Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn Phải Ít Nói. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phải Ít Nói. Hiển thị tất cả bài đăng

8.1.10

Tấn công cá nhân trong đàm thoại

Làm thế nào để chống trả thành công các cuộc tấn công cá nhân trong đàm thoại.



Tấn công cá nhân là một phương pháp tuy ai cũng cho rằng không hay nhưng lại được sử dụng thường xuyên trong tranh luận. Dĩ nhiên nó cũng phải tạo nên một hiệu ứng nào đó mới được sử dụng nhiều đến thế. Đây là một phương pháp đặc biệt được ưa thích ở những người trẻ tuổi, hiếu thắng, ở những nhóm người chưa trưởng thành. Nó thỏa mãn chút ít lòng tự cao tự đại, sự hả dạ kiểu trẻ con nhưng hầu như không giúp được gì cho những người tham gia thảo luận hiểu rõ vấn đề.


Tấn công cá nhân có thể xảy ra hàng ngày, trong những cuộc đàm thoại riêng tư hoặc trong những cuộc đàm thoại thuộc về kinh doanh. Chúng có thể xảy ra khi chỉ có hai người với nhau cũng như trong một vòng đàm thoại gồm nhiều người tham gia, trên thực tế cũng như trên mạng ảo. Đột nhiên, bạn bị một người trong vòng đàm thoại tấn công cá nhân. Trong những trường hợp như vậy sự việc rất dễ leo thang, khi bắt đầu có lời qua tiếng lại. Hoặc cũng có thể lúc đó "bạn sẽ nghẹn giọng không nói được gì" và sau này nghĩ lại bạn tự nhủ: "Đáng lý ra lúc đó mình phải...".

Im lặng chịu đựng trước những lời lẽ tấn công cá nhân, hoặc đơn giản chuyển sang phản công đều không thỏa đáng, vì làm như vậy không hiệu quả. Năm mẹo sau đây sẽ gợi ý cho các bạn nên làm như thế nào để đối phó với các cuộc tấn công như vậy, giúp cho bạn làm chủ được tình hình không để cho leo thang xảy ra đồng thời tránh cho bạn khỏi phải nuối tiếc vì đã không hành xử hợp lý.
 

1. Đừng tấn công ngược trở lại.


Hãy thể hiện điều sau đây một cách thật rõ ràng: Khi một đối tác đàm thoại với bạn đột nhiên trở nên hung hãn hoặc không còn tập trung vào vấn đề và thậm chí tấn công gây khó chịu, thường lúc đó chính bản thân anh ta đã cảm thấy bị dồn vào thế bí. Bởi vì người đó đã cạn vốn lập luận về vấn đề đang được bàn thảo, chính vì thế anh ta mới đánh lạc hướng bằng cách chuyển qua tấn công cá nhân. Với nhận thức này, bạn có thể lập tức kiềm chế được bất cứ sự nổi giận nào trước những đòn tấn công cá nhân vô lý . Bạn cũng sẽ không cảm thấy có khó khăn gì trong việc kiềm chế không phản công lại. Tuy nhiên bạn cũng nên tránh thể hiện sự hơn hẳn của mình ("Ông rõ ràng không có lập luận nào hơn, không cãi được nữa"). Đừng làm cho người đối thoại với mình bị bẽ mặt, hoặc đừng trả lời bằng những câu nặng nề cũng như bằng chuyện tiếu lâm làm tổn thương đến người đó. Cả hai chỉ có nghĩa là thêm dầu vào lửa.



2. Sử dụng kế hoãn binh bằng những phương tiện giống như phao cấp cứu trên tàu thủy.


Trong giao tiếp bằng lời có những câu nói giải thoát, chúng có thể giúp bạn trong những tình huống đối thoại khó khăn mà không để cho bạn bị mất mặt và cũng có thể giúp bạn chống trả lại những lời công kích: -"Về chuyện này, tôi muốn được suy nghĩ thêm." -"Trong khi chờ đợi, ở đây chúng ta có thể tiếp tục... " Hoặc, tương tự như vậy: -"Hiện nay tôi khó có thể có được một câu trả lời ngay lập tức cho câu hỏi đó." -"Chúng ta có thể tạm thời bỏ qua vấn đề này, tôi sẽ quay trở lại với nó sau." Một cách khác để câu giờ đó là thoái thác câu trả lời trong một vỏ bọc hướng tới sự việc cụ thể: -"Tôi hiểu quan điểm của ông. Liệu còn có những lập luận khác?" -"Chúng ta nên thu thập tất cả các lập luận, trước khi chúng ta xem xét cụ thể từng vấn đề một". Bạn hãy tận dụng khoảng thời gian có được để suy xét tìm ra cách phản ứng tự tin và xây dựng. Hoặc có thể sự hung hãn của người đối thoại trong thời gian đó cũng lắng xuống, nếu như vậy bạn và người kia đã tránh khỏi được rất nhiều chuyện bực mình.

3. Phải luôn bám chặt vào vấn đề không để cho mình bị phân tâm bởi sự tấn công cá nhân.


Hãy đề cập tới những chỉ trích tấn công, nhưng ngay lập tức sau đó quay trở lại chú tâm vào sự việc: -"Ngay cả khi vấn đề thực sự là như vậy, thì tôi vẫn luôn... ," -"chúng ta có thể để lại sau việc thảo luận về những lời chỉ trích này đối với tôi, còn bây giờ nên tiếp tục làm rõ vấn đề ban đầu. " -"Các khía cạnh mà ông X đã nêu ra... ". Hoặc: "-Không phụ thuộc vào những nhận xét về cá nhân, chúng ta bây giờ nên cố gắng tìm giải pháp cho vấn đề đang chờ giải quyết ". Và khi có một xúc phạm thực sự: "Về chuyện đó tôi không muốn sa vào. Tôi muốn tiếp tục bàn luận về đề nghị ban đầu..."

4. Hãy hỏi lại.


Cũng không nên phủ nhận một cách trực tiếp những chỉ trích ngớ ngẩn ( "Điều đó không đúng." - "Điều đó là hoàn toàn bịa đặt" - "Ông hãy rút lại lời nói vừa rồi!"), nếu bạn coi trọng việc quá trình đàm thoại cần diễn ra một cách tích cực. Với chút ít kiên nhẫn, thay vào đó bạn có thể đưa kẻ tấn công dần dần trở lại với sự có học: bằng các câu hỏi và bằng cách hỏi lại một lần nữa. -"Tôi đã hiểu ông không được chính xác, ông có thể vui lòng nói lại một lần nữa được không?" - "Chính xác là ông nghĩ như thế nào?" - "Từ đâu mà ông có quan điểm đó?" - "Ông có thể vui lòng cho một ví dụ minh họa?". Hiếm có ai lại có thể kiên trì lặp đi lặp lại một khẳng định vô lý với tất cả những chi tiết ngớ ngẩn trong đó. Sau một vài lần hỏi đi hỏi lại đối tác đối thoại sẽ bắt đầu tự nhận ra: "Tôi nói đó là về mặt nguyên tắc , nhưng ...". Bạn hãy hỏi lại một lần nữa, nhưng đừng tỏ ra có bất cứ một cảm giác chiến thắng nào. Phương pháp này không thích hợp đối hành vi lạm dụng của một đối tác đối thoại trong vòng đàm thoại đông người. Ở đấy người đó sẽ cảm thấy xấu hổ, hơn nữa, trước đám đông khán giả rất khó để có thể rút lui ý kiến. Hơn nữa không nên để người ngoài bị lôi kéo vào các tranh chấp cá nhân. Đối với những đàm thoại tay đôi đây là phương pháp rất hiệu quả - tuy ban đầu trông nó có vẻ phức tạp. Và nó chắc chắn sẽ tốn ít thời gian hơn so với các cuộc hòa giải, cần thiết phải được thực hiện sau khi tình huống thực sự đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát. 

5. Nếu cần thiết chấm dứt cuộc tranh luận.


Khi thấy cuộc nói chuyện có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát, tốt nhất bạn hãy chấm dứt đàm thoại, và thỏa thuận nối tiếp vào một thời điểm khác. Làm như vậy sẽ tạo điều kiện cho các bên trở lại bình tĩnh hơn và tiếp tục tập trung vào vấn đề bàn thảo.

7.2.09

Phải Ít Nói


Phải Ít Nói


Có ai trong xã hội, không muốn cho kẻ khác biết giá trị của mình. Người ta tự nhiên thích những nhà huấn nghiệp, những kinh nghiệm, những đức tính của mình để kẻ khác ca tụng. Bạn ít nói, tức là bạn nhường cho người đàm thoại cái hân hạnh được tự giới thiệu mình. Họ có dịp mua lời khen ngợi, chắc chắn sẽ coi bạn như một tri kỷ.

Thiếu gì người, hay tìm cái hư danh trong chỗ nói nhiều để tỏ ra mình hoạt bát, học rộng. Bạn ít nói, tất nhiên, họ được cơ hội dùng lưỡi tha hồ chém mây chặt gió. Vì vậy, họ coi bạn là người biết tìm hiểu họ, ca tụng họ.

Không mấy người không có óc ham dạy đời. Thường người ta mở miệng là chỉ bảo, khuyên răn kẻ khác, một câu chuyện gây hứng thú, phải là cuộc trao đổi qua lại những tâm tưởng. Bạn biết rõ điều ấy, nên nhường lời cho kẻ khác thuyết trình những gì họ cưu mang trong tâm hồn. Nói được những điều ấy ra, họ cảm thấy câu chuyện làm họ sung sướng. Thế là bạn chiếm được thiện cảm của họ rồi. Giá bạn yêu cầu họ hy sinh đều gì không quá đáng chắc họ dễ dàng làm vừa lòng bạn. Bạn gặp hai người lạ.

Một người nói chuyện với bạn như két. Một người chăm chú nghe và thỉnh thoảng nói đôi tiếng thôi. Vậy, bạn có cảm tình với ai? Người thứ nhất đa ngôn, vô tình cho bạn biết sạch sành sanh tâm hồn của mình. Giá họ có ác tâm lập mưu kế gì hãm hại bạn, bạn cũng biết được chút ít. Còn người thứ hai huyền bí làm sao. Bạn không biết ý họ thế nào. Mỗi tiếng bạn nói ra, họ lóng tai nghe, và bởi vì họ ít nói, nên bạn cho rằng lời nói của họ là kết quả của suy nghĩ. Bạn nghe họ dễ dàng. Như vậy, đối với kẻ khác, tại sao bạn không bắt chước người thứ hai, bạn ít nói: Bạn làm cho kẻ khác kính nể. Tuy nhiên, không để họ nghi kỵ mình: Thỉnh thoảng bạn nên nói đôi lời đầy ý nghĩa và nhất là bạn chú ý nghe họ. Ai mà không kính phục và mến yêu họ.

Sáng suốt như tổng thống của nước mỹ, Ông théodore Roosevelt còn khiêm tốn thú nhận rằng, trong một trăm lần phán đoán có hai mươi lăm lần sai. Còn chúng ta thì sao? Vậy trước khi nói, tốt nhất chúng ta nên chịu khó suy nghĩ để bớt sai lầm. Muốn thế thì phải nói ít. Nói luôn miệng thì không có thời giờ "Đánh lưỡi bảy lần". Người ta không dám quả quyết điều gì, chớ vẫn dám bảo ai nói nhiều thì khó bề tránh khỏi nói bậy. Bạn ít nói tất nhiên, bạn tránh được nhiều lỗi lầm và chạm tự ái người nghe.

Mà bạn nói nhiều để làm gì? Có phải để người
đối thoại ghi nhớ tâm tưởng của họ không?
Điều chúng ta ước muốn họ am hiểu,
họ cũng hiểu trong một chừng mực nào đó thôi.
Họ lo trả lời.
Lo cắt nghĩa,
phân
tách,
chỉ trích,
chưng bày hiểu biết của mình.
Vậy sao bạn tốn hơi nói
thao thao
bất tuyệt.
Nói vừ đủ và nói kỷ là khẩu hiệu khi bàn chuyện.

Bạn ít nói, để khỏi phiền lòng người khác, trong cuộc sống, có không ít trường hợp người nghe bận việc, chẳng dư giờ đàm luận với ta, nên ta phải hết sức vắng tắt. Còn năm phút nữa bạn lên xe hỏa. Một người nó cứ kèm chân bạn thuyết nào chính trị, tôn giáo, nào con gà của y nhảy bể cái ly, nào vợ y có nghệ thuật trang điểm. Bạn có cảm tưởng thế nào đối với người ấy? Nếu bạn đa ngôn với ai khác, thiên hạ cũng có cảm tưởng đó đối với bạn. Nếu nói ít, mà bạn thấy câu chuyện hơi tẻ lạnh, bạn nên thúc đẩy họ nói. Không khó lắm. Bạn hãy hỏi về nghề nghiệp của họ. Gặp một bác sĩ, bạn hỏi họ về thuật chuẩn mạch, cách đoán bệnh trạng và những thành công của họ bấy lâu. Nói chuyện với nhả sử học, bạn chất vấn họ về những trào lưu tiến thoái của một nền văn hóa, văn minh nhân loại v.v...

Ai mà không thích nói những sở trường của mình? Phần đông con người, hay cho mình là quan trọng, biết vậy, sao bạn không gài chỗ ngứa của họ. Bạn đưa tiếp một người làm chánh quyền, thì bạn cứ hỏi họ, cách nào mà họ cai trị được người ta mến như vậy? Nhờ đâu họ có địa vị cao sang ấy? Câu chuyện của bạn với một nhà doanh nghiệp lạnh lạt quá à? Sao bạn không hỏi kế hoạch kinh doanh của ông có thể đem lại kết quả thế nào? Chắc kết quả mỹ hảo lắm. Ông thuyết cho mà coi. Bạn lúng túng trước một nhà văn, vì thấy họ mà bạn không biết phải bàn vấn đề gì. Thì cứ nghề viết văn mà hỏi: Làm sao bước vào nghề cao quý ấy. Tác phẩm của ông hay như vậy: Ông viết cách nào. Nghề văn có cực lắm không. Thường viết một tác phẩm bao lâu. Việc xuất bản có những trở ngại nào...

Một ích lợi nữa. Ở trên chúng ta đã nói, khi ít lời, bạn tránh được sai lầm trong tư tưởng. Người nghe của bạn cũng tin cậy ở bạn điều ấy. Một luật hết sức tự nhiên, là người ta quý trọng lời của kẻ ít nói. Bạn cáng tiếc lời, thiên hạ càng chú ý nghe. Có khi bạn nói ra những tư tưởng không sâu sắc gì. Nhưng bởi vì người nghe yên trí rằng, bạn là người "Ăn có nhai, nói có nghĩa". Nên trọng những tư tưởng của bạn như vàng.

Tóm lại, nói ít được nhiều ích lợi. Từ đây, trong câu chuyện hằng ngày, bạn hãy cương quyết hãm khẩu. Có khi đọc xong Phần này, bạn hối hận sự đa ngôn đã qua của mình. Bạn cố gắng đặt cho ngọn lưỡi một dây cương để trì nó lại khi bạn nói. Nhưng rồi vài bữa sau, bạn cũng thấy mình trở lại tật cũ. Tuy nhiên, bạn cố gắng canh phòng nó hàng ngày. Bạn hãy viết mấy tiếng này để mỗi sáng tự ám thị: "Hãm khẩu. Hãm khẩu. Hãm khẩu". Trên đường tu tâm, tuy chưa thành công được điều gì, nhưng đã thắng được ngọn lưỡi, bắt nó ít nói là đã thành công khá lắm rồi. Thánh nhân có câu: "Nếu ai không phạm tội trong lời nói, người ấy là kẻ hoàn toàn, có thể kiềm hãm cả thân thể mình. Nếu bạn không tin lời chúng tôi, thì ít ra, bạn nên suy gẫm trong lòng những tiếng vàng ngọc ấy.



END