Đức Phật Ngài dạy rằng : Một người cư sĩ sống đúng theo lời Phật thì dầu vẫn gầy dựng vật chất nhưng luôn chia đều tài sản ra làm 5 phần:
1 Dùng vật chất chăm sóc gia đình.
2 Giúp đỡ bè bạn thân hữu.
3 Luôn dành phần tài sản đề phòng bất trắc.
4 Biết dùng tài sản để sống đẹp với người với thiên hạ còn sống, cũng như với hàng khuất mặt.
Thí dụ như ai kêu từ thiện làm cầu, làm đường mình cũng làm, nghe ai xa xa không quen biết họ cần giúp đỡ mình cũng giúp. Đó là giúp thiên hạ còn sống.
Thiên hạ khuất mặt là lâu lâu mình cũng biết làm phước, cúng dường hồi hướng cho chư thiên trong nhà cửa thuộc đất của mình. Hoặc thí dụ Phật tử mình không tin chuyện cúng bái này nọ, nhưng nếu cần, bởi vì mình biết người khuất mày khuất mặt họ không ăn được đồ cúng, nhưng mình cũng nên tổ chức những buổi trai tăng để hồi hướng cho chúng sanh xa gần, mình biết rằng lúc nào họ cũng lảng vảng quanh mình để chờ công đức chia sẻ.
5 Biết dùng tài sản để hộ trì hỗ trợ cho những bậc tu hành khả kính.
Nói cho cùng tại sao các vị khả kính, là bởi vì không có tài sản, và phải nhờ sống vào tấm lòng của muôn phương. Mình hỗ trợ họ có nghĩa là mình hỗ trợ cái thiện ở đời.
Bậc khả kính thì không có tài sản, người có tài sản thì không phải bậc khả kính.
Hỗ trợ bậc khả kính là nuôi dưỡng nguồn thiện ở đời. Bởi vì những bậc thiện nhân, những bậc tu hành đức độ, họ chính là ánh sáng của thế giới, mình hỗ trợ hộ trì họ là mình chăm dầu nuôi dưỡng ngọn đèn đấy cho cuộc đời.
Nên nhớ, tất cả chư Phật thánh nhân cũng đều sống nhờ vào cơm mười phương góp tín tâm mọi nhà là chỗ đó. Ngay cả chư Phật Chánh Đẳng Chánh Giác, Độc Giác,Thinh Văn Giác, tất thảy đều phải sống nhờ vào bàn tay hào sảng chia sẻ của người có tóc.
Cho nên mình là người cư sĩ, mình có vợ chồng con cái, nhưng mình hãy nhớ rằng tuy là mình tu không ra gì so với những vị xuất gia, nhưng mình chính là suối nguồn, là hơi thở là huyết mạch để các vị kia họ tiếp tục làm thánh. Chứ nếu không có cư sĩ có tóc nuôi thì thánh sống nhờ cái gì ? Cho nên đôi khi mình suy nghĩ tôi là cư sĩ kiếp này tôi không có duyên xuất gia, tôi không có phước có phần đi tu ..v..v, nghĩ vậy là tào lao, nghĩ vậy là thiếu trí tuệ, u mê, bởi vì mình có tóc mình nuôi các vị không tóc.
Hai ngàn sáu trăm năm lịch sử Phật giáo, không có những người có tóc thì những vị không tóc sống nhờ cái gì ? Đó là cách dùng tài sản đúng như lời Phật dạy là như vậy. Nói nôm na là người cư sĩ tuy vẫn biết làm lụng kiếm sống, nhưng vẫn biết chia đều tài sản ra làm năm phần như trên.
Nguồn: chép lại Sư Giác Nguyên giảng
Ghi chú: 10+125+138
1 trả nợ cũ
2 cho vay nợ mới
3 liệng hố sâu
4 trải trên mặt đất
5 chôn để dành.
Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian