Search

23.1.10

Thế bạn đề nghị mức lương bao nhiêu?

Thế bạn đề nghị mức lương bao nhiêu? Câu hỏi nào là khó trả lời nhất khi phỏng vấn xin việc? Không biết đối với người khác thì như thế nào, đối với tôi đó chính là câu "thế anh đề nghị mức lương bao nhiêu?".


(bạn Lê Quỳnh, phóng viên VNN, có hỏi ý tôi về việc đăng bài này lên VNN, và tôi đã đồng ý. Các bạn có thể xem ở http://vietnamnet.vn/giaoduc/2009/03/833719/).
Thế bạn đề nghị mức lương bao nhiêu?

Từ trước đến giờ, không kể các dạng làm theo hợp đồng, tôi có apply vào tổng cộng 3 công ty. Hầu như lần nào tôi cũng đề nghị một mức lương thấp hơn tôi dự tính rồi nhận một mức lương thấp hơn tôi xứng đáng được nhận.
Công ty đầu tiên đầu tiên của tôi là FPT Telecom, hồi cuối năm 2003. Lúc người phỏng vấn hỏi câu trên, tôi đã rất thành thật khai báo mất lương hiện tại của tôi là 2.500.000/tháng (lúc đó tôi làm cộng tác viên cho Tuổi Trẻ Online) và chỉ muốn nhận bằng khoản lương đó.

Bài học đầu tiên: mỗi lần đổi công việc là mỗi lần phải được tăng lương, nghĩa là bạn phải yêu cầu một mức lương cao hơn công việc cũ, coi như là chi phí để làm quen với môi trường mới.
Công ty thứ hai là Mai Linh, đầu năm 2004. Lúc thỏa thuận vấn đề lương bổng, tôi đã không thống nhất một con số cụ thể mà lại chỉ thỏa thuận phần lương cứng quá thấp (còn thấp hơn ở FPT Telecom), phần còn lại tính theo từng dự án.

Bài học thứ hai: nên thỏa thuận một con số cụ thể, chí ít con số này phải đủ nuôi sống bạn theo cách bạn muốn, trước khi bàn đến những nguồn thu nhập khác.

Công ty thứ ba cũng chính là công ty hiện tại, hồi cuối năm 2004. Lần này tôi đã có nhiều kinh nghiệm hơn rồi, thành ra lúc phỏng vấn, tôi đã mạnh miệng đề nghị một mức lương cao gần gấp ba so với mức lương ở công ty trước. Nếu bạn nghĩ bạn xứng đáng, hãy mạnh dạn đề nghị mức lương của mình, không có việc gì phải e dè cả.
Các sếp đồng ý với mức lương mà tôi đề nghị, dẫu vậy, họ yêu cầu trong thời gian thử việc, tôi chỉ nhận được 70% mức lương đó (và sau hơn 2 năm tôi mới được tăng lên đúng mức lương mà tôi đề nghị :-d).

Bài học thứ ba: phải thỏa thuận thời gian thử việc là bao lâu để tránh trường hợp làm hoài mà lương không thấy tăng về mức thỏa thuận ban đầu.


Công ty hiện tại cũng cho tôi một bài học khác về việc tăng lương. Bài học thứ tư: phải thỏa thuận hoặc biết chính xác chính sách tăng lương và chế độ thưởng của công ty là như thế nào trước khi ký hợp đồng. Thường các công ty 6 tháng tăng một lần tùy theo từng đối tượng, cũng có công ty 3 tháng một lần và công ty 2 năm một lần như ở chỗ tôi đang làm . Còn thưởng thì vô chừng, nhất là đối với các công ty đã cổ phần hóa .
Một vấn đề nhỏ khác cũng cần phải lưu ý là khi thỏa thuận mức lương, bạn phải chắc chắn rằng đây là lương mà bạn sẽ được nhận, sau khi trừ đi tất cả các khoản khác như thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm y tế...
---
Từ đầu đến giờ tôi đề cập đến những kinh nghiệm rút ra được từ những lần thỏa thuận lương bổng mà chưa đề cập đến lý do tại sao trước đây khi đi phỏng vấn, tôi lại thường có xu hướng chọn mức lương thấp hơn dự tính. Tôi thấy đây không phải là vấn đề của riêng tôi, mà là vấn đề của khá nhiều người, nhất là những bạn chưa có kinh nghiệm đi làm.
Có lần tôi phỏng vấn một anh xin vào công ty của tôi, tôi hỏi anh câu hỏi trên, và nhận được câu trả lời thế này: "Lương đối với em không quan trọng lắm, quan trọng là được học hỏi, rèn luyện blah blah blah...".
Tôi đánh giá anh này thành thật nhưng hơi khờ. Nhà tuyển dụng sẽ không có thiện cảm với những người không đi làm vì tiền, bởi nó là một dấu hiệu của sự chưa trưởng thành. Nếu tiền đối với bạn không quan trọng, nhà tuyển dụng sẽ suy ra công việc đối với bạn cũng không quan trọng luôn, đơn giản vì mục tiêu lớn nhất của công việc là kiếm tiền.
Cứ so sánh thế này xem. Giữa một ông bố mỗi ngày phải chạy lo miệng ăn cho hai đứa con nhỏ và một anh sinh viên mới tốt nghiệp "tiền chả là cái đinh gì hết", ai sẽ làm việc chăm chỉ hơn?
Hơn nữa, trong mắt nhà tuyển dụng, những người trả lời theo kiểu trên thường là những người không có năng lực, hoặc không tự tin vào khả năng của họ, hoặc không biết được khả năng của họ đến đâu. Không có một doanh nghiệp nào muốn biến công ty của họ thành nơi thực tập miễn phí cho những người như thế cả.
Do đó, dẫu mục tiêu của bạn là học hỏi, rèn luyện kinh nghiệm (đây là một mục tiêu chính đáng), bạn vẫn phải quan tâm đến lương bổng nếu bạn muốn tìm được việc làm. Bạn phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn tự tin vào giá trị của mình thông qua mức lương mà bạn đề nghị.
--

Vậy đề nghị bao nhiêu là vừa? Tôi nghĩ mỗi người khi apply vào một công việc nào đó, cũng đã có sự lựa chọn mức lương cho mình, bằng cách tham khảo mức lương của các đồng nghiệp hoặc mức lương trung bình trên thị trường. Nói chung, nguyên tắc chủ đạo là: bạn phải cảm thấy vui vẻ và thoải mái với mức lương của mình.


Nếu bạn nhận một mức lương quá cao so với giá trị của bạn (điều này hiếm khi xảy ra, vì những lý do ở trên), vô tình bạn lại tự đặt áp lực lên bản thân. Tiền càng nhiều thì trách nhiệm càng cao mà bạn. Khi bạn nhận một mức lương thấp hơn mong đợi, bạn sẽ khó có thể toàn tâm toàn ý hoàn thành công việc của mình. Có thực mới vực được đạo mà bạn.
Trong cả hai trường hợp này, cả bạn và nhà tuyển dụng đều gặp nhiều thiệt hại về mặt tinh thần và vật chất; do đó để tốt cho cả hai phía, bạn nên mạnh dạn đề nghị một mức lương giúp bạn thật sự cảm thấy vui vẻ và thoải mái.
--
Sở dĩ hồi trước tôi thường đề nghị mức lương thấp hơn tôi dự tính là vì lúc đó tôi vẫn chưa đủ tự tin vào bản thân mình. Còn bây giờ nếu phải đi xin việc, chắc chắn tôi sẽ đề nghị mức lương là 20t và 5% cổ phiếu dạng cổ đông chiến lược .

Nguồn:http://vnhacker.blogspot.com/2007/07/15-chaithng-5-c-phiu-dng-c-ng-chin-lc.html



17.1.10

Người Nhật thích ăn cá tươi

Sau đây mình xin kể các bạn nghe một câu chuyện :"> mang tên: Người Nhật thích ăn cá tươi. Người Nhật rất thích ăn cá tươi. Nhưng biển gần bờ đã không còn cá nữa . Để đáp ứng nhu cầu ,họ phải chuyển sang đánh bắt xa bờ . Càng xa bờ , càng tốn nhiều thời gian hơn để mang cá về . Nếu chuyến đi mất vài ngày , cá ko còn tươi , ko ai muốn ăn nữa.

Người Nhật ko thích cá ươn. Các công ty đánh bắt bèn lắp đặt tủ đông trên tàu đánh cá , cá được làm đông ngay tại chỗ . tủ đông giúp tàu đi xa hơn và đánh bắt lâu hơn .
Tuy nhiên , vị thịt cá đông lạnh không thể ngon như cá tươi sống , cá đông lạnh bị sụt giá .

Các công ty liền tạo ra các bể cá ngay trên tàu . Họ bắt cá và nhốt vào bể . Sau một thời gian dồn lắc chật chội , lũ cá mệt lử nhưng vẫn còn sống . Người tiêu dùng Nhật phát hiện sự khác biệt : cá bị nhốt trong bể nhiều ngày thịt của chúng mất đi vị tươi ngon .

Các công ty Nhật đã làm thế nào để giải quyết chuyện này ?

Họ thả thêm... một con CÁ MẬP nhỏ vào bể trên tàu . Lần này thì các con cá yếu đuối bị ăn thịt, con nào khỏe bơi suốt để tránh cá mập thì còn sống, thịt vẫn rất thơm ngon khi vào đến bờ. Người Nhật rất ưa chuộng loại này.

Qua câu chuyện này, các bạn rút ra đc bài học gì ko?

Hãy tưởng tượng bạn là những cá bé nhỏ kia. Nếu ko có CÁ MẬP, liệu bạn có thể bơi nhanh và bơi xa đến thế đc ko? Con CÁ MẬP chính là ÁP LỰC buộc ta phải chạy đua ko ngừng, thách thức ko ngừng với chính bản thân mình, để rồi trưởng thành và phát triển.

ÁP LỰC, nghe có vẻ rất "áp lực" , nhưng đó là điều chúng ta cần có trong cuộc sống. Mình nghĩ ÁP LỰC chính là động lực và bản năng sinh tồn, phát triển của con người. Loài ng phát triển, ko phải là vì áp lực phải thay đổi và chạy đua sao?

Vì thế, mỗi ng hãy luôn nuôi một con CÁ MẬP trong mình. Con CÁ MẬP mang tên "ko học thì ko kiếm đc tiền :"> ", con CÁ MẬP mang tên "nếu ko thay đổi thì mình sẽ tụt lại sau bạn bè", v.v...Mỗi ng có những chú CÁ MẬP riêng cho mình ^^

Nhưng đừng chọn những con CÁ MẬP quá to, nó sẽ nuốt chửng bạn. Cũng đừng chọn những con quá nhỏ vì nó ko giúp bạn bơi nhanh và bơi xa được là bao.

Mình nghĩ, từ mai mình sẽ nuôi vài con CÁ MẬP, và đương nhiên cũng thỉnh thoảng để chúng đc nghỉ ngơi :">






8.1.10

Tấn công cá nhân trong đàm thoại

Làm thế nào để chống trả thành công các cuộc tấn công cá nhân trong đàm thoại.



Tấn công cá nhân là một phương pháp tuy ai cũng cho rằng không hay nhưng lại được sử dụng thường xuyên trong tranh luận. Dĩ nhiên nó cũng phải tạo nên một hiệu ứng nào đó mới được sử dụng nhiều đến thế. Đây là một phương pháp đặc biệt được ưa thích ở những người trẻ tuổi, hiếu thắng, ở những nhóm người chưa trưởng thành. Nó thỏa mãn chút ít lòng tự cao tự đại, sự hả dạ kiểu trẻ con nhưng hầu như không giúp được gì cho những người tham gia thảo luận hiểu rõ vấn đề.


Tấn công cá nhân có thể xảy ra hàng ngày, trong những cuộc đàm thoại riêng tư hoặc trong những cuộc đàm thoại thuộc về kinh doanh. Chúng có thể xảy ra khi chỉ có hai người với nhau cũng như trong một vòng đàm thoại gồm nhiều người tham gia, trên thực tế cũng như trên mạng ảo. Đột nhiên, bạn bị một người trong vòng đàm thoại tấn công cá nhân. Trong những trường hợp như vậy sự việc rất dễ leo thang, khi bắt đầu có lời qua tiếng lại. Hoặc cũng có thể lúc đó "bạn sẽ nghẹn giọng không nói được gì" và sau này nghĩ lại bạn tự nhủ: "Đáng lý ra lúc đó mình phải...".

Im lặng chịu đựng trước những lời lẽ tấn công cá nhân, hoặc đơn giản chuyển sang phản công đều không thỏa đáng, vì làm như vậy không hiệu quả. Năm mẹo sau đây sẽ gợi ý cho các bạn nên làm như thế nào để đối phó với các cuộc tấn công như vậy, giúp cho bạn làm chủ được tình hình không để cho leo thang xảy ra đồng thời tránh cho bạn khỏi phải nuối tiếc vì đã không hành xử hợp lý.
 

1. Đừng tấn công ngược trở lại.


Hãy thể hiện điều sau đây một cách thật rõ ràng: Khi một đối tác đàm thoại với bạn đột nhiên trở nên hung hãn hoặc không còn tập trung vào vấn đề và thậm chí tấn công gây khó chịu, thường lúc đó chính bản thân anh ta đã cảm thấy bị dồn vào thế bí. Bởi vì người đó đã cạn vốn lập luận về vấn đề đang được bàn thảo, chính vì thế anh ta mới đánh lạc hướng bằng cách chuyển qua tấn công cá nhân. Với nhận thức này, bạn có thể lập tức kiềm chế được bất cứ sự nổi giận nào trước những đòn tấn công cá nhân vô lý . Bạn cũng sẽ không cảm thấy có khó khăn gì trong việc kiềm chế không phản công lại. Tuy nhiên bạn cũng nên tránh thể hiện sự hơn hẳn của mình ("Ông rõ ràng không có lập luận nào hơn, không cãi được nữa"). Đừng làm cho người đối thoại với mình bị bẽ mặt, hoặc đừng trả lời bằng những câu nặng nề cũng như bằng chuyện tiếu lâm làm tổn thương đến người đó. Cả hai chỉ có nghĩa là thêm dầu vào lửa.



2. Sử dụng kế hoãn binh bằng những phương tiện giống như phao cấp cứu trên tàu thủy.


Trong giao tiếp bằng lời có những câu nói giải thoát, chúng có thể giúp bạn trong những tình huống đối thoại khó khăn mà không để cho bạn bị mất mặt và cũng có thể giúp bạn chống trả lại những lời công kích: -"Về chuyện này, tôi muốn được suy nghĩ thêm." -"Trong khi chờ đợi, ở đây chúng ta có thể tiếp tục... " Hoặc, tương tự như vậy: -"Hiện nay tôi khó có thể có được một câu trả lời ngay lập tức cho câu hỏi đó." -"Chúng ta có thể tạm thời bỏ qua vấn đề này, tôi sẽ quay trở lại với nó sau." Một cách khác để câu giờ đó là thoái thác câu trả lời trong một vỏ bọc hướng tới sự việc cụ thể: -"Tôi hiểu quan điểm của ông. Liệu còn có những lập luận khác?" -"Chúng ta nên thu thập tất cả các lập luận, trước khi chúng ta xem xét cụ thể từng vấn đề một". Bạn hãy tận dụng khoảng thời gian có được để suy xét tìm ra cách phản ứng tự tin và xây dựng. Hoặc có thể sự hung hãn của người đối thoại trong thời gian đó cũng lắng xuống, nếu như vậy bạn và người kia đã tránh khỏi được rất nhiều chuyện bực mình.

3. Phải luôn bám chặt vào vấn đề không để cho mình bị phân tâm bởi sự tấn công cá nhân.


Hãy đề cập tới những chỉ trích tấn công, nhưng ngay lập tức sau đó quay trở lại chú tâm vào sự việc: -"Ngay cả khi vấn đề thực sự là như vậy, thì tôi vẫn luôn... ," -"chúng ta có thể để lại sau việc thảo luận về những lời chỉ trích này đối với tôi, còn bây giờ nên tiếp tục làm rõ vấn đề ban đầu. " -"Các khía cạnh mà ông X đã nêu ra... ". Hoặc: "-Không phụ thuộc vào những nhận xét về cá nhân, chúng ta bây giờ nên cố gắng tìm giải pháp cho vấn đề đang chờ giải quyết ". Và khi có một xúc phạm thực sự: "Về chuyện đó tôi không muốn sa vào. Tôi muốn tiếp tục bàn luận về đề nghị ban đầu..."

4. Hãy hỏi lại.


Cũng không nên phủ nhận một cách trực tiếp những chỉ trích ngớ ngẩn ( "Điều đó không đúng." - "Điều đó là hoàn toàn bịa đặt" - "Ông hãy rút lại lời nói vừa rồi!"), nếu bạn coi trọng việc quá trình đàm thoại cần diễn ra một cách tích cực. Với chút ít kiên nhẫn, thay vào đó bạn có thể đưa kẻ tấn công dần dần trở lại với sự có học: bằng các câu hỏi và bằng cách hỏi lại một lần nữa. -"Tôi đã hiểu ông không được chính xác, ông có thể vui lòng nói lại một lần nữa được không?" - "Chính xác là ông nghĩ như thế nào?" - "Từ đâu mà ông có quan điểm đó?" - "Ông có thể vui lòng cho một ví dụ minh họa?". Hiếm có ai lại có thể kiên trì lặp đi lặp lại một khẳng định vô lý với tất cả những chi tiết ngớ ngẩn trong đó. Sau một vài lần hỏi đi hỏi lại đối tác đối thoại sẽ bắt đầu tự nhận ra: "Tôi nói đó là về mặt nguyên tắc , nhưng ...". Bạn hãy hỏi lại một lần nữa, nhưng đừng tỏ ra có bất cứ một cảm giác chiến thắng nào. Phương pháp này không thích hợp đối hành vi lạm dụng của một đối tác đối thoại trong vòng đàm thoại đông người. Ở đấy người đó sẽ cảm thấy xấu hổ, hơn nữa, trước đám đông khán giả rất khó để có thể rút lui ý kiến. Hơn nữa không nên để người ngoài bị lôi kéo vào các tranh chấp cá nhân. Đối với những đàm thoại tay đôi đây là phương pháp rất hiệu quả - tuy ban đầu trông nó có vẻ phức tạp. Và nó chắc chắn sẽ tốn ít thời gian hơn so với các cuộc hòa giải, cần thiết phải được thực hiện sau khi tình huống thực sự đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát. 

5. Nếu cần thiết chấm dứt cuộc tranh luận.


Khi thấy cuộc nói chuyện có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát, tốt nhất bạn hãy chấm dứt đàm thoại, và thỏa thuận nối tiếp vào một thời điểm khác. Làm như vậy sẽ tạo điều kiện cho các bên trở lại bình tĩnh hơn và tiếp tục tập trung vào vấn đề bàn thảo.

SonGoku vs Broly

Các fan của bộ truyện Dragon ball vừa đọc xong tên Entry hẳn sẽ thắc mắc Broly là ai ? Và có liên qua gì tới bộ truyện này không. Trên thực tế, có lẽ nhiều bạn không biết được bởi vì Broly không xuất hiện trong bất kì tập truyện nào của Dragon Ball cũng như Dragon Ball Z. Nếu là một phan của phim hoạt hình Dragon Ball thì các bạn sẽ biết anh ấy là ai.

Highslide JS


Broly sinh cùng ngày với Kakarotto (Gô Ku), khi mới sinh chỉ số sức mạnh của Broly là 10.000, trong khi đó Gô Ku chỉ là 2, mạnh hơn rất nhiều người Saiyan (Xay-da) khác. Điều đó làm cho vua Vegeta (cha của Vegeta - Ca Đic) lo ngại, vì có thể lớn lên sẽ trở thành mối hiểm họa cho ông ta. Bởi vậy ông giao cho Paragas - cha của Broly nhiệm vụ phải xử tử con trai mình. Nhưng Paragas không đồng ý, vì vậy vua Vegeta đã xử tử cả hai bố con rồi ném ra bãi rác, nhưng cả hai bố con đều chưa chết.

Vì lo sợ huyền thoại về Siêu Xay-da sẽ giành ngôi bá chủ vũ trụ của mình, Freeza (Fide đại đế) đã ra tay hủy diệt hành tinh này. Nhưng nhờ vào sức mạnh của Broly đã tạo nên một vòng bảo vệ đặc biệt, cứu thoát cả hai cha con khi hành tinh Xay-da nổ tung.

Nhưng do bản tính hung ác tàn phá, nên Paragas rất lo sợ đứa con của mình, do vậy ông đã chế tạo ra một thiết bị đặc biệt để kiểm soát bản tính đó của Broly, và dùng Broly để phục vụ cho âm mưu thống lĩnh vũ trụ.

Vẫn còn hận việc xưa nên Paragas đã đến Trái đất để tìm Ca Đic, viện cớ là có một "Siêu Xay-da huyền thoại" đang tàn phá hành tinh ông ta(Paragas gọi đó là "Hành tinh Xay-da mới") để dụ Ca Đic và tiêu diệt anh ta. Nhưng cuối cùng âm mưu cũng bại lộ. Gô Ku thì được Thần Vũ trụ báo tin là có 1 tên đã phá hủy tất cả hành tinh thuộc dải Ngân hà phía Nam, và đang tiến dần lên dải Ngân hà phía bắc, nên Gô Ku đã đến đúng hành tinh Vegeta để tìm hắn và gặp các đồng đội của mình ở đây. Broly lộ rõ bản tính hung ác của mình khi gặp lại Gô Ku (chắc do ngày xưa Gô Ku khóc quá trời nên hắn bực mình), và Paragas mất kiểm soát hoàn toàn trước Broly, cuối cùng bị chính con trai mình giết (trước khi chết hắn còn nói "Bị chính con trai của mình giết cũng là số phận của người Xay-da").

Gô Ku và nhóm bạn quả nhiên không phải là đối thủ của Broly, do đó tất cả bị dần cho tơi tả, nhưng cuối cùng nhờ vào sự trợ giúp của Ca Đic, Gô Han, PôCôLô, Ca Lích - Gô Ku cũng tiêu diệt được Broly.

Highslide JS








7.1.10

Street songs vietnam

Tại anh đó nên duyên mình dở dang
Em nào mộng mơ quyền quý cao sang
Một căn nhà nhỏ đôi trái tim vàng
Một giàn thiên lý giăng ngang
Đường tình hai đứa thênh thang.

Tại em đó nên duyên mình lẻ loi
Ai ngờ rằng đâu tình đã chia phôi
Tại em không hiểu hay bởi do trời
Trời đày hai đứa hai nơi
Để rồi nay thấy buồn cả đôi.

[ĐK:]
Khi xưa anh không nói nên đâu ngờ
Để rồi anh trách em hững hờ
Để giờ anh trách em ơ thờ
Xa người thương đành phụ bạc lời yêu đương
Cho tình duyên tan tác, cho đôi đường chia ly.

Giờ xa cách nhau anh hiểu vì đâu
Anh, anh đừng giận em, đừng trách chi em
Thì thôi kỷ niệm mình khắc trong lòng
Tình đầu nay đã không mong

Cầm bằng ôm tuyết lạnh mùa đông.

Street songs vietnam
two blind women one playing beautifully strange electric guitar while the other sings sublimely into a microphone . powered by a battery carried in a bag by the guitar player & blasted out through ...