Search

25.8.17

Truyện Ngắn A P Chekhov

Phanblogs Truyện Ngắn A P Chekhov Chekhov sinh ngày 29 tháng 1 năm 1860 (lịch Julian: 17 tháng 1 năm 1860) ở thị trấn Taganrog miền nam nước Nga, nơi cha ông làm chủ một cửa hiệu tạp hóa nhỏ. Năm 1879, ông theo học ngành y tại Đại học Quốc gia Moskva. Ở đây, ông bắt đầu vẽ biếm họa cho một số tạp chí hài để hỗ trợ gia đình. Sau khi tốt nghiệp năm 1884, Chekhov hành nghề y nhưng vẫn tiếp tục sáng tác. Đến năm 1887, văn tài của ông đã được chấp nhận rộng rãi, và việc sáng tác không cho phép ông dành nhiều thì giờ cho y khoa.


Thời kỳ từ 1886 đến 1888 là giai đoạn Chekhov chuyển tiếp từ thể loại truyện ngắn khôi hài dưới 1.000 chữ qua những truyện ngắn dài hơn, có chủ đề nghiêm túc hơn và văn phong chững chạc hơn. Những truyện ngắn trong thập niên 1890 đem lại một cái nhìn rộng lớn về xã hội nước Nga cuối thế kỷ 19, miêu tả sự chính xác về xã hội của cuộc đời những nông dân, trí thức, tư thương, giáo sĩ, phụ nữ và trẻ em trong những bối cảnh có tính phổ cập và bất biến với thời gian.

Chekhov bị bệnh lao, và năm 1897 phải dời đến cư ngụ ở vùng ấm áp Yalta, nằm kề Biển Đen. Năm 1901, ông kết hôn với nữ diễn viên Olga Leonardovna Knipper. Trong thời gian này, sức khỏe của ông đi xuống dần. Ông qua đời năm 1904 ở khu nghỉ mát Badenweiler tại Đức trong khi đang tìm cách chữa trị.

Giới sân khấu vẫn luôn mến mộ những tác phẩm của Chekhov. Sau một ít thất bại, vở kịch Hải âu (Чайка) được Nhà hát Moskva trình diễn thành công năm 1898. Cùng với ba vở kế tiếp ra đời năm 1898, 1901 và 1904, cả bốn vở được xem là kiệt tác. Trong các tác phẩm kịch nghệ, Chekhov muốn truyền đạt những bối cảnh của đời thường, thoát ra khỏi khuôn sáo truyền thống của mô-típ và cách diễn đạt kịch tính. Lời thoại trong kịch của ông không suôn sẻ hoặc trọn vẹn: các nhân vật ngắt lời nhau, nhiều lời thoại cất lên cùng một lúc, và có những đoạn tĩnh lặng dài khi không nhân vật nào cất lên tiếng nói. Các vở kịch của ông thoát khỏi khuôn sáo là chủ yếu tập trung vào nhân vật chính.

Nhiều truyện ngắn của Chekhov đã được dịch ra tiếng Việt, nổi tiếng nhất (có lẽ) là truyện Người trong bao.

Chekhov được xem như là người đã nâng thể loại truyện ngắn lên một tầm cao mới trong nền văn học Nga, và dần dần trong nền văn học của thế giới. Với cái nhìn trầm tĩnh, trung thực về những nhân vật, Chekhov thể hiện nội tâm và cảm nghĩ của họ một cách gián tiếp, qua ẩn dụ thay vì miêu tả trực tiếp. Những cấu kết trong truyện của ông thường giản dị, và kết cục thường được để ngỏ thay vì là chung quyết. Những tác phẩm của Chekhov biểu hiện sâu xa ẩn lấp dưới bề mặt cuộc đời thường của những con người bình thường.

Về mặt nghệ thuật truyện ngắn của Chekhov có chiều sâu tâm lý rất lớn, lột tả rất xác thực các tinh tế nội tâm đặc trưng của các tầng lớp người Nga thế kỷ 19 nhất là thành phần thị dân, trí thức trung lưu và thợ thuyền trong các thành phố đang hình thành của nước Nga, nên có thể nói Chekhov là nhà văn của tầng lớp thành thị Nga. Ngôn ngữ của truyện ngắn Chekhov rất tinh tế đã nâng tiếng Nga lên tầm hiện đại và làm giàu rất nhiều cho loại ngôn ngữ này. Ông là nhà văn đã để lại ảnh hưởng rất lớn lên văn học và văn hoá Nga cũng như trong văn học thế giới.

Truyện Ngắn A P Chekhov.pdf


Truyện Ngắn A P Chekhov.doc

Với tập hợp 27 truyện ngắn, mỗi truyện đều mang một vẻ đẹp riêng có khi là sự chế giễu hóm hỉnh, cũng có khi là những giây phút lắng lòng về tình yêu.
Hình ảnh lớp viên chức, thị dân, nông dân, địa chủ... thường ta hay gặp ngoài đường phố, trong các rạp hát, bệnh viện, trường học hoặc trên các trại ấp đều được ngòi bút nhà văn khắc hoạ hết sức đậm nét. Không phải qua các chi tiết bề ngoài, mà đậm nét ở tâm trạng các nhân vật muôn hình nghìn vẻ.

Bên cạnh hình ảnh cái chết của một viên chức thì chuyện “Anh béo anh gầy” thật gần gũi với bao người, tạo nên tiếng cười hài hước không sao ngăn nổi đối với bạn đọc xuyên suốt hai thế kỷ.

Không chỉ nỗ lực “nặn cho hết những giọt nô lệ trong bản thân mình”, mà nhà văn mang ước nguyện cháy bỏng là làm sao cho “con người Nga trong tương lai đều phải đẹp, từ diện mạo, áo quần đến tâm hồn, tư tưởng”.

Không bị ràng buộc vào các giáo điều cũ kỹ, truyện ngắn Chekhov chứa bao điều lạ lẫm lấy từ sinh hoạt hàng ngày, kể cả “nước mắt mà người đời không thấy”, nhằm nhắn nhủ “Hãy nhìn lại mình, hãy nhìn xem chúng ta đang sống tồi, sống tẻ như thế nào?”.