Search

8.9.24

Metta Sutta Kinh Lòng Từ

Metta Sutta Kinh Lòng Từ

THẦN CHÚ TÂM TỪ METTA


Đây là một đoạn ngắn trong kinh rải tâm từ ( Metta chanting). Nó xứng đáng được gọi là thần chú. Hãy học thuộc lòng đoạn dễ thuộc này và nhẩm khi có thể. Bạn sẽ thấy sức mạnh chuyển hoá của nó trong cuộc đời bạn. 
Sớm thôi...
(1) Mong cho tôi không có oan trái với mọi chúng sinh.
Mong cho tôi thoát khỏi sự khổ tâm.
Mong cho tôi thoát khỏi sự khổ thân.
Mong cho tôi giữ gìn thân tâm được an lạc.
(2) Mong cho cha mẹ, thầy tổ, bà con họ hàng và bạn bè, đạo hữu thoát khỏi mọi oan trái, tâm không phiền não thân không đau đớn, giữ gìn thân tâm được an lạc.
...
-Shen.

Metta Sutta Kinh Lòng Từ
Kinh-Tam-Tu-Mettasutta-Ty-Khuu-Ho-Phap-Theravada



Yassānubhāvato yakkhā, nevadassenti bhīsanaṃ;
Yamhi cevānuyuñjanto, rattindivamatandino.
Sukhaṃ supati sutto ca, pāpaṃ kiñci na passati;
Evamādi guṇūpetaṃ, parittaṃ taṃ bhaṇāma he.

1. Karaṇīyam’atthakusalena, yantasantaṃ padaṃ abhisamecca;
sakko ujū ca suhujū‚ ca, suvaco cassa mudu anatimānī.

2. Santussako ca subharo ca, appakicco ca sallahukavutti;
santindriyo ca nipako ca, appagabbho kulesvananugiddho.

3. Na ca khuddamācare kiñci, yena viññū pare upavadeyyuṃ;
sukhinova khemino hontu, sabbasattā bhavantu sukhitattā.

4. Ye keci pāṇabhūtatthi, tasā vā thāvarā v’anavasesā;
dīghā vā yeva mahantā, majjhimā rassakā aṇukathūlā.

5. Diṭṭhā vā yeva adiṭṭhā, ye va dūre vasanti avidūre,
bhūtā va sambhavesī va, sabbasattā bhavantu sukhitattā.

6. Na paro paraṃ nikubbetha, nātimaññetha katthaci na kiñci‚
byārosanā paṭighasaññā, nāññamaññassa dukkhamiccheyya.

7. Mātā yathā niyaṃ puttamāyusā ekaputtamanurakkhe;
evampi sabbabhūtesu, mānasaṃ bhāvaye aparimāṇaṃ.

8. Mettañca sabbalokasmi, mānasaṃ bhāvaye aparimāṇaṃ;
uddhaṃ adho ca tiriyañca, asambādhaṃ averamasapattaṃ.

9. Tiṭṭhaṃ caraṃ nisinno va, sayāno yāvatāssa vitamiddho‚
etaṃ satiṃ adhiṭṭheyya, brahmametaṃ vihāramidhamāhu.

10. Diṭṭhiñca anupaggamma, sīlavā dassanena sampanno;
kāmesu vineyya gedhaṃ, na hi jātuggabbhaseyya puna reti. 

Tụng kinh rải tâm từ khắp 10 hướng, Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc, Hướng Trên & Hướng Dưới..


Người hằng mong thanh tịnh:
Nên thể hiện pháp lành,
Có khả năng, chất phác,
Hiền hòa, không kiêu mạn.
Sống dễ dàng, tri túc,
Thanh đạm không rộn ràng,
Lục căn luôn trong sáng,
Trí tuệ càng hiển minh
Chuyên cần, không quyến niệm,
Không làm điều ác nhỏ,
Mà bậc trí hiền chê,
Nguyện thái bình an lạc,
Nguyện tất cả sinh linh,
Tràn đầy muôn hạnh phúc
Chúng sinh dù yếu mạnh,
Lớn nhỏ hoặc trung bình,
Thấp cao không đồng đẳng,
Hết thảy chúng hữu tình,
Lòng từ không phân biệt,
Hữu hình hoặc vô hình.
Đã sinh hoặc chưa sinh,
Gần xa không kể xiết.
Nguyện tất cả sinh linh,
Tràn đầy muôn hạnh phúc.
Đừng lừa đảo lẫn nhau,
Chớ bất mãn điều gì,
Đừng mong ai đau khổ,
Vì tâm niệm sân si,
Hoặc vì nuôi oán tưởng.
Hãy mở rộng tình thương,
Hy sinh như từ mẫu,
Suốt đời lo che chở,
Đứa con một của mình,
Hãy phát tâm vô lượng,
Đến tất cả sinh linh.
Từ Bi gieo cùng khắp,
Cả thế gian khổ ải,
Trên dưới và quanh mình,
Không hẹp hòi oan trái,
Không hờn giận căm thù.
Khi đi, đứng, ngồi, nằm,
Bao giờ còn thức tỉnh,
Giữ niệm từ bi nầy,
Thân tâm thường thanh tịnh,
Phạm hạnh chính là đây.
Ai xả ly kiến thủ,
Có giới hạnh nghiêm trì,
Đạt Chánh trí viên mãn,
Không ái nhiễm dục trần,
Thoát ly đường sinh tử.
Đức Phật tràn đầy tâm từ đã bồi bổ vô số ba la mật vì lợi ích của tất cả chúng sinh và đã hoàn toàn giác ngộ, bằng sự chân thật này, cầu mong tất cả những ai nghe kinh này tràn đầy hạnh phúc.

Kinh-Tam-Tu-Mettasutta-Ty-Khuu-Ho-Phap-Theravada






Xem thêm:
Sách đọc nhiều

Bài đọc nhiều

Toát Yếu Kinh Trung Bộ Ni Sư Thích Nữ Trí Hải Tóm Tắt & Chú Giải

Toát Yếu Kinh Trung Bộ Ni Sư Thích Nữ Trí Hải Tóm Tắt & Chú Giải



Trung Bộ Kinh là một trong năm bộ kinh của Kinh Tạng, gọi là Trung Bộ vì mang hình thức trung bình, đó là những pháp thoại mà phần lớn được Ðức Phật trực tiếp truyền dạy cho Chư Tăng trong sinh hoạt hàng ngày của Ngài. 
Toát Yếu Kinh Trung Bộ Ni Sư Thích Nữ Trí Hải Tóm Tắt & Chú Giải



Vì thời lượng vừa phải nên những lời bài kinh trong Trung Bộ Kinh chuyên chở những đề tài như những bài tiểu luận và chính vì thế nên phong phú và sâu sắc. Theo nhiều học giả thì nội dung nổi bật nhất của Trung Bộ Kinh là Phật ngôn hướng dẫn cách tu tập cho các hành giả, ở đây thường chỉ cho các tỳ kheo. Hòa thượng Thích Minh Châu, dịch giả của Kinh Tạng Pàli, đã viết trong lời giới thiệu bản dịch: "Chỉ có người đọc, sau khi tự mình đọc, tự mình tìm hiểu, tự mình suy tư, tự mình quan sát, tự mình chứng nghiệm trên bản thân mới có thể tự mình tìm hiểu và thấy đoạn nào là thật sự nguyên thủy. Trách nhiệm tìm hiểu, chứng nghiệm trên cá nhân là trách nhiệm của người đọc, không phải của người dịch, vì đạo Phật là đạo đến để mà thấy chớ không phải đạo đến để nhờ người khác thấy hộ, đạo của người có mắt (Cakkumato), không phải đạo của người nhắm mắt; đạo của người thấy, của người biết (Passoto Jànato), không phải là đạo của người không thấy, không biết (Apassoto Ajànato). Nên chỉ có người đọc mới có thể tự mình thấy mình, tự mình hiểu và tự mình chứng nghiệm". Nội dung Kinh Trung Bộ quả thật cho chúng ta cơ hội trắc nghiệm quý báu đó.

Đây là Giáo trình do Ni sư Thích Nữ Trí Hải biên soạn, y cứ theo bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu, với phần Anh ngữ của Hòa thượng Nanamoli.





Xem thêm: