Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch Sử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch Sử. Hiển thị tất cả bài đăng

30.3.21

Lịch sử Ai Cập Pharaoh và kim tự tháp

Phanblogs Lịch sử Ai Cập Pharaoh và kim tự tháp Theo các nhà khảo cổ thì Ai Cập là một trong những nền văn minh cổ nhất của nhân loại. Mặc dù ngày nay người ta vẫn chưa xác định được nguồn gốc dân Ai Cập nhưng khoảng hơn bảy ngàn năm trước, người Ai Cập đã di cư đến vùng đồng bằng quanh lưu vực sông Nile rồi định cư tại đó. Truyền thuyết Ai Cập nói rằng tổ tiên của họ xuất phát từ một đại lục rất xa, nơi có nền văn minh rất cao nhưng vì biết nơi đó sẽ gặp nạn hồng thủy nên một số người đã đóng thuyền di cư đến vùng này. Có thể vì xuất thân từ một nền văn minh cao nên từ bảy ngàn năm trước, người Ai Cập đã có chữ viết, biết sử dụng toán học để xác định vị trí các tinh tú và xây cất những kiến trúc hùng vĩ như thế.




Lịch sử Ai Cập Pharaoh và kim tự tháp
Lịch sử Ai Cập Pharaoh và kim tự tháp
Các nhà sử học sắp xếp lịch sử Ai Cập ra làm 6 thời đại với 30 triều đại vua Pharaoh như sau:
1. Tiền sử Thời đại (Pre-historic Period): Khoảng 7000 năm đến 5000 năm trước Công nguyên. Đây là một thời đại mơ hồ với rất nhiều huyền thoại, truyền thuyết mà phần lớn các học giả người u cho là hoang đường, huyền hoặc, không đáng tin.
2. Nguyên sử Thời đại (Early Dynasties Period): Khoảng 5000 năm đến 4000 năm trước Công nguyên. Lúc đầu Ai Cập chia làm nhiều vùng, mỗi vùng có một sứ quân cai quản cho đến khi sứ quân Menes nổi lên đánh dẹp các sứ quân khác, thống nhất Ai Cập thành một quốc gia. Menes tự xưng là Pharaoh (Người Ở Nhà To Lớn), vừa là người vừa là thần linh, có quyền hành tuyệt đối và bất khả xâm phạm. Pharaoh Menes chia xã hội thành những giai cấp để dễ bề cai trị. Giai cấp thứ nhất là Pharaoh và gia đình, nắm quyền chỉ huy cai trị. Giai cấp thứ hai là giáo sĩ, phần lớn là những người có học thức cao, có nhiệm vụ làm trung gian giữa thần linh và con người. Giai cấp thứ ba là quí tộc, gồm các quan lại và quân nhân, nắm quyền giữ an ninh, trật tự trong các địa phương. Những giai cấp sau như thợ thuyền, thương buôn, công nghệ và nông dân có bổn phận phục vụ cho những giai cấp trên. Pharaoh Menes lập triều đình gồm các quan thu thuế, xử kiện, giữ sổ sách và đặc biệt ghi chép các biến cố lịch sử lên bia đá nên từ đó lịch sử Ai Cập được đời sau biết đến.
3. Cổ sử Thời đại (Old Kingdom Period): Khoảng 4000 năm đến 3000 năm trước Công nguyên. Đây là thời đại rất đặc biệt với 6 triều đại và 32 Pharaoh mà vị nào cũng cho xây cất, kiến tạo những Kim Tự Tháp, đền đài, lăng tẩm hết sức hùng vĩ. Cũng trong thời đại này, người Ai Cập bắt đầu sử dụng thuyền buồm, bánh xe, nấu thủy tinh, luyện kim và xây các đập nước, kinh đào để dẫn nước vào ruộng.
4. Trung sử Thời đại (Middle Kingdom Period): Khoảng 3000 năm đến 2000 năm trước Công nguyên. Thời đại này gồm có 7 triều đại và hơn 100 Pharaoh. Đây là giai đoạn xã hội Ai Cập suy đồi nhiều vì đa số các Pharaoh chỉ lo hưởng thụ các tiện nghi vật chất chứ ít chịu phát triển hay xây dựng. Đây cũng là giai đoạn mà nền tôn giáo cổ Ai Cập thoái hóa thành các hình thức mê tín dị đoan nên việc sử dụng tà thuật, bùa chú rất thịnh hành. Nhiều người đã gọi thời đại này là thời đại của các giáo sĩ vì quyền hành của họ vượt xa Pharaoh. Hầu hết chủ trương tôn thờ Amun (Đa thần giáo) với các nghi thức thờ cúng, tế thần và giết nô lệ để chuộc tội.
5. Tân Sử Thời đại (New Kingdom Period): Khoảng 2000 năm đến 1000 năm trước Công nguyên. Thời đại này gồm 8 triều đại và 20 Pharaoh mà người nào cũng gây chiến với các nước láng giềng. Các nhà viết sử đã đề cao thời đại này như giai đoạn huy hoàng nhất lịch sử Ai Cập với các chiến công hiển hách, các đền đài lăng tẩm được xây cất to lớn vĩ đại hơn những triều vua trước. Hầu hết những Pharaoh thời này đều là những bạo chúa khát máu, chỉ trừ một Pharaoh duy nhất bị lịch sử chê trách là nhu nhược, hèn yếu vì đã từ bỏ truyền thống cũ để cổ xướng một sự thay đổi chưa từng có trong lịch sử Ai Cập. Pharaoh Akhenaten đã từ bỏ việc thờ cúng thần Amun mà chủ trương tôn thờ Aten (Độc thần giáo) hay chân lý tuyệt đối trong vũ trụ.
Trong 17 năm cai trị của ông, Ai Cập không hề gây chiến tranh mà chỉ phát triển rất mạnh về phương diện nghệ thuật, văn chương, đặc biệt là thơ phú. Các nhà khảo cổ đã gọi Akhenaten là "Pharaoh thi sĩ" vì ông đã để lại nhiều bài thơ khắc trên bia đá, thạch trụ rất đặc biệt. Sau khi Akhenaten qua đời, các vị Pharaoh đời sau lại phục hồi việc thờ cúng thần Amun và gây chiến với các nước chung quanh. Triều đại Seti mở rộng biên giới Ai Cập ra khắp bán đảo Ả Rập. Triều đại Ramses tiếp tục công cuộc xâm lăng các nước láng giềng, thu hoạch rất nhiều chiến lợi phẩm và nô lệ, mang về Ai Cập để xây cất các đền đài vĩ đại chưa từng có. Tuy nhiên cuộc chiến tranh kéo dài hàng trăm năm này đã mang lại một hậu quả rất khốc hại cho người Ai Cập. Vì đa số chỉ quen chém giết, cướp bóc chứ không còn biết xây dựng cho nên khi không còn kẻ thù nào để chinh phục, họ quay ra chém giết, bóc lột và tàn sát lẫn nhau khiến xã hội Ai Cập trở nên hỗn loạn, vô trật tự, suy yếu và theo thời gian trở thành mồi ngon cho Syria và Ba Tư. Đây cũng thời đại tự chủ cuối cùng của người Ai Cập vì trong suốt 2000 năm sau, Ai Cập hoàn toàn nằm dưới ách cai trị và bảo hộ của các quốc gia khác.
6. Ngoại thuộc Thời Đại (Domination Period): Khoảng gần 1000 năm trước Công nguyên cho đến cận đại. Giai đoạn này Ai Cập mất quyền tự chủ và bị đặt dưới ách cai trị của các cường quốc khác. Lúc đầu họ bị người Syria xâm lăng, chiếm đoạt phần lớn đất đai; sau đó Ai Cập lại bị Ba Tư, Hy Lạp, La Mã, Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ, và cuối cùng là các cường quốc u châu như Pháp và Anh xâm chiếm, cai trị. Mặc dù trên nguyên tắc, Ai Cập vẫn được duy trì chế độ quân chủ (có vua và triều đình), nhưng suốt thời gian mấy ngàn năm, hầu hết các nhà lãnh đạo Ai Cập chỉ là những vị vua bù nhìn, vô quyền, làm tay sai cho những thế lực ngoại bang. Nền văn hóa phong phú của họ bị thay thế bằng một thứ văn hóa ngoại lai, lúc đầu chịu ảnh hưởng Ba Tư, Hy Lạp; sau bị đồng hóa với văn hóa Ả Rập. Ngay cả chữ viết của Ai Cập cũng hoàn toàn bị thay thế bằng chữ Hy Lạp và chữ Ả Rập. Đầu thế kỷ 18, tiếng Pháp trở nên ngôn ngữ chính rồi qua thế kỷ 19, tiếng Anh được sử dụng trong các văn kiện, giấy tờ và ngay cả hiến pháp quốc gia. Năm 1952, tướng Gamal Nasser truất phế hoàng đế bù nhìn Farouk, lập chế độ Cộng hòa Ai Cập và trở thành vị tổng thống đầu tiên của xứ này. Kể từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên cho đến thế kỷ 20, Ai Cập mới thực sự giành được độc lập.

NHỮNG PHARAOH SAU AKHENATEN

Lịch sử Ai Cập Pharaoh và kim tự tháp
Lịch sử Ai Cập Pharaoh và kim tự tháp
Sau khi Akhenaten qua đời, Tể tướng Smenkere lên ngôi Pharaoh nhưng ông nầy chỉ cai trị được hai năm thì chết. Người con duy nhất của ông tên Tut khi đó mới 12 tuổi, lên ngôi lấy hiệu là Tutankhamun (Tut tôn thờ Amun). Điều này cho thấy chỉ một thời gian ngắn, các giáo sĩ phái Amun đã phục hồi ảnh hưởng và thế lực với triều đình. Trước khi chết, Pharaoh Smenkere chỉ thị cho Tut phải lấy Ankhense, con gái lớn của Akhenaten làm hoàng hậu và phong cho cô này tước hiệu là Akhenseamun (Akhen tuân phục Amun). Pharaoh Tutankhamun (thường được gọi là King Tut) cũng chỉ cai trị được 6 năm thì qua đời. Vì ông chưa có con nối dõi nên ngôi vị Pharaoh được truyền cho Tể tướng Horemheb.
Pharaoh Horemheb cai trị Ai Cập được 28 năm. Ông đặt ra một nền quân chủ pháp trị rất nghiêm khắc, áp dụng kỷ luật thép cho các trai tráng trong nước. Dưới sự lãnh đạo của Horemheb, Ai Cập đã có những lực lượng quân sự hùng hậu, thiện chiến hơn những Pharaoh đời trước.
Vị chỉ huy, tướng Seti, đã dẫn quân chinh phạt khắp nơi và nổi tiếng là một trong những vị tướng khát máu nhất lịch sử Ai Cập. Seti chủ trương phải tiêu diệt các tiểu quốc quanh vùng, bắt những người này làm nô lệ cho người Ai Cập. Người Do Thái, vì sống tại Palestine gần đó, đã trở thành những nạn nhân đầu tiên. Seti để lại câu nói bất hủ: "Nếu người Do Thái được tự do, người Ai Cập không thể ngóc đầu lên được".
Sau khi Pharaoh Horemheb qua đời, Seti đã giết luôn mười hai người con của Horemheb rồi tự xưng làm Pharaoh. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ai Cập, một tướng lãnh đã soán ngôi Pharaoh một cách công khai, không sợ lịch sử phê phán hay thần linh trừng phạt. Việc này cũng tạo ra một tiền lệ cho những đời vua sau đó. Triều đại Seti kéo dài được ba đời thì vị hoàng đế Seti đời thứ tư bị một tướng lãnh khác là Ramses giết chết.
Triều đại Ramses kéo dài được tám đời và được các nhà chép sử coi là triều đại vẻ vang nhất lịch sử Ai Cập. Các Pharaoh này đã liên tiếp gây chiến tranh với các nước chung quanh, chiếm đoạt rất nhiều tài nguyên và nô lệ để xây cất những đền đài lăng tẩm vĩ đại, chưa từng có. (Lịch sử ghi nhận, dưới sự lãnh đạo của nhà tiên tri Moise, người Do Thái được trả tự do vào đời Ramses thứ tư - Chương Exodus trong Kinh Thánh).
Sau triều đại Ramses, xã hội Ai Cập trở nên thoái hóa, hỗn loạn, vô trật tự vì các vua chúa và tướng lãnh không ngừng tranh chấp lẫn nhau. Không một vị vua nào cai trị được quá 4 năm. Có nhiều người chỉ lên ngôi được vài tháng đã bị giết. Triều đình hỗn loạn, quan lại tham những, giới quí tộc lo bóc lột, xã hội suy đồi, kinh tế kiệt quệ, kẻ mạnh đàn áp người yếu, dân chúng đói khổ lầm than nên chỉ ít lâu sau, Ai Cập trở thành miếng mồi ngon cho người Syria.
Dưới sự cai trị của Syria, phần lớn các đền đài, lăng tẩm của vua chúa Ai Cập bị đập phá và dân Ai Cập phải cam chịu cảnh làm nô lệ cho người Syria, một giống dân mà khi xưa họ vẫn khinh là man di mọi rợ. Ít lâu sau, người Ba Tư đánh đuổi người Syria, chiếm Ai Cập và đặt xứ này dưới ách cai trị của họ trong suốt 260 năm.
Khoảng 322 năm trước Công nguyên, Hoàng đế Alexander của Hy Lạp khởi binh đánh đuổi người Ba Tư và chiếm Ai Cập. Tuy nhiên đối với các nhà chép sử Ai Cập thì đây là một cuộc giải phóng chứ không phải xâm lăng. Sở dĩ người Ai Cập có cảm tình với Hy Lạp vì Hoàng đế Alexander không những thông hiểu phong tục, tập quán của Ai Cập một cách tường tận mà còn tỏ ra tôn trọng các truyền thống văn hóa, tôn giáo của xứ này. Có lẽ Hoàng đế Alexander sở hữu một kiến thức rộng về Ai Cập vì thày dạy học của ông là hiền triết Aristotle, vốn là môn đệ của môn phái triết học do một người Ai Cập tên là Sinuhe khởi xướng. Học trò môn phái này đều là những triết gia nổi danh của Hy Lạp như Socrates, Plato, Aristotle, Pythagore, Thales, Lycurge, Solon, Jamblicus, Horedotus, Epitetus v.v…
Vì người Ai Cập xem Alexander như một nhà giải phóng xứ này khỏi ách ngoại xâm nên các giáo sĩ Ai Cập đã phong cho ông làm Pharaoh Ai Cập. Tuy nhiên chỉ ít lâu sau, Alexander lại lên đường tiếp tục công cuộc chinh phục các xứ khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Syria, A Phú Hãn và Ấn Độ. Ông ban sắc lệnh đặt Ai Cập là đất bảo hộ, cho thiết lập một chế độ quân chủ tự trị nhưng bắt các Pharaoh Ai Cập hằng năm phải triều cống Hy Lạp. Không những thế, ông vẫn để một lực lượng quân đội lớn chiếm đóng xứ này để giám sát mọi việc nên chỉ ít lâu sau, nhiều tướng lãnh Hy lạp đã trở nên Pharaoh cai trị xứ này.
Khi Hy Lạp suy vong thì La Mã trở nên một thế lực quan trọng, kiểm soát toàn vùng Địa Trung Hải và xâm lăng Ai Cập. Lúc đó trong triều đình Ai Cập đang có việc tranh chấp ngôi vị Pharaoh. Công chúa Cleopatra sử dụng nữ sắc để lung lạc Hoàng đế Ceasar của La Mã khiến ông này phong cô làm Pharaoh.
Sau khi Caesar qua đời, Hoàng đế La Mã Augustus ban sắc lệnh sáp nhập Ai Cập thành một phần của đế quốc La Mã. Một lần nữa, người Ai Cập lại nai lưng ra phục vụ các triều vua La Mã cho đến khi đế quốc La Mã suy vong thì người Ả Rập xâm chiếm Ai Cập, đặt ra chế độ Caliphs để cai trị xứ này.
Từ đó hết quốc gia này đến quốc gia khác thay phiên nhau chiếm đóng, đô hộ Ai Cập cho đến thế kỷ 20, người Ai Cập mới thực sự giành lại chủ quyền.

CHỮ VIẾT AI CẬP

Lịch sử Ai Cập Pharaoh và kim tự tháp
Lịch sử Ai Cập Pharaoh và kim tự tháp
Từ 7000 năm trước Công nguyên, người Ai Cập đã có chữ viết, một thứ chữ tượng hình rất phong phú. Các nhà khảo cổ đã tìm được những tài liệu khắc trên đá đề cập đến vị trí các tinh tú cũng như ảnh hưởng thời tiết trong việc cấy cày ghi khắc vào năm 6700 trước Công nguyên.
Khi Ai Cập bị Ba Tư, Hy Lạp và Ả Rập cai trị thì văn hóa xứ này bị pha trộn với các ảnh hưởng ngoại lai nên dần dần thoái hóa, suy đồi. Mặc dù tiếng nói còn được sử dụng trong một thời gian nhưng chữ viết Ai Cập đã bị thất truyền vào khoảng đầu thế kỷ thứ ba sau Công nguyên.
Sử gia Julius ghi nhận không một người Ai Cập nào còn đọc được chữ viết của dân tộc họ nữa mà chỉ sử dụng chữ Hy Lạp, La Mã hoặc Ả Rập. Vì thế đa số người Ai Cập không hiểu được những giòng chữ ghi khắc trong các đền đài, lăng tẩm, cổ mộ, bia đá, thạch trụ nên chẳng mấy ai biết gì về nguồn gốc cũng như gia sản văn hóa phong phú mà cha ông họ đã để lại. Có lẽ vì thế người Ai Cập đã chấp nhận văn hóa Ả Rập như văn hóa chính thức của họ và trong mấy ngàn năm dài, lịch sử và văn hóa Ai Cập chỉ là những huyền thoại mơ hồ được kể lại trong những câu chuyện truyền khẩu chốn dân gian mà thôi.
Năm 1798, Hoàng đế Napoleon đem quân xâm chiếm Ai Cập. Ông cho xây cất những pháo đài quanh vùng duyên hải để ngăn ngừa tầm hoạt động của hải quân Anh. Trong lúc xây cất pháo đài nằm cạnh hải cảng Rosetta, Trung sĩ Pháo binh Boussard đã tìm được một khối đá màu đen trên có ghi khắc 54 giòng chữ Ai Cập và một bản dịch bằng tiếng Hy Lạp phía dưới. Chính nhờ thế mà nhà khảo cứu cổ ngữ Champollion mới nghiên cứu, sắp đặt lại các mẫu tự Ai Cập và phục hồi văn tự đã thất truyền này.
Qua công trình nghiên cứu của Champollion, các nhà khảo cổ đã dựa theo đó để phiên dịch các chữ viết ghi khắc trong các đền đài, cổ mộ, thạch trụ và phục hồi các chi tiết lịch sử Ai Cập cũng như góp phần phục hưng nền văn hóa phong phú này. Các công cuộc nghiên cứu về văn hóa Ai Cập bắt đầu khoảng cuối thế kỷ 19 qua sự khai quật các ngôi cổ mộ và đến nay đã hé mở cho chúng ta thấy được một phần về nền văn minh đã bị vùi lấp dưới lớp cát sa mạc này.







28.4.19

30-4-1975

Phanblogs 30-4-1975 Bài học lịch sử dạy chúng ta rằng: Bất cứ triều đại nào, chế độ nào cũng chỉ là tạm thời, cũng chỉ là giai đoạn, đất nước và dân tộc mới là vĩnh cữu.

Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Cũng tại nơi đây, đã từng diễn ra những cuộc "chọi loa", "chọi cờ" quyết liệt trong Chiến tranh Việt Nam[1][2]. Thời kỳ đó, cầu Hiền Lương là ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai miền: miền Bắc do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý, miền Nam do Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hoà quản lý, trong suốt 21 năm, từ năm 1954 đến năm 1975.



Bức điện ghi ngày 7/4/1975 với nội dung “thần tốc thần tốc hơn nữa, táo bạo táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới chiến trường giải phóng miền nam, quyết chiến và toàn thắng. Truyền đạt tức khắc tới Đảng viên, chiến sỹ”, bên dưới ký một chữ Văn, được ra đời từ Tổng hành dinh chỉ huy chiến dịch nhà D67 trong khu vực thành cổ Hà Nội. Bức điện lập tức được giao ban cơ yếu mã hóa và được truyền đến chỉ huy các cánh quân tham gia giải phóng miền Nam.


30 tháng 4, 1975

Rác của những đôi giày trận trên đường ở ngoại ô Sài Gòn, do những người lính QLVNCH bỏ rơi khi cởi bỏ đồng phục của họ để che giấu lý lịch của họ. Người nhiếp ảnh gia nói "Tôi sẽ không bao giờ quên những đôi giày và những âm thanh ồn ào, đập đồm độp, thìn thịt khi chúng tôi lái xe đi ngang. Hàng chục năm chiến tranh đã qua, và cuối cùng chúng tôi đã có hòa bình.
Hình ảnh của: Dương Thanh Phong/Another Vietnam/National Geographic Books


Tháng 5, 1975

Những cụ già từ hai miền Bắc và Nam ôm nhau, vì đã còn sống để thấy Việt Nam thống nhất và chưa bị các cường quốc nước ngoài xâm chiếm.
Hình ảnh của: Võ Anh Khanh/Another Vietnam/National Geographic Books

Lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam,
sau là quốc kỳ của Cộng hòa miền Nam Việt Nam


Mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam

13.1.14

ngoại giao, sắc phong, triều cống

Phanblogs
ThS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Khoa Việt Nam học, ĐHSPHà Nội
Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí đã nhận xét rất đúng khi nói rằng: “Trong việc trị nước, hoà hiếu với nước láng giềng là việc lớn…Nước Việt ta có cả cõi đất phía Nam mà thông hiếu với Trung Hoa, tuy nhân dân dựng nước có quy mô riêng, nhưng ở trong thì xưng đế, mà đối ngoại thì xưng vương, vẫn chịu phong hiếu, xét lý thế lực phải như thế”[1; 135].
Cừu Anh chức cống đồ (仇英职贡图) do họa gia Cừu Anh vẽ khoảng đầu thế kỷ XVI. Họa phẩm mô tả các sứ đoàn sang triều cống hoàng đế Tống. Sứ đoàn Đại Việt (triều Lý) đem theo một con voi đen và hai con voi trắng, mang lệnh kỳ màu đỏ

“Xét lý thực phải như thế” – đó là cách nói của Phan Huy Chú. Nếu chúng ta nói theo cách nói ngày nay thì có thể hiểu đó là chủ nghĩa hiện thực trong chính sách đối ngoại với đại đế quốc phong kiến Trung Quốc thửa trước. Cái “lý” mà Phan Huy Chú đề cập đến ở đây thực chất là: nếu con “cá lớn” Trung Quốc mà định “nuốt” con “cá bé” Việt Nam thì chúng ta sẵn sàng “tiếp đón” và “tống tiễn” nó đi. Khi nó ra đi rồi thì chúng ta lại cư xử mềm mỏng, mềm mỏng nhưng ngoan cường, không yếu hèn để buộc các triều đại phong kiến Trung Quốc phải tôn trọng mình. Đây như đã thành một nguyên tắc chi phối quan hệ ngoại giao của Việt Nam với Trung Quốc suốt các triều đại phong kiến. Nguyên tắc ấy là xuất phát điểm cho mọi hoạt động ngoại giao của nước ta thời bấy giờ, trong đó có hoạt động cầu phong của các triều đại phong kiến Việt Nam với Trung Quốc.
Có thể nói, trong thời đại phong kiến, vấn đề “sách phong” là một trong hai cơ sở chủ yếu (bên cách việc “triều cống”) để xây dựng nên quan hệ ngoại giao giữa các vương triều phong kiến Việt Nam và Trung Quốc. Chúng ta có thể xem đây là “một kiểu quan hệ đặc biệt, kinh nghiệm trên thế giới chỉ thấy có trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng mà Việt Nam thường được xem là một thí dụ điển hình, với tất cả tính chất phức tạp, nhiều mặt của nó“[3;49].
Nói đến vấn đề “sách phong” giữa các triều đại phong kiến Việt Nam với Trung Quốc nhưng thực tế hoạt động cầu phong ấy chỉ thực sự bắt đầu thực hiện từ thế kỷ X (từ thời Ngô Xương Ngập), sau khi Việt Nam đã thoát ra khỏi ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc, giành lại được nền độc lập hoàn toàn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc là, chỉ khi nào bị thất bại về mặt quân sự, phải trao trả chủ quyền đất nước cho Việt Nam thì Trung Quốc mới chịu phong vương cho nước ta. Chính Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí cũng đã chỉ rõ đặc điểm này:”Nước ta từ thời Hùng Vương mới bắt đầu thông hiếu với Trung Quốc, nhưng danh hiệu còn nhỏ, không được dự vào hàng chư hầu triều hội của nhà Minh đường. Rồi bị Triệu Đà kiêm tính, nhà Hán phong Đà làm Nam Việt Vương, chỉ được sánh với chư hầu của Trung Quốc, chứ chưa từng được nêu là một nước. Đến sau nội thuộc vào nhà Hán nhà Đường, bèn thành quận huyện. Đến khi Đinh Tiên Hoàng bình định các sứ quân, khôi phục mở mang bờ cõi, bấy giờ điển lễ sách phong của Trung Quốc mới nhận cho đứng riêng là một nước“[1, 136].
Vậy là xét về thực chất, việc Trung Quốc phong vương cho Việt Nam trước hết là công nhận vị trí độc lập của Việt Nam theo điển lễ đã được xác định của Trung Quốc với các nước có quan hệ triều cống và thụ phong. Và đối với Việt Nam, nước có biên giới ngay sát đại đế quốc phong kiến Trung Quốc, lại đã từng bị Trung Quốc xâm chiếm hàng ngàn năm, thì việc cầu phong luôn được sử dụng như một phương sách ngoại giao để giữ mối quan hệ hoà hiếu với nước láng giềng Trung Quốc.
Hoạt động cầu phong ấy kéo dài đến thời vua Tự Đức (triều Nguyễn), bởi đến năm 1885 với hoà ước Thiên Tân giữa Pháp và Trung Hoa thì đã chấm dứt vĩnh viễn quan hệ thượng quốc – chư hầu giữa Việt Nam với Trung Quốc.
1. Nguyên nhân của hoạt động cầu phong trong quan hệ bang giao giữa Việt Nam với Trung Quốc thời phong kiến
Họa phẩm được in trong cuốn An Nam lai uy đồ sách (安南來威圖冊), xuất bản dưới triều Minh Mục Tông (1567 – 1572). Người đứng trong chính điện là sứ thần triều Minh, người lạy chào là Thượng hoàng Mạc Đăng Dung , địa điểm này là trấn Nam Giao quan, năm 1540.
Họa phẩm được in trong cuốn An Nam lai uy đồ sách (安南來威圖冊), xuất bản dưới triều Minh Mục Tông (1567 – 1572). Người đứng trong chính điện là sứ thần triều Minh, người lạy chào là Thượng hoàng Mạc Đăng Dung , địa điểm này là trấn Nam Giao quan, năm 1540.
Có thể nói, dưới thời đại phong kiến ở nước ta, các vị vua sau khi giành được chính quyền đều có mong muốn xin phong vương với Trung Hoa. Cái lý buộc các vua phong kiến Việt Nam xin phong vương cũng như các triều vua trước đó là ở cái thực tế: Việt Nam là một nước nhỏ, sát cạnh ngay một quốc gia phong kiến Trung Hoa lớn gấp nhiều lần, lại thường xuyên có mưu đồ thôn tính Việt Nam. Vì thế, để đảm bảo an ninh, để có thể duy trì quan hệ hoà hiếu với nước láng giềng khổng lồ ấy, các vua nước ta phải có đường lối đối ngoại “mềm dẻo”, “lấy nhu, thắng cương”, giả danh “thần phục”, cầu phong Trung Quốc.
Hơn nữa, khi cầu phong Trung Quốc, bên cạnh lợi ích dân tộc, các vị vua ở nước ta còn tính đến lợi ích giai cấp dòng họ mình, bởi ngay từ đầu họ đã nhận thấy sự cần thiết phải khẳng định chính thống, hợp pháp hoá sự tồn tại của triều đại mình, để ổn định “nhân tâm” và cũng là để làm chỗ dựa hậu thuẫn bảo vệ quyền lợi lâu dài của dòng họ. Điều này đồng nghĩa với việc họ phải sớm được “thiên triều” Trung Quốc phong hiệu.
Không những vậy, các vị vua dưới thời phong kiến nước ta cũng nhận thức sâu sắc được cần có sự phong vương của Thiên triều để khẳng định vai trò của mình với các nước trong khu vực. Có như vậy mới thực hiện được ý muốn của các triều đại phong kiến Việt Nam: tự coi mình như một “Trung Quốc” nhỏ hơn ở phía Nam đối với các nước chư hầu, ngang hàng với nước Trung Quốc ở phía Bắc. Điều này được thể hiện đặc biệt rõ nét dưới thời nhà Nguyễn.
Trong khi đó, bản thân Trung Quốc cũng sẵn lòng chấp nhận việc cầu phong của các vị vua nước ta vì một mặt nó là phương tiện giao hảo, duy trì không để quan hệ giữa Trung Quốc – Việt Nam bị cắt đứt, mặt khác để cốt giữ lấy cái quan hệ giữa “thiên triều” Trung Hoa với “phiên thần” Việt Nam như là một nhu cầu thiết thân về cả lợi ích chính trị lẫn kinh tế của mình. Do đó, sau những đoàn sứ bộ của nước ta sang cầu phong, các vua Trung Quốc đã cử sứ sang ban sắc phong cho các vua Việt Nam.
Vì những lí do ấy, suốt từ thời Ngô (từ Ngô Xương Ngập) đến thời Nguyễn, các vị vua phong kiến Việt Nam ngay khi lên ngôi, việc đầu tiên là xin phong vương của các hoàng đế Trung Hoa.
2. Nội dung của hoạt động cầu phong giữa Việt Nam với Trung Quốc thời phong kiến
Mạc Đăng Dung (莫登庸, 1483 – 1541) lạy thánh chỉ của hoàng đế Minh Thế Tông (明世宗, 1507 – 1567). Tranh in trong cuốn An Nam lai uy đồ sách.
Mạc Đăng Dung (莫登庸, 1483 – 1541) lạy thánh chỉ của hoàng đế Minh Thế Tông (明世宗, 1507 – 1567). Tranh in trong cuốn An Nam lai uy đồ sách.
Sau đây là bảng thống kê việc các vua nước ta cử sứ giả sang Trung Quốc cầu phong và việc vua Trung Quốc ban sắc phong cho ta từ triều Ngô (bắt đầu dưới thời Ngô Xương Ngập) đến triều Nguyễn (Theo Ngô Sỹ Liên và các sử thần triều Lê, 1967-1972. Đại Việt sử ký toàn thư. Nxb KHXH, tập 1,2,3,4; Phan Huy Chú, 1961.Lịch triều hiến ch­ương loại chí - Bang giao chí, bản dịch. Nxb Sử học, Hà Nội; Quốc sử quán triều Nguyễn, 1993.Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, phần chính biên, Nxb Thuận Hoá, gồm 15 tập và Quốc sử quán triều Nguyễn, 1962-1978. Đại Nam thực lục, Nxb KHXH, gồm 38 tập.)

Tên các
triều đại
Nước ta sang Trung Quốc
cầu phong
Sắc phong của hoàng đế
Trung Quốc ban cho vua Đại Việt
1. Triều Ngô- Ngô Quyền chưa sang xin phong vương. - 954: Ngô Xương Ngập sai sứ sang vua Nam Hán là Lưu Xưởng xin phong vương.- Phong làm Tĩnh hải quân tiết độ sứ.2. Triều Đinh- 972: Đinh Tiên Hoàng sai con là Đinh Liễn sang Tống xin phong vương.- Phong Đinh Tiên Hoàng làm Giao chỉ quận vương.
- Phong Đinh Liễn làm Kiểm hiệu thái sư tĩnh hải quân tiết độ sứ An nam đô hộ.
- 975: Phong Đinh Tiên Hoàng làm Nam Việt Vương và Đinh Liễn làm Giao chỉ quận vương.
3. Triều Lê- 980: Lê Đại Hành sai 2 sứ thần là Giang Cự Vọng và Vương Thiệu Tộ sang xin vua Tống phong Vương.- Vua Tống không cho. - 985: Vua sai sứ sang Tống xin lĩnh chức Tiết trấn.- Vua Tống phong Lê Đại Hành chức Tiết trấn.
- 986: Vua Tống sai sứ sang phong cho Lê Đại Hành chức Kiểm hiệu thái bảo sử trì tiết đô đốc Giao Châu chư quân sự, An Nam đô hộ, Tĩnh hải quân tiết độ sứ, Giao châu quản nội quan sát xử trí đằng sứ, kinh triệu quận hầu.
- 988: Vua Tống phong cho làm Kiểm hiệu thái uý.
- 993: Phong làm Giao chỉ quân vương.
- 997: Phong làm Nam Bình vương kiêm thị trung.
- 1010: Phong Lý Thái Tổ chức Kiểm hiệu thái phó, Tỉnh hải tiết độ sứ quan sát sứ, xử trí sứ, An Nam đô hộ, Ngư sử đại phu, Thượng trụ quốc giao chỉ quận vương.
Sau thêm Đồng binh chương sự.
- 1012: Phong thêm: Khai phủ nghị đồng tam ti.
- 1014: Phong thêm Bảo Tiết Thủ Chính công thần.
- 1018: Phong thêm: Kiểm hiệu thái uý.
- 1022: Phong thêm Kiểm hiệu Thái sư.
- 1028: Phong thêm Thị Trung Nam Việt vương.
- 1028: Phong cho vua Lý Thái Tông làm An Nam đô hộ giao chỉ quận vương.
- 1032: Phong thêm: Đồng Trung Thư môn hạ bình chương sự.
- 1034: Phong thêm Kiểm hiệu thái sư.
- 1038: Phong vua làm Nam Bình Vương.
- 1055: phong Tăng Thị Trung Nam Việt Vương.
 - 1055: Vua Lý Thánh Tông sai sứ sang Tống cáo tang.- 1055: Sách phong vua Lý Thánh Tông làm Kiểm hiệu thái uý tĩnh hải quân tiết độ sứ, An Nam đô hộ giao chỉ quận vương.
- 1064: Phong thêm: Đồng trung thư môn hạ bình chương sự.
- 1068: tiến Nam Bình Vương.
- 1074: phong vua Lý Nhân Tông làm Giao chỉ Quận vương.
- 1086: phong vua làm Nam Bình Vương.
- 1130: Phong vua Lý Thần Tông làm Giao chỉ quận vương.
 - 1138: Vua Lý Anh Tông sai sứ sang Tống cáo tang Thần Tông.- 1138: Phong vua Lý Anh Tông làm Giao chỉ quân vương.
- 1175: Đặc cách phong vua làm An Nam Quốc Vương([1]).
- 1177: Phong vua Lý Cao Tông làm An Nam Quốc Vương.
5.Triều Trần- 1229: Vua Trần Thái Tông sai sứ sang thăm nước Tống.- 1229: Phong vua Trần Thái Tông làm An Nam quốc vương. - 1261: Vua Trần Thánh Tông sai sứ sang thăm nước Mông Cổ.- 1261: Vua Mông Cổ phong vua Trần Thánh Tông làm An Nam Vương.
- 1262: Nhà Tống phong vua làm An Nam Quốc vương, gia phong thượng hoàng làm An Nam đại vương.
 - 1290: Thượng hoàng (Thánh Tông) băng, sai Đình Giới sang báo tang và xin phong.
- 1368: Vua Trần Dụ Tông sai sứ sang thăm nhà Minh.
- Nhà Nguyên không cho sứ sang phong.

- 1368: Vua Minh Thái Tổ phong cho vua Trần Dụ Tông làm An Nam Quốc Vương.
6. Triều Hồ- 1403: Hồ Hán Thương sai sứ sang Minh xin cầu phong.- 1403: Nhà Minh phong Hồ Hán Thương làm An Nam Quốc Vương.7. Triều Lê sơ- 1427: Vua Lê Thái Tổ sai người dâng biển cầu phong cho Trần Cảo.
- 1429: Vua Lê Thái Tổ sai sứ sang xin sách phong.

- 1434: Vua Lê Thái Tông sai sứ sang báo tang Thái Tổ và cầu phong
- 1427: Nhà Minh Phong Trần Cảo làm An Nam Quốc Vương.


- 1431: phong vua Lê Thái Tổ quyền thự An Nam Quốc sử.

- 1435: Quốc vương đem sắc cho vua Lê Thái Tông quyền coi việc nước.
 - 1442: Vua Lê Nhân Tông sai sứ sang báo Tang Thái Tông và cầu Phong.
- 1460: Vua Lê Thánh Tông sai sứ sang cầu phong.

 - 1497: Vua Lê Hiến Tông sai sứ sang báo tang Thánh Tông và cầu phong.
- 1504: Vua Lê Dục Tông sai sứ sang báo tang Hiến Tông và cầu phong.
- 1510: Vua Lê Tương Dực sai sứ sang cầu phong.



- 1462: Phong vua Lê Thánh Tông làm An Nam Quốc Vương.
- 1499: Phong vua Lê Hiến Tông làm An Nam Quốc Vương.
- 1506: Phong vua Lê Dục Tông làm An Nam Quốc Vương.
- 1513: Phong vua Lê Tương Dực làm An Nam Quốc Vương.
8. Triều Mạc.- 1540: Mạc Đăng Dung sai sứ mang hàng biển sang Yên Kinh cầu phong.- 1540: Phong cho Mạc Đăng Dung làm Đô Thống Sứ, ấn bạc nha môn tòng nhị phẩm, ấn khắc chữ: An Nam Đô Thống Sứ Ti.9. Triều Lê Trung Hưng- 1597: Vua Lê Thế Tông sai sứ sang cầu phong.

- 1637: Vua Lê Thần Tông sai sứ sang cầu phong.
- 1598: phong vua Lê Thế Tông làm An Nam Đô Thống Ti Đô Thống Sứ.
           - 1647: Phong cho Thần Tông (lúc này là Thái thượng hoàng) làm An Nam Quốc Vương.
- 1651: Phong cho chúa Trịnh là Phó Quốc Vương.
- 1667: Phong vua Lê Huyền Thông làm An Nam Quốc Vương.
- 1683: Phong vua Lê Hy Tông làm An Nam Quốc Vương.
- 1719: Phong vua Lê Dụ Tông làm An Nam Quốc Vương.
- 1734: Phong vua Lê Thuần Tông làm An Nam Quốc Vương.
- 1761: Phong vua Lê Hiển Tông làm An Nam Quốc Vương.
- 1778: phong Lê Chiêu Thống làm An Nam Quốc Vương.
10. Triều Tây Sơn- 1789: Vua Quang Trung cử sứ bộ sang xin phong vương.
- 1792: Vua Quang Toản cho sứ sang báo tang và xin sắc phong.
- 1789: Phong vua Quang Trung làm An Nam Quốc Vương.
- 1792: Phong vua Quang Toản làm An Nam Quốc Vương.
11. Triều Nguyễn- 1802: Vua Gia Long cử sứ bộ do Lê Quang Đinh làm chánh sứ sang xin phong vương
- 1820: Vua Minh Mạng cử sứ bộ do Ngô Thì Vị làm chánh sứ sang báo tang vua Gia Long và xin phong vương cho vua Minh Mạng
- 1841: Vua Thiệu Trị cử sứ bộ do chánh sứ Lê Văn Phúc sang báo tang vua Minh Mạng và xin phong vương cho vua Thiệu Trị
- 1848: Vua Tự Đức cử sứ bộ báo tang vua Thiệu Trị và xin phong vương cho vua Tự Đức
- 1804: Vua Thanh cử người mang cáo, sắc, ấn đến làm lễ tuyên phong cho Gia Long

- 1822: Vua Thanh cử người mang cáo, sắc làm lễ tuyên phong cho Minh Mạng

- 1842: Vua Thanh cử người mang sắc để làm lễ sách phong cho Thiệu Trị


- 1849: Vua Thanh cử người mang sắc thư làm lễ sách phong cho Tự Đức
Qua bảng thống kê trên, chúng ta nhận thấy: việc xin phong vương của các triều đại phong kiến nước ta bắt đầu từ khi nước ta giành lại được độc lập chủ quyền từ thế kỷ X dưới thời Ngô, qua các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Nguyễn Tây Sơn; Nguyễn, việc xin phong vương theo quy định là một việc đặc biệt hệ trọng trong quan hệ ngoại giao giữa nước ta với Trung Quốc mà hầu như không một triều đại nào ở nước ta bỏ qua.
Cứ theo thông lệ bình thường, khi nước ta có vua qua đời, vua mới lên nối ngôi lại cử một sứ bộ sang Trung Quốc báo tang và một sứ bộ sang xin phong vương. Hai sứ bộ này do hai vị quan cao cấp đứng đầu và cùng đi trong một đoàn. Về phía Trung Quốc, sau khi vua nhận được biểu của vua Nam thì cũng cử 2 bộ sứ bộ, một phong vương cho vua mới và một sang tế vua đã chết, trong đó có một trong hai vị chánh sứ làm trưởng đoàn chung. Theo sự thống kê của Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, chúng ta thấy: sứ thần được mà Trung Quốc cử sang có thể là một vị quan cao cấp trong triều như Thượng thư, Thị lang, hay cũng có khi là các quan đầu tỉnh biên giới gần nước ta như Tổng đốc Lưỡng Quảng hay Tuần phủ. Các sứ thần do vua Trung Quốc cử sang mang sắc phong cho vua nước ta, nếu là triều đại mới lên nắm quyền thì được ban cho cả ấn vàng – tượng trưng cho quyền lực của Thiên triều. Tiếp đó, việc phong vương sẽ diễn ra theo nghi thức, thủ tục rất long trọng tại kinh đô (thời Đinh, Lê là ở Hoa Lư, các đời sau diễn ra ở Thăng Long; đến thời vua Tự Đức dưới triều Nguyễn diễn ra ở kinh đô Huế) từ việc đón tiếp sứ bộ Trung Hoa, các nghi lễ phong vương đến việc ban thưởng và chiêu đãi sau lễ thụ phong của các vị vua phong kiến nước ta. Cụ thể:
Khi nhận được tin phái đoàn Trung Quốc mang sắc thư và quốc ấn của vua Trung Quốc sang phong vương, các vua phong kiến nước ta lúc này đều cử những quan chức cấp cao của triều đình làm hậu mệnh sứ cùng với hàng nghìn lính và các tuỳ tùng lên tận Nam Quan để đón. Trên đường đến nơi làm lễ phong vương, hàng loạt trạm hay còn gọi là các công quán được dựng lên. Đó là những ngôi nhà sang trọng cho phái đoàn và tuỳ tùng nghỉ chân. Tiêu biểu như công quán ở Đồng Đăng thời vua Minh Mạng (triều Nguyễn). Đây là một nhà vuông, hai phía phải và trái đều có thêm nhà phụ, mỗi nhà có 5 phòng chính, hai nhà ngang và một nhà có 5 phòng chính và 2 phòng ngang. Tất cả đều lợp ngói. Ngoài ra còn có nhà để cúng bái, 2 trại lính [4;23-44]. Qua đó để thấy sự đón tiếp rất long trọng các sứ bộ Trung Hoa của nước ta.
Đến lễ phong vương cho các vua phong kiến nước ta, các nghi lễ diễn ra theo một trình tự chặt chẽ trong không khí rất long trọng. Sau đây xin trích một đoạn tả cảnh lễ phong vương của sứ bộ nhà Thanh cho các vua Nguyễn được giám mục Pellesin ghi lại và được Cadiere dẫn ra trong bài viết của mình ở cuốn: “Những người bạn cố đô Huế” năm 1916.
Hoàng đế (Trung Hoa) chỉ định một Chánh sứ và một Phó sứ. Khi đến biên giới An Nam, vua (An Nam) sẽ cử những vị quan đến đón họ và có trọng trách chờ đợi họ một cách cung kính. Các quan An Nam lễ kính cẩn đón nhận cái tráp rồng đựng những phong phẩm của hoàng đế, có nghĩa là phải quỳ ba lần, lạy chín cái (đầu đụng vào đất) trước cái tráp.
Quan An Nam phải quỳ một lần, lạy ba lạy trước vị Phó đại diện của hoàng đế.
Khi đoàn đến địa phận An Nam thì các giấy tờ từ triều đình Trung Hoa, và các đồ vật từ hoàng đế Trung Hoa gửi đến phải được cất giữ tại nhà khách dành cho phái đoàn Trung Hoa.
Sau khi làm thủ tục quỳ lạy thường lệ trước các phong phẩm ấy, các đại diện An Nam phải lạy ba lạy trước các đại diện Trung Hoa và đại diện Trung Hoa không được miễn cho các đại diện An Nam khỏi phải lạy.
Vào ngày như đã ấn định, tuyên đọc các tờ sách phong, thì vua An Nam cùng thái tử và quan chức sẽ đến nhà khách của các đại diện ở để làm lễ đón rước các văn kiện của hoàng đế và cái tráp rồng. Sau khi đã lễ bái theo thủ tục trước các phong phẩm, thì vua tự về cung và tờ sách phong đựng trong tráp rồng cũng như các tặng phẩm từ hoàng đế sẽ được đặt vào một cái xe riêng và đưa về hoàng cung.
Đoàn sứ giả Trung Hoa được dẫn đầu bởi cờ hiệu hoàng đế, trống và nhạc công, họ đi qua cửa chính và theo sau là các vật phẩm để trao gửi; họ bước lên các tầng cấp của điện vua mà ở giữa đã đặt sẵn một hương án và hai bên cạnh có hai bàn khác nữa. Bàn giữa là nơi đặt các tặng vật do hoàng đế Trung Hoa gửi sang.
Vua, thái tử cùng các quan lại An Nam làm lễ trước các vật ấy bằng ba quỳ, chín lạy và sau đó đến quỳ trước bàn đã đặt tờ phong sắc để nghe đọc tờ này. Khi đọc xong thì tờ sắc được đặt trở lại trên bàn và vua lại quỳ ba quỳ lạy chín lạy rồi đứng dậy. Các sứ giả Trung Hoa cáo từ, vua và đoàn tuỳ tùng tiễn chân họ đến tận ngoài rồi trở về cung…”[7;306].
Rõ ràng chúng ta thấy các vua nước ta đã phải “nhún nhường”, thực hiện những nghi lễ vô cùng long trọng và mệt nhọc để nhận được sắc phong của hoàng đế Trung Hoa.
Sau lễ thụ phong ấy, các vị vua dưới thời phong kiến nước ta còn ban thưởng và chiêu đãi rất hậu cho các sứ thần Trung Hoa. Ví như: vua Minh Mạng sau lễ thụ phong đã chiêu đãi phái đoàn Trung Hoa một bữa cỗ thượng hạng (30 món), sáu bàn thứ phẩm (40 món) và 29 bàn hạng ba (30 món mỗi bàn). Ngoài ra còn có thêm 16 món ăn tráng miệng; không những thế, vua còn tặng quà rất hậu: 10 nén bạc mỗi nén 10 lạng, 4 livre quế hạng tốt, 20 tấm vải hoàng bố; 20 tấm vải bông. Ngoài số quà đó còn có thêm: 2 sừng tê giác, 1 đôi ngà voi, 1 bộ li rượu bằng vàng, 2 livre trầm hương [8;90-92]… Đó là chưa kể đến số quà của các quan chức chỉ định như đại diện biếu cho các sứ thần Trung Hoa trên đường về đến Nam Quan.
Có thể thấy, từ việc đón tiếp sứ bộ Trung Hoa, việc thực hiện những nghi lễ phong vương long trọng đến việc ban thưởng và chiêu đãi sứ thần Trung Hoa sau lễ thụ phong là cả một sự “nhún nhường” của các vua nước ta với mục đích nhận được sắc phong của hoàng đế Trung Hoa. Mặt khác, chính sự “nhún nhường”, mềm dẻo này cũng đã toát lên được tầm quan trọng của việc xin phong vương từ hoàng đế Trung Hoa của các vua triều Nguyễn như thế nào? Một mặt nhằm cốt giữ quan hệ hoà hiếu giữ hai nước, mặt khác đảm bảo tính chính thống, hợp thức hoá sự lên nắm quyền của mình, phục vụ cho quyền lợi giai cấp dòng họ về lâu dài. Đó là phương cách giả danh “thần phục”, nhún nhường với Trung Quốc mà triều đại nào ở Việt Nam cũng áp dụng trong ứng xử với Trung Quốc.
Song dù được quy định nghiêm ngặt, nhưng qua theo dõi diễn biến việc sách phong, cầu phong của các vua Đại Việt như bảng thống kê trên chúng ta thấy, việc thực hiện ra sao là tuỳ thuộc vào tương quan so sánh lực lượng giữa Trung Quốc và nước ta cũng như vào tiềm lực và vị thế của bản thân hai nước. Từ Đinh Tiên Hoàng đến Quang Trung, sau khi lên ngôi hầu hết đều sai sứ sang Trung Quốc xin cầu phong, nhưng trong rất nhiều trường hợp, chính “Thiên triều” Trung Quốc chủ động sai sứ sang sách phong chứ các vua nước Nam không sang cầu phong. Điển hình như các vua triều Trần nhường ngôi nhau, chưa sang cầu phong: Trần Thái Tông (1225 – 1258), Trần Thánh Tông (1258 – 1278), Trần Nhân Tông (1279 – 1293). Hay khi mới dựng nước, nhà Đinh, Lê chỉ được phong làm Kiểm hiệu thái sư, Giao chỉ quận vương rồi tiến dần lên Nam Bình Vương. Đến thời Lý, vua Lý Anh Tông mới là vị vua đầu tiên được nhà Tống phong làm An Nam Quốc vương và cũng lần đầu tiên nước ta được gọi bằng quốc hiệu An Nam…Qua đó để chúng ta thấy tương quan lực lượng giữa hai nước có tác động như thế nào tới quan hệ bang giao. Hay nói cách khác quan hệ bang giao cũng là tấm gương phản ánh thế và lực của mỗi quốc gia.
*                *
*
Dưới ảnh hưởng của tư tưởng triết học Trung Hoa mà chủ yếu là Nho giáo, các vị vua thời phong kiến Việt Nam đều đã tự đặt quyền lực “trời” ban cho mình dưới quyền lực của “Thiên triều” Trung Hoa và xem đó như là một điều hợp lẽ trời trong quan hệ giữa nước lớn với nước nhỏ. Các vua nước ta lúc này dù xưng là hoàng đế với thần dân trong nước, song với họ nếu chưa được Thiên triều công nhận qua “sách phong” thì cũng vẫn chưa có sự đảm bảo giá trị hợp pháp trong mắt người dân và các nước lân cận. Do vậy, từ thời Ngô Xương Ngập (triều Ngô) đến thời vua Thiệu Trị (triều Nguyễn), các vua đều phải xin phong vương sau khi lên ngôi, thậm chí các vua triều Nguyễn tuy đóng đô ở Phú Xuân (Huế) nhưng đều phải thân chinh ra Thăng Long để làm lễ tuyên thụ. Riêng đến thời Tự Đức (triều Nguyễn) thì nghi lễ tuyên phong đã được diễn ra ở Huế với những nghi thức trang trọng, tốn kém theo đúng thứ tự nghi lễ cổ xưa. Điều đó đã minh chứng rõ nét rằng: các vua nước ta đều tuân theo sự phân định ngôi thứ một cách rõ ràng: “chư hầu” thì phục tùng “Thiên tử” cho đúng phép, đúng lễ.
Bề ngoài thì như vậy, song ta nên hiểu thực chất của việc sách phong, triều cống này ra sao?
Trong tư tưởng của các triều đại phong kiến nước ta – đại diện cho cả dân tộc Việt Nam lúc này cũng giống như tư tưởng của người Việt Nam hàng nghìn năm qua luôn hiểu khái niệm “độc lập” có nghĩa là đất nước hòa bình, không có ngoại xâm, phương Nam và phương Bắc cương giới phân định rõ ràng, còn “lệ thuộc” được hiểu là bị mất độc lập, bị ngoại bang xâm chiếm đất đai, lãnh thổ và bị đè nén, áp bức trên mọi lĩnh vực. Nếu chúng ta đối chiếu cách hiểu trên với việc sách phong, triều cống thời bấy giờ thì rõ ràng là việc thực hiện sách phong, triều công của các triều đại phong kiến Việt Nam với Trung Hoa lúc này xét về cơ bản là không xâm phạm vào nguyên tắc “độc lập”, tức là sẽ không bị “lệ thuộc” theo cách hiểu như trên. Thực tế cho ta thấy danh hiệu “quốc vương” mà Trung Hoa phong cho các vua nước ta chỉ mang tính chất tượng trưng mà thôi. Các vị vua dưới thời phong kiến Việt Nam ngoài thì xưng vương nhưng trong nước lại xưng đế với thần dân. Hơn nữa, tuy danh nghĩa là “Thiên tử” đứng đầu “Thiên hạ” song thực tế thì Trung Quốc không được biết gì nhiều về những công việc nội trị của Việt Nam, ngoài những thông báo mang tính nghi lễ ngoại giao việc vua này lên ngôi, vua khác băng hà… Không những vậy, chúng ta còn dễ dàng nhận thấy hễ khi Trung Quốc có ý đồ xâm lấn đất đai biên giới, lãnh thổ hay khi an ninh biên giới bị đe doạ thì các triều đại phong kiến nước ta đều kiên quyết đánh trả bằng mọi phương tiện quân chính trị, ngoại giao, quân sự…
Có thể nói, không phải ngẫu nhiên mà Tsuboi trong Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa đã nhấn mạnh rằng: “Lịch sử của đất nước Việt Nam cũng là lịch sử của sự khẳng định độc lập với Trung Hoa”[9;43]. Điều này đúng không chỉ trong thời chiến mà cả trong thời bình. Qủa thật, lịch sử Việt Nam đã hằn sâu dấu ấn của cuộc chiến đấu chống đế quốc Trung Hoa. Song sang thời bình ông cha ta đã thực hiện một tập tục khôn khéo, kéo dài hàng ngàn năm bắt đầu từ Khúc Thừa Dụ là “Độc lập thật sự, thần thuộc danh nghĩa” để ngoại giao được với một nước như Trung Quốc, để giữ vững độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và hoạt động cầu phong của các triều đại phong kiến Việt Nam cũng không nằm ngoài mục đích tối cao ấy.
Trong bối cảnh hiện nay, khi xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hoá đang lôi cuốn mỗi một quốc gia, dân tộc, khi xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển đã thành xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới thì công tác ngoại giao lại càng đóng một vai trò cực kì quan trọng đối với mỗi dân tộc trong việc giữ vững nền độc lập, mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. Tuy rằng quan hệ với các nước lớn ngày xưa và ngày nay có khác nhau song những phương cách ứng xử mà ông cha ta để lại có thể gợi lên cho chúng ta tìm ra những đối sách thích hợp để ứng xử với các nước lớn trong thời đại ngày nay.

Tài liệu tham khảo
[1] Phan Huy Chú, 1961. Lịch triều hiến chương loại chí – Bang giao chí, Bản dịch. Nxb Sử học, Hà Nội.
[2] Ngô Sỹ Liên và các sử thần triều Lê, 1967-1972: Đại Việt sử ký toàn thư. Nxb KHXH, tập 1,2,3,4.
[3] Tạ Ngọc Liễn, 1995. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thế kỷ XV – dầu thế kỷ XVI. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
[4] Nguyễn Thế Long, 2005. Bang giao Đại Việt triều Nguyễn. Nxb Văn hoá thông tin.
[5] Quốc sử quán triều Nguyễn, 1962-1978. Đại Nam thực lục, Nxb KHXH, gồm 38 tập.
[6] Quốc sử quán triều Nguyễn, 1993. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, phần chính biên, Nxb Thuận Hoá, gồm 15 tập.
[7] Trích tập san Những người bạn cố đô Huế năm 1916, 1993. Nxb Thuận Hoá.
[8] Trích tập san Những người bạn cố đô Huế năm 1917,1993Nxb Thuận Hoá.
[9] Yoshiharu Tsuboi, 1992. Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847 – 1885. Hội Sử học Việt Nam, Hà Nội.

([1]) Theo Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí….Sđd, tr138: Nước ta xưng là An Nam bắt đầu từ đó.
http://nghiencuulichsu.com/2014/01/09/van-de-sach-phong-trong-quan-he-bang-giao-giua-cac-trieu-dai-viet-nam-va-trung-quoc/