Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn công việc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn công việc. Hiển thị tất cả bài đăng

31.5.21

Thế bạn đề nghị mức lương bao nhiêu?

Thế bạn đề nghị mức lương bao nhiêu? Câu hỏi nào là khó trả lời nhất khi phỏng vấn xin việc? Không biết đối với người khác thì như thế nào, đối với tôi đó chính là câu "thế anh đề nghị mức lương bao nhiêu?".


(bạn Lê Quỳnh, phóng viên VNN, có hỏi ý tôi về việc đăng bài này lên VNN, và tôi đã đồng ý. Các bạn có thể xem ở http://vietnamnet.vn/giaoduc/2009/03/833719/).


Thế bạn đề nghị mức lương bao nhiêu?

Từ trước đến giờ, không kể các dạng làm theo hợp đồng, tôi có apply vào tổng cộng 3 công ty. Hầu như lần nào tôi cũng đề nghị một mức lương thấp hơn tôi dự tính rồi nhận một mức lương thấp hơn tôi xứng đáng được nhận.
Công ty đầu tiên đầu tiên của tôi là FPT Telecom, hồi cuối năm 2003. Lúc người phỏng vấn hỏi câu trên, tôi đã rất thành thật khai báo mất lương hiện tại của tôi là 2.500.000/tháng (lúc đó tôi làm cộng tác viên cho Tuổi Trẻ Online) và chỉ muốn nhận bằng khoản lương đó.

Bài học đầu tiên: mỗi lần đổi công việc là mỗi lần phải được tăng lương, nghĩa là bạn phải yêu cầu một mức lương cao hơn công việc cũ, coi như là chi phí để làm quen với môi trường mới.
Công ty thứ hai là Mai Linh, đầu năm 2004. Lúc thỏa thuận vấn đề lương bổng, tôi đã không thống nhất một con số cụ thể mà lại chỉ thỏa thuận phần lương cứng quá thấp (còn thấp hơn ở FPT Telecom), phần còn lại tính theo từng dự án.

Bài học thứ hai: nên thỏa thuận một con số cụ thể, chí ít con số này phải đủ nuôi sống bạn theo cách bạn muốn, trước khi bàn đến những nguồn thu nhập khác.

Công ty thứ ba cũng chính là công ty hiện tại, hồi cuối năm 2004. Lần này tôi đã có nhiều kinh nghiệm hơn rồi, thành ra lúc phỏng vấn, tôi đã mạnh miệng đề nghị một mức lương cao gần gấp ba so với mức lương ở công ty trước. Nếu bạn nghĩ bạn xứng đáng, hãy mạnh dạn đề nghị mức lương của mình, không có việc gì phải e dè cả.
Các sếp đồng ý với mức lương mà tôi đề nghị, dẫu vậy, họ yêu cầu trong thời gian thử việc, tôi chỉ nhận được 70% mức lương đó (và sau hơn 2 năm tôi mới được tăng lên đúng mức lương mà tôi đề nghị :-d).

Bài học thứ ba: phải thỏa thuận thời gian thử việc là bao lâu để tránh trường hợp làm hoài mà lương không thấy tăng về mức thỏa thuận ban đầu.


Công ty hiện tại cũng cho tôi một bài học khác về việc tăng lương. Bài học thứ tư: phải thỏa thuận hoặc biết chính xác chính sách tăng lương và chế độ thưởng của công ty là như thế nào trước khi ký hợp đồng. Thường các công ty 6 tháng tăng một lần tùy theo từng đối tượng, cũng có công ty 3 tháng một lần và công ty 2 năm một lần như ở chỗ tôi đang làm . Còn thưởng thì vô chừng, nhất là đối với các công ty đã cổ phần hóa .
Một vấn đề nhỏ khác cũng cần phải lưu ý là khi thỏa thuận mức lương, bạn phải chắc chắn rằng đây là lương mà bạn sẽ được nhận, sau khi trừ đi tất cả các khoản khác như thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm y tế...
---
Từ đầu đến giờ tôi đề cập đến những kinh nghiệm rút ra được từ những lần thỏa thuận lương bổng mà chưa đề cập đến lý do tại sao trước đây khi đi phỏng vấn, tôi lại thường có xu hướng chọn mức lương thấp hơn dự tính. Tôi thấy đây không phải là vấn đề của riêng tôi, mà là vấn đề của khá nhiều người, nhất là những bạn chưa có kinh nghiệm đi làm.
Có lần tôi phỏng vấn một anh xin vào công ty của tôi, tôi hỏi anh câu hỏi trên, và nhận được câu trả lời thế này: "Lương đối với em không quan trọng lắm, quan trọng là được học hỏi, rèn luyện blah blah blah...".
Tôi đánh giá anh này thành thật nhưng hơi khờ. Nhà tuyển dụng sẽ không có thiện cảm với những người không đi làm vì tiền, bởi nó là một dấu hiệu của sự chưa trưởng thành. Nếu tiền đối với bạn không quan trọng, nhà tuyển dụng sẽ suy ra công việc đối với bạn cũng không quan trọng luôn, đơn giản vì mục tiêu lớn nhất của công việc là kiếm tiền.
Cứ so sánh thế này xem. Giữa một ông bố mỗi ngày phải chạy lo miệng ăn cho hai đứa con nhỏ và một anh sinh viên mới tốt nghiệp "tiền chả là cái đinh gì hết", ai sẽ làm việc chăm chỉ hơn?
Hơn nữa, trong mắt nhà tuyển dụng, những người trả lời theo kiểu trên thường là những người không có năng lực, hoặc không tự tin vào khả năng của họ, hoặc không biết được khả năng của họ đến đâu. Không có một doanh nghiệp nào muốn biến công ty của họ thành nơi thực tập miễn phí cho những người như thế cả.
Do đó, dẫu mục tiêu của bạn là học hỏi, rèn luyện kinh nghiệm (đây là một mục tiêu chính đáng), bạn vẫn phải quan tâm đến lương bổng nếu bạn muốn tìm được việc làm. Bạn phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn tự tin vào giá trị của mình thông qua mức lương mà bạn đề nghị.
--

Vậy đề nghị bao nhiêu là vừa? Tôi nghĩ mỗi người khi apply vào một công việc nào đó, cũng đã có sự lựa chọn mức lương cho mình, bằng cách tham khảo mức lương của các đồng nghiệp hoặc mức lương trung bình trên thị trường. Nói chung, nguyên tắc chủ đạo là: bạn phải cảm thấy vui vẻ và thoải mái với mức lương của mình.


Nếu bạn nhận một mức lương quá cao so với giá trị của bạn (điều này hiếm khi xảy ra, vì những lý do ở trên), vô tình bạn lại tự đặt áp lực lên bản thân. Tiền càng nhiều thì trách nhiệm càng cao mà bạn. Khi bạn nhận một mức lương thấp hơn mong đợi, bạn sẽ khó có thể toàn tâm toàn ý hoàn thành công việc của mình. Có thực mới vực được đạo mà bạn.
Trong cả hai trường hợp này, cả bạn và nhà tuyển dụng đều gặp nhiều thiệt hại về mặt tinh thần và vật chất; do đó để tốt cho cả hai phía, bạn nên mạnh dạn đề nghị một mức lương giúp bạn thật sự cảm thấy vui vẻ và thoải mái.
--
Sở dĩ hồi trước tôi thường đề nghị mức lương thấp hơn tôi dự tính là vì lúc đó tôi vẫn chưa đủ tự tin vào bản thân mình. Còn bây giờ nếu phải đi xin việc, chắc chắn tôi sẽ đề nghị mức lương là 20t và 5% cổ phiếu dạng cổ đông chiến lược .

Nguồn:http://vnhacker.blogspot.com/2007/07/15-chaithng-5-c-phiu-dng-c-ng-chin-lc.html

20.9.15

Sự thành công trong cuộc đời phụ thuộc vào cách bạn đối mặt với thất bại

Phanblogs

Các nhà khoa học đã chứng minh: Thái độ làm việc mới là yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công trong công việc chứ không phải là mức độ thông minh.
Thái độ làm việc mới là yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công trong công việc chứ không phải là mức độ thông minh.

Nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà tâm lý học Carol Dweck tại Đại học Stanford, người đã dành nhiều năm nghiên cứu mối liên hệ giữa thái độ và hiệu quả công việc. Trong nghiên cứu lần này, bà đã đưa ra kết luận rằng thái độ làm việc có thể được dùng để dự đoán sự thành công, chứ không không phải là chỉ số IQ.

Cụ thể, giáo sư Dweck phát hiện rằng thái độ của con người thuộc một trong 2 trạng thái cốt lõi: nhận thức cố định (fixed mindset) và nhận thức phát triển (growth mind). Đối với nhận thức cố định, bạn tin rằng bạn là ai và bạn không thể thay đổi. Do đó khi đối mặt với những thử thách mới, bạn sẽ cảm thấy rằng mọi thứ vượt quá tầm kiểm soát của bạn, từ đó dẫn tới cảm giác tuyệt vọng và bị choáng ngợp.

Những người có nhận thức phát triển lại tin rằng họ có thể cải thiện bằng sự nỗ lực. Họ làm việc hiệu quả hơn những người có nhận thức cố định ngay cả khi có chỉ số IQ thấp hơn họ chủ động nắm bắt thử thách, xem nó như một cơ hội để học được những thứ mới.

Người ta thường nghĩ rằng có khả năng, có sự thông minh sẽ truyền cảm hứng cho sự tự tin. Điều đó chỉ đúng đối với công việc diễn ra một cách suôn sẻ. Yếu tố quyết định trong cuộc sống là cách bạn xử lý những thất bại và thách thức. Những người có nhận thức phát triển sẽ dang rộng vòng tay để chào đón sự thất bại.

Theo giáo sư Dweck, sự thành công trong cuộc đời phụ thuộc vào cách bạn đối mặt với thất bại. Vậy người có nhận thức phát triển nghĩ gì về sự thất bại?, Bà cho biết: “Sự thất bại là một dữ liệu, chúng ta đặt tên nó là thất bại và nhưng hơn nữa, nó còn nói với chúng ta rằng “cách làm này không được và tôi là người giải quyết vấn đề, do đó tôi sẽ cố gắng làm một cái gì đó khác hơn."

Làm thế nào để có nhận thức phát triển?

Tuy nhiên, bất kể rằng bạn thuộc nhóm người nào thì bạn vẫn có thể thay đổi và hình thành nhận thức phát triển. Bên dưới đây là một số cách sẽ giúp điều chỉnh suy nghĩ của các bạn theo chiều hướng tốt:

Đừng tỏ ra bất lực
Tất cả chúng ta đều có những lúc cảm thấy bất lực nhưng vấn đề là làm thế nào đối mặt với cảm giác đó. Chúng ta có thể học học từ nó, vượt lên nó hoặc để cho nó kéo chúng ta lại phía sau. Rất nhiều người đã vượt qua được sự bất lực để gặt hái được thành công: Walt Disney đã từng bị đuổi việc vì thiếu trí tưởng tượng và không có ý tưởng, Henry Ford đã phá sản 2 công ty xe trước khi có được hãng Ford danh tiếng,… Nếu những người này có nhận thức cố định, họ sẽ từ bỏ hy vọng khi gặp khó khăn nhưng nếu họ thuộc nhóm còn lại, họ chẳng những không cảm thấy bất lực mà còn sẵn sàng làm việc chăm chỉ hơn để lật ngược tình thế.

Không ngừng theo đuổi đam mê
Warren Buffet: Xác định đam mê thật sự của bạn và không ngừng theo đuổi nó​

Những người thành công luôn theo đuổi đam mê của họ. Đối với bạn, đó luôn là những người có sẵn tài năng hơn bạn. Vậy những gì bạn thiếu là tài năng và bạn có thể có điều đó bằng đam mê. Những người thành công luôn biết cách không nhừng theo đuổi đam mê của họ. Warren Buffet khuyên chúng ta nên xác định niềm đam mê thật sự bằng nguyên lý 5/25: viết ra giấy 25 điều mà bạn quan tâm nhất, sau đó gạch bỏ 20 thứ, 5 thứ còn lại chính là đam mê thật sự của bạn còn những thứ khác chỉ làm bạn mất tập trung.

Hãy hành động, đừng đợi chờ
Không phải những người có nhận thức phát triển vượt qua được nỗi sợ hãi vì họ dũng cảm hơn chúng ta. Đơn giản chỉ là họ biết rằng sự sợ hãi và lo âu sẽ làm tê liệt cảm xúc và cách tốt nhất để khắc phục tình trạng đó là hành động. Những người với nhận thức phát triển sẽ thành công và những người thành công thì không chờ đợi. Tại sao phải chờ đợi? Hãy hành động để biến tất cả những lo lắng và mối quan tâm của bạn về sự thất bại thành nguồn năng lượng tích cực, tập trung.

Không được dừng lại
Lý Tiểu Long: "Một người đàn ông phải luôn vượt qua giới hạn của bản thân."​

Những người thành công luôn thực hiện điều này ngay cả trong những lúc tồi tệ nhất. Họ luôn thúc đẩy bản thân tiến xa hơn. Chuyện kể rằng Lý Tiểu Long bắt cùng với các đồ đệ chạy với ông mỗi ngày 3 dặm. Ngày nọ, sau khi chạy xong 3 dặm, ông bắt họ chạy thêm 2 dặm nữa. Các đồ đệ đã mệt và nói rằng “Chạy 2 dặm nữa chắc chết.” Ông trả lời:

“Hãy tiếp tục. Từ bỏ và bạn cũng có thể chết. Nếu bạn luôn đặt ra một giới hạn những gì mình làm được, về vật lý hay bất cứ thứ gì khác, thì bạn cứ dậm chân tại chỗ đối với tất cả mọi điều suốt cuộc đời bạn. Giới hạn đó sẽ lây lan vào công việc, vào đạo đức và toàn bộ cuộc đời bạn. Không hề có giới hạn, có những ngọn núi và bạn không được dừng lại mà phải vượt qua nó. Nếu nó có thể giết chết bạn, nó sẽ làm. Một người đàn ông phải liên tục vượt lên chính bản thân mình."

Dự đoán kết quả tích cực
Những người có nhận thức phát triển biết được luôn biết được họ sẽ thất bại nhưng họ không bao giờ đưa chúng vào danh sách kết quả. Hãy kỳ vọng những kết quả giúp tạo động lực và cảm xúc cho bạn giành chiến thắng. Cuối cùng, nếu bạn không nghĩ bạn sẽ thành công thì điều đó làm sao xảy ra được?

Hãy linh động
Mỗi người đều đối mặt với các nghịch cảnh xảy đến bất ngờ. Những người thành công, có nhận thức phát triển luôn biết cách tự định hướng để cải thiện vấn đề, lật ngược tình thế mà họ đang đối mặt. Khi một thách thức bất ngờ ập đến một người thành công, họ sẽ linh hoạt cho tới khi giành lấy thành quả.

Đừng phàn nàn khi mọi thứ không như mong muốn
Than là một dấu hiệu của nhận thức cố định. Một người có nhận thức phát triển luôn tìm kiếm cơ hội trong tất cả mọi thứ và do đó, không có chỗ cho sự phàn nàn.

Hãy áp dụng vào những điều nhỏ nhất trong cuộc sống
Bằng cách áp dụng những điều trên để xử lý những điều dù là nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể tự hoàn thiện bản thân mình để thành công.
nguồn : https://tinhte.vn/threads/nghien-cuu-thai-do-lam-viec-moi-la-yeu-to-dan-toi-thanh-cong-chu-khong-phai-su-thong-minh.2508344/


23.1.10

Thế bạn đề nghị mức lương bao nhiêu?

Thế bạn đề nghị mức lương bao nhiêu? Câu hỏi nào là khó trả lời nhất khi phỏng vấn xin việc? Không biết đối với người khác thì như thế nào, đối với tôi đó chính là câu "thế anh đề nghị mức lương bao nhiêu?".


(bạn Lê Quỳnh, phóng viên VNN, có hỏi ý tôi về việc đăng bài này lên VNN, và tôi đã đồng ý. Các bạn có thể xem ở http://vietnamnet.vn/giaoduc/2009/03/833719/).
Thế bạn đề nghị mức lương bao nhiêu?

Từ trước đến giờ, không kể các dạng làm theo hợp đồng, tôi có apply vào tổng cộng 3 công ty. Hầu như lần nào tôi cũng đề nghị một mức lương thấp hơn tôi dự tính rồi nhận một mức lương thấp hơn tôi xứng đáng được nhận.
Công ty đầu tiên đầu tiên của tôi là FPT Telecom, hồi cuối năm 2003. Lúc người phỏng vấn hỏi câu trên, tôi đã rất thành thật khai báo mất lương hiện tại của tôi là 2.500.000/tháng (lúc đó tôi làm cộng tác viên cho Tuổi Trẻ Online) và chỉ muốn nhận bằng khoản lương đó.

Bài học đầu tiên: mỗi lần đổi công việc là mỗi lần phải được tăng lương, nghĩa là bạn phải yêu cầu một mức lương cao hơn công việc cũ, coi như là chi phí để làm quen với môi trường mới.
Công ty thứ hai là Mai Linh, đầu năm 2004. Lúc thỏa thuận vấn đề lương bổng, tôi đã không thống nhất một con số cụ thể mà lại chỉ thỏa thuận phần lương cứng quá thấp (còn thấp hơn ở FPT Telecom), phần còn lại tính theo từng dự án.

Bài học thứ hai: nên thỏa thuận một con số cụ thể, chí ít con số này phải đủ nuôi sống bạn theo cách bạn muốn, trước khi bàn đến những nguồn thu nhập khác.

Công ty thứ ba cũng chính là công ty hiện tại, hồi cuối năm 2004. Lần này tôi đã có nhiều kinh nghiệm hơn rồi, thành ra lúc phỏng vấn, tôi đã mạnh miệng đề nghị một mức lương cao gần gấp ba so với mức lương ở công ty trước. Nếu bạn nghĩ bạn xứng đáng, hãy mạnh dạn đề nghị mức lương của mình, không có việc gì phải e dè cả.
Các sếp đồng ý với mức lương mà tôi đề nghị, dẫu vậy, họ yêu cầu trong thời gian thử việc, tôi chỉ nhận được 70% mức lương đó (và sau hơn 2 năm tôi mới được tăng lên đúng mức lương mà tôi đề nghị :-d).

Bài học thứ ba: phải thỏa thuận thời gian thử việc là bao lâu để tránh trường hợp làm hoài mà lương không thấy tăng về mức thỏa thuận ban đầu.


Công ty hiện tại cũng cho tôi một bài học khác về việc tăng lương. Bài học thứ tư: phải thỏa thuận hoặc biết chính xác chính sách tăng lương và chế độ thưởng của công ty là như thế nào trước khi ký hợp đồng. Thường các công ty 6 tháng tăng một lần tùy theo từng đối tượng, cũng có công ty 3 tháng một lần và công ty 2 năm một lần như ở chỗ tôi đang làm . Còn thưởng thì vô chừng, nhất là đối với các công ty đã cổ phần hóa .
Một vấn đề nhỏ khác cũng cần phải lưu ý là khi thỏa thuận mức lương, bạn phải chắc chắn rằng đây là lương mà bạn sẽ được nhận, sau khi trừ đi tất cả các khoản khác như thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm y tế...
---
Từ đầu đến giờ tôi đề cập đến những kinh nghiệm rút ra được từ những lần thỏa thuận lương bổng mà chưa đề cập đến lý do tại sao trước đây khi đi phỏng vấn, tôi lại thường có xu hướng chọn mức lương thấp hơn dự tính. Tôi thấy đây không phải là vấn đề của riêng tôi, mà là vấn đề của khá nhiều người, nhất là những bạn chưa có kinh nghiệm đi làm.
Có lần tôi phỏng vấn một anh xin vào công ty của tôi, tôi hỏi anh câu hỏi trên, và nhận được câu trả lời thế này: "Lương đối với em không quan trọng lắm, quan trọng là được học hỏi, rèn luyện blah blah blah...".
Tôi đánh giá anh này thành thật nhưng hơi khờ. Nhà tuyển dụng sẽ không có thiện cảm với những người không đi làm vì tiền, bởi nó là một dấu hiệu của sự chưa trưởng thành. Nếu tiền đối với bạn không quan trọng, nhà tuyển dụng sẽ suy ra công việc đối với bạn cũng không quan trọng luôn, đơn giản vì mục tiêu lớn nhất của công việc là kiếm tiền.
Cứ so sánh thế này xem. Giữa một ông bố mỗi ngày phải chạy lo miệng ăn cho hai đứa con nhỏ và một anh sinh viên mới tốt nghiệp "tiền chả là cái đinh gì hết", ai sẽ làm việc chăm chỉ hơn?
Hơn nữa, trong mắt nhà tuyển dụng, những người trả lời theo kiểu trên thường là những người không có năng lực, hoặc không tự tin vào khả năng của họ, hoặc không biết được khả năng của họ đến đâu. Không có một doanh nghiệp nào muốn biến công ty của họ thành nơi thực tập miễn phí cho những người như thế cả.
Do đó, dẫu mục tiêu của bạn là học hỏi, rèn luyện kinh nghiệm (đây là một mục tiêu chính đáng), bạn vẫn phải quan tâm đến lương bổng nếu bạn muốn tìm được việc làm. Bạn phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn tự tin vào giá trị của mình thông qua mức lương mà bạn đề nghị.
--

Vậy đề nghị bao nhiêu là vừa? Tôi nghĩ mỗi người khi apply vào một công việc nào đó, cũng đã có sự lựa chọn mức lương cho mình, bằng cách tham khảo mức lương của các đồng nghiệp hoặc mức lương trung bình trên thị trường. Nói chung, nguyên tắc chủ đạo là: bạn phải cảm thấy vui vẻ và thoải mái với mức lương của mình.


Nếu bạn nhận một mức lương quá cao so với giá trị của bạn (điều này hiếm khi xảy ra, vì những lý do ở trên), vô tình bạn lại tự đặt áp lực lên bản thân. Tiền càng nhiều thì trách nhiệm càng cao mà bạn. Khi bạn nhận một mức lương thấp hơn mong đợi, bạn sẽ khó có thể toàn tâm toàn ý hoàn thành công việc của mình. Có thực mới vực được đạo mà bạn.
Trong cả hai trường hợp này, cả bạn và nhà tuyển dụng đều gặp nhiều thiệt hại về mặt tinh thần và vật chất; do đó để tốt cho cả hai phía, bạn nên mạnh dạn đề nghị một mức lương giúp bạn thật sự cảm thấy vui vẻ và thoải mái.
--
Sở dĩ hồi trước tôi thường đề nghị mức lương thấp hơn tôi dự tính là vì lúc đó tôi vẫn chưa đủ tự tin vào bản thân mình. Còn bây giờ nếu phải đi xin việc, chắc chắn tôi sẽ đề nghị mức lương là 20t và 5% cổ phiếu dạng cổ đông chiến lược .

Nguồn:http://vnhacker.blogspot.com/2007/07/15-chaithng-5-c-phiu-dng-c-ng-chin-lc.html



17.1.10

Người Nhật thích ăn cá tươi

Sau đây mình xin kể các bạn nghe một câu chuyện :"> mang tên: Người Nhật thích ăn cá tươi. Người Nhật rất thích ăn cá tươi. Nhưng biển gần bờ đã không còn cá nữa . Để đáp ứng nhu cầu ,họ phải chuyển sang đánh bắt xa bờ . Càng xa bờ , càng tốn nhiều thời gian hơn để mang cá về . Nếu chuyến đi mất vài ngày , cá ko còn tươi , ko ai muốn ăn nữa.

Người Nhật ko thích cá ươn. Các công ty đánh bắt bèn lắp đặt tủ đông trên tàu đánh cá , cá được làm đông ngay tại chỗ . tủ đông giúp tàu đi xa hơn và đánh bắt lâu hơn .
Tuy nhiên , vị thịt cá đông lạnh không thể ngon như cá tươi sống , cá đông lạnh bị sụt giá .

Các công ty liền tạo ra các bể cá ngay trên tàu . Họ bắt cá và nhốt vào bể . Sau một thời gian dồn lắc chật chội , lũ cá mệt lử nhưng vẫn còn sống . Người tiêu dùng Nhật phát hiện sự khác biệt : cá bị nhốt trong bể nhiều ngày thịt của chúng mất đi vị tươi ngon .

Các công ty Nhật đã làm thế nào để giải quyết chuyện này ?

Họ thả thêm... một con CÁ MẬP nhỏ vào bể trên tàu . Lần này thì các con cá yếu đuối bị ăn thịt, con nào khỏe bơi suốt để tránh cá mập thì còn sống, thịt vẫn rất thơm ngon khi vào đến bờ. Người Nhật rất ưa chuộng loại này.

Qua câu chuyện này, các bạn rút ra đc bài học gì ko?

Hãy tưởng tượng bạn là những cá bé nhỏ kia. Nếu ko có CÁ MẬP, liệu bạn có thể bơi nhanh và bơi xa đến thế đc ko? Con CÁ MẬP chính là ÁP LỰC buộc ta phải chạy đua ko ngừng, thách thức ko ngừng với chính bản thân mình, để rồi trưởng thành và phát triển.

ÁP LỰC, nghe có vẻ rất "áp lực" , nhưng đó là điều chúng ta cần có trong cuộc sống. Mình nghĩ ÁP LỰC chính là động lực và bản năng sinh tồn, phát triển của con người. Loài ng phát triển, ko phải là vì áp lực phải thay đổi và chạy đua sao?

Vì thế, mỗi ng hãy luôn nuôi một con CÁ MẬP trong mình. Con CÁ MẬP mang tên "ko học thì ko kiếm đc tiền :"> ", con CÁ MẬP mang tên "nếu ko thay đổi thì mình sẽ tụt lại sau bạn bè", v.v...Mỗi ng có những chú CÁ MẬP riêng cho mình ^^

Nhưng đừng chọn những con CÁ MẬP quá to, nó sẽ nuốt chửng bạn. Cũng đừng chọn những con quá nhỏ vì nó ko giúp bạn bơi nhanh và bơi xa được là bao.

Mình nghĩ, từ mai mình sẽ nuôi vài con CÁ MẬP, và đương nhiên cũng thỉnh thoảng để chúng đc nghỉ ngơi :">






27.10.09

CIO - ANH LÀ AI ?


CIO (giám đốc công nghệ thông tin) ngày nay phải đóng vai trò như thế nào ? Tính cách nào giúp họ thành công ? Nhiệm vụ cụ thể của họ là gì ? Đây là những câu hỏi đã ám ảnh các giám đốc này trong hai thập kỷ qua.





Đây là những câu hỏi đã ám ảnh các giám đốc này trong hai thập kỷ qua. Vị trí của một CIO hiện nay đang đi theo hai hướng - hoặc là một nhà lãnh đạo chiến lược dùng công nghệ thông tin (CNTT) để phát triển doanh nghiệp ; hoặc là người trông coi các hệ thống thông tin mà mục đích chủ yếu là quản lý việc giảm giá thành nhờ CNTT. Theo chúng tôi, một CIO phải là một nhà lãnh đạo chiến lược.
Vai trò của một CIO lý tưởng - người đem lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp, được xác định bởi những trách nhiệm, kỹ năng cụ thể. Dựa vào nghiên cứu của nhiều công ty, phỏng vấn các CIO của các công ty thành đạt, chúng tôi xin vẽ ra chân dung một CIO của một công ty giả định như sau :
Công ty
Công ty giả định này có quyết tâm giành và giữ được vị trí hàng đầu trên thị trường nhờ một chiến lược kinh doanh chú trọng vào sự khác biệt mang tính cạnh tranh và sự tôn trọng khách hàng. Công ty ý thức được rằng nhân viên là tài sản quý nhất và tri thức, thông tin là cực kỳ quan trọng để đi đến thành công.
Vai trò
Người CIO thúc đẩy sự phát triển, biết xây dựng những hệ thống, dịch vụ cũng như cấu trúc công nghệ làm chỗ dựa cho chiến lược kinh doanh. Anh ta chịu trách nhiệm bảo đảm chiến lược công nghệ phù hợp và gắn kết với chiến lược và mục tiêu của công ty cũng như của các đơn vị phòng ban.
Vị trí
Người CIO là thành viên của ban lãnh đạo công ty, tham gia vào mọi nhiệm vụ và chịu trách nhiệm đầy đủ. Ngoài ra, CIO phải hình thành ban lãnh đạo CNTT (có sự tham gia của các lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp) nhằm ưu tiên những sáng kiến kinh doanh dựa vào đòn bẩy công nghệ. Ban này báo cáo trực tiếp cho hội đồng quản trị về những vấn đề then chốt liên quan đến lợi thế cạnh tranh, rủi ro hoạt động.
Người CIO báo cáo trực tiếp với tổng giám đốc điều hành nhưng cũng làm việc chặt chẽ thường xuyên với các thành viên khác như phó tổng giám đốc hay giám đốc sản xuất.
Nhân viên
Phù hợp với quy mô và cấu trúc của công ty, nhân viên CNTT nằm rải rác ở các đơn vị phòng ban nhưng lại báo cáo trực tiếp cho CIO. Người CIO cũng trực tiếp quản lý một số nhân viên chủ chốt cung ứng những dịch vụ liên quan đến toàn công ty.
Trách nhiệm
Là người đứng đầu tổ chức CNTT, giám đốc có trách nhiệm với mọi khía cạnh hoạt động công nghệ thông tin của doanh nghiệp. Trách nhiệm này chủ yếu thuộc ba lĩnh vực.
1. Lĩnh vực CNTT then chốt : Bao gồm việc xác định quy mô cơ sở hạ tầng, cấu trúc và các chuẩn mực, phát triển và duy trì các ứng dụng, tích hợp và quản lý dữ liệu.
2. Ứng dụng kinh doanh : Người CIO phải nắm chắc mọi ứng dụng ở mức doanh nghiệp và mức phòng ban, phải là chuyên gia đối với các ứng dụng thiết yếu trong khi biết phân cấp cho nhân viên bên dưới các trách nhiệm hàng ngày khác.
3. Lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp : Bao gồm các quy trình hoạt động của doanh nghiệp, vấn đề bảo mật và riêng tư, quản lý rủi ro và cải tiến chất lượng. Người CIO phối hợp với các lãnh đạo khác để đề ra chủ trương thích hợp cũng như cung cấp các công cụ và hệ thống cần thiết để thực hiện các chủ trương này.
Bộ máy của người CIO phải chịu trách nhiệm chọn lựa, phê duyệt và quản lý mọi sản phẩm và dịch vụ CNTT chủ chốt, kể cả các quy trình cần có sự hỗ trợ của bộ phận công nghệ thông tin.
Người CIO phải quản lý bộ phận của mình theo cách hữu hiệu, tiết kiệm và minh bạch nhất, luôn luôn so sánh giá với các nhà cung cấp khác nhau.
Ngoài ra, CIO cũng phải hỗ trợ phòng nhân sự để giúp họ đánh giá, cất nhắc nhân viên có năng lực.


Chọn ai làm CIO ?

Để hoàn thành nhiệm vụ khá nặng nề của mình, một CIO phải có nhiều năm kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực và nhiều kỹ năng khác nhau để quản lý công nghệ, doanh nghiệp và con người.
Ứng viên vào chức vụ này phải có căn bản công nghệ, có kinh nghiệm cả về cơ sở hạ tầng lẫn phát triển ứng dụng, bổ sung bằng kiến thức kinh doanh. Kiến thức này phải liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp.
Ứng viên cũng phải có sự nhạy bén về tài chính và kế toán, biết chọn lựa ưu tiên khi có nhiều yêu cầu khác nhau.
Kỹ năng
Người CIO phải có khả năng hình dung và nói rõ vai trò của CNTT trong việc thúc đẩy cải tiến, tạo ra sự khác biệt, trung thành với khách hàng, giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Các kỹ năng giao tiếp và làm việc với người khác là rất thiết yếu. Tương tự, các kỹ năng lãnh đạo và quản lý cũng quan trọng không kém, bao gồm khả năng động viên nhân viên, hướng dẫn, biết phát hiện người giỏi và khuyến khích tinh thần làm việc theo nhóm.
Sau cùng, cá tính và nhận thức giá trị của ứng viên phải phù hợp với văn hóa và nguyên tắc chủ chốt của công ty.




(Theo tạp chí CIO)