Search

10.6.09

Bình luận: TQ cấm ngư dân VN bắt cá tại biển Đông

Giao thiệp với Trung Quốc.

Bài trên blog Osin.

Lịch sử chắc chắn sẽ lưu lại phương cách đấu tranh bảo vệ chủ quyền của thứ trưởng Hồ Xuân Sơn khi ông Lê Dũng mô tả sự kiện ông Sơn gặp đại sứ Trung Quốc sau những hành động gây hấn của họ ở biển Đông là “giao thiệp”. Tôi không rõ ông Sơn gặp Tôn Quốc Tường trong hoàn cảnh nào. Nhưng, trong những tình huống tương tự, bộ Ngoại giao chỉ có thể triệu hồi Tường lên hoặc cho đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh gặp bộ Ngoại giao họ để trao công hàm phản đối.

Khi một quốc gia ngang ngược, đại diện chính quyền không thể nào “giao thiệp” với sứ họ trong những tư thế có thể phương hại đến thể diện quốc gia. Tuy Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc hàng chục lần, nhưng đây không phải là một cuộc tỷ thí của hai kẻ lục lâm. Đường đường là một quốc gia, Việt Nam lại đang là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc.

Khi đã “có đầy đủ bằng chứng” Trung Quốc cấm đánh cá trong “những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông” thì từ ngữ dù là ngoại giao cũng không thể là “đề nghị”. Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn có trách nhiệm “yêu cầu” Trung Quốc chấm dứt các hoạt động cản trở công việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tất nhiên, khi Trung Quốc, ngày 16-05-2009, cho tàu Ngư Chính tới Hoàng Sa và cuối tháng 5-2009 điều tiếp 08 tàu tuần tra tới biển Đông, là đã có sự rắp tâm. Cho dù ông Lê Dũng hay Hồ Xuân Sơn sử dụng ngôn từ đanh thép tới đâu thì các ngư phủ Việt Nam vẫn khó lòng tới những khu vực nói trên đánh cá. Nhưng, một lời tuyên bố khảng khái từ Chính phủ, cũng giống như một ngọn đèn xa nơi sóng dữ, có thể giúp cho những ngư dân gặp nạn ngoài biển lớn không còn cảm giác bị bỏ rơi.

Lẽ ra, ngay từ khi nhận được tin, lúc 3h sáng ngày 19-5, một tàu câu mực của ngư dân, bị một “tàu lạ” cố ý đâm, hất xuống biển 26 thuyền viên, Chính phủ phải lập tức điều tra và yêu cầu các quốc gia có tàu bè đi lại trong khu vực cùng tham gia điều tra; hành động ấy phải được coi là hải tặc. Lẽ ra, báo chí nước ngoài phải được mời đến vùng biển ấy và gặp các ngư dân bị nạn ngay. Rồi, khi Trung Quốc thừa nhận hành vi nói trên là do chính họ gây ra thì đại diện Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc, phải lập tức đặt công hàm lên bàn Tổng Thư ký Ban Ki Moon.

Thế giới cần được biết, ở thiên niên kỷ thứ III vẫn có một quốc gia đối xử với con người mọi rợ: cho tàu lớn đâm vào tàu đánh cá của thường dân rồi để họ phải bám vào can nhựa, trôi dạt nhiều giờ trong đêm, sẽ chết nếu không được các ngư dân kịp cứu.

Việt Nam là một quốc gia nhỏ, nghèo, dân chúng đã mỏi mệt vì phải tham gia quá nhiều cuộc chiến. Cho dù vẫn có không ít người sẵn sàng ra trận để bảo vệ mỗi tấc đất cha ông, bổn phận một chính phủ thương dân là tránh để cho nhân dân đổ máu. Khi Trung Quốc đưa tàu ra biển, Việt Nam không nhất thiết cũng phải kéo tàu ra. Nhưng, ở nơi ngư dân của mình thường đánh cá và bị hành hung mà bơi nhiều giờ không thấy tàu cứu hộ thì Chính phủ cũng nên nhanh tay khắc phục.

Sự hiện diện trên biển Đông của Việt Nam nên hoàn toàn quang minh chính trực; để bảo vệ chứ không phải là để tuyên chiến. Không mong manh để Trung Quốc dễ sát hại như năm 1988 ở đảo Gạc Ma nhưng cũng không “chạy đua”. Không đối đầu trên biển Đông nhưng cũng không cúi đầu trên bàn đàm phán.

Với một kẻ sẵn sàng thí cả biển dân như Trung Hoa, chiến tranh cũng đắt giá mà đấu tranh cũng cần trả giá. Càng nước nhỏ lại càng cần nhiều bạn bè ủng hộ. Một quốc gia khi tuyên bố về chủ quyền không thể khiến cho thế giới tin nếu chính họ cũng thiếu tự tin. Phẩm giá một dân tộc không thể được phát ra bằng những ngôn từ lí nhí. Sẽ không ai nghĩ một quốc gia là hiếu chiến khi kiên trì đấu tranh pháp lý và đanh thép phản đối một quốc gia to hơn trước những hành động xâm phạm chủ quyền. Khảng khái trên mặt trận ngoại giao thường gây thiện cảm nhiều hơn là mua gươm, sắm súng.

Huy Đức.


Mình đọc bài này xong thấy buồn buồn



20.5.09

Tôn tẫn giả điên

Thao thức suốt canh dài không dỗ giấc Nến lung lay theo ngọn gió tạt thềm rêu Sư phụ ơi, lời thầy khuyên đệ tử chẵng vâng theo Nên mới bị Bàng Quyên hãm hại Vọng Cổ 

 1)...Ta chép cuốn thiên thơ cho đến khi chữ cuối cùng vừa chấm dứt thì mạng của ta củng chấm dấu sau … cùng. Gió tạt thềm xưa lạnh lẽo cả thơ phòng, cầm bút đưa lên mực khô mấy lượt, sao bản trận đồ chép mãi vẫn chưa xong, ta vì ai trọn nghĩa đệ huynh, sao ai nỡ nhẩn tâm phản bạn dâng thầy, khiến cho ta phải lãnh án chặt chân, bởi họ b o mình manh tâm phản quốc .. ơ.. ơ…ơ 

2)….Trước kia sư phụ có khuyên ta hảy ẩn thân nơi đái mộ, kẻo ngày sau họa báo trên mình, bởi cải lệnh tôn sư nên ta phải chịu cảnh oan hình, trách mấy ai tham vàng phụ nghĩa, hạy bạn hiền để thỏa mộng cầu vinh, nó oán ta vì bản tánh nhõ nhen, lòng ty tiện thấy danh hiền ghét bỏ, bởi không nghe lời thầy dại bảo, nên Tôn Tẩn nầy thọ hại bởi Bàng Quyên….ơ…ơ…..ơ… 

 3)….Sở dĩ ta còn sống sót với tấm thân tàn ma dại, chỉ vì Bang Quyên nó chờ ta chép rồi mấy cuốn thiên thơ, chớ phải nào nó thương sót chi ta, nó không có còn nhớ lời đoan thệ, khi cùng ta lên non học đạo rằng “ai vong thề, ai phản bạn sẻ bị hành hình bởi bẩy nước phân thây”, rồi hôm nay sự thể đổi thay, nó hại bạn bởi quyền cao lộc cả, bạn đời xưa sao nhiều người chung thủy, còn bạn thời nay sao lắm kẻ gian tà. Ai phàm tấu rằng ta mong phản chúa Tội bêu đầu phép nước khó dung tha Nhờ Bàng Quyên rổi tấu giữa chương tòa Nên mới được thoát qua vòng tử tội Vọng Cổ 

 4)…Ta phải bị chặt chân giữa pháp trường nơi đất Ngụy, chỉ vì gả Bàng Quyên phao phản tội gây…..loàn. Thôi rồi, uổng công ta tu luyện mắy năm trường, trong khi Bàng Quyên nhìn ta nức nở, ai biết tận đáy lòng nó thỏa thích mừng vui, còn ta thì xúc động biết bao nhiêu, bởi tình bằng hửu mấy ai nở đặng, nhưng có biết câu những kẻ lừa thầy phản bạn, nó thường hay giã giạn kẻ nhân tình. 

 5)….Đốt nén hương thơm vái van hồn sư phụ, xin chứng kiến cho đệ tử tâm thành, trong khi hạ san thầy ta có dặn bão ân cần, đây bức cẩm nan hiền đồ giữ kỷ, khi gập tai nàn hảy giỡ nó ra xem, vậy thì, tôi vọng nguyện tôn sư, tay thơ cứu nạn, ủa sao tôi chẵng thấy điều chi lạ chỉ thấy trong cẩm nan chỉ có một chử “ cuồng”, 

 6)..Ờ phải rồi, thầy có bảo tôi giã điên để mà thoát nạn, …ka..ka..ka…tay bưng dĩa muối chấm gừng, gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau, ta xòe tay ta ven vén mây ra để ta đến cung trăng ta kiếm chị Hằng Nga hỏi coi năm nay được là bao nhiêu niên kỷ, rồi ta chui xuống đất coi đất mõng hay là dầy, đặng ta dời non tát bể bắt long dương lên tra khảo, hỏi coi nó có biết tên tao hay là không, ý vui cha chả là vui, kìa kìa là tề thiên đại thánh đang dự hội bàng đào, kim đồng ngọc nữ múa hát ca say trống đánh thìn thìn mà nhạc trổi tang tình tang, ai vui gì đâu tôi không có thấy, trời ơi chỉ có tôi đau thảm ngồi thang có một mình, trời ơi mang thảm cảnh bị chặt chân, uổng công bao nhiêu năm trời tu luyện, rồi nay tôi phải giã điên cuồng củng bởi vì ta đã cải lệnh tôn sư. 



Chiều lên gió thổi ( CLGV ) Bàng Quyên và Tôn Tẫn là hai người bạn học cùng 1 thầy 

Những khi Bàng Quyên vào núi lấy củi Tôn Tẫn được thầy dạy những gì, khi Bàng Quyên về Tôn Tẫn đều trao hết lại cho bạn
. Khi Tẫn đi lấy củi, Bàng Quyên học được những gì, Quyên tìm cách chối quanh không hề cho Tôn Tẫn biết
. Thế nhưng sau thời gian học tập, Tôn Tẫn vẫn giỏi hơn Bàng Quyên
. Bữa kia Quyên nghe được nước Ngụy treo bảng cầu hiền, vội vã vào thưa Quỷ Cốc xin về
. Trước khi từ giã, Quyên nắm lấy tay Tôn Tẫn nói:
- Đệ cần phải quay về trước coi thử thời cuộc thế nào
. Nếu đệ được làm quan, lập tức gửi thư cho huynh biết, huynh nên về nơi đó để huynh đệ ta cùng làm quan trong một triều với nhau
. Tôn Tẫn nhận lời
. Quyên đem tài ăn nói của mình thuyết phục Ngụy Vương, kết quả, Quyên được làm Nguyên soái nước Ngụy
. Bàng Quyên không gửi thư cho Tôn Tẫn như lời đã hứa vì biết Tôn Tẫn giỏi hơn mình, sợ Ngụy Vương lấy chức phong cho Tôn Tẫn
. Nhưng có ông Mặc Địch là bạn của Quỷ Cốc, thường lui tới chơi nên biết Tôn Tẫn là bậc hiền tài, liền tiến cử cho Ngụy Vương
. Ngụy Vương cho người mời Tôn Tẫn về triều
. Bàng Quyên vờ vui mừng nói:
- Tâu chúa công! Tôn huynh và hạ thần vốn là huynh đệ đồng môn
. Nay hạ thần đứng đầu trăm quan, thì không còn chức nào cao hơn để phong cho Tôn huynh
. Vì Tôn huynh là bậc đàn anh, tài đức hơn hạ thần, không lý chức vị nhỏ hơn hạ thần? Nên tạm thời Tôn huynh cứ chờ đó, đợi khi có công trạng gì chúa công phong chức cho Tôn huynh mới xứng
. Ngụy Huệ Vương nghe theo
. Tôn Tẫn ở không, chẳng có việc gì làm, cứ ra vào trông ngóng
. Thỉnh thoảng Bàng Quyên ghé thăm an ủi
. Một hôm kia có một thương nhân nước Tề đến, vào thăm Tôn Tẫn
. Tôn Tẫn hỏi ra mới biết người ấy bà con xa với mình
. Và hắn nói:
- Chú của tiên sinh nhờ tôi đi tìm tiên sinh trao cho bức thư này, có ba điều dặn: Bằng mọi cách phải tìm được tiên sinh; Phải biết chắc người mình gặp là tiên sinh mới giao thư; Khi đọc thư xong tiên sinh phải viết thư hồi âm
. Tôn Tẫn xem thư, chỉ thấy nói việc nhà, và bảo Tẫn về Tề vì vua Tề đang trọng dụng hiền tài
. Tôn Tẫn viết thư hồi âm, nội dung nói vua Ngụy sắp phong chức cho mình
. Khi nào công thành danh toại mới trở lại quê nhà (ở Tề)
. Khách thương lãnh thư ra đi
. Mấy hôm sau vua Ngụy cho sứ giả triệu Tôn Tẫn vào triều, vua hô võ sĩ bắt
. Tôn Tẫn kêu oan
. Ngụy Vương thảy bức thư trước mặt Tôn Tẫn nói:
- Ta đối xử với ngươi không bạc, ngươi phản phúc ăn ở hai lòng, tư thông với Tề làm nội ứng để Tề đánh ta! Tôn Tẫn xem lại quả là thư mình, nhưng đoạn tái bút do ai mạo chữ mình thêm vào, nội dung bàn việc phạm pháp
. Tôn Tẫn hết ngõ phân bua
. Nhà vua truyền sai Tôn Tẫn ra chém
. Bàng Quyên can:
- Tội Tôn Tẫn không đến nỗi chết chém
. Chúa công phế cặp chân của hắn là đủ
. Vua cho đục bỏ hai xương bánh chè của Tôn Tẫn, rồi giam Tẫn vào biệt lao! Sau này Tôn Tẫn không đi đứng được
. Từ đó thỉnh thoảng Bàng Quyên đến thăm, tỏ ra đãi ngộ, săn sóc, an ủi, nhân đó bảo Tôn Tẫn viết bộ "Tôn Tử binh pháp", đó là tác phẩm của Tôn Vũ, vốn là ông tổ của Tôn Tẫn
. Tôn Tẫn toan viết, nhưng kẻ tay chân của Bàng Quyên đang chăm sóc Tôn Tẫn (để theo dõi) thấy Bàng Quyên độc ác liền khuyên:
- Nếu tiên sinh viết xong bộ này rồi, thì Bàng tướng quân sẽ giết tiên sinh liền! Tôn Tẫn hiểu hết mọi việc, chỉ thở dài và sau đó giả điên để tìm cách thoát thân! Lời Bàn: Xem lời Bàng Quyên tâu với Ngụy Vương từ khi mới gặp Tôn Tẫn, ta biết Quyên là một tên bất hảo
. Hắn nói: "Tôn huynh là bậc đàn anh, tài đức hơn hạ thần, không lý chức vị nhỏ hơn hạ thần", đây là xảo ngôn
. Nếu Quyên thật lòng đối xử tốt với Tôn Tẫn, thì cứ saÜn sàng nhường chức Nguyên soái cho Tôn Tẫn, còn mình giữ chức vị nhỏ hơn, tại sao không được? Quyên còn nói: "Tạm thời Tôn huynh cứ chờ đó, đợi khi có công trạng gì chúa công phong chức cho Tôn huynh mới"! Đó là sự lường gạt trắng trợn
. Không được làm chức gì thì phương tiện đâu mà cho Tôn Tẫõn lập công? Hắn lừa phỉnh như vậy mà Huệ Vương vẫn tin hắn
. Do đó ta biết hai tên lái buôn kia cũng là do Bàng Quyên sắp đặt, bức thư họ cũng do Quyên giả mạo, lời tái bút cũng do Quyên tạo nên, cố dồn Tôn Tẫn vào chỗ chết
. Sỡ dĩ Bàng Quyên không cho Tôn Tẫn chết liền, là vì Quyên muốn Tẫn chép cho Quyên bộ Binh pháp của Tôn Tử
. Bàng Quyên và Tôn Tẫn đều là danh tướng trong thời kỳ Chiến Quốc TQ, hai người cùng lúc đến học tập binh pháp với một học giả nổi tiếng là Quỷ Cốc tiên sinh
. Tôn Tẫn là con cháu của nhà quân sự nổi tiếng Tôn Vũ, vốn được truyền dạy về "Tôn Tử binh pháp"
. Còn Bàng Quyên là một người gian ngoan quỷ quyệt, vì mục đích cá nhân đã tìm đủ cách tiếp cận với Tôn Tẫn và hai người kết nghĩa làm anh em
. Bàng Quyên là người nước Ngụy, khi được tin Ngụy Huệ Vương cũng muốn học theo lối Tần Hiếu Công đã chiêu nạp các hào kiệt như Thương Ương v v, khiến nước Tần trở nên giàu mạnh và được làm bá chủ, nên cũng muốn đến thử xem sao, anh ta vốn biết sư huynh Tôn Tẫn còn tài giỏi hơn mình, bèn đến hỏi ý xem sao, Tôn Tẫn nghe xong liền tỏ ý tán thành ngay
. Trước khi chia tay, Bàng Quyên nói với Tôn Tẫn rằng: "Nếu tôi được nước Ngụy trọng dụng, thì nhất định sẽ tiến cử sư huynh để cùng nhau chung hưởng phú quý"
. Bàng Quyên tuy xấu thói, nhưng cũng là một người tài ba, anh ta đem lý lẽ và phương pháp dụng binh trị nước của mình kể cho Ngụy Huệ Vương nghe, nhà vua đồng ý liền cử Bàng Quyên làm đại tướng
. Từ đó, Bàng Quyên ngày ngày bày binh bố trận, thao luyện quân mã
. Ít lâu sau đã đánh thắng được các nước nhỏ ở xung quanh, nước Tề là nước lớn ở phương đông cũng bị đánh bại
. Nên Ngụy Huệ Vương càng thêm tín nhiệm Bàng Quyên, khiến Bàng Quyên trở nên càng ngông cuồng tự đại
. Nhưng hắn cũng có một mối lo về người sư huynh Tôn Tẫn, có học vấn cao lại thông thạo "Tôn Tử binh pháp", một khi được nước khác trọng dụng mà trở thành đối thủ của mình thì nguy to
. Bàng Quyên bèn tiến cử Tôn Tẫn với Ngụy Huệ Vương, nhà vua vốn biết tiếng Tôn Tẫn là người tài giỏi bèn đồng ý ngay
. Tức thì Tôn Tẫn được mời đến nước Ngụy để cộng sự với Bàng Quyên
. Nhưng Bàng Quyên làm như vậy là có dụng ý xấu, hắn đã nhiều lần gièm pha Tôn Tẫn trước mặt Ngụy Huệ Vương, khiến nhà vua ra lệnh cắt bỏ hai miếng xương bánh chè của Tôn Tẫn
. Sau khi Tôn Tẫn bị nhục hình, Bàng Quyên lại tỏ ra vô cùng thương xót đến đón Tôn Tẫn về nhà mình điều trị, Tôn Tẫn thấy vậy rất cảm động rồi hứa sẽ truyền "Tôn Tử binh pháp"cho Bàng Quyên
. Cũng may có một người coi ngục tốt bụng đã mách với Tôn Tẫn biết rõ sự thực
. Mãi đến lúc này Tôn Tẫn mới biết Bàng Quyên là một tên mặt người dạ thú
. Ít lâu sau, Tôn Tẫn bỗng bị điên dại, suốt ngày chỉ lang thang đầu đường xó chợ, có lúc còn bốc phân lợn ăn
. Bàng Quyên cho người theo dõi rất lâu, thấy vậy liền cho rằng Tôn Tẫn đã thực sự bị điên, rồi lơ là việc theo dõi
. Bấy giờ, có một sứ thần nước Tề đến nước Ngụy đã lén lút vực Tôn Tẫn lên xe rồi đưa về nước Tề
. Đại tướng Điền Kỵ nước Tề vốn biết Tôn Tẫn là một viên tướng tài, bèn tiến cử với Tề Uy Vương, nhà vua muốn phong Tôn Tẫn làm quan, nhưng Tôn Tẫn từ chối rằng: "Không có công thì không hưởng lộc, hơn nữa Bàng Quyên mà biết tôi ở đây thì thật không tiện, chi bằng đại vương cho tôi ra sống ẩn cư một thời gian, khi nào đại vương cần đến thì tôi nguyện dốc hết sức mình "
. Tề Uy Vương đành phải nhận lời
. Năm 353 trước công nguyên, Ngụy Huệ Vương cử Bàng Quyên dẫn quân sang đánh nước Triệu, thủ đô Hàm Đan bị vây khốn, nước Triệu đành phải cầu viện với nước Tề, Tề Uy Vương bèn phong Điền Kỵ làm đại tướng, Tôn Tân làm quân sư cùng dẫn quân sang cứu nước Triệu
. Điền Kỵ muốn kéo quân thẳng đến giải vây Hàm Đan, thì Tôn Tẫn khuyên rằng: "Chúng ta phải hư hư thực thực thì tình thế tất đảo ngược, nay chủ lực của quân Ngụy đều tập trung vây thành Hàn Đan, trong nước tất bỏ trống, chúng ta hãy kéo sang vây thành Tương Lăng nơi yết hầu quân sự của nước Ngụy, thì Bàng Quyên tất phải rút quân về chi viện, bấy giờ chúng ta mới chặn đánh chúng ở nửa đường thì tất đánh bại chúng"
. Điền Kỵ nghe theo kế này, quả nhiên Bàng Quyên bị thất bại buộc phải rút quân về nước
. Năm 342 trước công nguyên, Bàng Quyên lại dẫn quân sang đánh nước Hàn, nước Hàn phải sang cầu viện nước Tề, bấy giờ Tôn Tẫn lại dùng kế như trước, không trực tiếp sang giải vây cho nước Hàn, mà dẫn quân đánh thẳng vào thủ đô nước Ngụy, Bàng Quyên lại phải rút quân về cứu, nhưng khi về đến nơi thì quân Tề đã bỏ đi từ lâu
. Bàng quyên bị Tôn Tẫn hai phen chọc tức liền ra lệnh truy kích
. Tôn Tẫn đã dùng kế "Cắm trại giảm lò bếp" để dụ địch, khiến Bàng Quyên nhầm tưởng quân Tề đào ngũ rất đông, nên đuổi thẳng một mạch đến thung lũng Mã Lăng
. Bấy giờ trời đã tối, bỗng nghe quân lính đến báo phía trước bị gỗ đổ chắn lối, Bàng Quyên vội vàng đến xem thì quả nhiên không có lối đi, trước mặt còn một cây gốc chưa bị chặt trên viết mấy chữ "Bàng Quyên tất chết dưới gốc cây này"
. Bàng Quyên thấy vậy sửng sốt liền hô quân lui trở ra thì đã quá muộn
. Bấy giờ tên đạn từ bốn bề bắn xuống như mưa, tiếng hò reo dậy đất, Bàng Quyên bị trúng tên chết, toàn bộ quân Ngụy đều bị tiêu diệt
. Từ đó, Tôn Tẫn lừng danh khắp các nước chư hầu, tác phẩm quân sự nổi tiếng "Tôn Tử binh pháp" còn được lưu truyền mãi đến ngày nay