KHẮC CHÂU CẦU KIẾM
Ngày trước, có một người ngồi thuyền qua sông, lúc thuyền ra đến giữa sông, anh ta không cẩn thận đánh rơi chiếc kiếm ở bên hông xuống nước. Thanh kiếm lập tức chìm xuống lòng sông mất dạng.
Người này mới vội vàng khắc một số lên mạn thuyền đánh dấu, rồi tự đắc nói: “Kiếm của tôi chính là từ chỗ này mà rơi xuống nước đây.”
Thuyền đi mãi đi mãi, cuối cùng cũng thấy được bờ bên kia. Người nọ cuống cuồng từ chỗ mạn thuyền có vết khắc mà nhảy xuống sông tìm kiếm. Bạn nghĩ xem, anh ta làm sao có thể tìm ra kiếm của mình đây?
Đây là một câu truyện thành ngữ rất nổi tiếng của Trung Quốc, tên gọi: “Khắc châu cầu kiếm” (Châu ở đấy chính là chỉ chiếc thuyền). Câu thành ngữ ám chỉ những suy nghĩ, hành động quá khờ dại, không thực tế, không hiểu quy luật biến hóa, phát triển của cuộc sống.. nói về người cố chấp, đầu óc hẹp hòi nhưng chỉ cho ý kiến của mình là đúng, không chịu suy xét, tìm hiểu sự việc.
Câu chuyện về anh chàng khắc chu cầu kiếm có xuất xứ từ thiên Sát Kim, sách Lã Thị Xuân Thu 《 吕氏春秋 • 察今》 của Lã Bất Vi.
Ghi chú 142
Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian