Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích nhất hạnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích nhất hạnh. Hiển thị tất cả bài đăng

24.8.23

CHÁNH PHÁP CÒN PHẢI BỎ ĐI, HUỐNG NỮA LÀ PHI PHÁP

CHÁNH PHÁP CÒN PHẢI BỎ ĐI, HUỐNG NỮA LÀ PHI PHÁP

CHÁNH PHÁP CÒN PHẢI BỎ ĐI, HUỐNG NỮA LÀ PHI PHÁP



Mùa Đông năm ấy trong khi Bụt nhập thất gần giảng đường Trùng Các ở Vesali, có mấy vị khất sĩ rủ nhau tự sát ngay trong tu viện. 
Sau thời hạn nhập thất Bụt được báo tin này. Người hỏi nguyên do. Các thầy trả lời là các vị khất sĩ ấy vì quán sát tính vô thường và tàn hoại của thân thể cho nên đã sinh lòng chán ghét thân thể và không muốn sống nữa. Bụt cho triệu tập tất cả các vị khất sĩ trong tu viện lại. Người nói:
– Các vị khất sĩ, quán vô thường là để thấy được tự tính chân thực của vạn pháp và đừng bị vạn pháp thao túng và làm cho khổ đau. Quán tính tàn hoại của thân thể cũng có mục đích ấy. Người ta không đạt tới giải thoát và tự do bằng cách trốn chạy vạn pháp. Người ta chỉ đạt tới giải thoát và tự do bằng cách thấy được thực tính của vạn pháp. Có một vài người trong quý vị đã không hiểu được điều đó và đã tìm con đường dại dột của sự trốn chạy và đã phạm vào giới sát.
Này các vị! Người giải thoát là người không kẹt vào sự tham đắm mà cũng không kẹt vào chán ghét. Tham đắm và chán ghét đều là những sợi dây ràng buộc. Người tự do là người vượt thoát cả tham đắm lẫn chán ghét. Do sự vượt thoát đó, người ấy an trú trong tịnh lạc. Niềm hạnh phúc của người đó không thể nào đo lường được. Những cố chấp về vô thường và vô ngã cũng không có mặt nơi người ấy. Này các vị khất sĩ! Các vị hãy học và hành theo giáo lý tôi dạy một cách thông minh và trong tinh thần phá chấp.
Về lại Savatthi, Bụt lại có dịp dạy các vị khất sĩ thêm về vấn đề phá chấp. Tại Savatthi có một vị khất sĩ tên là Arittha cũng đã vì không hiểu được chân ý của lời Bụt dạy mà bị kẹt vào những cố chấp.
Trước đại chúng các vị khất sĩ tại tu viện Jetavana, Bụt dạy:
– Hiểu giáo pháp một cách sai lạc, người ta có thể đi vào cố chấp, từ cố chấp người ta đi sâu vào sai lầm, gây đau khổ cho mình và cho người.
Này các vị! Hãy nghe, hiểu và hành giáo pháp một cách thông minh. Như thế giáo pháp mới đưa đến một lợi ích thiết thực. Một người bắt rắn giỏi biết cách dùng một cái cây có nạng và chận vào phía cổ của con rắn và cuối cùng nắm bắt được rắn ở chỗ cổ của nó. Nếu không biết bắt rắn mà nắm lấy rắn ở lưng hay ở đuôi thì người có thể bị rắn quay lại cắn tay. Học hỏi giáo lý, cũng phải học hỏi thông minh như là bắt rắn vậy.
Này các vị! Giáo lý là phương tiện chỉ bày chân lý, đừng chấp phương tiện là chân lý. Ngón tay chỉ mặt trăng không phải là mặt trăng. Không có ngón tay ấy thì quý vị không biết hướng của mặt trăng, nhưng nếu quý vị nhận lầm ngón tay là mặt trăng, thì vĩnh viễn quý vị không thấy được mặt trăng.
Giáo lý là chiếc bè đưa người sang sông. Chiếc bè rất cần thiết, nhưng chiếc bè không phải là bờ bên kia. Một người thông minh khi sang tới bờ bên kia rồi không bao giờ dại dột đội chiếc bè lên đầu mà đi. Này quý vị! Giáo pháp tôi dạy là chiếc bè đưa quý vị vượt qua bờ sinh tử. Quý vị phải sử dụng chiếc bè để qua bờ sinh tử mà không nên nắm giữ chiếc bè. Quý vị cần hiểu rõ ví dụ này để đừng bị kẹt vào giáo pháp, để có khả năng buông bỏ được giáo pháp. Này quý vị! Giáo pháp còn cần được buông, huống hồ là giáo pháp hiểu sai. Giáo pháp hiểu sai không phải là giáo pháp.
Này quý vị, tất cả những giáo pháp mà quý vị đã học như Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Tứ niệm xứ, Thất giác chi, vô thường, vô ngã, khổ, không, vô tướng, vô tác… tất cả những giáo pháp quý vị phải học hỏi và thực tập một cách thông minh và khôn khéo. Hãy sử dụng những giáo pháp ấy để đi tới giải thoát, nhưng đừng bị kẹt vào những giáo pháp ấy.

Đường xưa mây trắng. Chương 57 -HT Thích Nhất Hạnh
Ghi chú: 128




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

7.12.20

CHUYỆN VỀ SỰ CHỮA LÀNH TÁC GIẢ THÍCH NHẤT HẠNH

CHUYỆN VỀ SỰ CHỮA LÀNH - TÁC GIẢ THÍCH NHẤT HẠNH.( trích TÁC PHẨM KHÔNG SINH KHÔNG DIỆT ĐỪNG SỢ HÃI.)

 
Sóng là nước
Khi bạn nhìn trên mặt biển, bạn thấy các đợt sóng lên xuống nhấp nhô. Bạn có thể mô tả sóng này cao, sóng kia thấp, sóng lớn hay nhỏ, sóng mạnh hay yếu và sóng đẹp hay không đẹp. Bạn có thể mô tả sóng lúc bắt đầu, lúc chấm dứt, sóng được sinh ra và sóng bị hoại diệt. Giống như trong tích môn hay trong bình diện tương đối, chúng ta quan tâm tới sinh-diệt, mạnh-yếu, đẹp-xấu, bắt đầu và chấm dứt... của mọi sự vật.
CHUYỆN VỀ SỰ CHỮA LÀNH TÁC GIẢ THÍCH NHẤT HẠNH 



Nhìn sâu, chúng ta thấy sóng đồng thời cũng là nước. Một lọn sóng hình như muốn đi tìm bản thể của nó. Nó có thể đau khổ vì rối ren. Ngọn sóng có thể nói: “tôi không lớn bằng các ngọn sóng kia,” “tôi bị đàn áp,” “tôi không đẹp bằng các sóng khác,” ”tôi sinh ra đời và tôi sẽ chết đi.” Ngọn sóng có thể đau khổ vì các ý nghĩ đó. Nhưng nếu sóng uốn mình xuống để tiếp xúc với bản chất của nó thì nó sẽ thấy nó cũng là nước. Sự sợ hãi và rối ren của sóng sẽ biến mất.
Nước không bị ràng buộc bởi sự sinh diệt của sóng. Nước được tự do không sợ cao hay thấp, đẹp hay xấu. Khi nói về các tiếng cao-thấp, đẹp-xấu, đó chỉ là những từ ngữ nói về sóng. Đối với nước, những từ ngữ đó vô giá trị.



Bản chất thật sự của chúng ta có tính cách vô sinh bất diệt. Chúng ta không cần phải đi đâu mới tiếp xúc được bản chất chân thực của mình. Sóng không cần đi tìm nước vì chính nó là nước. Chúng ta không cần đi tìm Thượng đế hay Niết bàn, hay bản chất tuyệt đối, vì chúng ta là Niết bàn, là Thượng đế.
Bạn chính là điều bạn đi tìm. Bạn chính là thứ bạn đang muốn trở thành. Bạn có thể nói với sóng: “Sóng ơi, con chính là nước rồi, con không cần đi đâu để tìm nước nữa. Bản chất của con chính là bản chất không phân biệt, không sống chết, không có cũng không không.”
Hãy thực tập như sóng. Hãy kiên trì nhìn sâu vào chính mình và nhận biết rằng bản thể của bạn là vô sinh bất diệt. Bạn sẽ đạt tới tự do và vô úy bằng cách này. Phương pháp thực tập này giúp chúng ta sống không sợ hãi và chết một cách bình an, không hối tiếc.

3.7.19

Mê ngộ cảnh Cửa tùng đôi cánh gài tác giả Thích Nhất Hạnh

Cửa tùng đôi cánh gài tác giả Thích Nhất Hạnh


Khi chàng dũng sĩ về đến chân núi thì trăng cũng vừa lên. Trăng mười chín soi sáng cảnh núi rừng cô tịch. Ánh trăng nhấp nháy đùa giỡn trên lá câỵ Đêm thu mát lạnh. Cảnh vật hình như không có gì đổi thay sau bảy năm xa cách. Cảnh vật tuy không xa lạ, nhưng cũng không thân mật chào đón người cũ từ phương lạ trở về. Chàng dũng sĩ dừng lại ở chân núi, nhìn lên.
Mê ngộ cảnh Cửa tùng đôi cánh gài tác giả Thích Nhất Hạnh
Mê ngộ cảnh Cửa tùng đôi cánh gài tác giả Thích Nhất Hạnh

Trước mặt chàng, con đường mòn lên núi đã bị đôi cánh cửa tùng khép chặt. Chàng đưa tay cố đẩỵ Nhưng hai cánh cửa kiên cố vẫn im lìm không lay chuyển dưới sức mạnh của đôi cánh tay chàng. Chàng lấy làm lạ. Ngày xưa chẳng bao giờ sư phụ chàng lại cho đóng chặt cửa lên núi như thế nàỵ Chỉ có một con đường đưa tới am sư phụ mà thôi, nhưng bây giờ lại bị đóng chặt. Hớn hở chàng vỗ tay vào đốc kiếm, phi thân nhảy qua, nhưng chàng không nhảy qua khỏi. Một mãnh lực gì níu lấy thân chàng trở lại, khiến chàng không cất mình lên khỏi hai cánh cửa tùng. Chàng rút gươm định chém rời cánh cửa, nhưng khi chạm tới cánh cửa, lưỡi gươm văng trở lại như vừa chạm vào thép cứng. Chàng chùn tay, đưa lưỡi gươm lên nhìn. Lưỡi thép sáng loáng dưới ánh trăng. Cánh cửa tùng rắn quá, và hình như đã thu nhận thần lực của sư phụ chàng, nên đã đóng kín đường mòn lại một cách hết sức vững chãi. Chàng thở dài cho gươm vào vỏ rồi ngồi phịch xuống tấm đá lớn gần bên, ôm đầu nghĩ ngợi. Bảy năm về trước, chàng còn nhớ rõ khi chàng xuống núi, sư phụ chàng đã lặng lẽ nhìn chàng một hồi lâu, không nói năng gì. Cái nhìn của Người tuy dịu dàng nhưng có lẫn đôi chút xót thương. Chàng đã cúi đầu im lặng trước đôi mắt dịu hiền và cái nhìn bao dung của sư phụ. Hồi lâu Người mới thong thả bảo chàng:

-“Ta không thể giữ con ở mãi bên ta. Thế nào con cũng phải xuống núi để hành đạo, để cứu người và giúp đời. Ta cho rằng con có thể ở lại cùng ta trong một thời gian nữa trước khi con rời ta xuống núi. Nay con đã muốn xuống thì con cứ xuống. Nhưng con ạ, ta mong con nhớ những điều ta dặn khi con đã đi vào cuộc sống đồng sự và lợi hành.” Rồi Người cặn kẽ dặn chàng về những điều chàng nên tránh, và về những điều chàng nên làm. Sau hết, Người từ tốn và dịu dàng để tay trên vai chàng:

– “Con phải nhớ những tiêu chuẩn hành động mà ta đã truyền thọ cho con trong năm sáu năm trời học tập. Chớ bao giờ làm một việc gì có thể gây khổ đau cho mình và cho kẻ khác, trong hiện tại cũng như trong tương lai. Hãy tiến bước mạnh dạn trên con đường mà con chắc có thể đưa con và mọi người về nơi giác ngộ. Nên nhớ muôn đời những tiêu chuẩn khổ vui và mê ngộ mà hành Đạo, độ Đời. “Thanh bảo kiếm mà ta đã trao cho con, con hãy sử dụng nó để diệt trừ ma chướng. Hãy xem đó như lưỡi gươm trí tuệ nơi tâm con sẽ dùng để hàng phục mê chướng và si vọng. Nhưng để giúp con, ta cho con thêm một bảo bối này để con có thể thành tựu công quả một cách dễ dàng.”

Người thong thả lấy trong tay áo ra một chiếc kính nhỏ và đưa cho chàng: “Đây là Mê Ngộ Cảnh. Tấm kính này sẽ giúp con biết rõ thiện ác, chính tà. Có người gọi nó là kính chiếu yêu, bởi vì qua tấm kính này, con có thể thấy được nguyên hình của loài yêu quái.”

Chàng nhận bảo kính và cảm động đến nỗi nói không nên lời. Tờ mờ sáng hôm sau, chàng lên bái biệt sư phụ xuống núi. Người tiễn chàng xuống tận dòng Hổ Khê và thầy trò từ biệt nhau trong tiếng suối róc rách chảỵ Sư phụ đặt bàn tay hiền dịu trên vai chàng nhìn thẳng vào cặp mắt chàng. Và nhìn theo chàng dũng sĩ ra đi. Người còn dặn theo: “Nhớ không con, nghèo khổ không thay đổi, vũ lực không khuất phục, giàu sang không mờ ám nhé. Ta ở đây đợi ngày con mang đạt nguyện trở về.”

Chàng nhớ lại những ngày đầu tiên xuống núi tiếp xúc với cuộc đời. Chàng đã gặp trên con đường hành đạo bao bộ mặt khác nhau của con người, đã dùng bảo kiếm và mê ngộ cảnh của sư phụ chàng một cách có hiệu quả. Chàng còn nhớ có một lần kia, trên con đường hành đạo, chàng gặp một vị đạo sĩ tay cầm phất trần, đi lại gần chàng và mời chàng về động để bàn tính công việc giúp đời. Đạo sĩ tỏ ra rất hăng hái với việc cứu nhân độ thế và giúp ích mọi loài. Ban đầu, chàng say sưa nghe theo lời đạo sĩ.

Nhưng trong lúc tiếp xúc với vị đạo sĩ, chàng nhận thấy người này có vẻ khả nghi. Chàng đưa tay rút mê ngộ cảnh ra chiếu. Trước mắt chàng, không phải là một đạo sĩ mà là một con yêu lớn có hai nanh dài, một cặp sừng trên trán và hai con mắt xanh lè đổ lửa. Chàng vội nhảy lui lại và rút bảo kiếm chém. Yêu quái cố sức kháng cự, nhưng cuối cùng, chàng thắng, và yêu quái hiện nguyên hình quỳ dưới chân chàng xin dung toàn tánh mạng. Chàng bằng lòng tha tội nhưng buộc yêu quái phải trân trọng hứa lui về tu luyện để thoát xác thành người mà không được trá hình đạo sĩ để lừa bịp và tìm cách nuốt sống những kẻ khờ dại dễ tin.

Một lần khác, chàng gặp một vị đường quan, rất có dáng dấp một bậc cha mẹ dân. Vị đường quan râu dài bạc phơ, hứa sẽ trọng dụng chàng và đã chịu khó thức suốt một đêm để bàn với chàng về những điều chánh trị ích quốc lợi dân. Vị đường quan đã tỏ ra mình là một người thiết tha đến hạnh phúc muôn dân, nhưng khi đưa mê ngộ cảnh lên, chàng hoảng hốt nhận đó là một con heo khổng lồ với cặp mắt háu đói, thèm khát, vô cùng khủng khiếp. Chàng đứng dậy rút gươm chém. Yêu quái bỏ chạy nhưng chàng đã nhảy ra đứng chận giữa cửa công đường và hét bảo nó hiện nguyên hình. Con heo kinh khiếp hiện hình quỳ dưới chân chàng cầu xin tha tội và hứa sẽ về tu luyện tinh tấn, thoát xác biếng lười, không còn dám trá hình để rúc rỉa xương thịt người dân vô tội.

Có một hôm, đi ngang qua chợ, chàng thấy thiên hạ già trẻ trai gái xúm quanh ngôi hàng sách. Người đang bày bán sách và tranh cho mọi người là một cô gái mặt hoa da phấn, trên miệng luôn luôn sẵn có một nụ cười. Thiên hạ trầm trồ khen ngợi tranh vẽ và thi nhau mua sách. Bên cạnh cô ta lại có một cô gái khác, cũng mặt hoa da phấn, tay ôm đàn, miệng cất tiếng hát khiến mọi người đã mua sách phải mê mẫn tâm thần không muốn ra khỏi cửa hàng. Thật là một cảnh thái bình nên thơ. Chàng cũng ngây ngất đứng nghe, và cuối cùng chàng lại gần cầm lên một bức họa. Màu sắc làm chàng choáng ngợp, nhưng qua nội dung chàng thấy thoáng gợn trong tâm linh một ít nghi ngờ. Đưa mê ngộ cảnh lên nhìn, chàng hốt hoảng thấy nguyên hình hai con rắn độc, phun nọc phè phè. Chàng vội gạt mọi người ra, rút bảo kiếm, quát lên: Nghiệt súc! đừng phun nọc độc hại người. Mọi người chạy tán loạn. Hai con rắn độc văng mình tới. Nhưng trước thần lực của lưỡi bảo kiếm, cuối cùng đành phải khoanh tròn dưới gối chàng van xin thứ tội. Chàng dùng bảo kiếm cắt đứt nọc độc, đốt cháy cửa hàng và tha cho yêu súc, buộc cả hai phải hứa trở về núi tu luyện cho thoát kiếp ngậm nọc phun người. Cứ thế, chàng đã sử dụng bảo kiếm và mê ngộ cảnh theo đúng lời sư phụ dặn để cứu người và giúp đời.

Chàng đã sống miệt mài với nhiệm vụ. Đã từ lâu chàng vẫn tự cho rằng chàng là người dũng sĩ cần thiết cho cuộc đời. Cuộc đời không thể vắng bóng chàng. Chàng đã trà trộn trong cuộc sống, có khi thành công, nhưng cũng nhiều khi thất bại. Đối diện với cuộc sống đầy mưu mô gian trá, nhiều lúc chàng phải uốn mình, linh động theo hoàn cảnh để chinh phục và chiến thắng. Có lúc chàng say sưa miệt mài trong công việc. Chàng cảm thấy thích thú khi hành động. Có khi chàng say mê quên cả ăn cả nghỉ, vì một sự theo đuổi mà chàng cảm thấy vì vui thích mà thực hiện hơn là ý thức rằng mình cần hoạt động để mà phụng sự. Thời gian trôi cứ như thế cho đến bảy năm. Một hôm trong lúc ngồi nghỉ bên một dòng sông, nhìn dòng nước lặng lẽ trôi, chàng giật mình thấy đã từ lâu, gần hai năm nay, chàng không dùng đến mê ngộ cảnh. Chàng không dùng, không phải là chàng quên rằng mình có mê ngộ cảnh, mà chỉ vì chàng thấy không thích dùng. Chàng nhớ lại trước đây đã có một thời chàng dùng mê ngộ cảnh một cách miễn cưỡng. Chàng nhớ lại những ngày mới xuống núi ấy, chàng đã chiến đấu rất hăng hái khi thấy nguyên hình những yêu quái xuất hiện trên mê ngộ cảnh. Chàng cũng cảm thấy hân hoan vô hạn khi soi thấy trên mê ngộ cảnh hình dáng các bậc hiền nhân. Nhưng trong thời gian trước đây, một cái gì khác lạ đã đến trong tâm hồn chàng, đến lúc nào chàng không nhận rõ. Chàng đã không thiết tha lắm khi nhìn thấy hình bóng một bậc hiền nhân, mà cũng không giận dữ lắm khi thấy một bóng hình yêu quái. Trong bóng hình yêu quái đó, đôi khi chàng lại nhận ra một vài nét hơi quen thuộc, và lưỡi bảo kiếm đã có thờ ơ khi có những bóng hình yêu quái xuất hiện trước kính thần.

Cho đến những ngày gần đây, chàng không dùng mê ngộ cảnh nữa. Chiếc kính vẫn nằm trong túi áo chàng, nhưng đã từ lâu không còn được sử dụng. Chàng lấy làm lạ và đã nói nhiều lần định quay về hỏi sư phụ. Nhưng đã ba tháng qua, bận bịu những gì không đâu, chàng chưa có thể trở về. Mãi cho đến hôm mười hai tháng tám trước đây, đi qua một rừng mai hoa nở, thấy sắc hoa trắng như tuyết lấp lánh dưới ánh trăng thu, nhớ đến những ngày thơ ấu bên rừng mai già học tập dưới chân thầy, chàng mới quyết định trở về. Đường về sao chàng thấy xa quá. Bảy ngày trèo non lặn suối mới về tới được chỗ cũ.

Nhưng đến chân núi thì trời đã tối. Trăng cũng vừa lên và hai cánh cửa tùng cũng đã khép chặt lối mòn. Chàng đành phải đợi. Buổi sáng, người sư đệ của chàng thế nào cũng phải xuống suối múc nước, và như vậy sẽ mở cửa cho chàng. Trăng đã lên tới quá đỉnh đầu, ánh trăng vằng vặc chiếu xuống rừng núi âm u. Trời càng về khuya càng lạnh. Chàng lại rút kiếm ra nhìn. Ánh trăng lại lấp lánh trên lưỡi kiếm. Chàng lại tra kiếm vào vỏ. Trên mặt chàng thoáng nét ưu tư sầu muộn. Chàng đứng dậỵ Trăng sáng quá. Núi rừng vẫn u tịch và lạnh lùng. Chàng ngồi xuống phiến đá chờ đợi. Quãng đời bảy năm qua lại trở về trong trí óc chàng. Trăng dần dần về phía núi xa. Ngàn sao lấp lánh linh động hơn, và cuối cùng bắt đầu mờ nhạt. Phương đông đã nhuộm dần ánh sáng mờ mờ.

Đường viền ngọn núi đã nổi dần trên vầng sáng nhạt. Bình minh sắp về. Chàng nghe tiếng lá khô xào xạc trên núi.Ngửng lên chàng thấy một bóng người mờ nhạt từ trên đi xuống. Chắc hẳn là người sư đệ của chàng. Trời đang tối quá chàng nhìn không rõ, chỉ thấy hình bóng.

Nhưng chắc chắn đó là người sư đệ, bởi vì tay có cầm tịnh bình. Chàng đứng dậỵ Bóng người tiến xuống và khi đến gần cánh cửa thì cũng vừa nhận ra được chàng dũng sĩ.

– “Đại huynh”

– Sư đệ! – Đại huynh về bao giờ thế ? – Ta về lúc trăng mới lên và phải đợi cả đêm dưới nàỵ. Tại sao sư phụ lại cho đóng bít lối lên như thế ? Người sư đệ mỉm cười đưa nhẹ tay mở cửa. Hai cánh cửa tùng bật ra một cách dễ dàng. Bước ra nắm lấy tay chàng và nhìn chàng tận mặt. -“Đại huynh ở một đêm giữa trời chắc lạnh lắm. Sương phủ ướt áo thế này mà, thôi để tiểu đệ phủi bớt cho. Trước kia đệ thường ở dưới núi hái rau nhặt củi và luôn tiện canh chừng người lên núi. Lâu lâu mới có một người lên núi. Nếu tiểu đệ thấy ai đáng lên hầu sư phụ thì tiểu đệ cho lên, nếu họ không đáng lên thì em lẫn tránh để cho họ lạc đường. Sư huynh biết rằng sư phụ không bao giờ muốn tiếp những người lên núi với tâm niệm không lành. Độ này tiểu đệ bận tập luyện luôn mà sư phụ cũng bận ngồi tĩnh tọa trong thạch động nên người dặn cho đệ khép cửa chắng ngang lối lên dưới này. Sư phụ có trao phép lạ khiến cho cửa tự động mở ra khi các bậc hiền nhân đến. Nhưng khi những kẻ phàm tục lên thì cửa cứ đóng chặt không thể nào vượt qua được. Nhất là khi kẻ ấy có yêu khí thì đừng mong lên núi.”

Chàng dũng sĩ cau mày:

“Nhưng không lẽ ta mà lại là yêu quái ? Sao cửa lại đóng chặt?”

Người sư đệ cười lớn: – “Vâng đại huynh sao lại là yêu quái được! Đệ cũng quên đi mất là tại sao cửa lại đóng. Nhưng bây giờ dù sao thì đại huynh cũng lên núi được rồi cơ mà, vì cửa đã mở. Nhưng đại huynh đợi em chút nhé. Để tiểu đệ xuống suối múc nước rồi cùng lên một thể. Hay đại huynh xuống suối với đệ cho vui. Cười lên chứ, đại huynh giận ai mà nét mặt trông khó đăm đăm như vậy.”

Hai anh em cười vang. Chàng dũng sĩ đi theo người sư đệ xuống suối. Mặt trời vẫn chưa lên, nhưng phương đông đã rạng. Hai người đã có thể nhìn rõ mặt nhau. Mặt suối lặng trong, in màu hồng của rạng đông. Bóng hai người đứng song song in hình trên mặt suối. Chàng dũng sĩ trong bộ võ phục hiên ngang, lưng đeo trường kiếm. Người sư đệ trong y phục tiểu đồng hòa nhã, tay cầm tịnh bình. Hai người cùng nhìn bóng mình in trên mặt nước mỉm cười. Một con bọ nước nhảy, làm mặt nước hồng gợn nhẹ và bóng hai người rung rung theo làn sóng nước gợn.

“Bóng chúng ta trên mặt nước đẹp quá nhỉ! Nếu bây giờ tiểu đệ múc nước thì sóng dậy và bóng tan mất. À này đại huynh “mê ngộ cảnh” sư phụ cho đại huynh còn giữ đó không?” Chàng dũng sĩ cho tay vào túi trả lời:

– Còn đây

– Tại sao chúng ta không đem ra chiếu hình chúng ta xem nào.

Chàng sực nhớ là từ lâu chàng chưa chiếu mê thử trước hình bóng mình. Chàng lấy kính thần ra, lau bụi vào vạt áo, chiếu trên mặt nước. Hai anh em châu đầu vào mặt kính.

Nhưng bỗng cả hai người cùng hét lên một tiếng kinh hoàng, khủng khiếp, và tiếp theo đó chàng dũng sĩ ngã quỵ trên bờ suối bất tỉnh. Tiếng thét kinh khủng làm chấn động cả núi rừng hoang dại. Một con nai đang uống nước phía trên dòng hoảng hốt đưa đầu lên nhìn, ngơ ngác kinh sợ. Người sư đệ vừa trông thấy trong kính thần, hình bóng của mình đứng bên cạnh hình bóng một con yêu to lớn với đôi mắt tối sâu như hai miệng giếng không đáy, hai chiếc răng dài quập sâu vào chiếc càm vuông, trên một khuôn mặt xám ngoẹt như gà cắt tiết.

Người sư đệ rùng mình dụi mắt nhìn lại, trên bờ suối đá xanh, chàng dũng sĩ vẫn nằm ngã lăn bất tỉnh, trên mặt vẫn còn in rõ nét kinh hoàng, đau khổ hiện hình một cách thảm hại trên con người đã từng xông pha lăn lộn bảy năm trong cuộc đời đầy cát bụi.

Người sư đệ đến ôm lấy chàng dũng sĩ và lấy nước suối vã vào mặt chàng. Vài phút sau, chàng tỉnh dậy, nét mặt vô cùng bi thảm. Hình bóng trên mê ngộ cảnh hiện ra bất ngờ quá và ý thức tự giác trong nháy mắt đã làm cho chàng ngã quỵ. Chàng đã mất hết nghị lực, mất hết sự sống. Tứ chi chàng rời rã, chàng không thể đứng dậy được nữa. Một chân quỵ xuống cát, người sư đệ dịu dàng nâng chàng ngồi dậỵ Nét thiểu não và khổ đau còn in rõ trên khuôn mặt chàng.

– “Thôi, đại huynh vui lên. Chúng ta sẽ lại lên núi”

Giọng nói của người sư đệ êm như một hơi gió thoảng, nhẹ như một tiếng thì thầm. Nhưng chàng lắc đầu một cách thất vọng. Chàng không còn muốn sống. Đau khổ đã làm chàng thảm não và tâm hồn chàng vừa bị tàn phá tang thương như mặt đất sau cơn phong vũ điên cuồng. Chàng không còn dám có ý tưởng lên núi để nhìn mặt sư phụ. Người sư đệ vuốt tóc chàng, an ủi: “Thầy thương anh lắm. Không sao đâu, đại huynh sẽ ở mãi bên thầy (vỗ về). Đại huynh sẽ sống bên em như những ngày xưa êm đẹp cũ (khóc). Em không ngờ bao nhiêu năm dưới núi đã tàn hại anh đến thế.”

Và người ta thấy trên con đường mòn cheo leo lên núi, bóng người sư đệ lần từng bước dìu chàng dũng sĩ trở lên động. Trời vẫn còn chưa sáng hẳn, bóng hai người in trên màn sương mỏng nhẹ của núi rừng buổi sáng. Tia nắng đầu tiên soi rõ dáng điệu thiểu não rời rã của chàng dũng sĩ bên cạnh dáng điệu diệu dàng từ hòa của người sư đệ. Mặt trời đã nhô khỏi đỉnh núi xa.

Cửa tùng đôi cánh gài tác giả Thích Nhất Hạnh .PDF



23.10.18

Nói với tuổi 20 tác giả Thích Nhất Hạnh

Phanblogs Nói với tuổi 20 tác giả Thích Nhất Hạnh

Nói với tuổi 20 tác giả Thích Nhất Hạnh
Nói với tuổi 20 tác giả Thích Nhất Hạnh
Tôi biết em sẽ còn tranh đấu. Tuổi trẻ không bao giờ chịu thua. Nhưng nếu muốn thành công, chúng ta không thể tự đốt cháy chúng ta bằng những thất vọng, những bất mãn, những đòi hỏi vô lý. Em không nên đòi hỏi, nhất là đòi hỏi hơi nhiều ở những người lớn.
Người lớn cũng chỉ là người, nghĩa là cũng bị buộc ràng trong những điều kiện của tình trạng hiện tại. Người lớn cũng đang vùng vẫy, cũng đang mắc kẹt như em vậy. Người lớn có khi còn tệ hơn em ở chỗ bản ngã đích thực của họ còn bị phong tỏa nhiều hơn, sự hồn nhiên cương trực và trong trắng của tâm hồn họ còn bị sứt mẻ và tiêu diệt một cách thảm hại hơn.
Đứng ở địa vị người lớn, họ có vẻ như là có thế có quyền lực hơn em, có thể làm được nhiều việc tốt đẹp hơn em. Và em oán trách họ chỉ vì em nghĩ rằng họ có quyền lực ấy mà họ không chịu làm, họ không chịu làm cho họ, cho đất nước họ, cho đàn con em của họ.
Kỳ thực đứng vào chỗ đứng của họ em mới thấy được rằng họ cũng lúng túng khó khăn không khác gì em. Họ có một mớ thẩm quyền nhưng họ chẳng làm gì được nhiều bởi vì họ bị ràng buộc nhiều hơn em và do đó cũng cảm thấy bất lực như em đã từng cảm thấy. Tôi thấy là các em không nên đòi hỏi ở họ, hoặc nếu có thì nên đòi hỏi họ một chút ít mà thôi.
Đừng nói cho họ nghe bổn phận của họ. Họ biết chán cái bổn phận ấy là gì rồi. Điều cần thiết là xét xem họ có đủ sức làm "bổn phận" ấy hay không. Em thử nghĩ xem họ đã có thể làm trọn được bổn phận của họ đối với họ không đã, đừng nói đến những bổn phận của họ đối với em. Họ cũng có những vấn đề ray rứt, khốn nạn của họ và họ có thể cũng đang vùng vẫy tuyệt vọng trong cái tình trạng của họ.
Hãy thương hại họ cũng như có lần em đã thương hại chính em. Thấy được hình dáng thực của họ em sẽ không còn đòi hỏi quá đáng ở họ, hy vọng quá đáng ở họ để rồi tiếp tục thất vọng và bất mãn vì họ. Đừng đòi hỏi, đừng thất vọng, đừng bất mãn: như thế em đã tiết kiệm được biết bao nhiêu năng lực của em rồi. Và bởi vậy tôi đã đề nghị với em là đừng tự thiêu đốt em vì những đòi hỏi, những thất vọng, những bất mãn vô ích, không cần thiết.

Đề mặc cho người lớn làm những việc người lớn trong khả năng người lớn. Em phải làm việc của em, trong khả năng tuổi trẻ của em. Những gì em thực hiện được trong phạm vi hoạt động của em, tôi biết, cũng có thể chuyển được tình thế và mở lối thoát cho cả người lớn nữa. Điều đó tôi tin chắc như tin chắc ở khả năng vô biên của tuổi trẻ.

Nói với tuổi 20 tác giả Thích Nhất Hạnh txt
Nói với tuổi 20 tác giả Thích Nhất Hạnh pdf
Nói với tuổi 20 tác giả Thích Nhất Hạnh doc

13.10.18

Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy. Tác giả Thích Nhất Hạnh

PhanblogsThương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy. Tác giả Thích Nhất Hạnh 

Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy. Tác giả Thích Nhất Hạnh
Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy. Tác giả Thích Nhất Hạnh

Người khổ có độc tố rất nhiều trong lòng và không thể nào tránh khỏi cái chuyện làm vung vãi những độc tố ấy lên những người xung quanh. Và dầu người ấy có làm những điều dữ dằn và sai quấy hay là nói những điều rất thất đức thì mục đích của người ấy cũng chỉ là tìm cách làm cho mình bớt khổ. Người ấy không biết thực tập như ta. Khi khổ quá người ấy chỉ nói vung ra hay làm vung ra để tiết hận, hy vọng cho bớt khổ. Làm như thế người ấy chỉ làm cho bản thân và những người chung quanh khổ thêm

Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy. Tác giả Thích Nhất Hạnh txt
Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy. Tác giả Thích Nhất Hạnh doc
Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy. Tác giả Thích Nhất Hạnh pdf


19.3.18

Tam pháp ấn Phật Giáo

Phanblogs Ấn là chiếc ấn hay khuôn dấu. Pháp có nghĩa là chánh pháp hay toàn bộ hệ thống tư tưởng trong lời dạy của Đức Phật. Pháp ấn có nghĩa là khuôn dấu của chánh pháp. 

Điều 1 Nếu bạn hiểu về tam pháp ấn bạn sẽ hiểu về Niết Bàn.
Điều 2 Mọi giáo lý không có ba khuôn ấn trên đều không phải của đạo Phật.



Tam Pháp Ấn là ba đặc điểm nổi bật của giáo lý đạo Phật , ba khuôn dấu của chánh pháp , là ba bản chất của thế giới hiện tượng : VÔ THƯỜNG, KHỔ và VÔ NGÃ . Ba đặc điểm này xác định tính đích thực của giáo lý đạo Phật nguyên thủy, nhằm đảm bảo mọi sự suy tư, ngôn thuyết, diễn giải, thực hành của người đệ tử Phật không vượt ra ngoài mục đích giải thoát mà Như Lai đã giảng dạy.

6.2.18

Trái tim mặt trời , Thích Nhất Hạnh

Phanblogs Trái tim mặt trời , Thích Nhất Hạnh. Cái thấy với cái thương đi đôi với nhau, cái thấy với cái thương là một. Tiểu trí thì đi với tiểu bi, mà đại trí thì đi với đại bi.



Những điều trông thấy mà đau đớn lòng



Bạn có khi nào xem một chương trình truyền hình về loài vật trong đó các loài săn đuổi nhau để ăn thịt nhau không? Bạn đã từng thấy một con cọp đuổi bắt một con nai hoặc một con rắn đang nuốt một con ếch không? Loại phim này thường khiến ta hồi hộp. Ta mong ước cho con nai thoát khỏi nanh vuốt của con cọp, và con ếch thoát khỏi cái miệng của con rắn, bởi vì nếu nhìn con cọp xé nai hoặc rắn nuốt ếch thì ta thấy khó chịu trong người. Nhưng đây không phải là chuyện phim giả tạo mà là chuyện thực trong cuộc đời. Ta muốn cho nai và ếch thoát thân, nhưng ta ít nhớ rằng con cọp và con rắn phải có thức ăn mới sống được. (Bạn chớ quên rằng ngoài rau đậu ta còn ăn gà, lợn, tôm, cá, dê, bò và cũng như cọp và rắn, ta ăn cả nai và ếch nữa). Ta không muốn "khó chịu trong người" cho nên ta đứng về phía con nai và con ếch. Ta thầm ước chúng nhảy thoát cho lẹ.


Người thiền giả trong trường hợp đó phải giữ cho tỉnh táo. Y không được đứng về phe nào hết, và y thấy y có mặt nơi cả hai bên. Có những kẻ có thể nhìn cảnh tượng con cọp xé xác con nai một cách thản nhiên và thích thú nữa, nhưng phần lớn chúng ta đều hồi hộp đứng về phía kẻ yếu. Người thiền giả cũng có khuynh hướng đứng về phía kẻ yếu: nếu cảnh tượng là cảnh tượng sống thì y nhất định kiếm cách làm cho con nai hoặc con ếch chạy thoát. Tuy nhiên y làm như thế không phải chỉ để tránh cái đau trong lòng y. Y phải thấy được sự thất vọng của con cọp và con rắn mà thương chúng, nghĩa là thấy được tất cả những vật lộn của muôn loài mà thương chúng, nghĩa là thấy được tất cả những vật lộn của muôn loài trong sự mưu sinh. Ðọc sâu vào cuốn sách của cuộc đời, ta thấy rằng tuy cuộc đời chứa đầy những mầu nhiệm, nó cũng chứa đầy những cảnh tượng kinh khiếp não lòng. Bạn đã thấy nhiều về đời sống của loài nhện chưa? Bạn đã sống qua một cuộc chiến tranh chưa? Bạn đã từng chứng kiến cảnh tra tấn, tù đày, thanh toán? Bạn đã chứng kiến cảnh cướp bóc và hãm hiếp trên biển cả?



Người yêu ơi, em là ai?


Một hôm nào đó nếu cần đề tài thiền quán, bạn hãy chọn một đề tài thích hợp với bạn, nghĩa là một đề tài cho bạn nhiều cảm hứng và có thể thu hút được sức chú ý của bạn đến mức tối đa. Như tôi có nói ở phần trước, đề tài có thể là mặt trời, con sâu, chiếc lá, mặt mũi bạn khi bạn chưa sinh, thời gian, hoặc một hạt tuyết sa. Tất cả mọi hiện tượng, cụ thể hay trừu tượng, vật lý, sinh lý, tâm lý hay siêu hình đều có thể là đề tài thiền quán. Một khi chọn lựa rồi, bạn sẽ theo dõi nó ôm nó vào trong tâm, dành cho nó công trình ấp ủ cần thiết cũng như chiếc trứng cần sự ấp ủ của con gà mẹ để có thể nở thành gà con. Bạn có thể lấy cái "ta" của bạn ra làm đề tài thiền quán, hoặc cái ta của người mình yêu mến nhất, hoặc cái "ta" của người mà bạn thù ghét nhất. Ðề tài nào cũng có thể đưa đến sự giác ngộ, miễn là bạn ôm nó được trong chiều sâu của bản thể bạn. Nếu đề tài chỉ được giao phó cho trí năng thì không chắc nó sẽ mang lại kết quả mà bạn mong muốn.


Mặt mũi của bạn chẳng hạn. Bạn là ai? Bạn đã từng quán niệm về đề tài ấy chăng? Trước khi cha mẹ sinh ra, bạn là ai? Bạn chưa có hình tích, nhưng bạn đã có hay là chưa có? Tại sao từ chỗ không có bạn lại có thể trở thành có? Nếu ngày hôm ấy, cha mẹ của tôi không gặp nhau, thì bây giờ tôi là ai? Nếu ngày hôm đó, nếu không phải là con tinh trùng ấy mà là một con tinh trùng khác đi vào tiểu noãn thì bây giờ tôi là ai? Tôi là tôi hay tôi là một người anh, một người chị, hoặc một người em của tôi? Nếu ngày xưa cha tôi không cưới mẹ tôi mà cưới một người đàn bà khác thì bây giờ tôi là ai? Hoặc nếu ngày xưa mẹ tôi không về với cha tôi mà về với một người đàn ông khác thì bây giờ tôi là ai? Mỗi tế bào trong cơ thể bạn có một đời sống tự trị, mỗi tế bào của bạn có phải là một cái ta không? Loại (espèce) nằm trong chủng (genre), mỗi loại có phải là một cái ta không?


Nếu bạn đem tất cả tâm tư, trí tuệ và tình cảm bạn mà hỏi bạn những câu như thế, nếu bạn đem những câu hỏi đó dìm xuống đáy tâm tư, một ngày kia bạn sẽ thấy những cái thấy bất ngờ.



Có khi nào bạn nhìn thẳng vào mắt người yêu và hỏi: "Em là ai?" hoặc "Anh là ai" chưa? Hỏi để người yêu của bạn trả lời, và nhất là để bạn trả lời. Ðừng bằng lòng với những câu trả lời thông tục. Em là ai mà đã đến đây, lấy cái đau của tôi làm cái đau của em, lấy cái vui của tôi làm cái vui của em, lấy cái sống chết của tôi làm cái sống chết của em? Em là ai mà cái ta đã cùng với cái ta của tôi trở nên như một? Tại sao em không là một giọt sương, một cánh bướm, một chân chim hay là một cây thông? Ðừng bằng lòng với những hình ảnh thi ca. Hãy hỏi bằng tất cả tâm can, bằng tất cả những gì tạo nên con người bạn. Bạn chưa từng hỏi người bạn thù ghét nhất (nếu có) một câu hỏi như thế. Nhưng rốt cuộc rồi bạn cũng sẽ phải hỏi người ấy một câu hỏi tương tự. Anh là ai mà đã từng làm cho tôi khổ đau, căm giận và thù ghét, hay anh chính là nghiệp quả, là nhân duyên hoặc là ngọn lửa thử thách đã trui luyện nên tôi; nói một cách khác, hay anh cũng là tôi? Bạn hãy là người ấy. Bạn phải là người ấy, lo âu những nỗi lo âu của người ấy, khổ đau những nỗi khổ đau của người ấy, đau xót những cái đau xót của người ấy. Bạn không thể thực sự "là hai" với người ấy. Cái ta của bạn không phải nằm "bên ngoài" cái ta của người ấy. Bạn chính là người ấy, cũng như chính bạn là người yêu của bạn, cũng như bạn là chính bạn.

Bạn quán niệm cho tới khi nào bạn thấy được nơi người lãnh tụ chính trị tàn ác nhất, nơi người tù nhân bị tra tấn dã man nhất, nơi người trưởng giả giàu sang nhất cũng như em bé nghèo ốm trơ xương nhất. Bạn quán niệm cho tới khi bạn thấy bạn nơi hạt bụi hay nơi những tinh hà xa xôi nhất.

Tiêu chuẩn định hướng


Thiền quán sẽ làm nẩy nở cái thấy nơi bạn cũng như sẽ làm nẩy nở nơi bạn khả năng yêu thương, tha thứ, hoan hỷ và buông thả. Bạn biết buông thả, vì bạn không còn cần nắm giữ riêng cho bạn, bởi vì bạn không còn là cái ta bé nhỏ dễ tan vỡ cần phải bảo trọng bằng đủ mọi cách nữa. Bạn trở thành hoan hỷ, bởi vì cái vui của ai cũng là cái vui của bạn, bởi vì bạn không còn ganh ghét và ích kỷ nữa. Bạn trở nên đầy tha thứ, bởi vì bạn không còn duy trì cố chấp và thành kiến. Bạn mở rộng lòng yêu thương, bởi vì bạn biết đau được nỗi đau khổ của muôn loài, và bạn làm hết tất cả những gì trong khả năng của bạn để làm vơi bớt những khổ đau ấy. Bốn đức trên kia, được gọi là tứ vô lượng tâm, là từ, bi, hỷ, xả, hoa trái tự nhiên của cái thấy trùng trùng duyên khởi. Sự phát triển của bốn đức ấy nơi bạn chứng tỏ bạn đang đi trên con dường thiền quán chân chính và bạn có khả năng hướng dẫn kẻ khác mà không sợ bị lầm lạc.


Trái tim mặt trời , Thích Nhất Hạnh.txt

Trái tim mặt trời , Thích Nhất Hạnh.pdf

Trái tim mặt trời , Thích Nhất Hạnh.doc

5.2.18

Thích nhất hạnh ebook

Phanblogs Thích Nhất Hạnh (tên khai sinh Nguyễn Xuân Bảo, sinh ngày 11 tháng 10 năm 1926) là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình người Việt Nam.

Ông sinh ra ở Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949.[1] Năm 1973 khi hiệp định Paris được ký kết, ông bị cấm về Việt Nam và ở lại Pháp từ đó đến nay.

Thích Nhất Hạnh là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đạt-lại Lạt-ma.[2][3] Ông là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" (engaged Buddhism) trong cuốn sách Vietnam: Lotus in a Sea of Fire của ông.[4]

Thích Nhất Hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, trong số đó hơn 40 cuốn bằng tiếng Anh. Ông là người vận động cho phong trào hòa bình, với các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn.[5]

Tiểu sử

Thích Nhất Hạnh có tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm 1926 tại Thừa Thiên (miền Trung Việt Nam). Vào năm 16 tuổi ông xuất gia ở chùa Từ Hiếu gần Huế, nơi ông thọ giáo với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật.[6][7][8] Tốt nghiệp Phật học Viện Báo Quốc, Huế,[9] Thích Nhất Hạnh tu học thiền theo trường phái Đại thừa của Phật giáo và chính thức trở thành một nhà sư vào năm 1949. Thích Nhất Hạnh lúc đó được công nhận là một thiền sư và là lãnh đạo tinh thần của chùa Từ Hiếu cùng các tu viện liên quan khác.[10] Ông là tổ của nhánh Từ Hiếu đời thứ 8, dòng Liễu Quán, đời thứ 42 của thiền phái Lâm Tế (Lin Chi Chan 臨濟禪, hay Rinzai Zen trong tiếng Nhật)[6].

Vào ngày 1 tháng 5 năm 1966 tại chùa Từ Hiếu, Thiền sư Chân Thật trao ấn khả cho Thích Nhất Hạnh để từ đây ông trở thành một thiền sư (thầy dạy về thiền).[6] Thích Nhất Hạnh đã phối hợp kiến thức của ông về nhiều trường phái thiền khác nhau cùng với các phương pháp từ truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ, những nhận thức sâu sắc từ Phật giáo Đại thừa, và các phát kiến của ngành tâm lý học đương đại phương Tây để tạo thành cách tiếp cận hiện đại của ông đối với thiền. Ông đã trở thành một người có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của Phật giáo phương Tây.

Hoạt động

Thích Nhất Hạnh, 2007

Thiền viện Lộc Uyển tại Nam California
Năm 1956, Thích Nhất Hạnh là Tổng biên tập của Phật giáo Việt Nam, tờ báo của Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Vào thập niên 1960, ông thành lập Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội (School of Youth for Social Services - SYSS) ở Sài Gòn, một tổ chức từ thiện xây dựng lại các làng bị bỏ bom, xây dựng trường học và các trạm xá, và giúp các gia đình bị trở thành vô gia cư trong Chiến tranh Việt Nam[11]. Ông cũng là một trong những người thành lập Viện Đại học Vạn Hạnh và Nhà xuất bản Lá Bối. Viện Đại học Vạn Hạnh trở thành một viện đại học tư thục danh tiếng tập trung các nghiên cứu về Phật giáo, văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam. Thiền sư Nhất Hạnh dạy giáo lý Phật giáo và Bát-nhã-ba-la-mật-đa (Prajnaparamita). Trong một buổi gặp mặt vào tháng 4 năm 1965, đoàn sinh viên Vạn Hạnh đưa ra thông điệp "lời kêu gọi vì hoà bình". Nội dung chính của lời kêu gọi là "đã đến lúc hai miền Bắc-Nam của Việt Nam họp lại để tìm một giải pháp chấm dứt chiến tranh và đem lại cho mọi người Việt Nam cuộc sống hoà bình với lòng tôn trọng lẫn nhau".

Thích Nhất Hạnh đã đến Hoa Kỳ nhiều lần để diễn thuyết và giảng dạy về Phật giáo tại Viện Đại học Princeton[12] và Viện Đại học Cornell[12], và sau này giảng dạy tại Viện Đại học Columbia. Ông kêu gọi Martin Luther King, Jr. công khai chống lại Chiến tranh Việt Nam, và thuyết giảng với nhiều người và nhiều nhóm về hòa bình. Vào năm 1967, King đề cử ông cho Giải Nobel Hòa bình[13]. Thích Nhất Hạnh dẫn đầu phái đoàn Phật giáo đến Đàm phán hòa bình Paris. Là một trong những người thầy về Phật giáo ở phương Tây, những lời dạy và các phương pháp thực hành của Thích Nhất Hạnh thu hút nhiều người đến từ các quan điểm về tôn giáo, tâm linh và chính trị khác nhau. Ông đưa ra cách thực hành "chánh niệm" (sự lưu tâm đúng đắn - Pali: Sati; Sanskrit:smṛti स्मृति; tiếng Anh: mindfulness), thường được điều chỉnh cho phù hợp với văn hóa phương Tây[14].

Năm 1966, Thích Nhất Hạnh lập ra Dòng tu Tiếp Hiện ("Tiếp" có nghĩa tiếp xúc, tiếp nhận, "Hiện'" có nghĩa thực hiện; tiếng Anh:The Order of Interbeing, tiếng Pháp: L’ordre de l’interêtre), và thiết lập các trung tâm thực hành, các thiền viện khắp trên thế giới. Nơi cư ngụ của ông là Tu viện Làng Mai ở vùng Dordogne thuộc miền Nam nước Pháp[15]. Ông du hành khắp thế giới thuyết giảng và tổ chức các khóa tu thiền. Sau nhiều năm không được phép quay về Việt Nam, ông được về lần đầu tiên vào năm 2005[16]. Nhất Hạnh vẫn tiếp tục các hoạt động vận động vì hòa bình. Ông đã tổ chức các khóa tu thiền cho người Israel và người Palestine, khuyến khích họ lắng nghe và học hỏi lẫn nhau; thuyết giảng kêu gọi các nước đang tham chiến hãy đình chiến và đi tìm giải pháp bất bạo động cho các mâu thuẫn của họ[17]; và tổ chức diễu hành hòa bình ở Los Angeles vào năm 2005 được tham dự bởi hàng ngàn người.[18]

Năm 1973 khi hiệp định Paris được ký kết, ông bị cấm về Việt Nam và ở lại Pháp từ đó đến nay.

Trong các năm 1976-1977, Thích Nhất Hạnh đã nỗ lực để giúp giải cứu thuyền nhân Việt Nam trong vịnh Thái Lan. Sau đó ông đã phải ngừng việc này do áp lực từ các chính phủ Thái Lan và Singapore.[19]

Sau 1975


Thích Nhất Hạnh tại Việt Nam, 2007
Từ 12 tháng 1 đến 11 tháng 4 năm 2005, Thích Nhất Hạnh quay về Việt Nam sau một loạt các thương lượng cho phép ông thuyết giảng, một số sách của ông được xuất bản bằng tiếng Việt, và cho phép 100 tăng ni và 90 thành viên khác của dòng tu theo ông đi khắp đất nước, bao gồm cả chuyến quay về ngôi chùa ông xuất gia, chùa Từ Hiếu ở Huế[16][20].

Năm 2007, ông cùng phái đoàn Phật giáo quốc tế thuộc tăng thân Làng Mai trở về Việt Nam với lịch trình từ ngày 20 tháng 2 (mùng 4 Tết) đến ngày 9 tháng 5, mục đích tổ chức các khóa tu, các buổi pháp thoại, gặp gỡ các tăng ni phật tử ba miền[21]. Đầu năm 2007, với sự đồng ý của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ông tổ chức ba trai đàn chẩn tế lớn tại ba miền Việt Nam gọi là "Đại trai đàn Chẩn tế Giải oan" cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho tất cả những ai đã từng gánh chịu hậu quả khắc nghiệt của cuộc chiến tranh, dù đã qua đời hay còn tại thế, không phân biệt tôn giáo, chính trị, chủng tộc.[22]

Thích nhất hạnh ebook Danh Sách 80 Sách.mobi


43 Công Án Của Trần Thái Tông
Am Mây Ngủ
An Lạc Từng Bước Chân
An Trú Trong Hiện Tại
Bàn Tay Cũng Là Hoa
Bồ Tát Tại Gia, Bồ Tát Xuất Gia
Bông Hồng Cài Áo
Bước Tới Thảnh Thơi
Bụt Là Hình Hài, Bụt Là Tâm Thức
Chỉ Nam Thiền Tập Dành Cho Người Trẻ
Cho Đất Nước Đi Lên
Cho Đất Nước Mở Ra
Con Đã Có Đường Đi
Con Đường Chuyển Hóa
Con Sử Tử Vàng Của Thầy Pháp Tạng
Cửa Tùng Đôi Cánh Gài
Đạo Bụt Nguyên Chất
Đạo Phật Áp Dụng Vào Đời Sống Hằng Ngày
Đạo Phật Của Tuổi Trẻ
Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời
Đạo Phật Hiện Đại Hóa
Đạo Phật Ngày Nay
Đạo Phật Qua Nhận Thức Mới
Để Có Một Tương Lai
Để Hiểu Đạo Phật
Đường Xưa Mây Trắng
Duy Biểu Học
Giận
Giới Tiếp Hiện
Hạnh Phúc Mộng Và Thực
Hiệu Lực Cầu Nguyện
Hoa Sen Trong Biển Lửa
Hơi Thở Nuôi Dưỡng Và Trị Liệu
Hướng Đi Của Đạo Bụt Cho Hòa Bình Và Môi Sinh
Hương Vị Của Đất
Im Lặng Sấm Sét
Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi
Kinh Kim Cương – Gươm Báu Cắt Đứt Phiền Não
Kinh Người Áo Trắng
Kinh Pháp Ấn
Kinh Quán Niệm Hơi Thở
Nẻo Vào Thiền Học
Nẻo Về Của Ý
Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn
Người Vô Sự
Nhật Tụng Thiền Môn
Nói Với Tuổi Hai Mươi
Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức
Quyền Lực Đích Thực
Sám Pháp Địa Xúc
Sen Búp Từng Cánh Hé
Sen Nở Trời Phương Ngoại
Sống Chung An Lạc
Sự Tích Quan Âm Hương Tích
Sự Tích Quan Âm Thị Kính
Thả Một Bè Lau
Thiền – Chất Liệu Nuôi Dưỡng Và Chuyển Hóa
Thiền Hành Yếu Chỉ
Thiền Sư Tăng Hội
Thiền Tập Cho Người Bận Rộn
Thiết Lập Tịnh Độ
Thơ Từng Ôm Và Mặt Trời Từng Hạt
Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy
Tiếp Xúc Với Sự Sống
Tình Người
Tố Thiều Lan
Trái Tim Của Bụt
Trái Tim Của Hiểu Biết
Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ
Trái Tim Mặt Trời
Truyện Kiều Văn Xuôi Dành Cho Người Trẻ
Từng Bước Nở Văn Sen
Tùng Bưởi Hồng
Tuổi Trẻ Tình Yêu Lý Tưởng
Tương Lai Thiền Học Việt Nam
Tương Lai Văn Hóa Việt Nam
Tý – Chiếc Lá Ổi Non, Cây Tre Triệu Đốt
Ước Hẹn Với Sự Sống
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận
Vương Quốc Của Những Người Khùng




22.3.17

Phép lạ của sự tỉnh thức,Thích Nhất Hạnh

Phanblogs Theo tinh thần của kinh quán niệm thì trong khi rửa bát mình chỉ nên rửa bát mà thôi: có nghĩa là khi rửa bát mình có ý thức được rằng sự kiện chính mình đang rửa bát? Mới nghe qua thì thấy buồn cười. 
 Rửa bát thì có gì hay ho đâu mà tập trung ý lực vào đấy nhiều như thế. 
 Nhưng quả thực tất cả sự hay ho là nằm chỗ đó nghe Thiều. 
 Sự kiện tôi đứng đây rửa và rửa những cái bát này là một sự kiện mầu nhiệm. 
 Tôi hoàn toàn là tôi, làm chủ được hơi thở tôi, ý thức được sự có mặt, ý thức tâm, ý thức ý và hành động của tôi. 
 Tôi không bị động trong hoàn cảnh như mộ cái nút chai bị những đợt sóng trên mặt biển vùi dập và lôi kéo, tâm ý tôi không tán thất trong loạn tưởng như một mớ bọt biển trên đầu sóng, tan nát thảm thương khi làn sóng đập đầu vào ghềnh đá. 
 Nếu trong lúc rửa bát mà ta chỉ nghĩ tới tách trà, nghĩ tới sự nghỉ ngơi hay bất cứ một công chuyện nào trong tương lai, và chỉ muốn cho việc rửa bát qua mau, xem việc rửa bát như một cực hình thì ta không "rửa bát để mà rửa bát", ta không sống trong thời gian rửa bát, ta không chứng thật được phép lạ của sự sống trong thời gian rửa bát. 
 Không biết rửa bát thì khi cầm tách trà lên, có thể ta cũng không biết uống trà. 
 Cầm tách trà lên ta có thể chỉ nghĩ đến những chuyện khác mà không biết là ta đang nâng tách trà trong tay. 
 Cứ như thế, ta bị thâu hút vào trong tương lai, bị con ma vị lai thâu hút hết hỗn vía, đi ngang sự sống mà không sống được giây phút nào của sự sống

Phép lạ của sự tỉnh thức,Thích Nhất Hạnh PDF


Phép lạ của sự tỉnh thức,Thích Nhất Hạnh DOC




4.2.17

Đường Xưa Mây Trắng- Thích Nhất Hạnh

Đường Xưa Mây Trắng- Thích Nhất Hạnh.pdf

Đường Xưa Mây Trắng- Thích Nhất Hạnh. doc



Đường Xưa Mây Trắng- Thích Nhất Hạnh
Đường Xưa Mây Trắng- Thích Nhất Hạnh

Phanblogs Trái Quít Của Chánh Niệm


Trưa hôm ấy khi mang cơm vào rừng cho sa-môn Siddhatta, Sujata thấy ông đang ngồi dưới gốc cây Pippala, đẹp như một buổi sáng mai. Nét mặt ông rạng rỡ, toàn thân ông tỏa chiếu sự an lạc và thanh tịnh. Đã hàng trăm lần Sujata trông thấy cảnh tượng vị sa-môn ngồi tĩnh tọa nghiêm hùng tráng và đẹp đẽ dưới gốc cây Pippala, nhưng hôm nay có bé cảm thấy một điều gì rất khác lạ .

Nhìn Siddhatta, Sujata tự nhiên cảm thấy tất cả những buồn lo của mình tan biến và niềm vui phát hiện trong lòng cô như một ngọn gió mùa Xuân. Cô có cảm tưởng rằng cô không còn ham muốn hay mơ ước một cái gì trên cuộc đời này nữa cả. Tất cả vũ trụ như đã trở nên hoàn toàn tốt lành, hoàn toàn đẹp đẽ và trong nhân gian không cần phải nhọc nhằn lo lắng nữa. Sujata tiến tới mấy bước, Cô bé cảm thấy rất an ổn và nhận ra rằng niềm an lạc, và thanh tịnh của thầy đã tỏa chiếu và đi vào trong con người của cô. Siddhatta mỉm cười nhìn Sujata. Ông nói: - Con ngồi xuống đây. Thầy cám ơn con đã cúng dường cơm nước cho thầy trong suốt thời gian sáu tháng. Hôm nay là ngày vui nhất của thầy, bởi vì đêm qua thầy vừa tìm ra đạo lớn. Con hãy vui mừng đi. Mai mốt thầy sẽ ra đi để chỉ bày cho mọi người con đường thầy mới tìm ra được .

Sujata nhìn lên, ngạc nhiên: - Mai mốt thầy sẽ ra đi? Thầy bỏ chúng con sao? - Mai mốt thầy sẽ ra đi, nhưng thầy sẽ không bỏ các con. Trước khi từ giã các con, thầy cũng sẽ dạy cho các con con đường thầy mới khám phá .

Sujata chưa được yên tâm. Cô bé định hỏi thêm, thì Siddhatta đã nói tiếp: - Thầy sẽ ở lại đây với các con ít ra cũng là một tuần trăng nữa. Thầy sẽ dạy đạo cho các con .

Sau đó thầy mới lên đường, nhưng như vậy không có nghĩa là thầy sẽ xa các con mãi mãi. Thỉnh thoảng trên đường hành đạo, thầy sẽ ghé thăm và chơi với các con .

Nghe nói sa môn sẽ ở lại một tuần trăng trước khi đường, Sujata mới tạm yên dạ. Cô bé quỳ xuống, mở gói lá chuối và dâng cơm lên .

Siddhatta thọ trai, trong khi Sujata ngồi một bên, nhìn vị sa môn đang thong thả bẻ từng miếng cơm nhỏ chấm vào muối mè để ăn. Cô thấy lòng hân hoan không biết chừng nào mà kể .

Thọ trai xong, Siddhatta bảo Sujata đi về, và hẹn xế chiều sẽ gặp lại cùng với bọn trẻ trong xóm .

Chiều hôm ấy, bọn trẻ đến rất đông. Ba đứa em của Svastika cũng đều có mặt. Các cậu con trai đều đã tắm rửa sạch sẽ và ăn mặc tươm tất. Các cô bé đều choàng sari màu, Sujata mặc sari lụa màu ngà. Nandabala màu đọt chuối. Bhima màu hồng. Bọn trẻ ngồi quanh Siddhatta dưới gốc cây Pippala, rực rỡ như những bông hoa .

Sujata đã đem đến rất nhiều trái dừa và những thẻ đường thốt nốt để thết đãi thầy Siddhatta và 79/377 cả bọn. Chúng cạy dừa và bẻ ra từng miếng để ăn với nhau rất là vui vẻ. Đường thốt nốt càng làm cho dừa ngon thêm. Nandabala và Subas cũng đem theo mấy mươi trái quít. Chúng chia nhau bóc quít ăn. Sa-môn Siddhatta ngồi giữa bọn trẻ, rất vui. Bé Rupak mời ông một miếng dừa và một miếng đường thốt nốt, đặt trên một cái lá Pippala . Nandabala dâng ông một trái quít. Ông tiếp nhận mọi thứ và cùng ăn chung với bọn trẻ .

Bữa tiệc ngắn chưa chấm dứt, Sujata đã lên tiếng: - Thưa các anh chị, các bạn và các em. Thầy nói hôm nay là ngày vui của thầy vì Đạo Lớn đã được tìm ra. Sujata cũng cảm thấy hôm nay là một ngày rất lớn của Sujata. Vậy thưa các anh chị các bạn và các em; tất cả chúng ta hãy xem này hôm nay là một ngày vui lớn. Chúng ta họp lại hôm nay để mừng ngày thành đạo của thầy. Bạch thầy, Đạo Lớn đã thành, chắc thầy không ở lại với chúng con được lâu. Chúng con xin thầy dạy cho chúng con những điều mà chúng con có thể hiểu được, để chúng con được thấm nhuần ơn đức của thầy .

Nói xong, Sujata chắp hai tay lại hướng về sa-môn Gotama, dáng điệu kính cẩn và tha thiết .

Nandabala và bọn trẻ cũng đều chắp tay hướng về Siddhatta với vẻ chí thành .

Siddhatta im lặng. Một lát sau ông ra hiệu cho bọn trẻ bỏ tay xuống, và nói: 
- Các con là những đứa trẻ thông minh, thế nào các con cũng hiểu và làm theo được những lời ta dạy. Đạo Lớn mà ta tìm ra rất sâu kín và nhiệm mầu, nhưng nếu người nào chịu học hỏi hết lòng cũng có thể thấy và hành theo được. 
Con đường ta tìm ra được gọi là con tỉnh thức. Khi các con bóc một trái quít ra ăn, các con có thể ăn quít một cách tỉnh thức hay không tỉnh thức. Thế nào gọi là ăn quít một cách tỉnh thức. 
Đó là trong khi ăn quít, mình biết là mình đang ăn quít, mình cảm nhận được hương thơm và vị ngọt của trái quít. Khi bóc quít mình biết là mình đang bóc quít, khi gỡ một múi quít bỏ vào miệng, mình biết là mình đang gỡ một múi quít bỏ vào miệng, khi tiếp xúc với hương thơm và vị ngọt của múi quít, mình biết là mình đang tiếp xúc với hương thom và vị ngọt của múi quít. Trái quít mà chị Nandabala vừa tặng thầy hồi nãy có tất cả là chín múi. Thầy đã ăn từng múi trong sự tỉnh thức như thế và thầy thấy được rằng trái quít là rất quý giá, rất mầu nhiệm. Trong suốt thời gian ăn trái quít thầy không quên trái quít, vì vậy trái quít có thật đối với thầy trong thời gian đó. Trái quít có thật thì người ăn quít cũng có thật và như vậy tức là ăn quít trong sự tỉnh thức .

Nầy các con, còn thế nào gọi là ăn quít một cách không tỉnh thức? 
Đó là trong khi ăn quít, mình không biết là mình đang ăn quít, mình không cảm nhận được hương thơm và vị ngọt của trái quít. Khi bóc quít, mình không biết là mình đang bóc quít, khi gỡ một múi quít bỏ vào miệng, mình không biết là mình gỡ một múi quít bỏ vào miệng, khi tiếp xúc với hương thơm và vị ngọt của múi quít, mình không biết là mình đang tiếp xúc với hương thơm và vị ngọt của múi quít. Ăn quít như thế thì không thấy được sự quý giá và mầu nhiệm của trái quít. Ăn quít mà không biết là mình ăn quít, thì trái quít không thật sự có mặt. Trái quít không thật sự có mặt thì người ăn quít cũng không thật sự có mặt. Các con, đó là ăn quít mà không có sự tỉnh thức .

Này các con, ăn quít trong tỉnh thức có nghĩa là trong khi ăn quít ta xúc tiếp thật sự với trái quít, óc ta không suy nghĩ vẫn vơ đến những chuyện khác, chuyện của ngày hôm qua, chuyện của ngày mai, vì tâm ta an trú trong giờ phút hiện tại cho nên trái quít mới thật sự có mặt. Như vậy, sống tỉnh thức là sống trong giây phút hiện tại, thân và tâm an trú trong giây phút hiện tại .

Người tu tập phép tỉnh thức khi cầm trái quít trong tay và nhìn vào trái quít có thể thấy được những điều mà người khác không thấy. Nhìn trái quít trong tỉnh thức, các con có thể thấy được cây quít, các con có thể thấy được cây quít nở hoa trong mùa Xuân, các con có thể thấy được ánh nắng và giọt mưa đang nuôi lớn trái quít. Nhìn sâu hơn nữa các con có thể thấy được muôn vật trong vũ trụ đang tiếp tay nhau để làm cho trái quít có mặt. Nhìn một trái quít như thế người tu tập phép tỉnh thức có thể thấy được những sự mầu nhiệm của vũ trụ và đồng thời cũng thấy được sự giao tiếp trùng trùng của mọi vật trong vũ trụ đối với nhau” .

Này các con, đời sống hàng ngày của chúng ta cũng giống như một trái quít. Nếu trái quít có thể có chín múi hoặc mười múi hay mười hai múi, thì mỗi ngày cũng có hai mươi bốn giờ. Mỗi giờ là một múi quít. Sống một ngày hai mươi bốn giờ cũng như ăn cả một trái quít: con đường mà ta tìm ra là con đường sống tỉnh thức suốt hai mươi bốn giờ một ngày, thân và tâm luôn luôn an trú trong hiện tại. Ngược lại tức là sống trong quên lãng. Sống trong quên lãng tức là sống mà không biết mình sống, sống mà không thật sự tiếp xúc với sự sống, bỏi vì thân tâm mình không an trú trong hiện tại .

Nói tới đây, sa môn Gotama gọi: - Này Sujata .

- Dạ, Sujata chắp tay nhìn lên chờ đợi .

- Con nghĩ sao, khi một người biết sống tỉnh thức, người ấy làm nhiều lầm lỗi hay ít lầm lỗi? 
- Bạch thầy, khi một người biết sống tỉnh thức, người ấy ít phạm vào lầm lỗi. Mẹ con thường dạy: làm con gái con phải có ý tứ khi đi, khi đứng, khi nói, khi cười và khi làm việc. Con thấy rằng sống có ý tứ cũng như sống tỉnh thức. Nếu con để tâm vào công việc, nếu con có ý tứ trong khi đi, đứng, nói, cười thì trong đời sống hàng ngày con tránh được những ý nghĩ, những lời nói và những động tác có thể gây nên sự đổ vỡ và làm kẻ khác phiền lòng .

- Đúng như vậy, Sujata. Khi một người biết sống tỉnh thức, người ấy biết mình đang nghĩ gì, nói gì và làm gì và vì vậy người ấy có thể tránh được những ý nghĩ, lời nói và động tác có thể gây nên khổ đau cho mình và cho kẻ khác .

Này các con, sống tỉnh thức tức là sống trong giờ phút hiện tại, và biết được những gì đang xảy ra trong bản thân mình và hoàn cảnh mình. Sống như thế ta tiếp xúc được với sự sống, và nếu tiếp tục sống tinh cần như thế ta có thể hiểu biết được bản thân ta và hoàn cảnh ta một cách sâu sắc, và sự hiểu biết đưa tới sự chấp nhận và sự thương yêu. Khi mọi loài hiểu biết nhau, không còn nhiều khổ đau. Này Svastika, con nghĩ sao? Người ta có thể thương được không, nếu người ta không hiểu? 
- Bạch thầy, không hiểu thì khó có thể thương. Xin thầy nhìn em Bhima của con. Có một hôm bé Bhima khóc hoài, khóc cả đêm, làm cho chị nó là bé Bala nổi cáu lên, phát cho nó một cái thật mạnh vào mông. Bhima bị chị đánh lại khóc to hơn. Con đến ẳm Bhima và con biết rằng Bhima đang sốt. Có thể nó khóc vì đang bị nhức đầu. Con gọi Bala mà nói: "Này Bala, hãy tới sờ đầu em mà xem”. Bala tới sờ đầu em, hiểu ngay. Mặt nó dịu lại. Nó ôm em vào lòng, rồi ru em với tất cả sự thương yêu. 
Em Bhima nín khóc, dù nó vẫn còn sốt. Bạch thầy, đó là nhờ Bala đã hiểu, cho nên con nghĩ rằng nếu không hiểu thì không thể thương .

- Con nói đúng lắm, Svastika? Có hiểu mới thương, và có thương mới biết chấp nhận. "Nầy các con, tập sống cho tỉnh thức các con sẽ từ từ hiểu: hiểu mình, hiểu người, hiểu vạn vật và các con sẽ có lòng thương. Đó là những điều sơ lược về con đường mầu nhiệm mà ta đã tìm ra” .

Svastika chắp tay: - Bạch thầy, chúng con có thể gọi con đường ấy là con đường tỉnh thức được không? Siddhatta cười: - Được chứ, các con có thể gọi đạo của ta là đạo tỉnh thức. Ta cũng ưa cách gọi ấy của các con lắm .





Trái quýt của chánh niệm

Sujata chắp tay xin phép nói: - Còn thầy là người đã tỉnh thức, đã biết sống tỉnh thức và sẽ đi dạy đạo tỉnh thức cho mọi người .

Vậy chúng con có thể gọi thầy là người tỉnh thức được không? Siddhatta gật đầu: - Các con đặt tên cho ta như vậy, ta bằng lòng lắm. Cứ gọi ta là người tỉnh thức. Cách gọi ấy ta thấy đơn sơ mà thân mật .

Mắt của Sujata sáng lên. Cô bé nói: - Tỉnh thức nói theo tiếng Magadhi là budh. Người tỉnh thức nói theo tiếng Magadhi là Buddha .

Vậy từ nay chúng con gọi thầy là Bụt .

Siddhatta gật đầu. Tất cả bọn trẻ đều hoan hỷ .

Nalaka, mười bốn tuổi, là người con trai lớn tuổi nhất trong bọn. Cậu lên tiếng: - Lạy Bụt, chúng con rất sung sướng được Bụt dạy cho chúng con về con đường tỉnh thức. Con nghe em Sujata nói gần sáu tháng nay Bụt ngồi tu dưới gốc của cây Pippala này, và chính đêm qua Bụt đã thành đạo dưới gốc cây Pippala này. Thưa Bụt, cây Pippala này đẹp nhất trong rừng .

Chúng con muốn đặt tên cây này là cây tỉnh thức, có được hay không? Cây tỉnh thức tức là cây Bồ Đề, bởi vì chữ bồ đề (bodhi) cũng cùng một họ với chữ bụt, cũng có nghĩa là sự tỉnh thức .

Sa-môn Siddhatta Gotama gật đầu. Ông rất hoan hỷ. Ông không ngờ trong một buổi nói chuyện ngắn ngủi với bọn trẻ nhỏ trong rừng mà ông đã có tên, đạo của ông mới tìm được đã có tên, và cây đại thọ nơi ông tìm ra đạo lớn cũng đã có tên .

Nandabal chắp tay: - Chúng con xin bái biệt Bụt hôm nay. Trời đã gần tối, ít hôm nữa chúng con sẽ xin trở lại để được Bụt dạy dỗ .

Bọn trẻ nhất loạt đứng dậy chắp tay búp sen để cám ơn và từ giã Bụt .

Chúng ríu rít vui mừng như một đàn chim .

Bụt cũng vui, Bụt đã quyết định ở lại rừng này trong một thời gian để chiêm nghiệm về cách đem gieo rắc những hạt giống của đạo tỉnh thức trong cuộc đời, đồng thời cũng để có thời gian thể nghiệm đầy đủ niềm an lạc lớn lao do sự chứng đạo đem tới .


22.8.16

Ba thế hệ

Ngày mẹ chết, tôi viết vào nhật ký: “Tai nạn lớn nhất đời tôi đã xảy ra rồi.”
Tôi đau khổ hơn một năm sau khi mẹ qua đời. Nhưng rồi một đêm, khi ngủ trong cái cốc ở vùng cao nguyên Việt nam, tôi nằm mơ thấy mẹ tôi. Tôi thấy tôi ngồi chơi bên bà và chúng tôi nói chuyện rất vui. Mẹ tôi trông trẻ đẹp, tóc bà thả dài xuống lưng.

Thật là sung sướng được truyện trò với mẹ như thể bà chưa chết vậy. Tôi tỉnh dậy vào lúc hai giờ sáng và tôi có cảm giác thực sự là tôi chưa từng mất mẹ. Cảm tưởng mẹ vẫn ở trong tôi nó rất rõ ràng. Tôi hiểu rằng ý tưởng mất mẹ chỉ là một ý tưởng mà thôi. Rõ ràng lúc đó tôi thấy mẹ luôn luôn còn sống trong tôi. Tôi mở cửa đi ra ngoài. Tất cả sườn đồi được tắm trong ánh trăng. Đó là một đồi trà và thất của tôi ở lưng chừng đồi, phía sau ngôi chùa.
Khi đi bộ thong thả giữa các luống trà, tôi vẫn cảm thấy mẹ ở bên tôi. Bà là ánh trăng vuốt ve tôi như bà thường hay làm, thật dịu dàng âu yếm... thật là kỳ diệu! Mỗi khi chân tôi chạm mặt đất, tôi biết mẹ tôi vẫn đang ở cạnh.
Tôi biết cái thân này không phải của riêng tôi mà nó là sự tiếp nối của mẹ, cha, của ông bà, của cụ kỵ, của tổ tiên. Những dấu chân tôi tưởng của tôi, thực ra là của cả hai chúng tôi. Tôi và mẹ cùng để lại những dấu chân trên mặt đất ẩm ướt đó. Từ lúc ấy, ý nghĩ mất mẹ không còn hiện diện trong tôi nữa. Tôi chỉ cần nhìn vào bàn tay tôi, cảm nhận hơi gió mát trên mặt hay đất dưới bàn chân, là tôi nhớ mẹ tôi luôn luôn có mặt với tôi, trong mọi thời điểm.
 Khi mất một người mình thương thì ta đau khổ. Nhưng nếu bạn biết nhìn sâu, bạn có cơ hội để nhận ra rằng bản thể của người đó là vô sinh, bất diệt.
Chỉ có sự biểu hiện và sự ngừng lại để biểu hiện dưới hình thức khác mà thôi. Bạn phải rất tinh và tỉnh thức để có thể nhận ra sự biểu hiện mới của người thương đó.
 Phanblogs mùa Vu lan 2016
- Thích Nhất Hạnh

2.8.13

Bướm bay vườn cải hoa vàng

Phanblogs
TÔI KHÔNG BAO GIỜ KHÔN LỚN
Hôm nay chúng ta cùng đọc với nhau bài Bướm bay vườn cải hoa vàng. Bài này được sáng tác trước bài trường ca Avril vào khoảng năm tháng. Viết vào đầu tháng chạp năm 1963. Trong bài Bướm bay vườn cải hoa vàng chúng ta thấy lại bông hoa của thi sĩ Quách Thoại một cách rất rõ ràng.

Đứng yên ngoài hàng dậu
Em mỉm nụ nhiệm mầu
Lặng nhìn em kinh ngạc
Vừa thoáng nghe em hát
Lời ca em thiên thâu
Ta sụp lạy cúi đầu.


Bài Bướm bay vườn cải hoa vàng cũng là một bài thơ rất vui, và tuy nhạc của Anh Việt hơi có tính hoài niệm, nhưng tinh thần của bài thơ này vốn rất thanh thoát nhẹ nhàng. Trong bài thơ này chúng ta đã thấy các giáo lý Hiện Pháp Lạc Trú và Vô Hành biểu hiện ra rất rõ. Hiện Pháp Lạc Trú là sống an lạc, vững chãi và thảnh thơi ngay trong giờ phút hiện tại. Những câu đầu có thể cho chúng ta có cảm tưởng đây là hình ảnh của quá khứ, nhưng sau đó chúng ta biết rằng những hình ảnh đó là những hình ảnh của hiện tại. Vì nếu an trú được trong bản môn thì chúng ta có thể thấy quá khứ nằm ngay trong hiện tại. Và chuyện gì xảy ra ngày hôm qua cũng đang xảy ra ngay trong ngày hôm nay, và ta vẫn có thể tiếp tục rong chơi trong thiền đường tuổi thơ. Tất cả những gì đẹp, tất cả những gì mầu nhiệm của ngày hôm qua vẫn còn có mặt trong giây phút hiện tại, nếu chúng ta thực sự biết tiếp xúc với giây phút hiện tại.

Mười năm vườn xưa xanh tốt
Hai mươi năm nắng rọi lều tranh
Mẹ tôi gọi tôi về bên nước rửa chân
Hơ tay trên bếp lửa hồng
Đợi cơm chiều khi màn đêm buông xuống

Mười năm đầu là mười năm của tuổi thơ, không lo lắng, không cần phải đối diện với những khó khăn của sự sống.
Hai mươi năm kế tiếp là hai mươi năm của sự đương đầu với những khó khăn, với những khắc nghiệt của sự sống. Đây là kinh nghiệm không phải của riêng ai mà của tất cả chúng ta.

Mẹ tôi gọi tôi về bên bếp nước rửa chân
Hơ tay trên bếp lửa hồng
Đợi cơm chiều khi màn đêm buông xuống

Tất cả những đứa bé ở Việt Nam đều đã có cơ hội sống qua hình ảnh này. Nếu được sinh ra ở Tây Phương thì có thể mình đã không trải qua cùng một kinh nghiệm. Đi chơi; sự có mặt của trẻ thơ là để chơi chứ không để làm gì hết. Ăn và chơi thôi. Ăn, ngủ và chơi. Cha mẹ ta chỉ mong chúng ta làm được ba chuyện đó. Ăn, ngủ và chơi. Đi chơi nhưng luôn luôn ta được dặn rằng: con nhớ về đúng giờ cơm chiều. Có khi ham chơi quá, ta về trễ và mẹ phải ra gọi. Vì mình chơi ở một bãi cát, ngoài bờ sông hoặc ở một bến nước nào gần nhà. Và sau khi đã nấu cơm xong, mọi người trong gia đình đã có mặt rồi mà chỉ còn thiếu mình nên mẹ phải đi ra gọi mình về ăn cơm. Chơi thì chơi đủ thứ, không cần đi guốc, đi giầy gì hết. Lấm láp, hai chân dính bùn, dính đất, vì vậy khi về đến nhà trước ta phải ra bếp nước để rửa chân. Rửa chân xong, đi đôi guốc rồi mới được vào ăn cơm. Vì mâm cơm được dọn trên bộ ván gõ, nếu chân mình còn dính bùn đất thì mình không được trèo lên. Đó là hình ảnh của Việt Nam. Ở Việt Nam hồi đó bếp chỉ đun bằng rơm hoặc củi, mà phần lớn ở thôn quê thì đun bằng rơm. Tôi là một trong những người có thể nấu cơm bằng rơm. Hôm nào các sư chú tổ chức đem rơm vào để tôi nấu một nồi cơm bằng rơm cho mà xem. Nấu cơm bằng rơm mà nấu canh cũng nấu bằng rơm được, rất hay. Trong khi nấu cơm mình phải dùng một thanh củi đẩy rơm vào để nuôi ngọn lửa cháy hoài, nếu bỏ đi chỗ khác thì rơm sẽ tắt. Nhưng mình vẫn có thể đứng dậy đi năm hoặc bảy bước để lấy cái gì đó rồi trở về kịp thời để đẩy nắm rơm vào. Cái bếp nước (ảng nưóc) gần nhà bếp lắm. Nơi đó có một cái lu, ngoài Bắc gọi là cái chum, trên cái chum có một cái gáo dừa, cán bằng gỗ còn gáo làm bằng trái dừa. Nhà nào cũng có một cái gáo dừa như vậy. Dùng cái gáo ấy múc nước từ trong chum ra dội lên hai chân, chân này rửa cho chân kia, không cần cúi xuống dùng tay để rửa. Hoàn toàn ta rửa chân bằng chân. Chân này rửa cho chân kia và chân kia rửa cho chân này, trong khi tay trái vén ống quần còn tay phải thì múc nước.

Mẹ tôi gọi tôi về bên bếp nước rửa chân
Hơ tay trên bếp lửa hồng
Đợi cơm chiều khi màn đêm buông xuống

Có thể là cơm canh chưa nấu xong nhưng mà mẹ đã ra gọi, vì trời tối rồi. Gọi về rửa chân cho sạch sẽ để ăn cơm chiều. Có thể cơm đã nấu xong, canh đã nấu xong, chỉ cần hâm nóng lại nồi đồ kho hoặc chỉ cần bắc nồi chè lên. Chè đây là nước uống, là trà Huế. Trà Huế là một loại thức uống ở Việt Nam rất phổ thông. Mình đi ra vườn hái những lá chè tươi, mang vào rửa và vo cho dập, sau đó rửa lại cho sạch thêm một lần nữa rồi bỏ vào cái bình tích. Sau đó mình nấu nước thật sôi và đổ vào bình tích. Lắc lắc vài lần rồi lại đổ nước đó ra, vì nước đó có thể còn hăng và cũng như để rửa chè và bình lại một lần nữa. Cuối cùng mình lấy một củ gừng đập dập và bỏ vào bình tích, sau đó mới rót nước sôi vào và đậy nắp bình lại. Mình còn lấy ít lá chuối khô cuốn tròn lại để nhét vào cái vòi của bình tích cho hơi nóng đừng ra. Cái đó gọi là hãm. Và chừng mấy phút sau nước chè ra rất thơm, rất ngon mầu xanh vàng khá đẹp. Đó là uống cách sang, còn nếu không thì để hết tất cả lá chè đó vào một cái nồi bằng đất rồi đổ nước vào nấu sôi. Sôi xong thì tắt lửa. Khi nào muốn uống thì lấy cái tô múc một gáo nhỏ bỏ vào trong tô, rồi ra lấy thêm nước mưa chế vào cho đầy tô rồi uống. Uống rất đã khát, nhất là mình vừa làm việc lao động xong.
Có thể là nồi cơm đã chín, nồi canh đã nêm, nồi kho đã hâm rồi và chỉ cần bắc nồi chè lên thôi, nhưng mẹ đã đi ra gọi mình về để rửa chân cho kịp thời ăn cơm với gia đình. Bữa cơm gia đình là một thời gian rất linh thiêng. Nếu bữa cơm đó mà thiếu mặt một người thì hạnh phúc không được toàn vẹn. Ngày nay nhiều gia đình không có được cái hạnh phúc này. Đôi khi con về ăn trước hoặc cha mẹ về trước thì ăn trước, con về sau thì ăn sau. Vì thế mình không có được cái hạnh phúc đoàn tụ trong bữa cơm gia đình. Hồi đó không có điện, không có nước máy, và nước ở trong chum là do mình gánh ở ngoài sông hay ngoài giếng vào. Còn đèn để thắp thì toàn là đèn dầu hỏa. Vào mùa Hè, ngày dài, thay vì ăn cơm ở trong nhà thì ta trải chiếu và dọn cơm ra ngoài sân cho có ánh sáng. Khi ăn xong, cất dọn chén bát rồi thì trăng có thể đã lên tới ngọn tre, đầu ngõ. Và anh chị em cùng ra chơi với nhau ở ngoài bụi tre. Đó là cảnh tượng rất đẹp đẽ, rất phổ thông của tất cả mọi gia đình.

Mười năm vườn xưa xanh tốt
Hai mươi năm nắng rọi lều tranh
Mẹ tôi gọi tôi về bên bếp nước rửa chân
Hơ tay trên bếp lửa hồng
Đợi cơm chiều khi màn đêm buông xuống

Có thể đó là một buổi chiều mùa Đông, lạnh. Sau khi rửa chân rửa tay, mình vào bếp hơ cho ấm, và sự có mặt của mẹ bên mình cũng ấm như sự có mặt của lửa. Mẹ là một thứ lửa ấm.

Tôi không bao giờ khôn lớn
Kể gì mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm ?

Sống trong hoàn cảnh đó là sống trong thiên đường thì sao mình lại phải lớn lên, tại sao mình phải khôn lên để làm gì? Mười năm vườn xưa xanh tốt. Tại sao phải đưa mình đi vào trong cái hoàn cảnh hai mươi năm nắng rọi lều tranh? Trong con người của mình có một đứa bé. Đứa bé từ chối, không muốn khôn lớn. Tôi không bao giờ khôn lớn. Cái ý hướng đó ở trong mọi người vẫn còn; kể gì mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm? Tôi mãi mãi vẫn còn là một em bé. Tôi mãi mãi là con của mẹ. Tôi mãi mãi còn là em của chị, em của anh và tôi muốn ở hoài, ở mãi trong khung cảnh thiên đường này.
Tôi không bao giờ khôn lớn
Kể gì mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm
Mới  hôm  qua đây tôi thấy bướm bay từng đàn rộn rã trong khu vườn cải hoa vàng.

Đó là một hình ảnh của tuổi thơ. Ở miền quê có những khu vườn trồng cải và mỗi khi hoa cải nở thì bướm không biết ở đâu đủ loại bay tới cả hàng trăm con, hàng ngàn con trong khu vườn cải hoa vàng. Ở Tây phương thỉnh thoảng trên đường lái xe, mình cũng thấy những cánh đồng trồng toàn là colza. Colza là một thứ cây cho hạt, và hạt đó có thể làm dầu ăn. Nếu thỉnh thoảng mình thấy một ngọn đồi mầu vàng rực như vậy thì mình biết rằng đó là một ngọn đồi colza. Hoa vàng của colza nó cũng đẹp như hoa vàng của bông cải, vì colza cũng thuộc về gia đình của cải. Nếu chúng ta đi về các nước Á Châu như Ấn Độ, Thái Lan thì chúng ta cũng sẽ thấy những khu vườn trong đó cải nở hoa vàng rực và bướm bay tới rất đông.

Mới hôm qua đây tôi thấy bướm bay từng đàn rộn rã trong khu vườn cải hoa vàng

Khi viết bài này tôi đang ở tiểu bang Nữu Ước. Ngồi ngay ở đô thị Nữu Ước mà mình cũng thấy được hình ảnh đó. Hình ảnh này trở về trong giây phút hiện tại. Nó là hình ảnh của tích môn nhưng cũng là hình ảnh của bản môn.

Mới hôm qua đây tôi thấy bướm bay từng đàn rộn rã trong khu vườn cải hoa vàng
Mẹ và em còn đó
Gió chiều như hơi thở
Mơ gì một mảnh tương lai xa xôi.

Trong bản môn ta thấy rõ ràng mẹ còn sống, em còn ngồi một bên, và gió chiều giống như hơi thở. Hơi thở chánh niệm, hơi thở an trú trong giây phút hiện tại. Tại sao mình phải lo lắng, phải đăm chiêu, phải sợ hãi về tương lai? Tại sao mình không sống được trong giây phút hiện tại? Chính trong giờ phút hiện tại mà mình tiếp xúc được với tất cả những mầu nhiệm của sự sống, kể cả những mầu nhiệm mà mình nghĩ là chỉ xảy ra trong quá khứ. Mẹ còn đó, em còn đó, gió chiều còn đó, vườn cải hoa vàng còn đó và tuổi thơ của mình còn đó; ở ngay trong con người của mình, mình muốn tiếp xúc lúc nào cũng được.
Có người thiếu niên nào, có người thiếu nữ nào lớn lên mà không mơ tưởng tới tương lai? Chính vì mình cứ mơ tưởng tới tương lai và lo lắng cho tương lai nên mình đánh mất đi khả năng sống hạnh phúc trong giây phút hiện tại. Mình đánh mất tuổi thơ, và nhất là mình đánh mất tuổi trẻ. Ngay trong câu thứ bảy, thứ tám ta đã thấy cái tuệ giác về bản môn biểu lộ. Đây là một tiếng chuông thỉnh lên để cho mình được tỉnh thức và những người đọc mình cũng sẽ được tỉnh thức. Những gì ta trân quý ngày xưa mà bây giờ ta nghĩ là không còn, quả thật chúng vẫn còn đó, nếu ta biết sống trong bản môn. Tất cả những gì đẹp, hay và mầu nhiệm của tuổi thơ vẫn có thể còn có mặt trong con người ta. Em thơ đang còn sống trong ta. Cô bé đang sống trong ta, chú bé đang sống trong ta. Tôi không bao giờ khôn lớn. Đây đích thực là giọng của thiếu nhi, giọng phụng phịu của một em bé chứ không phải là giọng của một người ba mươi mấy tuổi.

Tôi không bao giờ khôn lớn
Kể gì mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm ?
Mới hôm qua đây tôi thấy bướm bay từng đàn rộn rã trong khu vườn cải hoa vàng
Mẹ và em còn đó
Gió chiều như hơi thở
Mơ gì một mảnh tương lai xa xôi ?

Mẹ còn đó, em còn đó, người thương của mình luôn luôn còn đó; dầu mình tưởng họ đã mất, họ đã đi xa.

Gió mang tiếng ca
Ngày ra đi em dặn
Nếu ngày về thấy khung trời đổ nát
Thì tìm tôi trong tận đáy hồn anh
Tôi đã về.


EM NÊN HÁT CA
Ngày tôi rời đất nước để đi Hoa Kỳ là năm 1962. Lúc đó chiến tranh đã đi đến cái mức tàn khốc, và không khí chế độ Ngô Đình Diệm đã làm cho mọi người khó thở. Tôi ra đi trong không khí đó. Có những người em, những người  học trò, những người em trai, những người em gái đưa tiễn. Họ nói: Có thể khi Thầy về là quê hương đã đổ nát hết, và có thể chúng con sẽ không còn có mặt ở đây nữa. Muốn tìm chúng con thầy hãy tìm trong bản môn.

Gió mang tiếng ca
Ngày ra đi em dặn
Nếu ngày về thấy khung trời đổ nát
Thì tìm tôi trong tận đáy hồn anh.

Những đau khổ, thao thức và chịu đựng trong hoàn cảnh chiến tranh đã bắt đầu bao trùm lên đất nước và tàn phá tâm hồn người.
Tôi đã về
Có tiếng hát ca
Bàn tay trên liếp cửa, hỏi rằng
Có tôi hôm nay đây, tôi giúp được gì ?

Hãy tưởng tượng khi mình về lại một khu làng nhỏ bé, cổ xưa. Nơi đó mình đã sinh trưởng và lớn lên. Mình lắng tai nghe tiếng gió, rồi mình lắng tai nghe tiếng một cô thôn nữ đang hát ở ngoài đồng. Và bàn tay đặt lên trên liếp cửa chưa mở, không biết rằng khi liếp cửa mở ra thì mình sẽ gặp ai, thấy ai; rồi mình nói: Tôi đã về. Mình hỏi: Có tôi hôm nay đây, tôi giúp được gì? Tình trạng đất nước là như vậy, tình trạng xã hội là như vậy. Có sự đổ vỡ và tan nát cho nên mình muốn làm một cái gì đó để có thể dựng lại những gì đã đổ vỡ và tan nát. Trong chúng ta người nào cũng có một vị chiến sĩ trong lòng sẵn sàng đứng đậy để hành động. Hành động để cứu đời, để giúp người, để xây dựng lại những gì đã đổ nát. Tôi đã về. Bao nhiêu người thanh niên đã về? Bao nhiêu người thiếu nữ đã về? Đã tốt nghiệp hay chưa tốt nghiệp, nhưng vì thương quê hương mà đã về tới. Đã thao thức muốn làm một cái gì đó, nhưng chưa biết sẽ làm được gì? Liệu người ta có cho mình làm hay không? Trong tình trạng nghi kỵ, hận thù và chia rẽ này mình làm được gì?

Có tôi hôm nay đây, tôi giúp được gì?
Gió thì thầm: em nên hát ca
Bởi vì hiện hữu nhiệm mầu
Hãy là đóa hoa
Hãy là nụ cười
Hạnh phúc có bao giờ được dựng xây bằng vôi với gạch.

Đây là câu trả lời. Mình phải có mặt, và có mặt thật sự. Mình phải có mặt như là một cái gì tươi mát, mầu nhiệm và lành mạnh. Đó là sự đóng góp căn bản nhất của mình. Phẩm chất của sự có mặt ấy rất quan trọng. Đó là sự có mặt của hiểu biết, của thương yêu, của độ lượng và của bao dung. Nếu đó chỉ là sự có mặt của lao tác mệt nhọc thì chưa chắc đó đã là cái mà người ta đang cần. Ai cũng muốn làm một cái gì nhưng có thể càng làm người ta càng khiến cho tình trạng thêm rối rắm. Có nhiều chiến sĩ và anh hùng quá, và chiến sĩ này cũng như anh hùng kia cứ đối chọi và tranh chấp với nhau, không chấp nhận được nhau; cho nên càng hành động thì càng đưa tới sự đổ nát và chia rẽ. Vì vậy cái mà đất nước và xã hội cần là sự có mặt của bao dung, tươi mát và từ bi của mình.

Gió thì thầm: em nên hát ca
Bởi vì hiện hữu nhiệm mầu
Hãy là đóa hoa
Hãy là nụ cười
Hạnh phúc có bao giờ được dựng xây bằng vôi với gạch?

Hiện hữu nhiệm mầu là pháp thân mầu nhiệm. Pháp thân mầu nhiệm được biểu hiện trong trúc tím, hoa vàng, trăng trong và gió mát. Nếu chúng ta không tiếp xúc được với những thứ đó, nếu chúng ta chỉ hì hục tranh chấp với nhau thì chúng ta không giúp được gì cho nhau cả. Bởi vì hiện hữu nhiệm mầu. Đây là hình ảnh của xuân đáo bách hoa khai, hoàng oanh đề liễu thượng. Khi mùa Xuân tới thì trăm hoa đua nở, và con chim oanh vàng ca hát trên cành dương liễu. Đó là câu thơ của thiền sư nối vào hai câu kinh: Chư pháp tùng bản lai, thường tự tịch diệt tướng. Hiện hữu nhiệm mầu là như thế, vậy mà mình cứ tiếp tục phá đổ cái hiện hữu nhiệm mầu đó bằng những lao tác và tranh chấp của mình. Ngày xưa người ta xây cất nhà cửa bằng vôi với gạch tại vì không có xi măng. Hãy thôi là nguồn khổ đau cho nhau. Ta có thể là nguồn khổ đau cho người khác mà ta không biết. Ta tưởng mình là trang hảo hán, là người anh hùng, là chàng dũng sĩ cần thiết cho cuộc đời. Không dè vì vụng về, độc tài và hiếu thắng ta đã trở thành nguồn khổ đau cho người khác. Đây là một tiếng chuông chánh niệm. Hãy thôi là nguồn khổ đau cho nhau. Tây phương nói: Con người là chó sói của người. Jean Paul Sartre nói: Con người là địa ngục của những con người khác (L’homme est l’enfer des autres). Con người là nguồn khổ đau cho con người. Vì vậy điều trước tiên mình cần phải làm là đừng làm gì hết. Nghĩa là hãy chấm dứt việc làm nguồn khổ đau cho người khác. Đó là sự thực tập của ta. Hãy thôi là nguồn khổ đau cho nhau. Tôi tìm em. Chúng ta đi tìm nhau. Chúng ta đi tìm những người đồng tâm, đồng chí, đồng lý tưởng. Biết rằng lao tác mệt nhọc không phải là chuyện cần thiết nhất; biết rằng phải làm thế nào để sống được như một tăng thân, như một gia đình, hài hòa trong thương yêu, trong hiểu biết. Đó gọi là tìm nhau. Chúng ta tìm tới nhau để cấu kết xây dựng một tăng thân làm nơi nương tựa cho mọi người. Hãy thôi là nguồn khổ đau cho nhau. Tôi tìm em. Tôi rất cần em. Một mình, tôi sẽ không làm được gì cả. Nếu có các em, các chị và các anh ở đó thì chúng ta có thể tạo dựng được một tăng thân và chúng ta sẽ có nơi nương tựa. Còn nếu không thì tôi sẽ cảm thấy bơ vơ, cô đơn và bất lực như trong một đêm giông tố mùa Đông, tối đen không thấy gì. Mình là một thân cây, mình không biết xung quanh mình còn có những cây khác hay không. Có thể mình là một cái cây duy nhất sống trong bão tố, và cành lá của mình sờ soạng tìm kiếm. Mình muốn biết rằng bên tay phải có một cây khác, bên tay trái cũng có một cây khác. Mình cần ý thức được rằng trong cuộc đời mình có những người em, những người anh, những người chị có cùng một nhận thức, cùng một lý tưởng như mình thì mình mới có năng lượng để đi tới.

Như đêm giông tố loạn cuồng
Rừng sâu đen tối
Những cành cây sờ soạng
Đợi ánh chớp lòe ngắn ngủi
Thấy cần được hiện hữu bên nhau
Tìm nhau.

Tất cả những gì ta cần là một tia chớp ngắn ngủi để ta có thể nhận ra là ta không chỉ một mình. Ta còn có người sư anh, còn có người sư chị, còn có người sư em, mình còn có nhau. Còn có nhau là mình còn tất cả. Mất nhau là mình sẽ mất hết. Dầu cho đất nước tan nát, dầu cho nhà cửa bị bom đạn làm cho điêu tàn, dầu cho núi rừng bị đốt cháy, dầu cho con sông đã bị ô nhiễm; nhưng nếu chúng ta còn nhau thì chúng ta vẫn có thể làm lại được tất cả. Phạm Duy có viết một bài hát với tựa đề: Chúng ta mất hết, chỉ còn nhau. Còn nhau thì đâu phải là mất hết. Còn nhau là còn đủ hết. Chỉ khi nào chúng ta mất sư anh, mất sư chị, mất sư em, mất tăng thân thì chúng ta mới mất hết. Còn nếu vẫn còn sư em, sư chị và sư anh thì chúng ta chưa mất gì.

Em hãy là đóa hoa
Đứng yên bên hàng dậu
Hãy là nụ cười
Là một phần của hiện hữu nhiệm mầu.

Quý vị có thấy lại bông hoa của Quách Thoại tái sinh ở đây không?
Đứng yên ngoài hàng dậu
Em mỉm nụ nhiệm mầu
Lặng nhì em kinh ngạc
Vừa thoáng nghe em hát
Lời ca em thiên thâu
Ta sụp lạy cúi đầu.

NGÀY HÔM NAY ĐẸP LẮM THẬT MÀ
Quách Thoại đã thấy được bông hoa. Tôi đã thấy được bông hoa, và tôi muốn cho các người anh, người chị, người em và những người con của tôi cũng thấy được bông hoa đó và để chính tự thân của họ cũng trở thành một bông hoa. Em hãy là đóa hoa, đứng yên bên hàng dậu. Em hãy cứ đứng đó thôi, như một bông hoa tươi mát; điều đó là điều quan trọng nhất của cuộc đời. Hãy mỉm nụ cười mầu nhiệm. Hãy hòa bản thân mình vào khúc hát bất diệt của mùa Xuân, vào trường ca Avril. Hãy là đóa hoa đứng yên bên hàng dậu. Hãy là nụ cười, là một phần của hiện hữu nhiệm mầu. Tôi đứng đây. Đây là một sự khẳng định. Tôi đứng đây, nghĩa là tôi đang có mặt đây. Tôi có mặt đây nghĩa là thân tâm của tôi hợp nhất trong hơi thở. Tôi không bị quá khứ lôi kéo, tôi không bị tương lai giam hãm, tôi không bị những dự án lôi đi. Tôi đứng đây, chúng ta không cần khởi hành. Chúng ta không cần đi đâu cả, vì đây là quê hương của chính chúng ta. Quê hương của chúng ta là bây giờở đây. Chúng ta không cần khởi hành. Quê hương chúng tôi đẹp như quê hương của tuổi thơ, xin đừng ai xâm phạm. Cái mười năm vườn xưa xanh tốt đó vẫn còn có mặt trong tự thân. Nó là một thiên đường. Đó là thiên đường của tuổi thơ, và mình ước muốn rằng thiên đường đó nó còn mãi, còn hoài. Đừng xâm phạm, đừng tiêu diệt nó bằng mưu đồ, tham lam và tính toán. Đừng đày các em bé ra khỏi cái thiên đường của chúng. Và chúng ta hãy thực tập để mãi mãi còn là em bé trong thiên đường của ta. Vì nếu thiên đường đó đã từng có, đã từng là một sự thật thì thiên đường đó sẽ còn mãi mãi; vì không có gì có thể bị tiêu diệt. Rien ne se crée, rien ne se perd (Lavoisier). Vũ Hoàng Chương cũng đã nói: ‘‘Đâu có lẽ ‘có’ chiều qua mà ‘không’ sáng nay?.’’ Quê hương của chúng tôi đẹp như quê hương của tuổi thơ, xin đừng ai xâm phạm. Xâm phạm có nhiều cách. Hoặc là xâm phạm bằng chương trình năm năm, mười năm, hoặc bằng một ý thức hệ hay bằng súng đạn, chiến tranh, tiền tài và bạo động. Tôi vẫn còn hát ca. Hát ca là bổn phận của tôi. Bổn phận của em cũng vậy, em phải hát ca.Vì cuộc sống rất mầu nhiệm, chúng ta phải hòa mình vào trong bản hợp tấu vĩ đại của pháp thân nhiệm mầu. Chúng ta hãy lắng nghe bông hoa để có thể trở thành được như bông hoa, và chúng ta hòa những lời ca tiếng hát của chúng ta vào trong bản hòa tấu vĩ đại của đất trời, của hiện hữu.

Đầu còn gối trên thánh kinh, sáng nay tôi nghe xôn xao trong nắng mai vũ trụ đang được những con ong vàng siêng năng bắt đầu khởi công tạo dựng
Công trình xây dựng ngàn đời
Nhưng công trình, em xem, đã được ngàn đời hoàn tất.

Ngồi đọc kinh, khi buồn ngủ ta nằm xuống và muốn gối đầu trên kinh mà ngủ. Thánh kinh nói là Thượng đế đã tạo dựng ra con người và vũ trụ. Người ta nghĩ rằng nếu không có Thượng đế thì không có sự tạo dựng và sẽ không có hiện hữu nhiệm mầu. Con người rất siêng năng, rất muốn tạo dựng, rất muốn tiếp tục công trình của Thượng đế. Nhưng tuệ giác cho mình thấy rằng cái sự tạo dựng đó chưa bao giờ chấm dứt hoặc chưa bao giờ khởi sự cả, vì tuệ giác đó là tuệ giác không sinh cũng không diệt. Chưa có gì đã từng được tạo dựng và không có gì sẽ bị mất mát. Chúng ta đừng nghĩ rằng chúng ta phải lao tác cho nhiều, phải thực hiện chương trình này, rồi chương trình khác. Bởi vì hiện hữu mầu nhiệm vô cùng. Trong hiện hữu mầu nhiệm như thế mình thấy rằng không có gì cần được tạo dựng, không có gì cần được hoàn tất, vì tất cả đã được hoàn tất. Anh không cần phải bôn ba, anh không cần chạy đua, anh không cần phải thao thức để thực hiện cái gì, vì những cái anh muốn thực hiện đã được thực hiện. Đó là tuệ giác mới. Đừng bị những cơn lốc của hành động lôi kéo và đánh mất đi những mầu nhiệm và an lạc trong hiện tại. Con ong được nhận thức là siêng năng vào bậc nhất; làm việc không ngừng nghỉ. Những con ong thợ làm việc cả ngày. Chúng đi thám hiểm những bông hoa và lấy nhị hoa về để làm mật. Con người của chúng ta cũng muốn siêng năng như con ong. Có nhiều việc không cần phải làm và dù làm suốt đời cũng không hết nhưng ta lại ưa có thói quen đi tìm sự trú ẩn trong những công việc ấy. Điều này đã trở thành một tập khí. Không làm thì chịu không nổi, ta không thể ngồi yên mà không làm gì. Thức dậy, đầu còn gối trên Thánh kinh, ta thấy cuộc đời xôn xao lắm. Ai cũng muốn hành động, ai cũng muốn thực hiện một cái gì. Chương trình năm năm, mười năm, một trăm năm. Tất cả những cái máy vi tính đều được mở ra. Ai cũng chui đầu vào máy vi tính. Đầu còn gối trên Thánh kinh, sáng nay tôi nghe xôn xao trong nắng mai vũ trụ đang được những con ong vàng siêng năng bắt đầu khởi công tạo dựng. Muốn thay thế Thượng đế, muốn tạo dựng lại cuộc đời. Công trình xây dựng ngàn đời, nhưng công trình em xem đã được ngàn đời hoàn tất. Nếu nhìn kỹ, em sẽ thấy ta đâu có cần phải làm gì. Giáo lý của Đức Thế Tôn là giáo lý vô tác. Mình là một bông hoa. Bông hoa đã mầu nhiệm lắm rồi, bông hoa chỉ cần hát ca. Bông hoa đâu cần phải lao tác mệt nhọc? Bông hoa tự nó đã là một hiện hữu mầu nhiệm. Mình cũng là một hiện tại mầu nhiệm. Mình phải thấy được mình là một bông hoa như những bông hoa khác. Cái quý giá nhất mà mình có thể cống hiến cho cuộc đời là nụ cười, là sự có mặt tươi mát và mầu nhiệm của mình. Mình chỉ cần hát. Rửa bát cũng là hát, quét nhà cũng là hát. Tự thân mình phải là một bài ca trong suốt hai mươi bốn giờ đồng hồ trong ngày. Trồng cây cũng là hát, dạy em cũng là hát. Tất cả đều là những bài hát mầu nhiệm. Bài hát của thương yêu, bài hát ca ngợi những nhiệm mầu của hiện hữu.

Nhưng công trình, em xem, đã được ngàn đời hoàn tất
Bánh xe mầu nhiệm chuyển hoài đưa chúng ta đi tới
Nắm lấy tay tôi em sẽ thấy chúng ta đã từng có mặt từ ngàn xưa trong hiện hữu nhiệm mầu

Ta không phải mới có mặt, ta không phải mới bắt đầu biểu hiện. Ta đã có mặt từ ngàn xưa và có mặt cùng một lúc; ta tương tức và tương nhập với tất cả các hiện tượng nhiệm mầu khác. Trong giây phút hiện tại, ta tiếp xúc được với tất cả sự nhiệm mầu trong đó có những hình ảnh đẹp đẽ của tuổi thơ: Tóc mẹ tôi còn xanh và dài chấm gót. Mẹ kể lại hồi còn trẻ lúc mới đi lấy chồng, mỗi khi gội đầu xong thì nâng tóc lên như nâng một chiếc võng. Nếu thả ra thì tóc sẽ dính xuống đất. Mẹ bước lên bộ ván rồi mới xõa tóc xuống vì tóc còn dài hơn cả người của bà. Ngày xưa mình không có shampooing. Ở miền quê có nhiều thứ lá rất thơm. Nồi nước lá gội đầu thơm phưng phức. Gội đầu xong thì tóc rất thơm. Tóc mẹ dài như vậy thì tóc của con cũng dài như vậy. Không cần đến tiệm để cắt hay uốn tóc. Ngày xưa không có chuyện đó. Các cô, các bà tự tay làm lấy tất cả và vấn lên đầu những búi tóc rất đẹp. Họ chỉ cần một chiếc trâm thôi. Tóc mẹ tôi còn xanh và dài chấm gót. Hình ảnh này không phải là một hình ảnh của quá khứ mà là một hình ảnh chính người làm thơ thấy được trong hiện tại. Những hình ảnh đó, những thực tại đó còn mãi, còn hoài. Nếu tiếp xúc trực tiếp được với bản môn thì ta sẽ thấy chưa có gì từng sanh và chưa có gì từng diệt. Những cái kia còn đó, mình còn có thể tiếp xúc được. Tóc mẹ tôi còn xanh và dài chấm gót. Áo em tôi phơi còn phất phơ bay trước dậu. Dậu là hàng rào. Phơi áo bên hàng rào, khi có gió thì áo bay rất đẹp, ta không cần bỏ vào trong máy sấy. Không gian thênh thang, cả một khoảng vườn phía sau ta phơi bao nhiêu dây áo cũng được. Vào những lúc có gió thổi nhè nhẹ, những chiếc áo phơi bay phất phơ. Nắng sớm mùa Thu. Tôi ở đây. Đây là lần thứ hai có sự xác nhận: tôi đang có mặt. Chính thực là vườn xưa. Vườn xưa là khu vườn trong đó mình đã rong chơi, đã đuổi bắt những con bướm nhỏ, đã lăn vào nằm trong những bụi cỏ, đã để hết tuổi thơ vào. Mười năm vườn xưa xanh tốt. Vườn xưa đó không phải là chuyện quá khứ; nó vẫn còn có mặt cho mình trong giờ phút hiện tại. Vườn xưa đó có thể là xóm Thượng, xóm Hạ hay xóm Mới bây giờ. Nếu mình muốn thì đâu cũng là khu vườn xưa của tuổi thơ. Tôi ở đây, chính thực là vườn xưa. Những cây ổi trái chín thơm. Lâu lâu có một trái ổi chín, làm thơm phức cả khu vườn. Mình nói: chà, ta phải leo lên cho được để hái trái ổi đó. Đôi khi trái ổi đã bị chim ăn hết một nửa, nhưng mình chỉ cần "ngoặm" phần còn lại rất thơm. Bây giờ dầu có mua được cây kem đắt tiền đi nữa thì cũng không thể so sánh được với trái ổi một nửa bị chim khoét. Bởi vì ngày xưa khi mình cắn vào trái ổi chín bị chim khoét hoặc trái ổi còn hườm hườm chưa chín, mình thấy nó ngon vô cùng. Trong tâm mình lúc đó không có sự rong ruổi, không có sự quyến luyến về quá khứ hay những nỗi bồn chồn, lo lắng cho tương lai. Em bé tám hay chín tuổi, rất tự do, không ràng buộc bởi quá khứ, không lo lắng cho tương lai, còn có mặt trong thiên đường. Tôi ở đây, chính thực là vườn xưa. Chính mình phải trở thành em bé đó, mình phải phục hồi cho được khu vườn xưa, khu vườn của tuổi thơ. Những cây ổi trái chín thơm. Những lá bàng khô, thắm, đẹp, rụng còn chạy chơi la cà trên sân gạch. Mỗi nhà đều có một chiếc sân gạch, thỉnh thoảng người ta dùng để phơi lúa, phơi bánh tráng, phơi khoai, phơi sắn, và người ta cũng có thể đem sách vở ra phơi. Có khi thấy tờ phái quy y hay bằng tú tài của mình hơi ẩm mốc thì mình cũng mang ra để phơi cho khô ráo trở lại. Những lá bàng khô, thắm, đẹp, rụng còn chạy la cà trên sân gạch. Đây là một hình ảnh rất quen thuộc. Những lá bàng mầu đỏ hoặc mầu vàng rơi xuống và khi có gió thổi, chạy đi chạy tới trên sân gạch. Hình ảnh đó là hình ảnh muôn đời bất diệt mà người Việt Nam nào cũng đã từng thấy, em bé Việt Nam nào cũng đã từng thấy.

Tiếng hát vẳng bên sông
Những gánh rơm thơm vàng óng ả
Trăng lên quây quần trước ngõ
Vườn cải hoa vàng chính mắt tôi vừa thấy sáng qua

Những hình ảnh rất điển hình: phía bên kia sông có người thanh niên cất tiếng hát và có cô thiếu nữ hát trả lại bằng những lời ca dao. Rồi có những người thanh niên gánh những gánh lúa vừa gặt đi ngang qua cầu khỉ để qua bên này sông. Cầu khỉ là chiếc cầu làm bằng một thân tre được gác trên những thân tre để xéo, và có một thanh tre khác để vịn. Tôi đã từng đi qua cầu khỉ, đã từng thử gánh một gánh rơm và đi qua cầu khỉ. Hồi đó tôi chưa tới mười lăm tuổi. Tôi đã thấy những chàng trai gánh những gánh lúa đi ngang qua cầu khỉ rất nhẹ nhàng. Tôi nói: Tại sao họ làm được mà mình không làm được? Tôi thực tập và cuối cùng thì tôi cũng gánh được một gánh rơm, tuy không nặng bằng gánh của các anh chàng nông dân, và đi qua cầu khỉ. Tôi đã đi qua sông được mà không bị té xuống sông. Những gánh rơm thơm vàng óng ả. Lúa mới gặt rất thơm và màu vàng rất rực rỡ. Trăng lên quây quần trước ngõ. Trong nhà chỉ có một chiếc đèn dầu thôi, không được sáng lắm. Ra ngoài ngõ, không xa nơi bụi tre là mấy, trăng lên sáng rực. Quây quần trước ngõ nô đùa, chúng ta hát và kể chuyện với nhau. Cảnh sinh hoạt ấy vui vô cùng. Đó là những cảnh tượng mà đứa trẻ nào cũng đã đi qua. Ở Tây phương chắc chắn cũng có những cảnh tượng tương đương như vậy, và nếu muốn thì mình vẫn còn có thể trở về an trú trong cảnh tượng đó. An trú chứ không phải là hoài niệm. Trăng lên quây quần trước ngõ, vườn cải hoa vàng chính mắt tôi vừa thấy sáng qua. Hình ảnh chính của bài thơ là bướm bay vườn cải hoa vàng. Hình ảnh đó không phải là đã chết. Nếu muốn, mình có thể thấy hình ảnh đó ngay trên nước Pháp. Chỉ cần mình có tự do, chỉ cần tiếp xúc được với những mầu nhiệm của hiện hữu và của pháp thân là ta sẽ thấy rằng chưa có gì đã qua và chưa có gì mất đi.

Tôi không ngủ mơ đâu
Ngày hôm nay đẹp lắm, thật mà

Đây lại là một sự xác quyết mới. Chính ngày hôm nay đang có đầy đủ những mầu nhiệm như trời xanh, mây trắng, nắng ấm, bướm vàng, cha, mẹ, anh, chị và em. Thực tại mầu nhiệm vô cùng như vậy mà tại sao mình lại tự khóa chặt mình trong một cái vỏ ốc để rồi sầu đau. Những mầu nhiệm của cuộc đời nhiều hơn, quan trọng hơn những ganh tỵ, buồn phiền và bực tức của mình. Tại sao mình lại tự giam hãm mình vào cái vỏ cứng của sự bực tức và hờn giận đó mà không tiếp xúc được với những nhiệm mầu của cuộc đời đang có mặt ngay trong ngày hôm nay. Tôi không ngủ mơ đâu. Em không về chơi  trò bắt tìm nơi quá khứ. Tại sao phải đi về quá khứ để chơi trò tìm bắt trong khi hiện tại có đầy đủ những mầu nhiệm có khả năng nuôi dưỡng. Chúng mình còn đây, hôm nay và ngày mai nữa. Tại vì hôm nay nếu mình biết sống thì ngày mai cũng sẽ là hoa trái của ngày hôm nay. Đến đây, khi khát ta cùng uống ở một giếng nước thơm trong. Có một giếng nước rất thơm, rất trong, đó là giếng nước của chánh pháp. Chúng ta khát khao hiểu biết, chúng ta khát khao thương yêu, chúng ta khát khao những điều mầu nhiệm của pháp thân hiện hữu, thì giếng ngọt chánh pháp đang có mặt ở đó cho ta. Ta hãy cùng bước với nhau để đi tới cái giếng này. Quý vị có nhớ cái giếng nước mà Antoine de St Exupery đưa hoàng tử bé tới không?
CHÚNG TÔI ĐANG Ở TRONG CUỘC ĐỜI
Ai nói cho em nghe rằng Thượng Đế đã bằng lòng cho con người khổ đau đứng dậy hợp tác cùng người ?
Chúng ta đã từng nắm tay nhau từ muôn vạn kiếp

Trong tư thế tương nhập và tương tức, chúng ta đã chưa bao giờ từng rời nhau, chưa bao giờ bị xa cách nhau. Tôi luôn luôn có ở trong em và em luôn luôn có ở trong tôi. Đây là một sự giác ngộ. Chúng ta đã từng nắm tay nhau từ muôn vạn kiếp. Khổ đau vì không tự biết là lá là hoa. Tờ lá rất mầu nhiệm, bông hoa rất mầu nhiệm. Chúng ta có thể đã nghĩ rằng chúng ta nhỏ bé hơn hay vĩ đại hơn một tờ lá hay một bông hoa. Nhưng kỳ thực chúng ta cũng là một bông hoa, một tờ lá. Chúng ta cũng mầu nhiệm không khác gì tất cả những mầu nhiệm khác của vũ trụ. Khổ đau vì không tự biết là lá là hoa. Bây giờ nếu mình biết được mình là bông hoa thì tự nhiên mình sẽ hết khổ đau. Đó là sự thực tập. Vì mình cũng là một bông hoa như bất cứ một bông hoa nào. Và bông hoa nào cũng đang đóng vai trò của nó một cách hết mình. Chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng là một bông hoa đang cống hiến rất nhiều sự nhiệm mầu và tươi mát cho cuộc sống. Mình có thể cười được, mình có thể múa được, mình có thể thương được, mình có thể hiểu được thì tại sao mình lại phàn nàn, trách móc và co rúm lại. Làm như vậy thì mình không còn là một bông hoa. Bông hoa nào cũng đang làm được cái tối đa của nó để cống hiến sự có mặt của nó cho cuộc đời. Chúng ta cũng vậy, chúng ta không phải là một cái gì ít mầu nhiệm hơn bông hoa; vì vậy chúng ta hãy nở ra như một bông hoa. Hãy cho phép chúng ta nở ra như một bông hoa để cống hiến cho đời sự có mặt của chúng ta. Khổ đau vì không tự biết là lá là hoa. Em hát ca đi. Hát ca bằng hai bàn tay, bằng hai bàn chân, bằng hai con mắt, bằng cái miệng, bằng lỗ tai của mình. Tất cả hiện hữu của ta phải là một bài hát. Bài hát của sự có mặt, của sự tươi mát, của sự thương yêu. Chúng ta phải hát. Vì chúng ta là một phần của bản hòa tấu vĩ đại. Em hát ca đi, bông cúc cười theo em bên hàng dậu. Bông cúc sẽ mỉm cười theo em. Đừng bắt chúng tôi nhúng hai tay vào vôi cát. Những ngôi sao trời không bao giờ xây ngục thất cho chính mình. Có ngôi sao nào lại tự xây cho mình một cái nhà tù?. Tại sao mình phải tự xây cho mình một cái nhà tù. Tại sao mình phải xây dựng một cái chùa, một cái nhà, một sự nghiệp hay là một danh tiếng? Tại sao mình phải có bò? Tại sao mình không thả bò? Tại sao mình không có tự do như bông hoa ca hát?. Hãy nhìn lên những ngôi sao trên trời. Có ngôi sao nào cần xi măng hay vôi cát đâu. Hạnh phúc của ngôi sao là không gian thênh thang. Mặt trăng cũng vậy. Chúng ta cũng thế. Em hát ca đi, bông cúc cười theo em bên hàng dậu. Đừng bắt chúng tôi nhúng hai tay vào vôi cát. Những ngôi sao trời không bao giờ xây ngục thất cho chính mình. Họ bắt chúng ta phải nhúng tay vào vôi cát để xây dựng cái mà họ gọi là thiên đường. Xã hội chủ nghĩa hay thiên đường tại thế. Bắt phải lao động thật nhiều. Lao động, lao động, rồi lao động. Mình phải nhúng tay vào để xây dựng. Hy sinh cái hiện tại để lo cho cái tương lai. Hãy để cho chúng tôi hát ca. Phải để cho chúng tôi hát ca như những con người tự do. Để cho chúng tôi là những đóa hoa. Đòi hỏi của mình là như vậy. Cuộc sống mầu nhiệm, mình phải là một đóa hoa, một tờ lá, và tham dự vào khúc ca mầu nhiệm của hiện hữu nhiệm mầu. Để cho chúng tôi hát ca, để cho chúng tôi là những đóa hoa. Cái yêu sách này rất đơn giản. Mình có đòi hỏi gì nhiều đâu. Đòi hỏi để có tự do làm một bông hoa. Mình đòi hỏi được sống trong hiện tại và tiếp xúc được với những mầu nhiệm của hiện tại. Chúng tôi đang ở trong cuộc đời. Chúng tôi không từ chối, không ghét bỏ, không chán ghét hiện hữu. Chúng tôi đang ở trong cõi này. Chúng tôi không đòi hỏi đi lên Nước Chúa, Tịnh Độ, Cực Lạc hay thiên đường của xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi không đòi hỏi gì ở tương lai. Chúng tôi không đòi hỏi một hình bóng hạnh phúc trong tương lai hay ở một nơi nào khác. Chúng tôi muốn ở đây thôi. Cùng tăng thân xin nguyền ở lại.


Chúng tôi đang ở trong cuộc đời, mắt chúng tôi
chứng minh cho điều ấy.

Có một vùng đất hứa nào không? Có một thiên đường nào đâu đó không? Họ muốn ta phải đi về vùng đất hứa đó. Họ muốn ta đi về thiên đường đó. Họ muốn ta phải tham gia xây dựng một cái gì đó cho tương lai. Còn ta thì ta thấy rằng hiện hữu đã rất nhiệm mầu. Ta cần sống trong hiện tại. Chúng tôi đang ở trong cuộc đời, mắt chúng tôi chứng minh cho điều ấy. Bông hoa không muốn trở thành một cái gì khác. Nó rất thoải mái trong vị trí của nó ở bên hàng dậu hay trên bãi cỏ. Đừng đày bông hoa đi một nơi nào khác; dù ở quá khứ hoặc trong tương lai. Trong thời gian cũng như trong không gian.

Bàn tay cũng là hoa. Đừng biến bàn tay em tôi thành giây chằng, thành khớp răng cưa, thành móc sắt.

Chúng tôi không muốn trở thành những cái máy, những bộ máy. Bàn tay em tôi là một đóa hoa tại sao lại bắt nó trở thành những giây chằng, những khớp răng cưa, những cái móc sắt? Để thực hiện cái gì? Chúng tôi không muốn biến chúng tôi thành những cái máy hay là một phần của cái máy.

Hiện hữu không kêu gọi tình thương
Hiện hữu không cần ai phải thương ai
Nhưng em phải là em
Là đóa hoa, là bình minh hát ca không đắn đo suy tính

Ta không cần nói thương hay kêu gọi tình thương. Hãy sống như bông hoa, hãy sống như một tờ lá, hãy sống như một đám mây. Đó đã là tình thương đích thực rồi. Sự có mặt tươi mát của độ lượng, đẹp đẽ, quảng đại đã là tình thương đích thực.

Xin ghi vào đây một tân ước nữa của tất cả chúng ta
Và xin vẫn nghe lờ tôi như nghe suối reo, như nhìn trăng trăng sáng

Trong Thánh kinh chúng ta có Cựu Ước và có Tân Ước. Tân Ước nói về những thực hiện và những hứa hẹn của Chúa Ki-tô. Chúng ta cũng muốn ghi thêm vào lịch sử văn hóa con người một tân ước nữa. Tân ước của tăng thân chúng ta là sự thực tập sống an lạc, thảnh thơi trong giây phút hiện tại. Chúng ta không cầu một thiên đường, một địa phương, một tương lai nào khác. Vì tất cả những gì mà chúng ta xác nhận và cần đến là hiện tại, là bây giờ và ở đây. Đó là sự biểu hiện mầu nhiệm của pháp thân mà ta có thể tiếp xúc được trong từng hạt sỏi, trong từng tiếng chim, trong từng bông hoa và trong từng dòng suối. Em về, em hãy về đi

Em về, đưa Mẹ về cho tôi thăm
Cho tôi hát em nghe, để tóc em sẽ dài như tóc Mẹ

Em còn đó thì Mẹ còn đó. Nhìn em, tôi thấy Mẹ. Tất cả những gì mầu nhiệm của ba đời tôi đều có thể tiếp xúc được qua hiện tại. Qua những mầu nhiệm của hiện tại, tôi có thể tiếp xúc được với thế giới trong ba đời quá khứ, hiện tại và tương lai. Không có gì mất đi, kể cả hình bóng của người Mẹ tóc dài chấm gót.
Nếu phân tích thì chúng ta sẽ thấy cái cốt tủy nằm trong bài thơ này là tinh thần vô đắc. Để thực tập vô đắc chúng ta phải tập sống trong hiện pháp. Hiện pháp là tiếp xúc cho được với những gì mầu nhiệm của hiện hữu. Chúng ta không cần phải luyến tiếc tuổi thơ, vì tuổi thơ vẫn còn. Chúng ta không cần luyến tiếc những gì quá khứ, vì những gì trong quá khứ cũng đang còn trong giây phút hiện tại. Bài thơ này giống như một Tân Ước mới.

Và xin vẫn nghe lời tôi như nghe suối reo,
như nhìn trăng sáng

Lời tôi không phải là lời biện hộ, là lý thuyết, là chủ nghĩa, là lý luận. Lời tôi là khúc hát. Bởi vì tôi đang hát. Hát bằng đôi chân, hát bằng đôi mắt, hát bằng hai tay. Lời tôi không được làm bằng ngôn từ và ý niệm. Lời tôi được làm bằng niềm tin, bằng sức sống, bằng nụ cười, bằng trái tim thương yêu. Hãy nghe lời tôi như nghe suối reo, như nhìn trăng sáng. Đừng chỉ nghe bằng hai tai. Hãy nghe bằng trái tim. Ngày xưa tôi đã có lần từng nói:
‘Ngày mai, nếu có nghe,
Hãy nghe lời tôi như nghe suối reo
Hãy nghe lời tôi như nghe chim hót
Như xem liễu lục bông hồng
Như ngắm hoa vàng trúc biếc
Như nhìn bạch vân minh nguyệt’
(Hãy nguyện cầu cho bóng tối thêm sâu, hỡi ngàn sao lấp lánh... (1954))
Thì hôm nay tôi lặp lại: ‘Và xin vẫn nghe lời tôi như nghe suối reo.’ Chúng ta là một tăng thân. Chúng ta muốn sống trong tinh thần vô đắc, trong tinh thần Hiện Pháp Lạc Trú để có thể chấm dứt việc gây khổ đau cho nhau và giúp cho người khác chuyển hóa khổ đau, thực hiện an lạc. Hãy thôi là nguồn khổ đau cho nhau. Chúng ta tìm tới với nhau, xây dựng một tăng thân để cho tiếng hát của hiện hữu nhiệm mầu được tiếp nối và luôn luôn biểu hiện.
Chúng ta hãy cùng nghe lại toàn bài:



Bướm Bay Vườn Cải Hoa Vàng

Mười năm vườn xưa xanh tốt
Hai mươi năm nắng rọi lều tranh
Mẹ tôi gọi tôi về bên bếp nước rửa chân
Hơ tay trên bếp lửa hồng
Đợi cơm chiều khi màn đêm buông xuống.

Tôi không bao giờ khôn lớn
Kể gì mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm ?
Mới hôm qua đây tôi thấy bướm bay từng đàn rộn rã trong khu vườn cải hoa vàng
Mẹ và em còn đó
Gió chiều như hơi thở
Mơ gì một mảnh tương lai xa xôi ?

Gió mang tiếng ca. Ngày ra đi em dặn:
"Nếu ngày về thấy khung trời đổ nát
Thì tìm tôi trong tận đáy hồn anh"
Tôi đã về. Có tiếng hát ca. Bàn tay trên liếp cửa
Hỏi rằng: "Có tôi hôm nay đây, tôi giúp được gì ?"
Gió thì thầm: em nên hát ca
Bởi vì hiện hữu nhiệm mầu
Hãy là đóa hoa, hãy là nụ cười
Hạnh phúc có bao giờ được dựng xây bằng vôi với gạch?

Hãy thôi là nguồn khổ đau cho nhau
Tôi tìm em. (Như đêm giông tố loạn cuồng
Rừng sâu đen tối
Những cành cây sờ soạng
Đợi ánh chớp lòa ngắn ngủi
Thấy cần được hiện hữu bên nhau, tìm nhau)
Em hãy là đóa hoa đứng yên bên hàng dậu
Hãy là nụ cười, là một phần của hiện hữu nhiệm mầu
Tôi đứng đây. Chúng ta không cần khởi hành
Quê hương của chúng tôi đẹp như quê hương của tuổi thơ
Xin đừng ai xâm phạm - tôi vẫn còn hát ca
Đầu còn gối trên thánh kinh, sáng nay tôi nghe xôn xao trong nắng mai vũ trụ đang được những con ong vàng siêng năng bắt đầu khởi công tạo dựng
Công trình xây dựng ngàn đời
Nhưng công trình em xem, đã được ngàn đời hoàn tất
Bánh xe mầu nhiệm chuyển hoài đưa chúng ta đi tới
Nắm lấy tay tôi, em sẽ thấy chúng ta đã cùng có mặt từ ngàn xưa trong hiện hữu nhiệm mầu.

Tóc mẹ tôi còn xanh và dài chấm gót
Áo em tôi phơi còn phất phơ bay trước dậu
Nắng sớm mùa Thu
Tôi ở đây. Chính thực là vườn xưa
Những cây ổi trái chín thơm
Những lá bàng khô thắm
Đẹp
Rụng
Còn chạy chơi la cà trên sân gạch
Tiếng hát vẳng bên sông
Những gánh rơm thơm vàng óng ả
Trăng lên, quây quần trước ngõ
Vườn cải hoa vàng, chính mắt tôi vừa thấy sáng qua.

Tôi không ngủ mơ đâu
Ngày hôm nay đẹp lắm thật mà
Em không về chơi trò bắt tìm nơi quá khứ
Chúng mình còn đây, hôm nay, và ngày mai nữa
Đến đây
Khi khát chúng ta cùng uống ở một giếng nước thơm trong

Ai nói cho em nghe rằng Thượng Đế đã bằng lòng cho con người khổ đau đứng dậy hợp tác cùng người?
Chúng ta đã từng nắm tay nhau từ muôn vạn kiếp,
Khổ đau vì không tự biết là lá là hoa
Em hát ca đi. Bông cúc cười theo em bên hàng dậu,
Đừng bắt chúng tôi nhúng hai tay vào vôi cát
Những ngôi sao trời không bao giờ xây ngục thất cho chính mình.
Để cho chúng tôi hát ca. Để cho chúng tôi là
những đóa hoa.
Chúng tôi đang ở trong cuộc đời
mắt chúng tôi chứng minh cho điều ấy.
Bàn tay cũng là hoa. Đừng biến bàn tay em tôi thành giây chằng
Thành khớp răng cưa
Thành móc sắt.
Hiện hữu không kêu gọi tình thương
Hiện hữu không cần ai phải thương ai
Nhưng em phải là em, là đóa hoa, là bình minh hát ca không đắn đo suy tính
Xin ghi vào đây một tân ước nữa của tất cả chúng ta
Và xin vẫn nghe lời tôi như nghe lời suối reo, như nhìn trăng sáng

Em về, đưa Mẹ về cho tôi thăm
Cho tôi hát em nghe, để tóc em sẽ dài xanh như tóc Mẹ.