Search

11.1.14

Tâm lý học đám đông tác giả Gustave Le Bon

Tâm lý học đám đông tác giả Gustave Le Bon

Nền giáo dục mà thanh niên của một quốc gia được tận hưởng, cho phép chúng ta dự đoán được phần nào số phận của đất nước đó. Sự giáo dục được áp dụng cho thế hệ hiện nay là minh chứng cho một linh cảm tăm tối nhất. Gắn liền với sự giáo dục và giảng dạy, tâm hồn đám đông sẽ trở nên cao quý hoặc bị thui chột. Cho nên cần thiết phải chỉ ra cái hệ thống hiện nay đã nhào nặn họ như thế nào và chỉ ra cái đám đông những kẻ thờ ơ, vô cảm đang dần trở nên một đội quân bất mãn vô cùng lớn ra sao, một đội quân đã sẵn sàng tuân theo tất cả mọi tác động bởi những kẻ muốn cải tạo thế giới và bởi những thuyết gia

Tâm lý học đám đông tác giả Gustave Le Bon

Tâm lý học đám đông tác giả Gustave Le Bon


https://drive.google.com/file/d/0B0hPR4sOzdAONXRfVkpXU0R6dEU/edit?resourcekey=0-fyBdu56sJZkUZFXBRn46Ng

Giữ vị trí hàng đầu trong các ý tưởng chủ đạo của thời đại chúng ta là ý tưởng, rằng giảng dạy có một kết quả nhất định làm cho con người tốt lên và không những thế còn có thể làm cho chúng trở nên giống nhau. Chỉ bằng cách lặp đi lặp lại, câu này cuối cùng đã trở thành một trong những câu không gì lay chuyển nổi của nền dân chủ. Nó đã trở nên bất khả xâm phạm giống như những giáo lý một thời của nhà thờ.


Nhưng ở điểm này, cũng như ở nhiều điểm khác nữa, các ý tưởng của nền dân chủ đã trái ngược một cách rõ nét nhất đối với những kết quả và những kinh nghiệm thu lượm được từ tâm lý học. Nhiều triết gia ưu tú, đặc biệt trong đó có Herbert Spencer, đã có thể chứng minh một cách dễ dàng, rằng việc giảng dạy không làm cho con người trở nên đạo đức hơn cũng chẳng làm cho nó hạnh phúc hơn, việc giảng dạy không làm thay đổi bản năng cũng như ham muốn của con người, và nếu không được tiến hành tốt nó thậm chí còn gây hại nhiều hơn là làm lợi. Các chuyên gia thống kê đã xác nhận quan điểm này, bằng cách họ đã chỉ ra, rằng số lượng tội phạm đã tăng lên cùng với sự mở rộng phạm vi giảng dạy hoặc ít nhất là với một kiểu giảng dạy nào đó; rằng kẻ thù tồi tệ nhất của xã hội, những kẻ vô chính phủ, thường xuất thân từ những trường học tốt nhất. Một công chức tòa án cấp cao, ông Adolphe Guillot, đã tường trình, rằng hiện nay ước tính có khoảng ba ngàn tội phạm có học trên một ngàn tội phạm không có học, và trong khoảng thời gian năm mươi năm qua số tội phạm đã tăng từ 227 lên đến 552 trên tổng số một nghìn dân, có nghĩa là chúng đã tăng khoảng 133%. Ông ta, trong sự nhất trí với các đồng nghiệp khác, cũng đẵ phát hiện ra, rằng số lượng tội phạm đặc biệt tăng ở tầng lớp trẻ, những người theo học tại các trường miễn phí bắt buộc thay vì học trường tư.



Dĩ nhiên không bao giờ ai đó lại khẳng định, rằng sự giảng dạy được tiến hành tốt không thể đem lại những kết quả thực tiễn, có ích, chí ít nếu không phải trên phương diện đạo đức thì cũng có thể trên phương diện mở ra các khả năng nghề nghiệp. Đáng tiếc là, và đặc biệt trong ba mươi năm lại đây, các dân tộc La tinh đã xây dựng nền giáo dục của họ trên những cơ sở hoàn toàn sai lầm và mặc dù đã có những phân tích của những bộ óc thông thái, họ vẫn cứ bám giữ lấy những sai lầm đáng buồn đó của họ. Bản thân tôi trong các bài viết khác nhau [5] đã chỉ ra, rằng nền giáo dục của chúng ta hiện nay đã biến số đông những con người, được đảm bảo chuyện học hành, trở nên kẻ thù của xã hội, với số lượng đông gấp nhiều lần những kể theo đuôi chủ nghĩa xã hội, một hình thức xã hội tồi tệ nhất.

Mối nguy trước hết của nền giáo dục này, chính xác ra là nền giáo dục của các dân tộc La tinh, nằm ở sự nhầm lẫn cơ bản về mặt tâm lý học, những tưởng rằng tri thức phát triển lên từ sự học thuộc lòng những gì có trong sách giáo khoa. Thậm chí người ta đã cố gắng học càng nhiều đến mức có thể, và từ trường phổ thông cho đến việc làm bằng tiến sĩ hoặc thi quốc gia, con người trẻ tuổi đã tự nhồi vào đầu mình nội dung của hàng đống sách vở, mà không hề tự luyện tập khả năng phán xét hoặc năng lực đúc kết của mình. Sự học tập đối với anh ta là đọc thuộc lòng và vâng lời. "Học bài, là phải biết một cách thuộc lòng ngữ pháp hoặc một phân đoạn, nhắc lại trôi chảy, và làm theo đúng", nguyên bộ trưởng giáo dục Jules Simon viết, "đó là một kiểu giáo dục kỳ quặc, trong đó mỗi một cố gắng chỉ nhằm chứng minh cho niềm tin vào sự không bao giờ sai lầm của giáo viên và nó dẫn đến việc hạ thấp và làm suy giảm năng lực của chúng ta."

Giả như giáo dục kiểu đó chỉ mỗi là điều vô tích sự, thì ta còn có thể chấp nhận nó và tiếc cho những đứa trẻ bất hạnh, đáng lẽ được học những cái cần thiết hơn thì người ta lại dạy chúng về gia phả của những người con của dòng họ Chlotar, về những cuộc chiến tranh giữa Neustria và Austrasia hoặc về những sự phân tách trong động vật học; nhưng đâu chỉ có thế, nó còn tạo nên một nguy cơ nghiêm trọng hơn nhiều, nó gây ra ở những kẻ được giáo dục kiểu như vậy một sự phản kháng mạnh mẽ chống lại những quan hệ, mà từ đó chúng sinh, và tạo nên một ham muốn mãnh liệt nhằm thoát ra khỏi các mối quan hệ.đó. Công nhân không muốn là người công nhân nữa, nông dân không muốn mãi là nông dân và những người ở tầng lớp thấp cuối cùng trong xã hội nhận thấy, đối với con em của họ sẽ không còn khả năng phát triển nào khác ngoài con đường làm công chức với một đồng lương đảm bảo. Đáng lý phải chuẩn bị cho con người hành trang đi vào cuộc sống, thì trường học chỉ chuẩn bị cho họ để vào được những vị trí của hệ thống công quyền, mà ở đó người ta chẳng cần có chút nỗ lực nào cũng có được kết quả. Nó tạo ra ngay trước chân của bậc thang xã hội một đạo quân chống đối, bất mãn với số phận của mình, và luôn sẵn sàng nổi loạn; và ở bên trên các bậc thang đó là tầng lớp tư sản của chúng ta, môt tầng lớp bàng quang, đồng thời lại hay nghi ngờ và cuồng tín, có một sự tin tưởng quá mức vào sự bảo hộ của nhà nước, cái mà họ cũng thường xuyên chửi bới, bởi vì họ luôn đổ thừa những sai lầm của mình cho chính phủ và không hề có khả năng làm một cái gì mà không có sự chỉ bảo của cấp trên.



Nhà nước chỉ có thể sử dụng hết một số nhỏ các trợ lý, để cho họ làm việc với sự giúp đỡ của cách tài liệu hướng dẫn và trả lương cho công việc của họ, số còn lại sẽ không có việc làm. Nó bắt buộc phải chọn ra trong đó những người đầu tiên để nuôi ăn và coi những người còn lại là kẻ thù. Từ ngọn đến gốc của kim tự tháp xã hội hiện nay tích tụ một đội quân đông đảo những trợ lý trong tất cả các cơ quan khác nhau. Một thương gia đã phải rất khó nhọc khi đi tìm một người thay thế trong đám đó, nhưng trong khi đó lại có hàng ngàn người chầu chực để cố vào được các vị trí bình thường nhất của chốn công quyền. Chỉ tính riêng trong bộ giáo dục đã có đến hàng hai chục ngàn giáo viên không có công việc, họ chê các công việc trên đồng ruộng hoặc ở công xưởng và chỉ cố bám cho được nhà nước để có thể sống qua ngày. Bởi số lượng được chọn vào làm việc hạn chế, cho nên mặc nhiên số người bất mãn sẽ cực lớn. Họ sẵn sàng tham gia vào bất kỳ cuộc cách mạng nào, bất kể kẻ lãnh đạo là ai và với mục đích gì. Sự tiếp thụ những kiến thức vô bổ là một phương tiện chắc chắn gây nên sự phẫn nộ ở con người[6]. 

Giáo dục cổ điển và giáo dục hướng nghiệp


Rõ ràng là đã quá muộn để chống lại một trào lưu như vậy. Chỉ có mình kinh nghiệm, là người thày cuối cùng, sẽ đảm nhận việc chỉ ra cho chúng ta những sai lầm của bản thân. Một mình nó đủ mạnh, để chứng minh cho chúng ta thấy sự cần thiết phải thay thế những sách giáo khoa đáng kinh tởm của chúng ta, thay thế những kỳ thi thảm hại bằng một sự giáo dục hướng nghiệp, để khuyến khích cổ vũ thanh niên trở lại với đồng ruộng với công xưởng, với sự nghiệp khai hóa thuộc địa, là những cái ngày nay đã bị sao nhãng. Giáo dục hướng nghiệp, là cái đã được tinh thần khai sáng cổ vũ, là cái ông cha chúng ta ngày xưa đã từng tiếp nhận, và là cái mà những dân tộc, ngày nay với lòng quyết tâm, với năng lực hành động, và với đầu óc kinh doanh đang thống trị thế giới, đã có ý thức dìn giữ. Trong những trang khá đặc biệt ở các tác phẩm của mình, ít nữa

tôi sẽ dẫn ra một số điểm cơ bản làm ví dụ, ông Taine đã chỉ ra một cách rõ ràng, rằng nền giáo dục của chúng ta hồi xưa cũng gần giống như nền giáo dục của nước Anh hoặc nước Mỹ hiện nay, và qua những so sánh quan trọng giữa hệ thống giáo dục La tinh với hệ thống giáo dục Anglo-Xắcson, ông ta đã chỉ ra một cách rất rõ ràng những kết quả của hai hệ thống giáo dục. Hình như người ta vẫn đang còn có thể chấp nhận mọi nỗi khó chịu đối với nền giáo dục cổ điển của chúng ta, ngay cả khi nếu như nó chỉ đào tạo ra những kẻ mất gốc và những kẻ bất mãn, và thậm chí khi mà sự tiếp thụ một cách qua loa các kiến thức, nhắc lại một cách không sai sót những gì trong sách giáo khoa đều được coi là nền tảng cho sự nâng cao kiến thức. Có phải thực sự như vậy không? Không phải thế! Năng lực phán xét, kinh nghiệm, năng lực hành động và tư cách là những điều kiện để thành công trong cuộc sống, là những cái không thể học được từ sách vở. Sách vở là những thứ cần thiết để tra cứu, tuy nhiên sẽ hoàn toàn vô tích sự khi phải nhớ cả một đoạn dài trong đầu.

Rằng giáo dục hướng nghiệp làm cho trí tuệ phát triển ở mức mà giáo dục cổ điển không thể nào đạt tới, đã được Taine chỉ ra rất rõ trong những dòng viết sau: "Các ý tưởng chỉ hình thành nên trong môi trường tự nhiên và thực tế của nó. Những mầm mống của chúng sẽ được nuôi nấng bởi vô số những ấn tượng cảm nhận được, là những cái mà người thanh niên trai trẻ tiếp thụ hàng ngày ở công xưởng, ở hầm mỏ, ở tòa án, ở nơi làm việc, ở bến cảng, ở bệnh viện, trong lúc quan sát các công cụ lao động, các nguyên vật liệu, và trong hoạt động kinh doanh, khi có mặt khách hàng, khi có mặt của những người thợ, khi công việc được tiến hành tốt hoặc không tốt, khi kinh doanh có hiệu quả hoặc thua lỗ. Tất cả những cái đó là những cảm nhận nho nhỏ đặc biệt của cặp mắt, của đôi tai, của hai bàn tay và cả của mùi vị nữa, chúng được tiếp nhận và xử lý một cách không cố ý, chúng tự sắp đặt một cách trật tự trong anh ta, để rồi sau đó sớm hoặc muộn chúng truyền cho anh ta những cảm hứng về những mối liên kết mới, về sự đơn giản hóa, về sự tiết kiệm, sự hoàn hảo hoặc về sự phát minh. Tất cả những mối liên kết quý báu này, là những điều kiện cần phải được khuyến khích và không thể thiếu để giúp cho thanh niên Pháp phát triển, thế nhưng chúng đã bị cướp đi và lại đúng vào lúc ở cái tuổi rực rỡ nhất: bảy hoặc tám năm anh ta bị nhốt trong trường học, bị cách ly khỏi kinh nghiệm trực tiếp của bản thân, cái kinh nghiệm thức sự đã cho anh ta một khái niệm chính xác và sống động về các sự vật, về con người và những hình thức ứng xử khác nhau."



"...Ít nhất chín trong mười thanh niên đã tiêu phí thời gian và công sức nhiều năm trời, là những năm tháng rực rỡ nhất, quan trọng nhất, và rõ ràng là những năm quyết định nhất của cuộc đời: ta cứ trừ đi trước hết khoảng một nửa hoặc hai phần ba trong số họ tham gia kỳ thi tuyển, tôi cho là không đủ điều kiện để đi thi; thêm vào đó, trong số đủ điều kiện được thi và trúng tuyển, có một nửa hoặc hai phần ba phải xét lai. Người ta đã trông chờ ở họ quá nhiều, khi đòi hỏi họ vào một ngày nhất định trên ghế nhà trường hoặc trước bảng đen trong suốt hai giờ liền phải cung cấp hàng đống kiến thức cứ như thể họ là một tài liệu tham khảo sống về tất cả mọi hiểu biết của loài người, Quả nhiên ngày hôm đó trong hai giờ đồng hồ họ gần như là một tài liệu tra khảo sống vậy, thế nhưng chỉ một tháng sau họ không còn được như thế nữa. Nếu thi lại ngay họ sẽ không thể đỗ; Những cái trí nhớ của họ hấp thụ được là quá nhiều, khó tiêu hóa và liên tục trượt ra khỏi đầu óc họ, và họ không nạp thêm được cái gì mới nữa. Năng lực trí tuệ của họ bị suy giảm, nguồn sinh lực dồi dào cạn kiệt, con người ở vào giai đoạn kết thúc của sự phát triển đã xuất hiện. Nếu anh ta đi làm và lập gia đình, anh ta sẽ phó mặc cho sự xoay vần, sống trong một vòng tròn khép kín không biết đến bao giờ ra khỏi, anh ta cố thủ trong công sở của mình, thực hiện đều đều công việc một cách không sai sót và không hề có ý định vượt ra khỏi phạm vi đó. Đó là 

cái kết quả trung bình; cái thu được không bù lại nổi cái tổn phí. Ở Anh và ở Mỹ, nơi mà ở đó tình hình cũng giống như ở Pháp hồi trước năm 1789, họ đã thực hiện một tiến trình hoàn toàn ngược lại và thành quả đạt được cho thấy ngày sau lớn hơn ngày trước." 

Nhà sử học tuyệt vời này tiếp theo đã chỉ cho chúng ta thấy sự khác biệt giữa hệ thống giáo dục của chúng ta so với hệ thống giáo dục Anglo-Xắcson. Ở đó sự giảng dạy không dựa trên sách vở mà dựa trên chính sự vật. Ví dụ như, người kỹ thuật viên sẽ được đào tạo ngay trong xí nghiệp chứ không phải ở trong trường học; mỗi người có thể đạt đến chính cái trình độ phù hợp với khả năng nhận thức của mình, trở nên người công nhân hoặc thợ cả, nếu như anh ta không có khả năng tiếp tục đi lên, và trở nên kỹ sư, nếu như khả năng của anh ta cho phép. Phương pháp này, đối với toàn bộ xã hội nó dân chủ và thiết thực hơn là kiểu, đặt hướng đi của cuộc đời con người phụ thuộc vào một kỳ thi kéo dài nhiều giờ đồng hồ mà anh ta phải tham gia vào độ tuổi mười tám tới hai mươi.

"Trong bênh viện, trong hầm mỏ, trong nhà máy, trong công việc kiến trúc, công việc của luật sư, người học trò đủ tiêu chuẩn nhập học, trong những năm tuổi trẻ của đời mình sẽ trải qua thời gian học nghề và làm thử, tương tự như một thư ký cho một văn phòng hoặc một thợ sơn trong công xưởng ở bên ta. Trước đó và cho đến khi vào làm anh ta có thể tham gia một vài khóa học cơ bản, trong đó anh ta liên tục thu lượm các kết quả quan sát để bồi đắp cho mình các kiến thức cơ sở phù hợp. Tùy theo khả năng, trong thời gian rỗi anh ta có thể theo học thêm các khóa học về kỹ thuật để kết hợp với kinh nghiệm hàng ngày tùy theo mức độ của nó. Trong cách đào tạo như vậy khả năng thực tiễn tự nó sẽ lớn lên và phát triển đến một độ tương ứng với năng lực của học trò có thể cho phép đạt được, và phù hợp với sự đòi hỏi của công việc trong tương lai, điều mà ngay từ bây giờ anh ta đặc biệt muốn vươn tới. Bằng cách như vậy thanh niên ở Anh và ở Mỹ đã nhanh chóng phát huy được tất cả những gì có trong khả năng của mình. Với hai mươi lăm tuổi, và nếu điều kiện thuận lợi có thể sẽ sớm hơn, anh ta đã trở thành một người thợ có ích, hơn thế nữa có thể là một nhà kinh doanh độc lập, anh ta không chỉ là một cái bánh răng nhỏ mà còn có thể là một động cơ. Ở Pháp, nơi mà nền giáo dục chủ yếu hoạt động theo hướng ngược lại, và với mỗi một thế hệ con người ngày càng trở nên Trung quốc hơn, đã làm mất đi một lực lượng lao động vô cùng lớn." 

Các triết gia đã đi đến kết luận như sau về quan hệ bất cập ngày càng tăng của nền giáo dục của các dân tộc La tinh chúng ta đối với cuộc sống: 


"Trong cả ba cấp giáo dục, tuổi nhi đồng, tuổi thiếu niên, tuổi thanh niên, sự chuẩn bị về mặt lý thuyết ngày càng bị kéo dài trên ghế nhà trường và bị kéo dài từ những sách giáo khoa đã dẫn đến sự quá tải, qua các kỳ thi, qua phẩm hàm khoa học, chứng chỉ, văn bằng, và bởi phương tiện tồi, do vận dụng phương pháp giảng dạy không tự nhiên, phản xã hội, do loại bỏ một cách quá đáng việc dạy thực hành, do việc học nội trú, do rèn luyện một cách giả tạo và do nhồi nhét kiến thức một cách cứng nhắc, do làm việc quá sức không chú ý đến tương lai, đến tuổi tác và nghĩa vụ sắp phải thực hiện của người đàn ông, do không để ý đến thế giới hiện thực, nơi mà người thanh niên sắp sửa bước vào, không để ý đến cái xã hội bao quanh anh ta, cái xã hội anh ta phải thích nghi, cái xã hội ngay từ đầu anh ta không muốn từ bỏ nó, do không để ý đến sự đấu tranh để sinh tồn của con người, điều anh ta cần phải được chuẩn bị trước, được vũ trang, được thực hành và tôi luyên để tự bảo vệ mình và để đứng vững. Sự trang bị không thể thiếu được đó, cái phải đạt đến đó, cũng là cái quan trọng hơn tất cả, rồi năng lực trí tuệ lành mạnh của con người, 


của ý chí và thần kinh vững vàng: hết thảy không có được trong trường học của chúng ta; mà hoàn toàn ngược lại: đáng lý làm cho con người có năng lực hơn, nó đã làm thui chột năng lực của họ đối vị trí trước mắt và trong tương lại. Chính vì thế sau khi từ giã trường học bước vào cuộc đời, những bước đi đầu tiên của họ vào môi trường thực tiễn đã không khác gì hơn là hàng loạt những thất bại đau đớn, chúng đã làm anh ta thương tổn và trong một thời gian dài anh ta đã bị suy sụp và tàn phế. Đó là một cuộc thử nghiệm nguy hiểm và khắc nghiệt, nó làm lệch chuyển sự cân bằng của lý trí và đạo đức và rất nhiều khả năng sẽ không thể nào lấy lại cân bằng được nữa. Sự thất vọng đã xảy ra quá đột ngột và toàn diện, sự lừa đảo đã trở nên quá lớn và sự kinh tởm đã trở thành quá khủng khiếp [7].



Trong phần trên chúng ta đã đi lệch khỏi vấn đề tâm lý học đám đông? Chắc chắn là không. Nếu chúng ta muốn hiểu về những ý tưởng và những quan điểm mà ngày hôm nay vẫn đang còn là những mầm mống nhưng ngày mai chúng sẽ mọc lên, thì chúng ta phải cần biết đến mảnh đất đã cung cấp cho chúng sự chuẩn bị như thế nào. Nền giáo dục mà thanh niên của một quốc gia được tận hưởng, cho phép chúng ta dự đoán được phần nào số phận của đất nước đó. Sự giáo dục được áp dụng cho thế hệ hiện nay là minh chứng cho một linh cảm tăm tối nhất. Gắn liền với sự giáo dục và giảng dạy, tâm hồn đám đông sẽ trở nên cao quý hoặc bị thui chột. Cho nên cần thiết phải chỉ ra cái hệ thống hiện nay đã nhào nặn họ như thế nào và chỉ ra cái đám đông những kẻ thờ ơ, vô cảm đang dần trở nên một đội quân bất mãn vô cùng lớn ra sao, một đội quân đã sẵn sàng tuân theo tất cả mọi tác động bởi những kẻ muốn cải tạo thế giới và bởi những thuyết gia. Ngày nay nhà trường đã đào tạo nên những con người bất mãn, những kẻ vô chính phủ và nó đang chuẩn bị cho thời đại tàn lụi của các dân tộc Latinh.

Tâm lý học đám đông .DOC
Tâm lý học đám đông .PDF

XEM THÊM:

Mâu thuẫn tôn giáo Do Thái giáo VS Kito giáo VS Hồi giáo.
ıạl ɔợưƃu ĩɥƃu và làm khác đi.
Khung Cửa Hẹp tác giả Andre Gide.
Quê hương những đêm chờ sáng tác giả Tiến sĩ Alan ....
Hỏi đáp về ma quỷ (phi nhân) trong phật giáo.
Mật Mã Tây Tạng Tác Giả Hà Mã trọn bộ 10 tập.
Totto Chan Cô bé bên cửa sổ tác giả Tetsuko Kuroyanagi.
Nói với tuổi 20 tác giả Thích Nhất Hạnh.
Nửa kia của Hitler tác giả Eric Emmanuel Schumitt.
Quảy Gánh Băng Đồng Ra Thế Giới tác.
Phía sau nghi can X tác giả Higashino Keigo.
Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn tác giả ....
Tuyển tập Toại Khanh- Sư Giác Nguyên.
LÃNG MINH:Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh.
Tỳ Khưu Chơn Tín.
NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG KỲ LẠ - TÁC GIẢ ....
Phanblogs Nửa đời trước của tôi tự truyện của Ái Tân Giác La Phổ
Danh sách 50 cuốn sách cần đọc dịch giả Thái bá tân.
Thích nhất hạnh ebook.
1Q84 Haruki Murakami.
hachiko chú chó đợi tác giả luis prats.
THE SYMPATHIZER (CẢM TÌNH VIÊN) TÁC GIẢ ....
Pippi Tất Dài tác giả Astrid Lindgren.
Chuyện con mèo dạy hải âu bay tác giả Luis Sepúlveda.
NGƯỜI BÁN HÀNG VĨ ĐẠI NHẤT THẾ GIỚI TÁC GIẢ OG ....
Hương rừng Cà Mau tác giả Sơn Nam.
ĐOẠN NÀO BUỒN TA BỎ BỚT CHO VUI.
Một ngày của Ivan Denisovich Aleksandr Solzenisyn.
Chiếc áo lặn và con bướm tác giả Jean Dominique Bauby.
Hỏi đáp về ma quỷ (phi nhân) trong phật giáo.