Search

1.9.10

Nhật ký Osin

Phanblogs Nhật ký Osin
Ngày... tháng... năm...
Chàng lại về muộn! Chàng bỏ bữa tối! Nó cằn nhằn!


*
* *

Ngày... tháng... năm...
Tranh thủ được nghỉ ngày Quốc tế thiếu nhi nó đưa con về ngoại. Chàng tặng mình “hoa súng” bảo là quà 1/6.

*
* *

Ngày... tháng... năm...
Con nó cầm gậy đánh mình. Chàng quát ầm nhà. Nó bảo con xin lỗi mình. Oai thật đấy!

*
* *

Ngày... tháng... năm...
Nó đón mẹ nó về quản chàng rồi nó đi công tác. Híc!

*
* *

Ngày... tháng... năm...
Nấu món chàng thích nhất. Thế mà “nó” giành ăn hết. Lại còn khen mình nấu ngon nữa. Ðểu thế. Tội chàng quá. Mai nó đi công tác, mình cho chàng ăn “phở”.

*
* *

Ngày... tháng... năm...
Nó lại chửi chàng... Chàng đang tắm... Ðến lượt nó tắm... Chàng tranh thủ... Ước gì cả ngày nó ở trong nhà tắm!

*
* *

Ngày... tháng... năm...
Con gái nó hỗn với mình. Nó bảo mình là đồ osin. Sau này bà không cho con bà gọi mày bằng chị đâu nhá. Không có thứ chị em nào với mày nhá.

*
* *

Ngày... tháng... năm...
Dạo này chàng làm ăn sa sút quá. Tội nghiệp chàng. Không biết có nuôi thêm được 1 vợ 1 con nữa không? Mai mình đi mua Maverlon.

*
* *

Ngày... tháng... năm...
Chàng ngâm bình rượu hổ, nó hỏi, chàng bảo “Uống cho tèo dưa chuột”. Mình cứ mặt tỉnh bơ, dại gì mà nói.

*
* *

Ngày... tháng... năm...
Mình cho con nó về ngoại từ chiều. Nó đi học buổi tối. Nó về đột ngột. May mà kịp mặc quần áo, tí chết.

*
* *

Ngày... tháng... năm...
Ði đăng ký tạm trú cùng mấy đứa ô-sin nhà bên. Mục “Quan hệ với chủ hộ”, mình điền: 3lần/tuần. Chúng nó trợn tròn mắt. Nhiều hay ít nhỉ?

*
* *

Ngày... tháng... năm...
Chàng mang máy ra phòng ngoài nói “dạy cho cái Tĩn vi tính”... mình đốt cuốn sổ nhật kí, nhỡ nó thấy! Mình tập tành viết blog... tranh thủ search mấy bí quyết “dưỡng sinh” cho chàng... coi xong chịu không được...

*
* *

Ngày... tháng... năm...
Thứ 7 nó đi làm cả ngày. Sáng chàng đi họp tổng kết, 14h30 về mặt phừng phừng. Lại “sướng” mình đây.

*
* *

Ngày... tháng... năm...
Nó về quê, chàng kêu mệt không về, mình cũng xin về nhưng nó không cho, nó lại nịnh mình ở lại nấu cơm cho chàng nữa, mình giả vờ mãi, híc híc đúng là con này còn ngu... hơn mình.

*
* *

Ngày.... tháng... năm...
Chiều nay nấu cơm, mình ho quá. Thời tiết giao mùa đấy mà. Nó tắm, chàng đi đổ rác hộ mình tiện mua thuốc luôn.

*
* *

Ngày... tháng... năm...
Con nó sốt, khổ thân chàng chẳng ngủ ngon, mình cũng thế. Nó gọi mình suốt đêm, nào là lấy nước, lấy thuốc, lấy khăn đắp trán... mệt phờ.

*
* *

Ngày... tháng... năm...
Sáng thứ 3, thứ 6 chàng dậy sớm nói đi tennis. Mình đi chợ, hai đứa gặp nhau ở điểm hẹn “Vườn Anh Đào”, về mà nó vẫn chưa dậy. Tiếc 60 nghìn được có 30 phút.

*
* *

Ngày... tháng... năm...
Mấy hôm nay mình thấy buồn nôn. He he sướng thế. Biết đâu... Nó mà biết thì... Nhưng mà tháng trước mình cũng rập rình với thằng xế lô đầu ngõ. Bỏ mẹ!

23.8.10

Hiệu ứng cánh bướm Butterfly effect

Hiệu ứng cánh bướm (tiếng Anh: Butterfly effect) là một cụm từ dùng để mô tả khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn về độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc (sensitivity on initial conditions).

 
Vốn được sử dụng ban đầu như một khái niệm khoa học đơn thuần, hiệu ứng cánh bướm sau đó đã được nhắc đến nhiều lần trong văn hóa đương đại, đặc biệt là trong các tác phẩm có đề cập tới quan hệ nhân quả hoặc nghịch lý thời gian. 

Hiệu ứng cánh bướm Butterfly effect

Lý thuyết
Năm 1972, nhà khí tượng học và chuyên gia về lý thuyết hỗn loạn Edward Norton Lorenz đã giới thiệu trước Hiệp hội phát triển khoa học Hoa Kỳ (American Association for the Advancement of Science) một bài nói chuyện có tựa đề Predictability: Does the Flap of a Butterfly's Wings in Brazil Set off a Tornado in Texas? (Tính dự đoán được: Liệu con bướm đập cách ở Brasil có thể gây ra cơn lốc ở Texas?).[1] Trước đó vào năm 1961, trong khi mô phỏng một dự đoán về thời tiết trên máy tính, Lorenz đã lỡ nhập số liệu là số thập phân 0,506 thay vì 0,506127 như dự định, và do đó đã thu được kết quả dự đoán thời tiết hoàn toàn khác biệt so với tính toán ban đầu.[2] Từ kết quả này Lorenz đã đề cập tới sự ràng buộc chặt chẽ của hệ vật lý đối với các điều kiện ban đầu trong bài nói chuyện. Theo đó một cái đập cánh của con bướm nhỏ bé có thể gây ra sự thay đổi (dù rất nhỏ) trong điều kiện gốc của hệ vật lý, dẫn đến kết quả là những thay đổi lớn về thời tiết như cơn lốc tại một địa điểm cách nơi con bướm đập cách hàng vạn km. Cũng theo Lorenz thì tỉ lệ động năng giữa một cái đập cánh của con bướm với toàn bộ cơn lốc là quá nhỏ, vì thế con bướm chỉ có vai trò không đáng kể trong những tính toán lý thuyết hỗn loạn cho hệ vật lý, nói cách khác thì nếu một cái đập cánh của con bướm có thể gây ra cơn lốc, thì một cái đập cánh khác cũng có thể dập tắt nó, và bên cạnh cái đập cánh của con bướm thì còn có vô vàn hoạt động khác có động năng đáng kể hơn rất nhiều có thể ảnh hưởng tới thời tiết.[3]
Minh họa


Hiệu ứng cánh bướm trong Hệ hấp dẫn Lorenz

thời gian 0 ≤ t ≤ 30 (hình lớn)
trục z (hình lớn) 
Hai đồ thị minh họa sự phát triển ba chiều của hai quỹ đạo (một màu xanh và một màu vàng) trong cùng một khoảng thời gian trong Hệ hấp dẫn Lorenz với hai điểm gốc quỹ đạo chỉ sai khác 10-5 trên trục tọa độ x. Ban đầu hai quỹ đạo dường như gần giống nhau, thể hiện ở sự khác nhau nhỏ của tọa độ z trên hai đường xanh và vàng. Tuy nhiên ở điểm cuối (t=30), hai quỹ đạo đã khác nhau hoàn toàn.