Search

27.10.17

Trên Internet, không ai biết bạn là một con chó

Phanblogs "On the Internet, nobody knows you're a dog" (tạm dịch: Trên Internet, không ai biết bạn là một con chó - Sửu nhi) 


là một câu cách ngôn xuất phát từ lời đề tựa một bức tranh biếm họa của họa sĩ Peter Steiner đăng trên tờ The New Yorker ngày 5 tháng 7 năm 1993.

Bức tranh vẽ hai con chó : một con ngồi trước máy tính và nói lời đề tựa cho con chó  thứ hai ngồi dưới sàn.

Năm 2000, đây là bức tranh biếm họa được tái bản nhiều nhất của The New Yorker, và tác giả Steiner thu được $50.000 từ việc tái bản bức tranh này.

Peter Steiner là một họa sĩ vẽ truyện tranh và người đóng góp cho The New Yorker từ năm 1979. Ông nói rằng bức tranh biếm họa này ban đầu không được chú ý lắm, nhưng về sau nó tự tạo được cho mình một cuộc sống riêng, và ông có cảm giác giống như người đã tạo nên các biểu tượng mặt cười (smiley face). Thực ra, Steiner không có hứng thú với Internet khi ông vẽ bức tranh và mặc dù ông có một tài khoản trực tuyến, ông nhớ lại rằng mình không có ý gì uyên thâm trong bức tranh, ông chỉ vẽ nó trong một kiểu "tạo-một-lời-đề-tựa" cho tranh vẽ.

"Tôi không rõ lắm vì sao nó được biết đến và thừa nhận một cách rộng rãi đến thế"

Như là một lời bình luận về sự riêng tư trên Internet

Bức tranh biến họa này đánh dấu một thời kỳ quan trọng trong lịch sử của Internet. Đã có một thời, chỉ có những người làm trong chính phủ mới được sử dụng Internet nhưng giờ nay Internet đã trở thành chủ đề để thảo luận hàng ngày tương đương như các tạp chí The New Yorker. Nhà chế tạo ra chương trình máy tính Lotus 1-2-3 và nhà hoạt động Internet Mitch Kapor đã từng nói, trong một bài báo của tạp chí Time vào năm 1993, "dấu hiệu thật sự nói lên sự phổ biến rộng rãi của Internet đã đạt tới đỉnh cao nhất vào mùa hè này khi một người New York in một bức tranh biến họa miêu tả hai chú chó ranh mãnh".

Bức tranh biểu tượng hóa cho một sự hiểu biết về sự riêng tư trên Internet. Điều đó nhấn mạnh quyền của người dùng Internet để gửi và nhận tin nhắn trong một tình trạng hầu như là ẩn danh. Lawrence Lessig đề ra giả thuyết là sẽ "không ai biết" (no one knows) bởi vì bộ giao thức TCP/IP không đòi hỏi người dùng nó phải nêu ra danh tính của họ.

Một nghiên cứu bởi Morahan-Martin và Schumacher (2000) về sự nghiện sử dụng Internet có tính nguy hại đề cập hiện tượng này, đưa ra giả thuyết rằng khả năng biểu lộ chính mình đằng sau màn hình máy tính có thể là một phần của sự thôi thúc phải kết nối với Internet.

Câu cách ngôn trên (On the Internet, nobody knows you're a dog) 

được ông John Gilmore, một nhân vật chủ chốt trong lịch sử Usenet, phân tích nghĩa như sau


"không gian ảo sẽ trở nên tự do bởi vì giới tính, chủng tộc, ngoại hình, và ngay cả 'tính chó' đều có khả năng không hề tồn tại, hay giả vờ đủ kiểu, hay phóng đại với những đảm bảo không được kiểm chứng vì nhiều mục đích khác nhau cả hợp pháp và không hợp pháp".


Câu thành ngữ còn nêu ra một khả năng trên mạng có thể mặc đồ khác phái và đóng vai của một cá nhân ảo để trở thành một giới tính, tuổi, chủng tộc khác...

Ở một góc nhìn khác, "đó là sự tự do mà con chó - Sửu nhi có thể lựa chọn để làm lợi cho nó qua sự trở thành một phần của một nhóm có nhiều đặc quyền; có nghĩa là con chó - Sửu nhi có được những đặc quyền như những con người sử dụng máy tính có kết nối Internet. 

24.10.17

Mạnh Mẫu và Tăng Sâm

Phanblogs Cách đây chừng nửa thế kỷ, Adolf Hitler từng nói ra những lời này không chút ngượng ngùng: “Lời nói dối lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành sự thực”. Những chuyện đổi trắng thay đen như vậy quả không hiếm trong lịch sử.


Tăng Sâm (505 – 435 TCN), tự Tử Dư, người nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Ông là một trong những môn đồ xuất sắc nhất của Khổng Tử, nối được chí lớn của thầy. Ông soạn ra sách Đại Học , một trong Tứ Thư của Nho gia ( Luận Ngữ, Đại Học, Trung Dung, Mạnh Tử ). Các môn đồ sau này gọi ông bằng cái tên trân trọng là Tăng Tử.


Ông cũng nổi tiếng là người chí hiếu với cha mẹ. Người đời sau liệt ông vào danh sách “ Nhị thập tứ hiếu ” (24 tấm gương hiếu thảo). Có lần, mẹ ông đánh đòn, Tăng Sâm khóc nức nở. Mẹ hỏi vì sao mọi lần không khóc, lần này lại khóc. Tăng Sâm đáp lời: “Thưa mẹ! Những lần trước con đau nên biết mẹ còn khỏe. Nay con không thấy đau nữa nên khóc vì thấy thương mẹ đã già yếu”.


Tăng Sâm có một giai thoại nổi tiếng, có thể gợi nhiều suy ngẫm cho hậu thế.


Chuyện kể rằng, thuở hàn vi, Tăng Sâm ở đất Phi, có một kẻ trùng tên với ông giết chết người.

Hàng xóm hớt hải chạy đến báo tin dữ cho mẹ Tăng Sâm rằng: “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ nói: “Chẳng khi nào con ta lại giết người”. Rồi bà lại điềm nhiên ngồi dệt cửi.

Một lúc sau, lại có người đến bảo: “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ không nói gì, cứ điềm nhiên dệt cửi như không.

Thêm một lúc nữa, lại có người đến báo: “Tăng Sâm giết người”. Lần này thì bà sợ cuống cuồng, quăng thoi, vứt khung, vội trèo qua tường chạy trốn.


Lời bình: 

Tăng sâm


Tăng Sâm bình sinh là người rất trọng chữ hiếu, chữ tín, lại là học trò chân truyền của Khổng Tử, có đời nào lại đi làm chuyện bất nghĩa, sát nhân như vậy? Mẹ Tăng Sâm cũng rất mực hiểu con, chẳng bao giờ tin chuyện con mình có thể làm điều ác.

Đột nhiên có kẻ chạy tới báo “Tăng Sâm giết người”, đương nhiên bà lão chẳng bao giờ tin. Nhưng thói đời thường rất khó lường. “Quá tam ba bận”, đến kẻ thứ ba bảo Tăng Sâm giết người thì bà lão có muốn không tin cũng không được.

Cái dư luận của người đời quả là có sức mạnh phi thường. Có câu “Trăm năm bia đá cũng mòn. Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ”. Một chuyện dẫu là tưởng tượng nhưng qua hai, ba cái miệng đồn thổi lên thì người ta không khỏi tưởng như sự thật đã xảy ra đến nơi.

Thời trước, thông tin còn thiếu thốn và bị ngăn trở nhiều, một tin đồn cũng có sức mạnh như hàng vạn hùng binh. Đến bây giờ, dẫu là thời đại của khoa học kỹ thuật, thời đại của thông tin mà những chuyện “lộng giả thành chân” (biến giả thành thật) như vậy vẫn thường xảy ra.


MẠNH MẪU

Mạnh mẫu là mẹ của thầy Mạnh Tử. Thường nói Mạnh mẫu trạch lân, nghĩa là : Bà mẹ của Mạnh Tử chọn chỗ ở có láng giềng tốt mới ở để dễ dạy con.

Theo Liệt Nữ Truyện, Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, mồ côi cha từ năm 3 tuổi, ở với mẹ, nhà nghèo, ở gần nghĩa địa nơi chân núi. Mạnh Kha thường thấy người ta đào đất đem chôn quan tài người chết, rồi nằm lăn ra khóc. Mạnh Kha về nhà, cùng với lũ trẻ nhỏ ở cùng xóm, bắt chước chơi trò chôn cất và nằm lăn ra khóc.
Mẹ của Mạnh Kha là Bà Chương thị, thấy thế thì nói rằng :

- Chỗ nầy không phải là chỗ cho con ta ở được.

Bà dọn nhà ra ở gần chợ. Mạnh Tử thấy người ta buôn bán, tráo trở đảo điên, thêm bớt, nói thách nói gạt. Cậu bé Mạnh Kha về nhà cũng bắt chước đùa nghịch một cách đảo điên như người ở ngoài chợ.
Bà mẹ của Mạnh Kha thấy thế thì nói :

- Chỗ nầy cũng không phải là chổ để con ta ở được.

Bà liền dọn nhà đến ở cạnh một trường học. Câu bé Mạnh Kha thấy trẻ con đua nhau cặp sách vở đi học tập rất có lễ phép, cậu về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép và cặp sách vở. Bà mẹ của Mạnh Kha bây giờ mới vui lòng nói :

- Chỗ nầy con ta ở được. 

Một hôm, Mạnh Kha thấy nhà hàng xóm giết heo làm thịt, về nhà hỏi mẹ :
- Người ta giết heo để làm gì thế hả mẹ ?
Mạnh mẫu nói đùa với con :
- Để cho con ăn thịt đấy.
Nói xong, Bà biết mình lỡ lời nên ân hận, thầm nghĩ : Ta đã nói lỡ lời rồi. Con ta còn thơ ấu, trí thức mới mở mang, mà ta nói dối với nó thì chẳng hóa ra ta dạy nó nói dối sao !
Rồi Bà ra chợ mua thịt heo về nấu cho con ăn thật.
Lại một hôm, cậu Mạnh Kha đi học, bỗng bỏ về nhà chơi. Mạnh mẫu đang ngồi dệt vải trên khung cữi, bèn đứng dậy, kêu con lại, chỉ tấm vải trên khung, rồi Bà cầm dao cắt ngang. Cậu bé Kha cả kinh hỏi mẹ :
- Sao mẹ lại cắt ngang bỏ tấm vải như thế ?
Mạnh mẫu đáp :

- Con đang đi học mà con bỏ ngang trở về nhà thì cũng giống như mẹ đang dệt tấm vải nầy mà cắt ngang như thế.

Cậu bé Kha liền hiểu được ý mẹ, cậu cảm thấy xấu hổ, và từ hôm đó trở đi, cậu chuyên cần học tập, không dám chểnh mảng, cậu hay học tập việc tế lễ, việc học mỗi ngày một tăng tiến.

Khi lớn lên, Mạnh Kha theo học với thầy Tử Tư, tức là thầy Khổng Cấp, cháu nội của Đức Khổng Tử.


17.10.17

Đàn ông đến từ sao Hỏa, đàn bà đến từ sao Kim


Đàn ông đến từ sao Hỏa, đàn bà đến từ sao Kim. Từ điển thành ngữ sao Kim / sao Hỏa 

Sau khi dùng cuốn từ điển này một vài năm, người đàn ông không cần mở nó ra mỗi khi bị nghe kêu ca phàn nàn nữa. Anh ta đã bắt đầu hiểu cái cách người phụ nữ suy nghĩ và cảm nhận. Anh biết rằng không nên hiểu chúng theo nghĩa đen. Đó chỉ là cách mà người phụ nữ muốn biểu đạt đầy đủ cảm xúc của mình. Đó là những điều mà đàn ông sao Hỏa phải nhớ khi đến sao Kim.

Đàn ông đến từ sao Hỏa, đàn bà đến từ sao Kim
Đàn ông đến từ sao Hỏa, đàn bà đến từ sao Kim


Đàn ông đến từ sao Hỏa, đàn bà đến từ sao Kim


“Chúng ta chưa bao giờ đi chơi” được dịch sang cho người đàn ông hiểu phụ nữ muốn nói “Em muốn chúng ta đi chơi và cùng làm điều gì đó. Chúng ta nên có thời gian vui vẻ và em rất muốn ở bên anh. Anh nghĩ gì về điều này? Anh sẽ mời em ăn tối chứ? Đã lâu rồi chúng ta chưa đi chơi?”
Nếu không có :) sự chú giải này người đàn ông có thể sẽ hiểu là “Anh không làm việc này. Thật là đáng thất vọng khi anh trở nên như vậy. Chúng ta chưa bao giờ làm gì cùng nhau bởi vì anh lười biếng, không lãng mạn và thật là nhàm chán”.

“Tất cả mọi người đều không quan tâm đến tôi” nên được hiểu là “Hôm nay, em cảm thấy không được ai quan tâm cũng không được đánh giá đúng mức. Em thấy như không ai nhìn thấy mình. Tất nhiên em biết có một vài người thấy em nhưng họ dường như chẳng quan tâm gì đến em cả. Em thất vọng khi anh cứ luôn luôn bận rộn. Em thật sự hiểu anh đã làm việc vất vả như thế nào, nhưng thỉnh thoảng em cảm thấy mình không còn quan trọng với anh nữa. Em sợ rằng anh coi công việc còn quan trọng hơn em. Anh có thể ôm em trong vòng tay và nói cho em nghe em đặc biệt đối với anh thế nào không?”
Nếu không có :) sự diễn giải này thì khi người phụ nữ nói như vậy,

người đàn ông có thể hiểu sai như sau: “Em thật bất hạnh. Em

không có được sự quan tâm mà em mong muốn trong khi anh lại là

người được cho là người rất yêu em. Anh phải tự thấy xấu hổ chứ.

Anh thật là không tốt. Em chưa bao giờ tảng lờ anh đi như vậy”.



“Em mệt, em không thể làm gì cả” sẽ được dịch cho người đàn ông sao Hỏa hiểu là “Hôm nay em đã phải lao động quá vất vả. Em cần nghỉ ngơi thực sự trước khi có thể làm thêm bất cứ điều gì. Em thật may mắn có người chồng biết thông cảm. Anh có thể ôm em trong vòng tay và làm em yên lòng rằng em đã làm một việc tốt và em xứng đáng được nghỉ ngơi”.
Không có lời chú giải này, khi người phụ nữ nói vậy, người đàn

ông sẽ hiểu nhầm: “Em phải làm tất cả mọi thứ trong khi anh không

làm gì cả. Anh nên làm nhiều hơn. Em không thể tự làm tất cả mọi

việc. Em cảm thấy thật thất vọng. Em muốn một người đàn ông thực

sự. Lựa chọn anh thật là một sai lầm lớn”.



“Em muốn quên đi tất cả mọi thứ” có nghĩa là “Em muốn anh hiểu rằng em yêu công việc và cuộc sống biết bao nhưng hôm nay em bị chôn vùi. Em thích làm một cái gì đó cho riêng mình trước khi lại mang lấy trách nhiệm. Anh sẽ hỏi em “Có chuyện gì xảy ra với em?” và lắng nghe em nói với sự cảm thông mà không cần đưa ra bất kỳ giải pháp nào chứ? Em chỉ muốn anh hiểu áp lực mà em đang cảm thấy. Điều đó sẽ an ủi em rất nhiều. Nó sẽ giúp em thư giãn. Hôm sau em sẽ quay về với những bổn phận của mình”.
Nếu không có :) sự giải thích này, người đàn ông có thể hiểu điều

đó như sau “Em phải làm nhiều đến mức em không muốn làm nó

nữa. Em thật bất hạnh khi sống với anh và mối quan hệ của chúng

ta. Em muốn một người bạn đời tốt hơn thế, người đó có thể đem

đến cho em cuộc sống thỏa mãn hơn. Anh đang làm một việc thật

khủng khiếp”.



“Ngôi nhà lúc nào cũng bừa bãi” sẽ được giải thích là “Hômnay em muốn nghỉ ngơi, nhưng nhà bừa bãi quá. Em thấy chán và cần thư giãn. Em hy vọng anh không trông chờ em dọn dẹp tất cả. Anh có đồng ý với em rằng nó thật bừa bãi và sau đó đề nghị giúpem dọn dẹp không?”
Nếu không có :) sự chú giải, người đàn ông sẽ hiểu “Ngôi nhà

bừa bãi như thế này là do anh. Em đã làm tất cả những gì có thể để

dọn dẹp nó và trước khi em dọn xong anh đã lại bầy bừa ra. Anh

thật là một kẻ lười biếng bẩn thỉu và em không còn muốn sống với

anh chừng nào anh không thay đổi. Dọn dẹp hoặc quét dọn đi”.



“Không ai quan tâm đến tôi cả” có nghĩa người phụ nữ muốn nói “Em sợ em đang chán anh. Em sợ anh không còn quan tâm đến em nữa. Hôm nay em rất nhạy cảm. Anh có thể quan tâm đặc biệt tới em không? Em rất thích điều đó. Em đã có một ngày vất vả và cảm thấy như không ai muốn nghe những gì em nói. Anh sẽ lắng nghe em nói và hỏi em những câu hỏi thông cảm như: “Hôm nay có chuyện gì xảy ra với em vậy? Có chuyện gì khác đã xảy ra phải không? Em cảm thấy thế nào? Em muốn gì nào? Em cảm thấy khác như thế nào?” Anh cũng chia sẻ với em bằng cách nói những lời nói quan tâm, tỏ ra lưu ý và làm yên lòng em bằng lời nói như: “Hãy nói với anh” hoặc “Em biết cái anh định nói mà” hay “Anh hiểu” hay đơn giản chỉ là lắng nghe, khi em tạm dừng một lát hãy đệm những tiếng có thể xoa dịu “ồ” “hừm” “à, hừm” (Chú ý rằng: Đàn ông sao Hỏa chưa bao giờ nghe thấy những âm thanh này trước khi tới sao Kim).
Không có sự chú giải này, khi nghe nói vậy người đàn ông sẽ

hiểu phụ nữ có ý rằng “Em luôn quan tâm đến anh nhưng anh chẳng

bao giờ lắng nghe em. Anh ngày càng trở nên một con người nhàm

chán. Em muốn một ai đó thú vị và biết quan tâm mà anh lại chẳng

phải là người đó. Anh làm em thất vọng, anh thật ích kỷ, thiếu quan tâm và rất tồi”.



“Không làm được việc gì cả” có nghĩa là người phụ nữ muốn nói “Hôm nay em rất thất vọng và em rất vui nếu anh có thể chia sẻ với em. Nó giúp em thấy tốt hơn. Hôm nay hình như em chả làm được gì cả. Em biết điều đó không đúng nhưng em cảm thấy mình bị nhấn chìm trong một núi công việc mà đáng lẽ em phải làm. Anh sẽ ôm em trong vòng tay và nói với em rằng em đang làm một việc vĩ đại. Chắc chắn em sẽ thấy tốt hơn”.
Nếu không có :) sự chú thích này, người đàn ông sẽ hiểu nhầm là

“Anh chưa bao giờ làm một cái gì cho ra hồn cả. Em không thể tin

tưởng vào anh. Nếu em không nghe anh, em đã không ở trong đống

lộn xộn này. Người đàn ông khác chắc chắn sẽ làm tốt, còn anh chỉ

làm chúng tồi tệ hơn”.



“Anh không yêu em chút nào” nghĩa là cô muốn nói “Bây giờ em cảm thấy anh không còn yêu em nữa. Em sợ em ngày càng xa cách anh. Em biết anh vẫn yêu em và anh đã làm rất nhiều cho em. Hôm nay em chỉ cảm thấy ít tin cậy hơn. Anh đã cam đoan với em về tình yêu chung thủy của mình và nói với em chỉ 3 từ kỳ diệu đó thôi là đủ “Anh yêu em”. Khi anh làm vậy, mọi thứ sẽ tốt hơn lên rất nhiều”.
Nếu không có :) sự giải thích người đàn ông sẽ hiểu nhầm là “Em

đã dành cho anh những ngày tháng tốt đẹp nhất của đời mình và anh

chẳng cho em gì cả. Anh chỉ lợi dụng em mà thôi. Anh thật ích kỷ và

lạnh lùng. Anh chỉ làm theo cái mà anh muốn vì bản thân anh và vì

bản thân anh mà thôi. Anh không biết quan tâm đến ai khác. Em

thật là một kẻ ngốc nghếch khi yêu anh. Bây giờ thì em chẳng có gì cả”.



Khi người phụ nữ nói: “Chúng ta lúc nào cũng vội vã” người đàn ông nên hiểu là “Em thấy rất vội vàng. Em không thích việc lúc nào cũng phải vội vàng. Em ước gì cuộc sống không vội vàng đến thế. Em biết chẳng ai có lỗi trong chuyện này và chắc chắn không phải lỗi của anh. Em biết anh đã cố gắng hết sức để chúng ta tới đó đúng giờ và em thực sự đánh giá cao nỗ lực đó. Hãy thông cảm với em và nói một điều gì đó giống như “Thật là khó chịu khi thường xuyên phải vội vàng. Anh cũng không thích điều đó”.

Không có lời chú giải này người đàn ông có thể hiểu: “Anh thật

vô trách nhiệm. Anh luôn đợi đến phút cuối mới làm mọi việc. Em

chưa bao giờ hạnh phúc khi sống với anh. Chúng ta phải thường

xuyên vội vàng để khỏi bị muộn. Anh đã phá hủy mọi thứ kể từ khi

em sống với anh. Em chỉ hạnh phúc hơn khi không ở bên anh”.



Câu “Em muốn lãng mạn hơn” nên được hiểu là “Tình yêu của em, anh đã liên tục phải làm việc vất vả rồi. Hãy dành ít phút cho riêng chúng ta. Em rất thích khi chúng ta có thể nghỉ ngơi và một mình bên nhau cùng với những nụ hôn ngọt ngào và không có bất cứ một áp lực công việc nào. Anh thật lãng mạn. Anh sẽ gây bất ngờ cho em với những bông hoa xinh đẹp và đưa em đi chơi trong trọn vẹn một ngày chứ? Em rất thích sự lãng mạn”.
Nếu không được giải thích, người đàn ông có thể hiểu là “Anh

không làm em hai lòng chút nào. Anh không hấp dẫn với em. Anh

chưa có đủ những kỹ năng lãng mạn. Em chưa bao giờ cảm thấy

thực sự thỏa mãn. Em ước gì anh giống những người đàn ông khác

mà em biết”. Sau khi dùng cuốn từ điển này một vài năm, người đàn ông

không cần mở nó ra mỗi khi bị nghe kêu ca phàn nàn nữa. Anh ta

đã bắt đầu hiểu cái cách người phụ nữ suy nghĩ và cảm nhận. Anh

biết rằng không nên hiểu chúng theo nghĩa đen. Đó chỉ là cách mà

người phụ nữ muốn biểu đạt đầy đủ cảm xúc của mình. Đó là những

điều mà đàn ông sao Hỏa phải nhớ khi đến sao Kim.

Đàn ông đến từ sao Hỏa, đàn bà đến từ sao Kim. pdf



Đàn ông đến từ sao Hỏa, đàn bà đến từ sao Kim.doc

9.10.17

Cardiopulmonary resuscitation hồi sinh tim phổi bằng ấn tim thổi ngạt

Phanblogs CPR đúng cách như thế nào? Cardiopulmonary resuscitation (viết tắt: CPR), tức hồi sinh tim phổi bằng ấn tim, thổi ngạt, áp dụng cho các trường hợp nạn nhân ngưng tim, ngưng thở do bệnh lý hoặc tai nạn. Thông thường, người bị nạn có 4 phút "thời gian vàng". Nếu tiến hành CPR trong thời gian vàng, cơ hội "hồi sinh" khá cao.


Ấn tim: Đặt hai bàn tay chồng lên nhau, tác động lực vào vị trí xương ức ở giữa ngực, cánh tay tính từ vai đến bàn tay vuông góc với mặt đất. Ấn sâu khoảng 5-6cm, tốc độ 100-120 lần/phút. Lưu ý nạn nhân phải nằm trên mặt phẳng cứng. Với trẻ em, có thể chỉ cần dùng lực một tay, với điều kiện độ sâu cũng phải đạt được khoảng 5cm. Trẻ dưới 1 tuổi thì chỉ cần ép sâu khoảng 4cm.

Thổi ngạt: Loại bỏ các vật cản có thể nhìn thấy trong họng (ví dụ rong, rêu vướng trong họng người đuối nước), để nạn nhân nằm nghiêng nhẹ đầu và nâng cằm lên, bóp chặt mũi, hít một hơi sâu, áp miệng trùm kín miệng nạn nhân. Với trẻ dưới 1 tuổi, có thể đặt miệng trùm kín cả miệng và mũi trẻ. Thổi đủ mạnh để ngực nạn nhân phồng lên trong khoảng 1 giây.

Liên tục ép tim 30 cái, thổi ngạt 2 cái cho đến khi nạn nhân tỉnh hoặc đến khi đội cấp cứu tới.


Nếu nạn nhân là người lạ, bạn lo ngại việc áp miệng thổi ngạt sẽ dẫn đến lây truyền bệnh, có thể áp dụng "Hands-only CPR", tức chỉ dùng tay ấn tim. Lượng oxy còn trong máu nạn nhân vẫn đủ để cung cấp cho cơ thể một thời gian, miễn là họ được ấn tim để máu lưu thông.





Người Mohican Cuối Cùng James FCooper

NGƯỜI MOHICAN CUỐI CÙNG TÁC GIẢ JAMES FCOOPER

Phanblogs chiến tranh, sự phản bội, lừa lọc, những cảnh tàn sát, lòng dũng cảm, tình yêu và cái chết, cuộc sống và tính cách của người da đỏ được kết hợp nhuần nhuyễn trong tác phẩm này - một tác phẩm sâu sắc, chân thực về cuộc chiến giữa những người da đỏ chống lại sự xâm thực của nền văn minh da trắng.

Người Mohican Cuối Cùng James FCooper
Người Mohican Cuối Cùng James FCooper
Người cuối cùng của bộ tộc Mohican, xuất bản năm 1826, trên khung nền của một cuộc chiến tranh giành đất đai giữa hai đế quốc thực dân Anh và Pháp mà nhân vật chính của chúng ta ủng hộ quân Anh chống lại quân Pháp, Cooper đã tạo dựng một câu chuyện đầy hấp dẫn với những cuộc phiêu lưu mạo hiểm, truy lùng gao gắt, những trận đấu một mất một còn… Cuốn truyện còn phác họa khung cảnh thiên nhiên hùng tráng của miền đất mới với những chủ nhân thực sự của nó là những người da đỏ tính cách dữ dội nhưng chất phác, trung thực và trọng nhân phẩm, hoàn toàn cách biệt với sự sa đọa của xã hội văn minh. Những trang viết về tính cách, phong tục, tôn giáo cua người da đỏ, sự thích nghi với tự nhiên của họ trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và hoang dại tạo nên nét độc đáo cho tác phẩm của Cooper mà không một nhà văn đương thời nào có được.


Đây là cuốn sách được độc giả yêu thích nhất trong loạt tác phẩm của James Fenimore Cooper, góp phần tôn vinh tác giả là một trong những nhà văn Mỹ nổi tiếng đầu tiên trên văn đàn quốc tế.


Người Mohican Cuối Cùng James FCooper
Người Mohican Cuối Cùng James FCooper


Người Mohican Cuối Cùng James FCooper.pdf

3.10.17

Người quân tử

Đi để mà đi.
Người quân tử gặp thời thì lên xe xuống ngựa,
chưa gặp thời thì đội nón lá chân đất mà đi.
Đi để mà đi.