Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhặt nhạnh cuộc sống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhặt nhạnh cuộc sống. Hiển thị tất cả bài đăng

10.2.24

KHAI BÚT ĐẦU XUÂN 2024.

KHAI BÚT ĐẦU XUÂN 2024.



Hai đứa trẻ ở nhà ( cấp 1 và cấp 2) khi được hỏi về nội dung của đoạn video thì đều hiểu nội dung nhưng không hiểu ý nghĩa và tại sao lại hành động như vậy. Có lẽ lên đến cấp 3, đại học và đi trên những lối mòn trường đời thì vẫn còn phân vân. Hi vọng trong tương lai gần hai chị em sẽ thấy được đáp án.

Khi một người biết sống tỉnh thức, người ấy biết mình đang nghĩ gì, nói gì và làm gì và vì vậy người ấy có thể tránh được những ý nghĩ, lời nói và động tác có thể gây nên khổ đau cho mình và cho kẻ khác .




Sống tỉnh thức tức là sống trong giờ phút hiện tại, và biết được những gì đang xảy ra trong bản thân mình và hoàn cảnh mình.
Sống như thế ta tiếp xúc được với sự sống, và nếu tiếp tục sống tinh cần như thế ta có thể hiểu biết được bản thân ta và hoàn cảnh ta một cách sâu sắc, và sự hiểu biết đưa tới sự chấp nhận và sự thương yêu. Khi mọi loài hiểu biết nhau, không còn nhiều khổ đau. Người ta có thể thương được không, nếu người ta không hiểu?
- Bạch thầy, không hiểu thì khó có thể thương.
Con nói đúng lắm, Svastika?

Có hiểu mới thương, và có thương mới biết chấp nhận.

"Nầy các con, tập sống cho tỉnh thức các con sẽ từ từ hiểu: hiểu mình, hiểu người, hiểu vạn vật và các con sẽ có lòng thương".
( Trích: Sách Đường xưa mây trắng- Thiền sư Thích Nhất Hạnh)
https://phanblogs.blogspot.com/2017/02/uong-xua-may-trang-thich-nhat-hanh_87.html

Ghi chú: 173



Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

10.1.24

CÂU CHUYỆN CÁNH TAY TRÁI BỊ CỤT

CÂU CHUYỆN CÁNH TAY TRÁI BỊ CỤT


Tại lò luyện judo của một võ sư già người Nhật có một cậu bé 10 tuổi bị cụt cánh tay trái. Vốn rất đam mê judo nên cậu bé quyết tâm xin thầy nhận vào học và cậu đã được toại nguyện.

Thế nhưng, suốt ba tháng trời, cậu chỉ được thầy truyền dạy một thế đánh duy nhất. Cậu rất băn khoăn nên đề nghị thầy: 

“Thưa thầy, có lẽ con nên học thêm nhiều thế khác nữa?”. 
Thầy đáp: “Đây là thế đánh duy nhất con nên học và con chỉ cần biết duy nhất thế này thôi”. 

Dù chưa hiểu vì sao mình chỉ được học một thế võ nhưng tin lời thầy, cậu bé lại tiếp tục chăm chỉ luyện tập.
CÂU CHUYỆN CÁNH TAY TRÁI BỊ CỤT




Vài tháng sau, người võ sư già đưa cậu bé đi tham dự một giải đấu. Thật ngạc nhiên, cậu dễ dàng hạ được các đối thủ ở hai trận thi đấu đầu tiên.

Đối thủ của cậu lần này rất mạnh và nhiều kinh nghiệm. Ban đầu, cậu bé gần như bị đối thủ áp đảo và không ít người lo lắng cho cậu. Nhưng đối thủ của cậu, do đang ở thế áp đảo, bắt đầu chủ quan, và cậu bé dần dần xoay chuyển tình thế. Sau cùng, cũng với thế đánh duy nhất của mình, cậu bé đã hạ được đối phương và giành ngôi vô địch.

Trên đường về, cậu mới dám hỏi vị thầy của mình những thắc mắc bấy lâu nay. Vị thầy trả lời: 
''Thứ nhất, đó là thế võ quật ngã khó nhất và con đã được trui rèn cả trăm nghìn lần. Thứ hai, chỉ có một cách để phá thế võ đó là đối phương phải nắm được bàn tay trái của con – nhưng con lại không có bàn tay trái.".

nguồn: https://doanhnhansaigon.vn/cau-chuyen-canh-tay-trai-bi-cut-302347.html

ghi chú: 129



Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

6.8.23

Nâng lên được thì đặt xuống được

Nâng lên được thì đặt xuống được.

Nếu thấy khả năng buông bỏ kém thì hạn chế cầm nắm, vơ vào.

Nâng lên được thì đặt xuống được.


Ghi chú: 134


Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

17.5.23

HẠNH PHÚC LÀ GÌ

HẠNH PHÚC LÀ GÌ ?
- Người nghèo nói : Có tiền là hạnh phúc.


- Người ta'n tâ.t nói : Đi được là hạnh phúc.
- Người mu' nói : Nhìn được là hạnh phúc.
- Người điê'c nói : Nghe được là hạnh phúc.
- Người bệnh nói : Mạnh khỏe là hạnh phúc.
- Người chưa chồng nói : Có chồng sẽ hạnh phúc
- Người chưa vợ nói : Có vợ sẽ hạnh phúc
- Người chưa có con nói : Có con sẽ hạnh phúc.
- Người lo lắng sợ hãi nói : Bình an là hạnh phúc
- Người xấu nghĩ mình xinh sẽ hạnh phúc
- Người lùn nghĩ mình cao sẽ hạnh phúc
- Dân đen nói : Làm quan sẽ hạnh phúc
- Người đang rất đói nói : được bữa cơm là hạnh phúc.
- Người đang buồn ngủ nói : Nếu được ngủ một giấc sẽ hạnh phúc.
- Người không có quần áo nói : Nếu có bộ quần áo đẹp sẽ hạnh phúc.
- Người không có xe nói : Có xe để đi sẽ hạnh phúc.
- Người không có điện thoại nói : Nếu có chiếc điện thoại sẽ hạnh phúc...
...

HẠNH PHÚC LÀ GÌ ? - Người nghèo nói : Có tiền là hạnh phúc.


Nguồn: updating 
Ghi chú: 36+131+155
Hình như cuộc sống này không thấy có hạnh phúc thì phải. Chỉ có giải pháp cho đau khổ.



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

25.2.23

LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ BẮC TRIỀU TIÊN

LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ BẮC TRIỀU TIÊN


Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “North Korea: A Grand Hoax”, in L.K. Yew, One
Biên dịch & Hiệu đính: Tống Thị Thanh Duyên 

LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ BẮC TRIỀU TIÊN




BẮC TRIỀU TIÊN: Một cú lừa ngoạn mục


Tôi chưa bao giờ đến Bắc Triều Tiên. Tôi chưa bao giờ cảm thấy phải đến nơi ấy.
Đó là một quốc gia bất thường bậc nhất. Ngay cả ở Trung Quốc, dân chúng cũng
được sống với những quyền cơ bản nhất định. Ở Bắc Triều Tiên, người dân bị trấn
áp hoàn toàn và cách ly triệt để khỏi thế giới bên ngoài. Nếu nói rằng nhà Kim đã
xây nên nạn sùng bái cá nhân thì đó vẫn là một sự nói giảm trầm trọng. Để mê
hoặc người dân Triều Tiên, gia tộc Kim đã trở thành những người bán thần thánh.
Người dân kính sợ gia tộc đó, không nhận thấy rằng họ thực ra đang sống trong
một trò lừa đảo. Tất cả những người đàn ông và phụ nữ trông nghiêm nghị diễu
hành qua đều là một phần của một trò lừa lớn. Khác xa một thiên đàng xã hội chủ
nghĩa trên trái đất, Bắc Triều Tiên là một trong những quốc gia được cai trị tệ nhất
thế giới, thất bại với cả những nghĩa vụ cơ bản nhất, ví dụ như đảm bảo cho người
dân được đủ ăn.
Cách họ xoay sở để duy trì một cú lừa ngoạn mục như vậy trong thời đại
giao tiếp tức thời ngày nay bản thân nó là một điều khá ấn tượng. Họ không có
iPhone hay truyền hình vệ tinh. Nếu họ có, trò lừa đảo này sẽ không thành. Một vài
người Bắc Triều Tiên cuối cùng đã đi khỏi đất nước và thấy được rằng thế giới – và,
đặc biệt là Nam Hàn – đã phát triển đến đâu và đất nước của họ đã bị bỏ xa đến
thế nào. Nhưng những người này chỉ là thiểu số. Họ là những người thấy rằng cuộc
sống của họ đã quá mức chịu đựng đến mức họ sẵn sàng đặt mình vào một mối


1


nguy hiểm lớn khi cố gắng trốn sang Trung Quốc hay Nam Hàn. Một vài người đã
thành công. Nhiều người khác thất bại. Những người thành công biết rằng họ đã
trốn thoát trong gang tấc. Họ đặt mạng sống của mình vào tình thế đương đầu với
sóng to gió lớn trên những con thuyền gỗ hay đi đường bộ với nguy cơ bị lính biên
phòng bắt được. Ngày mà phần lớn người dân Bắc Triều Tiên nhận ra điều tương tự
- rằng đất nước của họ bị mắc lại trong những tháng năm đen tối bởi chế độ hiện
tại – thì sẽ là sự bắt đầu cho ngày tàn của chế độ này.
Không may thay, có lẽ đã quá muộn để chế độ Bắc Triều Tiên cải tổ chính
mình. Họ đã đến điểm không thể quay đầu lại nữa. Trung Quốc đang cố gắng
thuyết phục họ thay đổi từ từ - đưa lãnh đạo của họ đến những nơi như Thượng
Hải, Quảng Châu, Thẩm Quyến để cố thuyết phục họ rằng có cách để giải quyết tận
gốc vấn đề mà không làm mất đi quyền lực. Nhưng Bắc Triều Tiên là một chủ thể
rất khác với Trung Quốc. Nó giữ được sự thống nhất bằng sự sùng bái, và nếu
tượng đài sùng bái này sụp đổ - điều không thể tránh khỏi khi anh mở cửa với thế
giới và tiến hành những cải cách thị tường tự do – đất nước sẽ sụp đổ theo. Người
dân Bắc Triều Tiên sẽ thức tỉnh trước sự thật rằng họ đã bị lừa hàng thập kỷ. Họ sẽ
thấy họ khờ dại biết bao khi bị gia tộc Kim mê hoặc, khi tin tưởng rằng như vậy sẽ
khiến họ trở thành quốc gia tuyệt vời nhất thế giới. Họ sẽ thấy một Nam Hàn giàu
có và thịnh vượng. Mở cửa đơn giản là sẽ không thành công.
Vấn đề còn phức tạp hơn nữa khi cuộc sống cá nhân và tự do của những
lãnh đạo Bắc Triều Tiên cũng sẽ bị đe dọa, bởi vì trong quá khứ họ đã ra lệnh thực
hiện những tội ác mang tính quốc tế, bao gồm ám sát các chính trị gia Nam Hàn,
bắn hạ máy bay chở khách ở vịnh Andaman và bắt cóc công dân nước ngoài, gồm
một số người Nhật. Một số những lãnh đạo này sẽ chết, nhưng số còn sống sẽ đối
mặt với viễn cảnh phải trả giá bởi vì những hành động này chắc chắn được thực
hiện với sự tán thành của lãnh đạo Bắc Triều Tiên, nếu như không phải là dưới sự
chỉ đạo trực tiếp của họ.
Trong tương lai gần, hiện trạng ở bán đảo Triều Tiên nhiều khả năng được
giữ nguyên. Không có một thế lực nào đủ mạnh để có thể chuyển thế cân bằng từ
bên này sang bên kia. Gần như tất các các phe phái có quyền lợi tự thân trong vấn
đề Triều Tiên, bao gồm Trung Quốc và Mỹ, đều không muốn cả chiến tranh lẫn tái
thống nhất hòa bình diễn ra – ít nhất là không phải trong ngắn hạn. Các rủi ro lợi
ích đơn giản là quá cao.
Bắc Triều Tiên sẽ không muốn lặp lại những gì họ đã làm vào năm 1950 –
tức là gây một cuộc chiến tranh để chiếm lấy Nam Hàn. Họ biết họ không thể nào
hi vọng đánh thắng Mỹ, nước vì những lý do chiến lược sẽ huy động toàn bộ lực

2


lượng quân sự cần thiết để bảo vệ Nam Hàn khỏi một cuộc tấn công như vậy.
Nhưng thậm chí nếu không có Mỹ, Bắc Triều Tiên cũng sẽ không chiếm ưu thế
trong một cuộc đối đầu tay đôi với Nam Hàn. Họ có thể theo đuổi một chính sách
ưu tiên quân sự toàn diện, nhưng Nam Hàn có những lợi thế áp đảo về tài lực kinh
tế cần thiết. Việc tin rằng vũ khí là tất cả những gì cần có trong chiến tranh là một
sai lầm tương tự người Nhật trong Đệ Nhị Thế Chiến. Người Nhật đã nghĩ họ có thể
phá hủy hạm đội của Mỹ và củng cố một lợi thế mang tính quyết định trong chiến
tranh. Nhưng tiềm lực sản xuất công nghiệp của Mỹ mạnh đến nỗi họ có thể xây
dựng lại hạm đội và còn hơn thế nữa. Họ không mất nhiều thời gian để quay lại và
trừng phạt Nhật Bản. Rốt cuộc thì chính tiềm năng công nghiệp là thứ quyết định
sức mạnh quốc gia của anh chứ không phải là số tàu thuyền và súng ống mà anh
có. Nếu anh có vũ khí nhưng không được hỗ trợ bởi một nền tảng kinh tế vững
chắc, anh có thể sẵn sàng hơn cho chiến tranh, nhưng đó sẽ là cuộc chiến mà anh
không có khả năng duy trì. Bắc Triều Tiên sẽ hiểu rõ điều này. Họ không phải là
những kẻ ngốc.
Trong những năm gần đây, Bắc Triều Tiên đã thực hiện những hoạt động
quân sự hung hăng, bắn chìm chiến hạm Cheonan của Nam Hàn và nã pháo vào
đảo Yeonpyeong. Tổng cộng 48 người Nam Hàn đã bị giết trong hai vụ này. Những
hành động khiêu khích này phản ánh kiểu chính sách “bên miệng hố chiến tranh”
vốn thể hiện rõ ràng trong chính sách của họ về vũ khí hạt nhân. Nhưng tôi tin rằng
Bắc Triều Tiên, trái ngược với tất cả những biểu hiện điên rồ bên ngoài của họ,
nhận thức được rằng có một ranh giới mà họ không nên vượt qua. Có vẻ như họ đã
điều chỉnh hành động của mình để chưa tới mức sẽ gây nên sự trả đũa gay gắt. Và
họ làm thế nhằm giành được những lợi ích tối đa trong nước. Như vài nhà phân tích
đã chỉ ra, đó có thể là một cách tiện lợi để nâng cao uy tín chính trị và quân sự của
người thừa kế ngai vàng, Kim Jong-un.
Tương tự, Nam Hàn sẽ không muốn thấy bất kỳ một động thái kịch tính nào
hướng đến việc tái thống nhất. Chiến tranh là quá rủi ro bởi thủ đô Seoul nằm
trong tầm pháo của Bắc Triều Tiên. Nên cho dù Nam Hàn có thể thắng trận, thủ đô
của nó có thể bị phá hủy trong quá trình giao tranh. Và xấp xỉ một phần năm người
dân Nam Hàn sống ở Seoul. Nhưng tái thống nhất hòa bình có lẽ cũng không được
Nam Hàn hưởng ứng. Trong khi tái thống nhất là khao khát dài lâu của họ và cũng
là mục tiêu cuối cùng, Nam Hàn đã xác định rằng cái giá về mặt kinh tế cho một
đất nước Triều Tiên được thống nhất nhanh chóng – ví dụ như qua một thỏa thuận
chung – sẽ rất khủng khiếp đối với Nam Hàn đến mức họ muốn trì hoãn nó trong
thời gian trước mắt. Vấn đề dành cho họ lớn hơn hai hoặc ba lần so với vấn đề của
Đông Đức đối với Tây Đức, đơn giản là vì Bắc Triều Tiên đang ở trong một tình

3


trạng tệ hơn Đông Đức rất nhiều. Và cần phải chú ý rằng nước Đức hiện giờ vẫn
tiếp tục chịu đựng ảnh hưởng của việc tái thống nhất. Nói rằng “Hãy thống nhất với
nhau” là một chuyện. Nói rằng “Tôi sẽ tiếp tục nuôi anh qua hàng thập kỷ cho đến
khi anh chạm tới được mức sống của tôi” là một chuyện khác. Nam Hàn sẽ thích
Bắc Hàn mở cửa từ từ ra thế giới hơn, và độ trễ thời gian lâu hơn – có lẽ là hàng
thập kỷ - từ khi bắt đầu những cải cách đó cho tới khi sự thống nhất thực tế với
Nam Hàn diễn ra.
Cuối cùng, Trung Quốc và Hoa Kỳ, hai cường quốc đã đánh nhau trong cuộc
chiến tranh ủy nhiệm ở Triều Tiên vào thập kỷ 1950, cũng không phải không hài
lòng với hiện trạng của bán đảo Triều Tiên. Mọi thứ có thể còn tệ hơn thế. Người
Mỹ gần đây mới thoát ra khỏi hai cuộc chiến tranh tốn kém ở Iraq và Afghanistan
và không ham muốn chiến tranh gì thêm nữa. Mặc dù không ai nghi ngờ cam kết
của họ với việc bảo vệ Nam Hàn nhưng họ hi vọng tình thế sẽ vẫn yên ả trong
nhiều năm nữa.
Trung Quốc cũng không muốn chứng kiến sự tái thống nhất bằng chiến
tranh hay hòa bình. Trung Quốc coi Bắc Triều Tiên như một nước đệm. Một Triều
Tiên thống nhất sẽ là một đất nước bị chi phối bởi Nam Hàn, với quân đội Mỹ có
thể được phép đi chuyển lên tới tận sông Áp Lục ở biên giới Trung-Triều. Sự có mặt
của quân đội Mỹ ở cửa nhà mình là một viễn cảnh khó chịu – và đây là điều đầu
tiên đã kéo họ vào cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Nhưng ngay cả khi Mỹ đồng ý rời
Triều Tiên sau tái thống nhất – và đây là một giả thiết khó xảy ra – thì người Trung
Quốc cũng sẽ không xem việc tái thống nhất là một tin tốt lành. Tại sao họ lại
muốn một Triều Tiên hùng mạnh ngay ở biên giới của họ chứ? Nhìn chung, anh ở
một tình thế thoải mái hơn khi hàng xóm nhà anh vẫn còn bị phân mảnh.
Vì thế tình thế như hiện nay không phải là không ổn định. Tất cả các bên sẽ
hành động rất, rất thận trọng. Vấn đề Triều Tiên có thể tồn tại mười hay hai mươi
năm nữa tính từ bây giờ, với gần như không có gì thay đổi. Sớm hay muộn, chế độ
Bắc Triều Tiên sẽ bục ra từ bên trong vì hệ thống của họ rốt cuộc không thể chống
đỡ được nữa. Nhưng gia tộc Kim sẽ làm tất cả những gì có thể để chắc chắn việc
này sẽ xảy ra muộn chứ không phải sớm. Và cái muộn này có thể tốn một thời gian
dài. Một sự đột phá sẽ xảy ra khi giao tiếp với thế giới bên ngoài trở nên dễ dàng
hơn đối với những người dân Bắc Triều Tiên bình thường.
Trong lúc chờ đến lúc đó, Bắc Triều Tiên đang tự biến mình thành một mối
đe dọa quốc tế khi theo đuổi vũ khí hạt nhân. Đối với việc này, Trung Quốc là bên
duy nhất có ảnh hưởng tới Bắc Triều Tiên, và Trung Quốc đã không thành công
trong việc thuyết phục họ từ bỏ vũ khí. Bắc Triều Tiên tin rằng có được vũ khí hạt

4


nhân là yếu tố sống còn để chế độ sống sót. Họ không hoàn toàn tin tưởng Trung
Quốc bởi vì họ đã thấy Trung Quốc tiếp cận Nam Hàn nhanh thế nào khi Trung
Quốc muốn công nghệ và đầu tư của Nam Hàn. Bắc Triều Tiên có thể sẵn sàng cất
vũ khí hạt nhân của họ vào tủ kính và đập vỡ mặt kính để lấy nó ra chỉ trong
trường hợp khẩn cấp – miễn là, chắc chắn rồi, họ tiếp tục nhanh chóng nhận được
viện trợ quốc tế khi họ yêu cầu. Nhưng từ bỏ nó là điều không thể. Tôi đặt mình
vào vị trí của Bắc Triều Tiên và sẽ có những tính toán sau: Trung Quốc sẽ gây áp
lực lên tôi, nhưng nếu tôi thất bại thì họ cũng chẳng có lợi lộc gì. Vậy tại sao tôi
phải nghe theo Trung Quốc? Kinh nghiệm ở Libya có thể đã thuyết phục họ rằng
bám vào vũ khí là có lợi nhất. Muammar Gaddafi của Libya đã nhượng bộ những
đòi hỏi của phương Tây và từ bỏ vũ khí hạt nhân, chỉ để thấy rằng khi nổi loạn
trong nước diễn ra thì không có gì ngăn cản Pháp hay Hoa Kỳ tham gia vào cuộc
xung đột để ủng hộ phe nổi dậy. Kết cục là Gaddafi đã bị quân nổi dậy xử tử chóng
vánh vào tháng 10 năm 2011, một sự kiện hẳn là đã làm những thành viên của nhà
họ Kim rùng mình.
Khi Bắc Triều Tiên lung lay thì Nam Hàn sẽ vẫn trên con đường phát triển.
Nó đã rất phát triển và có thể tiếp tục như thế trong nhiều năm nữa. Nó mở cửa với
thế giới và đặc biệt là với Trung Quốc, lợi dụng triệt để thị trường và nguồn lao
động của người hàng xóm khổng lồ. Khi tôi thăm Nam Hàn cách đây vài năm, mọi
thương gia mà tôi gặp đều có mối làm ăn ở Trung Quốc. Người Triều Tiên cũng
chiếm số đông nhất trong số sinh viên nước ngoài, học ngôn ngữ và xây dựng
những mối liên hệ quan trọng, hay còn họi là guanxi (quan hệ), cho tương lai. Việc
họ sẵn lòng gắn mình vào câu chuyện tăng trưởng thành công nhất của thế kỷ này
sẽ mang lại cho họ một lực đẩy mạnh mẽ.
Nam Hàn đã dẫn đầu thế giới trong một số ngành sản xuất, bao gồm màn
hình LED. Những chaebol của họ - Samsung, LG và Hyundai, và những tên tuổi
khác – có thể cạnh tranh được với các tập đoàn đa quốc gia thành công nhất thế
giới, và họ rất mạnh trong lĩnh vực Nghiên cứu và Phát triển (R&D). Đối với một
nền kinh tế đang nổi lên với dân số 50 triệu, những gì họ đạt được thực sự rất ấn
tượng.
Người Triều Tiên là một trong những dân tộc kiên cường nhất trong khu vực
của họ vì Triều Tiên là nơi các bộ lạc xâm lăng của Mông Cổ phải dừng chân. Họ
gặp khó khăn khi vượt biển để xâm lược Nhật Bản và nhiều người phải định cư ở
Triều Tiên. Và vì thế người Triều Tiên mang dòng máu của những chiến binh táo
bạo nhất đến từ Trung Á. Họ rất bền bỉ. Trong một chừng mực nào đó, chúng ta
tiếp tục nhìn thấy tính cách đó ở họ. Hơn nữa, họ có một dân số được giáo dục tốt,


5


những người siêng năng, chăm chỉ và có ý thức thi thố. Họ sẽ duy trì được những
đức tính tốt của mình.
Nhưng những thành tựu trong quá khứ không đảm bảo cho thành công ở
tương lai. Nam Hàn cần phải vượt qua một vài rào cản trong xã hội của họ để tiếp
tục tiến lên.
Đầu tiên, quốc gia này cần phải theo dõi sát sao khuynh hướng dân số tổng
thể của họ. Mức sinh thấp nhưng Nam Hàn đang chấp nhận người nước ngoài hơn
so với Nhật Bản, đó là một lợi thế rõ ràng. Họ phải tiếp tục tìm cách lấp đầy số trẻ
bị thiếu hụt để đảm bảo đất nước đi lên về dài hạn.
Thứ hai, nếu có một sự đồng thuận lớn hơn về bước đường phía trước của
đất nước thì sẽ hữu ích hơn nhiều, thay vì những đấu tranh nội bộ triền miên đã
quấy đảo Nam Hàn nhiều hơn so với ở những xã hội khác. Ví dụ, tranh cãi giữa các
đảng phái chính trị về vai trò của các chaebol – và liệu chính phủ có nên bòn rút
chúng nhiều hơn để tái phân phối lại của cải hay không – đang khiến một vài tập
đoàn xem xét việc dời nhiều hơn nữa những hoạt động của họ ra nước ngoài.
Những cãi vã này làm tiêu hao năng lượng và tài nguyên của xã hội. Nam Hàn có
thể còn mạnh hơn nữa nếu người dân của nó, thay vì thế, thống nhất với nhau và
nói rằng, “Hãy cùng nhau tấn công vào thị trường toàn cầu”.

Hỏi - Đáp


Hỏi: Ông có nhìn thấy một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân ở Đông Bắc Á hay

không?
Đáp: Bắc Triều Tiên có thể đã có vũ khí hạt nhân. Nên một cuộc chạy đua sẽ diễn
ra nếu Nam Hàn cũng chế tạo một vũ khí hạt nhân, điều tôi nghĩ họ có khả
năng làm được. Điều này sẽ xảy ra nếu nền kinh tế Mỹ sụt giảm và mất khả
năng triển khai sức mạnh ở Châu Á. Bởi vì khi điều này xảy ra, đảm bảo an
ninh của Mỹ cho Nam Hàn và Nhật Bản sẽ không còn.
Hỏi: Vậy là Nhật Bản có thể cũng muốn làm thành viên của câu lạc bộ hạt nhân?
Đáp: Tôi nghĩ Nhật Bản sẽ là nước cuối cùng phát triển vũ khí hạt nhân bởi vì họ
đã chịu hai quả bom ở Hiroshima và Nagasaki, và họ biết những hậu quả không chỉ đối với những người đã chết mà còn với những ai còn sống và
chết sau đó vì bệnh bạch cầu và nhiều bệnh khác nữa. Nên họ có ác cảm đối
với nó.


6


Hỏi: Nhưng nếu cả Nhật và Nam Hàn đều có vũ khí hạt nhân thì sẽ tạo nên một

Đông Bắc Á an toàn hơn chứ? Tất cả họ đều có vũ khí hạt nhân, họ sẽ không
thể gây chiến với nhau được.
Đáp: Còn tùy. Có một vài lý thuyết về vũ khí hạt nhân. Nếu anh có thể đánh gục
kẻ thù trong một đợt tấn công, thì vũ khí hạt nhân của kẻ thù sẽ không hiệu
quả nữa, trừ khi họ là người tấn công trước. Nếu đòn phủ đầu của anh
không đủ để kết liễu kẻ thù và kẻ thù của anh có thể trả đũa, thì nguy cơ
hủy diệt lẫn nhau chắc chắc là một khả năng có thể xảy ra.
Hỏi: Và ông không thấy khả năng chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên trong

một hai thập kỷ tới?
Đáp: Tôi nghi ngờ điều này. Không có lợi cho ai cả.
Hỏi: Đối với lãnh đạo Bắc Triều Tiên, có những bài học từ Libya. Có thể cũng có

những bài học từ Myanmar hay không? Chế độ ở đó cũng đã có một thay đổi
từ cốt lõi.
Đáp: Những vị tướng Miến Điện đã xác định rằng họ đã không đi được tới đâu cả.
Họ có thể thấy những phát triển mà người Thái đạt được. Họ đã xác định
rằng không thể cứ tiếp tục như vậy bởi vì nếu thế cuối cùng họ sẽ sụp đổ.
Nhưng Bắc Triều Tiên thuộc một nền văn hóa và loại người khác. Anh không
thấy các vị tướng Miến Điện trông bạo tàn và cương quyết với xà-rông và
khăn vấn đầu của họ. Đó hoàn toàn là một dân tộc rất khác.
Hỏi: Chính sách của Nam Hàn đối với Bắc Triều Tiên đã thay đổi sâu sắc từ thời

Chính sách Ánh Dương của Kim Dae-jung. Tổng thống Lee Myung-bak thay
vì vậy đã chọn một cách tiếp cận không khoan nhượng. Đó có phải là một
cách tiếp cận khôn ngoan không?
Đáp: Chính sách của Kim Dae-jung không hiệu quả. Nếu nó hiệu quả, nó sẽ đã
được tiếp tục, nhưng Bắc Hàn chỉ lợi dụng nó. Chính sách của Lee Myungbak có lý hơn. Không việc gì phải cho họ bánh mì nếu họ không cảm ơn anh,
và họ còn cắn tay anh nữa.
Hỏi: Về Nam Hàn, khoảng chừng một thập kỷ trước ông từng nói rằng họ đã thực

hiện một cuộc chuyển tiếp quá nhanh từ chính quyền quân sự sang thứ
chính trị dân chủ tự-do-cho-tất-cả, và rằng các công đoàn đang tạo ra vấn
đề, vv... Nhìn vào Nam Hàn ngày nay, ông sẽ nói họ đã thực hiện chuyển
tiếp thành công chứ?


7


Đáp: Tôi nghĩ họ đã có thể thực hiện chuyển tiếp từ tốn hơn mà không có những
công đoàn hung hăng như vậy. Các công đoàn vẫn hung hăng. Anh đã thấy
họ đình công và vung nắm đấm lên trời. Điều đó đã trở thành một phần văn
hóa của họ.
Hỏi: Một vài người có thể nói rằng đó là sức mạnh của hệ thống, một dấu hiệu

rằng họ đầy sinh lực.
Đáp: Người Nhật rất mạnh và công đoàn của họ không bao giờ đình công trừ việc
đeo băng tay (để bày tỏ thái độ-NBT). Họ đặt tương lai của công ty và của
Nhật Bản lên trước những khó khăn của chính họ. Người Nam Hàn thì lại
khác về khía cạnh này.


Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

23.2.23

EM NÊN DỪNG LẠI- BÀI HÁT CỦA KHANG VIỆT

EM NÊN DỪNG LẠI- BÀI HÁT CỦA KHANG VIỆT


https://youtu.be/94j4c_Vfnrc



Nhiều lần thấy Con khóc khổ đau điều gì phải không
Chẳng cần phải bận tâm chỉ muốn ôm Con vào lòng
Nhìn về tháng năm đó yêu Con chẳng cần đắn đo
Sao lúc này quan tâm phải cần lí do
Tại sao Con cứ phải yêu hoài dù là biết sai
Ngay cả khi Con vui hay buồn ai thấu
Một người từng rất thương nay đau đến mức lạ thường
Cha nghĩ là Con nên dừng lại đi
Thôi Con đừng nặng lòng anh ta
Muộn phiền làm chi dối trá
Sáng cũng buồn tối Con đau đêm về lại khóc
Sao Con không nhìn về tương lai
Hình hài là một nhánh hoa dại
So sánh sao được với những đóa hoa hồng lả lơi
Người con gái chẳng cần kiêu sa
Nụ cười đẹp nhất khi chiều tà
Thích ở bên Cha tựa vào vai khi nhìn hoàng hôn
Nhưng hôm nay mình Con yếu đuối
Bộn bề đằng sau những nụ cười
Than trách do Cha chẳng chịu thương Con đến nơi.


EM NÊN DỪNG LẠI- BÀI HÁT CỦA KHANG VIỆT


nguồn ảnh: https://tamasha-rb.ru/
Ghi chú: Bài này nếu chuyển đại từ nhân xưng. Em thành Con và Anh thành Cha thì bài hát sẽ Lên một cấp độ mới.



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

19.2.23

COSPLAY BLIND WITCH HALLOWEEN

COSPLAY BLIND WITCH- HALLOWEEN


Tsukiya (月弥) also known as The Blind Witch (盲目の魔女) or Ohaguro-Bettari (お歯黒べったり) is an antagonist in The Mimic. She appears in the third part of Jealousy's Book: Chapter I, along with Kurobozu and Rokurokubi.



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian
COSPLAY BLIND WITCH- HALLOWEEN

7.2.23

AI MỚI ĐƯỢC LÀM THẦY?

Khổng Tử chẳng nhớ rõ mình có bao nhiêu học trò, nhưng theo hậu thế kiểm đếm dùm ông có khoảng 3.000 học trò, trong đó có 72 học trò giỏi, gọi là thất thập nhị hiền. Ông khi xưa lỡ chiêu nạp một môn sinh chưa tốt, đó là trò tên Mỗ.

Khổng Tử có học trò tên Mỗ, người nước Đằng. Mỗ học vào loại trung bình, song luôn luôn tự cho mình là giỏi nhất. Học được vài năm, Mỗ nóng lòng xin về nước vì tưởng rằng đã học hết đạo của thầy. Tử Cống (một người quê ở nước Tề có họ Đoan Mộc tên là Tứ, tự Tử Cống là một môn sinh ưu tú của Khổng Tử, năng ngôn thiện biện, là thiên tài ngoại giao) thấy vậy hỏi thầy Khổng Tử:


Khổng Tử có học trò tên Mỗ, người nước Đằng. Mỗ học vào loại trung bình, song luôn luôn tự cho mình là giỏi nhất. Học được vài năm, Mỗ nóng lòng xin về nước vì tưởng rằng đã học hết đạo của thầy. Tử Cống (một người quê ở nước Tề có họ Đoan Mộc tên là Tứ, tự Tử Cống là một môn sinh ưu tú của Khổng Tử, năng ngôn thiện biện, là thiên tài ngoại giao) thấy vậy hỏi thầy Khổng Tử:
- Người ấy về nước rồi làm quan có sao không?
Khổng Tử rung đùi đáp:
- Không sao.
Tử Cống lại hỏi tiếp:
- Làm tướng có được không?
Khổng Tử vuốt râu đáp:
- Được.
Tử Cống lại hỏi tiếp:
- Thế nhỡ về làm giặc?
Khổng Tử vừa ngáp vừa trả lời:
- Cũng không hại gì.
Bấy giờ Tử Cống mới yên tâm mà thủng thẳng nói:
- Nghe nói Mỗ xin về nước chỉ để làm thầy!
Khổng Tử vừa nghe câu đó, bỗng giật bắn mình. Thế là chân không kịp xỏ giày, áo không kịp cài khuy, vội vàng lao ra cổng...
Học trò đuổi theo hỏi:
-Thầy chạy đi đâu?
Khổng Tử vừa chạy vừa đáp:
- Sang ngay nước Đằng.
Tử Cống lại hỏi: 
-Sang nước Đằng làm gì?
Khổng Tử vẫn vừa chạy vừa trả lời:
- Sang nước Đằng ngăn không cho tên Mỗ làm thầy. Hắn có làm quan thì cùng lắm chỉ hại đến một ấp. Làm tướng cũng chỉ hại đến một thành. Thậm chí có làm giặc cũng chưa chắc đã hại nổi ai. Nhưng nếu hắn làm THẦY thì sẽ hại đến muôn đời. Ngay cả ta cũng khó mà tránh khỏi liên luỵ.

Nguồn: https://www.facebook.com/kalama.home



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

3.2.23

AI RỒI CŨNG GIÀ

Các đồng chí ở lại: ráng làm người tử tế.

AI RỒI CŨNG GIÀ
AI RỒI CŨNG GIÀ




Cựu lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào 79 tuổi đã được các nhân viên hộ tống rời phiên bế mạc Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc vì lý do sức khỏe.
Nguồn ảnh: RFA



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

26.1.23

Mọi biển hiệu Chỉ là những biểu hiện

Mọi biển hiệu.  Chỉ là những biểu hiện.

Mọi biển hiệu.  Chỉ là những biểu hiện.
Mọi biển hiệu.  Chỉ là những biểu hiện.




Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

6.1.23

VÔ MINH TRONG 4 ĐẾ

Có 4 thứ vô minh:


1. Không biết mọi hiện hữu là khổ là: vô minh trong khổ đế
2. Không biết 6 ái là nhân sanh khổ đế: vô minh trong tập đế
3. Không biết rằng có một cứu cánh vắng mặt hoàn toàn cả khổ và tập đế: vô minh trong diệt đế
4. Không biết rằng Bát chánh đạo là con đường dẫn đến Diệt Đế: Vô minh trong đạo đế
Người có 4 vô minh này (tất cả chúng ta, kẻ đang nghe và người đang nói đều có đủ 4 vô minh này hết), dứt khoát chọn một trong ba con đường sau đây để đi:
Ba hành: 
1. Phi phúc hành: khổ quá, sống trong bất thiện. Mượn tham, mượn sân, mượn si để làm các điều bất thiện. Ví dụ đói quá đi câu cá, đói quá đi ăn cướp, lừa đảo… Người sống bất thiện trốn khổ tìm vui gọi là người sống theo con đường Phi phúc hành
2. Phúc hành: Khổ quá nhưng nhờ có trí tuệ nên không làm việc bất thiện, mà làm thiện. Làm thiện thấp là bố thí, trì giới, hồi hướng, phục vụ. Cao hơn một chút là đắc được sơ, nhị, tam, tứ, thiền. Trường hợp này gọi là đi theo con đường phúc hành, tức con đường thiện là thiện Dục và thiện Sắc Giới. Rồi có một số ít người cũng có 4 vô minh này nhưng có trình độ. Trình độ ở đây là gồm 4 điều: 
  (1) Thân cận hiền trí, 
  (2) Phước xưa sẵn dành, 
  (3) Có dịp học hỏi lắng nghe, 
  (4) Hành trì theo điều học hỏi lắng nghe. 
Bốn điều này cho phép họ đời này được ly dục. Ly dục cấp thấp thì chứng được thiền Sắc. Ly dục cấp cao thì đắc được thiền Vô Sắc.
3. Bất động hành: Tu tập chứng được các tầng thiền Vô Sắc Giới, gọi là hành trình bất động hành.
Chỉ có người biết Phật pháp mới đi con đường ngoài ba nẻo đó. Người kiến văn hiểu biết, người biết đạo, trầm tư chín chắn, sẽ không thích thú trong việc đầu tư trong các cõi dục sắc và vô sắc. Một người không biết đạo thì chìm sâu vào con đường tội lỗi hoặc tạo được phước để sanh vào các cõi nhân thiên, ngũ uẩn. Riêng hạng cao nhất cũng có vô minh trong Bốn Đế nhưng có trình độ ly dục cao nhất sanh thì về cõi trời Vô Sắc. 
DẦU CÕI DỤC, CÕI SẮC HAY CÕI VÔ SẮC THÌ VẪN LÀ TAM GIỚI NHƯ HỎA TRẠCH, NHƯ NGÔI NHÀ ĐANG CHÁY. 
...
VÔ MINH TRONG 4 ĐẾ
VÔ MINH TRONG 4 ĐẾ



Nguồn: Bài Giảng Kinh Tương Ưng của Tỳ Khưu Giác Nguyên (Toại Khanh) do Nhị Tường ghi chép lại.
Nguồn ảnh: phatgiao.org.vn



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

4.1.23

Bright and cold the flash of steel

Bright and cold the flash of steel


Bright and cold the flash of steel
alone I roam the desolate fields
my sword I need no longer
the Evening wind will carry me home
-Tenchu
Bright and cold the flash of steel



Caption : Hai người quân nhân Ukraine lái xe máy băng qua thi thể của các binh sĩ Nga nằm rạp hai bên vệ đường tại thành phố Lyman, Ukraine, thứ Hai, 3/10/2022. Các nỗ lực thu hồi thi thể binh sĩ Nga bởi quân lực Ukraina và các nhóm tình nguyện đang diễn ra đầy khó khăn do một số thi thể có gài mìn bẫy cùng nhiều loại bom mìn bộ binh vẫn còn nằm rải rác trong khu vực.

Nguồn Ảnh: AP


Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

4.12.22

LỜI ĐẮNG CHO CUỘC TÌNH

"Tôi đã hỏi 27 nhà lãnh đạo châu Âu liệu Ukraine có thể gia nhập NATO hay không, tôi hỏi một cách trực tiếp. Ai cũng sợ và không trả lời. Còn chúng tôi thì không sợ, chúng tôi không sợ bất cứ điều gì”, Tổng thống Zelensky nhấn mạnh.


1 Sau cuộc chiến này, đất nước Ukraine còn lại 1 chiếc bánh pizza bị bằm xẻ và những tài khoản nợ dài dằng dặc đổ lên đầu người dân gánh.
2 Những loạn lạc , ly tán , mạng sống của những gia đình, binh lính Ukraine đã đổ ra để làm gì.
3 Đất nước Ukraine mất đi 4 tỉnh Zaporizhzhia, Kherson, Lugansk và Donetsk có khả năng sẽ sáp nhập vào Nga.

nguồn ảnh: EPA-EFEUKRAINIAN PRESIDENTIAL PRESS SERVICE



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian
LỜI ĐẮNG CHO CUỘC TÌNH
LỜI ĐẮNG CHO CUỘC TÌNH


CHUYỆN VỀ SÓI, GIÒI VÀ RỒNG

Tí và Tèo là hai người bạn thân.


Biết Tèo hút thuốc lâu lâu Tí lại dúi cho Tèo cái bật lửa, đủ loại từ bật lửa Thống Nhất cho đến Big, rồi Zippo. Sinh nhật dúi bật lửa, hết tiền dúi bật lửa, lấy may kiếm hợp đồng mới. Số lượng cũng cả trăm cái rồi mà Tèo vẫn nghèo như xưa (xin lỗi mày Tí ạ).
Mấy năm trước Tí tặng Tèo chiếc Zippo hình con sói Tèo vui lắm. Sinh nhật năm nay Tí tặng Zippo có hình con rồng vàng, cả tuần rồi mà vẫn chưa thấy Tèo khoe trên FB (cay). Trước thì Tèo cũng thích ngoạ hổ tàng long, hổ báo cáo chồn lắm. Giờ chỉ thấy cái bật lửa này in hình con giòi là phù hợp. 
Thôi thì đành nghĩ tưởng nó là con giòi mỗi khi dùng vậy. Con giòi, 100% có thực, sống trọn vẹn nhất có thể của cuộc đời của một con giòi cố gắng sạch sẽ.
Cảm ơn Tí về món quà sinh nhật nhiều nhé .
CHUYỆN VỀ SÓI, GIÒI VÀ RỒNG



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

6.11.22

NHÂN VIÊN BÌNH THƯỜNG CHỌN CÔNG TY NHÂN VIÊN VĨ ĐẠI CHỌN SẾP

Xưa nay trong doanh nghiệp, cái tầm nhìn, cái sứ mệnh, người ta cứ mặc nhiên coi là vấn đề của sếp, của công ty. Thế nên mới có cụm từ “đi xin việc”, thay vì “đi chọn việc” và đỉnh cao hơn là đi tìm minh chủ, tìm Sếp.


NHÂN VIÊN BÌNH THƯỜNG CHỌN CÔNG TY NHÂN VIÊN VĨ ĐẠI CHỌN SẾP



Người biết tự nhận thức, có khả năng và bản lĩnh thường đi tìm sếp mà đồng hành, giúp cho công ty phát triển và khẳng định giá trị của bản thân. Ngược lại có người nhảy hết công ty này, bay sang công việc khác hòng có thêm chút thù lao, thu nhập, phúc lợi, rồi cuối cùng cũng chỉ quẩn quanh, quanh quẩn với mấy cái cơm áo gạo tiền đến lúc tàn canh.
Vì sao lại có nghịch lý như vậy, cũng chỉ bởi cái chữ “tầm nhìn và sứ mệnh”. Đừng tưởng chỉ có sếp mới có tầm nhìn và sứ mệnh, mà chính nhân viên cũng có tầm nhìn sứ mệnh. Vậy cái tầm nhìn sứ mệnh của nhân viên là cái gì? (Mình miễn bàn đến cái tầm nhìn – sứ mệnh lớn lao của công ty nhé!)
Tầm nhìn của nhân viên là gì? Đó là cách nhìn người, cụ thể là sếp (minh chủ).
“Đi xin việc” mà chỉ nhăm nhăm vào mấy cái câu hỏi: Công ty có to không? Vị trí có trung tâm không? Gần hơn là lương em bao nhiêu, có hỗ trợ xăng xe, ăn trưa không…? Mà quên mất xem sếp mình là ai, người đó có thể đi được dài không, có làm cho mình phát triển …?, kết quả không chóng thì chày, lâu thì dăm bữa nửa tháng, ngon ngon thì một vài năm, bòn mót được ít mẹo vặt gắn cái mác kinh nghiệm là ta tìm đường nhảy việc. Vì tầm nhìn chỉ luẩn quẩn quanh cái lợi ích của bản thân.
Vậy chọn sếp thế nào?
Trước tiên giá trị cốt lõi của sếp, nếu bạn không tìm thấy sự tương đồng về giá trị cốt lõi, tốt nhất không nên theo đuổi? Ví dụ bạn là người chân thành, đề cao tối thượng sự chân thành, nhưng sếp bạn coi thường điều đó, thì hãy dừng lại. Tuy nhiên có thể giá trị cốt lõi đôi lúc không khớp nhau, nhưng miễn là không đối nghịch nhau là được.
“Tầm và tài”, thiên hạ xưa nay hay nhắc đến chữ “lãnh đạo tầm-tài”, quả thực rất quan trọng nhưng theo mình chưa phải là thứ quan trọng nhất, bởi cái tầm, cái tài không phải ngày một ngày hai mà phát tiết : “vĩ nhân chỉ khác người thường 1%”, nên làm sao ta nhận ra ngay được. Thế nên nhân viên sẽ rất ngạc nhiên về mấy cái thằng bạn học cùng cấp III năm xưa dốt như bò, suốt ngày nhòm bài mình, mà bây giờ thành những ông chủ lớn, có hàng trăm nhân viên, hàng tá kỹ sư cử nhân thạc sỹ dưới quyền. Ấy đấy: cái công ty to đùng Facebook của anh Zuckerberg và Microsoft của ông Bill Gate mà bao nhiêu người khát khao vào xin việc, nhưng liệu bao nhân viên nhìn thấy “tầm-tài” của hai ông sếp này, nếu được mời đến phỏng vấn khi công ty họ ở trong gian phòng của ký túc xá và 1 góc nhỏ của garage. Nên muốn xây chiến công, dựng đại nghiệp đừng chỉ nhìn vào mỗi cái công ty hoành tráng, sếp đi siêu xe… những chỗ đó đã có nhiều nhân viên vĩ đại rồi, bạn có đủ bản lĩnh để vượt qua không? Bạn không từng chia đắng sẻ cay với sếp, thì đâu có ngày cùng hưởng vinh hoa phú quý, chia ngọt sẻ bùi: cái gì cũng có giá, chỉ có cái “giá mà” là không có giá mà thôi!
Cái cuối cùng, voxuanyen cho rằng cái quan trọng nhất, dù có thiếu gì thì thiếu, nhưng không thể thiếu cái này, nói nôm nói na là cái “tín nghĩa”, người coi trọng chữ tín và sống có nghĩa có tình, sẽ không bỏ rơi bạn trong những hoàn cảnh khó khăn, người bạn có thể đồng hành đến suốt đời, đồng cam cộng khổ, nếm mật nằm gai, chia ngọt sẻ bùi.
Tìm được người này, gắng mà tận trung, tận sức đóng góp cho công ty phát triển, chắc chắn bạn sẽ trở thành “nhân viên vĩ đại”. Nếu có duyên nghiệp làm nhân viên vĩ đại, thì hãy yên ổn mà làm, làm sếp chẳng sung sướng gì đâu, trong khi một nhân viên vĩ đại vẫn đạt được tất cả những thứ mà sếp mơ ước. Nói thì tưởng đùa, nhưng đó là sự thực:
Người đời hay nhắc đến tài năng và trí tuệ của Chu Du, chứ không phải ai cũng biết sếp của Chu Du là Tôn Quyền? Thiên hạ coi trọng và tôn vinh tài trí của Khổng Minh hơn cả sếp mình là Lưu Bị, đến Quan Vũ là nhân viên của Lưu Bị còn được xếp vào hàng thánh nhân. Đấy là chuyện của Tàu, còn chuyện của ta cũng không thiếu những ví dụ nhãn tiền: người Việt mình ai chẳng biết đến Nguyễn Trãi, nhưng chưa chắc đã biết sếp của Nguyễn Trãi là vua nào? Người người bái lạy tôn thời Thánh - Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, nhưng chưa hẳn đã biết sếp của ngài là ai. Vậy há chẳng phải nhân viên vĩ đại hơn hẳn sếp?!
Làm sếp cũng là cái số phải làm, cái nghiệp phải trả.
Sứ mệnh của nhân viên:
Dù làm việc lớn nhỏ, mà không tìm được sứ mệnh, thì dù có làm cả đời vẫn chỉ đạt mức thường thường bậc trung. Vậy sứ mệnh của nhân viên là gì?
Trước tiên làm ở ví trí nào, thì làm tròn vai lo cho công việc sạch sẽ, đừng để sếp phải bận tâm mà lo hót rác, nhắc nhở nhiều lần mà cứ trơ trơ.
Sau đó là tìm cách cải tiến công việc, cầu thị trở thành người giỏi nhất trong công việc cụ thể đó, thế là đã tìm ra sứ mệnh rồi đấy. Vậy nên, kể cả khi không có tầm nhìn, thì cũng cần có sứ mệnh mới mong làm được cái gì nó ra hồn, không trở thành vĩ đại, thì cũng thành nhân viên suất sắc rồi.
Nói đến đây mình lại nhớ đến 2 từ: để tâm và hời hợt.
Người biết để tâm làm việc gì cũng trọn vẹn gọn gàng. Người dù không có tài năng kiệt suất đi chăng nữa, vẫn có thể được thăng tiến đều đặn trong công ty. Cái này nó cũng liên quan đến owner’s mindset (Tư duy làm chủ, coi thiệt hại của công ty là thiệt hại của mình).
Người hời hợt: Làm gì qua quýt để bịt mắt người đời, trong giờ làm thì chơi games chat chít mà mặt cứ cắm vào máy tính ra vẻ ta đây bận lắm, làm cái gì thiếu và hay nguỵ biện lý giải cho sai lầm. Sự hời hợt sẽ biến đối tượng này thành con người mờ nhạt, mà đỉnh cao của mờ nhạt là "biến thái” - biến mất trong trạng thái chết lâm sàng.


Nguồn: #voxuanyen
Chú thích ảnh: Vũng Chùa – Đảo Yến. Đây là nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

10.9.22

BỐ THÍ CHO ĐI

BỐ THÍ CHO ĐI

BỐ THÍ CHO ĐI Cho đi mà còn nhìn người nhìn vật để chọn lựa đó là cho đi vì người. Cho đi mà không phân biệt người, vật là cho đi vì mình.  Ta cho đi không phải vì người đó là ai. Mà là vì ta là ai.



Cho đi mà còn nhìn người nhìn vật để chọn lựa đó là cho đi vì người.
Cho đi mà không phân biệt người, vật là cho đi vì mình. 
Ta cho đi không phải vì người đó là ai. Mà là vì ta là ai.

Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

29.8.22

KHI CÀNG KHÓ KHĂN THÌ BẠN CÀNG PHẢI UY TÍN

KHI CÀNG KHÓ KHĂN THÌ BẠN CÀNG PHẢI UY TÍN Có nên hiểu rằng:

Càng đói thì phải càng sạch ?.
Càng rách thì phải càng thơm ?.
Là vì sao? Là vì đó là con đường không phải là duy nhất nhưng nó an toàn và logic.
Hình như số đông thường làm ngược lại. Lẽ phải thường không thuộc số đông.
Tui được thầy dạy như vậy.



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian
KHI CÀNG KHÓ KHĂN THÌ BẠN CÀNG PHẢI UY TÍN

17.6.22

NGỌA LONG NGÂM

Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý là hai đối thủ không đội trời chung. Hai con người tài năng kiệt xuất này từng nhiều lần bất phân thắng bại.




Một trong những lần Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý có phen thử tài nhau là khi Lượng dùng "Không thành kế", giúp đuổi được 15 vạn binh mã của Tư Mã Ý.
Tư Mã Ý trầm ngâm nghe tiếng đàn của Khổng Minh rồi lặng lẽ rút lui là vì đã nhận ra được ẩn ý bên trong. Khổng Minh để ngỏ cổng thành, ngồi trên thành thư thái đánh đàn chính là không còn màng đến cái chết ?
Hãy cùng ngồi nghe lại bản cổ cầm Ngọa Long ngâm và cuộc giao lưu nội tâm tuyệt đẹp của hai người tri âm tri kỷ này.

Nguồn video: https://www.bilibili.com
NGỌA LONG NGÂM



Ghi chú: sức mạnh của Tưởng Tri.



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

4.6.22

TRONG THẾ GIỚI NGƯỜI GÙ THÌ NGƯỜI THẲNG LƯNG BỊ COI LÀ DỊ DẠNG ?

Vậy người thẳng lưng cần phải/có thể/ nên làm gì trong thế giới người gù?


Suy đi ngẫm lại mãi thì thấy trong thế giới của người gù, người thẳng lưng chỉ có thể chọn hành xử theo các cách dưới đây:

1. Anh ta phải học cách uốn lưng cho thấp để dần dần có thể trở thành một người gù đích thực như đồng loại trong xứ sở.
Đây là cách khá phổ biến mà không ít người thẳng lưng xứ An Nam ta đã chọn. Lúc đầu người thẳng lưng cũng có cảm giác khó chịu, bức bối, nhưng sau dần quen đi và thậm chí thấy cái dáng gù hóa ra cũng không đến nỗi nào, thậm chí lại còn cảm thấy êm ái, khoan khoái, và quan trọng hơn cả là rất đắc dụng.
2. Anh ta không muốn gù thật nhưng chỉ để “che mắt thiên hạ” anh ta sẽ sắm cho mình một “cái gù giả”, có thể được gọi là bảo bối “tha hồ gù” (giống cái miếng bảo bối “tha hồ quì” của Tiểu Yến Tử, do Triệu Vy đóng, trong bộ phim truyền hình cùng tên nhiều tập rất ăn khách của Trung Quốc được công chiếu trên truyền hình Việt Nam cách đây một số năm). Tối về chỉ đơn giản tháo tấm bảo bối đó ra là có thể yên tâm ngủ ngon.
Đây là giải pháp cũng có không ít người lựa chọn nhưng sẽ dễ bị người đời qui vào loại “lá mặt lá trái”, “gió chiều nào xoay/che chiều đó”. Trộm nghĩ, nếu cả đời cứ phải sống với cái “gù giả” thế chắc cũng mệt mỏi lắm, có khác nào “đeo mặt nạ giả” đâu.
3. Người thẳng lưng quyết tâm "chữa bệnh gù" cho thiên hạ
Đây là phương án hoàn toàn không khả thi tẹo  nào, có thể nói là viễn tưởng. Đôn-ki-hô-tê không thể một mình chống lại cối xay gió, nếu chống ắt sẽ bị cái cối xay kia cuốn phăng ngay lập tức. Khéo lại mất mạng như chơi.
4. Anh ta có thể tìm đến một một vùng đất khác, nơi mà những người thẳng lưng được xem là những người bình thường.
Ý cũng hay. Thế nhưng kể ra cũng khó kiếm được những vùng đất đó nếu không đi thật xa. Không nhẽ cuộc đời lại chỉ toàn “những chuyến đi dài” và “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”? 
5. Anh ta đủ tự tin để luôn đứng thẳng lưng và chấp nhận trở thành dị nhân dưới con mắt của những người gù.
Thật có nhân cách! Những người này đầy bản lĩnh, đáng trọng. Thế nhưng, ắt hẳn sẽ bị lắm kẻ ghen ghét, đố kị, dèm pha (thậm chí có không ít trường hợp còn bị uy hiếp tính mạng). Đã dám luôn đứng thẳng trong thế giới gù ắt hẳn họ cũng đủ bản lĩnh để không thèm đếm xỉa đến những trò ganh ghét, đố kị, dèm pha của đám gù.

TRONG THẾ GIỚI NGƯỜI GÙ THÌ NGƯỜI THẲNG LƯNG BỊ COI LÀ DỊ DẠNG ?
TRONG THẾ GIỚI NGƯỜI GÙ THÌ NGƯỜI THẲNG LƯNG BỊ COI LÀ DỊ DẠNG ?



Nguồn bài viết: https://www.facebook.com/169170229903227/posts/239116906241892/

Ghi chú: trong một xã hội mà người người chiêu trò. Nhà nhà phông bạt. Bất chấp. Tìm sự khác biệt để câu like và câu view. Thì bạn đơn giản chỉ cần là chính mình cũng đã là sự khác biệt. (Tôi được thầy dạy như vậy).



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

6.3.22

QUAY ĐẦU LÀ BỜ

Người bạn Ukraina dùng hình ảnh của Việt Nam kiên cường khi thị sát chiến trường để làm truyền thông. Vậy mà không học nốt chính sách quốc phòng "4 không" của Việt Nam.

1 Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; 
2 không liên kết với nước này để chống nước kia; 
3 không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; 
4 và không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế
- trích sách trắng quốc phòng Việt Nam 2019
Cuộc chiến máu lệ này càng đi thì càng nát. Cá mập nó sẽ chia đất nước như chia pizza.

Người bạn Ukraina dùng hình ảnh của Việt Nam kiên cường khi thị sát chiến trường để làm truyền thông. Vậy mà không học nốt chính sách quốc phòng "4 không" của Việt Nam.



"Chiến thắng sinh thù oán,
Thất bại chịu khổ đau,
Sống tịch tịnh an lạc.
Bỏ sau mọi thắng bại.”
- kinh pháp cú 201.


Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian