có thể để tự rơi mình xuống chứ. Nó có thể để rơi trên đất rừng, bò bằng sáu cái cẳng nhỏ xíu vài milimét tới chỗ này chỗ nọ rồi rúc xuống dưới lá nằm chờ chết chứ, và lạy Chúa, chẳng có gì đáng tiếc cả. Nhưng con bọ chét ngang ngạnh, ngoan cố và ghê tởm cứ co mình lại trên cây, sống và chờ đợi. Chờ cho đến khi mà hết sức ngẫu nhiên, máu, dưới dạng một con vật, tới ngay dưới gốc cây. Chỉ khi ấy nó mới không còn thận trọng, buông mình xuống, bấu, xoi và cắn vào thịt con vật lạ…
Thằng bé Grenouille là một con bọ chét như thế. Nó sống khép kín và chờ thời. Nó chẳng cho thế giới cái gì khác ngoài phân, không cười mỉm, không khóc, không ánh mắt và không cả mùi của chính nó. Gặp phải người phụ nữ khác thì cái đứa nhỏ quái dị này đã bị tống cổ đi rồi. Madame Gaillard không thế. Bà không ngửi ra được rằng nó không có mùi và cũng không hề chờ đợi một sự xúc động trong tâm hồn nó vì chính tâm hồn bà đã bị khoá chặt.