Search

1.11.15

quy trình phạt của CSGT

Phanblogs Sau đây là cẩm nang kinh nghiệm giúp các bạn khi đang lưu thông trên đường mà bị CSGT dừng xe để các bạn nắm rõ quyền hạn của mình cũng như quy trình phạt của CSGT.














Bước 1: Dừng xe an toàn
Bình tĩnh, giảm tốc độ và quan sát các bên xe để tạt vào vị trí an toàn nhất.
Lưu ý chỉ dẫn của CSGT nhưng phải đảm bảo an toàn nhất cho bạn và những người đang lưu thông.
Bật đèn dừng khẩn cấp với xe ôtô (hazard light).

Bước 2: Kiểm tra
Kiểm tra nhanh 2 thứ trên người CSGT - thẻ xanh và đồng phục.
Chỉ có CSGT đeo thẻ xanh mới được quyền thực hiện điều lệnh dừng phương tiện đang lưu thông*1.
Đồng phục phải đúng chuẩn của CSGT.
Không nên tiếp tục làm việc nếu thấy 1 hay tất cả các trường hợp sau:

Nếu CSGT không có biển tên, thẻ xanh hoặc mặc đồng phục giả -> đây có thể là CSGT giả (để đề phòng bị cưới, hãy chuẩn bị những biện pháp phòng vệ trước);
Quan sát xung quanh xem có bao nhiêu CSGT, nếu chỉ có 1 thì đây là CSGT đi ăn mảnh phi pháp*2.
Nếu CSGT có mùi cồn hoặc biểu hiện say xỉn.

Nếu gặp bất kì trường hợp nào trên, hãy gọi cho CS 113 hoặc ĐDN Cục CSGT ĐB-ĐS để phản ánh: Hà Nội: 069.42608 - 04.39423011+ Đại diện phía Nam: 069.36233

Bước 3: Chào hỏi
Trước khi tiến hành kiểm soát đối với người vi phạm, CSGT phải thực hiện động tác chào theo điều lệnh Công an nhân dân và phải có thái độ kính trọng, đúng mực, lễ phép và tận tụy*3.
Bạn chào CSGT bằng đầy đủ tên họ, cấp bậc (nếu biết) - điều này giúp thể hiện sự hiểu biết của bạn, tạo sự uy quyền và thầm nhắc nhở CSGT phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Nếu CSGT chưa chào đúng, bạn có thể bắt chào lại khi nào được mới làm việc.

Bước 4: Làm việc
CSGT chỉ được dừng xe kiểm tra trong các trường hợp sau*4:

Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông;
Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục CSGTĐB-ĐS hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của trưởng phòng CSGT hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;
Có lệnh bằng văn bản của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;
Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Nếu là trường hợp 1, CSGT luôn phải thông báo cho bạn biết lỗi vi phạm trước khi yêu cầu kiểm tra giấy tờ hoặc xét phạt bạn!
CSGT có nghĩa vụ phải chứng minh được bạn đã vi phạm luật giao thông và đồng thời bạn cũng có quyền chứng minh mình không vi phạm lỗi đó*5.
Với bất kì lỗi nào, bạn cũng nên yêu cầu cho xem bằng chứng ví dụ hình ảnh trong camera bắn tốc độ ..v...v..
Nếu là các trường hợp còn lại, thì yêu cầu CSGT xuất trình các loại giấy tờ của Thủ trưởng CA cấp huyện trở lên. Sau khi kiểm tra đúng ta mới xuất trình giấy tờ cho CSGT kiểm tra.

Bước 5: Xử phạt
Có 2 loại xử phạt: tại chỗ hoặc lập biên bản chờ quyết định phạt*6.
Tại chỗ: áp dụng cho các lỗi có mức phạt dưới 250,000VND. CSGT sẽ lập quyết định xử phạt hành chính theo mẫu.
Lập biên bản: Các trường hợp khác, CSGT sẽ lập biên bản và bạn sẽ chờ quyết định phạt gửi về nhà trong 7 ngày và nộp phạt tại Kho Bạc Nhà Nước. Trong biên bản có mục "Ý kiến người vi phạmphạm", nếu bạn cảm thấy không đồng ý với lỗi vi phạm, hãy ghi vào mục này!

Lưu ý:
Mẫu biên bản có đúng mẫu được ban hành đúng luật không (có dấu đỏ, số thứ tự…)
Phần ghi lỗi vi phạm, yêu cầu CSGT ghi đúng lỗi vi phạm của mình.
Để CSGT ký xong, chúng ta xem kỹ lại lần nữa rồi mới ký.
* Phải đọc: 30 lỗi giao thông và mức xử phạt người đi xe máy cần biết