Search

28.7.09

Hàn Phi Tử

HÀN PHI
Hàn Phi Tử là nhà triết học, người tập hợp các học thuyết pháp gia và là nhà tản văn nổi tiếng trong thời chiến quốc Trung Quốc . Ông đã sáng lập ra học thuyết pháp trị, trở thành cơ sở lý luận cho sự ra đời của nhà nước chế độ tập quyền trung ương chuyên chế thống nhất đầu tiên ở Trung Quốc.

Hàn Phi Tử
Hàn Phi Tử

Hàn Phi Tử sinh vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, là Vương tộc nước Hàn sau thời chiến quốc. Ông nói ngọng, không có sở trường hùng biện nhưng lại rất giỏi viết lách. Lúc đó, nước Hàn ngày càng suy yếu, do yêu nước ông nhiều lần gửi sớ cho vua nước Hàn, kiến nghị biến pháp, chủ trương người thống trị cần phải lấy nước giàu binh mạnh làm nhiệm vụ trọng tâm; nhưng nhà vua không tiếp nhận kiến nghị của ông. Bởi vậy ông mới viết các bài luận văn chính trị hơn 10 vạn chữ như “nội ngoại trư thuyết” “thuyết lâm” “thuyết nan”...căn cứ theo những kinh nghiệm quản lý đất nước trong lịch sử và tình hình xã hội hiện thực, và gọi chung là sách “Hàn Phi Tử”. Những bài luận văn này của ông không được coi trọng ở nước Hàn, nhưng khi truyền đến nước Tần, một nước mạnh lúc bấy giờ thì lại được Tần Thủy Hoàng yêu chuộng. Tần Thủy Hoàng dấy binh đánh nước Hàn. Vua Hàn cử Hàn Phi Tử đi cầu hoà, Tần Thủy Hoàng liền giữ lại và chuẩn bị trọng dụng, Lý Tư làm thừa tướng nước Tần lúc đó là bạn học của Hàn Phi Tử, biết người này có tài hơn minh, ben dèm pha nói xấu với Tần Thủy Hoàng. Tần Thủy Hoàng nghe lời và đã giam Hàn Phi Tử và cho ông uống thuốc độc.


Sách Hàn Phi Tử, tác phẩm chủ yếu của Hàn Phi Tử là cuốn sách tập trung các học thuyết luật học trước Tần. Lúc bấy giờ giới tư tưởng ở Trung Quốc lấy nho giáo và Mạc gia làm đại diện, tôn sùng “Pháp tiên vương” và “Phục cổ”, học thuyết của Hàn Phi Tử kiên quyết phản đối phục cổ, chủ trương căn cứ theo tình hình thực tế. Hàn Phi Tử công kích học thuyết nho giáo “Nhân ái”, chủ tương pháp trị, đề xuất 4 chính sách trọng thưởng, trọng phạt, trọng nông và trọng chiến. Hàn Phi Tử đề xướng quyền quân thần thụ, sau nhà Tần, các ách thống trị cực quyền chủ nghĩa chuyên chế phong kiến các triều đại ở Trung Quốc được thành lập là có ảnh hưởng sâu sắc bởi học thuyết Hàn Phi Tử.

Các bài viết của Hàn Phi Tử phân tích rất sắc bén. Chẳng hạn như khi phân tích về những điều mà nhà nước có thể diệt vong ông đã nêu ra tới 47 điều, quả là điều hiếm có. Còn hai chương có tiêu đề “Nan ngôn” “thuyết nan”, ông đã phân tích một cách cặn kẽ tâm lý con người cũng như né trách những điều gây phật ý. Hàn Phi Tử còn vận dụng rất nhiều câu chuyện Ngụ ngôn và kiến thức lịch sử phong phú để làm tư liệu luận chứng, nói lên đạo lý trìu tượng, thể hiện một cách hình tượng tư tưởng luật học và những nhận biết sâu sắc của ông đối với xã hội. Trong các bài viết của ông có rất nhiều mẩu chuyện ngụ ngôn, do nội hàm phong phú, sinh động đã trở thành những điển tích truyền miệng của mọi người, đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi. Tư tưởng chủ yếu của Hàn Phi là thuyết Pháp Trị. Không phải ông là người đầu tiên nêu lên học thuyết này mà trước đó Quản Trọng, Thương Ưởng, Thân Bất Hại đã khởi xướng học thuyết này. Tư tưởng của Hàn Phi Tử đối nghịch lại với tư tưởng của Nho giáo (vốn cho rằng để quản lý xã hội thì dùng Nhân trị và Đức trị), ông cho rằng cách tốt nhất để quản lý xã hội là dùng pháp luật: "Pháp luật không hùa theo người sang...Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh của kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót của kẻ thất phu".

Hàn Phi theo thuyết tính ác của thầy là Tuân Tử một cách triệt để, bảo không gì thân bằng tình cha con, vậy mà có nhiều người cha sinh con trai thì nuôi, sinh con gái thì giết đi, coi cái lợi của mình nặng hơn tình ruột thịt như vậy là con người bẩm sinh vốn đại ác. Do đó ông không bàn đến nhân nghĩa, cũng không trọng lễ như Tuân Tử, mà đề cao phương pháp dùng thế, dùng thuật, dùng luật của pháp gia để trị nước.

Ông chủ trương cho dân chúng tự do cạnh tranh trong phạm vi kinh tế để nước được mau giàu. Và ông tin rằng theo chính sách độc tài về chính trị, tự do về kinh tế, thì nhà vua chẳng cần làm gì, cứ ngồi ở trên kiểm soát kẻ dưới, là nước sẽ trị. Chủ trương "vô vi nhi trị" đó thực trái hẳn chủ trương của Lão Tử, Trang Tử; chính ra nó là một thứ cực hữu vi.

Hàn Phi thấy nước Hàn bị suy yếu, mấy lần viết thư dâng lên can vua Hàn, nhưng vua Hàn không dùng. Hàn Phi ghét những người trị nước không trau dồi làm cho pháp chế sáng rõ, mà muốn dùng cái thế của mình để chế ngự bầy tôi, không lo việc làm cho nước giàu, binh mạnh bằng cách tìm người xứng đáng, dùng người hiền; trái lại dùng những bọn tham nhũng, dâm loạn, sâu mọt, đặt chúng ở địa vị cao hơn những người có công lao và có thực tài. Phi cho rằng bọn nhà Nho dùng lời văn làm rối loạn luật pháp, bọn du hiệp dùng võ lực phạm đến điều ngăn cấm, gặp lúc yên ổn thì nhà vua dùng bọn ham danh, gặp lúc nguy cấp thì lại dùng kẻ sĩ mang giáp trụ. Như thế thành ra ngày nay người nhà vua nuôi lại không phải là những người nhà vua cần dùng, những người nhà vua cần dùng đều lại không phải những người nhà vua nuôi.

Thay “đức trị” bằng “pháp trị”


Trong bối cảnh phức tạp nhiều biến động lúc bấy giờ, các học thuyết như Lão gia, Nho gia… đã không giúp được xã hội thoát khỏi tình trạng rối loạn và suy sụp vì tính không tưởng và không có khả năng đáp ứng yêu cầu thời cuộc. Đạo đức và tình thương không đủ sức mạnh để lập lại trật tự xã hội.

Với tác phẩm Hàn Phi Tử, Hàn Phi đã chính thức khai sinh học thuyết pháp trị của phương Đông, đồng thời đưa ra lời giải cho bài toán lịch sử hóc búa. Hàn Phi đã kết hợp các yếu tố “thuật”, “thế”, “pháp” của Thân Bất Hại, Thận Đáo, Thương Ưởng, hoàn thiện tư tưởng pháp trị của các bậc tiền bối đã khai sinh ra nó là Quản Trọng và Tử Sản để xây dựng thành học thuyết chính trị độc lập.

Nội dung cốt lõi của học thuyết pháp trị là đề cao pháp luật với tư cách là công cụ quan trọng nhất, hữu hiệu nhất trong việc bình ổn xã hội. “Cái làm cho trị an là pháp luật, cái gây ra loạn là sự riêng tư. Pháp luật đã thiết lập rồi thì không ai có thể làm điều riêng tư được nữa”.

Hàn Phi khẳng định, việc trị nước, quản dân không thể dựa theo lễ nghi truyền thống mà phải được thực hiện trên cơ sở những đạo luật cụ thể và chặt chẽ. Bởi lẽ, “…pháp luật không hùa theo người sang… Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu…”. 

Pháp trị là học thuyết duy nhất có sự kế thừa, hàm chứa những những yếu tố của những học thuyết khác nhiều nhất, nhờ đó tạo ra một phương thức giải quyết vững chắc, toàn vẹn và thực tế nhất trong vấn đề trị quốc: Lễ nghĩa, danh phận của Nho gia được cụ thể hoá trong pháp luật; Vô vi của Lão gia được chuyển hoá thành quan hệ biện chứng vô vi- hữu vi; Kiêm ái của Mặc gia tuy là nội dung yếm thế nhất của học thuyết pháp trị, nhưng Hàn Phi vẫn coi đây là mục đích cuối cùng của pháp luật.

Nhờ học thuyết pháp trị, Tần Thuỷ Hoàng đã chấm dứt cục diện bách gia phân tranh thời tiên Tần, thống nhất Trung Quốc và xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền đầu tiên tại Trung Quốc.

Mặc dù vậy, cần phải thấy rằng, pháp luật mà Hàn Phi đề cao là thứ pháp luật hà khắc, tàn bạo, khác xa với pháp luật ngày nay; con người phải vì pháp luật, chứ pháp luật không vì con người; mặt khác, pháp luật dù ở vị trí thượng tôn, trên muôn dân, nhưng lại dưới một người (nhà vua). Đó là hạn chế của học thuyết Pháp trị.

Bài học cho kẻ làm vua


Xuyên suốt 40 quyển của bộ Hàn Phi Tử, bên cạnh việc chứng minh hiệu lực tối ưu của pháp luật trong việc trị nước bằng những câu chuyện sinh động, Hàn Phi còn đưa ra rất nhiều lời khuyên có giá trị cho bậc quân vương.

Để giữ yên ngai vàng, Hàn Phi khuyên nhà vua phải biết giữ mình. “Nhà vua chớ để lộ cho người ta biết mình muốn gì, vì nếu nhà vua để lộ cho người ta biết mình muốn gì thì bọn bầy tôi thế nào cũng tô vẽ. Nhà vua chớ để lộ ý của mình, vì nếu nhà vua để lộ ý của mình thì bọn bầy tôi thế nào cũng biểu lộ cái khác với bản tính của họ”.

Làm được như vậy thì: “Nhà vua không giỏi mà làm thầy những người giỏi, không khôn ngoan mà làm chuẩn mực cho sự khôn ngoan. Bầy tôi phải vất vả mà nhà vua hưởng sự thành công.”

Để dựng nước và giữ nước, bậc làm vua phải biết sử dụng thứ công cụ “vạn năng” là pháp luật. “Phải dựa vào cái khiến cho những người nhát có thể chinh phục được con hổ và cái làm cho vị vua tầm thường có thể gìn giữ nước. Đó chính là pháp luật. Lo cái kế trung cho vị vua chúa, kế đức với thiên hạ thì cái lợi không gì lâu dài hơn pháp luật”.

Nhà vua cũng phải biết cách dùng người, dụng nhân như dụng mộc, tập hợp quanh mình bầy tôi giỏi để có thể trị quốc an dân. “Kẻ làm vua chúa nếu có thể bỏ được cái điều mà người giỏi cũng không làm được để giữ lấy cái mà người vụng làm vạn điều không sai một thì sức người dùng được hết mà công danh được xác lập”.

Một trong những bài học quan trọng nhất đối với bậc quân vương là phải hiểu được lòng dân. Hàn Phi chỉ rõ: “phàm việc nước thì điều phải lo trước tiên là thống nhất lòng dân, nếu không nước tắc loạn”. Hiểu rõ bản tính của dân, từ đó có cách cai trị thích hợp để nước thịnh dân an, đó là cái gốc của nghiệp vương vậy.

Làm vua không đã khó, trở thành vị vua giỏi còn khó hơn nhiều. Hàn Phi đúc kết rằng, phần nhiều những kẻ lập quốc dùng dân, có thể ngăn chặn ảnh hưởng của bên ngoài, khống chế cái riêng tư của bề tôi, “làm vương” được, xét đến cùng, đều tự nhờ cậy vào sức mình là chính.

Học giả Nguyễn Hiến Lê đã đánh giá tác phẩm “Hàn Phi Tử” của Hàn Phi còn cao hơn cả “Quân vương” của Niccolò Machiavelli cả về tư tưởng lẫn bút pháp. Hai cuốn sách của hai bậc thầy tư tưởng vĩ đại, một của phương Đông và một của phương Tây, tuy nội dung khác nhau, nhưng đều để lại cho hậu thế những bài học về “phép làm vua” và “thuật trị nước” mang giá trị đương đại sâu sắc.

Sách Hàn Phi Tử.doc


Sách Hàn Phi Tử. pdf


Hàn Phi Tử.txt

18.7.09

Sự khác biệt khi thành lập Cửa Hàng và Công Ty

Sự khác biệt khi thành lập Cửa Hàng và Công Ty Về những vấn đề bạn hỏi tôi đưa ra một vài tiêu chí so sánh chủ yếu theo bảng đối chiếu sau:

Sự khác biệt khi thành lập Cửa Hàng và Công Ty
Tiêu chí so sánh Cửa hàng (Hộ Kinh doanh ) Doanh nghiệp (CTY TNHH, CP)
Tư cách pháp lý Cá nhân ĐKKD, chịu trách nhiệm vô hạn về những khỏan nợ Có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp
Quy mô tổ chức Đơn giản, gọn nhẹ, không qúa 10 lao động, nếu muốn phát triển quy mô phải chuyển đổi thành DN . Quy định về thủ tục hành chính, sổ sách, báo cáo thuế đơn giản. Tổ chức quy mô, chặt chẽ, một số chức danh phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định PL. Quy định về thủ tục hành chính, sổ sách, báo cáo thuế phức tạp
Thủ tục thành lập Thủ tục thành lập đơn giản. Liên hệ Phòng Kinh tế, Chi cục thuế Quận, huyện Thủ tục thành lập phức tạp hơn. Liên hệ Sở KH & ĐT, Cục thuế Tỉnh
Uy tín kinh doanh Được xem là buôn bán nhỏ lẻ Hình thức DN được đánh gía cao hơn
Mỗi hình thức kinh doanh theo Cửa hàng hay Doanh nghiệp đều có những ưu khuyết điểm của nó. Bạn phải đối chiếu với khả năng, môi trường kinh doanh và mục đích kinh doanh của bạn để chọn lọai hình phù hợp. Nếu bạn chỉ kinh doanh ở một lĩnh vực nhỏ hoặc không có khả năng tổ chức, điều hành và có một số kiến thức cần thiết mà lại chọn lọai hình doanh nghiệp thì sự lựa chọn này chỉ đem lại gánh nặng cả về công việc và tài chính cho bạn. Ngược lại thì lọai hình cửa hàng sẽ hạn chế sự phát triển của bạn.
Khái niệm “hộ kinh doanh” hiện đang được dùng trong các văn bản pháp luật để chỉ hình thức đăng ký kinh doanh của một cá nhân, một số cá nhân hoặc một hộ gia đình làm chủ.
- Đối với "Hộ kinh doanh" do một cá nhân làm chủ thì cá nhân này phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tòan bộ tài sản của mình đối với mọi khỏan nợ.
- Đối với "Hộ kinh doanh" do một nhóm cá nhân làm chủ thì các cá nhân này có nghĩa vụ liên đới phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tòan bộ tài sản của mình đối với mọi khỏan nợ.
- Đối với "Hộ kinh doanh" do một hộ gia đình làm chủ thì Hộ gia đình chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản chung của hộ; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình. Khái niệm hộ gia đình ở đây không phải là những người có tên trong cùng một hộ khẩu, hộ khẩu chỉ mang tính hành chính. Khái niệm hộ gia đình theo định nghĩa của Điều 106 Luật Dân sự như sau: "Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này".
- Trong trường hợp một cá nhân đăng ký kinh doanh riêng hoặc cùng đăng ký kinh doanh trong một nhóm cá nhân, nhưng cá nhân này là đại điện của hộ gia đình và việc kinh doanh này vì lợi ích chung của hộ gia đình. Thì hộ gia đình này phải chịu trách nhiệm dân sự về những khỏan nợ do cá nhân đại diện hộ gia đình xác lập theo quy định của Điều 110 Luật Dân sự
"Điều 110. Trách nhiệm dân sự của hộ gia đình
1. Hộ gia đình phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện nhân danh hộ gia đình.
2. Hộ gia đình chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình."

Tất cả cá nhân kinh doanh bắt buộc phải đăng ký kinh doanh trừ những họat động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007.

Có rất nhiều quy định pháp luật liên quan đến họat động của hộ kinh doanh tôi chỉ nêu một vài văn bản để bạn tham khảo để bạn tham khảo:
+ Về đăng ký kinh doanh : Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh; Thông tư 01/2009/TT-BKH; Thông tư 03/2006/TT-BKH hướng dẫn Nghị định số 88/2006/NĐ-CP.
+Về họat động kinh doanh: Luật Thương mại số 36/2005/QH11
+ Về thuế : Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007;Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/09/2008; Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/09/2008; Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11
+ Về kế tóan : Luật kế tóan; Chế độ kế toán hộ kinh doanh ban hành theo Quyết định số 169/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã được sửa đổi bổ sung theo Quyết định số 131/2002/QĐ-BTC
Đối với loại hình kinh doanh và loại hàng hóa dịch vụ kinh doanh như trên, thì theo qui định pháp luật thuế hiện hành, hộ kinh doanh phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính (thuế) đối với nhà nước trong quá trình kinh doanh, bao gồm các khoản thuế sau đây:
01- Thuế khoán thuế TNDN được tính trên cơ sở như sau :
= Doanh thu x Tỷ lệ khoán 30% thuế TNDN x thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
02- Thuế môn bài đối với lọai hình kinh doanh hộ kinh doanh cá thể được áp dụng theo hai mức tối thiểu là 550.000 đồng và tối đa là 1.000.000 đồng căn cứ vào số vốn đăng ký kinh doanh ban đầu.
03- Thuế khoán thuế GTGT được tính như sau:
= Doanh thu x Tỷ lệ khoán GTGT 55% x thuế suất thuế GTGT của từng loại hàng hóa.
Hộ kinh doanh có nghĩa vụ kê khai và thực hiện đấy đủ các nghĩa vụ nộp các khoản thuế trên đây đối với cơ quan thuế tại thời điểm kinh doanh.




13.7.09

Trung Quốc chặn bắt các ngư dân Việt Nam

Đây là những hình ảnh được “khoe” trên khắp các website Trung Quốc mấy ngày qua về việc tàu tuần tra của lực lượng Hải quân Trung Quốc chặn bắt các ngư dân Việt Nam đang đánh cá ngay trên vùng bdiển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam.

Những hình ảnh uất… nhục!


4.7.09

Sĩ tử

Ông Chỉ ngồi bệt đợi con trước cổng trường thi. Ông đã từng bán cả nhà, cả xe lo cho 2 con ăn học, giờ sẵn sàng bán tiếp nếu con thứ 3 đỗ ĐH.

Và đây nữa một khía cạnh khác của cuộc sống ;