Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn đạo phật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đạo phật. Hiển thị tất cả bài đăng

6.11.23

Hư Hư Lục Tác Giả Thích Nữ Như Thủy

Hư Hư Lục Tác Giả Ns.Thích Nữ Như Thủy


Hư Hư Lục Tác Giả Ns.Thích Nữ Như Thủy


Bát Báu Của A Tu La


Tương truyền rằng A Tu La là một loài chúng sanh ở khoảng giữa loài người và loài trời. Nam A Tu La thì hung bạo, xấu xí, còn nữ A Tu La thì trái lại cực kỳ xinh đẹp. Các tôn giả A Tu La cũng có phước báu như chư thiên, nghĩa là không phải lao động vất vả như chúng ta mà vẫn có cơm ăn. Mỗi A Tu La đều có một chiếc bát báu, màu sắc và hương vị khác nhau, không ai có thể ăn ké của ai được hết. Ðiểm đặc biệt của dân chúng A Tu La là họ rất dễ nỗi giận. 
Vì vậy mà hầu hết đàn ông con trai A Tu La đều dùng thì giờ rảnh rỗi để đánh lộn với chư thiên thay vì trồng trọt mua bán như loài người. Phụ nữ A Tu La thì không bận nấu nướng giặt giũ, tề gia nội trợ như phụ nữ của loài người nên rất ư là diễm lệ... Nhưng mà... ấy chứ! Xin các tôn giả loài người chớ nghe nói thế mà vội vã phát nguyện sinh về thế giới của A Tu La. 
Cũng theo tương truyền rằng chiếc bát báu của loài A Tu La là một vật dụng kỳ dị. Nghĩa là trong giờ ăn khi các tôn giả A Tu La đang xực phàn một cách ngon ơ thì bỗng dưng thức ăn của họ bỗng biến thành đồ bất tịnh, đầy dẫy những bùn đất dòi bọ... Vì thế mà các A Tu La cảm thấy nhàm chán, thống khổ kịch liệt khi phám phá ra mình đang ngậm và nhai những của quỷ ấy! Như thế loài A Tu La chỉ được ăn có nửa bát mà thôi... 
Nếu kẻ nào húp hết cạn tàu ráo máng thì không sao tránh khỏi tình trạng trên. Em thân mến! Truyền thuyết trên đây hư thực thế nào chúng ta chưa rõ được nhưng em có nhận thấy loài người chúng ta chỉ hưởng được có phân nửa hạnh phúc trần gian, hệt chiếc bát báu của loài A Tu La chăng! Từ lúc chúng ta chào đời thân bằng quyến thuộc đầy đủ, nhà cửa sung túc, cầu được ước thấy. 
Ðó chính là nửa bát trên và nếu phần trên ngon ngọt dễ chịu bao nhiêu thì phần dưới lại đắng cay ê chề bấy nhiêu. Ðó chính là lúc chúng ta vật vã khóc than chôn cất hết người thân này đến người thân khác, phải đối diện với cái già, cái chết, những tai biến thình lình xảy đến. Cũng giống hệt như loài A Tu La, chúng ta không biết phải nên dùng đũa nào để khỏi ăn nhằm đồ bất tịnh. 
Mỗi lần vớ được ngũ dục là chúng ta hưởng thụ một cách mê ly cho đến bao giờ bị chúng làm cho đau khổ khốc liệt, nuốt không xong mà nhả chẳng ra... đợi đến lúc ấy chúng ta mới chịu dừng đủa thì ôi thôi... quá muộn rồi! Các thứ tình đời, tình bạn, tình yêu... đều là những món nhấm khó chịu như thế cả. Em có thấy vậy không? Hãy thử nhìn các cặp tình nhân mới yêu nhau thì biết, khoé mắt, làn môi, giọng cười tiếng nói của họ đều biểu lộ một niềm hỷ lạc, hạnh phúc sung mãn tràn trề. 
Ðó là nửa bát trên. Và sau em hãy cố gắng nhìn tiếp, khi họ bắt đầu hằn học tru tréo, chửu rủa, đánh đập... tìm đủ các hành hạ nhau cho thỏa tức. Ðó là nữa bát dưới. Ðiều oái oăm nhất là loài người chúng ta cũng như loài A Tu La, không ai tìm được ranh giới phân chia giữa khoái lạc và đau khổ để có thể dừng lại kịp thời. Trong lúc đang hưởng hạnh phúc nếu có ai ngăn cản, bắt chúng ta dừng lại đương sự sẽ đòi... uống thuốc chuột tự vận ngay... và thật là tội nghiệp khi người ta đang phản đối ầm ĩ, tìm đủ trăm phương nghìn kế để được tiếp tục hưởng món ăn ngon thì... đùng một cái thức ăn hóa thành độc dược... 
Nhận chân được điều đó Ðức Phật khuyên chúng ta rằng: “Thọ là khổ,” nghĩa là cảm giác nào cũng khổ hết, kể cả các cảm giác gây khoái lạc vì bản chất của chúng là sinh diệt vô thường. Và Ngài cũng dạy chúng ta rằng nên thọ dụng những nhu cầu cần thiết sao cho diệt được thọ khổ mà đừng nảy sinh thọ lạc... nghĩa là nên dừng lại ở nơi đâu nhỉ? 
Thưa, ở nơi mà chúng ta thấy có đắm trước, trìu mến, lưu luyến thì phải một, hai, ba ngưng ngay lập tức... nguyên tắc thì như thế đó, nhưng khi thực dụng thì còn tùy theo sự không ngoan, mê hay tỉnh của từng người... 
Nhưng mà có nhiều chúng sanh đã tình nguyện rằng: “Thà sống bên nhau (để được gây gổ, đánh đập hoài hoài) còn hơn là cô đơn gối lẻ,” nghĩa là họ tình nguyện nốc chén của mình cho đến giọt cuối cùng đó em ơi!

Hư Hư Lục Tác Giả Ns.Thích Nữ Như Thủy PDF
https://drive.google.com/file/d/159J9PHHyYcFlzaySsgLZu9MJv4z5B2hN/view?usp=sharing
Hư Hư Lục Tác Giả Ns.Thích Nữ Như Thủy TXT
https://drive.google.com/file/d/1VlxenVWTE1jEes9fShZ_Q4zuM3fgjAVF/view?usp=sharing


Tựa Có bao giờ bạn thấy rằng dù chung sống với bao nhiêu người, ta vẫn cô đơn như ở một mình, dù nói chuyện huyên thuyên suốt ngày mình vẫn như câm nín? Ngày trôi qua như mơ, đêm đến tràn mộng mị. Quyển vở này được soạn ra từ những cơn mơ bất kể đêm ngày như thế là lời độc thoại của một kẻ chiêm bao tự nói với mình hơn là với độc giả.
Thiền viện VIÊN CHIẾU 6-8 Nhâm Tuất, 1982 NHƯ THỦY



Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

17.8.22

FAKE VÀ REAL

Trước giờ tôi nói không biết là bao nhiêu lần mình cứ tưởng mình là Lan Hương Cúc Đào Trúc Yến, Tuấn Tài Kiệt Hùng là nam thanh, là nữ tú, là giai nhân, là tài tử, là cái gì đó trong cái cuộc đời này, chúng ta cứ tưởng mình là một cái line, biết Đạo rồi mình chỉ là cái spot, tức là những cái đốm thôi, và cuối cùng thì mình chỉ là những cái dots, là những cái dấu chấm thôi.


FAKE VÀ REAL


Cả cuộc đời mình những giây phút thiện ác buồn vui của mình nó chỉ là sự ráp nối của những cái chấm, về sinh lý đó là những cái cells, những cái tế bào, những đơn bào, những đơn tử, những phân tử, những nguyên tử, những điện tử, những quang tử, chỉ vậy thôi chứ không có gì hết. Và chúng ta chỉ là một nắm cát, mà làm sao thấy được cái này? 
Khi mà một cái ông phật tử ở bên Houston ổng xuất thân cũng nghèo hèn bên Việt Nam, rồi qua nước ngoài, niềm mơ ước lớn nhất trong đời của ổng là có chiếc xe cadillac cũ cũ cũng được, thèm trên tay ổng có một cái đồng hồ rolex, ổng bỏ ra 10 nghìn đô la để ổng mua lại cái đồng hồ rolex cũ để mà ổng xài, ổng sung sướng lắm, ổng sung sướng vì ổng được chạy cái chiếc cadillac, mà ổng lại đeo cái đồng hồ rolex. 
Nhưng mà một ngày kia lúc mà ổng đi ăn với bạn thì ông bạn mới mượn cái đồng hồ của ổng để coi, thì ông bạn của ổng cầm cái đồng hồ ổng lật qua lật lại thì ổng mới há hóc mồm chữ A mà mắt chữ O, ông bạn nói: Cho tôi nói thiệt đừng buồn nghe, đồ này đồ Hong Kong, chứ không phải là đồ Thụy Sĩ, nếu you cần thì you có thể đem ra mấy cái tay thợ đồng hồ người Mỹ thứ dữ dội nhất ở Houston này, tại vì bạn bè tôi không muốn you buồn, nhưng mà để cho you đeo đồ giả thì tôi không có cam tâm. Thì kể từ cái giây phút mà ổng biết rằng đó là một cái đồng hồ rolex giả, trước mắt là ổng bị sốc, ổng tiếc 10 nghìn đô, nhưng mà tiếp theo đó là ổng không còn muốn đeo nó nữa, và có một ngày kia, bạn ổng tình cờ nhắc lại cái đồng hồ đó, ổng trả lời như thế này: Tao để đâu tao cũng quên mất rồi. Các vị có tin không, một thuở là ổng xem nó là châu báu trân bảo, ổng chỉ đeo nó vào những cái ngày, những buổi đặc biệt, một là cao hứng hai là lễ lạc quan trọng để khoe mẻ với bạn bè người dưng kẻ lạ, nhưng mà khi ổng biết rồi thì ổng để nó qua một bên và ổng bạc bẽo, phũ phàng đến mức mà ổng để đâu ổng cũng quên mất luôn. 
Thì hành giả Tứ Niệm Xứ y chang như vậy, buổi đầu mình nhìn thân của mình, tâm của mình toàn là cadillac và rolex thôi, hoặc là patex philippe, nhưng mà có một ngày kia khi mà mình học Đạo rồi, hiểu Đạo, hành Đạo, đó là chưa kể chứng Đạo nha, chưa kể là chứng đó nha, mới có học Đạo, hành Đạo và hiểu Đạo, thấm Đạo, tiêu hóa Đạo thì coi như là mình đã ngắm ra là cái rolex của mình là đồ Chợ Lớn. 
...
Thật ra thì theo tự điển Phật Học rốt ráo, theo từ ngữ Phật Học, ngôn ngữ Phật Học thì trên đời này không có gì là số một, bởi vì trên đời này không có cái gì là một, ngay cả mình gọi là Đức Phật là được tạo nên bởi những thành tố không phải Phật. Có cái câu này: Buddha is made of non buddha materials. Tức là Đức Phật được tạo nên bởi những cái thành tố không phải là Phật. 
Mình gọi là một chiếc cadillac, một chiếc rolls-royce, chiếc lamborghini hay là ferrari, hay là koenigsegg, hay là một cái chiếc xe maybach v.v và v.v thì tất cả những cái đó là do mình cố ý, mình gọi sai, chứ tôi nói không biết bao nhiêu lần không hề có chiếc xe trong cái đống phụ tùng, và trong cái đống phụ tùng không hề có chiếc xe, vì sao? Là bởi vì chính cái đống phụ tùng ấy khi được lắp ráp một cách hợp lý, thì nó trở thành cái mà ta gọi là chiếc xe, và chiếc xe đó là cái khối tổng hợp của cái đống phụ tùng kia; cho nên trong xe không hề có đống phụ tùng, bởi vì nếu bây giờ mình tách ra từng món thì không còn xe nữa, trong xe không có cái đống phụ tùng, mà trong cái đống phụ tùng không hề có chiếc xe. 
Kinh Tăng Chi số 121- 72. Kinh Giải Thoát Quả.
Kalama tri ân bạn sumanaduong ghi chép.
nguồn: https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/Paltalk%202018/KTC.Kinh%20T%C4%83ng%20Chi%20s%E1%BB%91%20121



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

10.4.22

YÊU LẠI TỪ ĐẦU

Tu hành và thiền định một đời cũng để thi một bài thi lớn đó là cận tử nghiệp.


Văn không ôn, võ không luyện, thiền không định đến khi gặp chuyện không còn lại gì là đáng kể.
Chuyện tới là tới chuyện, khi anh bạn lái đò với nụ cười vi tiếu đến. Hắn ta kéo theo một cái lồng quay lô tô khổng lồ : Lồng lô tô đó bao gồm nhiều loại bóng trắng và đen với những con số phù hợp với ba la mật của từng người, số lượng bóng không phải chỉ tích lũy trong đời này mà còn là trong vô số các đời quá khứ. 

Bóng trắng tạm gọi là thiện nghiệp quá khứ, bóng đen tạm gọi là ác nghiệp quá khứ với trọng lượng và số lượng là khác nhau. Còn một loại bóng nữa  không nằm trong lồng nhưng chúng ta không kể ở đây.

(có thể lấy hình ảnh mở cửa chuồng bò cũng tương tự, ưu tiên thứ nhất con đứng gần cửa chuồng ra trước, ưu tiên thứ hai con mạnh xô con yếu để ra trước, ưu tiên thứ 3 trắng đen như nhau, ưu tiên thứ 4 con nào cuối chuồng quá lâu tự chết)

Tu hành và thiền định một đời cũng để thi một bài thi lớn đó là cận tử nghiệp.
Tu hành và thiền định một đời cũng để thi một bài thi lớn đó là cận tử nghiệp.



Ngay tại giây phút đó giây phút mà ta nhận ra rằng phải đi, đi một mình. Nếu không đủ "minh sát" thì ta sẽ quơ tạm một trái bóng trong lồng lô tô tại cửa ra làm tấm vé. 
Làm không tốt thì công phu một đời này coi như bỏ. Đành xếp thêm những quả bóng đời này vào lồng cho lần quay kế tiếp. 

Nguồn ảnh: Vfa.gov.vn


Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

6.4.22

Câu hỏi liên quan giới vấn đáp Phật pháp Sư Hạnh Tuệ

Câu hỏi liên quan giới vấn đáp Phật pháp Sư Hạnh Tuệ



👉 Vui lòng gửi câu hỏi vấn đáp về :

https://forms.gle/VLHT6jzuUdrhx6caA


Câu hỏi liên quan giới vấn đáp Phật pháp Sư Hạnh Tuệ
Idaṃ me puññaṃ nibbānassa paccayo hotu


Tội tăng tàng là gì? Một trường hợp có phạm không? Làm sao giảm tội? 1:32:32

Tại sao Phật cấm chư Tăng nói mình đắc thánh mà Phật lại nói được? Vị thánh tăng hết ngã rồi sao ngài vẫn cấm? 27:40

Tại sao vị Tỳ kheo mặc y phải chú nguyện? Sa di không chú nguyện có phạm tội không? 1:15:50

Người thọ tam quy, ngũ giới tu theo Tịnh độ nhưng không đọc tụng kinh nào có đúng không? 1:10

Một vị Sa di phạm giới có thể gặp một vị Tỳ kheo 5 hạ trở lên xin giới lại phải không? 33:20

Tà dâm nhiều là nghiệp kiếp trước hay nhân kiếp này? 1:02:33

Tụng kinh niệm Phật nhưng phạm giới tà dâm có được ai chứng không? 1:26:40

Ăn thịt chó có phạm tội không? Tạng luật cấm tỳ kheo ăn 10 loại thịt vậy cư sĩ ăn thì có phạm giới không; nếu có thì quả báo như thế nào? 1:33:25

Bác đơn ân xá có phạm giới sát sanh không? 14:39

Người giữ bát quan trai giới có được uống bột sắn dây không? 25:48

Hỏi về giới tà dâm? 33:54

Bác sĩ phá thai có mang tội sát sanh không? 28:01

Hỏi về việc ăn ngày một bữa? 46:30

Hỏi về giới sát sanh khi rút ống thở? 1:27:24

Vô tình sát sanh có tạo nghiệp không? 21:16

Làm sao để giữ được ngũ giới một cách trọn vẹn? 53:04

Sao lúc tụng kinh mình không đọc bình thường mà lại ngân nga? 38:10

Sadi phạm tội hành dâm là tội bị trục xuất nhưng không xả bỏ y thì có trộm tăng tướng không? Sa di dễ duôi bị hành hát đúng không? 23:40

Uống cà phê, bia, ma tuý, thuốc lá có phạm giới không? Phật giáo có kiêng hành tỏi không? 1:25:51

Lấy tiền của cha mẹ (mình có làm ra trong phần đó) đi làm phước có được không? 1:47:35

Quá ngọ có thể dùng nước rau củ hay không? 10:52

Tại sao một số người sát sanh vẫn khỏe mạnh và sống lâu? 55:14

Làm sao để thọ lại tam quy ngũ giới? 1:16:55

Phật có cho phép người chưa giác ngộ giảng dạy Giáo Pháp? 15:55

Tẩy giun có phạm giới sát sinh không? 34:40

Tại sao Đức Phật chế giới không trang điểm? 1:36:28

Sự khác nhau giữa tám giới và năm giới là gì? 1:36:28

Các chi phần của năm giới cư sĩ tại gia là gì? 39:44

Nói dối mà lợi cho người khác có phạm giới không? 35:35

Uống rượu để chữa bệnh, không làm hại ai thì có phạm giới/tạo nghiệp không? 41:40

Chưa quy y, thọ giới mà uống rượu có phạm giới không? Làm sao để giữ 5 giới? 51:10

Thủ dâm có phạm tà dâm không? 1:26:20

Giữ giới không ăn chiều như thế nào để hạn chế việc đau dạ dày? 1:24:39

Ăn cơm rượu có phạm giới uống rượu không? 4:49

Dùng đồ người khác để không lãng phí có được không? 1:10:39

Ngoại tình trong tư tưởng có phạm giới không? 9:50

Làm sao để sám hối sau khi sát sanh? 16:00

Do đâu có người giữ giới dễ dàng, có người giữ giới khó khăn? 14:58

Ở nơi không có Chùa Nam Tông muốn quy y Tam Bảo thì phải làm sao? 43:33

Nữ tu sĩ trang điểm có phạm giới không? 55:22

Thầy tu livestream tán gẫu có phạm giới không? 1:01:56

Việc đòi lại vật bị trộm cắp thì có phạm giới không? 11:20

Muốn thọ Bát quan trai giới ở nhà thì nên thọ giới vào lúc nào và như thế nào? 38:02

Đăng ảnh chụp đồ tắm có phạm giới tà dâm không? 41:59

Cư sĩ giữ giới tu sĩ thì có phước ngang với tu sĩ không? 50:20

Băn khoăn việc cúng dường xây chùa? 21:36

Say rượu rồi lái xe gây tai nạn chết người có phạm giới sát sanh không? 3:10

Bố thí làm tăng trưởng tâm tham người nhận thì mình phải làm sao? Thực phẩm hoá chất độc hại có nên bố thí không? 18:37

Nghe nhạc thiền/nhạc đạo có phạm giới không? 49:50

Làm thiện nghiệp, giữ giới trong đời này thì đời sau có hưởng quả ngay không? Nằm nghe pháp có tội không? 57:55

Uống thuốc tẩy giun có phạm giới sát sanh không? 1:04:05

Nếu không xuất gia thì thọ gì Tam quy, ngũ giới và hành thiền tại nhà được không?

Làm sao để có đức tin tái sanh luân hồi và giữ 5 giới cơ bản?

Đặt hàng ngư dân đánh cá có phạm tội sát sanh không? 42:43

Luộc hột vịt lộn có phạm giới sát sanh không? 31:26

Ngoại tình tư tưởng dù nó không phạm giới tà dâm nhưng có ảnh hưởng gì không? 1:03:06

Thế nào là đắc giới? 1:20:17

Chưa lập gia đình mà đi ăn bánh trả tiền thì có phạm giới tà dâm không? 4:54

Hút thuốc có phạm vào giới uống rượu không? 21:22

Vì sao trong năm giới tại gia, giới cửa khẩu lại là nói dối mà không phải ác ngữ? 6:16

Cái gì không được dùng khi không ăn sái giờ? 51:21

Uống rượu khi thích thú và không thích thú có gì khác nhau? 6:54

Quan hệ tình cảm với người có gia đình mà không biết có phạm tội tà dâm không? 1:30:55

Làm thế nào để quy y Tam Bảo trở lại? 1:10:54

Thời gian thọ trì giới Bát quan trai? 5:03

Việc giữ giới có mang lại lợi ích cho những người xung quanh không? 1:22:15

Giới không ngồi quá cao là bao nhiêu? 13:14

Thế nào là giới cấm thủ? 4:44

Trong khi thực hành trai giới thì có được tắm không? 14:21

Cư sĩ tại gia có giữ 10 giới được không? 1:28:58

Dùng phần mềm crack có tính là trộm cắp không? 6:43

Sử dụng ma túy có phạm giới uống rượu không? 24:05

Phạm giới làm sao để sám hối? 28:29

Cư sĩ có quyền giảng giới tỳ kheo không? 56:12

Giới trộm cắp và sát sinh có giống nhau? 1:15:14

Hỏi về giới tà dâm đối với cư sĩ? 23:39

Các giới hạn của giữ giới? 29:13

Không chung thuỷ trong tình yêu có phạm giới tà dâm? 43:53

Giữ giới mà làm cho người khác sân hoặc giữ giới với tâm sân thì có sai Chánh Pháp không? 55:55

Chưa quy y tự giữ giới được không? 1:28:23

Giữ càng nhiều giới càng tốt? 1:30:49

Giữ 5 giới có chắc chắn tái sanh làm người không? 11:57

Giới không ca múa hát có quan trọng? 30:59

Phạm giới rồi thọ lại giới có khiến chúng sanh dễ tái phạm không? 44:53

Không dùng quá ngọ thì được uống những gì vào buổi chiều? 1:05:22

"Dùng các loại chất kích thích như thuốc lá, xì gà" có ảnh hưởng đến việc tu tiến và có phạm giới không? 25:18

Do đâu Thế Tôn quy định Bát Kỉnh Pháp cho người nữ? 23:54

Dùng phần mềm không bản quyền có tạo tội không? 39:51

Hỏi về giới không nằm giường cao và đẹp? 49:25

Nhớ nhầm có phạm vọng ngữ không? 54:24

Giữ giới được lúc nào hay lúc đó? 57:25

Tại sao giữ giới sinh phước? 6:07

Có bắt buộc phải đến chùa quy y, thọ giới? 1:31:57

Làm sao quy y theo Phật giáo Nguyên Thủy? 22:40

Tu nữ ở với cha mẹ có phạm giới không? 1:06:14

Yêu hai người cùng lúc có phạm giới tà dâm? 1:11:44

Yêu người đã ly thân có phạm giới tà dâm? 04:41

Đọc Tam Quy Ngũ Giới khi thuyết pháp là đã quy y chưa? 37:06

Quy y lâu rồi có cần thọ giới lại không? 1:03:10



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

15.3.22

NGHỆ THUẬT SỐNG HÀNH THIỀN VIPASSANA THEO SỰ GIẢNG DẠY CỦA THIỀN SƯ GOENKA

Tôi sẽ mãi mãi biết ơn pháp Thiền Vipassana đã thay đổi cuộc đời tôi. 


Khi mới bắt đầu học phương pháp Thiền này, tôi có cảm giác như từ trước nay mình đã loanh quanh trong chằng chịt những ngõ cụt và cuối cùng giờ đây đã tìm được một con đường bằng phẳng thẳng tiến. Nhiều năm sau đó tôi vẫn tiếp tục con đường này, và sau mỗi bước đi, mục tiêu càng thêm sáng tỏ hơn: giải thoát khỏi mọi khổ đau và toàn giác. Tôi không thể tuyên bố mình đã tới đích cuối cùng, nhưng tôi tin chắc rằng con đường này sẽ dẫn thẳng tới đó. 

NGHỆ THUẬT SỐNG HÀNH THIỀN VIPASSANA THEO SỰ GIẢNG DẠY CỦA THIỀN SƯ GOENKA



Tôi mang ơn Sayagyi U Ba Khin và một dòng các thiền sư đã giữ gìn kỹ thuật này sống còn hàng ngàn năm kể từ thời Đức Phật. Nhân danh họ, tôi khuyến khích nhiều người khác theo con đường này để họ cũng có thể tìm được lối thoát khỏi khổ đau. Mặc dầu hàng ngàn người từ các quốc gia Tây phương đã học Vipassana nhưng cho đến nay chưa có một cuốn sách nào viết về phương pháp thiền này một cách chính xác. Tôi rất vui mừng thấy bây giờ đã có một thiền giả nghiêm chỉnh nhận lãnh công việc này.

Mong rằng qua cuốn sách này các Thiền sinh Vipassana sẽ hiểu nhiều hơn, và nhiều người khác sẽ thử kỹ thuật này để có thể kinh nghiệm được hạnh phúc của sự giải thoát. Mong rằng tất cả người đọc sẽ học được nghệ thuật sống để tìm sự bình an và hòa hợp nội tâm và tạo sự bình an, hòa hợp cho người khác.
Nguyện cho mọi chúng sanh đều hạnh phúc!

S. N. GOENKA Bombay Tháng 4, năm 1986.











XEM THÊM: 






Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

17.2.22

TƯỞNG TRI VÀ THỨC TRI

TƯỞNG TRI VÀ THỨC TRI 


Có nhiều chuyện nếu mà mình biết được thì mình sẽ thành một con người khác:


Thứ nhất: Chừng nào mình chết? chết ở đâu? chết kiểu gì? 
Thứ hai, mình biết thiên hạ nghĩ gì về mình?
Thứ ba, là biết chết rồi sẽ đi về đâu?
Chỉ cần ba cái này thôi sẽ làm cho quý vị thay đổi đời sống.
TK.

Có nhiều chuyện nếu mà mình biết được thì mình sẽ thành một con người khác:





Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

16.2.22

NHƯ LAI KHÔNG TRANH LUẬN VỚI ĐỜI

NHƯ LAI KHÔNG TRANH LUẬN VỚI ĐỜI


Hôm nọ, đi trì bình vài con đường trong thành phố, khi thấy vật thực vừa đủ dùng, đức Phật ghé vào ngôi rừng nhỏ tại Beluvalatthika để thọ thực rồi nghỉ trưa thì có một du sĩ thuộc dòng tộc Sākya đến thăm. Vị này thường ngao du thiên hạ, lấy khẩu tranh, luận tranh làm thú tiêu khiển, luôn với chiếc gậy cầm tay(dandapani) nên mọi người thường gọi y là Sākya gậy-cầm-tay!
Gặp đức Phật, du sĩ Sākya gậy-cầm-tay có vẻ nghênh ngang không coi ai ra gì, chỉ nói vài lời thăm hỏi xã giao rồi cất tiếng hỏi:
- Sa-môn Gotama có quan điểm, chủ trương như thế nào và thường giảng thuyết, tuyên thuyết những gì cho thế gian?
Thấy thái độ của vị du sĩ có vẻ ngạo mạn, trịch thượng, đức Phật cũng không chấp gì, ngài nói:

- Như Lai không có quan điểm, không có chủ trương gì hết, này du sĩ!

- Tại sao?
- Vì nếu có quan điểm, có chủ trương thì thế gian này cũng có đến hàng ngàn, hàng vạn quan điểm và chủ trương như thế!
- Dĩ nhiên là vậy rồi! Và như thế thì sao nào, thưa sa-môn Gotama?
- Thì chúng sẽ đưa đến khẩu tranh, luận tranh một cách vô ích và phù phiếm; là chuyện mà Như Lai không để dính chân dù chỉ là một hạt bụi, này Sākya gậy-cầm-tay!
Khi thấy du sĩ có vẻ không nắm bắt được vấn đề, đức Phật nói tiếp:
- Này du sĩ! Đối với thế gian, ma vương, phạm thiên, sa-môn, bà-la-môn, chư thiên và loài người; vì Như Lai không có quan điểm, không có chủ trương nên sẽ không luận tranh với họ. Vì không luận tranh với họ nên Như Lai không bị các tưởng chi phối, không bị các tưởng ám ảnh. Và nếu không bị các tưởng chi phối, không bị các tưởng ám ảnh thì tâm Như Lai không bị các dục bao vây, não hại. Khi tâm không bị các dục bao vây, não hại thì mọi nghi ngờ, do dự, mọi ăn năn, hối quá đều bị đoạn diệt. Như vậy cũng có nghĩa là mọi tham ái đối với các hữu và phi hữu đều chấm dứt! Và này du sĩ! Đó chính là sự thấy biết như thực của Như Lai, và Như Lai cũng đã từng giảng dạy, giảng thuyết hoặc tuyên thuyết như vậy!
Du sĩ Sākya gậy-cầm-tay nghe đức Thế Tôn thuyết như thế, không biết có hiểu không, hay là vì ngạo mạn mà y đã lắc đầu, liếm lưỡi, trán nổi ba đường nhăn rồi quay mặt, chống gậy bỏ đi...


Vào xế chiều trở về đại viên Nigrodhārāma, trong giờ giảng Pháp, đức Phật kể lại đoạn đối thoại với du sĩ Sākya gậy-cầm-tay rồi kết luận như sau:


- Này các thầy tỳ-khưu! Do vậy mà bất cứ nhân duyên gì từ đó phát sanh hý luận, vọng tưởng thì một hành giả lên đường phải thấy cho thật rõ, nếu không sẽ bị chúng chi phối, ám ảnh. Và giả dụ như khi đã bị chúng chi phối, ám ảnh rồi, thì đệ tử của Như Lai đừng đón mừng, chớ hoan hỷ, chẳng nên chấp thủ hý luận, vọng tưởng ấy. Làm như vậy, đệ tử của Như Lai sẽ đoạn tận được các tham tùy miên, sân tùy miên, kiến tùy miên, nghi tùy miên, mạn tùy miên, hữu tham tùy miên, vô minh tùy miên; cũng có nghĩa là mọi kiến chấp, nghi ngờ, ngã mạn, ái hữu, vô minh, chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, luận tranh, kháng tranh, vọng ngữ, ly gián ngữ không có cơ hội tồn tại. Chính ở đây mà các ác, bất thiện pháp đều được tiêu diệt, tận diệt không còn dư tàn...
Đức Thế Tôn chỉ nói vắn tắt như vậy rồi đi vào bên trong, khép cửa hương phòng lại.

NHƯ LAI KHÔNG TRANH LUẬN VỚI ĐỜI


...
Nguồn bài viết: Thuvienhoasen.org

Nguồn ảnh: cafebiz.vn



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

30.1.22

TỪ BỎ GẬY VÀ TRƯỢNG

TỪ BỎ GẬY VÀ TRƯỢNG

TỪ BỎ GẬY VÀ TRƯỢNG
TỪ BỎ GẬY VÀ TRƯỢNG

Kinh Con tê ngưu một sừng -HT Thích Minh Châu dịch Việt

35. Đối với các hữu tình,
Từ bỏ gậy và trượng,
Chớ làm hại một ai
Trong chúng hữu tình ấy.
Con trai không ước muốn,
Còn nói gì bạn bè,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
36. Do thân cận giao thiệp,
Thân ái từ đấy sanh,
Tùy thuận theo thân ái,
Khổ này có thể sanh.
Nhìn thấy những nguy hại,
Do thân ái sanh khởi,
Hãy sống riêng một mình,
Như tê ngưu một sừng.
37. Do lòng từ thương mến,
Đối bạn bè thân hữu,
Mục đích bị bỏ quên,
Tâm tư bị buộc ràng,
Do thấy sợ hãi này,
Trong giao du mật thiết,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
38. Ai nhớ nghĩ chờ mong,
Đối với con và vợ,
Người ấy bị buộc ràng,
Như cành tre rậm rạp,
Còn các ngọn tre cao,
Nào có gì buộc ràng,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
39. Như nai trong núi rừng,
Không gì bị trói buộc,
Tự đi chỗ nó muốn
Để tìm kiếm thức ăn.
Như các bậc Hiền trí,
Thấy tự do giải thoát,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
40. Giữa bạn bè thân hữu,
Bị gọi lên gọi xuống,
Tại chỗ ở trú xứ,
Hay trên đường bộ hành.
Thấy tự do giải thoát,
Không có gì tham luyến,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
41. Giữa bạn bè thân hữu,
Ưa thích, vui cười đùa,
Đối với con, với cháu, ái luyến thật lớn thay,
Nhàm chán sự hệ lụy,
Với những người thân ái,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
42. Khắp cả bốn phương trời,
Không sân hận với ai,
Tự mình biết vừa đủ,
Với vật này vật khác,
Vững chịu các hiểm nguy,
Không run sợ dao động,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
43. Có số người xuất gia,
Chung sống thật khó khăn,
Cũng như các gia chủ,
Ở tại các cửa nhà,
Sống vô tư vô lự,
Giữa con cháu người khác,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
44. Từ bỏ, để một bên,
Mọi biểu dương gia đình,
Như loại cây san hô,
Tước bỏ mọi lá cây,
Bậc anh hùng cắt đứt,
Mọi trói buộc gia đình.
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
45. Nếu tìm được bạn lành,
Thận trọng và sáng suốt,
Bạn đồng hành chung sống,
Bạn thiện trú Hiền trí.
Cùng nhau đồng nhiếp phục,
Tất cả mọi hiểm nạn,
Hãy sống với bạn ấy,
Hoan hỷ, giữ chánh niệm.
46. Nếu không được bạn lành,
Thận trọng và sáng suốt,
Bạn đồng hành chung sống,
Bạn thiện trú Hiền trí.
Hãy như vua từ bỏ,
Đất nước bị bại vong,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
47. Thật chúng ta tán thán,
Các bằng hữu chu toàn,
Bậc hơn ta, bằng ta,
Nên sống gần thân cận.
Nếu không gặp bạn này.
Những bậc không lầm lỗi,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
48. Thấy đồ trang sức vàng,
Lấp lánh và sáng chói,
Được con người thợ vàng,
Khéo làm, khéo tay làm,
Hai chúng chạm vào nhau,
Trên hai tay đeo chúng,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
49. Như vậy nếu ta cùng
Với một người thứ hai,
Tranh luận cãi vã nhau,
Sân hận, gây hấn nhau,
Nhìn thấy trong tương lai,
Sợ hãi hiểm nguy này,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
50. Các dục thật mỹ miều,
Ngọt thơm và đẹp ý,
Dưới hình sắc, phi sắc,
Làm mê loạn tâm tư,
Thấy sự nguy hiểm này,
Trong các dục trưởng dưỡng,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
51. Đây là một mụn nhọt,
Và cũng là tai họa,
Một tật bệnh, mũi tên,
Là sợ hãi cho ta,
Thấy sự nguy hiểm này,
Trong các dục trưởng dưỡng,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
52. Lạnh lẽo và nóng bức,
Đói bụng và khát nước,
Gió thổi, ánh mặt trời.
Muỗi lằn và rắn rết.
Tất cả xúc chạm này,
Đều chịu đựng vượt qua,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
53. Như con voi to lớn,
Từ bỏ cả bầy đàn,
Thân thể được sanh ra,
To lớn tợ hoa sen,
Tùy theo sự thích thú,
Sống tại chỗ rừng núi,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
54. Ai ưa thích hội chúng,
Sự kiện không xảy ra,
Người ấy có thể chứng, 
Cảm thọ thời giải thoát.
Cân nhắc lời giảng dạy,
Đấng bà con mặt trời,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
55. Được giải thoát vượt khỏi,
Các tri kiến hý luận,
Đạt được quyết định tánh,
Chứng đắc được con đường.
Nơi ta trí được sanh,
Không cần nhờ người khác,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
56. Không tham, không lừa đảo,
Không khát dục, gièm pha,
Mọi si mê ác trược,
Được gạn sạch quạt sạch.
Trong tất cả thế giới,
Không tham ái ước vọng,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
57. Với bạn bè độc ác,
Hãy từ bỏ lánh xa,
Bạn không thấy mục đích,
Quen nếp sống quanh co,
Chớ tự mình thân cận,
Kẻ đam mê phóng dật,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
58. Bậc nghe nhiều trì pháp,
Hãy gần gũi người ấy,
Bạn người tâm rộng lớn,
Người thông minh biện tài,
Biết điều không nên làm,
Nhiếp phục được nghi hoặc,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
59. Mọi du hí vui đùa,
Và dục lạc ở đời,
Không điểm trang bày biện,
Không ước vọng mong cầu,
Từ bỏ mọi hào nhoáng,
Nói lên lời chân thật,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
60. Với con và với vợ,
Với cha và với mẹ,
Tài sản cùng lúa gạo,
Những trói buộc bà con,
Hãy từ bỏ buộc ràng,
Các dục vọng như vậy,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
61. Chúng đều là trói buộc,
Lạc thú thật nhỏ bé,
Vị ngọt thật ít oi,
Khổ đau lại nhiều hơn,
Chúng đều là câu móc,
Bậc trí biết như vậy,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
62. Hãy chặt đứt, bẻ gãy,
Các kiết sử trói buộc,
Như các loài thủy tộc,
Phá hoại các mạng lưới.
Như lửa đã cháy xong,
Không còn trở lui lại,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
63. Với mắt cúi nhìn xuống,
Chân đi không lưu luyến,
Các căn được hộ trì, 
Tâm ý khéo chế ngự.
Không đầy ứ, rỉ chảy,
Không cháy đỏ bừng lên,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
64. Hãy trút bỏ, để lại,
Các biểu tượng gia chủ,
Như loại cây san hô,
Loại bỏ các nhành lá.
Đã đắp áo cà sa,
Xuất gia bỏ thế tục,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
65. Không tham đắm các vị,
Không tác động, không tham,
Không nhờ ai nuôi dưỡng,
Chỉ khất thực từng nhà.
Đối với mọi gia đình,
Tâm không bị trói buộc,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
66. Từ bỏ năm triền cái
Che đậy trói buộc tâm,
Đối với mọi kiết sử,
Hãy trừ khử, dứt sạch,
Không y cứ nương tựa,
Chặt đứt ái sân hận,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
67. Hãy xoay lưng trở lại
Đối với lạc và khổ,
Cả đối với hỷ ưu,
Được cảm thọ từ trước,
Hãy chứng cho được xả,
An chỉ và thanh tịnh;
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
68. Tinh cần và tinh tấn,
Đạt được lý chân đế,
Tâm không còn thụ động,
Không còn có biếng nhác,
Kiên trì trong cố gắng,
Dõng lực được sanh khởi,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
69. Không từ bỏ độc cư,
Hạnh viễn ly thiền định,
Thường thường sống hành trì,
Tùy pháp trong các pháp.
Chơn chánh nhận thức rõ,
Nguy hiểm trong sanh hữu,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
70. Mong cầu đoạn diệt ái,
Sống hạnh không phóng dật,
Không đần độn câm ngọng,
Nghe nhiều, giữ chánh niệm.
Các pháp được giác sát,
Quyết định, chánh tinh cần.
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
71. Như sư tử, không động,
An tịnh giữa các tiếng,
Như gió không vướng mắc,
Khi thổi qua màn lưới.
Như hoa sen không dính,
Không bị nước thấm ướt,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
72. Giống như con sư tử,
Với quai hàm hùng mạnh,
Bậc chúa của loài thú,
Sống chinh phục chế ngự.
Hãy sống các trú xứ,
Nhàn tịnh và xa vắng,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
73. Từ tâm, sống trú xả,
Bi tâm, hạnh giải thoát,
Sống hành trì thực hiện,
Hỷ tâm, cho đúng thời,
Không chống đối va chạm,
Với một ai ở đời.
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
74. Đoạn tận lòng tham ái,
Sân hận và si mê,
Chặt đứt và cắt đoạn,
Các kiết sử lớn nhỏ
Không có gì sợ hãi,
Khi mạng sống gần chung,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
75. Có những bạn vì lợi,
Thân cận và chung sống,
Những bạn không mưu lợi,
Nay khó tìm ở đời.
Người sáng suốt lợi mình,
Không phải người trong sạch,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.

Kinh Con tê ngưu một sừng -HT Thích Minh Châu dịch Việt


Chân thành cám ơn anh Nguyễn Quang Trung đã có thiện tâm giúp đánh máy bài kinh nầy (07/97). Bình Anson, tháng 3-1999

https://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin031.htm



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

28.1.22

TRI ƠN LÀ KHÓ Ở ĐỜI

TRI ƠN LÀ KHÓ Ở ĐỜI


Trong kinh Phật nói năm hạng người trên đời này:
Hạng thứ nhất, chỉ nghĩ đến bản thân bất kể người khác.
Hạng thứ hai, chỉ quan tâm đến người nào tốt với mình.
Hạng thứ ba, thương được kẻ không ân không oán, người dưng nước lã.
Hạng thứ tư, thương được bạn của kẻ thù.
Hạng thứ năm, thương được kẻ thù.

Hạng 2 này Đức Phật nói khó kiếm. Hạng người biết tri ân Đức Phật nói đã khó kiếm rồi. Tại sao trong kinh nói hạng thứ hai là hiếm? Mấy người có lòng tri ơn rất là hiếm ?. 
Có người họ nghe tôi nói vậy, họ nói "Làm gì tệ vậy Sư?". Tôi nhớ tôi có từng giải thích. Qúy vị nghe cho kỹ nè. 
Ví dụ có vị Sư cô này, mười năm nay mỗi ngày tôi nấu cho bả ăn những món đắt tiền nhất, vừa miệng bả nhất. Mỗi ngày tôi đưa bả mười ngàn đô la để bả xài, tối trước khi bả ngủ tôi nấu nước ấm cho bả ngâm chân, tôi lau chân khô rồi mới để cho bả đi ngủ và tôi để trong phòng bả cái chuông khi nào cần thì kêu tôi. Mỗi ngày nấu nướng giặt giũ tôi làm hết suốt mười năm. Tới năm thứ mười một, tôi ngưng không làm như vậy nữa. Tôi không có chọc giận gì bả, tôi chỉ im lặng tôi xoay qua tôi lo cho cái bà ngồi sau lưng bả. Theo quý vị thì bà Sư cô này bả có còn tiếp tục thương tôi không? Dĩ nhiên là không. Bả Giận! Mười năm qua là coi như zero, tin tôi đi! Nó thiệt như vậy đó! Mười năm tôi hầu bả còn hơn má tôi nữa mà đến năm thứ mười một tôi chuyển qua tôi lo cái bà ngồi đằng sau lưng. Mà trước khi chuyển tôi không có gây gỗ với bả. Tôi chỉ lặng lẽ nói "Cô ơi, con đi nha cô, chắc tháng này con không có về, con qua con lo cho cô kia". Rồi tôi đi. 
Bây giờ quý vị có tin tri ơn là khó chưa? Mười năm như bát nước đầy, mỗi ngày mười ngàn đô la, nấu tất cả những gì bả muốn, tối nào cũng phải ngâm chân thuốc bắc hết, lau cho khô, quạt nồng ấm lạnh, để cái chuông "Cô cần gì kêu nha cô". "Mười năm chưa mặc mà quần đã cũ". Bả sẽ ghét tôi mà ghét luôn cái bà kia luôn. Không hề nhìn mặt nữa. Bây giờ mình mới hiểu tại sao Phật nói cái người tri ơn nó hiếm. Chỉ cần phạm một cái lỗi nhỏ thôi là xù! Mười năm đâu phải ít quý vị. Nhiều lắm, dài lắm, hầu mỗi ngày mà, cơm bưng nước rót, mười năm như thế, mười năm tôi không có đi du lịch, không đi đâu hết, toàn bộ thời gian tôi dành hết cho bả, fulltime luôn, tất cả cuộc vui trần thế tôi bỏ lại hết tôi về tập trung lo cho bả mười năm. Đến năm thứ mười một tôi lễ phép tôi chào bả "Con đi nha cô, con qua lo cho cô kia". 

Xong! Nó khó vô cùng! Hạng thứ hai này nó đã hiếm thì làm gì có hạng thứ ba.
Hạng thứ ba: là có thể quan tâm thêm cái người không ân oán với mình (người dưng nước lã).
Hạng thứ tư: là người có khả năng thương bạn của kẻ thù. 
Hạng thứ năm: là thương được kẻ thù.
...

Trích bài giảng Thế Giới Qua Cảm Thọ


TRI ƠN LÀ KHÓ Ở ĐỜI





Kalama xin tri ân bạn hongha7711 ghi chép

Nguồn: toaikhanh.com
https://theravada.vn 
nguồn ảnh: Phim Chí Phèo



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

15.1.22

HOW & WHAT

Con người hơn nhau ở cái gì?
Cái vấn đề nó như thế này. Anh coi nặng cái gì? Thí dụ như bây giờ cái nhà của cô đó nó bự hơn cái nhà của tôi mà tôi coi cái chuyện nhà bự đó không ra cái gì hết. Ở đây không nên nói con người hơn nhau cái gì mà phải nói mỗi con người khác nhau cái gì.

Theo tinh thần nhà Phật thì không có hơn kém, chỉ có khác với giống thôi.
Nếu mà nói hơn thì khó lắm. Cái này nói thiệt: Nếu mà mình không muốn giải thoát thì mình cần ma vương hơn là Đức Phật. Bởi mình theo Phật một thời gian mình giải thoát rồi mình đâu có luân hồi được. Cho nên nếu mình muốn luân hồi đời đời mình phải thờ ma vương. Mình thích đánh bài mà mình đi theo ông giáo sư đại học thì nó lộn chỗ rồi. Đánh bài phải kiếm mấy thằng xăm mình.

Nếu có câu hỏi: "Con người hơn nhau những gì?" Câu trả lời là trước hết mình phải coi mỗi người coi nặng cái gì.

Nếu mình coi nặng tiền bạc thì cái điểm hơn nhau là đồng tiền. Còn nếu mình coi nặng về đức hạnh thì mình xét về mặt đức hạnh. Mình qúy, mình coi nặng về trí tuệ thì mình mới xét về mặt trí tuệ. Vấn đề đời sống cõi này là sự chọn lựa. Và cái câu hỏi này nó ăn khớp với đề tài tôi đang giảng.
Đó là chúng ta sống ở thế giới này đó là chúng ta chìm sâu trong sáu trần: sắc, thinh, khí, vị, xúc, ý. Và tùy vào cái căn cơ của mỗi người mà ta chìm sâu trong cái nào và cái kiểu chìm sâu đó ra sao. Chìm sâu trong cái nào đó là 'What', chìm kiểu nào đó là 'How'.
Tu tập Tứ Niệm Xứ cũng chỉ quẩn quanh trong hai chữ đó thôi. Mình biết rõ cái activity của mình, đang đi biết đang đi, đang ngồi biết đang ngồi, là biết rõ cái 'How', tôi đang như thế nào. Còn 'what' là cái gì nó đang xảy ra trong tôi. Tôi đang đi, tôi đang ngồi, tôi đang hoạt động thế nào tôi biết rõ. Nhưng mà cái đó chưa đủ, cái đó mới bước đầu thôi. Cái đó chỉ có chữ 'How' thôi. Về sau này biết rõ thêm cái 'What'. Cái gì nó xảy ra trong lúc tôi đang thở ra thở vào, cái gì nó đang diễn ra, đang xảy ra khi tôi đang bước đi.


Biết rõ cái 'How', đó là Niệm. Biết rõ cái 'What', đó là Tuệ.

HOW & WHAT



Đang đi biết là đang đi, đang ngồi biết là đang ngồi, cái đó là Niệm. Còn biết rõ cái gì xảy ra trong lúc đang đi, đang ngồi thì đó là Tuệ. Chánh niệm là biết rõ mình đang thế nào, còn trí tuệ là biết rõ những gì đang xảy ra.

Sống trong thế giới này là chúng ta đang sống chung với sáu trần. Vấn đề là do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống mà ta quan tâm đến trần nào. Ở đây quý vị quan tâm đến trần nào hay cả sáu trần? Không những quan tâm mà chúng ta còn chìm sâu trong đó nữa.

Nói vậy thôi nhưng tôi tin chắc mức độ chìm sâu ở đây không có giống nhau. Có những người ở đây tôi nghĩ họ cũng coi nhẹ chuyện ăn mặc. Có những người ở đây họ coi chuyện nhà lớn nhà nhỏ không thành vấn đề. Có người ở đây coi chuyện xe lớn xe bé không thành vấn đề. Có người ở đây coi chuyện ăn gì cũng được. Mặc dù từng người ở đây đều sống trọn vẹn trong sáu trần. Nhưng cái điểm quan tâm của mỗi người ở đây tôi nghĩ khó mà giống nhau. Có người ở đây rất là nặng về tình cảm con cháu, vợ chồng. Cái đó chắc chắn rồi nhưng mà mình không biết người nào thôi. Có người ở đây rất là quan tâm đến sĩ diện mặt mũi. Có người ở đây quan tâm đến cảm xúc bản thân, miễn sướng là được, tự mình thấy thoải mái là được. Có người ở đây quan tâm đến đời sống tinh thần, làm sao mình tu tốt hơn, giữ giới tốt hơn, thiền định tốt hơn. Tôi nghĩ trước mặt tôi là đủ thành phần hết.

Đây là lý do vì đâu giáo pháp Đức Phật nói gọn chỉ có Tứ Đế thôi. Đức Phật nói rõ cái bản chất khổ đau của thế giới và con đường thoát khỏi đau khổ. Nhưng mà với nội dung của Tứ Đế, Ngài nói trong bốn mươi lăm năm thành ra mấy tủ kinh luôn. Vì sao? Vì cái đám người ngồi trước mặt Ngài mỗi người một kiểu, cách hướng dẫn khác nhau. Có người thì Ngài cho họ bú sữa bình, có người Ngài cho họ ăn baby food, có người họ cho họ chip snack, có người Ngài cho họ ăn cơm, có người Ngài cho họ ăn cháo, có người thì Ngài chích thuốc, có người Ngài cho họ uống thuốc bổ, thuốc viên, có người thì Ngài vô nước biển, có người Ngài phải chọt cái ống vô cổ họng để tiếp thức ăn. Trường hợp mà phải chọt cái ống vô cổ họng để tiếp thức ăn là loại người nào? Đó là những người tu chậm, trí yếu. Phải bắt họ như thế này như thế kia họ mới tu được. Họ cần một cái môi trường thích hợp, thực phẩm thích hợp, trú xứ thích hợp, thầy, bạn thích hợp, họ phải cần đủ hết thì mới tu được. Loại người đó là loại người mà phải tiếp "thức ăn" bằng đường ống. Còn có những người Ngài chỉ cho họ một viên thuốc là đủ rồi, một câu Pháp họ về họ tu là được rồi, rất đơn giản. Ngay cả thuốc Bắc cũng vậy nữa, có người phải uống thuốc tán, có người phải uống thuốc tể, người uống thuốc sắc, người uống thuốc ngâm, ... Cũng một bài thuốc nhức lưng đó thôi nhưng mà mỗi người do cái điều kiện, do cái cơ thể làm sao mình không biết nhưng đại khái là thầy cũng áp dụng một cách.

Tôi ôn lại một chút. Để mình có thể biết rõ cái kiếp này của mình nó ra sao tùy thuộc vào cái thái độ của mình kiếp trước đối với sáu trần. Thế giới này gồm có thiện, ác, buồn, vui. Thiện là gì? Thiện là sáu căn biết sáu trần bằng tâm lành. Ác là sáu căn biết sáu trần bằng tâm xấu. Buồn là gì? Đó là sáu căn biết sáu trần bất toại. Vui là sáu căn biết sáu trần như ý. Như vậy rõ ràng là đời sống này gồm thiện, ác, buồn, vui. Mà tôi định nghĩa là không ra ngoài sáu trần.

Mình tu Tứ Niệm Xứ là sao? Không có chuyện gì đặc biệt hết. Chỉ biết rõ một điều thôi là biết rõ hiện giờ sáu căn nó đang biết sáu trần bằng tâm gì. Dầu đó là sáu trần như ý hay bất toại. Nghe nó rất là khô nhưng nó là toàn bộ đời sống ngay tại đây, ngay thời điểm này. 'Right here' và 'Right now'. Toàn bộ đời sống mình nó chỉ có cái đó thôi. Tại sao mình khổ? Là mình không có biết cái sáu căn của mình nó đang biết sáu trần bằng cách nào.

Tại sao phải tu Tứ Niệm Xứ? Tu Tứ Niệm Xứ là chỉ làm có một việc thôi: Biết rõ sáu căn của mình nó đang biết rõ sáu trần bằng tâm gì, bất kể sáu trần đó là bất toại hay như ý. Đó là Tứ Niệm Xứ.

Trích bài giảng Thế Giới Đời Sống Muôn Loài

Kalama xin tri ân bạn hongha7711 ghi chép

Sư Giác Nguyên giảng 



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

THỦY THƯỢNG PHIÊU

Đức Phật nói rằng khi đối với các pháp, đối với năm trần cảnh hay đối với các dục, các sắc pháp mình phải nhìn ngắm nó từ ba khía cạnh: thấy được vị ngọt của nó, thấy được vị đắng của nó và thấy được con đường ra khỏi nó


Bản chất đời sống được nhìn ngắm tùy theo góc độ bi quan hay lạc quan của mỗi người và thường thì cái nhìn nào cũng là cực đoan. Một cái nhìn sáng suốt được đề nghị ở đây là cái nhìn như thực: chúng ra sao thì thấy như vậy.
Chỉ biết nhìn về cái đẹp sẽ dẫn đến hệ lụy.
Chỉ biết nhìn từ cái xấu sẽ dẫn đến bất mãn.
Ở đây Đức Phật dạy vị tỳ kheo phải nhìn thấy rõ cả hai bề mặt phải trái để khả năng suy tư từ đó trở nên trung thực hơn. Cái gọi là các vấn đề ở đây gồm các dục, sắc pháp và cảm thọ. Cái gì cũng có vị ngọt (asada) của nó, có cả vị đắng (adinava :bề trái), và con đường xuất ly khỏi nó.

THỦY THƯỢNG PHIÊU



Notes: Một người mà không từng nếm qua mùi đời, chưa từng biết qua vị ngọt của cuộc đời khi gặp nó dễ bị đánh gục. Mà người chưa từng nếm qua cái đắng cuộc đời thì họ gặp vị ngọt họ ôm cứng ngắc. Đức Phật ngài dạy vị tỳ kheo đối với tất cả các pháp không riêng về cái gì mình phải có khả năng nhìn ngắm ở ba khía cạnh: biết thế nào là vị ngọt của nó, thế nào là vị đắng của nó và biết rõ con đường nào để xuất ly khỏi nó.

Nguồn: trích bài giảng của sư Toại Khanh

KHỔ UẨN-TRUNG BỘ KINH- BÀI KINH 13. KINH ĐẠI KHỔ UẨN (Mahàdukkhakkhanda sutta)
https://thuvienhoasen.org/.../13-dai-kinh-kho-uan...

Nguồn ảnh: https://zhuanlan.zhihu.com/p/60477324 



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

CÁI VUI VÀ CÁI BUỒN

Tôi buồn không phải vì tôi nghèo. Mà tôi buồn vì nhà hàng xóm nó giàu.
Chị ấy buồn không phải vì chị ấy xấu. Mà chị ấy buồn vì đứa bên cạnh nó xinh.

Khiếp như vậy đó.

Nguồn ảnh : Lý Kiện Nhân trong phim Châu Tinh Trì.

CÁI VUI VÀ CÁI BUỒN




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

SAU THỌ THÌ ĐỪNG NÊN LÀ ÁI

Công việc của tham ái chính là tìm thấy hỉ lạc ở bất cứ chỗ nào nó đi đến.


Vì thế Đức Phật mô tả tham ái là một khuynh hướng thích thú say mê trong bất kỳ cảnh trần và bất kỳ chỗ nào nó hiện hữu.
Con chó thích thú với đời sống của chó.
Con heo thích thú với đời sống của heo
Con dòi thích thú với đời sống của dòi.

Yêu thích thì nắm giữ, Nắm giữ thì sẽ có, Có thì sẽ phải mất.
Cầm lên để hạnh phúc. Nhưng đặt xuống mới là dứt khổ.

SAU THỌ THÌ ĐỪNG NÊN LÀ ÁI


Nguồn ảnh: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10224917662916207&id=1454447607


Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

8.1.22

GÁNH NẶNG NĂM UẨN

Ngoài phục vụ làm đầy tớ cho người khác thì chúng ta cũng phải phục vụ cho tấm thân ngũ uẩn này.



Nó bắt đi ta đi, nó nằm ta nằm. Nó bắt ta kiếm đồ ăn ta phải đi kiếm. Có lẽ khi làm đầy tớ. Chúng ta đã hoàn tất nhiệm vụ của chúng ta một cách trung thành và chính đáng.
Mặc dù làm những công việc này rất mệt mỏi nhưng chúng ta đã không tạo ác nghiệp vì thế việc phục vụ ấy có thể là đúng. Nhưng nếu trong quá trình phục vụ cho cái thân ngũ uẩn của chúng ta. Ta phải làm điều ác như kiếm sống bằng phương tiện bất lương và làm những điều bất thiện pháp. Thì đó thực sự là điều không khôn ngoan.
...



Trích giảng giải kinh gánh nặng
Thiền sư Mahasi Sayadaw

Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
GÁNH NẶNG NĂM UẨN

31.12.21

NGÀY CUỐI NĂM CỦA NGƯỜI NÀY LÀ NGÀY CUỐI ĐỜI CỦA NGƯỜI KHÁC

TẬP KHAM NHẪN ĐỂ CHẾT LÀNH


Kinh văn: “Có năm nguy hại này cho người không kham nhẫn. Thế nào là năm? Quần chúng không ái mộ, không ưa thích; nhiều người hận thù; nhiều người tránh né; khi mạng chung, tâm bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung; sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.”
====
 
‘Khanti’: nhẫn nại
‘Akkhanti’: không kham nhẫn.  
Từ ngữ căn Pāḷi ‘kham’, (hay ở chỗ là tiếng Hán cũng là ‘kham’), động từ là ‘khamati’ (nhẫn nại, nhẫn chịu); danh từ là ‘khānti’ (sự nhẫn nại) 
Nhẫn gồm 2: ngoại nhẫn và nội nhẫn
-Nội nhẫn: khả năng kiềm chế được  tâm trạng, cảm xúc
-Ngoại nhẫn: khả năng chịu đựng bất toại, nghịch ý từ bên ngoài (bên ngoài cái tâm) như đau đớn, bênh hoạn, nóng lạnh, khát, bị côn trùng chích đốt, bị đánh bị chửi, bị tiếng đời....
====

31-12-2021. NGÀY CUỐI NĂM CỦA NGƯỜI NÀY LÀ NGÀY CUỐI ĐỜI CỦA NGƯỜI KHÁC.


Người không có khả năng nội nhẫn và ngoại nhẫn thì sớm muộn gì cũng mắc vào 5 lỗi này: mất lòng đại chúng, nhiều kẻ thù, khó bè bạn, mạng chung tâm mê loạn, chết rồi bị đọa.
Lúc bình sinh còn khỏe mạnh, mình nằm trên giường nghe ngứa, mình thò tay gãi, chuyện đơn giản. Nghe cái tay tê, mình bật dậy chà chà vuốt vuốt, co duỗi một lát hết tê. Nằm một hồi thấy không được thoải mái, mình ngồi dậy. Ngồi không thoải mái thì mình đứng lên đi. Nhưng sẽ có một ngày mình nằm trên giường bệnh, ngứa mà gãi không được, tê mỏi mà không biết phải làm sao, khát nước không biết kêu ai, muốn tiêu muốn tiểu mà không biết phải làm gì, và khi mất kiểm soát luôn thì không biết phải làm sao. Lúc đó, nếu chúng ta là người tu hành -- dầu tăng ni hay Phật tử -- chỗ nương dựa duy nhất của mình chỉ còn là cái pháp nhẫn mà thôi. 
Ngày kia, một phóng viên người Mỹ, thấy có anh chàng kia bị tàn tật cụt hai tay, nhảy cà tưng cà tưng trước một cái quán bên đường đang phát nhạc. Anh phóng viên ngạc nhiên:
- Anh tàn tật mà yêu đời quá vậy?
-Ngứa mà gãi không được đó cha!
Ngẫu nhiên là quán bên đường đang mở nhạc, mà anh ta thì nhảy nhót không phải do nghe nhạc. Ngứa quá không biết làm sao nên anh ta cứ xoay mình lắc vai cho đỡ ngứa. 
Đây không phải là câu chuyện để cho quí vị cười, mà là chuyện để cho tôi run. Tôi nghĩ đến một ngày tôi nằm trên giường mà gãi không được quý vị biết không; hoặc có một ngày đau quá mà mình chịu không được, bởi bình thường mình đâu có tu, bình thường mình đâu có học giáo lý. 
Cho tôi gởi lời tạ tội với những vị đã đi tuyên bố thế này: “Không cần học giáo lý, tôi chỉ việc giữ tâm thanh thản.” Nói thì nghe sướng lắm, nhưng xin thưa, đó là cảnh giới của thánh nhân, chứ phàm phu thì phải học giáo lý, nếu không thì cái đầu mình toàn rác không à. Quí vị có là người thân thiết thiết thân của tôi thì tôi cũng chỉ nói chừng đó thôi, phải học giáo lý rồi sống chánh niệm. Đó là con đường duy nhất để mà sống, sống-chuẩn-bị-chết, sống chờ chết chỉ có một cách đó thôi. Như vậy thì mình mới có khả năng nội nhẫn và ngoại nhẫn. Ớn nhứt là sẽ có một ngày mình nói không được, phương tiện giao tiếp duy nhất chỉ còn là ánh mắt thôi. Mình có nuôi bệnh ai đó thì phải thống nhất những giao kèo: khi nào yes (đồng ý) thì nháy hai cái, no (không thích) là nháy một cái chẳng hạn. Sẽ có một ngày cả người bệnh và người nuôi bệnh không còn hiểu nhau nữa. 
Cho nên, đó là lý do vì sao trong bài kinh này nói người không có khả năng kham nhẫn thì chết dễ bị mê loạn, chết dễ bị đọa. Bởi vì lúc đó mình sẽ bực dọc dữ lắm, mình sẽ hờn giận tức tối. Nhất là những người có của có tiền, hồi nào còn sống làm trâu làm ngựa để của nả cho vợ, cho chồng, cho con cái; tới hồi mình nằm ngáp ngáp thì tụi nó dắt nhau đi ăn nhậu cho sướng cái đời tụi nó, để mình nằm đó với con nhỏ Osin. Mà con nhỏ Osin với mình cũng là người dưng nước lã, nó gặp chủ thì nó nể, chủ đi vắng rồi, nó đối với người bệnh còn tệ hơn con của nó nữa. Bây giờ thì chúng ta cứ vùi đầu vô đống tiền, không có nghĩ đến những đoạn trường đó. Tôi đã biết nhiều trường hợp khi còn sống không lo học giáo lý, không sống chánh niệm, không trau dồi tư lương chuẩn bị mai này, cứ lo vùi đầu làm nô lệ cho con cháu. Bởi vậy cho nên, ông Thiệu Khang Tiết (Tàu) có câu “Nhi tôn tự hữu nhi tôn phúc, mạc vị nhi tôn tác mã ngưu.” (Cháu con có phúc cháu con, chớ vì con cháu mà làm ngựa trâu). Cả đời không lo cho mình, cứ tưởng đó là trách nhiệm, thật ra đó là vì mình khoái tiền, khoái danh khoái lợi, cứ móc thẻ trách nhiệm gia đình ra. Bạc tóc rồi lo cho cháu, lo cháu gần rồi chuyển qua lo cháu xa. Thật ra, cái gì cũng phải có chừng mực, mình phải lo cho mình nữa chứ. Cuối cùng nằm liệt giường rồi hận. Bậy nhất là nằm hận. Chính mình phải hận mình kìa chứ không hận ai hết, bởi vì mình ngu. Cả đời cứ le lưỡi đếm tiền rồi đem về hầu hạ cho người này kẻ nọ. Lúc trên giường bệnh thì tiêu tiểu tanh hôi, lúc đó mới biết mùi.
Kinh này rất là quan trọng, ngay bây giờ anh phải nhớ là anh đang sống trong cõi Sa-bà. Chữ Sa-bà (Saha) nghĩa là  chịu đựng; Sa-bà là cõi mà ta phải cắn răng mà sống. Ngay bây giờ, dầu còn răng hết răng, hay răng giả cũng phải ráng mà cắn để sống. Khanti (nhẫn) nghĩa là cắn răng, chịu đựng. Không còn răng thì phải cắn cái tâm của mình, để chuẩn bị một ngày mình rất cần khả năng chịu đựng đó. Ghê nhất là khi cận tử, cái tâm nó yếu, nó chập chờn leo lét, giống như người chết đuối hụt hơi kiệt sức bạ đâu chụp đó. Bởi vì lúc đó hấp hối rồi, bạ đâu chụp đó. Có người thì cầm một cơn đau mà ra đi. Có người cầm một nỗi buồn, cầm một cơn giận, một cơn sợ hãi để mà ra đi. Có người cầm một điều tiếc nuối, một nỗi nhớ niềm thương mà đi. Có người cầm niềm vui nỗi buồn mà đi. Có người nhìn ly nước trên bàn mà đi. Có người nhìn chiếc nhẫn trên tay người phối ngẫu mà đi. Có người cầm cơn đau, cơn tức, con ngứa ở răng, ở mông, ở đùi, ở lưng, ở ngực mà đi. 
Quí vị phải nhớ, lo cho con cái cuối cùng là phải lo cho mình. Bởi vì chắc chắn sẽ có ngày mình cầm lấy một món tào lao nào đó mà đi. Có người lúc đó chỉ còn dựa vào hơi thở, hớp hớp như con cá mắc cạn, họ ôm hơi thở tàn mà đi. Nếu mình là hành giả thì êm lắm. Đối với một hành giả theo dõi hơi thở lâu ngày thì họ không phải trải qua cái đau đớn của một người bị ngạt thở sắp chết. Một người bình thường phải cần một lượng đầy đủ oxy để làm tròn một hơi thở vào, nhưng đối với một hành giả tu thiền định lâu năm với đề mục hơi thở thì càng tu hơi thở càng tế, càng mỏng dần. Nhu cầu sinh học về Oxygen sẽ giảm đi. Giảm đến mức mà lúc chứng đến Tứ thiền thì hành giả không cần thở nữa. Tới Tam thiền đã giảm dần, Nhị thiền giảm được một mớ, Sơ thiền là hơi thở tế hơn người bình thường. Khi họ hóa hiện thần thông thì cơ thể của họ không cần oxygen và họ cũng không bị chi phối bởi trọng lực của trái đất. Họ có thể xê dịch ra ngoài khí quyển một cách thong dong tự tại. Nhưng thôi, chuyện trên mây, kể rồi bà con lại cho là phong thần. Tôi trở lại chuyện căn bản. 
Khi quí vị sống chánh niệm trong hơi thở một thời gian thì hơi thở sẽ tế dần, tế đến mức bà con tưởng rằng ta không còn thở nữa. Khi nhu cầu giảm dần thì sẽ có một ngày mình ra đi ngọt lắm. 
Khi mình chưa biết đạo thì mình chỉ biết chạy theo cái gì mình thích, trốn cái gì mình ghét. Khi biết đạo ba mớ rồi thì lánh ác hành thiện. Thấy cái gì thiện thì mừng lắm, còn thấy cái gì ác thì buồn: Lúc này sao tôi sân si quá, lúc này sao tôi thất niệm, tôi không tập trung tư tưởng được…. Biết sơ cơ thì mình theo thiện lánh ác để trốn khổ tìm vui, nhưng đến bước thứ ba thì không còn có ý hành thiện lánh ác nữa mà chỉ quan sát thôi. Tâm bất thiện tới biết rõ, you là bất thiện, tâm thiện tới biết rõ you là tâm thiện. Chỉ còn nhìn thôi, khách nào cũng là khách, da trắng cũng khách da đen cũng khách; thằng Tèo cũng khách, thằng Tý cũng là khách, con Lan con Hương cũng là khách. Nghĩa là tới một ngày hành giả không còn tự mãn với thiện pháp và cũng không còn mặc cảm với ác pháp. Cứ ngồi yên nhìn, không kiếm tìm thiện pháp, không trốn chạy ác pháp. Không kiếm tìm cảm giác dễ chịu, không trốn chạy cảm giác khó chịu. Nó tới là biết, biết đây là khổ, biết đây là lạc, biết đây là thiện, biết đây là ác. Sống như vậy tới ngày chết là ngon lành.
Một hành giả tu Tứ Niệm Xứ đặc biệt đề mục hơi thở cứ làm ơn thở ra trong tỉnh thức, thở vào trong tỉnh thức, đừng có quán chiếu gì hết. Cứ học giáo lý đàng hoàng, biết sắc thọ tưởng hành thức là gì, biết lục căn 12 xứ Bốn Đế là gì. Học giáo lý cho biết xong rồi dẹp sạch, rồi sống chánh niệm, đi thì biết là đi, ngồi biết ngồi… chỉ vậy thôi. Nếu ba-la-mật đủ là bùm – Đắc! Đắc bằng cách nào? Hành giả thấy trong cái đi đó có uẩn, có xứ, có giới, có đế; hành giả biết đây là Tập, biết đây là Vô minh duyên hành, Hành duyên Thức v.v... Hãy yên tâm, phần này ba-la-mật xử giùm cho, không cần phải lo, nhưng phải-học-giáo-lý rồi quên sạch. Hãy nhớ giùm, con đường trên bản đồ không phải là con đường ngoài thực tế, nhưng không thể nào thiếu bản đồ mà đi được. Phải biết luôn rằng con đường mình thấy ở ngoài không phải là con đường trên tấm bản đồ. Con đường trên tấm bản đồ chỉ là một vệt mực trên giấy; con đường bên ngoài có cây đa bến nước con đò, có cô hàng xén, có trời xanh mây trắng nắng vàng, bên anh chít chát bên nàng email… có đủ hết. Con đường trên bản đồ thì chỉ là một vệt mực trên giấy nhưng không có nó thì khó lòng.  Kinh điển cũng y như vậy, kinh điển dạy mình đủ điều hết, nhưng nó chỉ là con đường, vệt mực trên tờ giấy mà thôi. Kết quả thực chứng linh động sống động hơn rất nhiều. Có điều đặc biệt là nó không giống với kinh điển mình đã học, nhưng nó không mâu thuẫn, không chống trái, không đi ngược. Vì vậy mới thú vị. Con đường ngoài đời không đi ngược lại con đường trên bản đồ nhưng không phải là con đường trên tấm bản đồ.  
Phải sống chánh niệm. Có chánh niệm, có kiến thức giáo lý thì khả năng nội nhẫn và ngoại nhẫn của quí vị mới ok được. Còn cứ nghe ai nói với cái giọng hiền thánh rằng, không cần học nhiều, học nhiều thì sở tri chướng, là điên đảo mộng tưởng v.v... rồi không chịu học thì cái đầu bư của mình biết cái gì. Lúc đang trẻ đang khỏe, đang giàu đang đẹp đang ok thì nghe sướng thiệt. Nhưng đến lúc cần thì biết cái gì mà tu. Cho nên phải học giáo lý rồi sống chánh niệm. 
Khả năng kham nhẫn ấy bắt buộc ta phải thực tập ngay bây giờ, tại đây, vì không biết chiều nay có phải là buổi chiều cuối cùng hay không, và khuya nay có phải là những giây khắc mà ta đối diện với cái chết hay không. Bây giờ bà con đang ok, muốn gãi ở đâu thì gãi, muốn vuốt ở đâu thì vuốt. Nhưng khi sắp đi rồi thì giở cái tay không lên, một chút ngứa cũng không giải quyết được. Tay mình chân mình lưng mình bụng mình mà gãi không được, thiếu nhẫn thì làm sao đây. Mỗi người lúc đó sẽ cầm lấy một thứ mà đi, có người khó chịu với cái ngứa, có người ngạt thở, có người với cơn đau, có người với cơn giận, có người với tiếc nuối, sợ hãi, có người với nỗi nhớ niềm thương… Còn với người kham nhẫn thì họ sẽ ra đi với sự tỉnh táo, thanh thản nhẹ nhàng: “Tôi biết rõ anh rồi. Tôi đã biết anh mấy chục năm nay rồi, anh cứ lui tới nhà tôi, anh đứng trước hành lang nhà tôi. Tôi biết rất rõ anh, anh không có lạ gì với tôi, anh không có đáng để tôi sợ, anh không có đáng để tôi ghét, anh không có đáng để tôi tiếc nuối. Anh là tham, anh là sân, anh là si, anh là tâm thiện, anh là tâm lành, anh là những nỗi đau tâm sinh lý…” 
#NKCBK #SưGiácNguyên giảng


Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian