Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn tiếng Việt trong sáng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiếng Việt trong sáng. Hiển thị tất cả bài đăng

29.11.17

Chữ quốc ngữ Việt Nam đắng à mà thôi

Phanblogs Chữ quốc ngữ Việt Nam đắng à mà thôi 

Căm năm coq kõi qười ta
Cữ tài cữ mện' xéo là gét n'au
Cải kua một kuộk bể zâu
N'ữq diều côq wấy mà dau dớn lòq.

I- Những nguyên tắc chung:

1. Chữ quốc ngữ Việt Nam là chữ viết phiên âm chính thức duy nhất phù hợp với hệ thống ngữ âm chuẩn của tiếng Việt (tiếng dân tộc Kinh) dựa trên cơ sở tiếng nói văn hóa của thủ đô Hà Nội cả về âm vị cơ bản lẫn 6 thanh điệu chuẩn được ký hiệu hoá thành các dấu thanh: bằng, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, hoặc được mã hóa bằng 6 chữ cái tương ứng: - (o dấu) , s , f , r, x , j dùng để đánh máy trên bộ phím chữ cái tiếng Việt.
2. Số lượng ký tự trong bảng chữ quốc ngữ phải vừa đủ để biểu đạt hết các âm vị của tiếng Việt theo yêu cầu mỗi chữ (ký tự) chỉ biểu đạt một âm vị, ngược lại mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt.
Chữ quốc ngữ Việt Nam đắng à mà thôi


II - Những quy tắc tạo lập bảng chữ cái cải tiến:

1. Tận dụng toàn bộ bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành: A  Ă    B  C  D  Đ  E  Ê  G  H  I  K  L  M N  O  Ô  Ơ  P  Q  R  S  T  U  Ư  V  X  Y.
2. Bổ sung một số chữ cái tiếng La tinh: F, J, W, Z.
3. Bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt.
4. Thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên: Cc > ch, tr ; Dd > đ, Gg > g, gh, Ff  > ph, Kk > c, k, q , Qq > ng, ngh, Rr > r, Ss > s, x , Xx > kh, Ww > th, Zz > d, gi, r.
5. Tạo thêm một chữ cái mới cho âm vị còn lại là [N’, n’] (Xem dưới).
Riêng chỉ có âm vị [N’ n’] là thiếu ký tự sẵn có nên phải tạo ra một cái mới dựa trên cơ sở gắn kết 2 ký tự cũ thành một ký tự NH nh bằng cách cắt bỏ một nét sổ dọc của chữ H n:
Tổng cộng có 31 chữ cái (thay vì 38 đơn vị như hiện nay) biểu thị đúng 31 âm vị của tiếng Việt được dùng làm chất liệu để tạo nên các đơn vị chữ viết từ cấp độ âm vị, âm tiết trở lên đến cấp độ văn bản truyền thống của tiếng Việt.
Tuy nhiên, do nhu cầu biểu đạt chính xác hơn một số yếu tố ngữ âm ngoại lai từ các tiếng dân tộc và tiếng nước ngoài như các tổ hợp 2-3 phụ âm đứng đầu âm tiết (blôk, Brâu, Bru, Bru-nây, Bra-zin, Hrê, Krưm, glu-cô, gra-nit, pla-tin, Plei-ku, prô-tê-in, sta-to, stres…), hoặc các phụ âm đứng cuối âm tiết (fi-nal, la-ser, dis-co…) đã được dùng khá phổ biến trong thực tế, vì vậy nhất thiết cần phải đưa các trường hợp như trên thành các quy định trong Bản quy tắc chính tả chính thức của tiếng Việt cải tiến.

Tóm lại, đề án cải tiến chữ quốc ngữ này có thể đem lại những lợi ích rõ ràng có thể ghi nhận như sau :


- Thống nhất được chữ viết cho cả nước khi trở thành CHỮ QUỐC NGỮ  chính thức.
- Loại bỏ được hầu hết thiếu sót, bất cập, không nhất quán trước đây thường gây khó khăn cho người dùng và rất dễ dẫn tới những lỗi chính tả không đáng có cho mọi người viết, nhất là giúp cho học sinh trút bỏ được nỗi ám ảnh vì lo sợ phạm lỗi.
- Giản tiện được bộ chữ cái khiến cho mọi người tiết kiệm được thì giờ, công sức, vật tư trong quá trình tạo lập văn bản trên giấy, trên máy tính.
- Rút ngắn hẳn thời gian cho mọi người bắt đầu học (nhất là học sinh, người dân tộc và người nước ngoài) có thể nắm chắc bảng chữ cái cải tiến, chóng thành thạo cách viết và đọc văn bản tiếng Việt mới.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người lớn dễ dàng chuyển đổi từ cách viết và đọc chữ quốc ngữ cũ sang chữ quốc ngữ mới (chỉ cần một buổi đến một ngày là có thể thuộc hết các chữ cái mới).
Xin cùng so sánh một văn bản được viết bằng hai kiểu chữ hiện thời và cải tiến (vì chưa có chế tác tự dạng mới theo mẫu trên cho âm vị "nhờ" nên tạm dùng ký tự "n’" thay thế):
Trích
LUẬT GIÁO DỤC.
Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ.
1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
2. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác cần đảm bảo để người học được học liên tục và có hiệu quả.
đắng à mà thôi
LUẬT ZÁO ZỤK
Diều 7. Qôn qữ zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák; zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số; zạy qoại qữ.
1.Tiếq Việt là qôn qữ cín’ wứk zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Kăn kứ vào mụk tiêu záo zụk và yêu kầu kụ wể về nội zuq záo zụk, Wủ tướq cín’ fủ kuy dịn’ việk zạy và họk bằq tiếq nướk qoài coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák.
2. N’à nướk tạo diều kiện dể qười zân tộk wiểu số dượk họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk mìn’ n’ằm zữ zìn và fát huy bản sắk văn hoá zân tộk, zúp co họk sin’ qười zân tộk wiểu số zễ zàq tiếp wu kiến wứk xi họk tập coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Việk zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số dượk wựk hiện weo kuy dịn’ kủa Cín’ fủ.
3.Qoại qữ kuy dịn’ coq cươq cìn’ záo zụk là qôn qữ dượk sử zụq fổ biến coq zao zịk kuốk tế . Việk tổ cứk zạy qoại qữ coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák kần dảm bảo dể qười họk liên tụk và kó hiệu kuả.
(Vì âm “nhờ” chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng ký tự ghép  n’ để biểu đạt).



20.3.09

Đừng hiếp dâm tiếng Việt

Hôm nay nhận được lá thư từ một Việt kiều:
“Dear Hieu,Co La Di Nam. Nam co noi ve Hieu. Ngay nao Hieu di uong ca phe ( Coffee ) voi Nam andCo duoc.? Hieu email cho co Biet. Sorry if my Vietnam not good enough.Co, Christina Bates”

Đừng hiếp dâm tiếng Việt
Nam là một người bạn của tôi và người này là dì của cậu ấy, người này sang Mỹ được một thời gian và nay muốn về Việt Nam làm ăn, muốn nhờ tôi tư vấn một số vấn đề. Mọi chuyện chẳng có gì và với tính cách của tôi thì tôi sẵn sàng giúp đỡ những trường hợp như thế này hết khả năng của mình. Nhưng tôi đã viết thư từ chối.
———
Trước tiên tôi xin nhấn mạnh là tôi không quơ đũa cả nắm - vẫn có những người Việt kiều mà tôi rất kính trọng. Nhưng tôi đã gặp một số Việt Kiều và đa số họ không ít thì nhiều đều có ý xem thường người trong nước. Xem người trong nước như một cái gì đó luôn luôn lạc hậu, quê mùa, dốt nát… Gặp những trường hợp này, nhẹ thì tôi sẽ tránh đi không tiếp xúc, hôm nào “trái gió trở trời” đụng ngay ngày u ám của tôi thì tôi ngồi lại “bơm vá” cho đến khi nào ê mặt thì thôi. Tôi đã làm việc với khá nhiều người nước ngoài, và tôi rất lấy làm lạ là trong khi họ rất tôn trọng người Việt Nam, thì những người Việt Kiều này - cùng là người Việt Nam - lại rất hay có thái độ coi thường đồng bào của mình.
Ngoài ra có một điểm mà tôi cực kỳ tối kỵ, nhưng có khá nhiều các Việt Kiều trẻ thường bị, đó là quên quê hương, quên cội nguồn gốc rễ… mà dễ thấy nhất là qua việc quên tiếng Việt.
- Tôi có một người bạn, anh ta là bạn của một cô ca sĩ khá nổi tiếng - thôi không úp mở nữa, đó là cô NTV - trong một lần đi ăn chung, cô ấy khá hoạt bát nói chung là không vấn đề gì, cho đến khi cô ấy nói về thời gian mấy năm sống ở nước ngoài và bảo rằng mình không nhớ rõ tiếng Việt lắm do đã sống ở nước ngoài.
- Trong khi đó tôi có quen một người bạn đã khá cao tuổi (trên 60), người này sang Thụy Sĩ từ những năm 20 tuổi, gần 50 năm sống ở một vùng rất ít người Việt, nhưng ông vẫn giữ đúng được giọng nói của mình, một kiểu nói thuần Việt theo kiểu người xưa, và hơn cả đó là ông dạy cho những người con của mình dầu sinh ra và lớn lên ở Thụy Sĩ vẫn nói tốt tiếng Việt.
Do đó đừng nói với tôi là mới “vác xác” qua xứ người vài năm thì đã quên mất tiếng Việt. Lúc ấy không vì giữ thể diện cho bạn tôi thì chắc tôi sẽ hỏi lại: “Tôi thấy tiếng Anh của em cũng lơ lớ, tiếng Việt thì em không rành, vậy em nói tiếng gì?”
Dạo gần đây trong giới trẻ sống ở ngay trong nước, cũng xuất hiện một số thành phần “ba rọi”, đó là từ tôi dùng cho những người nói một câu thì pha tiếng Anh hết 3/4 câu. Gặp những người này tôi thường nói “nếu yêu thích tiếng Anh quá thì nói tất cả bằng tiếng Anh, đừng có nói kiểu ba rọi như thế”. Ngay trên blog của tôi, cách đây không lâu có một bạn tên là Nguyễn Ngọc Phương vào trao đổi một số vấn đề về Marketing, qua cách bạn ấy trao đổi tôi thấy được 2 điểm:
  1. Bạn ấy dùng rất nhiều “thật ngữ chuyên dụng” tiếng Anh, mà tôi có thể kết luận là những thuật ngữ là do bạn ấy tự “chế tác” ra và tự sử dụng, nó gây khó hiểu cho người không chuyên trong ngành đã đành, nhưng nó cũng làm cho người trong ngành không hiểu nốt. Vậy là chỉ có mỗi bạn ấy hiểu bạn ấy muốn diễn đạt gì (tôi hy vọng vậy), và điều đó đi ngược với mục đích của ngôn ngữ. Ngôn ngữ xuất hiện trên đời để người khác hiểu mình muốn diễn đạt gì.
  2. Bạn ấy dùng rất nhiều từ tiếng Anh kèm theo mà không có mục đích gì, tôi vẫn nhớ mãi trong một đoạn bạn ấy nói: “… nhìn từ khía cạnh Sản phẩm (Product)” - tôi thật sự không hiểu khi nói từ “sản phẩm”, liệu nó có thiếu về mặt nghĩa nhiều đến đến mức phải mở ngoặc để thêm vào “product” hay không? Hay đó chỉ là để người đọc biết rằng mình có biết tiếng Anh? Đó là tôi chưa kể đến những tiếng Anh này sai chính tả rất nhiều.
Tôi không có thành kiến gì với bạn này - vì xét cho cùng tôi và bạn này không quen biết nhau - tuy nhiên không phủ nhận một điều là tôi khá khó chịu khi đọc những phản hồi của bạn này. Và nếu không vì lịch sự trong trường hợp tiếp khách đến nhà thì có lẽ tôi đã không trả lời cho bạn ấy. Điều đó cho thấy việc sử dụng ngôn ngữ “ba rọi” thường không mang đến sự nể trọng từ phía người nghe (như các bạn thường nghĩ), mà ngược lại đa phần trường hợp nó mang đến sự khó chịu, vậy rõ ràng là nó hại nhiều hơn lợi.
Để kết luận phần này, tôi không nói việc biết thêm ngoại ngữ là sai - trái lại quan điểm của tôi là biết càng nhiều ngoại ngữ càng dễ thành công. Tuy nhiên tôi không cổ vũ cái kiểu dùng tiếng Việt kiểu “ba rọi”. Tôi không hiểu hay ho gì ở cái việc quên đi cội nguồn của mình mà những người này luôn cố tỏ ra rằng mình nhớ nhiều tiếng Anh hơn tiếng Việt.
———
Quay trở lại bức thư, vì sao tôi từ chối?
Trước tiên nhìn toàn cục bức thư, cứ cho đây là một người không giỏi tiếng Việt, hoặc thậm chí không biết tiếng Việt cũng được. Nhưng cái cách viết hoa viết thường thì dù ngôn ngữ nào cũng có quy tắc giống nhau, và cái chữ “cà phê” không không nhất thiết phải mở ngoặc để bảo rằng “coffee”, nó chẳng mang lại hiệu quả gì trong ngôn ngữ cả. Và nếu đã viết được cả cái thư như vậy thì không lý gì không biết chữ “và” để khỏi phải dùng “Nam and Co”
Cuối cùng là câu “Sorry if my Vietnam not good enough”, một câu ngắn gọn mà có đến 2 lỗi ngữ pháp thì cho thấy người viết chẳng những không giỏi tiếng Việt mà tiếng Anh cũng không giỏi nốt. Người ta đã chối bỏ gốc rễ, nhưng giờ thì cái cành cũng chẳng có, vậy thì họ thuộc về nơi nào?
Đó là về câu chữ, còn về nội dung cái thư, lần đầu viết thư, cơ bản nhất của một lá thư thương mại cũng không có, viết không đầu không đuôi, giọng văn thì toát lên đầy cái vẻ ra lệnh, cho tôi cảm giác như tôi đang cầu cạnh gì người này chứ không phải là họ cần tôi. Có vẻ như họ đang nghĩ họ cầm tiền về đây, và những người xung quanh phải xúm lại họ để tranh nhau.
Tổng hợp những điều này lại, cho thấy rằng họ đang không trân trọng tôi. Có thể họ giàu, họ có nhiều tiền, và mục tiêu họ có ý định làm ăn lớn ở đây, nhưng với cái thái độ này cộng với cái tính của tôi thì sự hợp tác này chẳng đi đến đâu cả. Đó là lý do tôi viết thư trả lời từ chối hẹn gặp.
Câu chuyện hợp tác của tôi với người này vậy là coi như chưa bắt đầu đã kết thúc, và tôi chẳng có gì tiếc về sự kết thúc này. Tôi chỉ muốn chia sẻ một điều, tiếng Việt của chúng ta rất đẹp, hãy nhìn vào cách mà những người trí thức xưa nói chuyện với nhau, thuần Việt và đẹp vô cùng, ngôn ngữ của chúng ta có vốn từ rất phong phú, rất nhiều từ để diễn đạt, trừ những từ chuyên môn vừa xuất hiện trong những lĩnh vực rất mới, chưa kịp có từ theo nghĩa Việt chuẩn xác thì chúng ta dùng tạm tiếng Anh trong khi chờ những nhà ngôn ngữ học làm việc.
Còn lại trong cuộc sống hàng ngày, tôi chẳng tìm ra đâu là lý do trở ngại khi chúng ta muốn diễn đạt ý muốn nói bằng tiếng Việt cả. Có những thời điểm, những môi trường cần sử dụng tiếng Anh, chúng ta sẽ sử dụng tiếng Anh. Còn không thì chúng ta sử dụng một ngôn ngữ Việt Nam đẹp.
Đừng hiếp dâm tiếng Việt!
nguồn http://blog.ngochieu.com/cam-nghi/tan-man-ve-chuyen-ngon-ngu/



END