Phanblogs Dân di cư, dân tị nạn, xin tị nạn là như thế nào ?
Hình ảnh bé Aylan Kurdi, 3 tuổi chết trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ gây ám ảnh về sự tàn khốc của khủng hoảng tị nạn. |
Hình ảnh những con người sống trong sự bẩn thỉu nhơ nhuốc tại các bến tàu Budapest, hay ngày ngày mạo hiểm trèo qua hàng rào thép ở biên giới Hungary, hoặc vạ vật qua ngày ở Calais, Pháp đã tràn ngập trên báo đài suốt nhiều tháng nay. Thế nhưng, chỉ đến khi hình ảnh xác em bé Syria nằm trên bờ biển Bordun tại Thổ Nhĩ Kỳ được công bố, người ta mới thực sự quan tâm đến khủng hoảng tị nạn đang xảy ra bấy lâu nay.
Nhưng có một vấn đề, bạn có phân biệt được rõ thế nào là dân nhập cư, dân tị nạn và người xin tin nạn? Những từ này đang được sử dụng không nhất quán và thường bị nhầm lẫn. Bài viết sau sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát nhất về 3 bộ phận những người rời bỏ quê hương đi tìm miền đất mới này.
1. Dân di cư
Theo định nghĩa, dân nhập cư là bộ phận những người chuyển đến định cư tạm thời, hoặc vĩnh viễn từ một khu vực, quốc gia tới một nơi khác sinh sống. Có rất nhiều lý do để người ta di cư, ví dụ như một người đi tới lao động tại địa phương khác, hoặc muốn tìm đến một địa phương tốt hơn cho việc phát triển công việc, những người này gọi là "Di dân kinh tế". Bên cạnh đó, còn có những người di cư vì lý do gia đình, lý do học tập... Còn có những người di cư vì mục đích chạy trốn tranh chấp hoặc trốn khỏi hoàn cảnh bị ngược đãi, nhóm người sẽ được gọi là "dân tị nạn".
Làn sóng di cư bùng nổ tại các nước nghèo.
Mặc dù cụm từ "dân di cư" từng mang ý nghĩa trung lập, thế nhưng trong thời gian gần đây cụm từ này dần bị biến tướng, mang ý nghĩa xấu với mục đích công kích và rất nặng mùi thành kiến. Tháng 8 năm nay, những người vượt Địa Trung Hải đến một vùng đất khác sẽ không còn được tính là "dân di cư" nữa, bởi theo thống kê của Liên hợp quốc, phần lớn người chết đuối khi cố tiến vào bờ biển Châu Âu đều là người chạy trốn chiến sự, ngược đãi và đói nghèo.
Tranh cãi cũng nổ ra khi người ta bắt đầu đem so sánh về mặt thuật ngữ giữa hai cụm từ "dân di cư" và "dân nhập cư". Ý nghĩa chung của từ di cư là hành động chuyển tới định cư tại một địa phương khác, trong khi "nhập cư" lại có phạm trù ý nghĩa nhỏ hơn, chỉ là một người chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác với mục đích sinh sống vĩnh viễn.
Theo thống kê từ Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), ước tính trong năm 2013 đã có tới 232 triệu người, tương đương 3,2% dân số thế giới sống ngoài quốc gia nơi họ sinh ra. Tỷ lệ di cư trong nước tại các quốc gia cũng ngày càng tăng mạnh.
2. Dân tị nạn
Một người được tính là dân tị nạn khi họ buộc phải rời bỏ quốc gia đang sinh sống nhằm mục đích chạy trốn khỏi chiến tranh, sự ngược đãi, hoặc thảm họa thiên nhiên. Năm 1951, Công ước về vị thế của người tị nạn ra đời, chỉ rõ định nghĩa về thế nào là một người tị nạn, quyền lợi của họ ra sao và nghĩa vụ pháp lý của họ là gì.
Theo Công ước, định nghĩa về người tị nạn là: " Một người có sự sợ hãi có cơ sở bị ngược đãi vì những lý do chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, hoặc do là thành viên của một nhóm xã hội cụ thể nào đó, hay vì quan điểm chính trị, đang ở ngoài đất nước mà người đó có quốc tịch và không thể, hoặc, do sự sợ hãi như vậy, không muốn tiếp nhận sự bảo vệ của quốc gia đó; hoặc người không có quốc tịch đang sống ở ngoài quốc gia mà trước đó hä đã từng cư trú do kết quả của những sự kiện đó mà không thể, hoặc do sự sợ hãi, mà không muốn trở lại quốc gia đó."
Dân tị nạn tập trung bên ngoài ga tàu hỏa Budapest chờ một chuyến đi tới các nước Châu Âu khác.
Không một thời điểm nào trong lịch sử lại chứng kiến cảnh nhiều người buộc phải rời khỏi tổ ấm của mình tìm một vùng đất mới để tránh chiến tranh, ngược đãi hơn thời điểm hiện tại. Theo số liệu từ Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc, số người phải rời khỏi nơi sinh sống tính đến cuối năm 2014 đã chạm tới con số 59.5 triệu người, trong khi 1 thập kỷ trước con số đó chỉ là 37.5 triệu người, chủ yếu do động đất núi lửa, khủng hoảng chính trị, quân sự gia tăng tại các nước Châu Phi, Trung Đông, Châu Âu, Châu Á.
Một trong những hệ quả rõ ràng nhất trong việc xung đột leo thang trên thế giới đó là người dân tại các nước bất ổn buộc phải tìm những biện pháp liều lĩnh nhất để thoát khỏi quốc gia mình đang sinh sống tới một vùng đất mới, phổ biến nhất là sử dụng thuyền băng qua đại dương. Ít nhất đã có 2000 người chết khi cô băng qua Địa Trung Hải tới các nước Châu Âu trong năm 2015.
3. Người xin tị nạn
Đây là những người đang đệ đơn tới một quốc gia để xin được tị nạn và đang đợi quyết định chính thức từ chính quyền nước nộp đơn sẽ chấp nhận hay từ chối họ. Nếu đơn xin tị nạn bị từ chối, hoặc người đệ đơn không thỉnh cầu được hưởng sự bảo vệ trong lúc chờ quyết định khác, họ sẽ phải tự nguyện rời khỏi nước sở tại trở về quốc gia mà họ mang quốc tịch, hoặc sẽ bị buộc phải về nước. Thông thường, khi tình hình quốc gia chưa có chuyển biến tốt, việc trở về này sẽ rất nguy hiểm.
Rất nhiều người bị bác đơn xin tị nạn tại Anh.
Một điều quan trọng khác, những người xin tị nạn đã từng có tiền án sử dụng hộ chiếu giả, hoặc cố tình trốn khỏi đất nước thông qua đường du lịch sẽ không có nhiều cơ hội được chấp thuận đơn xin tị nạn. Gia đình cậu bé Aylan chính là một trường hợp tiêu biểu cho việc bị từ chối đơn xin tị nạn. Chị gái của anh Abdullah, cô Teema Kurdi đã tài trợ cho gia đình 4 người tới Canada tị nạn và đoàn tụ với mình, tuy nhiên do một số sự phức tạp trong tình hình Thổ Nhĩ Kỳ, visa đã không đến tay gia đình Syria. Đây chính là nguyên nhân khiến họ phải liều lĩnh sử dụng thuyền cao su vượt Địa Trung Hải, mong tới được đảo Kos, Hi Lạp nhưng không may gặp bi kịch khi chỉ mới ra khơi được 4 phút.
Những người thất bại trong việc xin tị nạn tại các quốc gia buộc phải sử dụng các biện pháp tiêu cực nhất để thoát khỏi quốc gia đang sinh sống.
Theo các báo cáo, quốc gia có nhiều người xin tị nạn nhất là Đức, với khoảng 173.000 người nộp đơn. Mỹ đứng thứ hai với 121.000 đơn xin tị nạn được gửi đến, trong khi đó con số này ở Anh là 31.300 người, chiếm khoảng 0.24% dân số đảo quốc sương mù. Cuối năm 2014, tại Anh tổng cộng có 117.161 người tị nạn, 36.383 đơn xin tị nạn đang chờ giải quyết và 16 người không rõ vị thế.
Phần lớn số người tị nạn sẽ ở lại quốc gia mà họ tới, cũng có nghĩa là 86% số người tị nạn đang "trọ" tại các nước đang phát triển.
Nhưng có một vấn đề, bạn có phân biệt được rõ thế nào là dân nhập cư, dân tị nạn và người xin tin nạn? Những từ này đang được sử dụng không nhất quán và thường bị nhầm lẫn. Bài viết sau sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát nhất về 3 bộ phận những người rời bỏ quê hương đi tìm miền đất mới này.
1. Dân di cư
Theo định nghĩa, dân nhập cư là bộ phận những người chuyển đến định cư tạm thời, hoặc vĩnh viễn từ một khu vực, quốc gia tới một nơi khác sinh sống. Có rất nhiều lý do để người ta di cư, ví dụ như một người đi tới lao động tại địa phương khác, hoặc muốn tìm đến một địa phương tốt hơn cho việc phát triển công việc, những người này gọi là "Di dân kinh tế". Bên cạnh đó, còn có những người di cư vì lý do gia đình, lý do học tập... Còn có những người di cư vì mục đích chạy trốn tranh chấp hoặc trốn khỏi hoàn cảnh bị ngược đãi, nhóm người sẽ được gọi là "dân tị nạn".
Làn sóng di cư bùng nổ tại các nước nghèo.
Mặc dù cụm từ "dân di cư" từng mang ý nghĩa trung lập, thế nhưng trong thời gian gần đây cụm từ này dần bị biến tướng, mang ý nghĩa xấu với mục đích công kích và rất nặng mùi thành kiến. Tháng 8 năm nay, những người vượt Địa Trung Hải đến một vùng đất khác sẽ không còn được tính là "dân di cư" nữa, bởi theo thống kê của Liên hợp quốc, phần lớn người chết đuối khi cố tiến vào bờ biển Châu Âu đều là người chạy trốn chiến sự, ngược đãi và đói nghèo.
Tranh cãi cũng nổ ra khi người ta bắt đầu đem so sánh về mặt thuật ngữ giữa hai cụm từ "dân di cư" và "dân nhập cư". Ý nghĩa chung của từ di cư là hành động chuyển tới định cư tại một địa phương khác, trong khi "nhập cư" lại có phạm trù ý nghĩa nhỏ hơn, chỉ là một người chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác với mục đích sinh sống vĩnh viễn.
Theo thống kê từ Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), ước tính trong năm 2013 đã có tới 232 triệu người, tương đương 3,2% dân số thế giới sống ngoài quốc gia nơi họ sinh ra. Tỷ lệ di cư trong nước tại các quốc gia cũng ngày càng tăng mạnh.
2. Dân tị nạn
Một người được tính là dân tị nạn khi họ buộc phải rời bỏ quốc gia đang sinh sống nhằm mục đích chạy trốn khỏi chiến tranh, sự ngược đãi, hoặc thảm họa thiên nhiên. Năm 1951, Công ước về vị thế của người tị nạn ra đời, chỉ rõ định nghĩa về thế nào là một người tị nạn, quyền lợi của họ ra sao và nghĩa vụ pháp lý của họ là gì.
Theo Công ước, định nghĩa về người tị nạn là: " Một người có sự sợ hãi có cơ sở bị ngược đãi vì những lý do chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, hoặc do là thành viên của một nhóm xã hội cụ thể nào đó, hay vì quan điểm chính trị, đang ở ngoài đất nước mà người đó có quốc tịch và không thể, hoặc, do sự sợ hãi như vậy, không muốn tiếp nhận sự bảo vệ của quốc gia đó; hoặc người không có quốc tịch đang sống ở ngoài quốc gia mà trước đó hä đã từng cư trú do kết quả của những sự kiện đó mà không thể, hoặc do sự sợ hãi, mà không muốn trở lại quốc gia đó."
Dân tị nạn tập trung bên ngoài ga tàu hỏa Budapest chờ một chuyến đi tới các nước Châu Âu khác.
Không một thời điểm nào trong lịch sử lại chứng kiến cảnh nhiều người buộc phải rời khỏi tổ ấm của mình tìm một vùng đất mới để tránh chiến tranh, ngược đãi hơn thời điểm hiện tại. Theo số liệu từ Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc, số người phải rời khỏi nơi sinh sống tính đến cuối năm 2014 đã chạm tới con số 59.5 triệu người, trong khi 1 thập kỷ trước con số đó chỉ là 37.5 triệu người, chủ yếu do động đất núi lửa, khủng hoảng chính trị, quân sự gia tăng tại các nước Châu Phi, Trung Đông, Châu Âu, Châu Á.
Một trong những hệ quả rõ ràng nhất trong việc xung đột leo thang trên thế giới đó là người dân tại các nước bất ổn buộc phải tìm những biện pháp liều lĩnh nhất để thoát khỏi quốc gia mình đang sinh sống tới một vùng đất mới, phổ biến nhất là sử dụng thuyền băng qua đại dương. Ít nhất đã có 2000 người chết khi cô băng qua Địa Trung Hải tới các nước Châu Âu trong năm 2015.
3. Người xin tị nạn
Đây là những người đang đệ đơn tới một quốc gia để xin được tị nạn và đang đợi quyết định chính thức từ chính quyền nước nộp đơn sẽ chấp nhận hay từ chối họ. Nếu đơn xin tị nạn bị từ chối, hoặc người đệ đơn không thỉnh cầu được hưởng sự bảo vệ trong lúc chờ quyết định khác, họ sẽ phải tự nguyện rời khỏi nước sở tại trở về quốc gia mà họ mang quốc tịch, hoặc sẽ bị buộc phải về nước. Thông thường, khi tình hình quốc gia chưa có chuyển biến tốt, việc trở về này sẽ rất nguy hiểm.
Rất nhiều người bị bác đơn xin tị nạn tại Anh.
Một điều quan trọng khác, những người xin tị nạn đã từng có tiền án sử dụng hộ chiếu giả, hoặc cố tình trốn khỏi đất nước thông qua đường du lịch sẽ không có nhiều cơ hội được chấp thuận đơn xin tị nạn. Gia đình cậu bé Aylan chính là một trường hợp tiêu biểu cho việc bị từ chối đơn xin tị nạn. Chị gái của anh Abdullah, cô Teema Kurdi đã tài trợ cho gia đình 4 người tới Canada tị nạn và đoàn tụ với mình, tuy nhiên do một số sự phức tạp trong tình hình Thổ Nhĩ Kỳ, visa đã không đến tay gia đình Syria. Đây chính là nguyên nhân khiến họ phải liều lĩnh sử dụng thuyền cao su vượt Địa Trung Hải, mong tới được đảo Kos, Hi Lạp nhưng không may gặp bi kịch khi chỉ mới ra khơi được 4 phút.
Những người thất bại trong việc xin tị nạn tại các quốc gia buộc phải sử dụng các biện pháp tiêu cực nhất để thoát khỏi quốc gia đang sinh sống.
Theo các báo cáo, quốc gia có nhiều người xin tị nạn nhất là Đức, với khoảng 173.000 người nộp đơn. Mỹ đứng thứ hai với 121.000 đơn xin tị nạn được gửi đến, trong khi đó con số này ở Anh là 31.300 người, chiếm khoảng 0.24% dân số đảo quốc sương mù. Cuối năm 2014, tại Anh tổng cộng có 117.161 người tị nạn, 36.383 đơn xin tị nạn đang chờ giải quyết và 16 người không rõ vị thế.
Phần lớn số người tị nạn sẽ ở lại quốc gia mà họ tới, cũng có nghĩa là 86% số người tị nạn đang "trọ" tại các nước đang phát triển.